Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 110 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ
NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY
DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ðà Nẵng - Năm 2019


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ
NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY
DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 8 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ðƯỜNG NGUYỄN HƯNG



ðà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ðOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ðẦU………………………………………………………………………..1
1.Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………..…….…..1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………….… 2
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu…………………………………….……3
4. Phạm vi nghiên cứu………………..………………………………..……..…3
5. ðóng góp của đề tài…………………………………………………………..4
6. Kết cấu của luận văn………………………………………………………....4
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu………………………………………….…7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................... ......9
1.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp…………………..……………………………………..……...…..9
1.1.1. Thanh khoản và lợi nhuận ……………………………………….......... ...9
1.1.2. Lý thuyết ñánh ñổi giữa thanh khoản và lợi nhuận (Liquidity-Profitability

Trade-off)………………………………………………………………..……..11
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả
năng sinh lời........................................................................................................13
1.2.1. Mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời.....13
1.2.2. Mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời.......15
1.2.3. Khơng có mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời.........18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………. ..21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM …………………………..…......22
2.1. ðặc điểm của ngành xây dựng …………………………………….……...22
2.2. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam …………………………………………………………………..…..24


2.3. Thực trạng tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam ………................................. ..28
2.3.1. Thực trạng tính thanh khoản......................................................................28
2.3.2. Thực trạng khả năng sinh lời.....................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………. ..43
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................ ......44
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu......................................44
3.1.1. Các giả thuyết về ảnh hưởng của tính thanh khoản đến khả năng sinh lời
của doanh nghiệp........................................................................................ .......45
3.1.2. Các giả thuyết liên quan đến các biến kiểm sốt trong mơ hình.......... ....49
3.1.3. Mơ hình nghiên cứu..................................................................................52
3.2. ðo lường các biến trong mơ hình........................................................... .....54
3.2.1. ðo lường biến phụ thuộc…………………………………………........ ..54
3.2.2. ðo lường biến ñộc lập...............................................................................55
3.3. Chọn mẫu nghiên cứu............................................................................. .....58

3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu và hồi quy mơ hình.......................................... 58
3.4.1. Mơ tả thống kê................................................................................... .......59
3.4.2. Phân tích tương quan, đa cộng tuyến........................................................59
3.4.3. Phân tích hồi quy............................................................................... .......61
3.4.4. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình..........................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………….66
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... ....67
4.1. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................67
4.1.1. Thống kê mơ tả......................................................................................... 67
4.1.2. Phân tích tương quan............................................................................. ...72
4.1.3. Phân tích hồi quy và kiểm ñịnh giả thuyết nghiên cứu.............................75
4.2. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu và kiến nghị............................................. .....84
4.2.1. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu ……….......................……………............84
4.2.2. Kiến nghị............................................................................................ ......88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4……………………………………………………. ..91


KẾT LUẬN……………………………………………………………………92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KNSL

Khả năng sinh lời

KNTT

Khả năng thanh toán


TSSL

Tỷ suất sinh lời

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Số hiệu

Tên biểu ñồ

biểu ñồ
2.1
2.2

Tốc ñộ tăng trưởng của tổng tài sản ngành xây dựng và
toàn ngành niêm yết giai ñoạn 2011-2018
Tốc ñộ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của ngành xây
dựng và toàn ngành niêm yết giai đoạn 2011-2018

Trang
27
27

2.3


ROE trung bình ngành xây dựng giai ñoạn 2011- 2018

31

2.4

ROA trung bình giai ñoạn 2011-2018

33

2.5

GM trung bình ngành xây dựng giai đoạn 2011-2018

35

2.6

ROS trung bình ngành xây dựng giai ñoạn 2011-2018

37

2.7
2.8

Biến ñộng ROE, ROA, ROS và GM giai đoạn
2011-2018
Tobin’s Q trung bình ngành xây dựng giai đoạn
2011-2018


38
41


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12

Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu ngành xây dựng niêm yết giai
đoạn 2011-2018
ROE trung bình ngành xây dựng giai đoạn 2011-2018
Nhóm cơng ty có ROE trung bình cao nhất và thấp nhất

ngành giai đoạn 2011-2018
ROA trung bình ngành xây dựng giai đoạn 2011-2018
Nhóm cơng ty có ROA trung bình cao nhất và thấp nhất
ngành giai đoạn 2011-2018
GM trung bình ngành xây dựng giai đoạn 2011-2018
Nhóm cơng ty có GM trung bình cao nhất và thấp nhất ngành
giai đoạn 2011-2018
ROS trung bình ngành xây dựng giai đoạn 2011-2018
Nhóm cơng ty có ROS trung bình cao nhất và thấp nhất
ngành giai đoạn 2011-2018
Nhóm cơng ty có P/E trung bình cao nhất và thấp nhất ngành
giai đoạn 2011-2018
Tobin’s Q trung bình ngành xây dựng giai đoạn 2011-2018
Nhóm cơng ty có trị số Tobin’s Q trung bình cao nhất và thấp
nhất ngành giai đoạn 2011-2018

