Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THU ĐƠNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THU ĐƠNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Chí Dũng

Đà Nẵng - Năm 2021





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 5
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.............................................................................................. 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI ................................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ...................................................................10
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng................................................11
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng khách hàng doanh nghiệp ............13
1.2.2. Phân loại tín dụng khách hàng doanh nghiệp ..................................15
1.3. CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................. 17
1.3.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp ....17
1.3.2. Vai trị của xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp...19
1.3.3. Các phƣơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh
nghiệp ..............................................................................................................23



1.3.4. Nội dung cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh
nghiệp ..............................................................................................................26
1.3.5. Các chỉ tiêu thƣờng dùng để xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
doanh nghiệp ...................................................................................................30
1.3.6. Tiêu chí đánh giá cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
doanh nghiệp ...................................................................................................31
1.3.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng doanh nghiệp ..............................................................................33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI
BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 38
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH .............................. 38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ....................................................39
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong giai đoạn
2017-2019 .......................................................................................................42
2.1.4. Tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank
Quảng bình ......................................................................................................46
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ........................................................................ 51
2.2.1. Tổng quan về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank
Quảng Bình .....................................................................................................51
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung cơng tác xếp hạng tín dụng nội
bộ khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Quảng Bình .......................54


2.2.3. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của

Vietinbank Quảng Bình theo các tiêu chí đánh giá ....................................69
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƢƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ........................................................... 74
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................74
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ...............................................75
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠNG TÁC XẾP
HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH......................................................... 79
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ........... 79
3.1.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp............79
3.1.2. Định hƣớng hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng doanh nghiệp .........................................................................................81
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƢƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 82
3.2.1. Khuyến nghị đối với Vietinbank Quảng Bình .............................. 82
3.2.2. Khuyến nghị đối với Hội sở chính ................................................ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBNV

Cán bộ nhân viên


CLTD

Chất lƣợng tín dụng

CN

Chi nhánh

DPRR

Dự phịng rủi ro

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNNVN


Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

PGD

Phòng giao dịch

QTRR

Quản trị rủi ro

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng


TMCP

Thƣơng mại Cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TT

Thông tƣ

Vietinbank

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình nguồn nhân lực của Vietinbank Quảng Bình ................. 40
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Quảng Bình.................... 42
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank Quảng Bình ........... 44
Bảng 2.4. Số lƣợng KHDN vay vốn của Vietinbank Quảng Bình ................. 47
Bảng 2.5. Dƣ nợ tín dụng KHDN của Vietinbank Quảng Bình ..................... 49
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu KHDN của Vietinbank Quảng Bình ...... 51
Bảng 2.7. Tỷ trọng chấm điểm phần phi tài chính đối với KHDN của
Vietinbank Quảng Bình .................................................................. 58
Bảng 2.8. Trọng số phần tài chính và phi tài chính đối với KHDN của
Vietinbank Quảng Bình .................................................................. 59
Bảng 2.9. Thang điểm xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN và KHDN mới thành

lập của Vietinbank Quảng Bình ...................................................... 62
Bảng 2.10. Căn cứ điều chỉnh kết quả xếp hạng KHDN tại Vietinbank Quảng
Bình ................................................................................................. 63
Bảng 2.11. Căn cứ phân loại nhóm nợ KHDN tại Vietinbank Quảng Bình ... 64
Bảng 2.12. Số lƣợng KHDN đƣợc xếp hạng tại Vietinbank Quảng Bình ...... 70
Bảng 2.13. Tỷ lệ nợ xấu của KHDN đƣợc xếp hạng tại Vietinbank Quảng
Bình ................................................................................................. 72
Bảng 2.14. Thống kê tình hình thay đổi thứ hạng của KHDN giai đoạn 20172019 ................................................................................................. 73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Quảng Bình ......................... 39
Hình 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Quảng Bình .......... 46
Hình 2.3. Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại
Vietinbank Quảng Bình .................................................................. 56
Hình 2.4. Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN mới thành
lập tại Vietinbank Quảng Bình ....................................................... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại (NHTM), tín
dụng là hoạt động cơ bản, nền tảng, chiếm tỷ trọng cao nhất và mang lại nhiều
lợi nhuận nhất, nhƣng đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn
nhất cho sự tồn tại và phát triển bền vững của các NHTM. Rủi ro tín dụng
(RRTD) có thể đem lại những hậu quả khơng lƣờng trƣớc đƣợc, thậm chí ảnh
hƣởng đến vấn đề sống còn của NHTM. Mặt khác, hoạt động của các NHTM
mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự sụp đổ của một

