Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thẩm định cho vay tại trung tâm thẩm định khách hàng cá nhân ngân hàng TMCP quân đội​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI TRUNG TÂM
THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI TRUNG TÂM
THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Phan Lan



Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Đạt


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến những người thầy cô
giáo đã tận tình truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu và trang bị cho tôi
những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập
tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trịnh Thị Phan Lan người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị có liên quan, các
bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi sưu tầm tài liệu và tham gia góp ý
kiến trong suốt q trình nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định luôn là vấn đề được các
NHTM quan tâm. Với vốn kiến thức và hiểu biết của tác giả về vấn đề này
còn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cơ.
Xin chân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Đạt



MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................ 5
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi về thẩm định cho vay
KHCN ....................................................................................................... 5
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về thẩm định cho vay
KHCN ....................................................................................................... 7
Đánh giá chung........................................................................................... 9
1.2. Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại ........................... 9
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay KHCN ................................................. 9
1.2.2. Các đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN .................................... 11
1.2.3. Phân loại hoạt động cho vay ............................................................ 11



1.2.4. Vai trò của hoạt động cho vay KHCN .............................................. 16
1.2.5. Tiềm năng của hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng.................... 17
1.2.6. Rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng........................ 18
1.3. Thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM .......................................... 20
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định KHCN trong NHTM ......... 20
1.3.2. Quy trình thẩm định khách hàng cá nhân .......................................... 21
1.3.3. Các nội dung thẩm định khách hàng cá nhân .................................... 24
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thẩm định khách hàng cá
nhân tại NHTM ........................................................................................ 24
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng cá nhân tại
NHTM ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................... 41
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội............................................ 41
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội ... 41
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội ............................... 42
3.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................ 43
3.2. Thực trạng công tác thẩm định khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Quân đội .................................................................................................. 44
3.2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm thẩm định KHCN ............................. 44
3.2.2. Quy trình thẩm định cho vay KHCN ................................................ 47
3.2.3. Phương pháp thẩm định KHCN ....................................................... 52
3.2.4. Nội dung thẩm định cho vay KHCN................................................. 59
3.3. Đánh giá về công tác thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm định khách
hàng cá nhân - Ngân hàng TMCP Quân đội .............................................. 73


3.3.1. Ý kiến đánh giá của các đơn vị trực tiếp tham gia tác nghiệp ............. 73

3.3.2. Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định theo các tiêu chí định tính . 75
3.3.3. Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định theo các tiêu chí định lượng.... 78
3.3.4. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................... 85
3.3.5. Nguyên nhân của các hạn chế .......................................................... 88
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .... 95
4.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội giai
đoạn 2019 – 2021 ..................................................................................... 95
4.1.1 Định hướng chung............................................................................ 95
4.1.2 Định hướng cụ thể trong hoạt động kinh doanh và công tác thẩm định
khách hàng cá nhân................................................................................... 96
4.2 Giải pháp phát triển hồn thiện cơng tác thẩm định khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Qn đội ...................................................................... 97
4.2.1 Hồn thiện chính sách, quy trình tín dụng.......................................... 97
4.2.2 Hồn thiện bộ máy tổ chức Khối TĐ & PDTD .................................. 99
4.2.3 Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định ...............................100
4.2.4 Hồn thiện cơng tác tổ chức nhân sự ................................................102
4.2.5 Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơng nghệ thơng tin hóa hỗ trợ
rút ngắn thời gian công tác thẩm định .......................................................103
4.3 Một số kiến nghị ................................................................................105
4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan ...................105
4.3.2 Kiến nghị với NHNN ......................................................................106
KẾT LUẬN ............................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................109



DANH MỤC VIẾT TẮT

STT


NGUYÊN NGHĨA

KÝ HIỆU

1

BCĐX

Báo cáo đề xuất

2

BCTĐ

Báo cáo thẩm định

3

BPM

4

CIC

5

CRA

Phần mềm lập BCĐX, BCTĐ tại MB


6

CVQHKH

Chuyên viên quan hệ khách hàng

7

CVTĐ

Chuyên viên thẩm định

8

Checklist

9

ĐVKD

Đơn vị kinh doanh

10

GĐPD

Giám đốc phê duyệt

11


KHCN

Khách hàng cá nhân

12

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

13

NQH

Nợ quá hạn

14

NX

Nợ xấu

15

NHTM

Ngân hàng thương mại

16


PGD

Phịng giao dịch

17

TCTD

Tổ chức tín dụng

18

TĐ & PDTD

Thẩm định và Phê duyệt tín dụng

19

TMCP

Thương mại cổ phần

Phần mềm luân chuyển, lập BCĐX,
BCTĐ tại MB
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia
Việt Nam

