Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Bảo vệ quyền của người lao động đáp ứng yêu cầu của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.2 MB, 177 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ðỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ðỘNG ðÁP ỨNG YÊU
CẦU CỦA HIỆP ðỊNH ðỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Mã số: T2019 – 04 - 48

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ. Trần Tuấn Sơn
ðơn vị chủ trì: Khoa Luật – Trường ðại học Kinh tế

ðà Nẵng, tháng 12 năm 2019


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ðỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ðỘNG ðÁP ỨNG YÊU
CẦU CỦA HIỆP ðỊNH ðỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Mã số: T2019 - 04 - 48

Xác nhận của Trường

Chủ nhiệm đề tài



(ký, họ tên, đóng dấu)

ðà Nẵng, tháng 12 năm 2019

(ký, họ tên)


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

TT

Họ và tên/ðơn vị

1

Th.S Trần Tuấn Sơn (Chủ nhiệm) - Khoa Luật, Trường ðại học Kinh tế - ðại
học ðà Nẵng

2

Th.S Lê Thị Hoàng Minh (Thư ký) - Khoa Luật, Trường ðại học Kinh tế
- ðại học ðà Nẵng

DANH SÁCH ðƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

TT

Tên đơn vị phối hợp chính


1

Khoa Luật, Trường ðại học Kinh tế - ðại học ðà Nẵng

2

Tổng Liên ñoàn Việt Nam

3

Vụ pháp chế – Bộ Lao ñộng, Thương binh và Xã hội

4

Vụ pháp chế - Bộ Công Thương


MỤC LỤC
A. MỞ ðẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
6. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu ............................................................6
7. ðóng góp khoa học và thực tiễn của ñề tài ....................................................6
B. NỘI DUNG............................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ðẾN ðỀ TÀI..............................................................................................................7
1.1. Các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài .................................................7

1.1.1. Một số cơng trình khoa học trong nước....................................................7
1.1.1.1. Nhóm các cơng trình khoa học có nội dung nghiên cứu về bảo vệ
quyền con người tạo nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu một số vấn ñề lý luận
và thực tiễn về bảo vệ quyền của NLð .......................................................................7
1.1.1.2. Nhóm các cơng trình khoa học có nội dung nghiên cứu về bảo vệ
quyền của NLð trong QHLð....................................................................................13
1.1.2. Một số cơng trình khoa học ngồi nước .................................................21
1.2. Một số nhận xét, đánh giá về những vấn đề nghiên cứu của các cơng trình khoa
học

................................................................................................................22
1.2.1. Về khái niệm quyền của người lao ñộng ................................................22
1.2.2. Về khái niệm bảo vệ quyền của người lao ñộng ....................................23
1.2.3. Về vấn ñề bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân nói chung ............24
1.2.4. Về nhóm các nghiên cứu về quyền cụ thể liên quan trực tiếp ñến nội

dung bảo vệ quyền của NLð.....................................................................................24
1.3.Những nội dung cơ bản mà ñề tài nghiên cứu khoa học cần giải quyết .............25


CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ðỘNG .....................................................................27
2.1. Khái quát về bảo vệ quyền của người lao ñộng .................................................27
2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người lao ñộng .........................................27
2.1.2. ðặc ñiểm về bảo vệ quyền của người lao ñộng......................................30
2.1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người lao ñộng ...............................33
2.2. Pháp luật ñiều chỉnh về bảo vệ quyền của người lao ñộng................................35
2.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền của người lao ñộng ....................35
2.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của NLð ......................................36
2.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người lao động ...................................39

2.2.3.1. Biện pháp thơng qua tổ chức cơng đồn.............................................39
2.2.3.2. Biện pháp thơng qua cơ quan quản lý lao động..................................40
2.2.3.3. Biện pháp thơng qua Tịa án ...............................................................41
2.3. Các yếu tố tác ñộng ñến việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của người lao
ñộng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương - CPTPP.........................................................................................................41
2.3.1. Các u cầu của Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương- CPTPP trong bảo vệ quyền của NLð..........................................................42
2.3.1.1. Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của NLð và NSDLð..42
2.3.1.2. Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao ñộng bắt buộc ..............................44
2.3.1.3. Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất...................................................................................................................46
2.3.1.4. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt ñối xử về việc làm và nghề nghiệp..48
2.3.1.5. Những điều kiện làm việc có thể chấp nhận ñược về lương tối thiểu.49
2.3.2. Các yếu tố tác ñộng ñến việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của
người lao động ở Việt Nam.......................................................................................50
2.3.2.1. Về chính trị..........................................................................................50
2.3.2.2. Kinh tế - xã hội ...................................................................................50
2.3.2.3. Môi trường pháp lý .............................................................................51
2.3.2.4. Tổ chức ñại diện người lao ñộng ........................................................51