NHTM rất có thể tạo thành hiệu ứng domino, kéo theo sự sụp đổ của cả hệ
thống ngân hàng, ảnh hƣởng đến nền kinh tế.
Tại Việt Nam thời gian qua cũng xảy ra khơng ít trƣờng những hợp
RRTD dẫn đến nhiều thiệt hại về tài sản và uy tín của các NHTM. Trong giai
đoạn hiện nay, RRTD càng tăng lên do khó khăn chung của nền kinh tế, điều
này khiến cho các NHTM phải thắt chặt các điều kiện cấp tín dụng để đảm
bảo an tồn vốn. Việc thắt chặt tín dụng này vơ hình chung lại ảnh hƣởng xấu
lên nền kinh tế, đặc biệt là khi đƣợc áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp mà
khơng có sự phân biệt chất lƣợng khách hàng do bản thân một số NHTM
cũng chƣa đủ cơ sở để nhận định khách hàng tốt/xấu một cách chính xác.
Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, việc lựa chọn đƣợc các
khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp (KHDN) trung thành, có
tình hình tài chính lành mạnh, ln trả lãi và gốc đúng hạn là một việc hết sức
cần thiết. Điều này có thể thực hiện đƣợc nếu NHTM có một hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ (xếp hạng tín dụng nội bộ) KHDN hiệu quả. xếp hạng
tín dụng nội bộ KHDN là cơ sở để quản trị RRTD đối với các KHDN nhằm
kiểm soát, hạn chế RRTD theo mục tiêu đã đề ra; đồng thời cũng hỗ trợ
NHTM trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro (DPRR), đảm bảo


2

tính ổn định trong hoạt động của NHTM. Do đó, việc hồn thiện xếp hạng tín
dụng nội bộ KHDN là nội dung cần đƣợc quan tâm đầu tƣ tại các NHTM.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác này, ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần (TMCP) Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình
(Vietinbank Quảng Bình) đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện hiệu
quả công tác này. Mặc dù vậy, cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN của
Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế nhất định, ảnh hƣởng đến công tác quản trị
RRTD tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh của các Chi nhánh

NHTM trên địa bàn, tại Chi nhánh cũng xuất hiện tình trạng cán bộ thẩm định
tín dụng chủ quan trong việc xét duyệt, đƣa ra những quyết định thẩm định tín
dụng KHDN thiếu chính xác nhằm cho KHDN chƣa đủ điều kiện vay vốn,
gây phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu cho Chi nhánh. Do đó, việc đánh giá, phân
tích thực trạng cơng tác này, từ đó đƣa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm
hoàn thiện là rất cần thiết để hạn chế RRTD, đảm bảo chất lƣợng tín dụng
(CLTD) đối với KHDN tại Chi nhánh.
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về các
khía cạnh liên quan đến xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM, nhƣng lại
khơng có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện về xếp hạng tín dụng nội bộ dành
riêng cho KHDN. Các nghiên cứu liên quan lại chƣa hệ thống và có sự cập
nhật đầy đủ những nội dung lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn liên quan đến hoạt
động xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN mới nhất của các NHTM tại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Ngồi ra, tại Vietinbank Quảng Bình, vẫn chƣa có
nghiên cứu nào làm rõ về cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN.
Xuất phát từ lý do thực tiễn tại Vietinbank Quảng Bình, cũng nhƣ
khoảng trống nghiên cứu về xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN đã đƣợc trình
bày ở trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hồn thiện cơng tác xếp
hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng


3

mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN tại Vietinbank Quảng Bình giai đoạn 2017-2019, luận văn đề xuất các
khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại

Vietinbank Quảng Bình trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ KHDN của các NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại
Vietinbank Quảng Bình giai đoạn 2017-2019.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng
nội bộ KHDN tại Vietinbank Quảng Bình trong thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN là gì? Các tiêu chí
đánh giá và các nhân tố nào ảnh hƣởng đến cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN?
- Cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Vietinbank Quảng Bình
giai đoạn 2017-2019 diễn ra nhƣ thế nào? Những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong cơng tác này là gì?
- Cần đề xuất những khuyến nghị gì nhằm hồn thiện cơng tác xếp hạng
tín dụng nội bộ KHDN tại Vietinbank Quảng Bình trong thời gian tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


4

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN tại Vietinbank Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu cơng tác xếp hạng tín dụng
nội bộ KHDN.
- Về khơng gian: tại ngân hàng Vietinbank Quảng Bình.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

KHDN tại Vietinbank Quảng Bình trong giai đoạn 2017-2019, đề xuất giải
pháp để hồn thiện cơng tác cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Chi
nhánh trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong luận văn này, luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân
tích, đánh giá thực trạng cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại
Vietinbank Quảng Bình.
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo, tài liệu, số liệu thống kê của
ngân hàng Vietinbank, Vietinbank Quảng Bình và NHNN tỉnh Quảng Bình.
Các dữ liệu này đƣợc thu thập nhằm làm rõ đặc điểm, tình hình hoạt động và
kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ thực trạng hoạt động tín dụng KHDN,
cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Vietinbank Quảng Bình trong
những năm vừa qua.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mơ tả: Thống kê mơ tả là các phƣơng pháp có
liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các
đặc trƣng khác nhau về phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở
đây chính là cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Vietinbank Quảng
Bình. Phƣơng pháp thống kê mơ tả đƣợc thực hiện trong q trình thu thập


5

các số liệu về hoạt động tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ nói chung và hoạt
động xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN nói riêng qua các năm. Trong đó, tập
trung mơ tả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN cũng nhƣ việc thực
hiện các nội dung cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Vietinbank
Quảng Bình. Giúp cho tác giả có những đánh giá tổng quát về hoạt động xếp
hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Chi nhánh.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là
tổng hợp các tài liệu và thống kê, phân tích các số liệu liên quan đến hoạt
động tín dụng, QTRR tín dụng, cũng nhƣ cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN tại Vietinbank Quảng Bình nhằm tìm hiểu và đƣa ra nhận xét, đánh
giá cụ thể về cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại Vietinbank Quảng
Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác này tại Chi
nhánh.
- Phương pháp so sánh: phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng bằng cách
so sánh để thấy đƣợc xu hƣớng tăng, giảm, tỷ trọng của các chỉ tiêu phản ánh
hoạt động kinh doanh nói chung và kết quả cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN tại Vietinbank Quảng Bình trong thời gian qua (đƣợc sử dụng chủ yếu
ở chƣơng 2 của luận văn).
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các từ viết
tắt, lời cam đoan, luận văn dự kiến gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại;
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Quảng Bình;
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng


6

nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, nhiều tác giả và các chun gia đã có những cơng trình
nghiên cứu về dịch vụ tín dụng, QTRRTD, xếp hạng tín dụng nói chung cũng

