Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng kinh doanh hàng hóa điện, điện tử tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.19 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ HỊA

HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG HĨA
ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH
VNPT – QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ HỊA

HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG HĨA
ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH
VNPT – QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 834.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Minh Hằng

Đà Nẵng - Năm 2020





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG........... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG .................................................. 6
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng .......................................................... 6
1.1.2. Các đối tƣợng tham gia vào chuỗi cung ứng .................................... 7
1.1.3. Lợi ích của chuỗi cung ứng ............................................................... 9
1.1.4. Mục tiêu của chuỗi cung ứng .......................................................... 10
1.1.5. Cấu trúc chuỗi cung ứng ................................................................. 11
1.1.6. Quản trị chuỗi cung ứng.................................................................. 11
1.2. CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG ................................................................................................................ 12
1.2.1. Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng: ............................................... 12
1.2.2. Hoạch định chuỗi cung ứng ............................................................ 13
1.2.3. Tác nghiệp trong chuỗi cung ứng ................................................... 13
1.3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ MỘT CHUỖI CUNG ỨNG ....................... 14
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG ................................................................................................................ 15
1.4.1. Thiết kế chuỗi cung ứng.................................................................. 15
1.4.2. Hoạch định vị trí ............................................................................. 15
1.4.3. Quản trị nguyên vật liệu, tồn kho ................................................... 15



1.4.4. Thu mua .......................................................................................... 16
1.4.5. Vận tải và phân phối hàng hóa ........................................................ 17
1.5. BA DÕNG DỊCH CHUYỂN TẠO NÊN BẢN CHẤT CỐT LÕI CỦA
CHUỖI CUNG ỨNG ...................................................................................... 17
1.5.1. Dòng vật chất .................................................................................. 17
1.5.2. Dịng thơng tin ................................................................................ 20
1.5.3. Dịng vốn ......................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
KINH DOANH HÀNG HÓA ĐIỆN. ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM
KINH DOANH VNPT – QUẢNG BÌNH .................................................... 25
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KINH DOANH
VNPT – QUẢNG BÌNH ................................................................................. 25
2.1.1. Giới thiệu chung .............................................................................. 25
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ..................... 25
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm .............................................. 26
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
những năm gần đây ......................................................................................... 30
2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Quảng Bình ............................................................................ 31
2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – QUẢNG BÌNH .............................. 33
2.2.1. Mơ tả các chủ thể của chuỗi ............................................................ 35
2.2.2. Mơ tả các dịng dịch chuyển ........................................................... 44
2.2.3. Cơ sở vật chất .................................................................................. 52
2.2.4. Khuyến khích các thành viên trong chuỗi ...................................... 54
2.2.5. Đánh giá các thành viên trong chuỗi cung ứng .............................. 57



2.2.6. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng tại Trung
tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình ............................................................ 61
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG
HÓA KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TRUNG TÂM KINH
DOANH VNPT – QUẢNG BÌNH.................................................................. 63
2.3.1. Thành cơng ...................................................................................... 63
2.3.2. Hạn chế............................................................................................ 65
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ......................................................... 67
2.3.4. Phƣơng hƣớng khắc phục các hạn chế ............................................ 67
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG HÓA KINH DOANH THƯƠNG
MẠI TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – QUẢNG BÌNH ........... 68
3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2022................................................................... 68
3.1.1. Định hƣớng kinh doanh .................................................................. 68
3.1.2. Định hƣớng về chuỗi cung ứng ....................................................... 69
3.1.3. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 69
3.1.4. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 70
3.1.5. Mục tiêu về chuỗi cung ứng: .......................................................... 71
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG KINH
DOANH HÀNG HĨA THƢƠNG MẠI TẠI TRUNG TÂM KINH
DOANH VNPT – QUẢNG BÌNH.................................................................. 71
3.2.1. Các giải pháp đối với các chủ thể trên chuỗi .................................. 71
3.2.2. Các giải pháp đối với các dòng trên chuỗi ...................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN:

Doanh nghiệp

GTGT:

Giá trị gia tăng

VND:

Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3
năm gần đây

Tình hình kinh doanh điện thoại di động từ năm 20172019
Giá trị cung cấp hàng hóa ba năm gần đây (tính theo
nhóm hàng)
Tỷ trọng bán hàng qua các hình thức phân phối ba năm
gần nhất

Trang

31

33

35

42

2.5.