2.3.2.5. Cơ quan quản lý nhà nước về lao ñộng...............................................52
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ðỘNG Ở VIỆT NAM ðÁP ỨNG YÊU CẦU
CỦA HIỆP ðỊNH ðỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG....................................................................................................................53
3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao ñộng – so sánh
với u cầu của Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ....54
3.1.1. Thực trạng thực hiện các quy ñịnh về quyền tự do liên kết và quyền

thương lượng tập thể .................................................................................................54
3.1.1.1. Về quyền tự do liên kết .......................................................................55
3.1.1.2. Về vấn ñề thương lượng tập thể..........................................................59
3.1.2. Thực trạng về xóa bỏ hình thức lao động cưỡng bức.............................61
3.1.3. Thực trạng bảo đảm xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em.......................62
3.1.4. Thực trạng bảo đảm xóa bỏ phân biệt đối xử trong cơng việc ...............70
3.1.4.1. Những kết quả ñạt ñược......................................................................71
3.1.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................73
3.1.5. Thực trạng thự hiện pháp luật về bảo ñảm trả lương nhưng không thấp
hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy ñịnh .......................................................76
3.1.6. Thực trạng thực hiện pháp luật về thực hiện an tồn, vệ sinh lao động,
sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động................................................................79
3.1.6.1. Về tình hình tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động .....80
3.1.6.2. Về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc khơng
theo hợp đồng lao động.............................................................................................83
3.1.6.3. Về vấn ñề ñảm bảo sức khỏe cho người lao ñộng ..............................84
3.2. Những vấn ñề ñặt ra trong hoạt ñộng bảo vệ quyền của người lao ñộng khi Việt
Nam tham gia Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP .......................................................................................................................85


CHƯƠNG 4. ðỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ðỘNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP
HIỆP ðỊNH ðỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG....................................................................................................................89
4.1. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác tồn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương.......................................................................................89
4.1.1. Những cơ hội cho Việt Nam khi tham gia Hiệp ñịnh CPTPP................89
4.1.2. Những thách thức cho Việt Nam khi tham gia Hiệp ñịnh CPTPP .........91
4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao ñộng khi
Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương CPTPP .......................................................................................................................92

4.3. ðịnh hướng hồn thiện pháp luật ñảm bảo quyền của người lao ñộng ñáp ứng
yêu cầu của Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương ..........96
4.3.1. Bảo đảm thể chế hóa đường lối, chủ trương của ðảng về xây dựng ñất
nước...........................................................................................................................96
4.3.2. Tôn trọng ñặc ñiểm khách quan của kinh tế thị trường, ñịnh hướng
XHCN và hội nhập quốc tế .......................................................................................97
4.3.3. ðảm bảo nguyên tắc bảo vệ người lao ñộng ..........................................99
4.3.4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động .......100
4.4. Các giải pháp hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao ñộng ñáp
ứng yêu cầu của Hiệp ñịnh ñối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương .101
4.4.1. Sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động, cơng đồn phù hợp với yêu cầu và
tiêu chuẩn của Hiệp ñịnh ñối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương ....101
4.4.1.1. Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể...................................101
4.4.1.2. Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc ............................102
4.4.1.3. Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất.................................................................................................................103
4.4.1.4. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp105
4.4.2. Nâng cao vai trò của tổ chức ñại diện về bảo vệ người lao ñộng của Tổ
chức Cơng đồn trong tình hình mới ......................................................................107


4.4.3. Thực hiện chính sách bảo đảm việc làm, nâng cao đời sống cho người
lao động ...................................................................................................................109
4.4.4. Hồn thiện pháp luật đảm bảo quyền đình cơng của người lao động ..111
4.4.5. Nâng cao ý thức, kiến thức pháp luật của người lao ñộng trong vấn ñề
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ ......................................................112
4.4.6. Nâng cao vai trò của tổ chức khác. .....................................................113
C. KẾT LUẬN .......................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên ñầy ñủ Tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BLHS

Bộ Luật Hình sự

CPTPP

Hiệp định ðối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái
Bình Dương

HðLð

Hợp đồng lao ñộng

HðND

Hội ñồng nhân dân

ILO


Tổ chức Lao ñộng Quốc tế

KLLð

Kỷ luật lao động

LðLð

Liên đồn Lao động

LHQ

Liên Hợp Quốc

NLð

Người lao động

NSDLð

Người sử dụng lao ñộng

NXB

Nhà xuất bản

QHLð

Quan hệ lao ñộng


QPPL

Quy phạm pháp luật

QHPL

Quan hệ pháp luật

TAND

Tòa án nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thống kê Tổng số lao ñộng, lao ñộng nước ngoài làm việc tại Việt Nam
qua các năm...............................................................................................................57
Bảng 3.2. Dân số chia theo nhóm tuổi và giới tính...................................................63
Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt ñộng kinh tế ...................................................65
Bảng 3.4. Trẻ em tham gia hoạt ñộng kinh tế chia theo khu vực kinh tế .................66
Bảng 3.5. Trẻ em tham gia HðKT chia theo ñịa ñiểm làm việc...............................69
Bảng 3.6. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm cơng hưởng lương .............74