nhƣ xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN nói riêng tại các NHTM. Có thể kể đến
nhƣ sau:
- Các bài báo trên các Tạp chí khoa học có liên quan
Phạm Thanh Hà, Hồng Thị Tâm (2017) với bài báo “Thực trạng
RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thái
Nguyên”, Tạp chí Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, số 2. Bài viết tập trung vào
nghiên cứu hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietinbank Thái Ngun,
nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, để từ đó làm
cơ sở đƣa ra những đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao CLTD và cơng tác
phịng ngừa, hạn chế RRTD tại Vietinbank Thái Nguyên. Bài báo sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc thu thập, xử lý, so sánh và
phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng cƣờng hoạt động
marketing, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, quản lý và giám sát các hoạt
động cho vay, nâng cao hiệu quả cơng tác thẩm định, xếp hạng tín dụng khách
hàng là những vấn đề cấp thiết và quan trọng để giảm thiểu RRTD của ngân
hàng hiện nay.
Bùi Hữu Phƣớc, Ngô Thanh Danh, Ngơ Văn Tồn (2018) với bài báo
“Các yếu tố ảnh hƣởng đến RRTD tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Chi nhánh
Kiên Giang”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 98. Đây là nghiên cứu định lƣợng
đƣợc tác giả thực hiện dựa trên dữ liệu của 120 hồ sơ tín dụng tại
Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng
đến RRTD bao gồm: Tài sản đảm bảo, năng lực tài chính của ngƣời vay, mục


7

đích sử dụng vốn vay, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm
CBTD, kiểm tra và giám sát vốn vay. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến
nghị để hạn chế RRTD tại Chi nhánh nhƣ: Tiến hành đào tạo và bồi dƣỡng
nghiệp vụ cho những CBTD để nâng cao nghiệp vụ; Sử dụng hiệu quả tài sản

đảm bảo; Thực hiện hiệu quả công tác đánh giá năng lực tài chính, xếp hạng
tín dụng khách hàng trƣớc khi cho vay; Thực hiện thẩm định chặt chẽ mục
đích vay và thực hiện đúng theo quy trình giám sát sử dụng vốn vay; Giám sát
sử dụng vốn vay và thu hồi nợ.
Đỗ Đoan Trang (2019) với bài báo “Về quản trị RRTD tại các ngân
hàng thƣơng mại ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 6. Tác giả đã làm rõ
thực trạng QTRRTD tại 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2017-2018 theo
các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, số dƣ nợ xấu. Qua đó, tác giả đề
xuất các giải pháp để giảm thiểu RRTD của các NHTM tại Việt Nam trong
thời gian sắp tới. Trong đó, nhấn mạnh đến các giải pháp liên quan đến cơng
tác thẩm định tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.
- Các luận văn có liên quan
Hồng Thị Minh (2015) với luận văn “Hồn thiện cơng tác xếp hạng tín
dụng nội bộ KHDN tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh
Đắk Nông”. Luận văn có đóng góp nhất định trong việc hình thành cơ sở lý
luận về xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN tại các NHTM, đặc biệt là các nội
dung liên quan đến cơng tác RRTD, mơ hình đánh giá RRTD, nội dung cơng
tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN của NHTM. Thông qua việc đánh giá
công tác này tại Vietinbank Đắk Lắc trong giai đoạn 2012-2014, luận văn rút
ra đƣợc một số kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp để hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN
tại Vietinbank Đắk Lắc nhƣ: Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý; Nâng cao chất
lƣợng thu thập và xử lý thơng tin cho cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ;


8

Hồn thiện cơng tác tổ chức phân tích tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; Nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2017) với luận văn “Quản trị RRTD KHDN tại
ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long”.
Luận văn đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu đi trƣớc, tổng quan cơ sở lý
thuyết về các nội dung nhƣu RRTD, Quản trị RRTD, Tiêu chí đánh giá chất
lƣợng quản trị RRTD, các nhân tố tác động đến RRTD của Chi nhánh. Tác
giả cũng phân tích cơng tác quản trị RRTD tại Chi nhánh giai đoạn 20162018, trong đó có nội dung liên quan đến cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ
KHDN, một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản trị RRTD của
Chi nhánh. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp, trong đó có việc nâng cao
hiệu quả cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN của Chi nhánh.
Phạm Ngọc Vĩnh (2018) với luận văn “Hoàn thiện cơng tác xếp hạng tín
dụng nội bộ KHDN tại ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng”.
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơng tác xếp hạng tín
dụngND KHDN tại các NHTM. Phân tích thực trạng cơng tác xếp hạng tín
dụngND KHDN tại địa bàn nghiên cứu, làm rõ các kết quả đạt đƣợc, cũng
nhƣ các những hạn chế, tồn tại trong cơng tác này. Bên cạnh đó, luận văn
cũng khuyến nghị hồn thiện cơng tác xếp hạng tín dụngND KHDN tại Chi
nhánh trong thời gian tới, cụ thể: Tăng cƣờng công tác quản lý cơng tác xếp
hạng tín dụng nội bộ KHDN; Tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín
dụng của KHDN; Vận dụng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng
KHDN dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và các khuyến nghị khác.
Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2019) với luận văn “Hoàn thiện hệ thống xếp
hạng tín dụng KHDN tại NHTM TNHH MTV Đại Dƣơng”. Luận văn đã tiến
hành tổng quan và cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng tại các NHTM, chủ yếu