Doanh thu theo nhóm khách hàng ba năm gần đây

43

2.6.

Mức chăm sóc duy trì nhận diện thƣơng hiệu VNPT

55

2.7.


2.8.

2.9.
2.10.
2.11.
3.1.

Chi phí thực hiện chính sách chăm sóc cho thành viên
kênh phân phối từ 2017 – 2019
Thống kê thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ
cho thành viên kênh từ 2017 - 2019
Sản lƣợng điện thoại di động bán qua các kênh từ 2017–
2019
Bản đánh giá Quý các nhà cung cấp
Bản đánh giá Quý hoạt động thành viên các kênh phân
phối
Kế hoạch 3 năm từ 2020 đến 2022

55

56

57
58
59
70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu


Tên hình

hình
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

Cấu trúc chính của chuỗi cung ứng trong kinh doanh
hàng điện thoại di động
Sơ đồ dòng dịch chuyên vật chất tại Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Quảng Bình
Sơ đồ dịng dịch chuyển thơng tin tại Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Quảng Bình
Sơ đồ dịng dịch chuyển vốn tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Quảng Bình

Trang

34

44

47

50



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa và thƣơng mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp
những thách thức về kiểm sốt và tích hợp dịng chảy hàng hóa, thơng tin và
tài chính một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ một doanh
nghiệp nào xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng
tạo sẽ giúp họ dễ dàng vƣợt qua đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh.
Chuỗi cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp có kinh doanh thƣơng
mại là một hoạt động diễn ra liên tục và xuyên suốt, quản trị chuỗi cung ứng
không hiệu quả sẽ khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu hàng hóa kịp thời, chi phí
cao, giá trị sản phẩm tạo ra khơng cao, không thỏa mãn tối đa nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình hiện đang là một trong
những nhà cung cấp hàng hóa điện, điện tử có uy tín trên địa bàn tỉnh. Tuy
tham gia vào việc kinh doanh hàng điện, điện tử với mục đích cung cấp thiết
bị tƣơng hỗ với các dịch vụ viễn thông, công nghệ thơng tin của doanh nghiệp
nhƣng nhờ uy tín vốn có trên địa bàn, chất lƣợng của bản thân hàng hóa và
các dịch vụ đi kèm cùng với hệ thống kênh phân phối rộng khắp, Trung tâm
Kinh doanh VNPT – Quảng Bình đã tạo đƣợc chỗ đứng riêng cho mình trong
lĩnh vực cung cấp hàng hóa điện, điện tử trên địa bàn. Điều đó cho thấy rằng
quản lý tốt chất lƣợng hàng hóa đầu vào và tổ chức tốt các kênh phân phối sẽ
đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lĩnh vực điện tử, viễn thông,
công nghệ thông tin phát triển rất nhanh và cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là
đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa điện, điện tử phụ trợ các dịch vụ này.
Các doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị điện, điện tử đang nổi bật lên nhờ



2

tính chun nghiệp trong cơng tác hậu mãi, bảo hành; các doanh nghiệp viễn
thông trên địa bàn nhƣ Viettel, FPT cũng có thế mạnh riêng và từng bƣớc
chiếm lĩnh thị trƣờng; Các giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm, truyền thơng
quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng chỉ là những phƣơng án ngắn
hạn bởi các đối thủ cũng liên tục tung ra các chính sách tƣơng tự. Từ đó dẫn
đến hiện tƣợng tăng về quy mơ nhƣng bị chững lại ở thị phần kinh doanh
hàng điện, điện tử của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình trên địa
bàn tỉnh. Giải pháp lâu dài cần phải thực hiện để gia tăng lợi nhuận và thị
phần chính là quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Trƣớc sự thay đổi liên tục của
cơng nghệ và thị trƣờng, những quy trình, quy định trong việc quản trị chuỗi
cung ứng tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình giai đoạn trƣớc
khơng còn phù hợp với thời điểm hiện tại nữa, cần phải thay đổi và hoàn thiện
lại để phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, việc hồn thiện cơng tác quản
trị chuỗi cung ứng của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình là một
địi hỏi cấp thiết hiện nay.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản trị chuỗi cung ứng tại
doanh nghiệp, với mong muốn nâng cao sức cạnh tranh của Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Quảng Bình trong lĩnh vực kinh doanh hàng điện, điện tử; trên
cơ sở phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; phù
hợp với thị trƣờng và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài:
“Hồn thiện cơng tác Quản trị chuỗi cung ứng kinh doanh hàng hóa
điện, điện tử tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình” để làm đề
tài cho luận văn Thạc sĩ – chuyên ngành quản trị kinh doanh để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Trung tâm

