Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

VĂN học BIỂU TƯỢNG TRĂNG – hồn – máu TRONG THƠ hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.71 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
Khoa Ngữ Văn



Đề tài:

Biểu tượng
Trăng – Hồn – Máu
trong thơ Hàn Mặc Tử

GVHD: Th.S Trần Văn Châu
SVTH : …………………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2012


MỤC LỤC
DẪN NHẬP...........................................................................................................2
0.1. Lí do chọn đề tài....................................................................................2
0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................3
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................7
0.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................7
0.5. Bố cục trình bày....................................................................................8
NỘI DUNG............................................................................................................9
Chương 1. Hàn Mặc Tử _ từ cuộc đời dị biệt đến tư duy tôn giáo..................9
1.1. Hàn Mặc Tử - một cuộc đời dị biệt....................................................9
1.1.1. Bước đầu trong thi nghiệp.............................................................9
1.1.2. Bạn bè và ảnh hưởng.....................................................................9
1.1.3. Những riêng tư kì dị......................................................................10


1.1.3.1. Những nàng thơ đi qua cuộc đời Hàn Mặc Tử....................10
1.1.3.2. Định mệnh nghiệt ngã..........................................................11
1.2. Tư duy tôn giáo trong Hàn Mặc Tử...................................................13
1.2.1. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo................................................14
1.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo..............................................................22
1.2.3. Ảnh hưởng của Đạo giáo..............................................................28
Chương 2. Đôi nét chung về biểu tượng và ý nghĩa khái quát về Trăng – Hồn –
Máu........................................................................................................................33
2.1. Đôi nét về biểu tượng.........................................................................33
2.2. Một số biểu tượng tiêu biểu và ý nghĩa khái quát về Trăng – Hồn –
Máu..............................................................................................................35
2.2.1 Một số biểu tượng tiêu biểu: Kim- Mộc –Thủy – Hỏa – Thổ........35
2.2.1.1. Kim........................................................................................35
2.2.1.2. Mộc.......................................................................................35
2.2.1.3. Thủy......................................................................................35
Trang 2


2.2.1.4. Hỏa........................................................................................36
2.2.1.5. Thổ........................................................................................36
2.2.2 Ý nghĩa khái quát về Trăng – Hồn – Máu......................................36
2.2.2.1. Trăng.....................................................................................36
2.2.2.2. Hồn........................................................................................36
2.2.2.3. Máu.......................................................................................37
Chương 3. Biểu tượng Trăng – Hồn – Máu trong thơ Hàn Mặc Tử................37
3.1. Trăng _biểu tượng chủ đạo trong thơ Hàn Mặc Tử.........................38
3.2. Hồn_thế giới diệu kì và đau thương trong thơ Hàn Mặc Tử..........57
3.3. Máu_nỗi ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử..........................................70
TỔNG KẾT...........................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................78


Trang 3


DẪN NHẬP
0.1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống vốn mn màu, muôn chiều. Những mảng màu cuộc sống, cho dù
đối lập nhau, vẫn thường song hành cùng nhau. Vì một trong những chức năng của
nghệ thuật là phản ánh cuộc sống nên những sắc diện cuộc đời được phóng chiếu
qua lăng kính nghệ thuật bao giờ cũng phong phú và đa sắc.
Như một qui luật nội tại, có những tác phẩm văn học khi vừa ra đời lập tức
nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người đọc nhưng ngay sau đó lại rơi vào
quên lãng. Lại có những tác phẩm phải trải qua một quá trình thử thách mới chứng
minh được chân giá trị của mình. Những tác phẩm văn chương đích thực phải trải
qua q trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thời gian. Những tác phẩm của Hàn
Mặc Tử là một trong những minh chứng cho điều đó.
Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 là một cuộc cách mạng trong thi
ca Việt Nam, đã đưa văn học dân tộc tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa. Về
phương diện nào đó, có thể nói, nhóm thơ Bình Định, “Trường thơ loạn” dường
như là một hình ảnh thu nhỏ độc đáo về con đường mà Thơ mới đã đi qua. Trong số
các thi sĩ của nhóm thơ Bình Định, Hàn Mặc Tử được coi là nhà thơ tiêu biểu, là
kết tinh của văn hóa phương Đơng và phương Tây, của văn hóa Việt và văn hóa
Chăm, của nhiều tư tưởng tơn giáo như: Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Từ khi ra đời cho đến nay, các sáng tác của Hàn Mặc Tử nhận được sự quan
tâm nhiều chiều từ phía người tiếp nhận. Có người chiêm ngưỡng thơ Hàn Mặc Tử
như một thế giới nội cảm tràn đầy cảm xúc. Có người dùng phương pháp phê bình
theo hướng phân tâm học để mổ xẻ thơ Hàn Mặc Tử như một biểu hiện tâm lý khác
thường. Có người khơi sâu vào vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo của thơ Hàn Mặc Tử.
Nhưng dù khám phá theo hướng nào đi nữa thì các nhà nghiên cứu đều nhằm khẳng
định hiện tượng “độc sáng” Hàn Mặc Tử.

Trang 4


Tác phẩm văn học, một khi đã đi cùng năm tháng, mang trong mình sức sống
vượt khơng gian lẫn thời gian, thì ít nhiều đều chất chứa nỗi niềm và hơi thở của
thời đại. Và như một đặc trưng của ngành nghệ thuật ngơn từ, văn học đã mã hóa
những nội dung sâu sắc ấy vào trong các biểu tượng. Biểu tượng như một loa phát
ngơn kín đáo cho giá trị tư tưởng cũng như dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Quả thật, thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử có sự lồng chứa cũng như
song tồn với thế giới biểu tượng. Những biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử tồn tại
có hệ thống và mang nhiều sắc độ, nhiều cung bậc khác nhau. Trong hàng loạt
những biểu tượng thơ của Hàn Mặc Tử, có thể kể đến ba biểu tượng tiêu biểu, dồn
chứa nhiều nội dung tư tưởng là Trăng, Hồn và Máu.
Biểu tượng nghệ thuật là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng để
khai mở thế giới nghệ thuật phức tạp của nhà thơ. Thơ Hàn Mặc Tử cũng được xây
dựng bởi hệ thống biểu tượng đa sắc. Tuy vậy, trong thế giới ấy, Trăng – Hồn –
Máu là ba biểu tượng chiếm số lượng nhiều nhất, thậm chí chúng trở thành đặc
trưng cho thơ Hàn Mặc Tử. Bởi thế, với đề tài Trăng – Hồn – Máu trong thơ Hàn
Mặc Tử, thơng qua việc tìm hiểu ba biểu tượng nghệ thuật thú vị này, người viết hi
vọng sẽ phần nào hiểu hơn và thế giới nghệ thuật đầy phức cảm của Hàn Mặc Tử.
0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về thơ và cuộc đời Hàn Mặc Tử có
một số lượng khá lớn. Trong quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, người viết nhận thấy
hầu hết các công trình tìm hiểu về thơ Hàn Mặc Tử đều theo hướng khẳng định giá
trị các tác phẩm thơ ông.
Với hướng đi riêng, Phê bình huyền thoại của Đào Ngọc Chương đã trình bày
về những huyền thoại trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử. Người nghiên cứu đã vận
dụng thi pháp học để đi tìm cái “kinh nghiệm thân xác” trong tác phẩm Hàn Mặc
Tử, cụ thể là bài Chơi giữa mùa trăng và ông đã nhận xét rằng:
“Chơi giữa mùa trăng như xác tín với chúng ta rằng có một dịng chảy của