Danh mục hồ sơ tối thiểu cần cung cấp
tại thời điểm TĐ


i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5


6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

Nội dung
Trang
Một số chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động
40
kinh doanh của MB giai đoạn 2016 – 2018
SLA tổng thể quy trình cho vay KHCN tại MB
45
SLA chi tiết tại khâu thẩm định và phê duyệt
46
KHCN
Bảng tham chiếu giá trị cho thuê xe ô tô tại MB
58
Thời gian xử lý tại khâu thẩm định KHCN tại
74

MB giai đoạn 2016-2018
Nợ quá hạn KHCN tại MB giai đoạn 201675
2018
Nợ quá hạn KHCN theo sản phẩm tại MB giai
76
đoạn 2016-2018
Nợ xấu KHCN tại MB giai đoạn 2016-2018
78
Nợ xấu KHCN theo từng sản phẩm vay tại MB
79
giai đoạn 2016-2018

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT
1
2
3

Sơ đồ
Nội dung
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.1 Quy trình thẩm định KHCN tại MB
Cơ cấu bộ máy tổ chức Khối thẩm định và
Sơ đồ 3.2
phê duyệt tín dụng


iii

Trang
34
43
44


MỞ ĐẦU
Ngân hàng là doanh nghiệp của mọi doanh nghiệp, là mạch máu của nền
kinh tế, là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và phức tạp, và hoạt động cho vay
ln là hoạt động chính, đem lại phần lớn doanh thu, lợi nhuận của NHTM.
Trong đó hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một bộ phận quan trọng
và không thể thiếu trong hoạt động cho vay.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang dần hình
thành nên xu hướng kinh doanh chính bao gồm: Từng bước nâng cao năng
lực tài chính; Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là
dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ cao; Xây dựng chiến
lược hướng tới khách hàng; Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối.
Điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay là
hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ,”bao gồm đối tượng KHDN vừa và nhỏ
(SME) và KHCN. Khi nền “kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng
của các khách hàng cá nhân ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức đối
với đối tượng khách hàng cá nhân là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh
tranh của các NHTM, phù hợp với xu hướng kinh doanh ngân hàng bán lẻ.
Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các TCTD
tiêu biểu là của các NHTM trong thời gian qua, nhận thấy hoạt động cho vay
này luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở
dĩ như vậy vì hoạt động cho vay KHCN mang lại lợi nhuận cao cho NHTM

nhưng đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất.”
Bởi vậy, thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro tín dụng của
các NHTM. “Thơng qua cơng tác thẩm định mà chúng ta có thể lựa chọn

1


những những Khách hàng tốt, phương án có tính khả thi cao và loại bỏ những
khách hàng không khả thi về mặt tài chính, pháp lý, thị trường mang lại hiệu
quả kinh doanh cho các NHTM.”
“Vai trò này càng được thể hiện rõ trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt
giữa các ngân hàng với số lượng dịch vụ cung cấp khổng lồ bên cạnh sự đổ
vỡ, sáp nhập gần đây của nhiều ngân hàng hoạt động không hiệu quả như:
MDB vào Maritime Bank, PGBank vào VietinBank, MHB vào BIDV (dự
kiến), Oceanbank được ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng…Một
trong những nguyên nhân chung gây ra tình trạng của các NHTM này xuất
phát từ chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu không thu hồi được, dẫn tới hoạt
động thiếu hiệu quả.
Thực trạng tại MB cũng đã phát sinh các trường hợp nợ xấu không thể
thu hồi được do chưa đánh giá đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của
khách hàng và các trường hợp khách hàng bị từ chối cấp tín dụng tại MB
đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác và có lịch sử quan hệ tín dụng tốt
thời gian dài sau đó. Đó là một trong những vấn đề tồn tại của hoạt động thẩm
định cần được xem xét và cải tiến để đảm bảo nâng cao tính hiệu quả của
cơng tác thẩm định. MB phải giải quyết được những yếu kém, chủ quan
trong cơng tác thẩm định và tìm ra được các giải pháp cụ thể, thiết thực để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo ra sự khác biệt của toàn
Ngân hàng.”
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của mình

là: “Thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm định Khách hàng cá nhân - Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hoạt động thẩm định cho vay đối với khách hàng cá nhân là gì?
2. Thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm định Khách

