Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG NHẠN

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG NHẠN

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN
Mã số : 834.03.01

Ng

ng



n

: TS. ĐỒN THỊ NGỌC TRAI

Đà Nẵng - Năm 2019



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
6. Bố cục đề tài ............................................................................................ 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ L

LUẬN V ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ

CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO ................. 9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm công bố thông tin ............................................................. 9
1.1.2. Vai trị của cơng bố thơng tin .......................................................... 10
1.1.3. Yêu cầu về công bố thông tin ......................................................... 11
1.2. TỔNG LƯỢC VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO ............................ 13
1.2.1. Công bố thông tin rủi ro ................................................................. 13

1.2.2. Các phương pháp đo lường công bố thông tin rủi ro ...................... 15
1.3. CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO CỦA DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................... 17
1.3.1. Quản trị công ty............................................................................... 17
1.3.2. Các lý thuyết nền tảng ..................................................................... 22
1.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến việc công
bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp ............................................................. 24


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 28
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 29
2.1. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................... 29
2.1.1. Quy mô của HĐQT (BSIZE) .......................................................... 30
2.1.2. Mức độ độc lập của thành viên HĐQT (B-IND) ............................ 30
2.1.3. Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm GĐĐH (DUAL) ............................... 31
2.1.4. Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (WOM) ...................................... 31
2.1.5. Tỷ lệ cổ đơng sở hữu nước ngồi (FO) .......................................... 32
2.1.6. Tuổi bình quân của thành viên HĐQT(B-AGE)............................. 33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 33
2.2.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 33
2.2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 35
2.2.3. Đo lường biến phụ thuộc................................................................. 37
2.2.4. Đo lường biến độc lập ..................................................................... 39
2.2.5. Đo lường biến kiểm soát ................................................................. 42
2.2.6. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 48
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CBTTRR CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI ................ 48

3.1.1. Thống kê mô tả ............................................................................... 48
3.1.2. Đánh giá mức độ CBTTRR ............................................................ 49
3.2. CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CBTTRR ............................................................................... 49
3.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập .................................................... 50
3.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình ........................ 53
3.2.3. Phân tích mơ hình hồi quy .............................................................. 57


3.2.4. Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................... 62
3.2.5. Kiểm định tự tương quan ................................................................ 63
3.2.6. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư........................................ 63
3.2.7. Kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính ........................................... 65
3.2.8. Đánh giá kết quả nghiên cứu ......................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 70
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ............................ 71
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 71
4.1.1. Về mức độ độc lập của thành viên HĐQT ...................................... 72
4.1.2. Về sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và GĐĐH ........................ 72
4.1.3. Về tỷ lệ thành viên nữ có trong HĐQT .......................................... 73
4.1.4. Về tỷ lệ sở hữu nước ngoài ............................................................. 73
4.1.5. Các kiến nghị khác .......................................................................... 74
4.2. KẾT LUẬN .............................................................................................. 77
4.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 77
4.2.2. Hạn chế............................................................................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO Đ TÀI LUẬN VĂN (Bản s


)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BTC

: Bộ tài chính

CBTT

: Cơng bố thơng tin

CBTTRR : Cơng bố thơng tin rủi ro
DN

: Doanh nghiệp

GĐĐH

: Giám đốc điều hành

HĐQT

: Hội đồng quản trị

QTCT


: Quản trị công ty

SGD

: Sở giao dịch

TTCK

: Thị trường chứng khoán


DANG MỤC CÁC BẢNG
Số

ệu

Tên bảng

bảng
1.1.
2.1.
2.2.
3.1.

Tổng hợp các nghiên cứu
Các phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin
rủi ro
Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình
Bảng thống kê mô tả biến số câu chứa thông tin rủi ro

trong báo cáo thường niên

Trang
26
38
41
48

3.2.

Thống kê mô tả các biến độc lập

50

3.3.

Kết quả phân tích tương quan lần 1

54

3.4.

Kết quả phân tích tương quan lần 2

56

3.5.

Kết quả mơ hình hồi quy lần 1


58

3.6.

Kết quả mơ hình hồi quy lần 2

59

3.7.

Mức độ tác động các biến

61

3.8.

Độ phù hợp của mơ hình

61

3.9.