Kinh doanh VNPT – Quảng Bình, đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác


3

quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa điện, điện tử tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Quảng Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên
quan đến các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
Phân tích thực trạng các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Trung
tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình, qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế.
Đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng cơ sở lý thuyết Quản trị chuỗi
cung ứng vào hoạt động của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình
trong giai đoạn 2020-2022.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận, thực trạng và giải pháp để ứng dụng cơ sở lý luận quản trị chuỗi cung
ứng trong các doanh nghiệp nhƣ quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi, dịch vụ
khách hàng, hệ thống thơng tin quản trị, quy trình cung ứng vật tƣ từ nhà cung
cấp cho đến tận tay ngƣời tiêu dùng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và các
giải pháp nhằm ứng dụng cơ sở lý luận quản trị chuỗi cung ứng tại Trung tâm
Kinh doanh VNPT – Quảng Bình. Giới hạn phạm vi nghiên cứu các chủ thể
và các dòng dịch chuyển trong chuỗi cung ứng hàng hóa là điện thoại di động.
Dữ liệu thu thập trong ba năm từ năm 2017 đến năm 2019, kết hợp với số liệu
sơ cấp điều tra trong 6 tháng đầu năm năm 2020.
Tiếp cận theo mục tiêu quản trị: quản trị tác nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp mô tả: Mô tả hoạt động hiện tại tại cơng ty, các quy trình,

quy định đang đƣợc áp dụng.
Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp


4

tƣ duy: Thống kê và phân tích cơ cấu, tình hình hoạt động, các dịng dịch
chuyển trong chuỗi cung ứng của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng
Bình, từ đó rút ra điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề cung ứng hiện tại của
đơn vị.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng.
Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng kinh doanh hàng hóa
điện, điện tử tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện quản trị chuỗi cung ứng kinh doanh
hàng hóa điện, điện tử của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng - Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2016,
Chủ biên : PGS. TS. Nguyễn Phúc Nguyên , TS . Lê Thị Minh Hằng
- Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng - Nhà xuất bản Đại học kinh tế
quốc dân năm 2015, Chủ biên : TS. Nguyễn Thành Hiếu
- Supply chain management - Sunil Chopra - Pearson Education; Fifth
Edition (April 1, 2012)
- Fundamentals of Logistics Management - Douglas Lambert, James R
Stock, Lisa M. Ellram (1998, Boston MA: The Irwin/McGraw-Hill Series in
Marketing)
- Ganesham, Ran and Terry P.Harrison (1995)
- Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng – Michael H.Hugo – Nhà xuất bản
Thế giới -2011

- Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam – Nhà xuất bản Bƣu
điện – năm 2002.
- Các quy định, quy trình của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông và


5

Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình.
- Số liệu tổng hợp, thống kê của phòng Điều hành – Nghiệp vụ, phịng
Nhân sự - Tổng hợp và phịng Kế tốn – Kế hoạch – Trung tâm Kinh doah
VNPT – Quảng Bình
- Nguồn internet.
- Các bài tập, luận văn của các khóa trƣớc.
Trong q trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn từ quý thầy cô Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên Lê Thị Minh Hằng đã giúp tơi hồn
thành luận văn này..


6

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Ngày nay, để thành công trong bất kỳ môi trƣờng kinh doanh nào, các
doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham
gia vào cơng việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng nhƣ khách hàng của nó.
Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách

hàng, họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn tới dòng dịch chuyển của nguyên
vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, và dịch vụ của nhà cung cấp,
cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm, và những mong đợi thực sự của
ngƣời tiêu dùng, hoặc khách hàng cuối cùng. Cạnh tranh có tính tồn cầu
ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức
độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn, đã thúc ép các doanh nghiệp
phải đầu tƣ và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của mình. Thêm vào
đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải,
đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật
để quản lý chuỗi cung ứng. Vậy, chuỗi cung ứng là gì?
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ
gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn gồm nhà vận chuyển, kho, ngƣời
bán lẻ và bản thân khách hàng” [1].
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đƣa sản phẩm hay
dịch vụ vào thị trƣờng.” [2].
“Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu


7

thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng”
[3]

..
Một chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan trực tiếp hay

gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm
không chỉ những nhà sản xuất và cung cấp, mà nó cịn bao gồm những nhà

cung ứng vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, thậm chí cả khách hàng. Với mỗi tổ
chức, chẳng hạn nhƣ nhà sản xuất chế tạo, chuỗi cung ứng bao gồm mọi chức
năng liên quan với nhau để thu nhận và đáp ứng những đòi hỏi/nhu cầu của
khách hàng. Những chức năng này bao gồm bộ phận phát triển sản phẩm mới,
marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then
chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng, trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính chuỗi cung ứng đó.
Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc việc cung cấp
dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến nhà
bán lẻ, và đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng ln hàm chứa tính năng động và liên quan tới những
dòng liên tục về thơng tin, sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác
nhau. Mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng đƣợc liên kết với nhau thơng qua
dịng sản phẩm, thơng tin và dòng vốn. Những dòng này thƣờng xuất hiện
trong cả hai hƣớng và có thể đƣợc quản trị bởi một giai đoạn của chuỗi hoặc
bởi một ngƣời trung gian. Một thiết kế thích hợp của chuỗi cung ứng phụ
thuộc vào cả nhu cầu của khách hàng và vai trò của họ trong từng giai đoạn
của chuỗi.
1.1.2. Các đối tƣợng tham gia vào chuỗi cung ứng
“Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao
gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách


8

hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát
triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ
khách hàng” [7].
Một chuỗi cung ứng cũng có thể liên quan đến nhiều giai đoạn, chẳng

hạn nhƣ có nhiều cấp độ của nhà cung cấp, nhiều cấp độ của nhà sản xuất hay
phân phối, nhƣng nhìn chung các đối tƣợng tham gia vào chuỗi cung ứng
đƣợc chia thành 05 nhóm:
- Khách hàng: Khách hàng là bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào mua sản
phẩm. Khách hàng tổ chức có thể mua sản phẩm về kết hợp với sản phẩm
khác của họ để bán. Khách hàng cá nhân là những ngƣời mua sản phẩm để
tiêu thụ. Khách hàng chính là đối tƣợng duy nhất tạo ra giá trị cho toàn chuỗi.
- Ngƣời bán lẻ: Nhà bán lẻ tồn kho sản phẩm và bán khối lƣợng nhỏ tới
cho khách hàng. Nhà bán lẻ thƣờng theo sát sở thích và nhu cầu của khách
hàng. Những tổ chức này có thể sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật nhƣ giá, khả
năng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và các tiện ích để thu hút khách hàng.
- Ngƣời bán sỉ/ Nhà phân phối: Nhà phân phối là những ngƣời dự trữ
hàng hóa tồn kho từ nhà sản xuất và tham gia vào việc cung ứng hàng hóa cho
khách hàng. Nhà phân phối cũng có thể là ngƣời bán sỉ, những ngƣời thƣờng
bán hàng theo khối lƣợng lớn tới cho một ngƣời kinh doanh khác (chƣa phải
là khách hàng cuối cùng). Nhà phân phối có 3 nhiệm vụ chính. Thứ nhất là
lƣu trữ tồn kho nhƣ một “tấm đệm” để làm cho hàng hóa sản xuất ra đáp ứng
đƣợc nhu cầu giao động. Thứ hai là tham gia vào việc tìm kiếm khách hàng,
phục vụ khách hàng. Thứ ba, nhà phân phối còn tham gia vào hoạt động
truyền thông và bán hàng của tổ chức, tham gia vào các tác nghiệp về kho bãi,
vận tải cũng nhƣ tham gia vào hoạt động hậu mãi. Nhà phân phối có thể mua
(sở hữu) hàng tồn kho từ nhà sản xuất rồi bán cho khách hàng hoặc chỉ tham
gia vào việc dịch chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới khách hàng mà không


9

sở hữu hàng hóa. “Cho dù trong trƣờng hợp nào thì nhiệm vụ chính của nhà
phân phối vẫn là giúp khách hàng có sản phẩm vào đúng lúc và đúng nơi họ
cần, làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng” [8].