huyền thoại trong thơ Hàn Mặc Tử, khơng phải chỉ những huyền tích mà cả thứ
Trang 5


kinh nghiệm tưởng đã bị quên lãng nhưng trong một cơn cớ hy hữu nhất của cuộc
đời thi sĩ đã sống dậy một cách mãnh liệt: kinh nghiệm thân xác và huyền thoại” [6,
tr.128].
Kế đến là các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm cũng như cuộc đời của Hàn
Mặc Tử sau khi thi sĩ đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Có thể đến nghiên cứu của ba nhà
phê bình nổi tiếng là Trần Thanh Mại, Hồi Thanh, Vũ Ngọc Phan.
Năm 1941, Trần Thanh Mại hồn thành cơng trình nghiên cứu Hàn Mặc Tử Thân thế và thi văn. Cơng trình quy mơ đầu tiên mang tính chun biệt về Hàn Mặc
Tử. Trần Thanh Mại đã tập trung giới thiệu về đời tư đau khổ của thi sĩ: bệnh tật
nan y, dun tình dở dang; từ đó đi đến khám phá những hình tượng nghệ thuật bị
nhuốm nỗi niềm từ cuộc đời: ánh trăng cô đơn, màu trắng hãi hùng, trảng cát xa
xăm... Cuối cùng, Trần Thanh Mại đã hết mực tôn vinh thi sĩ họ Hàn: “Hàn Mặc Tử
là người đầu tiên trong thế kỷ XX mở ra một cuộc cải cách lớn cho văn chương
Việt Nam thành công một cách vinh quang, rực rỡ” và “thiên tài của Hàn là cao hơn
tất cả các thi hào trên thế giới” [24]. Con đường nghiên cứu của Trần Thanh Mại dù
chưa thật thuyết phục, phần nào cịn cảm tính nhưng nhưng ít nhiều cũng đã khai
mở một hướng tiếp cận mới.
Chọn hướng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của lối phê bình ấn tượng chủ nghĩa
cùng sở trường cảm thụ thi ca tài hoa của mình, trong phần viết về Hàn mặc Tử, tác
giả Thi nhân Việt Nam (1942) đã thực hiện một chuyến du khảo duy cảm vào thế
giới nghệ thuật đa sắc của Hàn Mặc Tử và thừa nhận: “Ngót một tháng trời tơi đã
đọc thơ Hàn Mặc Tử. Tôi đã theo Hàn Mặc Tử từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng
thơ Quần tiên hội. và tôi đã mệt lả. Chính như lời Hàn Mặc Tử nói trong bài tựa Thơ
Điên, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh” [36].
Kết thúc phần viết về Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét: “Một
người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hờ hững bỏ quên. Bây giờ mất rồi, ta xúm lại
kẻ khen, người chê. Chê hay khen tơi thấy có cái gì bất nhẫn”[36]. Như vậy, hai

nhà nghiên cứu đã giành được những kết quả ban đầu, có ý nghĩa khai mở quan
Trang 6


trọng trong việc chiếm lĩnh giá trị thơ Hàn Mặc Tử, phát hiện ra một số nét “thần”
“độc sáng” trong thơ Hàn Mặc Tử. Cuối cùng, tác giả Thi nhân Việt Nam cho rằng
tập Xuân như ý là hay nhất và với trường hợp Hàn Mặc Tử thì Đạo Thiên Chúa đã
tạo ra một thi sĩ kỳ dị ở đất này.
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã đưa tên tuổi Hàn Mặc Tử vào cơng trình Nhà
văn hiện đại. Về vấn đề Thiên Chúa giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Vũ ngọc Phan
khẳng định thi sĩ này là người Việt Nam ca ngợi Thánh nữ Đồng Trinh Maria và
Chúa Jêsus bằng thơ trước nhất, cũng như ca tụng đạo Gia tô bằng một giọng chân
thành hiếm có, chẳng khác nào một thi sĩ Âu Tây.
Năm 1975, Việt Nam thống nhất, lịch sử sang trang. Lý luận nghiên cứu phê
bình văn học bắt đầu có điều kiện để tiệm cận hơn trong việc đánh giá chân xác
phong trào Thơ mới. Cơng trình Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 của hai nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đã tập hợp những thành quả của ba mươi năm
phát triển thơ ca và văn xuôi Cách mạng. Hà Minh Đức đã có những đánh giá tinh
tế về Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Đặc biệt phần
viết về một nền lý luận phê bình nghiên cứu văn học theo quan điểm Mác xít đã đánh
giá việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử của các phương pháp phê bình ấn tượng chủ quan,
phương pháp phê bình khách quan và phê bình phân tâm hiện sinh, chỉ ra những
đóng góp và cả những hạn chế của phương pháp nghiên cứu đó.
Năm 1983, Nguyễn Hồnh Khung có những đánh giá quan trọng về vai trò
Hàn Mặc Tử qua bài viết trong Từ điển Văn học: “Hàn Mặc Tử là ngưòi đứng đầu
Trường thơ loạn (còn gọi là Thơ điên). [...] Và Thơ điên có nhiều bài kinh dị, có
những vần thơ giống như tiếng gào rú của một linh hồn đau thương cùng cực” [48].
Năm 1989, Lê Đình Kỵ viết cơng trình Thơ mới, những bước thăng trầm.
Trong phần nghiên cứu về Hàn Mặc Tử và các thi sĩ Bình Định, tác giả bộc lộ năng
lực phẩm bình tinh tế và cho rằng trong Thơ điên “có nỗi đau riêng của Hàn Mặc

Tử hòa vào nỗi đau chung của đất nước”. Có thể nói đây là những ý kiến mới nhất
về Hàn Mặc Tử và Thơ điên.
Trang 7