Phân tích phương sai

62

3.10.

Kiểm tra đa cộng tuyến


63

3.11.

Tổng hợp các kết quả phân tích mơ hình hồi quy

65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

ệu

hình

Tên hình

Trang

3.1.

Tỷ lệ Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ (%)

51

3.2.

Số lượng nữ trong HĐQT của các doanh nghiệp


52

3.3.

Tỷ lệ Cơng ty kiểm tốn Big4 (%)

53

3.4.

Đồ thị Histogram tần số của phân tư chuẩn hóa

64

3.5.

Đồ thị P-P plot của phần dư hóa chuẩn hồi quy

64

3.6.

Đồ thị phân tán Scatterplot

65

3.7.

Kết quả mơ hình nghiên cứu


66


1

MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách
mạnh mẽ với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thương mại khu
vực, tồn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành
mạnh với các cơng ty nước ngồi cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việc
một cơng ty có một hệ thống quản trị cơng ty tốt là điều rất quan trọng. Với
thực trạng và xu hướng ngày càng gia tăng về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền
hạn của các cấp quản lý của công ty để thu lợi cá nhân trong khoảng thời gian
gần đây, các nghiên cứu về quản trị công ty luôn luôn có một vai trị quan
trọng nhất định, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và công chúng.
Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh,
nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài
sản , nâng cao uy tín của cơng ty đối với các khách hàng, nhà đầu tư và các cơ
quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi
các đặc điểm quản trị khác nhau. Bởi vậy, để có những chính sách và chiến
lược đúng đắn các nhà lãnh đạo phải nắm rõ những đặc điểm ảnh hưởng này,
mức độ và xu hướng tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của mình.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở chứng khốn Hà Nội nói riêng ln mong muốn gia tăng về quy mơ vì
vậy rủi ro cũng gia tăng tỷ lệ với quy mô. Trong bối cảnh ngày nay các nhà

đầu tư, cổ đông và các bên liên quan khác có quyền mong muốn được biết tất
cả các thơng tin rủi ro và quản lý rủi ro của doanh nghiệp để ra các quyết định
liên quan. Nghiên cứu về quản trị doanh nghiêp liên quan đến thông tin rủi ro
và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội


2

cho đến nay chưa được thực hiện. Chính vì vậy việc đánh giá ảnh hưởng của
quản trị doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có ý nghĩa đối với
khơng chỉ đơn vị lập báo cáo, người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến cơ quan
quản lý nhà nước. Xuất phát từ ý nghĩa trên, nghiên cứu này nhằm đánh giá
mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty đến đến việc công bố thông tin của
các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội.
Mức độ công bố thông tin rủi ro trên thị trường chứng khốn Hà Nội
quy mơ cịn nhỏ hẹp, thêm vào đó đây vẫn là lĩnh vực hoạt động cịn mới mẻ,
khơng những đối với người đầu tư, đối tượng người sử dụng thông tin, mà với
ngay cả các tổ chức tham gia thị trường với tư cách là chủ thể cơng bố thơng
tin. Vì vậy, trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán Hà Nội hiện nay,
nhu cầu hồn thiện thơng tin kế tốn do các doanh nghiệp công bố là cấp thiết
và thực tiễn, việc nâng cao mức độ công bố thông tin (CBTT) kế tốn thơng
qua các nhân tố tác động có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Hà Nội, giúp cho các tổ chức, các nhà điều hành
thấy nhân tố nào tác động đến thơng tin rủi ro của doanh nghiệp để có thể có
những quy định phù hợp và khả thi.
Từ những lý do trên, để làm rõ hơn các nhân tố quản trị công ty ảnh
hưởng như thế nào đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp ,
tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công
bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

Hà Nội ” để làm luận văn cao học.
2. Mụ t êu ng ên ứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh của quản trị công ty đến mức độ
công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội, xác định hướng và mức độ tác động của các nhân tố này đến


3

việc công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp.
3. Đố t ợng và p ạm v ng ên ứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của
các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội
b. Phạm vi nghiên cứu:
Các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, thời gian
nghiên cứu được giới hạn trong năm 2017
4. P