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2017 và 2018 khu vực quan hệ lao
động...........................................................................................................................81
Hình 3.2. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2017 và 2018 khu vực khơng có
quan hệ lao động. ......................................................................................................83


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Bảo vệ quyền của người lao ñộng ñáp ứng yêu cầu của Hiệp định ðối
tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương
- Mã số: T2019-04-48
- Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Trần Tuấn Sơn
- Tổ chức chủ trì: Khoa Luật – ðH Kinh tế
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2019 – 12/2019
2. Mục tiêu:
- Khái quát, hệ thống hóa và hồn thiện cơ sở lý luận về vấn ñề bảo vệ quyền người
lao ñộng trong quan hệ lao ñộng ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
- Phân tích, ñánh giá và làm rõ ñược thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật ở Việt Nam hiện nay có liên quan đến những nội dung về bảo vệ quyền của người lao
động. Qua đó có thể có những so sánh, đối chiếu và có những nhận định, ñánh giá về mức
ñộ ñáp ứng từ thực trạng pháp luật Việt Nam so với yêu cầu của Hiệp ñịnh ðối tác tồn
diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương – CPTPP mà Việt Nam ñã ký kết và tham gia.
- Phân tích làm sáng tỏ về những cơ hội và thách thức cũng như sự cần thiết của
vấn ñề hồn thiện pháp luật khi Việt Nam đã là thành viên của Hiệp ñịnh CPTPP. ðồng
thời làm rõ những yêu cầu bắt buộc trong nội dung Hiệp ñịnh CPTPP về lĩnh vực lao động

nói chung và vấn đề bảo vệ quyền của người lao động nói riêng.
- ðề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy ñịnh của pháp
luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của người lao ñộng trong bối
cảnh Việt Nam ñã tham gia nhiều Hiệp ñịnh tự do thương mại thế hệ mới, trong đó có Hiệp
định CPTPP.
3. Tính mới và sáng tạo:
- ðề tài là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn ñề bảo vệ
người lao ñộng trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Hiệp ñịnh CPTPP. Nhiều nội
dung trong Hiệp định CPTPP, trong đó có những nội dung về lĩnh vực pháp luật lao ñộng
của Hiệp ñịnh này có những tác động đến đời sống kinh tế, xã hội và người lao động.
- Bằng việc phân tích, ñánh giá ñầy ñủ và toàn diện về các quy ñịnh của pháp luật


Việt Nam trong lĩnh vực lao động và cơng đồn, nghiên cứu ñã làm sáng tỏ thực trạng
pháp luật Việt Nam và mức ñộ ñáp ứng những yêu cầu và ñòi hỏi của Hiệp ñịnh CPTPP.
ðồng thời, ñưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo vệ tốt hơn quyền của
người lao ñộng.
4. Kết quả nghiên cứu:
- ðề tài đã góp phần hồn thiện và làm phong phú hơn về nội dung pháp luật bảo vệ
quyền của người lao ñộng trong bối cảnh Việt Nam ñã là thành viên của Hiệp định CPTPP.
- ðã phân tích và đánh giá ñầy ñủ về thực trạng pháp luật Việt Nam trước những
yêu cầu của Hiệp ñịnh CPTPP về nội dung bảo vệ quyền của người lao ñộng.
- ðề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo vệ vệ tốt hơn
quyền của người lao ñộng.
5. Sản phẩm: 01 Báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu và 01 Bài báo khoa học
được đăng trên Tạp chí khoa học chuyên ngành và các báo cáo chuyên ñề liên quan ñến ñề
tài.
6. Phương thức chuyển giao, ñịa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
- ðịa chỉ ứng dụng: ðại học Kinh tế, 71 Ngũ Hành Sơn – Thành phố ðà Nẵng

- ðề tài làm tài liệu phục vụ cho hoạt ñộng nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho
giảng viên và sinh viên. Làm thêm phong phú cơ sở lý luận về bảo vệ quyền con người nói
chung và quyền của người lao động nói riêng. Góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao ñộng trong ñiều kiện thực thi các cam kết quốc
tế. Có giá trị tham khảo trong việc hồn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ngày

tháng

ðơn vị chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

năm 2019


UNIVERSITY OF DA NANG
UNIVERSITY OF ECONOMICS
INFORMATION ABOUT RESEARCH RESULTS
1. General information:
- Project title: Protecting the labor rights in order to meet the requirements
of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership
- Code number: T2019-04-48
- Coordinator: MA. Tran Tuan Son
- Implementing institution: Faculty of Law - University of Economics

- Duration: From January 2019 - December 2019
2. Objectives:
- To overview, systematize and complete the literature reviews for the
protection of labor rights in the labor relations in Vietnam in a new context.
- To analyze, evaluate and clarify the current situation of the law and
practical application of law in Vietnam related to the contents of labor rights
protection. Thereby, it is possible to make some comparisons, contrasts, and bring
out some appraisals and assessments about the levels of responses from the current
situation of Vietnamese law compared to the requirements of the Comprehensive
and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP that Vietnam has
entered into and participated in.
- To analyze and clarify some opportunities and challenges as well as the
needs for legal improvement as Vietnam has become a member of the CPTPP. At
the same time, it is to clarify the compulsory requirements in the contents of the
CPTPP in the fields of labor, in general and the protection of labor rights, in
particular.
- To propose and suggest some solutions to improve the provisions of the
laws, enhance the efficiency of law enforcement on the protection of labor rights in
the context that Vietnam has participated in many New generation Free-Trade


