Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc đến xuất nhập khẩu dệt may giữa việt nam hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.44 KB, 112 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ MINH HIỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - HÀN QUỐC
ðẾN XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY GIỮA
VIỆT NAM – HÀN QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ðà Nẵng – Năm 2019


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ MINH HIỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - HÀN QUỐC
ðẾN XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY GIỮA
VIỆT NAM – HÀN QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên

ðà Nẵng - Năm 2019




LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Hiền


MỤC LỤC
MỞ ðẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học của ñề tài...................................................................7
7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu ...................................7
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................8
9. Bố cục luận văn................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VÀ TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ðẾN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY................................................................ 13
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI.13
1.1.1. Các khái niệm về tự do hóa thương mại ....................................... 13
1.1.2. Lý thuyết về tự do hóa thương mại............................................... 15
1.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ...................... 19
1.2.1. Khái niệm hiệp ñịnh thương mại tự do (FTA).............................. 19

1.2.2. Phân loại các FTA......................................................................... 20
1.2.3. Nội dung chính của FTA............................................................... 24
1.2.4. Tác động của FTA......................................................................... 25
1.2.5. Q trình hình thành và phát triển các FTA trên thế giới............. 31
1.2.6. Các FTA mà Việt Nam ñang tham gia ......................................... 34
1.3. TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ðẾN NGÀNH
DỆT MAY....................................................................................................... 36
1.3.1. Tổng quan ngành dệt may............................................................. 36


1.3.2. ðặc ñiểm ngành dệt may............................................................... 37
1.3.3. Tác ñộng của hiệp ñịnh thương mại tự do ñến ngành dệt may..... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 41
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA HIỆP
ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC ðẾN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY................................................................ 42
2.1. NGUYÊN NHÂN DẪN ðẾN SỰ RA ðỜI CỦA VKFTA .................... 42
2.2. MỤC TIÊU CỦA VKFTA....................................................................... 44
2.3. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VKFTA .......................................................... 44
2.3.1. Lộ trình thực hiện chung............................................................... 44
2.3.2. Các nội dung liên quan ñến ngành dệt may .................................. 49
2.4. TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ ............................................................................ 51
2.4.1. Các chỉ số thương mại................................................................... 51
2.4.2. Tốc ñộ tăng trưởng xuất nhập khẩu .............................................. 52
2.4.3. Cơ cấu thị trường hàng dệt may.................................................... 52
2.5. MÔ HÌNH NHU CẦU THƯƠNG MẠI (TRADE DEMAND
FUNCTION MODEL) .................................................................................... 53
2.5.1. Mơ hình ......................................................................................... 53
2.5.2. Dữ liệu........................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 58

CHƯƠNG 3. TÁC ðỘNG CỦA VKFTA ðẾN XUẤT NHẬP KHẨU
DỆT MAY GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ....................................... 59
3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM......................................... 59
3.1.1. Giai đoạn từ năm 2007 ñến năm 2015 .......................................... 59
3.1.2. Giai ñoạn từ năm 2016 ñến năm 2018 .......................................... 62
3.2. TÁC ðỘNG CỦA VKFTA ðẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM ........................................................................................... 63


3.2.1 Tổng quan về hàng dệt may Việt Nam .......................................... 63
3.2.2. Các hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trước và sau khi VKFTA có
hiệu lực ............................................................................................................ 71
3.2.3. Tác động của VKFTA ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam . 75
3.3. KẾT QUẢ CỦA MƠ HÌNH NHU CẦU THƯƠNG MẠI ...................... 82
3.3.1. Kết quả ước lượng của mô hình.................................................... 82
3.4. ðÁNH GIÁ CHUNG............................................................................... 87
3.4.1. Tác động tích cực .......................................................................... 88
3.4.2. Tác ñộng tiêu cực .......................................................................... 90
CHƯƠNG 4. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 93
4.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
KHI VKFTA CÓ HIỆU LỰC ......................................................................... 93
4.1.1. Cơ hội............................................................................................ 93
4.1.2. Thách thức..................................................................................... 94
4.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................................. 95
4.2.1. Chính sách đối với Doanh nghiệp................................................. 95
4.2.2. Chính sách đối với Nhà nước........................................................ 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU
1