26
31
32
33
34
34
35
36
37
39
40
41

3.1


Mơ tả quan hệ giữa các biến trong mơ hình

53

4.1

Mơ tả thống kê các biến nghiên cứu

68

4.2

Hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu

72

4.3

Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo Pooled OLS

75

4.4

Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo phương pháp FEM

76

4.5


Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo phương pháp REM

76


Số
hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
4.6

Kết quả kiểm ñịnh F

77

4.7

Kết quả kiểm ñịnh Hausman

77

4.8
4.9

Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo phương pháp REM

với các sai số chuẩn vững
Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu

78
84


1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành xây dựng có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển chung của
ñất nước. Khi nền kinh tế phát triển, lợi nhuận của các doanh nghiệp gia tăng,
ngân sách nhà nước vững mạnh là ñiều kiện ñể ngành xây dựng phát triển thông
qua việc nâng cao cơ sở vật chất cho người dân và doanh nghiệp như xây dựng
ñường xá, cầu cống, văn phòng, nhà ở,… Theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm
2018, tốc ñộ tăng trưởng của ngành ở mức cao so với kế hoạch, cao hơn bình
quân chung cả nước. Giá trị sản xuất xây dựng ñạt 9,2% so với kế hoạch ñề ra từ
8,46 ñến 9,21%. Trong số 14 chỉ tiêu của năm 2018, có 3 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ
tiêu ñạt kế hoạch. Dự báo tăng trưởng ngành xây dựng vẫn tiếp tục duy trì mức
khả quan trong những năm tới, nhưng tốc ñộ tăng trưởng sẽ bắt đầu chậm lại.
Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành xây dựng trong giai ñoạn 5
năm từ năm 2017 ñến năm 2021 dự kiến sẽ ñạt 8,2% chủ yếu nhờ vào tăng
trưởng ñầu tư của khối tư nhân và nước ngoài. Khi ngành xây dựng mở rộng, tỷ
trọng GDP dự kiến sẽ tăng từ 5,7% lên 6,0% vào năm 2021.
Bên cạnh những tín hiệu khả quan, hoạt ñộng của ngành xây dựng vẫn
tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Theo số liệu thống kê, biên lợi nhuận gộp
ngành xây dựng đã bắt đầu có xu hướng giảm dần từ quý II năm 2017 và sẽ rất
khó ñạt ñược biên lợi nhuận cao như năm 2016. Nguyên nhân là do yếu tố cạnh
tranh gay gắt hơn khi doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các nhà thầu
nước ngồi có tiềm lực kinh tế lớn và trình độ thi cơng tiên tiến hơn, cùng với đó

là giá cả nguyên vật liệu sắt, thép, cát… có xu hướng tăng mạnh trong thời gian
vừa qua. Tuy vậy, đó chỉ là những nguyên nhân khách quan. Bởi, nguyên nhân
chủ yếu khiến hiệu quả kinh doanh của các công ty xây dựng giảm trong thời
gian qua xuất phát từ những bất cập trong hoạt động quản lý vốn lưu động nói
chung và quản lý thanh khoản nói riêng. ðể khắc phục triệt để vấn đề này, các
nhà quản lý phải có những giải pháp nhằm tối đa hố giá trị của cơng ty tức cân
bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận.


2
Theo như lý thuyết ñánh ñổi (trade off theory), trọng tâm chính của hầu
hết các tổ chức là tối đa hóa lợi nhuận trong khi nhu cầu về quản lý hiệu quả tài
sản lưu ñộng thường bị bỏ qua. ðiều này là hợp lý bởi họ tin rằng lợi nhuận và
tính thanh khoản là những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Do đó, một cơng ty chỉ có
thể theo đuổi một mục tiêu trong khi phải loại bỏ mục tiêu còn lại. Ngược lại,
Padachi (2006) cho rằng đó là cần thiết để một cơng ty duy trì sự cân bằng giữa
tính thanh khoản và lợi nhuận trong khi vẫn ñảm bảo tính thơng suốt trong các
hoạt động hàng ngày của cơng ty đó. Quan điểm này bắt nguồn từ lý luận cho
rằng cả hai tình trạng khơng đủ khả năng thanh tốn (KNTT) hoặc thanh khoản
dư thừa đều trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty. Như vậy giữa lý
thuyết và thực tiễn cũng có những mâu thuẫn nhau, do đó xét trong bối cảnh nền
kinh tế Việt Nam hiện tại khi mà các cơng ty nói chung và cơng ty ngành xây
dựng nói riêng đang hoạt động trong giai đoạn kinh tế cịn nhiều khó khăn do
khủng hoảng tài chính tồn cầu thì vấn đề mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi
nhuận lại ñược ñặt lên hàng ñầu và cũng là vấn ñề mà các nhà quản trị cần phải
quan tâm. ðó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tính thanh
khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” cho nội dung luận văn của mình. Nội dung
của luận văn có thể đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời (KNSL) của các cơng ty nói chung

và các cơng ty ngành xây dựng nói riêng. Qua đó cũng cung cấp cho các nhà
quản trị cách thức ñể hoạch ñịnh nguồn lực một cách tối ưu nhằm tối ña hoá giá
trị doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về mối
quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Xác ñịnh mối quan hệ giữa tính thanh khoản và KNSL của các cơng ty
xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam thơng
qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa KNTT nhanh và tỷ suất sinh lời (TSSL) trên