Agreements, including the CPTPP.
3. Creativeness and innovativeness:
- The project is the first research work to systematically study the issues of
labor protection in the context of Vietnam becoming a member of the CPTPP. Some
of the contents under the CPTPP, including those in the fields of Labor Code under
this Agreement, have a lot of impacts to the economic, social and labor life.
- By fully and comprehensively analyzing and evaluating the legal provisions
of Vietnamese law in the field of labor and trade unions, this study clarifies the
current situation of Vietnamese law with its extent of meeting the requirements and

demands of the CPTPP. At the same time, it also provides some solutions to
improve the law and protect the labor rights better.
4. Research results:
- The project has contributed to the completion and enrichment of the legal
contents to protect the labor rights in the context that Vietnam has been a member
of the CPTPP.
- Having fully analyzed and assessed the current situation of Vietnamese law
before the requirements of the CPTPP on the content of labor rights protection.
- Proposing some specific solutions to improve the law and protect labor
rights better.
5. Products:
- 01 Full-text report of the research results and 01 Scientific article published
in the specialized scientific journal and specialized reports related to the project.
6. Transfer alternatives, application institutions, impact and benefits of
research results:
- Application institution: University of Economics, 71 Ngu Hanh Son - Da
Nang City
- The project is used for reference as research, teaching and learning
activities for the instructors and students which enriches the literature reviews for
the protection of human rights, in general and the labor rights, in particular,
contributes to raising the awareness about the protection of legitimate labor rights


and benefits in the context of implementation of international commitments. In
addition, there is a reference value in finalizing the legal policies of the
Government.
Dated
Implementing institution

Coordinator


(Signature and full name)

(Signature and full name)


A. MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong QHPL lao động việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLð là
một trong nghĩa vụ cơ bản của NSDLð được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Theo đó, NSDLð phải thực hiện HðLð, thoả ước lao ñộng tập thể và thoả thuận
khác với NLð, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của NLð; thiết lập cơ chế và thực
hiện ñối thoại với tập thể lao ñộng tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy
chế dân chủ ở cơ sở; lập sổ quản lý lao ñộng, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có
thẩm quyền u cầu,….thực hiện các quy ñịnh khác của pháp luật về lao ñộng, pháp
luật về BHXH và pháp luật về bảo hiểm y tế. Về cơ bản, các quy ñịnh của pháp luật
Việt Nam ñã phần nào tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tạo tiền ñề cho việc bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của NLð.
Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng NSDLð vi phạm đến các quyền và lợi ích
hợp pháp của NLð đang cịn diễn ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, ở nhiều ñịa
phương trên phạm vi cả nước với những mức ñộ khác nhau. Cụ thể, tình trạng giao
kết HðLð khơng đúng loại như ký kết HðLð ngắn hạn, thời vụ để làm cơng việc
thường xun ổn định; khơng tham gia BHXH bắt buộc đầy đủ cho NLð, đóng
BHXH ở mức lương thấp; khơng trả lương làm thêm giờ, phép năm; khơng thực
hiện đầy đủ các quy định về an tồn vệ sinh lao động; việc tham gia tổ chức bảo vệ
quyền lợi cho NLð là cơng đồn ở các doanh nghiệp cịn hạn chế và hình thức.…
Những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của NLð ñã ñược Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam ñã
ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại và cơng ước quốc tế quan trọng. Một

trong những hiệp định sẽ có tác động to lớn ñến sự phát triển của kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong thời gian tới đó là Hiệp định ðối tác tồn diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương – CPTPP. ðây ñược coi là hiệp ñịnh thương mại tự do tiêu chuẩn
cao, khơng chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan ñối với
hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến

1


thương mại mà cịn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, mơi
trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, bảo hộ thương mại. Một
trong số các nội dung ñã ñược Hiệp ñịnh CPTPP ñề cập là lĩnh vực lao ñộng, liên
quan ñến nhiều Cơng ước của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO về bảo ñảm quyền
của NLð khi tham gia QHPL lao ñộng. Cụ thể, quyền của NLð ñược nâng lên và
bảo hộ theo tiêu chuẩn quốc tế, các nước thành viên phải cam kết thực hiện nghĩa
vụ ñược nêu trong Tuyên bố của Tổ chức lao ñộng quốc tế - ILO. Theo điều khoản
hiệu lực của Hiệp định CPTPP, thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có hiệu lực, các
quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo ñảm thực thi ñầy ñủ các quyền của NLð
ñã ñược ghi nhận trong các Công ước của ILO phù hợp với tinh thần của Tuyên bố
năm 1998 của ILO. ðiều này tất yếu tác động tích cực đến việc loại bỏ các hình
thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc, phân biệt ñối xử về việc làm và nghề
nghiệp, loại bỏ một cách hiệu quả lao ñộng trẻ em, cấm các hình thức lao động trẻ
em tồi tệ nhất và bảo hộ lao ñộng khác ñối với trẻ em và người vị thành niên, thúc
ñẩy các quyền tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể của NLð. Bảo vệ một
cách hiệu quả quyền và lợi ích của NLð. Hiệp ñịnh CPTTP cũng quy ñịnh các nội
dung nhằm bảo vệ các tổ chức của NLð để khơng bị NSDLð can thiệp và phân biệt
đối xử nhằm vơ hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng ñại diện, bảo vệ cho quyền lợi
của NLð, bảo ñảm nghĩa vụ thương lượng thiện chí của NSDLð khi tiến hành
thương lượng tập thể với tổ chức của NLð về tiền lương và các ñiều kiện khác cho
NLð.

ðiều này địi hỏi vấn đề bảo vệ quyền của NLð trong các quy ñịnh của pháp
luật Việt Nam phải phù hợp với các “chuẩn mực” của Hiệp ñịnh CPTPP trở nên
bức thiết hơn bao giờ hết. Việc nội luật hóa các nội dung trong các Cơng ước quốc
tế, trong đó có các quy định nhằm mục đích bảo ñảm và thực hiện quyền của NLð
là một trong u cầu bắt buộc. Hồn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực
lao ñộng; nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao ñộng và ñặc biệt vấn ñề bảo vệ các
quyền của NLð là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ðảng và Nhà nước ta
trong yêu cầu của bối cảnh mới.
Với những lý do và căn cứ nêu trên, chúng tơi chọn đề tài “Bảo vệ quyền

2


của người lao ñộng ñáp ứng yêu cầu Hiệp ñịnh ðối tác tồn diện và tiến bộ
xun Thái Bình Dương – CPTPP” làm ñề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
nhằm làm sáng tỏ những vấn ñề lý luận và giải quyết những vấn ñề thực tiễn của
việc bảo vệ quyền của NLð khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác tồn diện và
tiến bộ xun Thái Bình Dương – CPTPP.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 . Mục tiêu tổng quát
ðề tài ñặt ra mục tiêu nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn về bảo
vệ quyền của NLð khi Việt Nam tham gia Hiệp ñịnh ðối tác tồn diện và tiến bộ
xun Thái Bình Dương – CPTPP. Qua đó, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ
quyền của NLð; ñồng thời ñề xuất những ñịnh hướng, giải pháp hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền của NLð khi Việt Nam gia nhập Hiệp ñịnh CPTPP.
2.2. Mục tiêu cụ thể
ðây là cơng trình khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề bảo
vệ quyền của NLð khi Việt Nam gia nhập Hiệp ñịnh CPTPP. Với mục tiêu tổng
quát là nghiên cứu những vấn ñề về lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ các quyền
của NLð trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai ñoạn mới, nhằm ñạt

ñược những mục tiêu cụ thể sau:
- Khái quát, hệ thống hóa và hồn thiện cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ quyền
NLð trong QHLð ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
- Phân tích, đánh giá và làm rõ được thực trạng thực hiện pháp luật ở Việt
Nam hiện nay có liên quan đến những nội dung về bảo vệ quyền của NLð. Qua đó
có thể có những so sánh, ñối chiếu và có những nhận ñịnh, ñánh giá về mức ñộ ñáp
ứng từ thực trạng pháp luật Việt Nam so với u cầu của Hiệp định ðối tác tồn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP mà Việt Nam đã ký kết và tham
gia.
- Phân tích làm sáng tỏ về những cơ hội và thách thức cũng như sự cần thiết
của vấn đề hồn thiện pháp luật khi Việt Nam ñã là thành viên của Hiệp ñịnh
CPTPP. ðồng thời làm rõ những yêu cầu bắt buộc trong nội dung Hiệp định CPTPP
về lĩnh vực lao động nói chung và vấn đề bảo vệ quyền của NLð nói riêng.

3


- ðề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm hồn thiện các quy định của
pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của NLð trong bối
cảnh Việt Nam ñã tham gia nhiều Hiệp ñịnh tự do thương mại thế hệ mới, trong ñó
có Hiệp ñịnh CPTPP.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn ñề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền của NLð nói
chung và vấn đề bảo vệ quyền lợi của NLð trong bối cảnh Việt Nam ñã tham gia
Hiệp ñịnh ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP.
- ðánh giá tồn diện thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn ñề bảo vệ quyền
của NLð trong QHLð. Mức ñộ ñáp ứng các yêu cầu của Hiệp ñịnh CPTPP liên
quan ñến vấn ñề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLð trong QHLð.
- Xây dựng các nhóm giải pháp và những giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện
các quy định pháp luật về vấn ñề bảo vệ quyền cho NLð ở Việt Nam.