- Nhà sản xuất: Là những ngƣời tạo ra sản phẩm, họ có thể là những
ngƣời tạo ra nguyên vật liệu cung ứng cho những nhà sản xuất khác hoặc
những ngƣời tạo ra sản phẩm cuối cùng. Những nhà sản xuất có thể là những
ngƣời tạo ra sản phẩm hữu hình nhƣ ti vi, tủ lạnh, xe hơi hoặc là những ngƣời
tạo ra các dịch vụ vô hình nhƣ những dịch vụ tƣ vấn luật, dịch vụ rửa xe, dịch
vụ giáo dục...
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Đây là những tổ chức hoặc cá nhân
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các công ty khác, nó có thể là cung cấp
nguyên vật liệu đầu vào, có thể là phƣơng tiện sản xuất,…
1.1.3. Lợi ích của chuỗi cung ứng
- Lợi ích của chuỗi cung ứng là giảm bớt các trung gian.
- Vì có các nhà phân phối trung gian, do vậy nhà sản xuất có thể bố trí
cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất mà khơng phải phụ thuộc nhiều vào vị trí của
khách hàng cuối cùng.
- Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một số cơ sở lớn, nhà
sản xuất hƣởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mơ. Mặt khác các nhà sản xuất
không cần lƣu trữ số lƣợng lớn sản phẩm hoàn thành, các nhà phân phối ở gần
khách hàng sẽ thực hiện việc lƣu trữ này.
- Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn và nhà sản xuất chiết khấu giá cho
nhà bán sỉ làm cho chi phí đơn vị giảm. Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm
tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng.
- Hệ thống chuỗi cung ứng đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, hệ thống
mạng giữa các nhà cung cấp cho phép giảm chi phí và tăng lợi nhuận thơng
qua giảm chi phí từng bộ phận của chuỗi cung cấp. Bên cạnh đó, chuỗi cung


10

ứng và hệ thống thông tin nội bộ cho phép chia sẻ những thơng tin cần thiết,
từ đó tạo ra khả năng tƣơng tác mạnh hơn giữa các mắt xích trong chuỗi, góp

phần tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời nâng cao mức độ hài lòng của khách
hàng.
1.1.4. Mục tiêu của chuỗi cung ứng
“Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tổng thể của
chuỗi. Giá trị của một chuỗi đƣợc tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối
cùng, cái khách hàng nhận đƣợc và chi phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu
khách hàng” [4].
Giá trị của chuỗi cung ứng = giá trị của khách hàng – chi phí
của chuỗi cung ứng
Giá trị của sản phẩm cuối cùng có thể khác nhau đối với mỗi khác hàng
khác nhau, chúng có thể đƣợc ƣớc lƣợng từ tổng số tiền tối đa mà khách hàng
sẵn sàng trả cho sản phẩm/dịch vụ. Sự khác biệt giữa giá trị của sản
phẩm/dịch vụ mà khách hàng nhận đƣợc với giá tiền mà họ bỏ ra chính là giá
trị tăng đối với khách hàng. Giá trị của chuỗi cung ứng chính là lợi nhuận mà
chuỗi đem lại, bằng giá trị của khách hàng trừ đi tổng chi phí của chuỗi.
Lợi nhuận hay giá trị của chuỗi là phần chênh lệch giữa giá trị của
khách hàng và chi phí của chuỗi cung ứng. Tất cả mọi chuỗi cung ứng đều có
một mục tiêu duy nhất đó là khách hàng. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả
thì phụ thuộc vào nhiều thành tố nhƣ chất lƣợng, khối lƣợng, phƣơng thức
vận chuyển, thời gian giao hàng, sự sẵn sàng của đơn hàng,... Chi phí phát
sinh thì khác nhau tùy thuộc vào vị trí trên chuỗi và nhìn chung phụ thuộc vào
phƣơng thức dịng sản phẩm, dịng thơng tin và dịng vốn dịch chuyển. Mọi
dịng thơng tin, sản phẩm và vốn tạo ra chi phí trong chuỗi. Vì vậy, việc quản
lý thích hợp các dịng này đóng vai trị quan trọng cho sự thành công của
chuỗi. Việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng liên quan tới việc quản lý tài