2


hàng cá nhân - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội hiện nay ra sao?
3. Làm thế nào để hồn thiện cơng tác thẩm định cho vay tại Trung tâm
thẩm định Khách hàng cá nhân?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm định
KHCN trong thời gian qua. Từ đó rút ra những hạn chế cịn tồn tại trong công
tác thẩm định cho vay và.đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm
định cho vay đảm bảo hạn chế rủi ro khi cho vay nhưng vẫn đáp ứng cạnh
tranh với các ngân hàng khác về thời gian cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những lý luận chung về các vấn đề liên quan tới thẩm định
khách hàng cho vay cá nhân tại các TCTD
Phân tích thực trạng cơng tác thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại
MB trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá cơng tác thẩm định cho vay tại MB
nhằm phát hiện những hạn chế
Đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định cho vay
KHCN trong thời gian 2019 – 2021.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm
định KHCN - Hội sở chính MB

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm định KHCN
trong 3 năm gần đây (Từ năm 2016 đến 2018 – Giai đoạn tập trung hóa thẩm
định). Các định hướng và một số đề xuất giải pháp cho 03 năm tới
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục

3


bảng biểu và đồ thị, kết cấu của luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về thẩm
định cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Trung tâm thẩm
định khách hàng cá nhân - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định cho
vay tại Trung tâm thẩm định khách hàng cá nhân - Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi về thẩm định cho
vay KHCN
Nhìn theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới,

nguồn thu của các ngân hàng đang có xu hướng chuyển dịch dần sang mảng
thu từ dịch vụ. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động cho vay vẫn đang chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng thu nhập của mỗi ngân hàng. Đây là nguồn mang lợi lợi
ích cao do biên lợi nhuận lớn (Đặc biệt là các khoản vay đối với các khách
hàng cá nhân), nhưng đi kèm với nó là những rủi ro đối với ngân hàng nếu
khơng có phương thức đánh giá khách hàng và nâng cao chất lượng danh mục
cho vay. Chính vì vậy mà cơng tác thẩm định cho vay tại mỗi ngân hàng đều
rất được chú trọng, quan tâm và đầu tư để giữ mức sinh lời lớn nhất với khẩu
vị rủi ro của mỗi ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tìm kiếm các nội dung liên quan
đến quy trình và phương thức thẩm định đối với đối tượng là khách hàng cá
nhân trong thư viện Trường đại học kinh tế và các nguồn trên internet
(;

... ),

tuy

nhiên hiện các tài liệu thu thập được vẫn còn hạn chế, chủ yếu là về đối tượng
các Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh tế siêu vi mô (Microfinance). Một số
nội dung tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu được bao gồm:
Tác giả Lando, D (2009) - Trường kinh doanh Copenhagen, Khoa Tài
chính (Copenhagen Business School, department of Finance), đã viết cuốn sách
“Credit Risk Modeling”. Nội dung cuốn sách đã nêu rõ tầm quan trọng trong

5


việc quản trị danh mục cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
và đưa ra u cầu về việc xây dựng các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng.

Tác giả Schreiner, M (2010) đã có nghiên cứu đăng trên tạp chí tài
chính vi mơ (Journal of Microfinance) với nội dung “Credit Scoring for
Microfinance: Can It Work?”, bài viết đã đưa ra vấn đề về việc xây dựng hệ
thống điểm tín dụng bằng các thơng tin dữ liệu từ các khoản vay trong quá
khứ để dự đoán chất lượng của các khoản vay trong tương lai.
Tạp chí nghiên cứu đa ngành quốc tế (International Multidisciplinary
Research Journal - 2010) đã đăng tải bài viết “Credit Policy And Credit
Appraisal Of Canara Bank Using Ratio Analysis” của tác giả Sathya Varathan
và Priya Kalyanasundaram chỉ ra cách thức xây dựng chính sách tín dụng và
phương thức thẩm định tín dụng sử dụng để tính các giới hạn cho vay đối với
khách hàng.
Bài viết mang tên “Credit Appraisal Process of SBI” của tác giả
Praband A (2013) được đăng tải trên tạp chí kinh tế và quản lý (Journal of
Economics and Management). Nội dung bài viết nêu lên yêu cầu cấp thiết đối
với ngân hàng là phải đánh giá được uy tín của khách hàng, đo lường được
năng lực tài chính của khách hàng và khả năng hoàn trả lại khoản vay trong
tương lai bằng cách xây dựng các mơ hình đánh giá tín dụng.
Tác giả Antony Waihenya (2014) đã có nghiên cứu “Effects Of Credit
Appraisal On Loan Management In Microfinance Institution”, Nghiên cứu
tìm cách nghiên cứu ảnh hưởng của thẩm định tín dụng đối với quản lý khoản
vay tại các tổ chức cho vay. để xác định mối quan hệ giữa quy mô / số tiền
cho vay và cách thức thẩm định tín dụng.
Hai tác giả Ahmed S.F và Malik Q.A (2015) đã công bố nghiên cứu
“Credit Risk Management and Loan Performance: Empirical Investigation of
Micro Finance Banks of Pakistan”. Mục đích chính của bài viết là đánh giá