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là các quan ñiểm khoa học về vấn ñề bảo vệ
quyền con người nói chung và quyền của NLð nói riêng. Các quy ñịnh của pháp
luật Việt Nam, những nội dung trong Hiệp định ðối tác tồn diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương – CPTPP về lĩnh vực lao động, cơng đồn và vấn ñề bảo vệ quyền
của NLð trong nội dung của Hiệp ñịnh này. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền của NLð khi nước ta là thành viên chính thức của Hiệp định ðối tác tồn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: ðề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng các quy
ñịnh của pháp luật về việc bảo vệ quyền của NLð ở Việt Nam khi nước ta tham gia
Hiệp ñịnh CPTPP. Các quy ñịnh của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của NLð
trong quy định BLLð năm 2012, Luật Cơng đồn 2012, các văn bản QPPL có liên
quan. Hiệp định ðối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương – CPTPP và
các nội dung trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam ñã ký kết, tham gia về vấn
ñề bảo vệ quyền của NLð.

4


ðề tài không nghiên cứu bảo vệ quyền của NLð dưới góc độ pháp luật hình
sự, dân sự hay hành chính.
- Về thời gian: ðề tài nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn ñề
bảo vệ quyền của NLð từ năm 2012 ñến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung
ðề tài ñược nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử về các vấn ñề Nhà nước và pháp luật; quan ñiểm của ðảng và Nhà nước
ta trong sự nghiệp ñổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự

định hướng XHCN với những đặc trưng cơ bản của QHLð và thị trường lao ñộng ở
Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ñược sử dụng ñể thực hiện ñề tài bao
gồm các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp hồi cứu: Phương pháp này ñược sử dụng ñể tổng hợp các tài
liệu, cơng trình nghiên cứu dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực pháp luật cũng như
hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách ñầy đủ nhất các tài liệu, các
cơng trình khoa học có liên quan ñến ñề tài ở các nguồn khác nhau. Phương pháp
này ñược sử dụng ngay sau khi ñịnh hướng chọn ñề tài và xây dựng kế hoạch
nghiên cứu, ñặc biệt được sử dụng để thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu đề
tài.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng nhằm thống kê, tổng
hợp các số liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu trong ñề tài. Phương pháp
này ñược sử dụng chủ yếu trong nội dung Chương 3 của ñề tài.
- Phương pháp phân tích, so sánh: Phương pháp này được sử dụng ở tất cả
các nội dung của ñề tài nhằm ñể phân tích và đánh giá những vấn đề lý luận, thực
trạng các quy ñịnh của pháp luật Việt Nam, cũng như những nội dung và các yêu
cầu của Hiệp ñịnh CPTPP trên cơ sở so sánh, ñối chiếu với pháp luật Việt Nam.
ðặc biệt phương pháp phân tích được sử dụng nhiều trong việc ñưa ra các ñề xuất,
kiến nghị những giải pháp hồn thiện quy định của pháp luật về bảo ñảm quyền của

5


NLð ñáp ứng yêu cầu của Hiệp ñịnh CPTPP mà ñề tài ñã ñặt ra.
6. Nội dung chính của ñề tài nghiên cứu
ðề tài khoa học gồm 4 chương với các nội dung dự kiến như sau:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ quyền của NLð.

Chương 3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLð ở Việt
Nam.
Chương 4. ðịnh hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của
NLð ñáp ứng u cầu của Hiệp định ðối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình
Dương – CPTPP.
7. ðóng góp khoa học và thực tiễn của ñề tài
ðiểm mới trong nghiên cứu này là đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt
Nam với việc ñáp ứng các yêu cầu của Hiệp định CPTPP. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLð như các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Với tinh thần như vậy ñề tài có những đóng góp cơ bản sau:
- Về phương diện học thuật:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của NLð.
+ Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam, nhằm ñánh giá mức ñộ ñáp ứng
của pháp luật Việt Nam, so với những yêu cầu và tiêu chuẩn của Hiệp định CPTPP.
Từ đó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật trong vấn ñề bảo
vệ quyền lợi của NLð.
+ Là tài liệu tham khảo và trích dẫn hữu ích cho các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu các vấn ñề liên quan ñến ñề tài này trong tương lai.
- Về phương diện thực tiễn:
+ Góp phần đánh giá đầy ñủ thực trạng các quy ñịnh pháp luật Việt Nam
trong việc ñáp ứng các yêu cầu của Hiệp ñịnh CPTPP.
+ Nâng cao ý thức cho NLð, NSDLð và cộng ñồng doanh nghiệp về việc
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NLð.
+ Là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hồn thiện các quy định
của pháp luật về vấn ñề này.