ơng p áp ng ên ứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đầu tiên tác giả
tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu đã được
thực hiện trước đó cả trong và ngồi nước về mối quan hệ giữa quản trị công
ty và mức độ công bố thông tin rủi ro của các cơng ty niêm yết. Sau đó tác giả
lựa chọn các công ty niêm yết vào mẫu nghiên cứu, thu thập báo cáo thường
niên của các công ty niêm yết trên Sở chứng khoán Hà Nội, xác định và thu
thập các nhân tố thuộc quản trị cơng ty có ảnh hướng đến mức độ công bố
thông tin rủi ro, thiết lập giả thuyết nghiên cứu.Luận văn sử dụng phương
pháp phân tích nội dung để đo lường mức độ công bố thông tin rủi ro của

doanh nghiệp niêm yết. Sau đó, tác giả sử dụng mơ hình hồi qui đa biến để
phân tích và rút ra kết luận về tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty
đến mức độ công bố thông tin rủi ro.
5.

ng ĩ

và t ự t ễn ủ đề tà

Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa
học cũng như thực tiễn:
Về mặt khoa học: Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp được
lý thuyết về quản trị công ty và thông tin rủi ro của doanh nghiệp, cũng như
ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của


4

doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của quản trị
công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp. Từ đó,
đưa ra những gợi ý trong việc xây dựng quyết định, chính sách về quản trị
cơng ty nhằm nâng cao tính trung thực và chất lượng trong cơng bố thơng tin
rủi ro của doanh nghiệp.
6. Bố ụ đề tà
Ngồi phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận
văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ của quản trị công ty và thông
tin rủi ro của doanh nghiệp
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận
7. Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Ảnh hưởng của quản trị công trị đến mức độ công bố thông tin rủi ro đã
và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên đến thời điểm
hiện tại theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu trong nước chính thức
nào về ảnh hưởng của quản trị cơng ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro
của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Al­Maghzom, Abdullah, Hussainey, Khaled and Aly, (2016) đã nghiên
cứu các yếu tố quản trị doanh nghiệp và nhân khẩu học ảnh hướng đến quyết
định công bố thông tin rủi ro tự nguyện của các ngân hàng niêm yết ở Saudi
Arabia. Trong nghiên cứu này tác giả đã đo lường mức độ công bố thông tin
tự nguyện của 12 ngân hàng niêm yết của Saudi trong khoảng thời gian từ
năm 2009-2013. Họ đã tiến hành phân tích nội dung của các báo cáo hàng
năm của các ngân hàng để đo lường mức độ công bố thông rủi ro trong tất cả


5

các ngân hàng niêm yết của Saudi bằng cách đếm số từ liên quan đến rủi ro
trong các báo cáo hàng năm để nghiên cứu tác động của các yếu tố quản trị
công ty và nhân khẩu học ảnh hưởng đến nó. Kết qủa cho thấy quyền sở hữu
bên ngồi, các cuộc họp của ủy ban kiểm tốn, giới tính, quy mô, lợi nhuận và
quy mô hội đồng quản trị là những yếu tố chính quyết định các hoạt động
cơng bố rủi ro tự nguyện tại các ngân hàng niêm yết của Saudi. Phần còn lại
của các biến độc lập của cả cơ chế quản trị doanh nghiệp và đặc điểm nhân
khẩu học có mối tương quan khơng đáng kể với thực tiễn công bố rủi ro tự
nguyện tại các ngân hàng niêm yết của Saudi.
Lajili, Zeghal ( 2009) đã nghiên cứu cách công bố thông tin rủi ro trong
các báo cáo hàng năm của Canada với mẫu nghiên cứu là 300 công ty. Nghiên

cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung tập trung vào khối lượng và
cường độ tiết lộ bằng cách sử dụng số lượng từ và câu có liên quan đến các
loại rủi ro và danh mục phụ khác nhau trong các báo cáo thuyết minh tài
chính hoặc trong phần thảo luận và phân tích rủi ro của các cơng ty. Các trích
dẫn thường xun nhất là loại rủi ro là rủi ro tài chính, rủi ro hàng hóa và thị
trường (rủi ro kinh doanh). Phân tích nội dung các nguồn rủi ro và kỹ thuật
quản lý rủi ro được tiết lộ bởi mẫu của các công ty trong nghiên cứu này cung
cấp những hiểu biết về bản chất của rủi ro mà các công ty phải đối mặt và các
biện pháp khắc phục được thực hiện bởi ban quản lý để giảm thiểu các tác
động tiêu cực tiềm ẩn của những rủi ro đó.
Elgammal, Hussainey, Ahmed (2018) đã nghiên cứu tác động của quản
trị doanh nghiệp đối với việc công bố thông tin rủi ro ở Qatar từ năm 20082014. Trong nghiên cứu này tác giả đã đo lường mức độ công bố thông tin
trong các báo cáo hàng năm của 35 công ty tại Qatar. Họ đã tiến hành phân
tích các thơng tin rủi ro trên báo cáo hàng năm bằng cách xác định số lượng
câu chứa ít nhất một từ “ rủi ro” và các yếu tố quản trị công ty như: tỷ lệ sở


6

hữu nước ngồi, quy mơ HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều
hành, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và GĐĐH. Kết quả của nghiên cứu
cho rằng các cơng ty có tỷ lệ sở hữu nước ngồi cao hơn tiết lộ nhiều thông
tin rủi ro hơn; ngược lại, quy mơ doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến công
bố thông tin rủi ro và mối quan hệ tiêu cực giữa công bố rủi ro và cả số lượng
thành viên không điều hành của hội đồng quản trị. Nghiên cứu này sẽ giúp
người dùng báo cáo hàng năm của công ty ở Qatar hiểu được các thông tin rủi
ro được công bố . Điều này sẽ giúp các cơ quan quản lý thiết lập một bộ quy
tắc công bố hợp lý. Hơn nữa, nghiên cứu này làm tăng hiểu biết về hành vi
của các nhà đầu tư quốc tế và đặc điểm của hội đồng quản trị (tức là quy mô
hội đồng quản trị) trong việc thúc đẩy rủi ro và tiết lộ về phía trước trong các

cơng ty Qatar. Tuy nhiên, khoảng trống trong nghiên cứu này là sự hạn chế về
dữ liệu quản trị doanh nghiệp của các công ty Qatar trước năm 2012 dẫn đến
việc loại bỏ một số cơng ty khỏi phân tích và kết thúc với một số lượng nhỏ
các quan sát. Hạn chế thứ hai là nghiên cứu các yếu tố quyết định cơng bố
thơng tin nhưng nghiên cứu bỏ qua khía cạnh nhu cầu của truyền thơng tài
chính (nghĩa là tác động của việc tiết lộ đối với các bên liên quan).
Nghiên Cứu của Abraham, Cox (2007) đã đánh giá các tác động của
quyền sở hữu, quản trị đến mức độ công bố các thông tin rủi ro của các
công ty ở Anh. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan
hệ giữa các thông tin rủi ro trong các báo cáo hàng năm của các công
ty và quyền sở hữu, quản trị công ty bằng việc nghiên cứu 71 công ty
niêm yết ở Anh năm 2002. Bên cạnh đó nghiên cứu đã điều tra riêng về
các khía cạnh kinh doanh, tài chính và kiểm sốt nội bộ của báo cáo rủi ro
tương ứng với ba loại hướng dẫn báo cáo rủi ro ở Anh cho thấy mơ hình
thơng tin rủi ro trong báo cáo hàng năm có thể phụ thuộc vào hình thức quy
định báo cáo. Kết quả cho thấy báo cáo rủi ro của doanh nghiệp có ảnh


7

hưởng tiêu cực đến quyền sở hữu cổ phần của các tổ chức và nghiên cứu cho
rằng các loại giám đốc hội đồng quản trị khác nhau, với cả số lượng giám đốc
điều hành và số lượng giám đốc độc lập liên quan tích cực đến mức độ báo
cáo rủi ro doanh nghiệp. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích nội dung
làm phương tiện điều tra sự thay đổi về mức độ báo cáo rủi ro giữa các công
ty mẫu và chọn phương pháp đếm số từ trong câu chứa thơng tin rủi ro làm
đơn vị mã hóa.
Helbok và Wagner (2006) đã phân tích các xu hướng và yếu tố quyết
định công bố rủi ro hoạt động trong các báo cáo hàng năm của 59 tổ chức tài
chính từ Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Âu trong giai đoạn 1998-2001. Họ đã