6


ảnh hưởng của các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đối với hiệu quả cho vay

trong điều kiện lấy chính sách tín dụng, quy trình thẩm định khách hàng,
chính sách thu nợ và quản lý sau vay làm cơ sở.
Tác giả Chinduru Patricia (2016) - National University of Sciences &
Technology đã có nghiên cứu với đề tài “The impact of credit appraisal
techniques on Microfinance’s Loan performance”. Nội dung nghiên cứu
những tác động của các phương pháp thẩm định tín dụng đối với chất lượng
của của các khoản vay tài chính siêu vi mơ (Khoản vay dành cho các cá nhân
và doanh nghiệp siêu nhỏ).
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về thẩm định cho
vay KHCN
Việc nghiên cứu hồn thiện cơng tác thẩm định cho vay KHCN của các
NHTM Việt Nam hiện nay đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm dưới các góc độ , mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Trong lĩnh vực này
Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu trong những năm gần đây. Tác giả
đã tìm hiểu một số nghiên cứu trong nước trước khi lựa chọn phương hướng
nghiên cứu lần này.
Phạm Ngọc Tiến (2015) “Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) – Hội sở”, luận văn
thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại Thương. Tác giả đã tập trung nghiên cứu ,phân
tích thực trạng cơng tác thẩm định tại VIB. Tác giả cũng rút ra những kết quả
đạt được, những hạn chế trong q trình thu thập thơng tin khách hàng ảnh
hưởng đến chất lượng thẩm định KHCN. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc
phục và nâng cao chất lượng công tác thẩm định KHCN tại ngân hàng này.
Trịnh Tuyết Nhung (2016) “Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” Luận văn thạc sỹ,
Trường đại học Ngoại Thương. Luận văn chủ yếu đề cập đến phương pháp

7



thẩm định đối với các khoản vay tiêu dùng, những rủi ro gặp thường gặp đối
với các khoản vay tiêu dùng .Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện phương pháp thẩm định và hạn chế rủi ro gặp phải.
Trần Thị Tuyết (2016) “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ
gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần”, Luận văn thạc sỹ, Học Viện
Ngân hàng: Luận văn đã đưa ra nêu ra tầm quan trọng của cơng tác thẩm định
tín dụng đối với việc quản lý rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên luận văn
chưa đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả và chất lượng cụ thể đối với
công tác thẩm định cho vay.
Trần Thùy Linh (2015): “Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh”, Luận
văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Mục đích
của Luận văn là đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định tại Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt
Nam – CN Quảng Ninh thông qua việc phân tích thực trạng tình hình thẩm
định chi nhánh bằng những con số cụ thể và đánh giá khách quan qua kết
quả khảo sát ý kiến của cán bộ quan hệ khách hàng đối với quy trình thẩm
định.
Vương Hồng Hà (2016): “Hoàn thiện phương pháp thẩm định tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Đề tài nghiên cứu thực trạng tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam-CN Bắc Giang, đánh giá về các
phương pháp thẩm định đang được sử dụng trực tiếp tại chi nhánh. Luận văn
đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến phương pháp thẩm định tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
Võ Thị Sang (2017): “Quy trình cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam Chi nhánh Phú Tài”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