Nhìn chung, thành quả nghiên cứu về Hàn Mặc Tử là vơ cùng phong phú.
Nhiều cơng trình được viết theo kiểu tổng hợp các giai thoại, đời tư của thi sĩ có
xen kẽ phân tích cảm thụ thơ văn, hoặc in lại các tài liệu đã từng xuất bản có sửa
chữa thêm theo ý người tuyển chọn. Tiêu biểu là cuốn sách Hàn Mặc Tử, hương
thơm và mật đắng (Trần Thị Huyền Trang - 1991), Hàn Mặc Tử thơ và đời ( Lữ Huy
Ngun - 1995)…
Cơng trình Thơ văn Hàn Mặc Tử (Phê bình và tưởng niệm) (1993) của Phan
Cự Đệ đã tiếp tục phát triển những thành tựu nghiên cứu trong chuyên luận Phong
trào thơ mới 1932 - 1945 (xuất bản năm 1966, tái bản năm 1982), đồng thời công
bố thêm nhiều tư liệu quý hiếm, xác thực về Hàn Mặc Tử.
Bên cạnh đó, Phan Cự Đệ cịn cho rằng từ tập Đau thương, thơ Hàn Mặc Tử
đã thấm đẫm màu sắc tượng trưng gần gũi với Baudelaire, Rimbaud, Mallarmé,
Valéry... Đề cập tới vấn đề tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, nhà nghiên cứu cịn
phân tích “Chất Đạo” và “Chất Đời” trong thơ của thi sĩ và kết luận Hàn Mặc Tử là
“con chim đầu đàn của nhóm thơ Quy Nhơn, là một trong những ngọn cờ tiêu biểu
của trào lưu văn học lãng mạn và tượng trưng thời kỳ 1930 -1945” [6, tr.78].
Năm 1997, với Con mắt thơ, Đỗ Lai Thúy làm một cuộc hành trình “mã
thám” vào thế giới nghệ thuật của phong trào Thơ mới và đã vẽ nên chân dung Hàn
Mặc Tử trong “một tư duy thơ độc đáo”. Ông đã nêu ra một số đặc trưng tư duy thơ
Hàn Mặc Tử như : “tính trữ tình”, “tư duy tơn giáo”, “mơ hình sáng tạo” và coi đó
là “chiếc chìa khóa vàng” để mở cánh cửa lâu đài nghệ thuật.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử khi nghiên cứu về
biểu tượng thường tập trung vào Trăng còn những biểu tượng còn lại chỉ nêu vài
nhận định chưa thật sự tỉ mỉ và khái quát, chưa đi sâu vào các biểu tượng cụ thể.
Dù chưa đi sâu nghiên cứu, nhưng những ý kiến, những định hướng của các tác giả

về vấn đề thơ của Hàn Mặc Tử như một cách mào đầu, sẽ là những gợi ý quan
trọng, giúp đỡ rất nhiều cho người viết trong việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả

Trang 8


những cơng trình ấy, sẽ là cơ sở để người viết đi vào tìm hiểu đề tài Biểu tượng
Trăng – Hồn – Máu trong thơ Hàn Mặc Tử.
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung làm rõ về các biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử, cụ thể
là Trăng, Hồn và Máu. Để tìm hiểu và làm rõ đề tài, người viết sử dụng các tập thơ
của Hàn Mặc Tử: “Lệ Thanh thi tập”, “Đau thương”,“Mật đắng”, “Máu cuồng và
hồn điên”, “Xuân như ý”, “Chơi giữa mùa trăng”, “Gái quê”.
Để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một số cơng
trình nghiên cứu của các giáo sư: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức,
Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, … và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liên
quan đến đề tài.
0.4.

Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu đề tài người viết chủ yếu dựa vào những phương pháp sau:
0.4.1. Phương pháp lí luận lịch sử: Dựa vào quan điểm lí thuyết về biểu
tượng văn học, về phong cách bút pháp tác giả để nghiên cứu về thơ
Hàn Mặc Tử; dựa vào tác phẩm thơ Hàn Mặc Tử trong suốt quá trình
sáng tác đề phát hiện biểu tượng Trăng, Hồn và Máu.
0.4.2. Phương pháp hệ thống: Xem Trăng, Hồn và Máu là những tổng thể,
những biểu tượng, những hình ảnh phổ biến trong toàn bộ sáng tác của
Hàn Mặc Tử như một hệ thống.
0.4.3. Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp phân tích, so sánh, đối

chiếu để thấy cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm của Hàn Mặc Tử
được áp dụng khi phân tích tác phẩm thơng qua những dấu hiệu và đặc
điểm nghệ thuật mang tính nội dung. Nó được vận dụng xun suốt
trong tồn bộ bài viết với ý nghĩa chỉ đạo người viết trong q trình
lựa chọn cũng như phân tích, bình giá vấn đề.

Trang 9


Ngồi ra, trong q trình tìm hiểu người viết sử dụng các thao tác thống kê,
phân loại, phân tích tổng hợp để phục vụ làm rõ đề tài.
0.5.

Bố cục trình bày

Trong bài viết, ngoài Mục lục và Tài liệu tham khảo gồm có ba phần chính.
Trước hết là phần Dẫn nhập, sau đó là phần Nội dung và cuối cùng là phần Kết
luận.
Trong đó, phần Nội dung là phần được chú trọng trình bày. Phần này thể hiện
hầu như tồn bộ phương pháp, tư tưởng và nhiệm vụ giải quyết vấn đề của người
viết trong việc tìm hiểu đề tài. Phần nội dung của tiểu luận gồm những nét chính
như sau:
Thứ nhất, giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử _ từ cuộc đời dị biệt đến tư duy
tôn giáo
Thứ hai, trình bày đơi nét chung về biểu tượng và ý nghĩa khái quát về Trăng
– Hồn – Máu
Và cuối cùng, đi vào tìm hiểu các biểu tượng Trăng – Hồn – Máu trong thơ
Hàn Mặc Tử.

Trang 10



Chương1. Hàn Mặc Tử _ từ cuộc đời dị biệt đến tư duy tôn giáo
1.1. Hàn Mặc Tử - một cuộc đời dị biệt
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Francois. Sinh ngày
22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ (Đồng Hới) Quảng Bình; là con của ông Nguyễn
Văn Toản, chủ sự Thương Chánh Nhật Lệ và bà Nguyễn Thị Duy con gái một ngự
y thời Tự Đức.
1.1.1. Bước đầu trong thi nghiệp
Nguyễn Trọng Trí khi mới 15 tuổi đã là một “nhà thơ tí hon”, vừa đi học, vừa
tập tành làm thơ và Trí đã chọn cho mình một bút hiệu hẳn hoi là Minh Duệ Thị.
Nguyễn Bá Nhân (anh trai cả) là người hướng dẫn Trí về văn chương thi phú.
Chẳng bao lâu, thân mẫu cho Trí ra Huế theo học trường dịng Pelleri, học
khơng được bao lâu, vì chán chường nên Trí nhất quyết bỏ họ nhà, mặc cho gia
đình hết sức can ngăn để vào Sài Gòn, làm báo như đã hằng mong ước.
Ở Sài Gịn, Trí mang một bút hiệu mới: Lệ Thanh. Sau đó, Trí lại đổi bút hiệu
là Hàn Mặc Tử. Trong khoảng thời gian này, Trí thường xướng họa với Quách Tấn
- một trong hai người bạn thân. Và từ đó, thơ Đường chiếm vị trí quan trọng trong
thi nghiệp của Hàn Mặc Tử ở giai đoạn đầu. Sau đó, Tử chuyển sang làm thơ mới
như các thi sĩ cùng thời: Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Thế Lữ, Vũ Hồng
Chương ... và rồi Trí lại lao vào nghề báo.
1.1.2. Bạn bè và ảnh hưởng
Khởi nguồn từ những quan hệ giữa Hàn Mặc Tử và Quách Tấn trên báo Phụ
nữ Tân Văn năm 1932, mãi đến năm 1936, với sự có mặt của Chế Lan Viên và Yến
Lan, nhóm thơ Bình Định mới thật sự hình thành. Lực lượng nịng cốt của nhóm
gồm bốn nhà thơ: Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Có thể nói,
nhóm thơ Bình Định là một hiện tượng văn học đã phát sinh và tồn tại trên đất Bình
Định thời tiền chiến (1936 - 1945). Địa bàn hoạt động của nhóm chủ yếu là khu
vực thành Bình Định, huyện An Nhơn. Nhóm đã có những quan hệ mật thiết với
Trang 11