nghiên cứu mức độ công bố thông tin rủi ro ở cả hai mức độ (được đo bằng số
lượng từ và số trang) và nội dung (được đo bằng chỉ số công bố rủi ro hoạt
động). Họ cũng tìm thấy bằng chứng rằng các tổ chức tài chính có tỷ lệ vốn
thấp hơn và tỷ lệ sinh lời có nhiều khả năng tiết lộ thơng tin chi tiết về rủi ro
hoạt động trong các báo cáo hàng năm của họ.
Achmad, Faisal, Oktarina (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến CBTT tự nguyện. Đây là nghiên cứu những ảnh hưởng của quản trị doanh
nghiệp và đặc điểm công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công
ty niêm yết công khai ở Indonesia năm 2013 với 118 báo cáo hàng năm được
phân tích. Bằng cách nghiên cứu phân tích nội dung kết hợp với thống kê mô
tả tác giả đã chỉ ra rằng mức độ công bố rủi ro của các công ty ở Indonesia
cịn thấp. Kết quả phân tích thống kê đã cung cấp bằng chứng quy mơ cơng ty
kiểm tốn, quy mô của công ty và hiệu quả hoạt động tài chính là yếu tố
khuyến khích các cơng ty cơng bố thông tin rủi ro trong báo cáo thường niên.
Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về quản trị doanh
nghiệp và vai trị trong việc khuyến khích các công ty để tiết lộ thông tin rủi
ro nhiều hơn.


8

Hiện nay các nghiên cứu về mức độ công bố thơng tin rủi ro của các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn rất ít, đa số là các nghiên cứu về cơng
bố thơng tin nói chung. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Cường và Võ
Hòang Tùng (2018) tập trung nghiên cứu về công bố thông tin quản lý rủi ro
của các cơng ty tài chính. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy các
doanh nghiệp tài chính có quy mơ càng lớn, được kiểm tốn bởi các cơng ty
kiểm tốn thuộc Big 4, có tỷ lệ thành viên HĐQT khơng tham gia điều hành
càng cao và có chủ tịch HĐQT khơng kiêm nhiệm GĐĐH thì mức độ công bố
thông tin rủi ro của doanh nghiệp càng cao. Đối với các cơng ty phi tài chính

thì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Điều này đã thúc đẩy tác giả đi
đến nghiên cứu “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông
tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở chứng khốn Hà Nội” và tập trung
vào các cơng ty phi tài chính để bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu này.


9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ L LUẬN V ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO
1.1. NHỮNG VẤN Đ

CƠ BẢN V

CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA

DOANH NGHIỆP
1.1.1. K á n ệm ông bố t ông t n
Theo sổ tay công bố thông tin dành cho các cơng ty niêm yết của Sở
giao dịch chứng khốn Hà Nội (2013): “Công bố thông tin được hiểu là
phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thơng tin một cách cơng
bằng, chính xác và đồng thời.”
Công bố thông tin của công ty được coi là một trong những yếu tố cơ
bản quan trọng nhất giúp quản trị tốt công ty. Thông tin đầy đủ giúp giảm
thiểu thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể bên trong và bên ngồi cơng ty,
cho phép các nhà đầu tư đánh giá được năng lực cơng ty. Để thị trường chứng
khốn hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ

để ra các quyết định phù hợp. Với thông tin được cung cấp, các nhà đầu tư có
cơ sở để đánh giá hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty; xác định
được triển vọng, cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Nếu
thông tin bất cân xứng (các bên tham gia vào giao dịch có thơng tin khơng
đầy đủ) có tác động tiêu cực tới hoạt động bình thường của thị trường tài
chính.
Dựa vào tính pháp lý CBTT gồm CBTT bắt buộc, CBTT tự nguyện
CBTT bắt buộc là những thông tin được công bố phải được yêu cầu bởi
luật pháp hoặc các quy định của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Những thơng
tin được cơng bố phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo những văn bản quy