8



Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu trực tiếp quy
trình từ lúc tiếp nhận hồ sơ đến thời điểm hoàn thành cung cấp dịch vụ cho
vay đối với KHCN tại VietinBank Phú Tài, đưa ra cách thức và giải pháp
chung hồn thiện quy trình cho vay, rút ngắn thời gian xử lý đáp ứng nhu cầu
của ngày một cao của hoạt động kinh doanh.
Đánh giá chung
- Một số vấn đề mà các nghiên cứu trên đã giải quyết được
Tất cả đều khái quát chung được những nét cơ bản về công tác thẩm định
KHCN tại các ngân hàng. Đồng thời các nghiên cứu cũng đưa ra được các
nhân tố tác động đến thẩm định cho vay KHCN và một số chỉ tiêu quan trọng
đánh giá sự hiệu quả của công tác thẩm định cho vay KHCN. Các đề tài cũng
nêu lên được thực trạng công tác thẩm định cho vay KHCN của các NHTM
tại Việt Nam. Bên cạnh đó các tác giả cũng đưa ra được các giải pháp mang
tính thực tiễn cao trong việc phát triển các phương pháp giúp cho công tác
thẩm định tại các NHTM Việt Nam ngày một tốt hơn. Mỗi đề tài trên có cách
đánh giá, nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau tại thời điểm nghiên cứu.
Các đề tài đều gắn kết giữa lý luận, thực tiễn để giải quyết các vấn đề một
cách có khoa học.
- Khoảng trống nghiên cứu:
Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến
cơng tác thẩm định cho vay KHCN đối với các ngân hàng triển khai mơ hình
thẩm định tập trung, đặc biệt là tại Ngân hàng TMCP Quân Đội một cách
đầy đủ.
1.2. Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay KHCN
Ngân hàng thương mại “là một trong những định chế tài chính mà đặc
trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận

9



tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra, NHTM cịn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch
vụ của xã hội.”
Trong đó, hoạt động cho vay là một trong các hoạt động chính của
NHTM. Theo Luật các tổ chức tín dụng (Số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban
hành ngày 16/06/2010): “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong mợt thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun
tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.
Khi nhắc đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có nghĩa là nhấn
mạnh về đối tượng nhận tín dụng từ ngân hàng ở đây là những cá nhân, hộ gia
đình. Ngân hàng tài trợ vốn cho cá nhân, hộ gia đình phục vụ việc sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình theo những nguyên tắc chung
của hoạt động cho vay là nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi.

10


1.2.2. Các đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN
Cho vay
Khách hàng cá nhân
- Giá trị thường nhỏ, phổ biến < 5
Quy mô
tỷ
khoản vay - Số lượng khách hàng vay vốn
lớn
- Chủ yếu là vay theo món. Do
nhu cầu sử dụng vốn của KHCN

chủ yếu là mục đích tiêu dùng
Hình thức
mua sắm, một phần còn lại phục
cho vay
vụ hoạt động kinh doanh thường
xuyên tuy nhiên chiếm tỷ trọng
nhỏ

Cho vay
Khách hàng doanh nghiệp

Tiêu chí

- Giá trị vừa và lớn
- Số lượng khách hàng ít hơn KHCN

- Chủ yếu là vay theo hình thức hạn
mức tín dụng để phục vụ hoạt động
kinh doanh

Thời hạn
cho vay

Chủ yếu là vay ngắn hạn bổ sung vốn
Ngắn/trung/dài hạn tùy vào khả
lưu động. Các hình thức vay trung
năng chi trả
dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ

Biên

lợi nhuận

Cao

Thấp

Bảng 1.1: Phân biệt các đặc điểm của hoạt động cho vay Khách hàng cá
nhân và khách hàng doanh nghiệp
1.2.3. Phân loại hoạt động cho vay
Tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau
tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau:”
1.2.3.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp, hộ
kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Riêng đối với mục
đích bổ sung vốn phục vụ nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân, thường xảy
ra trong trường hợp khách hàng dự kiến có nguồn thu về trong tương lai từ
bán tài sản/sổ tiết kiệm đến hạn/nguồn thu khác (thời gian trong vịng 12
tháng tới) tuy nhiên Khách hàng có nhu cầu chi tiêu hợp pháp tại thời điểm
11


hiện tại, khách hàng sẽ thực hiện vay vốn. Trong đó, lãi có thể được trả hàng
tháng/hoặc hàng quý từ nguồn thu ổn định của Khách hàng, gốc được trả cuối
kỳ từ các nguồn thu dự kiến và chứng minh được nêu trên.
- Cho vay trung hạn: “Là loại cho vay mà thời gian cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng, chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định,
cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây
dựng dự án mới…Đối với KHCN, thời gian trung hạn thường áp dụng cho
các khoản vay đầu tư sắm tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh hoặc các

