Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

VĂN học về yếu tố HUYỀN THOẠI TRONG tác PHẨM MIẾNG DA lừa của HONORÉ DE BALZAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.85 KB, 7 trang )

Về yếu tố huyền thoại trong tác phẩm Miếng da lừa của Honoré De Balzac
Dàn ý
Dẫn nhập
Nội dung
1. Giới thiệu tiểu thuyết Miếng da lừa của Honoré De Balzac
2. Huyền thoại và yếu tố huyền thoại
3. Miếng da lừa như một biểu tượng
4. Cấu trúc huyền thoại trong Miếng da lừa
5. Mối quan hệ giữa huyền thoại và hiện thực trong tác phẩm
Kết luận
Dẫn nhập
Balzac là một đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực, là sự thăng hoa của chuẩn mực truyền
thống. Léon Theoren trong Tổng quan các nền văn học (1969) đã nhấn mạnh sự khách quan hoá hiện
thực ở Balzac và khả năng sáng tạo yếu tố kỳ ảo của nhà văn. Ông cho rằng Balzac đã tạo ra “ một
thế giới vừa phản ánh thế giới hiện tại, lịch sử, vừa tạo ra một sự chuyển hố mang tính huyền
thoại” 1. Lê Ngun Cẩn trong cuốn Phương thức kì ảo trong tiểu thuyết Ban-dắc cũng đã chỉ ra vai
trò quan trọng của những yếu tố kỳ ảo ấy trong nghệ thuật xây dựng truyện và việc thể hiện dục
vọng cá nhân của nhân vật trong bộ Tấn trò đời. Từ những nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau
về Balzac, về huyền thoại và văn học kỳ ảo, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về yếu tố huyền
thoại trong tác phẩm Miếng da lừa của Honoré De Balzac.
Nội dung
1. Giới thiệu tiểu thuyết Miếng da lừa của Honoré De Balzac
Tiểu thuyết Miếng da lừa (1831) là một trong những tác phẩm xuất sắc đầu tiên của Honoré de
Balzac, chấm dứt giai đoạn những tiểu thuyết ly kỳ, kỳ quặc mà sau này tác giả tự mình gọi là thứ
"Văn chương con lợn" và mở đầu bước phát triển mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn sau
mười năm tìm tịi, sáng tạo. Từ đấy Balzac đi hẳn vào con đường lớn của chủ nghĩa hiện thực mà
Miếng da lừa là một trong những mốc đầu tiên.
Tiểu thuyết Miếng da lừa xoay quanh Raphặl de Valentin có tài năng và ước mơ cao đẹp nhưng
bị vùi dập bởi xã hội kim tiền, chạy theo vật chất. Rồi Raphaël nghe theo bạn là de Rastignac lao vào
1 Lê Nguyên Cẩn, Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, tr.34, Nxb. Giáo dục, 1999.