10

định của pháp luật có liên quan như: luật Doanh nghiệp, các chuẩn mực kế
toán, các quy định của Ủy ban chứng khốn. Các thơng tin này có thể được
cơng bố định kỳ và thường xuyên.
CBTT tự nguyện là việc trình bày các thơng tin bổ sung ngồi những
u cầu bắt buộc, bao gồm các thơng tin kế tốn và các thông tin khác mà nhà
quản lý cho là đáp ứng nhu cầu của các bên sử dụng thông tin như: các
chuyên gia phân tích tài chính, các nhà đầu tư, …. Nhằm mục đích giảm bất
cân xứng thơng tin giữa các nhà quản lý- nhà đầu tư và cung cấp thơng tin
nhằm giải thích u cầu của các bên liên quan khác nhau. Hiện nay các công
ty đang được khuyến khích tăng CBTT tự nguyện vì các thơng tin này đang
nhận được nhiều sự quan tâm của các đối tượng sử dung thơng tin.
1.1.2. V

trị ủ

ơng bố t ơng t n


CBTT là một trong những yếu tố có vai trị quan trọng của TTCK.
Thơng tin được cơng bố là cơ sở cho các quyết định của nhà đầu tư. Hoạt
động CBTT có vai trị quan trọng đối với tổ chức cá nhân và các đối tượng sử
dụng thông tin, có tác đụng thúc đẩy TTCK phát triển.
Giúp cho các DN CBTT một cách chính xác. Thơng tin cơng bố ra chủ
yếu phục vụ các nhà đầu tư và từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư mới trong
tương lai. Thông tin được công bố định kỳ và bất thường giúp các nhà đầu tư
có cái nhìn đầy đủ và chính xác từ đó đưa ra các quyết định sự lựa chọn đúng.
Đồng thời, công bố thông tin còn được hiểu là cách thức để thể hiện sự
minh bạch của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông và công
chúng đầu tư trong việc tiếp cận thơng tin một cách kịp thời và chính xác.
Việc cơng bố thơng tin đầy đủ chính xác và kịp thời trên TTCK có vai trị
quan trọng khơng chỉ đối với DN, cơng chúng đầu tư mà cịn đối với cơ quan
quản lý.


11

1.1.3. Yêu ầu về ông bố t ông t n
a. u cầu thơng tin kế tốn
Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 01( VAS 01) việc thơng tin kế
tốn phải đáp ứng được đồng thời các yêu cầu sau:
- Trung thực: Các thơng tin và số liệu kế tốn phải được ghi chép và
báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về
hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan: Các thơng tin và số liệu kế tốn phải được ghi chép và
báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, khơng bị bóp méo.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ
kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót.

- Kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế tốn trình bày trong báo cáo tài
chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được
hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế tốn ở mức
trung bình. Thơng tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải
được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh: Các thơng tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi
tính tốn và trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải
trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so
sánh thơng tin giữa các kỳ kế tốn, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thơng tin
thực hiện với thơng tin dự tốn, kế hoạch.
b. Cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính
BCTC là hệ thống các bảng biểu, mơ tả thơng tin về tình hình tài chính,
kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là những


12

báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng
như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói
theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày
khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan
tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức
năng,…)
Bên cạnh chuẩn mực 01 về CBTT thì chuẩn mực 21 về trình bày báo
cáo tài chính cũng quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung
về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, u cầu, nguyên tắc
lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.

Yêu cầu về lập báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình
hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh
nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải
được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế
toán và các quy định có liên quan hiện hành.
- Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là
báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với
chuẩn mực và chế độ kế tốn Việt Nam nếu báo cáo tài chính tn thủ mọi
quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực
hiện chuẩn mực kế tốn Việt Nam của Bộ Tài chính.
c. u cầu cơng bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết
Các yêu cầu về CBTT được thực hiện theo Thông tư 155/2015/ TTBTC đã quy định các nguyên tắc CBTT việc CBTT phải đảm bảo tính đầy đủ,
chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật, hoạt động CBTT phải do
Giám đốc hoặc người ủy quyền CBTT thực hiện, Giám đốc hoặc Tổng Giám