6


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ðẾN ðỀ TÀI
1.1. Các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài
1.1.1. Một số cơng trình khoa học trong nước
Qua nghiên cứu, tìm hiểu tác giả của đề tài nghiên cứu thấy có một số cơng
trình khoa học có liên quan đến đề tài, trong đó có thể kể đến một số cơng trình sau:
1.1.1.1. Nhóm các cơng trình khoa học có nội dung nghiên cứu về bảo vệ
quyền con người tạo nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu một số vấn ñề lý
luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của NLð
- Về khái niệm quyền của NLð và bảo vệ quyền của NLð
Về khái niệm quyền của NLð
Trong nghiên cứu của Lê Thị Hồi Thu (2014) đã đưa ra định nghĩa và so sánh
về sự xuất hiện của hai khái niệm: “quyền con người trong lao động” và “quyền
của NLð”. Theo đó, tác giả đã có sự phân tích và so sánh về hai thuật ngữ nêu trên.
Theo tác giả, nếu phân tích kỹ thì giữa hai thuật ngữ này có sự khác nhau nhất định.
Bởi khi nói: “quyền của con người trong lao động” tức là muốn nói đến quyền con
người trong lĩnh vực lao ñộng. Người ta dùng ñể phân biệt nó với quyền của con
người trong các lĩnh vực khác như “chính trị”, “văn hóa”,“giáo dục”, “xã hội”…
Cịn khi nói “các quyền của NLð” chính là để phân biệt quyền NLð khi tham gia
vào QHLð.
Nghiên cứu của tác giả ðỗ Thị Dung, (2016). Theo tác giả quyền của NSDLð
là quyền của chủ thể - NSDLð. Vì thế, có thể hiểu quyền quản lý lao động của
NSDLð theo hai góc độ: (1) dưới góc độ quyền chủ thể thì quyền quản lý lao ñộng
của NSDLð ñược hiểu là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép NSDLð ñược tiến
hành ñối với NLð trong ñơn vị sử dụng lao ñộng của mình. (2) dưới góc độ là một
chế định pháp luật, quyền quản lý lao ñộng của NSDLð là hệ thống các các QPPL
do Nhà nước ban hành, trong đó chứa ñựng các quy ñịnh về quyền thiết lập các
công cụ quản lý lao ñộng và quyền tổ chức, thực hiện quản lý lao ñộng nhằm tạo cơ
sở pháp lý ñể NSDLð thực hiện quyền quản lý lao ñộng trong ñơn vị sử dụng lao


7


ñộng [11]. Xét về bản chất, trong QHLð quyền của NSDLð là nghĩa vụ của NLð
và ngược lại. Với tư duy đó, có thể đề cập và liên hệ đến quyền của NLð dưới cả
góc độ quyền chủ thể và ở góc độ một chế định pháp luật. Theo đó, về quyền chủ
thể, quyền của NLð là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép NLð ñược tiến hành,
thực hiện. Cịn ở góc độ là một chế định pháp luật thì đó chính là các quyền của
NLð do các quy phạm pháp luật quy ñịnh.
Về khái niệm bảo vệ quyền của NLð
Ỏ góc độ bảo vệ quyền của NLð, trong cơng trình nghiên cứu của mình các
tác giả Nguyễn ðăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng, (2009) ñã nhìn nhận
quyền con người ñược hiểu là“những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con
người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý
quốc tế. Vì vậy, dưới góc ñộ nào và ở cấp ñộ nào quyền con người nói chung và
quyền của NLð nói riêng được xác định như là những chuẩn mực ñược cộng ñồng
quốc tế thừa nhận và tuân thủ” [15, tr.37 - 38]. Như vậy có thể thấy, về bản chất
quyền của NLð cũng chính là quyền của con người, quyền công dân (trong QHLð).
Từ nhận định của các tác trong cuốn sách này có thể suy rộng ra bảo vệ quyền của
NLð cũng chính là bảo vệ quyền con người trong QHLð.
Cũng đồng tình với quan ñiểm nêu trên, tác giả Nguyễn Tất Viễn (2014) trong
nghiên cứu: “Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 và những tác ñộng ñối
với việc ñiều chỉnh chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật” của cuốn sách
chuyên khảo: “Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 – Quan ñiểm mới, cách
tiếp cận mới và các quy ñịnh mới”, [18, tr.76 - 85]. Tác giả cũng cho rằng bản chất
bảo vệ quyền con người, quyền công dân đó chính là việc vệ các quyền về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội…. Và trong đó hoạt ñộng lao ñộng của NLð khi
tham gia QHLð cũng là một trong các lĩnh vực cần ñược bảo vệ trước những những
hành vi xâm phạm, làm ảnh hưởng ñến các quyền và lợi ích hợp pháp của NLð
được Hiến pháp và pháp luật cơng nhận.