3
tài sản, chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt và TSSL trên tài sản, vòng quay các khoản
phải thu và TSSL trên tài sản, vòng quay hàng tồn kho và TSSL trên tài sản.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết vấn ñề nghiên cứu ñặt ra, ñề tài sử dụng mơ hình hồi quy
đa biến để xem xét mối quan hệ giữa tính thanh khoản và KNSL của các cơng ty
ngành xây dựng tại Việt Nam. Theo đó đề tài thực hiện ước lượng mơ hình OLS
với mơ hình Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect để kiểm tra mối quan hệ
giữa thanh khoản và KNSL. ðồng thời ñể khắc phục các hiện tượng của mơ
hình như: phương sai thay ñổi, tự tương quan, ñề tài thực hiện khắc phục bằng
phương pháp hồi quy bình phương tổng quát GLS (Generalized Least Square)
nếu có mơ hình xuất hiện các khuyết tật. Dữ liệu nghiên cứu của ñề tài ñược thu
thập từ các công ty xây dựng tại Việt Nam bao gồm các cơng ty hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng ñược niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội từ năm 2011 ñến năm 2018. Sau
khi loại bỏ các cơng ty khơng đầy đủ dữ liệu, kết quả cịn lại, đề tài thực hiện
nghiên cứu 61 cơng ty với 488 quan sát. Dữ liệu của các công ty ñược thu thập
từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, các thơng tin được cơng bố chính thức
của các cơng ty, website của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

(HOSE) và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX). Các biến phụ thuộc, biến
ñộc lập, biến kiểm sốt được tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data). Kết quả
phân tích dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews.
4. Phạm vi nghiên cứu

Xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa tính thanh khoản và KNSL của các
công ty ngành xây dựng ñược niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội trong giai ñoạn 20112018. ðề tài thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 61 công ty với 488 quan sát.
5. ðóng góp của đề tài

- ðề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ của tính thanh khoản và KNSL
của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc


4
xem xét các chỉ số ñại diện cho khả năng thanh khoản như KNTT nhanh, chu kỳ
chuyển ñổi tiền mặt, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho
trong mối quan hệ với TSSL trên tài sản ñại diện cho KNSL của công ty.
- Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, đề tài kỳ vọng sẽ cung cấp thêm
bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và KNSL
của các công ty sản xuất và mong muốn ban quản trị công ty quan tâm nhiều
hơn về mối quan hệ giữa thanh khoản và KNSL của cơng ty để có thể tối ưu hố
nguồn lực, từ đó mang lại giá trị tối đa cho cổ đơng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính
thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công
ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả ñã tham khảo một số tài liệu sau:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế năm 2014 của Hà ðức Hiếu, trường ðại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh “Mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả
năng sinh lời của các công ty sản xuất tại Việt Nam”. ðề tài tập trung nghiên
cứu về mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và KNSL của các công ty sản xuất
được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
giao dịch chứng khốn Hà Nội trong giai ñoạn 2008-2013 với mẫu nghiên cứu
gồm 64 công ty và 384 quan sát. Nghiên cứu tiến hành xem xét các chỉ số ñại
diện cho khả năng thanh khoản như: Chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh
tốn nhanh, chu kỳ chuyến đổi tiền mặt trong mối quan hệ với KNSL của cơng
ty. Tiếp đến đề tài thực hiện hồi quy mơ hình nghiên cứu dựa trên ba mơ hình
nghiên cứu chính: Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect và các kiểm ñịnh


5
giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Thơng qua việc ước lượng và kiểm ñịnh giả
thuyết nghiên cứu ñề tài ñã tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa quản lý
thanh khoản và KNSL của các công ty sản xuất ở Việt Nam thông qua yếu tố
chu kỳ chuyến ñổi tiền mặt (CCC). Từ ñó, tác giả cho rằng, các nhà quản lý có
thể làm gia tăng lợi nhuận cơng ty bằng cách rút ngắn chu kỳ chuyến đổi tiền
mặt, khoảng thời gian các khoản phải thu và thời gian chuyển ñổi hàng tồn kho
cũng như kéo dài hoặc trì hỗn thời gian các khoản phải trả. Tuy nhiên cũng lưu
ý rằng trong việc kéo dài thời gian thanh tốn các khoản phải trả nên xem xét để
tránh gây tổn hại danh tiếng của cơng ty và do đó có thể gây tổn hại đáng kể đến
lợi nhuận của công ty trong dài hạn.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế năm 2014 của Nguyễn Thị Thiện, trường ðại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh“Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ
suất sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn tập trung nghiên