11

sản của chuỗi và dịng thơng tin, sản phẩm, vốn để tối đa hóa khả năng

sinh lợi của chuỗi.
Những quyết định về chuỗi cung ứng có ảnh hƣởng lớn tới sự thành
cơng hay thất bại của mỗi tổ chức vì chúng ảnh hƣởng lớn tới cả lợi nhuận và
chi phí. Việc quản lý thành cơng các dịng sản phẩm, thơng tin và vốn trong
chuỗi cung cấp sự sẵn sàng cao cho sản phẩm và điều này làm giảm chi phí.
1.1.5. Cấu trúc chuỗi cung ứng
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng có một sản phẩm dịch
chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một ít giá trị cho
sản phẩm.
Đứng dƣới quan điểm của một tổ chức, các hoạt động trƣớc nó - dịch
chuyển nguyên vật liệu đến – đƣợc gọi là ngƣợc dòng; những tổ chức phía
sau doanh nghiệp – dịch chuyển nguyên liệu ra ngồi – đƣợc gọi là xi
dịng.
Các hoạt động ngƣợc dòng đƣợc phân chia cho các nhà cung cấp. Một
nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà
cung cấp cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu
cho nhà cung cấp cấp một đƣợc gọi là nhà cung cấp cấp hai, cứ ngƣợc dòng
nhƣ vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung cấp gốc.
Khách hàng cũng đƣợc phân chia thành từng cấp. Khách hàng nhận sản
phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất là khách hàng cấp một; khách hàng nhận sản
phẩm từ khách hàng cấp một là khách hàng cấp hai, tƣơng tự chúng ta sẽ có
khách hàng cấp ba và rốt cuộc đến khách hàng cuối cùng.
1.1.6. Quản trị chuỗi cung ứng
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng.
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết
kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp


12


ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp
nguồn lực con ngƣời và cơng nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp
chuỗi cung ứng thành công.
Theo hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản
trị nguồn cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và
lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn
hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng.
Ở đây, quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phƣơng thức để tích
hợp và hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán
sỉ/bán lẻ nhằm phân phối hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng lúc, đúng với yêu
cầu về chất lƣợng, số lƣợng, với mục tiêu giảm thiểu chi phí trên toàn chuỗi
trong khi tối đa sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.2. CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG
1.2.1. Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng:
Trong suốt giai đoạn này, để hoạch định kế hoạch marketing và định giá
cho một sản phẩm, một doanh nghiệp phải quyết định cấu trúc hệ thống phân
phối trong những năm tiếp theo. Nó quyết định cấu trúc, các nguồn lực của
chuỗi, và tiến trình tác nghiệp tại từng phân khúc trên chuỗi. Quyết định chiến
lƣợc bao gồm việc có outsource hay khơng, các quyết định về bố trí sản xuất
và năng lực sản xuất, năng lực kho bãi, tiện ích, sản phẩm đƣợc sản xuất hay
tồn kho tại các vị trí trong chuỗi, mơ hình vận chuyển, các loại hệ thống thông
tin cần sử dụng. Một doanh nghiệp phải bảo đảm rằng hệ thống chuỗi cung
ứng của họ phải hỗ trợ cho mục tiêu chiến lƣợc của họ và tăng giá trị gia tăng
trong toàn bộ chuỗi. Những quyết định thiết kế chuỗi cung ứng xem xét sự lựa
chọn những nguồn cung cấp các chi tiết của doanh nghiệp, hợp đồng với nhà
sản xuất để tiến hành sản xuất và quyết định về định vị và năng lực của kho