cuộc sống phóng đãng, phù hoa của xã hội thượng lưu. Anh yêu say mê nữ bá tước Foedora, người
đàn bà thời thượng có sắc đẹp và tiền của nhưng lại vơ tình. Cuối cùng anh bị Foedora cự tuyệt và
anh lao vào những cờ bạc cho tới khi hết nhẵn tiền, anh định ra sơng tự tử.
Tình cờ anh được ông lão ở tiệm đồ cổ tặng cho một miếng da lừa thần kỳ. Nó sẽ giúp anh thoả
mãn mọi mong muốn nhưng sẽ nhỏ đi dần đi như cuộc sống của anh sẽ ngắn dần đi. Với miếng da
lừa, Raphặl có được mọi điều mình mong muốn như quyền lực, cuộc sống sung túc, giàu sang, trả
thù đựơc tất cả mọi người và cưới Pauline. Miếng da lừa ngày càng thu nhỏ, Raphaël sống trong lo
sợ về cái chết và tìm cách xa lánh mọi người, khơng ước mơ, không hy vọng. Nhưng miếng da lừa
cũng đã tới giới hạn cuối cùng của nó và trong cơn hoảng loạn, Raphaël đã ước mơ được ân ái với
Pauline và chết trong tay nàng.
2. Khái niệm Huyền thoại và Yếu tố huyền thoại
Từ “huyền thoại” (myth) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là muthos. Muthos có nghĩa đen là lời, lời
nói, câu chuyện, là truyền thuyết, truyền thoại. Theo như phó giáo sư Chu Xn Diên thì: Huyền
thoại thường được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người đã
hình thành và có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào. Cùng với từ “huyền thoại” (myth), cịn có
từ “huyền thoại” (mythology) được dùng để chỉ tổng thể các câu chuyện hàm chứa hệ thống những
quan niệm hoang đường về thế giới.
Khoa học về huyền thoại đã xác nhận sự sáng tạo huyền thoại là hiện tượng quan trọng trong lịch
sử văn hố nhân loại. Ở góc độ tiếp cận huyền thoại như một loại hình nghệ thuật, Yếu tố huyền
thoại được xác định như là những đặc trưng về cách thức miêu tả hệ thống thi pháp huyền thoại, mà
trong đó phương pháp sử dụng những yếu tố kỳ ảo trong việc phát triển nội dung cũng như hình
thức, cấu trúc tác phẩm là cực kỳ quan trọng. Từ việc phát hiện ra những yếu tố của thi pháp huyền
thoại, người đọc có thể khai thác những tầng nghĩa nằm ẩn sâu, khó nhìn thấy trong các sáng tác văn
học.
3. Miếng da lừa như một biểu tượng
Chi tiết quan trọng nhất tạo nên tính chất huyền thoại trong tác phẩm, đúng như tiêu đề của nó,
chính là miếng da lừa. Theo những gì mà lão chủ tiệm đồ cổ kể thì miếng da lừa này do những người
Brachmane1 (Ấn Độ) trao cho ơng ta, nó mang dấu ấn của vua Salomon 2 và một lời nguyền đặc biệt
1 Brachmane: Người trong giai cấp Bàlamôn, cao nhất ở Ấn Độ.

2 Solomon là Vua của Israel và của người Do Thái, con trai vua David. Những người đương thời thán phục
sự khôn ngoan của ơng. Trở nên nổi tiếng nhờ trí tuệ sắc sảo và các phán đoán độc đáo. Các tác phẩm gồm có: Ngụ
ngơn (915 bài thơ), Thày tu và Hát ca. Thời kì ơng trị vì được biết đến như "thời đại hoàng kim của đất nước Israel
thống nhất". trong lịch sử Do Thái ông được xem là một vị qn vương anh hùng, hình tượng của ơng ảnh hưởng rất
lớn đến nền văn học của hậu thế.