cứu tác ñộng của nhân tố thanh khoản tới TSSL của chứng khoán dựa trên mơ
hình Martinez (2005) sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 165 cơng ty niêm yết liên
tục trong giai đoạn 2008 ñến tháng 6 năm 2013. Ba nhân tố thanh khoản ñề cập
là TV (Trading Volume), TR (tumover rate) và TP (Trading Probability). Tác
giả nhận thấy có bằng chứng cho thấy rằng thanh khoản thì tác động nghịch
chiều tới TSSL của chứng khốn một cách trực tiếp, có nghĩa là nhà ñầu tư yêu
cầu một phần bù cho rủi ro từ thanh khoản. Những chứng khốn có thanh khoản
cao thì xu hướng TSSL giảm và ngược lại nhà đầu tư kì vọng một TSSL cao hơn
cho những chứng khốn có thanh khoản thấp hơn. Tuy nhiên, một cách gián tiếp
thông qua biến ñiều kiện tỷ số giá trị sổ sách so với giá thị trường BM thì thanh
khoản lại có tác ñộng cùng chiều tới TSSL của chứng khoán. Trong ba nhân tố
thanh khoản ñược sử dụng trong bài nghiên cứu, thì nhân tố TP khơng thể hiện
được sự tác động lên TSSL của chứng khốn thể hiện thơng qua các hệ số hồi
quy khơng có ý nghĩa thống kê. ðiều này xuất phát từ TTCK Việt Nam, chúng
ta rất khó để tính tốn chỉ số thanh khoản theo khả năng xảy ra giao dịch
(trading probability) do chúng ta không xác ñịnh ñược ngày không giao dịch của


6
chứng khốn. Một kết luận khác được rút ra từ nghiên cứu là những doanh
nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường cao thì TSSL cao hơn và độ biến ñộng của
TSSL cũng thấp hơn so với doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường thấp.
ðiều này có thể ñược giải thích, thứ nhất là do doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu
quả hơn doanh nghiệp nhỏ nên có TSSL cao hơn. Thứ hai, là các nhà đầu tư có
thể ñã bỏ quên yếu tố rủi ro khi ñầu tư vào các doanh nghiệp lớn vì doanh
nghiệp nhỏ có rủi ro cao hơn nên TSSL địi hỏi cũng phải cao hơn tương ứng.
Khóa luận tốt nghiệp chun ngành Tài chính năm 2014 của Trần Thị
Thanh Vân, trường ðại học Thăng Long “Mối quan hệ giữa khả năng thanh
toán và khả năng sinh lời: Nghiên cứu điển hình các cơng ty cổ phần ngành bất
ñộng sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam”. Nghiên cứu đã tập

trung làm rõ KNTT và KNSL của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa KNTT và
KNSL của các công ty cổ phần ngành bất ñộng sản niêm yết trên TTCK Việt
Nam trong giai ñoạn 2009-2013 với số lượng mẫu là 58 công ty. ðiểm mới của
nghiên cứu này là đã phân tích cả tác ñộng của KNSL ñến KNTT trong khi các
nghiên cứu trước đây chỉ phân tích tác động một chiều đó là ảnh hưởng KNTT
ñến KNSL của các doanh nghiệp. Dựa trên các kết quả phân tích tương quan và
phân tích hồi quy ta cũng như các lý thuyết cổ ñiển, hiện ñại cũng như dựa trên
các số liệu thực tế thu thập từ các Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả kinh
doanh, nghiên cứu ñã chỉ ra 4 yếu tố của KNTT ảnh hưởng tới KNSL của các
công ty cổ phần ngành bất ñộng sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong đó có
KNTT hiện hành và KNTT bằng tiền là các nhân tố được xem xét có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất tới chính sách sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Xét về quan hệ
tương quan thì KNTT bằng tiền có tác động thuận chiều tới KNSL của các
doanh nghiệp bất ñộng sản trong khi các nhân tố KNTT hiện hành, thời gian
quay vòng tiền và tỷ số nợ dài hạn trên tài sản dài hạn lại có tác động ngược
chiều. Ngồi ra, KNTT nhanh trong nghiên cứu này khơng có tác động đáng kể
đến KNSL của doanh nghiệp. Ngược lại, có 3 chỉ số ROA, ROE và ROI của
KNSL cũng tác ñộng ñến KNTT, tuy nhiên, mức độ giải thích của KNTT đến


7
KNSL là khá thấp. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị, các nhà quản trị của các
công ty cổ phần ngành bất ñộng sản cần nắm rõ những ñặc ñiểm, ñặc thù riêng
cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp mình để có thể đưa ra được một
KNTT phù hợp với doanh nghiệp mình, giúp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
trước tác ñộng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngồi đến KNTT và
KNSL.
Bài viết “Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu ñộng và khả năng sinh lời
của các công ty thực phẩm - ñồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” của tác giả Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam ñăng trên Tạp chí Kinh tế

ñối ngoại số 71 tháng 03/2015. Bài viết phân tích thực trạng quản trị vốn lưu
ñộng trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thực phẩm - ñồ uống cũng
như ñịnh lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố quản trị vốn lưu ñộng ñến KNSL
của doanh nghiệp. Qua đó, bài viết đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp
nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị vốn lưu động tại các cơng ty trong ngành.
Tác giả ñã sử dụng phương pháp hồi quy tương quan (OLS) với dữ liệu thu thập
từ 27 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm - ñồ uống niêm yết trên TTCK
Việt Nam trong giai ñoạn 2009-2013 ñể cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt
thống kê giữa hoạt ñộng quản trị vốn lưu ñộng, ñược ño lường thơng qua các
biến số kỳ thu tiền bình qn, kỳ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân,
chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và KNSL của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ñộng của các
công ty thực phẩm - ñồ uống niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu của Kesseven Padachi (2006) về kiểm tra xu hướng trong
việc quản trị vốn luân chuyển lên thành quả của doanh nghiệp với mẫu gồm 58
doanh nghiệp nhỏ, sử dụng phân tích dữ liệu bảng với số liệu từ năm 1998 ñến
năm 2003. Biến phụ thuộc: TSSL trên tổng tài sản (ROA). Các biến ñộc lập
gồm: số ngày vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình qn, kỳ thanh tốn bình
qn và chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt. Kết quả hồi qui ñã chỉ ra rằng, một sự ñầu
tư lớn trong hàng tồn kho và khoản phải thu thì đi kèm với lợi nhuận thấp. Có