13


bãi và mọi quyết định về thiết kế hay chiến lƣợc của nó. Những quyết định
thiết kế chuỗi cung ứng thƣờng là quyết định dài hạn và tốn nhiều chi phí nếu
thay đổi trong ngắn hạn. Do vậy, khi cơng ty ra các quyết định này, họ phải
tính đến sự không chắc chắn của thị trƣờng trong nhiều năm.
1.2.2. Hoạch định chuỗi cung ứng
Để ra quyết định trong suốt giai đoạn này, phạm vi thời gian của quyết
định là từ một quý tới một năm. Vì vậy, cấu trúc chuỗi cung ứng phải đƣợc
xác định trƣớc trong giai đoạn chiến lƣợc. Cấu trúc này xác lập những khuôn
khổ mà việc hoạch định phải tuân thủ. Mục tiêu của việc hoạch định là tối đa
hoá giá trị của chuỗi cung ứng, những giá trị này có thể đƣợc tạo ra trong
khn khổ thời gian của kế hoạch chiến lƣợc, cái vƣợt ra ngồi phạm vi thời
gian của hoạch định. Nhiều cơng ty bắt đầu giai đoạn hoạch định với một bản
báo nhu cầu trong năm tiếp theo của nhiều thị trƣờng khác nhau. Việc hoạch
định bao gồm việc ra các quyết định xem xét mỗi vị trí sản xuất sẽ cung cấp
hàng hóa cho thị trƣờng nào, có sử dụng hợp đồng gia cơng trong sản xuất
khơng, chính sách tồn kho là gì, kế hoạch marketing và kế hoạch khuyến mãi?
Việc hoạch định thiết lập những biến số phản ánh sự hoạt động của chuỗi
cung ứng trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong giai đoạn hoạch định, phải
tính đến sự không chắc chắn của nhu cầu, tỉ lệ thay đổi và sự cạnh tranh trong
khuôn khổ thời gian của quyết định. Trong giai đoạn hoạch định, khi mà
khuôn khổ thời gian ngắn hơn và khả năng dự báo tốt, tổ chức cố gắng tích
hợp sự linh hoạt vào chuỗi và phát triển chúng để tối đa hóa hiệu quả. Kết quả
của giai đoạn hoạch định, những tổ chức xác lập một chính xác tác nghiệp cho
những tác nghiệp ngắn hạn
1.2.3. Tác nghiệp trong chuỗi cung ứng
Phạm vi thời gian trong giai đoạn này tính theo tuần hoặc ngày, và
trong giai đoạn này, tổ chức ra các quyết định trong khi xem xét các đơn hàng



14

của từng khách hàng cá nhân. Tại mức tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng
đƣợc coi là đã cố định, và những chính sách đã đƣợc xác định trong giai đoạn
hoạch định. Mục tiêu của những tác nghiệp trong chuỗi là nắm bắt những đơn
hàng của khách hàng một cách tốt nhất. Trong suốt giai đoạn này, tổ chức xác
định tồn kho và việc sản xuất cho từng đơn hàng, thiết lập thời gian đặt hàng
để đáp ứng các đơn hàng, phát hành danh sách hàng hóa đƣợc lựa chọn tại
kho, xác định cách thức giao hàng và vận chuyển cho từng đơn hàng, thiết lập
kế hoạch vận chuyển và giao hàng. Vì những tác nghiệp đƣợc thực thi trong
ngắn hạn (theo từng phút, giờ, ngày) cho nên chúng thƣờng là những thơng
tin chắc chắn. Trong khn khổ những chính sách đã đƣợc xác lập trong giai
đoạn hoạch định, mục tiêu của giai đoạn tác nghiệp là giảm sự không chắc
chắn và tối đa hóa hiệu quả.
Việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp một chuỗi cung ứng có ảnh
hƣởng lớn tới khả năng sinh lợi và sự thành công của tổ chức. Sự thành công
lớn của những tổ chức nhƣ Wal-Mart và Dell bị ảnh hƣởng nhiều bởi việc
thiết kế, hoạch định và tác nghiệp chuỗi cung ứng một cách hiệu quả của họ.
1.3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ MỘT CHUỖI CUNG ỨNG
Một chuỗi cung ứng là tập hợp những tiến trình và dịng dịch chuyển,
cái đƣợc thiết lập trong và giữa các giai đoạn của chuỗi và kết hợp với việc
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có hai quan điểm khác nhau để xem xét
một tiến trình thực thi chuỗi.
Quan điểm theo chu trình: Những tiến trình trong một chuỗi cung
ứng đƣợc chia thành một chuỗi các chu trình, mỗi chu trình đƣợc thực hiện
trong sự tƣơng tác với hai giai đoạn khác (một giai đoạn liền trƣớc và một giai
đoạn liền sau) của chuỗi cung ứng.
Quan điểm đẩy/kéo: Những tiến trình trong chuỗi cung ứng đƣợc chia
thành hai loại dƣa vào việc chúng đƣợc bắt đầu trƣớc hay sau khi khách hàng