AEC

2

AFTA

3

AKFTA

4

ASEAN

5

EU

NGUYÊN NGHĨA
ASEAN Economic Community
Cộng ñồng kinh tế ASEAN
ASEAN Free Trade Area
Khu mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Korea Free Trade Area

Hiệp ñịnh tự do ASEAN – Hàn Quốc
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á
European Union
Liên minh Châu Âu
European Viet Nam Free Trade Agreement

6

EVFTA

Hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu
Âu

7

FDI

8

FTA

9

GATT

10

GDP


11

VKFTA

Foreign Direct Investment
ðầu tư trực tiếp nước ngồi
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Việt Nam Korea Free Trade Agreement
Hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc


STT KÝ HIỆU
12

WB

13

WEF

14

WTO

NGUYÊN NGHĨA

World Bank
Ngân hàng thế giới
World Ecomomic Forum
Diễn ñàn kinh tế thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

Tổng hợp các hiệp ñịnh thương mại khu vực đang đàm
phán và cịn hiệu lực

Trang
34

Bảng tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng
1.2

2.1
2.2
2.3
2.4
3.1

3.2
3.3
3.4

07/2019
Phân cơng nhiệm vụ thực thi cơng việc sau khi VKFTA
có hiệu lực
Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA
Về các dịng thuế Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam trong
VKFTA
Về các dịng thuế Việt Nam cam kết xóa bỏ cho Hàn
Quốc
Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính
của Việt Nam năm 2017
Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của hàng dệt may
Việt Nam (2009-2017)
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
Hàn Quốc
Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Hàn Quốc vào
Việt Nam

35

45
46
46
48
64
65
76

80

3.5

Kết quả ước lượng mơ hình nhu cầu xuất khẩu

83

3.6

Kết quả ước lượng mơ hình nhu cầu nhập khẩu

85


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
3.1

Biểu đồ GDP, tăng trưởng GDP và lạm phát qua các
năm 2009-2018

Trang
60

Biểu ñồ Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của

3.2

3.3

hàng dệt may năm 2012
Biểu ñồ Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo
tháng giai ñoạn 2009-2017

65

66

Biểu ñồ Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
3.4

doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước giai

68

ñoạn 2005-2017
3.5
3.6
3.7

Biểu ñồ Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may giai
ñoạn 1986 – 2017
Biểu ñồ Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường
chính năm 2009-2017
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may qua các
năm


69
70
81


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc đã có tình hữu nghị và sự hợp tác ña dạng với
nhau kể từ khi thành lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1992. Do sự
tương ñồng về lịch sử và văn hóa, hai bên ñã nhanh chóng hình thành quan hệ
hợp tác chặt chẽ và gần gũi trên hàng loạt lĩnh vực bao gồm thương mại, đầu
tư, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, cũng như giáo dục và ñào tạo. ðặc biệt,
quan hệ thương mại song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam ñã mở rộng rất
nhiều. Nhằm nâng cao quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia, cơ
sở hạ tầng và các thể chế ñã ñược thành lập và phát triển nhanh chóng. Từ đó,
thương mại giữa hai nước tăng lên cả về số lượng và chủng loại sản phẩm.
Giá trị của thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc là 9,8 tỷ đơ la
Mỹ trong năm 2008, tăng từ 0,5 tỷ đơ la Mỹ trong năm 1992, điều này tương
ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,6%. Suốt trong giai
ñoạn 1992-2008, ñà thương mại song phương ñã tăng lên ñều ñặn, ngoại trừ
năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. ðiều đáng
chú ý là Hàn Quốc đã duy trì thặng dư thương mại so với Việt Nam trong hơn
20 năm qua. Quy mô quan hệ thương mại song phương ngày càng sâu sắc
trong năm 2007, khi Hiệp ñịnh thương mại tự do ASEAN và Hàn Quốc (về
hàng hóa) có hiệu lực. Vào tháng 10 năm 2009, hai nước ñã ñồng ý nâng cấp
quan hệ song phương từ mối quan hệ tồn diện lên quan hệ đối tác chiến lược.
ðến tháng 12 năm 2015, Hiệp ñịnh thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn

Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực, ñánh dấu một bước phát triển cao hơn
trong quan hệ giữa hai quốc gia.
Khi VKFTA có hiệu lực hiệp ñịnh này sẽ ảnh hưởng ñến mọi khía cạnh
của nền kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, ñặc biệt là thương mại giữa hai quốc
gia, trong đó có ngành dệt may. Ngành dệt may Việt Nam ñang phát triển


2

mạnh mẽ và đóng vai trị ngày càng quan trọng trong sự tăng trưởng của nền
kinh tế quốc gia. Do ñó, hiệu quả kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp dệt may có tác ñộng rất lớn ñến sự phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam. Trong 5 năm qua, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu
cao với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15%, đóng góp khoảng 15%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng
dệt may lớn thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn ðộ và Bangladesh, ñặc
biệt là trong cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2008 đến 2014. Ngồi ra, ngành dệt
may sử dụng hơn 1,6 triệu người, chiếm hơn 12% của lực lượng lao động
cơng nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động của đất nước, góp phần cải
thiện mức sống và sự ổn định xã hội. Ngồi ra, xuất khẩu hàng dệt may giúp
mang lại thu nhập nước ngồi để đầu tư vào máy móc và hiện ñại hóa sản
xuất. Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, ngành dệt
may vẫn cịn một số hạn chế nhất ñịnh, như các giai ñoạn trong quy trình sản
xuất khơng đồng đều nên sản xuất chủ yếu dựa vào chế biến hàng may mặc,
sản phẩm xuất khẩu khơng đa dạng và các ngành cơng nghiệp hỗ trợ phát
triển khơng đầy đủ. Hơn nữa, quy mơ doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp
nhỏ, kỹ năng quản lý cịn hạn chế, năng suất lao động khơng cao và năng lực
tiếp thị không phù hợp với năng lực sản xuất, doanh nghiệp gần như khơng có
chiến lược phát triển dài hạn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khơng thể
hưởng lợi nhuận khổng lồ từ ngành dệt may.

Mặc dù có sự gia tăng đáng kể trong thương mại song phương giữa hai
quốc gia, trong các tài liệu hiện nay chỉ có một vài nghiên cứu tập trung vào
quan hệ thương mại song phương cũng như xuất nhập khẩu hàng dệt may
giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Chính vì vậy, việc “Nghiên cứu tác ñộng của
hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc ñến xuất nhập khẩu dệt
may giữa Việt Nam Hàn Quốc” sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may vận dụng


3

một cách linh hoạt hiệp ñịnh và tận dụng tối ña các lợi ích của hiệp ñịnh. ðây
cũng là lý do chính tác giả chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài là ñánh giá tác ñộng của VKFTA ñến
xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Từ đó sẽ đưa ra những hàm ý
giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may tận dụng tốt những lợi ích đồng
thời ứng phó kịp thời với những thách thức mà VKFTA ñem ñến.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tác ñộng của hiệp ñịnh thương mại
tự do ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may;
- Phân tích và đánh giá tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may giữa
Việt Nam và Hàn Quốc;
- ðánh giá tác ñộng của VKFTA ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt
Nam;
- ðưa ra các hàm ý cho nhà nước và các doanh nghiệp ñể tận dụng
được các lợi ích, cơ hội và vượt qua những khó khăn, thách thức mà VKFTA
mang đến.
3. Câu hỏi nghiên cứu
ðề tài ñược thực hiện dựa trên việc trả lời những câu hỏi sau:

(1) Hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có tác động như thế
nào ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam?
(2) Doanh nghiệp dệt may, các bộ ngành và chính phủ tận dụng cơ hội và
tránh những tác ñộng tiêu cực của hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc VKFTA ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may như thế nào?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu


4

ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là những tác ñộng của hiệp ñịnh
thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may
Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: ðề tài sẽ xoay quanh nghiên cứu những tác ñộng
của VKFTA ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Phạm vi về không gian: Việt Nam và Hàn Quốc.
Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho phân tích của đề tài từ năm
2009 ñến năm 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
ðể nghiên cứu tác ñộng của VKFTA ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may
Việt Nam, luận văn tiếp cận theo hướng hỗn hợp, nghĩa là kết hợp phân tích
định tính và phân tích định lượng.
Phân tích định tính: ðây là phương pháp ñược sử dụng khá rộng rãi
trong phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội, dùng để phân tích các dữ liệu
định tính khơng (hoặc rất khó) lượng hóa được bằng con số cụ thể. Trên cơ sở
phân tích lý luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố nhằm ñưa ra
những ñánh giá, nhận xét cho hiện tượng nghiên cứu. Theo cách tiếp cận này

tác ñộng của VKFTA ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may phải ñặt trong tổng
thể tác động lên tồn bộ nền kinh tế và có mối liên hệ chặt chẽ với các nhân tố
bên ngoài cũng như chính sách, đường lối chủ trương phát triển ngành của
ðảng và Chính phủ Việt Nam. Do đó, để đánh giá được tác động, luận văn
phân tích bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc, trong đó đề cập cả
yếu tố kinh tế và phi kinh tế như quan hệ ngoại giao, chính trị, văn hóa, …
Phân tích ñịnh lượng: Bên cạnh phân tích ñịnh tính, luận văn cịn sử
dụng mơ hình trọng lực (Gravity model) để phân tích các nhân tố tác động


5

ñến thương mại cũng như dịch chuyển thương mại giữa Việt Nam và Hàn
Quốc, cụ thể là ñến xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Mơ hình trọng
lực xem xét đồng thời tác động của các nhóm nhân tố như nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến cung (thuộc về nước xuất khẩu – Việt Nam), nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến cầu (thuộc về nước nhập khẩu – Hàn Quốc) và nhóm nhân tố gây
cản trở (hấp dẫn) đến thương mại giữa hai nước. Các biến trong mơ hình được
thể hiện ở cả hai dạng là biến định tính và biến ñịnh lượng.
5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: ðể thu thập dạng dữ liệu này,
luận văn sử dụng hai hình thức là phương pháp chun gia và phương pháp
thảo luận. Trong đó, phương pháp chuyên gia thực chất là việc thu thập thông
tin qua ý kiến ñánh giá của các chuyên gia về tác động của các nhân tố định
tính đến hoạt động xuất nhập khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Phương pháp
quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác của
người nghiên cứu về các tác ñộng của VKFTA ñến hoạt ñộng xuất nhập khẩu
của hàng dệt may Việt Nam. Cụ thể, tác giả ñã tiến hành ñiều tra khảo sát,
thảo luận và phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan đến nghiên cứu như sở
công thương, cục hải quan, doanh nghiệp hàng dệt may, … Các thông tin về

rào cản thương mại của hai quốc gia, chính sách xuất, nhập khẩu của Việt
Nam, Hàn Quốc, các hiệp ñịnh thương mại… ñược thu thập bằng cách tra cứu
các tài liệu, văn bản, sách và các nghiên cứu trước đó.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: ðể nguồn dữ liệu sử dụng ñảm
bảo tính chính xác, luận văn tiến hành thu thập từ các tổ chức uy tín trên thế
giới và ở Việt Nam. Chẳng hạn như sau: Dữ liệu về GDP, kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Banhập
khẩu – WB), Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa của Liên hợp quốc (UN
Comtrade); Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng dệt may của