8
mối tương quan có ý nghĩa (mạnh) giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận
ñược kiểm ñịnh trong các bài nghiên cứu trước.
Nội dung các bài viết và luận văn kể trên đều là những cơng trình khoa
học có giá trị. Tuy nhiên, có thể nhận thấy các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại
ở phạm vi nghiên cứu thanh khoản và lợi nhuận với số lượng mẫu nghiên cứu và
các biến trong mơ hình cịn hạn chế nên sự phản ánh mối quan hệ giữa các biến
còn chưa chính xác, chưa phản ánh hết được mối quan hệ giữa tính thanh khoản

và KNSL của các cơng ty, đồng thời vẫn còn mâu thuẫn giữa kết quả của các
nghiên cứu với cùng một nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên
cứu chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo tài chính của các cơng
ty, tức là tất cả đều chỉ tính theo giá trị ghi sổ mà khơng tính tới giá trị thị trường
của chúng nên mức ñộ phản ánh ñúng thực tế cịn hạn chế. Hơn nữa, do tác động
từ các chính sách kinh tế của Nhà nước và ảnh hưởng từ sự phát triển của nền
kinh tế thế giới, thực trạng tính thanh khoản tại các doanh nghiệp ở Việt Nam,
trong đó có các cơng ty xây dựng có sự thay đổi nhanh chóng địi hỏi các nhà
quản lý doanh nghiệp phải nhận diện kịp thời để có những đánh giá đúng, điều
chỉnh hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp khơng ngừng phát triển, nâng cao lợi
nhuận và ñạt ñược mục ñích trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Với những lý do đó, đề tài tập trung nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tính
thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”. Hy vọng, với nỗ lực nghiên cứu của mình,
đề tài sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính thanh
khoản và KNSL của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt
Nam, từ đó mong muốn ban quản trị công ty quan tâm nhiều hơn về mối quan
hệ giữa thanh khoản và KNSL của cơng ty để có thể tối ưu hố nguồn lực, từ đó
mang lại giá trị tối đa cho cổ đơng.


9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời
của doanh nghiệp
1.1.1. Thanh khoản và lợi nhuận
Thanh khoản là một ñiều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng các cơng ty có
thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của nó. Thanh khoản của cơng ty được xem

xét từ hai khía cạnh khác nhau: quan ñiểm tĩnh và quan ñiểm ñộng (Farris and
Hutchison, 2002).
Quan ñiểm tĩnh xét xét khả năng thanh khoản của một công ty dựa trên
các hệ số truyền thống ñược ñánh giá dựa trên các hệ số thanh toán hiện hành
(current ratio) và hệ số thanh toán nhanh (quick ratio). Các hệ số này ño lường
KNTT tại một thời điểm nhất định. Hệ số thanh tốn hiện hành thiết lập mối
quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Thơng thường, một hệ số thanh
tốn cao ñược coi là một chỉ số phản ánh khả năng của cơng ty để đáp ứng kịp
thời các khoản nợ ngắn hạn của nó. Hệ số thanh tốn nhanh thiết lập một mối
quan hệ giữa tài sản ngắn hạn sau khi ñã trừ ñi hàng tồn kho và nợ ngắn hạn.
Một tài sản có tính thanh khoản nếu nó có thể ñược chuyển ñổi thành tiền mặt
ngay lập tức hoặc sớm nhất có thể mà khơng làm mất giá trị. Thanh khoản thấp
dẫn đến tình trạng một cơng ty khơng có khả năng để trả nợ đúng hạn cho các
nhà cung cấp, dịch vụ và hàng hóa. ðiều này có thể dẫn đến tổn thất cho cơng ty
và có thể dẫn đến phá sản.
Ngồi ra, khơng có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của cơng ty và trong nhiều trường hợp nó có thể ảnh
hưởng đến danh tiếng của những cơng ty đó. Lượng tiền mặt hoặc tài sản lưu
động khơng đủ có thể khiến một cơng ty bỏ lỡ các ưu đãi được đưa ra bởi các
nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa tốt. Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn
đến chi phí cao hơn của hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.