anh em văn nghệ sĩ địa phương cả nước, và đã gây được tiếng vang lớn trên văn
đàn lúc bấy giờ. Về sau, trong nhóm thơ Bình Định có sự phân hóa khuynh hướng
sáng tác. Quách Tấn chuyên làm thơ Đường cổ điển; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,
Yến Lan tiến vào thơ mới, lập ra “Trường thơ loạn” chủ trương thơ mới có chút ít
lãng mạn, nghiêng về tượng trưng, siêu thực. Lúc đó, Chế Lan Viên đã xuất bản tập
thơ Điêu tàn, Hàn Mặc Tử sáng tác Thơ điên, Yến Lan đang viết Giếng loạn. Phải
chăng Hàn Mặc Tử và các thi sĩ Bình Định đã gặp gỡ ý tưởng của Baudelaire trong
phần V của tập thơ Những bơng hoa Ac (Les Fleurs du Mai) có nhan đề Nổi loạn
(Révoltè). Hàn Mặc Tử là người rất có ý thức tự so mình với Baudelaire trong các
quan niệm thẩm mỹ thi ca. Việc lựa chọn tên gọi “Trường thơ loạn” của thi sĩ Bình
Định đã gợi nên sự gần gũi giữa họ và Baudelaire. “Trường thơ loạn” sau này phát
triển, bổ sung thêm ba nhà thơ nữa là Bích Khê, Hoàng Diệp và Quỳnh Dao.
Qua các tác phẩm của các nhà thơ thuộc “Trường thơ loạn”, chúng ta dễ dàng
nhận thấy sự ảnh hưởng lẫn nhau trong ngôn ngữ và hình tượng thơ. Giữa Chế Lan
Viên và Bích Khê, giữa Bích Khê và Hàn Mặc Tử, giữa Hàn Mặc Tử và Chế Lan
Viên, giữa Chế Lan Viên và Yến Lan... Họ bắt gặp nhau trong ý tưởng và ngôn từ
nhưng giọng điệu thì khác. Đó là kết quả của một quá trình dài tiếp xúc, trao đổi lẫn
nhau.
Như vậy, khởi xướng và tập hợp quanh mình một số nhà thơ cùng khuynh
hướng, Hàn Mặc Tử thật sự là người biết tổ chức và kích thích chất men sáng tạo
trong nhóm của mình và đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm cho nền thơ ca
Việt Nam.
1.1.3. Những riêng tư kì dị
1.1.3.1. Những nàng thơ đi qua cuộc đời Hàn Mặc Tử
Cuộc đời tư ảnh hưởng rất nhiều đến sáng tác văn chương của thi sĩ. Dấu ấn
trong cuộc đời in đậm vào trong trang thơ, trang văn. Hàn Mặc Tử có một cuộc
đời tư rất đặc biệt, có lẽ một phần vì thế mà thơ của ơng cũng độc đáo khơng
kém. Những chuyện tình khiến Tử nặng lịng trong cuộc đời đã ảnh hưởng rất lớn

Trang 12


đến các sáng tác của Hàn Mặc Tử.
Thời còn làm việc ở sở Đạc Điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử thường lui tới
chỗ Hoàng Tùng Ngâm. Mỗi khi đến, Hàn thường thấy thấp thoáng ở nhà bên một
thiếu nữ cốt cách đoan trang. Hỏi ra thì mới biết là Hồng Thị Kim Cúc, ái nữ của
ông bác Ngâm. Nàng tuy không đẹp, nhưng mặn mà, duyên dáng. Tử đã đem lịng
u cơ gái ấy và thầm gọi nàng bằng một cái tên rất nên thơ - Hoàng Cúc. Và thi sĩ
đã khơng hề giấu giếm về mối tình này:
Thu về nhuộm thắm nét hồng hoa Sưomg
điểm trăng lồng bóng thướt tha Vẻ mặt
khác chi người quốc sắc
Trong đời tri kỷ chi riêng ta.
(Hoa cúc)
Tiếp đến là nàng thơ Mộng Cầm _ “Một tình yêu bẽ bàng, đen bạc, cay đắng
cho tình đời để rồi trở thành thứ hành trang lạ, một hành trang đặc biệt mãi mãi
được Hàn Mặc Tử mang theo” [14, tr. 57].
Tiếp đến là sự xuất hiện của Mai Đình nữ sĩ (tức Lê Thị Mai), Thương
Thương... thậm chí có một giai thoại của Ngọc Sương nào đó... tất cả đã chắp
cánh cho một tài danh Hàn Mặc Tử. Các sáng tác của thi sĩ không thể xa rời được
sự hiện hữu có thật của các mỹ nhân nói trên, dù là vơ tình hay hữu ý.
1.1.3.2. Định mệnh nghiệt ngã
Hàn Mặc Tử là một trong số những nhà thơ phải chịu số phận vô cùng bất
hạnh. Nhà thơ đau đớn bởi số phận ấy nhưng cũng chính số phận nghiệt ngã này đã
tạo nên nguồn cảm hứng bất tận giúp nhà thơ sáng tác những tác phẩm bất hủ cho
đời.
Cuối năm 1936, Hàn Mặc Tử phải chấp nhận một sự thật vô cùng đau đớn bao
phủ cả cuộc đời của thi sĩ: bệnh hủi xuất hiện. Có thể nói, đây là một thứ bệnh nan
y đương thời không chữa được và phải sống cách ly với tất cả những người thân.