6

Việt Nam với Hàn Quốc ñược thu thập từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục
Hải quan; Dữ liệu về dân số ñược lấy từ WB; Dữ liệu về khoảng cách giữa
các quốc gia ñược thu thập từ trang web www.freemaptools.com.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở dữ liệu thu thập ñược, tác giả tiến hành so sánh, kiểm tra
giữa các nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trước khi sử
dụng để tính tốn. Ngồi ra, kiểm tra dữ liệu nhằm phát hiện những thiếu sót,
sai lệch trong qua trình thu thập để có những điều chỉnh kịp thời. Từ đó sẽ
hình thành nên bộ dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất, ñảm bảo việc phân tích
sau này ñược chính xác và khách quan. Các dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ ñược
trình bày bằng hai hình thức chủ yếu là bảng thống kê và ñồ thị thống kê.
Tiếp theo, các dữ liệu tổng hợp được phân tích theo hai phương pháp là
thống kê mô tả và so sánh. Phương pháp thống kê mơ tả là phương pháp sử
dụng để mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong q
trình thực hiện luận văn. Bằng các chỉ tiêu như chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu lớn
nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, … sẽ hình thành nên cái nhìn khái qt
nhất về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói

riêng cũng như các tác động của VKFTA đến hoạt ñộng xuất nhập khẩu của
hàng dệt may Việt Nam. Phương pháp so sánh ñược sử dụng nhằm ñánh giá
kết quả cũng như xác định vị trí nhằm phát hiện các xu hướng biến ñộng của
hoạt ñộng xuất khẩu và nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng của
Việt Nam theo thời gian. Trong luận văn, phương pháp so sánh ñược dùng ñể
ñánh giá sự biến ñộng về số lượng và kim ngạch của hàng dệt may Việt Nam
với Hàn Quốc trong khoảng thời gian trước và sau khi thực thi VKFTA. Dựa
trên nền tảng đó đề xuất các biện pháp nhằm tận dụng các lợi thế và hạn chế
các tác ñộng tiêu cực do hiệp ñịnh này mang lại.


7

6. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa được các tác động của một FTA đến xuất nhập khẩu hàng
hóa dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
6.2. Về mặt thực tiễn
Sử dụng một hệ thống các chỉ số thương mại ñể ñánh giá tác ñộng của
VKFTA ñến xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam.
Sử dụng mơ hình trọng lực để ñịnh lượng tác ñộng của VKFTA ñến
xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam.
ðưa ra các hàm ý chính sách cho chính phủ và các doanh nghiệp
dệt may Việt NamHệ thống hóa được các tác động của một FTA đến xuất
nhập khẩu hàng hóa dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
Sử dụng một hệ thống các chỉ số thương mại ñể ñánh giá tác ñộng của
VKFTA ñến xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam.
Sử dụng mô hình trọng lực để định lượng tác động của VKFTA ñến
xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam.
7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu

Lê Thị Thu Trang (2015) “Luận văn Tác ñộng của hiệp ñịnh thương
mại tự do Việt Nam – EU (VEFTA) ñến thương mại hàng dệt may của Việt
Nam”. ðề tài nhằm dự báo và lượng hóa những tác động của các cam kết
trong EVFTA ñến hoạt ñộng xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với
EU. Từ những kết quả thu ñược, tác giả ñã kiến nghị một số giải pháp phù
hợp ñể giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội và
vượt qua các thách thức mà EVFTA ñem ñến.
Vũ Thanh Hương, “Hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam – EU: tác
ñộng ñối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam”.
Nghiên cứu ño lường tác ñộng của EVFTA ñến thương mại hàng hóa giữa hai


8

bên, từ đó rút ra được hàm ý cho Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam nhằm
vận dụng ñược các lợi ích, thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách mà EVFTA
có thể mang đến.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8.1. Các nghiên cứu về tác ñộng thương mại của FTA
Trong bối cảnh thất bại của Vịng đàm phán Doha, các FTA ñược coi là
lựa chọn tốt thứ hai cho các quốc gia ñể thúc ñẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các FTA trên tồn thế giới, và mức độ bao
qt của các cuộc ñàm phán FTA ngày càng sâu và rộng hơn, nội dung của
một FTA thế hệ mới giờ đây khơng chỉ giới hạn trong tự do hóa thương mại
mà cịn mở rộng sang các vấn ñề phức tạp khác chẳng hạn như đầu tư, mua
sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, mơi trường và lao động (Matsushita,
2010; VCCI và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, nền tảng chính và các mục tiêu
quan trọng nhất của một FTA, ñặc biệt là một FTA liên quan ñến các nước
ñang phát triển, cho ñến nay vẫn là tự do hóa thương mại và do đó các tác
động thương mại của FTA là sự chú ý chính của cả chính phủ và doanh