10
Quan điểm động đo lường tính thanh khoản từ hoạt động của cơng ty dựa
trên các dịng tiền ra dịng tiền vào, ño lường bằng chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt.
Tất cả các đối tác có liên quan đều quan tâm đến KNTT của một cơng ty.
Các nhà cung cấp hàng hóa sẽ kiểm tra KNTT của cơng ty trước khi ra quyết
ñịnh cho nợ. Nhân viên cũng cần ñược quan tâm đến KNTT của cơng ty để biết
liệu các cơng ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến nhân viên, ví dụ như

tiền lương, lương hưu, quỹ dự phịng,… Vì vậy, một cơng ty cần phải duy trì
khả năng thanh khoản (Owalabi et.al, 2011).
Lợi nhuận là khoản tiền cịn lại sau khi doanh thu trừ đi chi phí sau khi
xem xét chi phí bán hàng, chi phí quản lý và tất cả các chi phí khác có liên quan.
Lợi nhuận rịng là lợi nhuận cịn lại sau khi ñã trừ lãi vay và thuế. Các nhà ñầu
tư tiềm năng quan tâm ñến cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu, do đó, họ quan
tâm đến KNSL của cơng ty. Trong khi đó các nhà quản lý quan tâm ñến việc
ñánh giá kết quả hoạt ñộng kinh doanh thơng qua lợi nhuận. Do đó, tỷ suất lợi
nhuận biên thấp phản ánh quản lý không hiệu quả và các nhà ñầu tư sẽ do dự
ñầu tư vào các công ty (Owolabi et.al, 2011).
Thanh khoản và lợi nhuận là hai mục đích chính của quản lý vốn lưu ñộng
(Working Capital Management - WCM), liên quan ñến sự kết hợp những thay
ñổi giữa tài sản và nợ theo thời gian được trích dẫn trong Lamberg and Valming
(2009). Các nhận ñịnh chung trong các bài nghiên cứu ñều xoay quanh giả
thuyết ñánh ñổi giữa thanh khoản và lợi nhuận. Giả thuyết này nhận định rằng
cả hai thuật ngữ tài chính này gây ra mối quan hệ xung ñột trong một tổ chức, do
đó việc theo đuổi một yếu tố này cũng ñồng nghĩa là ñánh ñổi yếu tố kia (Dash
and Hanuman, 2009). Tuy nhiên, một quan ñiểm khác cho rằng các nhà quản lý
có thể theo đuối cả hai mục tiêu: mục tiêu thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận, vì
chúng có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Các nhận ñịnh này ñược nghiên cứu
bởi Chakraborty (2008) khi ñánh giá mối quan hệ giữa vốn lưu ñộng và lợi
nhuận của các cơng ty dược phẩm ở Ẩn ðộ. Ơng chỉ ra rằng có hai trường phái
tư tưởng riêng biệt hên quan ñến vấn ñề này:


11
- Trường phái thứ nhất cho rằng vốn lưu ñộng khơng phải là một yếu tố để
nâng cao KNSL của cơng ty và có thể có một mối quan hệ ngược chiều giữa
chúng;
- Theo trường phái thứ hai, việc ñầu tư vào vốn lưu động đóng một vai trị

quan trọng ñể nâng cao lợi nhuận của công ty và doanh thu bán hàng khơng thể
được duy trì trừ khi có một mức ñầu tư tối thiểu của vốn lưu ñộng.
1.1.2. Lý thuyết ñánh ñổi giữa thanh khoản và lợi nhuận (LiquidityProfitability Trade-off)
Smith (1980) là một trong những người ñầu tiên nghiên cứu đánh đổi giữa
tính thanh khoản và lợi nhuận trong quản lý vốn lưu động. Duy trì tính thanh
khoản thích hợp chỉ ra rằng ngân quỹ được giới hạn trong tài sản lưu động do đó
ngân quỹ khơng có sẵn ñể sử dụng cho hoạt ñộng hoặc cho các mục đích đầu tư
cho lợi nhuận cao hơn. Do đó, tồn tại một chi phí cơ hội liên quan đến việc duy
trì những tài sản lưu động và điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể
của cơng ty.
Theo lý thuyết đánh đổi thì mỗi cơng ty khác nhau sẽ có tỷ lệ nợ khác
nhau, cụ thể như việc giải thích thành cơng nhiều sự khác biệt trong cấu trúc vốn
của các lĩnh vực cơng nghiệp. Ví dụ: những cơng ty có lợi nhuận cao, với đa số
tài sản hữu hình như cơng ty thuộc về hàng khơng, có mức độ an tồn cao hơn
sẽ có tỷ lệ nợ nhiều hơn. Trong khi đó, những cơng ty ít lợi nhuận, có nhiều tài
sản vơ hình, nhiều rủi ro lại huy động nguồn tài chính chủ yếu từ vốn chủ sở
hữu. Cũng theo thuyết này thì những cơng ty không vay nợ sẽ phát hành cổ
phiếu, giữ lại cổ tức khơng chia, bán tài sản để nâng nguồn tiền mặt tái cân bằng
cấu trúc vốn. Như vậy, theo lý thuyết đánh đổi thì khi doanh nghiệp duy trì tính
thanh khoản cao thì đánh đổi lại lợi nhuận đạt được sẽ thấp nguyên nhân là do
khi doanh nghiệp duy trì tài sản ngắn hạn cao thì KNSL thấp do chi phí hoạt
động cao, hơn nữa với việc duy trì nợ thấp cũng khiến doanh nghiệp chịu chi phí
tài chính cao hơn, mặt khác lại khơng sử dụng được địn bẩy tài chính cũng như
khoản tiết kiệm chi phí từ lãi vay. Ngược lại, khi doanh nghiệp duy trì tính thanh


12
khoản (KNTT ngắn hạn) thấp thì đánh đổi với rủi ro tài chính cao thì KNSL
cũng cao. ðiều này đã ñược minh chứng qua rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm,
cụ thể:

Một nghiên cứu được thực hiện tại các cơng ty dầu khí ở Pakistan cho
thấy tính thanh khoản chỉ ảnh hưởng đáng kể đến ROA trong khi khơng ảnh
hưởng đến ROE và ROI. Kết quả chính của nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự
thay đổi của tính thanh khoản có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của
các doanh nghiệp với mức ñộ khác nhau. Họ cũng chỉ ra ngun tắc đối lập giữa
tính thanh khoản và KNSL: “Có một sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và
KNSL của doanh nghiệp, cái này tăng thì cái kia sẽ giảm hay ñể ñạt ñược nhiều
hơn cái này sẽ phải từ bỏ một số cái khác”. Eljelly (2004) trong nghiên cứu về
các công ty niêm yết trên TTCK Ả Rập Xê-út đã chỉ ra mối quan hệ giữa tính
thanh khoản và KNSL thơng qua phân tích hồi quy tương quan. Trong nghiên
cứu này, tác giả sử dụng thời gian quay vịng của tiền là thước đo cho tính thanh
khoản. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cơng ty có thời gian quay vịng tiền
ngắn thì có KNSL cao hơn. Kết luận tương tự cũng ñược chỉ ra trong nghiên cứu
của García-Teruel and Solano (2007) trên mẫu nghiên cứu 8872 doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Raheman and Nasr (2007) cũng chỉ ra rằng tính thanh khoản và
KNSL của 94 cơng ty niêm yết trên TTCK Paskistan có mối quan hệ ngược
chiều nghĩa là khi tính thanh khoản tăng thì KNSL giảm và ngược lại.
Như vậy, khi lợi nhuận tăng sẽ có xu hướng làm giảm tính thanh khoản
của cơng ty và ngược lại, thanh khoản cao sẽ có xu hướng ảnh hưởng đến
KNSL. Vì vậy, các cơng ty nên ln ln cố gắng để duy trì một sự cân bằng
giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau của thanh khoản và lợi nhuận. Thanh khoản
của công ty không nên quá cao hoặc quá thấp. Nếu quá phụ thuộc vào thanh
khoản thì sẽ dẫn ñến sự tích tụ, ứ ñọng của nguồn vốn nhàn rỗi và không mang
lại bất kỳ lợi nhuận nào cho cơng ty. Mặt khác, thanh khoản khơng đủ có thể
làm sụt giảm hạng tín dụng của doanh nghiệp và có thể dẫn ñến thanh lý bắt
buộc các tài sản của công ty.


13
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và

khả năng sinh lời
1.2.1. Mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời
Trong phần này đề tài sẽ tóm lược một số các nghiên cứu trong nỗ lực tìm
kiếm mối quan hệ giữa thanh khoản và KNSL, theo đó các nghiên cứu này hỗ
trợ và chứng minh lý thuyết ñánh ñổi giữa thanh khoản và lợi nhuận. Khi xem
xét các nghiên cứu về vấn ñề này, trên cơ sở yếu tố ñược ñưa vào các nghiên
cứu, có thể chia các nghiên cứu ra làm hai xu hướng. Cụ thể:
Xu hướng thứ nhất gồm các nghiên cứu sử dụng chu kỳ chuyển ñổi tiền
mặt làm yếu tố duy nhất ñể phản ánh tính thanh khoản khi nghiên cứu mối quan
hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận. ðây là xu hướng diễn ra trong thời kỳ
đầu, khi mối quan hệ giữa tính thanh khoản và KNSL bắt ñầu nhận ñược sự
quan tâm của các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Ở giai ñoạn này, việc thu
thập, xử lý số liệu vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, các kỹ thuật phân tích, thống kê
vẫn còn khá mới mẻ nên số lượng biến trong mơ hình cũng bởi vậy mà bị hạn
chế. Kết quả các nghiên cứu ñều cho ra một kết quả chung, đó là chu kỳ chuyển
đổi tiền mặt có mối quan hệ ngược chiều với KNSL của các doanh nghiệp. Các
nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến, gồm:
Nghiên cứu của Shin and Soenen (1998) về “Hiệu quả quản lý vốn luân
chuyển và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp” ñã cho thấy, chu kỳ chuyển ñổi
tiền mặt ñã có một số tác ñộng tiềm năng lên lợi nhuận của một mẫu gồm
58.985 công ty niêm yết trên TTCK Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1974 ñến
năm 1994. Nghiên cứu cũng phát hiện ra việc giảm hợp lý trong chu kỳ chuyển
ñổi tiền mặt sẽ dẫn ñến sự gia tăng lợi nhuận của công ty. Trên cơ sở kết quả
này, họ kết luận rằng các nhà quản lý có thể làm tăng giá trị cho các cổ đơng
bằng cách giảm thời gian chuyển ñổi tiền mặt ở mức tối thiểu hợp lý.
Các nghiên cứu sau đó của Deloof (2003) ở Bỉ với dữ liệu nghiên cứu
gồm 1009 công ty phi tài chính lấy trong giai đoạn 1992-1996, với hơn 5054
mẫu quan sát và Eljelly (2004) ở Saudi Arabia với mẫu của 29 công ty cổ phần