Trang 13


Nỗi đau này dường như quá lớn, nhưng chính điều này đã làm cho thiên tài
Hàn Mặc Tử càng thể hiện một cách rõ nét hom. Qua năm bệnh hoạn đầu tiên, cuối
năm 1937, Hàn Mặc Tử đã hoàn thành thi phẩm trên giường bệnh: Đau thương.
Cuộc đời Hàn gắn chặt vào tác phẩm, và từ đấy pha Máu cuồng và Hồn điên.
Cũng từ đây, bệnh hủi đồng nghĩa với cái chết, cộng hưởng với kỷ niệm của
thời thơ ấu, những kỷ niệm về ma Bầu Tró, cũng như di tích về một đất nước
Chàm đang bị chơn vùi trong vịm trời của xứ Bình Định - Qui Nhơn đương thời
khiến Hàn Mặc Tử như bị lạc vào thế giới của hồn ma. Thế giới cũng những hồn
và xác. Hồn lìa khỏi xác để dạo chơi đêm, để tìm cho mình con đường sống tốt
nhất trong những ảo não của bi ai, sầu lụy. Đây cũng là lúc bệnh tình của Hàn
Mặc Tử phát triển mạnh nhất. Nhà thơ luôn bị nhức nhối, da thịt, xương tủy, nhiều
bộ phận ờ đâu cũng bị vi trùng hủi đục khoét không ngừng.
Rồi Hàn phải vào nhà thương Qui Hòa do sự điềm chỉ của bọn lý hào trong xã
đương thời cho sở Vệ sinh. Ngày 20 tháng 9 năm 1940, nhà thơ phải chia tay với
gia đình. Cuộc chia ly đầy buồn thương. Người ta bịt kín xe và chạy nhanh.
Những người trên xe phải mang khẩu trang, bôi thuốc khử trùng để tránh tai họa
cho người thị xã. Chiếc xe bịt kín khuất dạng, dần dần mất hẳn hình ảnh những
người thân thương ruột thịt. Qui Nhơn lùi hẳn, và thế là Hàn mặc Tử lại bước
sang một cuộc đời mới: Trại hủi Qui Hịa. Ở Qui Hịa, hình hài thi sĩ tiều tụy, quằn
quại những tì vết của bệnh hủi.
Khi bài La Pureté de lame (Sự tinh khiết của linh hồn) ra đời cũng chính là
lúc thi sĩ trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh vào khoảng 11 giờ trưa ngày 11
tháng 11 năm 1940.
Nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần quá lớn trong cuộc đời đã tạo nên cảm
hứng bi thương, sầu cảm trong những trang thơ của Tử. Nỗi đau này sẽ lý giải
phần nào tính phi logic, sự phi lý trong những yếu tố nghệ thuật nói chung và

những biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử nói riêng.
1.2. Tư duy tơn giáo trong Hàn Mặc Tử
Trang 14


Nếu như trước đây tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế
độ công xã nguyên thủy với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con người
trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên, thì nay trong trường hợp
Hàn Mặc Tử, thi sĩ đau khổ này không chỉ đến với tơn giáo để nguyện cầu sự cứu
rỗi mà cịn tìm kiếm một niềm hứng khởi trong thi ca nghệ thuật. Tôn giáo với Hàn
Mặc Tử vừa là sự cứu rỗi, vừa là nguồn cảm hứng hiếm hoi mà cuộc đời ban cho vì
những cảm hứng khác đã bị số phận nghiệt ngã và cuộc đời ngang trái cướp lấy.
Tôn giáo in đậm trong những biểu tượng nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử, đặc
biệt là ba biểu tượng Trăng – Hồn – Máu.
Về quan hệ giữa thi ca và tơn giáo, theo Trần Thanh Mại thì Hàn Mặc Tử đã
từng quan niệm: “Sáng tạo là điều cần nhất, tối yếu của thơ, mà muốn tìm về nguồn
cảm xúc mới lạ không chi bằng đọc sách về tôn giáo cho nhiều. Như thế thơ văn
mới trở nên trọng vọng, cao q và có một ý nghĩa thần bí” [37,tr. 138].
Có thể Hàn Mặc Tử đã gặp gỡ Paul Claudel khi ông cho rằng tôn giáo đã mang
lại cho thơ ca những ưu thế to lớn: “Tơi khơng nói rằng mọi người Thiên Chúa giáo
cũng là nhà thơ giỏi, cảm hứng thơ ca giống như sự tiên tri, là một ân sủng được
ban phuớc mà các nhà thần học gọi là “Gratia gratis data” (tiếng La Tinh: sự ban
phước từ tâm). Nhưng tơi muốn nói rằng nhà thơ Thiên Chúa giáo có ưu thế to lớn
so với những anh em mình” [37,tr. 138].
Trong số những ích lợi mà tơn giáo (Thiên Chúa giáo) mang lại cho thi ca,
Paul Claudel nêu lên ba điều:
Đức tin vào Chúa cho phép nhà thơ Tụng ca; tơn giáo đem đến cho thơ ca
“Lời nói” và sau cùng tôn giáo sẽ mang lại cho con người “Tấn kịch” mà … hồi
cuối, nói như Pascan, bao giờ cũng đẫm máu, nhưng bao giờ cũng kì vĩ, bởi tôn
giáo không chỉ đặt tấn kịch trong cuộc sống mà cịn ra kỳ hạn, đặt trong cái Chết hình thức kịch cao nhất mà các môn đồ thật sự của Sư Thánh chúng ta hiểu rằng

đó là sự Dâng hiến [37,tr. 138].

Trang 15


Lịch sử các tôn giáo gắn liền với lịch sử tư tưởng triết học của loài người.
Nhiều tư tưởng triết học và các vĩ nhân đại diện cho nó được thần thánh hóa trở nên
huyền bí, siêu hình. Chúa Jésus sống mãi trong huyền thoại cùng các tông đồ di
truyền giáo, chữa bệnh cứu người cùng với sự kiện Phục Sinh kỳ diệu, Thái tử Tất
Đạt Đa trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong bao nhiêu Phật thoại li kì hấp
dẫn. Lão Tử được tơn thờ là Thái Thượng Lão Quân luyện kim đan, thỏa mãn khát
vọng trường sinh bất lão của con người. Đạo gia bị “Tôn giáo hóa” để biến thành
Đạo giáo, Lão giáo.
Và như vậy, có thể nói các sáng tác của Hàn Mặc Tử đã đượ “tắm gội” trong
những nguồn sáng tôn giáo lung linh, huyền ảo.
1.2.1. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo
Mỗi nhà thơ, dù theo khuynh hướng vô thần hay hữu thần thì trong vơ
thức hoặc hữu thức, ít hay nhiều đều chịu ảnh hưởng của một tơn giáo nào đó.
Hàn Mặc Tử, trong thế giới nghệ thuật của mình chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của
Thiên Chúa giáo. Tất nhiên thơ Tử không phải là sự minh họa giản đơn cho
những triết lý của Thiên Chúa giáo nhưng những tư tưởng của tôn giáo tiến bộ
này đã tác động không nhỏ đến quan niệm, tư tưởng của nhà thơ trong quá trình
sáng tác.
Bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, với hơn bốn trăm năm truyền
đạo, Thiên Chúa giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đời sống tâm linh và văn hóa tinh
thần của người Việt. Sau những xung đột gay gắt với tín ngưỡng và tơn giáo bản
xứ, Thiên Chúa giáo đã có bờ cõi riêng, tạo sự giao thoa kích thích các yếu tổ văn
hóa tín ngưỡng bản địa hội nhập với văn hóa tơn giáo phương Tây. Chữ quốc ngữ
từ địa hạt truyền giáo đã chuyển sang lĩnh vực báo chí và văn chương nghệ thuật.
Như vậy, ở Việt Nam, trong một chừng mực nào đó, sự đóng góp của Thiên Chúa

giáo với sự phát triển văn hóa dân tộc là điều có thể khẳng định. Hàn Mặc Tử với
tư cách một thi sĩ - tín đồ đã sáng tác khá nhiều tác phẩm với cảm hứng Thiên Chúa
giáo.
Trang 16