cho bất kỳ ai sở hữu nó. Miếng da lừa sẽ làm thỏa mãn mọi ước nguyện của Raphaël, nhưng mỗi lần
được toại nguyện thì miếng da lừa co lại và tuổi đời anh lại giảm đi.
Tại sao đó phải là một miếng da lừa, mà không phải là da của ngựa, bị, hay một lồi vật nào
khác? Đó là bởi miếng da lừa được sử dụng trong tác phẩm của Balzac không phải là một chi tiết
ngẫu nhiên mà nó hàm chứa những ẩn ý có liên hệ mật thiết đến cốt truyện và nhân vật có được nó.
Nếu con lừa đối với chúng ta là biểu tượng của sự ngu dốt, thì đấy chỉ là một trường hợp khu
biệt và phối sinh từ một quan niệm phổ quát hơn, nó biến con vật này, hầu như trên khắp thế gian
thành biểu tượng của bóng tối, thậm chí những xu hướng quái quỷ. Ở Ấn Độ, nó là con vật cưỡi của
thần chết chóc, đặc biệt là thần Nairrita canh gác lãnh địa của người chết, và Kâlarâtri, bình diện
báo ác của Dêvi. Asura Dhenuka cũng có hình dạng một con lừa. (…) Con lừa như là quỷ Satan,
như là con Thú chỉ tính dục, nhục dục, yếu tố, bản năng con người, một cuộc sống diễn ra toàn bộ ở
bình diện trần thế, nhục cảm. Tinh thần cưỡi dắt vật chất, vật chất phải phục tùng nó nhưng đơi khi
vẫn tuột khỏi sự lãnh đạo của nó.1
Tính chất biểu tượng này là tín hiệu báo trước phần nào những chuyển biến trong tính cách và số
phận của Raphặl. Khi trở nên giàu có, những dục vọng thấp hèn trong anh ta trỗi dậy mạnh mẽ
cùng với tính vị kỷ làm khô héo, cằn cỗi tâm hồn con người. Cùng với độ co của miếng da lừa, anh
lại càng co mình thêm vào cái vỏ cứng của chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa vị kỷ lên đến tuyệt đỉnh
khi: Thiên hạ thuộc về anh, anh có thể có tất cả nhưng khơng có muốn gì nữa.”2 bởi anh biết mình
mang bệnh tật hiểm nghèo khơng tránh khỏi cái chết. Và Raphaël, trên thực tế, đã chết về tâm hồn từ
trước khi anh chết về thể xác.
Thỏa mãn đồng thời với hủy diệt chủ nhân của nó, đó là ma lực vô song của miếng da lừa hay
chỉ là “những dị đoan của phương Đơng đã xác định hình thái thần bí và những tính chất ngoa
truyền của cái biểu chương này nó hình dung một uy lực hoang đường?”. Miếng da lừa là hình ảnh

cụ thể hóa cho những dục vọng của con người, mà khi thỏa mãn chúng, thì sự tự hủy diện là một
điều có thể dự báo. Nó hiện diện như một biểu tượng khái quát hóa triết lý cái số phận bi thảm của
con người bị hủy hoại, phá phách, bị xén cắt về nhân phẩm, tư cách cũng như về thể xác, tuổi đời
trong cuộc sống cá nhân vị kỷ chạy theo đồng tiền, chạy theo làm giàu và hưởng lạc.
Như vậy, chi tiết Miếng da lừa, cũng là tên tác phẩm, là một biểu tượng mang sức mạnh thần bí,
đồng thời chứa đựng những triết lý, dự báo cho những biến chuyển của nhân vật và tiến trình cốt
truyện. Những điều ấy đã góp phần tạo nên tính chất huyền thoại của cuốn tiểu thuyết.

1 Alain Gheerbrant, Jean Chevalier, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Lưu Huy Khánh, Nguyễn Xuân
Giao, Phạm Vinh Cư, NXB Đà Nẵng 2002. Tr.543
2 Chương Người đàn bà không tim 4


4. Cấu trúc huyền thoại trong Miếng da lừa
Tính chất huyền thoại có mối liên hệ mật thiết với yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong tác phẩm.
Tz.Todorov trong công trình Dẫn nhập văn học kì ảo1 đã xác định bản chất của cái kì ảo như là sự do
dự (hésitation) của các nhân vật và độc giả giữa những cách giải thích có tính hiện thực và có tính
siêu nhiên trước các sự kiện lạ lùng, theo đó cái kì ảo được quyết định từ yếu tố hình thức - cấu trúc
chứ không phải từ nội dung.2
Kết hợp với những nghiên cứu của V.Propp về truyện cổ tích thần kì, ta thấy được những điểm
tương đồng trong cấu trúc tiểu thuyết Tấm da lừa so với cấu trúc truyện cổ tích, mà ở đó yếu tố kỳ
ảo xuất hiện như một phần của cấu trúc tác phẩm mà người đọc chấp nhận: “người kể cũng như
người nghe không ai coi câu truyện đó có dính dáng gì đến hiện thực”. Mà ở đó, Logic của sự phi lý
cơ sở trên cơ chế của sự lẫn lộn. 3 Ta thấy một Raphặl xuất hiện như một nhân vật chính yếm thế, bị
hắt hủi, trong quá trình diễn biến dẫn đến cái chết, ông lão bán đồ cổ (nhân vật trợ thủ) xuất hiện,
đem đến cho anh miếng da lừa ma thuật (vật báu trợ giúp), từ đó anh sống lại với cuộc đời khác
(motif tái sinh), trả thù và đạt đỉnh cao danh vọng.
Kết thúc tiểu thuyết Miếng da lừa là một đoạn đối thoại mà ở đó người đọc khó có thể xác định
được người/nhân vật phát ngơn với những câu hỏi lặp đi lặp lại về Pauline và Foedora, còn câu trả
lời như là miêu tả, như là lãng quên. Dường như tất cả nội dung ở các chương trước đó chỉ là một