14
(khơng bao gồm các ngành cơng nghiệp điện và ngân hàng) trong giai ñoạn
1996 - 2000 cũng sử dụng biến ñại diện cho tính thanh khoản là chu kỳ chuyển
ñổi tiền mặt. Kết quả các nghiên cứu ñã chỉ ra mối tương quan âm giữa TSSL
gộp và chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt. Từ ñó, các nghiên cứu hàm ý rằng các nhà
quản trị có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt.
Xu hướng thứ hai gồm các nghiên cứu sử dụng nhiều yếu tố để phản ánh
tính thanh khoản khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi
nhuận. ðây là xu hướng diễn ra trong thời kỳ mối quan hệ giữa tính thanh khoản
và KNSL được các nhà quản lý doanh nghiệp ñặc biệt quan tâm. Lúc này, việc
thu thập, xử lý số liệu ñã dễ dàng hơn, các kỹ thuật phân tích, thống kê số liệu
đã phát triển nên số lượng biến trong mơ hình cũng bởi mà tăng lên. Kết quả các
nghiên cứu này thống nhất với giai ñoạn trước nhưng có sự mở rộng hơn với
nhiều yếu tố đa dạng được đưa thêm vào mơ hình. Các nghiên cứu tiêu biểu có
thể kể đến, gồm:
Kesseven Padachi (2006) ñã tiến hành nghiên cứu kiểm tra xu hướng
trong việc quản trị vốn luân chuyển lên thành quả của doanh nghiệp với mẫu
gồm 58 doanh nghiệp nhỏ, sử dụng phân tích dữ liệu bảng với số liệu từ năm
1998 đến năm 2003. Biến phụ thuộc: TSSL trên tổng tài sản (ROA). Các biến
độc lập gồm: số ngày vịng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình qn, kỳ thanh
tốn bình quân và chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt. Kết quả hồi qui ñã chỉ ra rằng,
một sự ñầu tư lớn trong hàng tồn kho và khoản phải thu thì đi kèm với lợi nhuận
thấp. Có mối tương quan có ý nghĩa (mạnh) giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi
nhuận ñược kiểm ñịnh trong các bài nghiên cứu trước.
Cụ thể, có mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền bình qn, kỳ thanh tốn
bình qn và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ñối với lợi nhuận của một doanh
nghiệp, trong khi đó đối với số ngày vịng quay hàng tồn kho thì khơng tìm thấy
mối tương quan có ý nghĩa nào đối với lợi nhuận. Phân tích đã chỉ ra những thay
đổi có ý nghĩa và cách tốt nhất để giúp ngành công nghiệp giấy gia tăng thành
quả là phải quan tâm ñến ñến sự ñánh ñổi giữa thanh khoản và lợi nhuận.



15
Garcia-Teruel and Martinez-Solano (2007) ñã nghiên cứu tác ñộng của
vốn ln chuyển đến TSSL của các cơng ty vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha, trong
nghiên cứu của mình tác giả sử dụng biến TSSL trên tổng tài sản (ROA) ñại
diện cho KNSL của công ty. Các biến ñộc lập gồm: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
được đo lường thơng qua số ngày phải thu, số ngày tồn kho và số ngày phải trả.
Biến kiểm sốt được sử dụng trong mơ hình gồm: Quy mơ cơng ty, tốc độ tăng
trưởng của doanh thu, địn bẩy tài chính, hệ số tăng trưởng GDP hàng năm của
nền kinh tế với ý nghĩa rằng việc nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn ñịnh sẽ giúp
gia tăng TSSL của công ty.
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bao gồm 8872 cơng ty
trong giai đoạn 1996-2002 với phân tích đơn biến (Univariate analysis) và phân
tích đa biến (Multivariate analysis). Kết quả thể hiện rằng nhà quản trị có thể gia
tăng giá trị cổ phần bằng cách làm giảm kỳ thu tiền bình qn, vịng quay hàng
tồn kho theo ngày và chu kỳ chuyển ñổi tiền mặt.
Kết quả các nghiên cứu sau đó của Raheman and Nasr (2007), Samirloglu
and Demirgunes (2008), Falope and Ajilore (2009), Chatterjee (2010), Huynh
and Su (2010), Nobanee and cộng sự (2011), Qasim Saleem and Ramiz Ur
Rehman (2011), Pouraghajan and Emamgholipourarchi (2012) hoàn toàn thống
nhất với kết quả các nghiên cứu trước đó. Tuy mỗi nghiên cứu sử dụng các biến
khác nhau để phản ánh tính thanh khoản nhưng đều đi tới kết luận rằng, có sự
tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và KNSL của các doanh
nghiệp.
1.2.2. Mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời
Bên cạnh các nghiên cứu hỗ trợ cho lý thuyết ñã ñược Smith nêu ra năm
1980 thì cũng có những nghiên cứu cho thấy sự tồn tại một mối tương quan
cùng chiều giữa quản lý thanh khoản và KNSL. Trong phần này, ñề tài sẽ ñề cập
ñến các nghiên cứu cho ra kết quả như vậy. Về mặt kết quả, các nghiên cứu này

hồn tồn thống nhất với nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt về hàm ý kết quả và
khuyến nghị ñưa ra cho các doanh nghiệp. Căn cứ vào yếu tố này, có thể phân


×