15

đặt hàng. Tiến trình kéo đƣợc bắt đầu khi khách hàng đã đặt hàng, trong khi
đó tiến trình đẩy đƣợc bắt đầu trƣớc khi khách hàng đặt hàng.Mỗi chu trình
bắt đầu với một đơn hàng của một giai đoạn phía trƣớc của chuỗi và kết thúc
khi đơn hàng đó đƣợc giao cho nhà cung cấp ở giai đoạn phía sau. Phƣơng
diện kéo/đẩy chia các thủ tục của chuỗi cung ứng dựa vào mối quan hệ giữa
thời điểm tác nghiệp và thời điểm. Thủ tục kéo đƣợc thực thi để đáp ứng các
đơn hàng đã đặt, trong khi thủ tục đẩy đƣợc thực hiện trƣớc khi có các đơn
hàng.
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG
1.4.1. Thiết kế chuỗi cung ứng
Cung ứng nguồn lực là việc lựa chọn ai sẽ tác nghiệp tại các bộ phận
trên chuỗi nhƣ ai sản xuất, tồn kho, vận chuyển hay ai quản trị thông tin. Tại
mức chiến lƣợc, những quyết định này xác định chức năng nào của tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ trên chuỗi và nhiệm vụ nào đƣợc sử dụng ngoại lực.
1.4.2. Hoạch định vị trí
Cơ sở hạ tầng là những vị trí vật chất trên chuỗi, nơi sản phẩm đƣợc sản
xuất hoặc tồn kho. Có hai loại cơ sở hạ tầng chính là cơ sở sản xuất và nhà
kho. Những quyết định liên quan tới vai trị, vị trí, năng lực và sự linh hoạt
của cơ sở hạ tầng có ảnh hƣởng có ý nghĩa tới hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Xác định địa điểm cơ sở chính là việc tìm ra những vị trí địa lý tốt nhất cho
các cấu thành khác nhau trong chuỗi cung ứng. Bất cứ khi nào tổ chức mở cơ
sở mới đều phải ra các quyết định về xác định địa điểm.
1.4.3. Quản trị nguyên vật liệu, tồn kho
Quản trị nguyên vật liệu dịch chuyển xuyên suốt trong hoạt động sản
xuất của tổ chức. Mục đích của cơng tác này là tạo ra dòng dịch chuyển phù
hợp và hiệu quả với thời gian dịch chuyển ngắn, sử dụng thiết bị thích hợp, ít



16

tổn thất và sử dụng các thiết bị chuyên dùng khi cần thiết. Công tác này bao
gồm cả việc thiết lập chính sách cho tồn kho.
Quản trị tồn kho liên quan đến việc xem xét nguyên vật liệu nào sẽ tồn
kho, khoản đầu tƣ cho tồn kho, dịch vụ khách hàng cũng nhƣ cho cả sản phẩm
hoàn thành. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc đến hoạt động
quản lý nhà kho, lƣu trữ sản phẩm trên cơ sở cân nhắc các yếu tố của sản
phẩm và những điều kiện để đảm bảo cho sản phẩm và nguyên liệu ở trạng
thái tốt nhất.
Quản trị tồn kho trong chuỗi cung ứng phức hợp là rất khó khăn và có
những tác động đáng kể đến mức độ dịch vụ khách hàng và chi phí chuỗi
cung ứng trên phạm vi tồn hệ thống. Tồn kho xuất hiện trong chuỗi cung ứng
dƣới một vài hình thức: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang,
tồn kho thành phẩm. Mỗi một loại tồn kho này cần cơ chế quản lý tồn kho
riêng. Tuy nhiên việc xác định cơ chế này thực sự khó khăn bởi vì các chiến
lƣợc sản xuất, phân phối hiệu quả và kiểm soát tồn kho để giảm thiểu chi phí
tồn hệ thống và gia tăng mức độ phục vụ phải xem xét đến sự tƣơng tác giữa
các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng nhƣng lợi ích của việc xác định
các cơ chế kiểm soát tồn kho này có thể là rất lớn.
1.4.4. Thu mua
Dịng ngun liệu đi vào tổ chức thƣờng đƣợc bắt đầu khi bộ phận phụ
trách thu mua gửi một đơn mua hàng đến cho nhà cung cấp. Điều này nghĩa
rằng bộ phận phụ trách thu mua sẽ tìm nhà cung cấp thích hợp, thƣơng lƣợng
về các nội dung và điều kiện mua hàng cũng nhƣ thanh toán, tổ chức việc
phân phối, sắp xếp bảo hiểm và thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết nhằm
mua nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
Trong chuỗi cung ứng, mỗi tổ chức mua các nguyên liệu, vật liệu từ

những nhà cung ứng ở mắt xích trƣớc nó, gia tăng giá trị và bán chúng cho


×