câu chuyện cổ tích được kể lại với ánh lửa bập bùng hay trong ánh đèn khuya trước cơn ngủ. Sự xuất
hiện của miếng da lừa với ma thuật siêu nhiên của nó đã tạo nên tính chất kỳ ảo cho hiện thực. Nó
mang tính chất siêu nhiên, nhưng chưa dừng lại ở đó, cái siêu nhiên muốn trở thành cái kì ảo thì phải
có tác dụng tạo ra hiệu ứng hoang mang cho những người nào đối diện với nó. Đừng trước miếng da
lừa, người ta sẽ khó mà tách biệt đâu là ranh giới giữa hiện thực và kỳ ảo. Liệu miếng da lừa có thực
sự mang sức mạnh siêu nhiên hay tất cả chỉ là sự trùng hợp của hiện thực?
Tuy nhiên, cái kết bi kịch của nhân vật chính đã kéo câu chuyện ra khỏi cơn đắm chìm cổ tích, là
lời nhắc nhở người đọc trở về hiện thực. Rằng, đây khơng phải là một câu chuyện cổ tích, bởi nếu
như vậy, khi truyện khép lại nghĩa là mọi sự kiện đã kết thúc hồn tồn. Trong khi đó, ở truyện kì ảo
hay truyện mang yếu tố kỳ ảo, khép sách lại, độc giả khơng thơi băn khoăn, hoang mang, chính bởi
trong q trình đọc, độc giả ln bị ràng buộc và liên hệ thường xuyên các sự kiện siêu nhiên với
tính hiện thực. Những yếu tố trên là sự phối hợp hài hòa giửa kỳ ảo và hiện thực, giữa tự nhiên với
siêu nhiên, đồng thời tạo nên tính chất huyền thoại không chỉ hiện diện với tư cách chi tiết, tình tiết
1 Tz.Todorov, Introduction à la littérature fantastique (1970)
2 Lê Nguyên Long, Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học, khoavanhoc.edu.vn
3 Milankundera, Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Đà Nẵng, Tr.66.


của nội dung, mà còn gắn liền với yếu tố hình thức - cấu trúc. Đó chính là cấu trúc huyền thoại của
Miếng da lừa.
5. Mối quan hệ giữa huyền thoại và hiện thực trong tác phẩm
Miếng da lừa là một bức tranh xã hội chân thực, sinh động của nước Pháp thế kỷ XIX với những
cảnh cờ bạc, rượu chè, trai gái, nợ nần, kiện tụng, buôn bán, sáng tác văn học, nghiên cứu khoa học,
đầu cơ chính trị... với những người thuộc đủ các tầng lớp từ quý tộc, tư sản, nơng dân, trí thức đến
lưu manh, gái điếm... Honoré de Balzac mượn một yếu tố quái dị để nhấn mạnh và làm nổi bật hơn
nữa chủ đề tiểu thuyết của ơng: đó là sự xuất hiện của lão già bán đồ cổ và miếng da lừa thần bí.
Yếu tố kỳ ảo hay tính chất huyền thoại xuất hiện ở đây khơng hề làm giảm sút tính hiện thực của
tác phẩm bởi nó khơng quyết định sự phát triển của chủ đề, mà nó cũng khơng tách rời nhân vật
chính ra khỏi hồn cảnh xã hội thực tại với tính quy luật trong sự phát triển của nó. Dù có hay khơng
có miếng da lừa, Raphael vẫn được mời dự tiệc, vẫn được thừa kế gia tài..., vẫn bắn trúng địch thủ