9

tập trung vào các nội dung nhƣ sau: (1) Tổng quan về tình hình nghiên cứu;
(2) Cơ sở lý luận về tín dụng và RRTD của NHTM; (3) Hệ thống xếp hạng tín
dụng KHDN của các NHTM; (4) Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh

hƣởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng KHDN của các NHTM. Thơng qua
phƣơng pháp nghiên cứu định tính, sử dụng số liệu thứ cấp, tác giả đã đánh
giá và rút ra những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động
xếp hạng tín dụng KHDN của ngân hàng Oceabank trong giai đoạn 20162018. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhƣ sau để hồn thiện cơng tác
này: Hồn thiện quy trình xếp hạng; Hồn thiện mơ hình xếp hạng; …
- Khoảng trống nghiên cứu
Tóm lại, có nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về các khía cạnh liên
quan đến RRTD và xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM. Tuy nhiên, khơng
có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện về xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho
KHDN tại các NHTM. Bên cạnh đó, cơ sở lý luận của các nghiên cứu chƣa
thật sự có tính hệ thống và cập nhật về các khía cạnh liên quan đến cơng tác
xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN mới nhất tại các NHTM trong giai đoạn hiện
nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang có những hội nhập sâu rộng với
kinh tế quốc tế. Một số đề tài đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD và hoàn
thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN cho các Chi nhánh NHTM tại
Việt Nam, tuy nhiên, các Chi nhánh NHTM tại Việt Nam rất đa dạng và khác
biệt nhau về trình độ phát triển, nguồn nhân lực, năng lực tài chính và cơng
nghệ, cũng nhƣ khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng là khác nhau. Do đó, sẽ
khơng có bất kỳ một giải pháp nào phù hợp cho tất cả các ngân hàng để có thể
hồn thiện XHTCNB KHDN.
Bên cạnh đó, tại Vietinbank Quảng Bình vẫn chƣa có nghiên cứu nào
làm rõ về cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN, do đó, việc thực hiện đề
tài này là cần thiết và đảm bảo tính mới tại Chi nhánh.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo NHNN Việt Nam (2005) RRTD trong hoạt động ngân hàng là
khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng khơng thực hiện hoặc
khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013): “RRTD là những tổn thất do khách
hàng vay không trả đƣợc nợ hoặc sự giảm sút chất lƣợng tín dụng của khoản
vay. Hay nói cách khác, RRTD là rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng
không thu đƣợc đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh tốn gốc và
lãi khơng đúng kì hạn”.
Phan Thị Thu Hà (2009) cho rằng: “RRTD là khả năng khách hàng
nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối
với ngân hàng, gây nên tổn thất cho ngân hàng. Khi NHTM thực hiện cấp tín
dụng cho khách hàng thì NHTM có thể đối mặt với rủi ro khách hàng không
thể trả đầy đủ gốc, lãi hay cả gốc và lãi của khoản vay đúng cam kết. Khi thực
hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân đến khi thu hồi vốn, lúc này NHTM
chƣa biết chắc chắn giao dịch này có hồn tất thành cơng hay khơng, vì vậy
RRTD thể hiện ở khả năng hay xác suất hồn thành giao dịch tín dụng đó”.
Tại Việt Nam, khái niệm RRTD đƣợc quy định tại Thông tƣ
02/2013/TT-NHNN, cụ thể nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân


11

hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có
khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Nhƣ vậy, có nhiều khái niệm liên quan đến RRTD của các nhà nghiên

cứu cũng nhƣ văn bản pháp lý tại Việt Nam. Trong phạm vi của luận văn,
khái niệm RRTD của NHTM có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “RRTD là khả năng
xảy ra tổn thất khi khách hàng khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng đã kí giữa NHTM và khách hàng. Cụ thể hơn, RRTD
là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản
của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ
không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra
những tổn thất và khó khăn cho NHTM”.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Trên thực tế, có nhiều ngun nhân dẫn đến RRTD. Một số những
nguyên nhân chính yếu dẫn đến RRTD của các NHTM có thể đƣợc thể hiện
nhƣ sau:
a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn tiến hành lỏng lẻo.
Trong một số trƣờng hợp, công tác này nếu đƣợc thực hiện tốt, thực hiện một
cách thƣờng xuyên và hiệu quả sẽ giúp cho NHTM có thể sớm nhận diện
đƣợc các RRTD có thể xảy ra, từ đó có những phƣơng án phịng ngừa một
cách thích hợp. Ngƣợc lại, nếu cơng tác này khơng thực hiện hiệu quả, có thể
khiến NHTM phải chịu tổn thất rất lớn khi RRTD xảy ra.
Thứ hai, sự thiếu đạo đức hoặc trình độ chun mơn nghiệp vụ kém của
đội ngũ nhân sự. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để
giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Bởi đây là đội ngũ làm việc trực tiếp với
khách hàng, có thể thông đồng với khách hàng để thực hiện các hoạt động sai


12

quy định, nhằm giúp cho khách hàng vay vốn. Trình độ kém của nhân sự có
thể làm phát sinh những sai sót trong q trình nghiệp vụ, dẫn đến những tổn
thất khơng đáng có của NHTM.

Thứ ba, các NHTM thiếu sự giám sát sau khi cấp tín dụng. Một số
NHTM không thực hiện tốt công tác giám sát sau khi cho vay, có thể xuất
phát từ mơ hình quản trị RRTD chƣa hiệu quả, hoặc sự hạn chế về chất lƣợng
và số lƣợng của cán bộ tín dụng. Điều này dẫn đến khách hàng có thể sử dụng
vốn sai mục đích, vi phạm các điều khoản cho vay, phát sinh RRTD.
Thứ tƣ, việc mở rộng tín dụng quá mức của các NHTM. Một số
NHTM vì thúc đẩy mở rộng quy mô cho vay quá nhanh, dẫn đến việc lựa
chọn và xếp hạng khách hàng không thật sự kỹ càng, thiếu sự giám sát của
cán bộ tín dụng, khiến cho RRTD của các khoản vay này tăng lên.
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Một số khách
hàng sau khi vay vốn đƣợc từ các NHTM đã sử dụng vốn vay không đúng
mục đích đã cam kết với các NHTM, đầu tƣ vào các phƣơng án kinh doanh có
mức độ rủi ro cao, dẫn đến phá sản kế hoạch kinh doanh, mất khả năng trả nợ
gốc và lãi cho NHTM.
Thứ hai, một số khách hàng có khả năng quản lý hoạt động SXKD
chƣa thật sự tốt. Nhiều KHDN có trình độ và khả năng quản lý hoạt động
SXKD, quản lý tài chính, quản lý nhân sự cũng nhƣ các hoạt động khác còn
hạn chế, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, trong trƣờng hợp xấu nhất có thể
dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, ảnh hƣởng lớn tới khả năng trả nợ các khoản
vay cho NHTM.
Thứ ba, đạo đức của khách hàng vay vốn. Một số khách hàng cố tình
giả lập phƣơng án SXKD khơng có thật để vay vốn, trong khi một số khách
hàng khác lại cố tình khơng trả nợ gốc và lãi cho NHTM mặc dù vẫn có