13

đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền và
phải chịu trác nhiệm về nội dung được cơng bố (Bộ tài chính 2015).
1.2. TỔNG LƯỢC V CƠNG BỐ THƠNG TIN RỦI RO
1.2.1. Cơng bố t ông t n rủ r
Công bố thông tin rủi ro là việc công bố, minh bạch các thông tin rủi ro
của doanh nghiệp trên báo cáo thường niên. Các thông tin rủi ro được công bố
là những thông tin chính xác.
Thơng tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Bộ tài
chính đã ban hành hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày
báo cáo tài chính và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính và được

áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại
Việt Nam có các giao dịch liên quan đến cơng cụ tài chính. Thơng tư này
nhằm mục đích hướng dẫn thuyết minh về cơng cụ tài chính để giúp cho
người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá sự ảnh hưởng của cơng cụ tài chính
đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị; Đánh giá bản chất
cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ cơng cụ tài chính và cách thức
quản trị rủi ro của đơn vị. Vậy thông tin rủi ro là gì?
Cơng bố TTRR (RD) là việc cơng bố bất kỳ thơng tin định lượng hoặc
định tính nào về rủi ro mà công ty phải đối mặt (Linsley và Shrive, 2006;
Elbannan và Elbannan, 2015). Ví dụ về những rủi ro này bao gồm rủi ro tài
chính như lãi suất, tỷ giá hối đoái và rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt động như
sự khơng hài lịng của khách hàng hoặc lỗi sản phẩm hoặc dịch vụ; và các rủi
ro chiến lược như đối thủ cạnh tranh và rủi ro liên quan đến ngành (Linsley và
Shrive, 2006).
Nội dung của CBTTRR bao gồm: Nhận diện các loại rủi ro của doanh
nghiệp; Cách thức đô lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình; các chính sách, cơng


14

cụ, biện pháp để hạn chế giảm thiểu các rủi ro đó.
Cơng bố thơng tin rủi ro thường cơng bố các loại rủi ro tài chính mà
doanh nghiệp hay gặp phải. Có ba loại rủi ro tài chính chủ yếu: tín dụng thị
trường và thanh khoản. Những rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh sản
xuất, kinh doah, tài chính như việc đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, tài chính
doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và thương mại quốc tế. Các rủi ro này
thường biến động với nền kinh tế.
a. Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng xuất hiện khi một khoản đầu tư mất
đi giá trị do sự suy giảm tiềm lực tài chính của công ty. Rủi ro vỡ nợ liên quan

đến sự suy yếu tài chính và khả năng thanh tốn lãi suất cho cổ đông, cuối
cùng dẫn đến sự sụp đổ của cơng ty. Rủi ro tín dụng cao liên quan đến đầu tư
chứng khoán hoặc cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ làm cho mức lãi suất
tăng cao nhằm bù đắp cho việc thanh tốn trễ.
Trong rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro lãi suất: Điều kiện kinh tế gây ra
rủi ro lãi suất. Khi chính phủ xác định nền kinh tế gần chạm mức lạm phát, họ
sẽ thiết lập chính sách tiền tệ chặt chẽ. Điều này bao gồm việc loại bỏ đồng
tiền ra khỏi hệ thống và tăng lãi suất. Lãi suất cao làm cho giá trị thị trường
của trái phiếu giảm. Khi nền kinh tế đang suy thối, chính phủ sẽ lập chính
sách tiền tệ mở rộng, bổ sung thêm tiền vào hệ thống và hạ lãi suất. Hình thức
rủi ro lãi suất này chủ yếu ảnh hưởng đến các ngân hàng bởi vì họ nhận được
số tiền họ cho vay thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi và tiết kiệm.
b. Rủi ro thì trường: Rủi ro thị trường xảy ra khi một sự kiện tiêu cực
gây ra hàng loạt phản ứng trên thị trường. Những thay đổi trong nền kinh tế,
báo cáo thu nhập từ các công ty lớn ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu
tư và tùy thuộc vào việc bạn sở hữu cổ phiếu ngắn hạn hay dài hạn, bạn sẽ
được trải nghiệm rủi ro thị trường.
c. Rủi ro thanh khoản: Một số khoản đầu tư khơng có tính thanh khoản