Là con nhà đạo gốc, Nguyễn Trọng Trí lớn lên trong khơng khí nhà thờ
Thiên Chúa giáo từ thơ ấu. Kinh Thánh đi vào tâm hồn Hàn Mặc Tử theo con
đường mn thuở đối với các tín đồ: đọc Kinh nhật tụng và cầu nguyện. Trải qua
những thăng trầm định mệnh, Hàn Mặc Tử ngày càng đến gần với Chúa hơn với hi
vọng cứu rỗi mong manh. Theo Nguyễn Bá Tín thì Nguyễn Trọng Trí có lần chết
đuối hụt ở biển Quy Nhơn và phải cầu nguyện: “ Đức mẹ... Đức mẹ”. Sau này khi
mắc phải bệnh nan y tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử tìm đến Chúa như một giải pháp tinh
thần. Đã có lần thi sĩ mơ thấy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria giáng lâm xuống chữa
cho khỏi bệnh và khi tỉnh dậy sung sướng viết bài “Ave Maria” để ca ngợi phép
màu của Đức Mẹ:
... Lạy Bà là Đấng trinh nguyên thánh vẹn
Giàu muôn đức giàu, muôn hộc từ bi
Cho tơi dâng lời cảm tạ phị nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
(Ave Maria)
Quách Tấn kể lại: “Một đêm Tử nằm mộng thấy Đức Mẹ Maria lấy nhành
dương nhúng nước rảy khắp mình Tử, Tử cảm thấy mát đến ớn lạnh. Cho nên khi
cầm viết viết được liền soạn bài Thánh Nữ Đồng Trinh để tạ ơn Đức Mẹ” [37,
tr.148]. Có thể nói, những khát vọng giải thoát đau khổ đã đi vào tiềm thức chiêm
bao của thi sĩ và thăng hoa thành thơ như để giải tỏa những ẩn ức, giải tỏa những
mong muốn, số phận đau thương đã đẩy Hàn Mặc Tử gần với Chúa hơn để hi vọng
được cứu rỗi. Điều đó trờ thành một ám ảnh sâu sắc thường trực hơn trong tâm hồn
nhà thơ để rồi tuôn chảy theo những mạch nguồn cảm xúc ngơn từ thi ca.
Có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa Kinh Thánh và số phận Hàn Mặc Tử. Kinh

Thánh từng chép chuyện Đức Chúa Jésus cùng các tông đồ đi truyền giáo khắp nơi
chữa bệnh cho người hủi ở xứ Samaria và Galiléa:

Trang 17


Trên đường đi đến thành Jérusalem, Chúa đi qua biên giới xứ Samaria và
Galiléa. Khi Chúa vào làng kia, có mười người hủi đến đón, họ đứng lại ở xa cất
tiếng lên kêu xin:
- Lạy thầy Jésus, xin thương chúng tơi.
Thấy họ, Chúa bảo:
- Các anh hãy đi trình diện với các tư tế.
Trong khi đang đi, họ được khỏi bệnh hủi. Một người trong mười người hủi
thấy mình được khỏi, đã trở lại lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa và sấp mình dưới
chân Chúa Jésus, tỏ lịng biết ơn, người đó là người xứ Samaria. Chúa bảo rằng:
- Mười người khơng khỏi được cả sao? Chín người kia đâu? Chỉ có một
người ngoại quốc này trở lại cảm tạ Thiên Chúa thơi ư?
Rồi Chúa nói cùng người ấy rằng:
- Anh đứng dậy đi về, Đức Tin đã cứu anh …[37, tr. 149].
Qua câu chuyện trên cho thấy điều mà Kinh Thánh muốn loan báo với toàn
thể con chiên là “Đức Tin”. Nếu có “Đức Tin” thì số phận chẳng thể xoay chuyển
như chín người kia Hàn Mặc Tử có lẽ rất ao ước chiêm nghiệm sâu sắc “phép lạ”
này của Chúa Jésus. Nhà thơ ngợi ca “Đức tin” với lịng thành kính và nỗi chờ
mong “Điềm lạ” một ngày kia sẽ đến với mình trong ân sủng của Thiên Chúa:
Đức tin thơm hơn ngọc
Thơ bay rồi thơ bay
Có tin thơn xa đến
Có điềm lạ đêm nay...
(Điềm lạ)
Như vậy, ước mơ về điềm lạ - phép màu của Chúa chữa khỏi bệnh hủi phải

chăng đã thăng hoa trong các sáng tác của Hàn Mặc Tử?
Trong Thư thứ bảy gửi giáo hội Laođixêa (sách Khải Huyền) chép chuyện
Thiên Chúa tạo dựng ra mn lồi (trong đó có con người): “Ta biết các công việc

Trang 18


của con… Bởi chi con âm ấm, không lạnh, cũng khơng nóng nên ta sẽ mửa con ra
khỏi miệng ta” [37, tr. 150].
Nếu Kinh Thánh có chuyện Chúa “mửa” ra người thì Hàn Mặc Tử “khạc” ra
hồn “văng lên mn trượng”, “ngậm trăng” trong miệng để rồi “khạc” ra trăng,
“nhả ra đây một nàng”:
Cả miệng ta là trăng là trăng
Cả lịng ta vơ số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng
Cho mây lặng lờ cho nước ngất ngây.
(Một miệng trăng)
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Hàn Mặc Tử viết những câu thơ đầy ám
ảnh:
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
(Say trăng)
Bài Cô Liêu ra đời ghi lại những ám ảnh của Hàn Mặc Tử trong suốt thời
gian sống cô đơn, bơ vơ, lang thang một mình trên bờ biển hiu quạnh dưới ánh
trăng huyền ảo:
Ai đi lẳng lặng trên làn nước
Với lại ai ngồi khít cạnh tơi.
(Cơ liêu)
Bài Cuối thu lại là nỗi sợ hãi:
Và ai gánh máu đi trên tuyết

Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Nếu đọc Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của những huyền thoại về
Thiên Chúa đối với Hàn Mặc Tử trong những bài thơ trên. Sách Phúc âm từng chép
chuyện Chúa đi trên mặt biển:

Trang 19


Canh tư đêm ấy, Chúa Jésus đi trên mặt biển cùng các mơn đệ. Ơng Phêrơ
lên tiếng: “Thưa thầy, nếu thật là Thầy, xin cho tôi đi trên mặt nước mà đến vói
thầy”(...) Khi cả hai lên thuyền rồi thì gió n lặng. Những kẻ trong thuyền đến sấp
mình lạy Người mà rằng: “Thầy thật là con Thiên Chúa” [37,tr. 152].
Phải chăng hiện tượng “điên cuồng mửa máu ra”, “cắn lời thơ để máu trào”,
“mặt nhật tan thành máu”, “vũng máu đào trong ác lặn”... vừa gắn với những ám
ảnh bệnh lý của Hàn, vừa có thể là ám gợi từ Bí tích Thánh thể, cịn gọi là phép
Mình Thánh Chúa tái diễn việc Chúa Jésus hiến dâng thân thể cho sự nghiệp cứu
chuộc?
Tại bữa tiệc cuối cùng trong lễ “Vượt qua”, Chúa Jésus đã lấy bánh và rượu
cho các môn đệ với lời trăn trối: “Các con hãy nhận lấy, đây là mình của ta, đây là
máu của ta, mình máu ta đổ xuống để chuộc lỗi cho con người”. Bánh Thánh và
Mình máu của Chúa tiếp sức cho con chiên mà mỗi năm mỗi tín đồ phải chịu phép
Mình Thánh một lần, để Thiên Chúa ngự trong lịng họ [37,tr. 152].
Theo tác giả Nguyễn Toàn Thắng, Hàn Mặc Tử là con nhà Đạo gốc nên
khơng lạ lẫm gì về những phép Bí tích của Thiên Chúa giáo. Thi sĩ coi “máu” là
sinh thể của chính mình và rất hay viết về điều đó, bởi trong máu của con chiên có
dịng máu của Chúa. Vậy thì hình ảnh “máu trên biển” bắt nguồn từ đâu? Có thể là
xuất phát từ một số huyền thoại trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh. Đó là
chuyện điềm thứ bảy:
“Bảy Thiên Thần mang tai họa” trong ngày tận thế và xuất hiện “Trời mới”,
“Đất mới”, “Jêruxalem mới” (...) Thiên Thần thứ hai đổ chén của mình xuống biển,

tức thì biển hóa thành máu tử thi và tất cả các sinh vật dưới biển đều chết. Thiên
Thần thứ ba đổ chén của mình xuống dịng suối thì sơng suối biến thành máu [37,tr.
153].
Có thể nói, những ám ảnh “máu trên biển” trong Kinh Thánh cùng với “máu”
trong bệnh lý có thể đã làm nên những hình ảnh kinh dị của sáng tác Hàn Mặc Tử.

Trang 20


Sự kết hợp trí tưởng tượng mãnh liệt với các cứ liệu lấy trong Kinh Thánh, tất cả đã
tạo nên sự thăng hoa, diễn tả thật đậm nét niềm đau thương và tuyệt vọng vô bờ.
Nếu Hàn Mặc Tử từng viết: “Khơng rên xiết là thơ vơ nghĩa lý” thì trong
sách Thánh Vịnh cũng từng ghi lời cầu nguyện của con người khốn khổ thở than
trước mặt Chúa: “Những ngày tơi sống tan đi như khói, xương cốt tơi tiêu hao như
than hồng đang tàn. Trái tim tôi héo khô như cỏ cháy, tơi qn ăn vì tơi rên xiết dữ
dội, nên tơi chi cịn da bọc xương [37,tr. 153]. Như vậy, các bài thơ Khói hương
tan, Mn năm sầu thảm của Hàn Mặc Tử phải chăng là sự ám gợi của sách Thánh
Vịnh và tình trạng bệnh lý của bản thân thi sĩ?
Bài Trường tương tư có một đoạn thể hiện sự cộng hưởng lời cầu nguyện
trong sách Thánh Vịnh:
Một khối tỉnh nức nở giữa âm u
Một hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ chảy tan trong nắng rọi
Một lời run hoi hóp giữa khơng trung.
(Trường tương từ)
Đọc tập thơ Đau thương, chúng ta có cảm giác đâu đó khá nhiều những “Dụ
ngơn” Kinh Thánh. Nếu Chúa uy nghi rực rỡ, ánh sáng là áo khoác Chúa, thì Hàn
Mặc Tử cũng có áo khốc kỳ lạ:
Áo ta rách rưới trời không vá
Mà bổn mùa trăng mặc vải trăng

(Lang thang)
Từ câu thơ “Người trăng ăn vận toàn trăng cả”, tác giả Đặng Tiến đã liên
tưởng đến một câu của Thi Thiên: “Chúa bao phủ mình bằng ánh sáng như cái áo”.
Các tập thơ Xuân như ý, Thượng thanh khí là những khát khao mãnh liệt về
một thế giới mới như sách Khải Huyền từng loan báo. Những hình ảnh Khải Huyền
được Hàn Mặc Tử tưởng tượng ra thật lung linh, tráng lệ:
Trang 21


Đưa ra nào là nhạc thơm, hương gấm, mộng ngọc và hoa trinh bạch, đàn ly
tao, tranh tuyệt phẩm. Đưa ra nào là gió chia biệt, trăng đồn viên, chim tứ
chiếng, mây giang hồ và nào là trời thanh sắc, lòng nhữ hương, niềm mộc dược,
vẫn chưa bưa, chưa đã, chưa ngi được chí mn sao! Phải mời cho được Xuân
thiêng ra đời...
Và xuân là hương vị thái hòa của năm muôn năm, trời muôn trời châu lưu
trên thượng tầng khơng khí, bàng bạc cả dải Hà sa, chen lấn vơ tận hồn tạo vật.
Lồi người hãy tận hưởng một hơi cho đã ngán và cao rao danh Cha cả sáng [37,
tr. 95]
Có thể nói lời lẽ, hình ảnh, âm điệu của Tựa Xuân như ỷ phảng phất câu chữ
sang trọng, mạc khải của Kinh Thảnh mà dường như người thường khơng thể viết
được.
Hàn Mặc tử vui mừng chờ đón mùa xuân đầu tiên:
... Mai này thiên địa mới tinh khơi
Gió căng hơi và nhạc lên trời
Chim khun hót tiếng đầu tiên hết
Hoa lả hồ nghi sự lạ đời
Trải cây bằng ngọc, vỏ bằng gấm
Còn mặt trời kia tợ khối vàng...
(Xuân đầu tiên)
Với Xuân như ý, “vô thức cá nhân đã hịa vào vơ thức un ngun của nhân

loại” [32,tr. 306].
Bài thơ Đêm xuân cầu nguyện đã diễn tả một cách nên thơ sự hịa nhập huyền
bí học của linh hồn nhà thơ trong Chúa. Chính là “trong khối lạc của hồn đau” mà
nhà thơ ăn năn, thành thực hối tiếc đã làm mất lịng Chúa vì đã từng nghi ngờ phản
kháng và mê sảng trong cái mà chính nhà thơ gọi là Thơ điên:
Tôi van lơn, thầm nguyện Chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối
Trang 22