13

nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh. Những vẫn đề này thuộc phạm trù đạo
đức của khách hàng vay vốn, nếu NHTM khơng kiểm sốt chặt sẽ dẫn đến

RRTD có thể nảy sinh bất kỳ lúc nào với các khoản vay này.
c. Ngun nhân từ mơi trường bên ngồi
Cũng nhƣ hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín dụng
của NHTM chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khách quan từ mơi trƣờng kinh
tế, mơi trƣờng chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, mơi trƣờng pháp lý và các
tác động chung của khu vực và địa phƣơng…
Môi trƣờng kinh tế không ổn định, môi trƣờng tự nhiên biến đổi nhanh
chóng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan,
thiên tai, ... dẫn tới những ảnh hƣởng nặng nề tới việc SXKD của nền kinh tế,
trong đó, lĩnh vực nơng nghiệp chịu ảnh hƣởng lớn bởi thiên tai. Dẫn đến
những RRTD của các khoản vay của NHTM là không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, mơi trƣờng pháp lý cịn chồng chéo cũng khiến cho
RRTD của các NHTM diễn biến xấu đi. Nếu các văn bản pháp lý đƣợc các cơ
quan nhà nƣớc ban hành cịn chồng chéo, khơng tạo điều kiện thuận lợi cho
các NHTM cũng nhƣ các KHDN có thể ổn định hoạt động kinh doanh, dẫn
đến KHDN kinh doanh thiếu ổn định, thua lỗ, và cũng dẫn đến hoạt động của
các NHTM cũng gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ các rủi ro pháp lý khơng
thể dự đốn trƣớc.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng khách hàng doanh nghiệp
a. Khái niệm tín dụng
Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng.
Theo lịch sử ra đời của tín dụng, ban đầu khái niệm đơn giản về tín dụng là:
“Tín dụng là những quan hệ vay mƣợn có sự hồn trả cả gốc và lãi sau một


14

thời gian nhất định, sự thoả thuận giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay về số

tiền vay, lãi suất, thời hạn và phƣơng thức trả nợ (trả một lần hay trả dần)”
(Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2014).
Theo Phan Thị Thu Hà (2009): “Một quan hệ tín dụng phải thoả mãn: (i)
Là quan hệ chuyển nhƣợng giá trị mang tính chất tạm thời; (ii) Đảm bảo tính
hồn trả về thời gian và giá trị; (iii) Quan hệ tín dụng đƣợc xây dựng trên cơ
sở sự tin tƣởng giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay”.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013): “tín dụng của NHTM là việc thỏa thuận
để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác”.
Tóm lại, tín dụng của NHTM có thể đƣợc hiểu là quan hệ/hình thức tín
dụng tiền tệ, trong đó các NHTM cho vay các chủ thể khác nhau trong nền
kinh tế bằng tiền. Nói cách khác, chủ thể của tín dụng ngân hàng là các
NHTM và các đối tƣợng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp), đối tƣợng vay
mƣợn là tiền tệ - khác với các loại hình tín dụng khác nhƣ tín dụng thƣơng
mại, tín dụng nhà nƣớc hay tín dụng thuê mua.
b. Khái niệm tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Tín dụng KHDN là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa ngân hàng và
doanh nghiệp. Nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền, thì ngân hàng đóng
vai trị cho vay cịn doanh nghiệp đóng vai trò đi vay, ngƣợc lại, nếu doanh
nghiệp gửi tiền hoặc các tài sản tại ngân hàng, thì vai trị này thay đổi, doanh
nghiệp đóng vai trị ngƣời cho vay, trong khi đó ngân hàng đóng vai trị đi
vay. Điều này cho thấy, tùy vào từng trƣờng hợp khác nhau, mà vị trí cho vay
– đi vay của ngân hàng và doanh nghiệp có thể thay đổi linh hoạt (Ngơ Thanh
Phúc, 2012).