- Về vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân nói chung
Về vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân nói chung, có nghiên cứu
của Nguyễn ðăng Dung, Vũ Cơng Giao và Lã Khánh Tùng, (2011). Nghiên cứu ñã

8


khái quát những nội dung như các khái niệm, ñặc ñiểm của quyền của con người,
cũng như lịch sử hình thành và phát triển của quyền con người trong lịch sử nhân
loại và Việt Nam. Ý nghĩa của việc ghi nhận và ñảm bảo quyền con người trong
pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi một quốc gia. Bên cạnh đó, đề cập đến
những nội dung cơ bản về quyền của con người trong các lĩnh vực về dân sự và
chính trị, các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội, cũng như về quyền của một số
nhóm người dễ bị tổn thương và các cơ chế bảo ñảm và thúc ñẩy quyền con người.
ðồng thời, ñề cập ñến những nội dung cơ bản và cốt lõi của ðảng và Nhà nước ta
trong vấn ñề về quyền con người. ðây là cơng trình đầu tiên về quyền con người, có
nội dung đầy đủ và khá tồn diện về quyền con người trong quá trình xây dựng
pháp quyền trong giai đoạn mới.
Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn ðăng Dung và Phạm Hồng Thái (2012).
Về cơ bản ở nghiên cứu này nhóm tác giả đã giới thiệu và phân tích khái quát thực
tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực ASEAN, sự hình thành những chuẩn
mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc ñẩy quyền con người, cũng như vai trò của
các chủ thể khác nhau ở ASEAN (Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, cơ sở giáo
dục, nghiên cứu….) trong việc bảo vệ quyền con người.
Về phương diện quyền con người trong các quy ñịnh của Hiến pháp, trong
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hiển, (2014). Cơng trình là tập hợp các bài viết
của nhiều tác giả và ñã ñề cập ñến nhiều vấn đề có liên quan đến quyền con người
và quyền cơng dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 như: những nội dung
về cách tiếp cận quy ñịnh về nhân quyền trong Hiến pháp mới của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam; chủ quyền nhân dân và quyền con người, quyền công dân trong

Hiến pháp 2013; quyền con người trong Hiến pháp và những tác ñộng ñối với việc
ñiều chỉnh chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp
trong giai ñoạn mới; bảo ñảm quyền con người trong lĩnh vực lao ñộng; hay bảo vệ
quyền con người trong dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Hơn nhân và Gia đình
2014. Có thể thấy, những nội dung nghiên cứu trong cuốn sách chuyên khảo này là
tập hợp nhiều những bài viết có đề cập đến quyền con người, quyền cơng dân trong
rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong ñời sống kinh tế - xã hội như trong lĩnh vực cải

9


cách pháp luật và thể chế, các lĩnh vực dân sự, lao động, hơn nhân và gia đình
….trong bối cảnh Hiến pháp 2013 vừa có hiệu lực pháp luật.
Nội dung về bảo ñảm quyền con người trong Hiến Pháp ñược tiếp tục đề cập
trong nghiên cứu của Lê Thị Hồi Thu, (2014). Nghiên cứu được thực hiện trong
khn khổ Dự án Luật về quyền con người của Trung tâm nghiên cứu quyền con
người và quyền công dân - Khoa Luật, ðại học Quốc gia Hà Nội. Theo các tác giả,
trong lĩnh vực lao ñộng, quyền con người, nhất là quyền con người của NLð càng
thu hút sự quan tâm ñặc biệt của Nhà nước và xã hội, bởi trong QHLð, NLð ở vị
thế yếu hơn so với NSDLð và là người phải thực hiện các nghĩa vụ lao ñộng nên
thường phải ñối mặt với các rủi ro dẫn ñến quyền của họ rất dễ bị xâm phạm. Trong
khi đó, NLð là lực lượng xã hội quan trọng, quyết ñịnh sự phát triển kinh tế, ổn
ñịnh xã hội của ñất nước. Chính vì vậy, một loạt các vấn đề đặt ra liên quan trực
tiếp đến việc tơn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người trong lĩnh vực lao ñộng
cần ñược giải quyết một cách hợp lý như: bảo ñảm quyền tự do việc làm của NLð;
ñảm bảo ñời sống vật chất tinh thần cho NLð; bảo đảm về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân cách; bảo ñảm quyền tự do lập hội; công bằng trong giải quyết về
các tranh chấp lao ñộng…. và nền tảng quan trọng ñể bảo đảm và thực thi các
quyền trên chính là hệ thống pháp luật lao ñộng của Nhà nước. Trên cơ sở đó, cuốn
sách cũng đã có những đánh giá những thành tựu cũng như những bất cập, hạn chế

của hệ thống pháp pháp luật hiện hành trong việc bảo ñảm quyền con người trong
lĩnh vực lao động.
Ở góc độ quyền con người trong hoạt ñộng quản lý nhà nước, trong ñề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bùi Thị Thanh Thúy, (2018). ðây là cơng trình
nghiên cứu khoa học có tính hệ thống và chun sâu trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn về vấn đề hồn thiện pháp luật về quyền con người trong quá trình thực hiện
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Theo đó, trong bối cảnh Việt Nam đang
trong q trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật về quyền con
người nói chung và quyền trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng là một tất
yếu. Và một trong những ñặc trưng quan trọng của nhà nước pháp quyền là pháp luật
mang tính nhân văn, pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân.

10


×