Xin thứ tha những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng
Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng.
Trong cơn mơ “xuất thần”, Hàn Mặc Tử đã gặp một mùa Xuân như ý rất sáng
láng, thơm tho có đủ nhạc thơm, hương gấm, mộng ngọc. Thế giới nghệ thuật của
Xuân như ý là hình ảnh thế giới Khải Huyền trong Kinh Thánh được kết tinh rực
sáng. Điều đó hiện rõ trong các bài Ra đời, Điềm lạ, Xuân đầu tiên, Đêm xuân cầu
nguyện, Say thơ.
Có thể nói, thảm kịch số phận đã xô đẩy Hàn Mặc Tử vào sự cô đơn khủng
khiếp, phải cách ly với cuộc đời. Và chính vì thế, thi sĩ lại càng gần Chúa hơn. Cuối
cùng, kinh nghiệm sống của một tín đồ đau khổ đã gặp gỡ lời truyền giảng của
Chúa Jésus trong “sự nghiệp cứu chuộc” đầy huyền thoại ly kỳ. Hàn Mặc Tử đã trải
nghiệm “Đau thương” để đi tìm hoan lạc hư ảo trong chính cái “Đau thương” ấy để
hy vọng về một ngày phục sinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ám ảnh sâu sắc về Kinh Thánh, Hàn Mặc Tử còn
sáng tác bằng ý thức nghệ thuật của một thi sĩ. Trong thư gửi cho Bùi Tuân, Hàn đã
bộc lộ:
Tôi dự định viết ra nhiều tập thơ về tôn giáo. Trong thi giới nước ta chưa ai
nghĩ đến việc đem chuyện Sinh nhật, chuyện Phục Sinh làm thi đề. Đó là những tài
liệu khơng cịn gì thú vị bằng (...) Bao giờ tơi cảm thấy mình đau đớn trong xác thịt

và ữong tâm hồn, và nhất là tôi thấy mình bình tĩnh trong sạch thì mới làm ra được
những bài thơ đạo hạnh. Khơng phải lúc nào mình cũng làm được lối thơ ấy [22, tr.
93]. Về hình thức bề ngồi, người ta có thể kết luận Hàn Mặc Tử là nhà thơ công
giáo ngang hàng với Paul; Claudel. Nhưng nếu chúng ta xét kĩ bản chất bên trong
thì lời bộc bạch ở trên đã tự nói lên sự tâm đắc của thi sĩ: Thiên Chúa giáo chỉ là thi
đề, tài liệu thú vị cho thơ ca mà thôi.

Trang 23


Như vậy, “Kinh Thánh và Thi ca là những dòng sông cuộn chảy những miền
cảm xúc (cả vô thức, tiềm thức và ý thức). Văn hóa Thiên Chúa giáo đã bồi đắp phù
sa cho hồn thơ Hàn Mặc Từ để làm nên một hiện tượng lạ lùng trong phong trào
Thơ mới” [37, tr.154].
1.2..2. Ảnh hưởng của Phật giáo
Bên cạnh Thiên Chúa giáo, Hàn Mặc Tử còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Phật giáo.
Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ thế kỷ thứ II
TCN. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung
Quốc, hội tụ cả hai dòng Đại thừa và Tiểu thừa, chịu sự chi phối của ba tông phái
lớn là Thiền tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tơng. Trong đó, Thiền Tơng là sâu sắc
hơn cả. Ngồi ra, Phật giáo Việt Nam cịn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo
cùng những phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian tạo ra những nét riêng biệt.
Trải qua hơn hai mươi thế kỷ, Phật giáo Việt Nam đã trở thành một tơn giáo lớn, có
vị trí sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng, đạo đức, tâm
lý ứng xử và lối sống của người Việt.
Mặc dù là con nhà Đạo gốc, tên Thánh rửa tội là Pierre (Phêrô), tên Thánh
Thêm Sức là Francois (Phanxicơ) nhưng kì lạ thay Hàn Mặc Tử vẫn hướng tâm về
Phật giáo bẳng tấm lòng thành kính nhất.
Nếu Thiên Chúa giáo đi vào các sáng tác của Hàn Mặc Tử chủ yếu bằng

Kinh Thánh thì Phật giáo lại đến với thi sĩ qua những huyền tượng Đạo Phật dân
gian. Trong hành trình sáng tác của mình, Hàn Mặc Tử đã thể hiện những tư tưởng
và cảm hứng Phật giáo rải rác qua các tập thơ từ Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Xuân
như ý, Thượng thanh khí, Cẩm Châu duyên, Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội, trong đó
có cả tập thơ văn xi Chơi giữa mùa trăng.
Thời trai trẻ, đã nhiều làn Hàn Mặc Tử say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp u huyền
của phong cảnh rừng Thiền (Ngoạn cảnh chùa) và lịng thấm thía mùi Thiền như
thốt tục (Nói - đề tại chùa Ơng Núi - 1930). Trong các sáng tác của Hàn Mặc Tử,
Trang 24


chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều xuất hiện nhiều từ ngữ mang đậm tính Phật giáo
như : “Đạo từ bi”, “Trời từ bi”, “Ba ngàn thế giới”, “Hằng hà sa số”, “Cửa mười
phương”, “Lịng vơ lượng”, “Vơ thủy vơ chung”, “Năm muôn năm”, “Trời muôn
trời”, “Nghiệp báo”, “Thành chánh quả”, “Trời Đao ly”, “Trời Đâu Suất”, “Cõi
xuất thế gian”, “Cõi thanh tịnh”, “Cõi thuần linh”..
Dù đã có lúc tự nhận mình là Thi sĩ của đội quân Thánh giá nhưng Hàn Mặc
Tử vẫn ưu ái mang những từ ngữ, hình ảnh ước lệ của Đạo Phật làm thi liệu cho
các sáng tác của mình. Thậm chí ngay trong bài mang tinh thần Thiên Chúa giáo
như Ave Maria (nghĩa là “Kinh kính mừng riêng” mà Hàn Mặc Tử muốn dâng cho
Đức Mẹ Việt Nam), thi sĩ đã sử dụng nhiều từ ngữ của nhà Phật như “Từ bi”, “Ba
ngàn thế giới”..:
Lạy Bà là Đấng trinh nguyên thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò ngụy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế ...
(Ave Maria)
Hai chữ “từ bi” thường gắn với chuyện Đức Phật cứu nhân độ thế, nay lại
xuất hiện một cách thành kính trong thơ Hàn Mặc Tử: “Thơ tơi thường huyền diệu Mọc lên đạo từ bi” (Cao hứng) hay “Trời từ bi cảm động ứa sương mờ” (Hãy nhập
hồn em). Khi Hàn Mặc Tử cúi lạy Đức Mẹ Maria với tấm lịng biết ơn, sùng kính,

thì trong tâm trí thi sĩ cũng như đang quì lạy trước Phật Bà Quan Âm Bồ Tát
thường giáng lâm xuống trần thế “cứu khổ, cứu nạn” cho chúng sinh. Hàn Mặc Tử
khát khao cầu khẩn Phật Bà xuống hạ giới:
Phật Quan Âm rừng tía có linh thiên
Xuống đây ngoạn cảnh thiên nhiên
(Nói)
Và thi sĩ mơ ước siêu thoát nơi cửa Phật:
Phàm tục đến đây nhờ Phật độ
Trang 25


×