15


Xét trên trƣờng hợp doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng, tín dụng
doanh nghiệp là mối quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, trong đó
doanh nghiệp đƣợc ngân hàng chuyển nhƣợng quyền sử dụng một lƣợng giá
trị (tiền tệ hoặc hàng hóa, tài sản) với những điều kiện nhất định mà các bên
đã thỏa thuận.
1.2.2. Phân loại tín dụng khách hàng doanh nghiệp
a. Căn cứ vào mục đích vay vốn
Tín dụng bất động sản: là các khoản tín dụng đầu tƣ vào bất động sản,
bao gồm: Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa; Tín
dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.
Tín dụng cơng thƣơng nghiệp: là các khoản tín dụng dành cho cho các
doanh nghiệp để trang trải các chi phí nhƣ mua hàng hóa, nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị, trả thuế và chi trả lƣơng.
Tín dụng nơng nghiệp: Là các khoản tín dụng dành cho cho các hoạt
động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa
màng và chăn ni.
Tín dụng đầu tƣ tài chính: Là các khoản tín dụng cấp cho các KHDN
đầu tƣ vào các lĩnh vực tài chính mua chứng khốn, vàng (Nguyễn Văn Tiến,
2013).
b. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn khơng q 12 tháng, hình thức tín dụng
ngắn hạn thƣờng đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động của các
KHDN hoặc nhu cầu đầu tƣ sản xuất kinh doanh ngắn hạn.
Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, hình thức tín
dụng trung hạn thƣờng đƣợc sử dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn trung hạn
nhƣ đầu tƣ sản xuất kinh doanh tủng hạn, mua sắm tài sản cố định, xây dựng
các cơng trình, nhà xƣởng có quy mơ nhỏ và các nhu cầu trung hạn khác.


16


Tín dụng dài hạn: Có thời hạn từ 3 năm trở lên, hình thức tín dụng dài
hạn thƣờng đƣợc sử dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn, chẳng hạn
nhƣ: đầu tƣ tài sản cố định với giá trị lớn, xây dựng nhà xƣởng, cơng trình
hoặc các dự án có thời gian đầu tƣ dài. (Nguyễn Văn Tiến, 2013).
c. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng mà bên vay vốn cần phải có tài sản
bảo đảm (TSBĐ) để cầm cố, thế chấp với NHTM hoặc phải có sự bảo lãnh
của một bên thứ ba. TSBĐ hoặc bảo đảm chính là cơ sở để NHTM có thể
thực hiện các hoạt động thu hồi các khoản vay trong trƣờng hợp khách hàng
vay vốn khơng có khả năng trả nợ, phát sinh nợ xấu, nợ q hạn.
Tín dụng khơng có bảo đảm: là tín dụng mà bên vay vốn khơng cần
phải có TSBĐ để cầm cố, thế chấp với NHTM hoặc không cần phải có sự bảo
lãnh của một bên thứ ba. Thơng thƣờng, các KHDN đƣợc NHTM cấp tín
dụng khơng có bảo đảm là những KHDN có mức xếp hạng tín dụng nội bộ
cao, uy tín tốt, phƣơng án SXKD đảm bảo và đáp ứng đƣợc các tiêu chí khác
của NHTM.
“TSĐB là cơ sở để NHTM thực hiện các biện pháp nhằm xử lý các
khoản tín dụng có nguy cơ mất vốn, hoặc đƣợc xếp ở nhóm nợ có RRTD cao.
Do đó, nếu một NHTM có cơ cấu tín dụng khơng có bảo đảm (khơng có
TSĐB) cao trong tổng dƣ nợ tín dụng, NHTM có khả năng đối mặt với rủi ro
mất vốn cao nếu nhƣ khách hàng vay vốn không trả đƣợc nợ, ảnh hƣởng tiêu
cực đến CLTD của NHTM”. (Nguyễn Văn Tiến, 2013).
d. Căn cứ vào đối tượng khách hàng
KHDN lớn: Đây là nhóm khách hàng có uy tín và quy mô lớn trên thị
trƣờng. Thông thƣờng, vị thế đàm phán của các KHDN lớn so với ngân hàng
thƣờng cao hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó, đôi khi các ngân



×