15

chẳng hạn như việc mua bán các cổ phiếu không giao dịch giữa các cá nhân.
Những khoản đầu tư khác như việc phát hành cổ phiếu giao dịch công khai,
chúng khơng dễ dàng thực hiện việc bn bán vì khơng được giao dịch hàng
ngày và nhiều người không quan tâm đến chúng. Các trường hợp dẫn đến rủi
ro thanh khoản khác như một công ty bị đồn đang trên bờ vực phá sản cũng
như các yếu tố tiêu cực khác. Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến giá trị cổ
phiếu và khả năng giao dịch cổ phiếu.
1.2.2. Cá p


ơng p áp đ l

ng ông bố t ông t n rủ r

a. Phương pháp tiếp cận theo hướng chủ quan
Hai phương pháp chính được sử dụng trong loại chủ quan để đo lường
Công bố thông tin là Phỏng vấn và Bảng câu hỏi (thường hay gọi là Điều tra)
được thực hiện bởi một vài tác giả Hassan và Marston (2010), với mục đích
cung cấp sự đánh giá cho các chuyên gia hoặc những đối tượng muốn biết về
mức độ CBTT của những doanh nghiệp cụ thể.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi địi hỏi người sử
dụng thơng tin ( nhà quản lý, nhà đâu tư, chuyên gia phân tích, khách
hàng,…) phải có hiểu biết nhất định về các khoản mục được công bố.

Lang

và Lundholm (1993) đã chỉ ra rằng cơng ty nào CBTT nhiều hơn sẽ có nhiều
chun gia phân tích hỗ trợ hơn và có sự sai sót ít hơn khi dự báo lợi nhuận.
Điều này lý giải tại sao sự CBTT nhiều hơn sẽ giúp cho các nhà chuyên gia
phân tích chính xác hơn bởi họ có nhiều thơng tin hơn để thực hiện (Healy và
Papelu, 2001).
b. Phương pháp tiếp cận theo hướng khách quan
 Phương pháp phân tích văn bản
Krippendorff (1980) đã định nghĩa phương pháp này bao gồm một loạt
quá trình thu thập và tổ chức thơng tin theo một mẫu tiêu chuẩn hóa cho phép
nhà phân tích có thể phân tích, suy luận về những đặc tính và ý nghĩa của


16


thông tin ghi nhận. Để đảm bảo kết quả phân tích có ý nghĩa thì q trình
phân loại này phải đáng tin cậy ( những người khác nhau mã hóa văn bản phải
theo các cách giống nhau) và có giá trị.
Phương pháp liệt kê tất cả các mục, nhóm dữ liệu được công bố, đếm
số lượng từ, câu bao gồm trong các báo cáo thường niên. Đếm là một phương
pháp trực tiếp để đo lường mức độ CBTTRR. Nó có hiệu quả khi đo lường số
lượng hơn chất lượng. Mức độ CBTT được đo lường đơn giản bằng cách đếm
các từ hoặc câu có liên quan đển rủi ro trước khi chuyển đổi số này thành
logarit tự nhiên.
Khi sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản, tổng số thơng tin có thể được
đo bằng cách tham chiếu đến các thơng tin cần phải công bố của một công ty,
để đếm số lượng thơng tin sẵn có về một chủ đề cụ thể, số lượng từ và số
lượng câu.
 Phân tích sự kiện
Phương pháp thứ hai được sử dụng để đo lường CBTT là phân tích các
sự kiện đặc biệt là đối với những thông tin nhất định được công bố định kỳ và
phân tích những tin tức có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến mức độ cơng
bố. Một số nghiên cứu về CBTT tự nguyện dựa vào tần xuất sự kiện được báo
cáo hay công bố ra công chúng. Phương pháp này ít được sử dụng trong các
nghiên cứu so với phương pháp phân tích tài liệu (Textual analysis) và
phương pháp sử dụng chỉ số CBTT (Disclosure indexes).
 Sử dụng chỉ số công bố thông tin
Là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong các
nghiên cứu kế toán để đo lường mức độ cung cấp thông tin. Chỉ số CBTTRR
là thước đo thể hiện mức độ CBTTRR do doanh nghiệp cơng bố, có thể là
TTRR bắt buộc hoăc TTRR tự nguyện được tính tốn trên cơ sở các yếu tố cụ
thể được quan sát dựa trên nhiều nguồn thông tin cụ thể.



×