trong cuộc đấu súng, trời vẫn cứ đổ cơn mưa xuống đám hội làng... cuộc sống vẫn cứ vận động theo
quy luật khách quan của nó. Cho dù loại bỏ chi tiết kỳ ảo miếng da lừa thì những sự kiện quan trọng
xảy đến với Raphặl vẫn phù hợp theo một logic tự nhiên: Cái chết của anh vì bệnh lao, là hậu quả
của cuộc đời trác táng theo sau một thời gian sống thiếu thốn kham khổ.
Có thể khẳng định rằng, cái kì ảo phải diễn ra trong một mơi trường có tính hiện thực, mà ở đó,
sự tưởng tượng được phép phát triển ồ ạt, và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồ, lưỡng trị được
duy trì như một thủ pháp cấu trúc. Cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với nó, người ta ln có ý thức
về một sự đối lập giữa những cái siêu nhiên hư huyễn với thế giới thực tại. Hình ảnh tấm da lừa có
tính chất hoang đường chẳng những khơng làm giảm mà cịn tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm.
Trái lại, yếu tố kỳ ảo ở đây chính là một phương tiện nghệ thuật được nhà văn xử lý một cách tài tình
để phóng đại, để khái qt hóa, chỉ rõ đầy đủ và sâu xa hơn bản chất của xã hội, của cuộc sống
đương thời, do đó mà cuốn tiểu thuyết càng có sức thuyết phục mạnh hơn.

Kết luận
Tiểu thuyết Miếng da lừa cùng với một loạt tác phẩm khác xuất hiện khoảng những năm 1830 1831 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong phương pháp sáng tác của Honoré de Balzac.
Yếu tố kỳ ảo nói riêng hay tính chất huyền thoại nói chung là một thủ pháp quan trọng mà Balzac sử
dụng trong việc tô đậm hiện thực, mà Miếng da lừa là một ví dụ điển hình. Cho dù yếu tố kỳ ảo giữ
một vị trí quan trọng, nhưng trong những tác phẩm sau này, nó sẽ ít được ơng dùng đến hơn. Ở
Miếng da lừa, người ta thấy rõ ràng hơn hết những dấu hiệu chuyển biến của nhà văn từ phong cách


lãng mạn ban đầu sang bước trưởng thành, già dặn của một nhà hiện thực chủ nghĩa lớn: Honore De
Balzac là cột mốc đồ sộ và quan trọng trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa hiện thực, của lĩnh vực
tiểu thuyết.


Tài liệu tham khảo:

Alain Gheerbrant, Jean Chevalier, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Lưu Huy Khánh, Nguyễn
Xuân Giao, Phạm Vinh Cư, NXB Đà Nẵng 2002.

Chu Xuân Diên, Giáo trình Huyền thoại và văn học, ĐhKHXH&NV.
Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB ĐhQG HN, 2001.
Đỗ Đức Dục, Honore De Balzac, Một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, NXB Hải Phòng, 2002.
E.M. Meletinski, Thi pháp của huyền thoại, NXB ĐhQG HN, 2004
Honore De Balzac, Miếng Da Lừa, Trọng Đức dịch, NXB Văn Học, 2004.
Lê Nguyên Cẩn, Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb. Giáo dục, 1999.
Milankundera, Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Đà Nẵng.
Stefan Zweig, Ba bậc thầy Đôxtôievxki- Banzăc- Đickenx, Nguyễn Dương Khư dịch, NXB Giáo
Dục, 1996.
Thái Thu Lan, Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Giáo Dục, 2001.
Nguồn Internet:
Chu Xuân Diên, Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn
học, vanhocviet.org
Lê Nguyên Long, Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học,
khoavanhoc.edu.vn
Prierre Maranda, Huyền thoại là gì?, La Mai Thi Gia dịch, khoavanhoc.edu.vn



×