khoản vay mua ô tô (do đặc thù sản phẩm vay mua ơ tơ, Khách hàng thường
thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay và thời gian cho vay tối đa khơng vượt
q thời gian khấu khao xe cịn lại).”
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay mà thời gian cho vay trên 60 tháng,
chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như vay mua, xây dựng
nhà ở,…Đối tượng KHCN thường vay các mục đích có thời gian vay dài hạn,
do phù hợp với nguồn thu nhập của cá nhân và phục vụ các nhu cầu thiết yếu
(mua nhà, sửa nhà…,)
1.2.3.2. Phân loại theo đối tượng khách hàng:
- Khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Giúp doanh nghiệp
trang trải các chi phí cố định (như mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà
xưởng,..) hoặc các chi phí lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thường
xuyên (như nhập hàng đầu vào, chi phí nhân cơng,…).
- Khách hàng “là cá nhân, hộ gia đình: Các khoản vay này phục vụ cho
nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt,
sử dụng cho các mục đích cá nhân hoặc phục vụ cho việc kinh doanh của các
hộ gia đình.

12


1.2.3.3. Phân loại theo phương thức cho vay
- Cho vay theo món vay/cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà
ngân hàng thường áp dụng cho vay những khách hàng có nhu cầu vay vốn
khơng thường xun hoặc những khách hàng có nhu cầu vay vốn dài hạn.
Mỗi lần vay vốn ngân hàng và khách hàng tiến hành lập một bộ hồ sơ riêng,
thống nhất một mức vay cố định, khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần
nhưng tổng số tiền giải ngân phải nằm trong phạm vi thoả thuận giữa ngân
hàng và khách hàng. Phương thức cho vay từng lần thường áp dụng khi cho
vay trung, dài hạn, cho vay các thương vụ độc lập.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngược lại với cho vay từng lần là cho
vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức
cho vay mà khách hàng và ngân hàng thoả thuận với nhau một mức dư nợ tối
đa mà khách hàng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong
phạm vi hạn mức tín dụng, khách hàng có thể rút vốn và trả nợ làm nhiều lần
nhưng” dư nợ tại mọi thời điểm không được vượt quá hạn mức đã thoả thuận
với ngân hàng. Hồ sơ cho vay theo hạn mức tín dụng được lập một lần trong
suốt thời gian của hạn mức tín dụng. Từng lần giải ngân, khách hàng ký kế
ước nhận nợ với ngân hàng và cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử
dụng vốn của đợt giải ngân (nếu có). Thời gian duy trì hạn mức tín dụng
thơng thường là 12 tháng. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
thường áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên,
phục vụ hoạt động kinh doanh và vay vốn ngắn hạn.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi:”Là phương thức cho vay mà theo đó
ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản và thoả thuận với khách hàng
một hạn mức chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. “Khi tài khoản
thấu chi của khách hàng dư có là nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh và ngân
hàng phải trả lãi cho khách hàng. Ngược lại khách hàng có thể rút quá số dư
13


của mình đến một hạn mức nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả
thuận, tài khoản thấu chi của khách hàng dư nợ và ngân hàng tính lãi vay đối
với khách hàng. Sản phẩm này hiện nay rất phổ biến và thường gắn với sản
phẩm thẻ ATM.”Cho vay thấu chi phổ biến là cho vay tín chấp tiêu dùng.”
1.2.3.4. Phân loại theo hình thức bảo đảm
- Cho vay khơng có tài sản đảm bảo:”Là loại cho vay mà biện pháp bảo
đảm không bằng tài sản. “Khi cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, biện
pháp bảo đảm có thể là bảo lãnh của ngân hàng khác, cho vay tín chấp…Loại
cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho

vay của các ngân hàng thương mại. Phổ biến nhất của loại cho vay không
đảm bảo bằng tài sản là cho vay tín chấp. Các ngân hàng thương mại thường
lựa chọn những khách hàng có tín nhiệm, thu nhập cao, có địa vị xã hội để
cho vay tín chấp. Cho vay tín chấp thường là cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân
hàng cho vay tín chấp là vì các mục tiêu xã hội/Các dự án cho vay theo chỉ
định của Chính phủ”…”
- Cho vay có tài sản đảm bảo: Là việc cho vay vốn của TCTD mà theo
đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng
tài sản cầm cố, thế chấp. Để thực hiện được nguyên tắc hoàn trả khi cho vay
các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Khi cho vay
bảo đảm bằng tài sản song song với hợp đồng vay tín dụng, khách hàng ký
thêm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản. Nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo đảm
bằng tài sản là nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài
sản đảm bảo để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân
hàng. Phổ biến các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay là
cho vay đảm bảo bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản của người vay
hoặc của bên thứ 3 được các TCTD chấp nhận. Các biện pháp đảm bảo tiền
vay thông thường là thế chấp, bảo lãnh, cầm cố…
14


×