nghiệp tại các nước ñang phát triển.
Tác ñộng thương mại của một FTA bao gồm các tác động tĩnh và động.
Phân tích tác ñộng tĩnh thường dựa trên lý thuyết của liên minh hải quan và
chịu ảnh hưởng của Viner (1950), người cung cấp một khung khái niệm ñể
nghiên cứu tác ñộng thương mại của FTA. Từ cơng trình nghiên cứu của
Viner, hầu hết các nghiên cứu tiếp theo điển hình như của Cline (1978),
Krueger (1995), Panagariya và Findlay (1994), Panagariya và Krishna (2002),
Katsioloudes và Hadjidakis (2007) và Dominick (2007) cũng ñồng ý rằng
phân tích về tác động tĩnh của một liên minh hải quan có thể được mở rộng
đầy đủ để phân tích tác động tĩnh của một FTA. Như Viner ñã chỉ ra (1950),


9

tác ñộng tĩnh ñược ño lường bằng cách tạo ra thương mại và chuyển hướng
thương mại và do đó, các tác động về phúc lợi của một FTA là khơng rõ ràng,
tùy thuộc vào việc chuyển hướng thương mại hay tạo ra thương mại áp ñảo
hơn.
Theo Viner (1950), Katsioloudes và Hadjidakis (2007), Nguyen (2011),
Hoang và cộng sự (2005), Plummer và cộng sự (2010), Dominick (2007) và
Negais (2009), tạo ra thương mại xảy ra khi sản xuất trong một nước thành
viên FTA được thay thế bằng sản xuất chi phí thấp hơn từ một thành viên
FTA khác, đó là kết quả của tự do hóa thương mại. Nói cách khác, có một sự
chuyển dịch từ tiêu thụ các sản phẩm trong nước giá cao hơn ñến các sản
phẩm giá thấp hơn của các thành viên FTA khác. Do đó, sự hình thành của
một sáng tạo FTA thúc ñẩy thương mại giữa các quốc gia thành viên, cải thiện
việc phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tạo ra sự chuyên môn hóa cao hơn
trong sản xuất các hàng hóa có lợi thế so sánh. Kết quả là, một sáng tạo FTA
dẫn ñến gia tăng thặng dư tiêu dùng và cuối cùng là phúc lợi của các quốc gia
thành viên.

Ngược lại, một FTA có thể chuyển hướng dịng chảy thương mại do
bản chất của sự phân biệt ñối xử giữa các quốc gia thành viên và các quốc gia
không phải là thành viên. Vì các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chỉ
ñược gỡ bỏ trong các thành viên FTA, một FTA có thể khiến các quốc gia
thành viên chuyển hướng nhập khẩu từ các quốc gia không phải thành viên
vào các quốc gia thành viên chỉ ñơn giản là bởi vì các nước thành viên được
hưởng thuế quan ưu đãi. Trên nền tảng đó, sự chuyển hướng thương mại xảy
ra, làm xấu đi sự phân bổ nguồn lực trên tồn cầu và chuyển sản xuất ra khỏi
lợi thế so sánh. Do đó, một FTA chuyển hướng thương mại dẫn đến cả sáng
tạo thương mại và chuyển hướng thương mại, và có thể cải thiện hoặc làm


10

xấu ñi phúc lợi của các thành viên tùy thuộc vào sức mạnh tương ñối của hai
lực lượng ñối lập này (Viner, 1950; Dominick, 2007; Katsioloudes và
Hadjidakis, 2007; Plummer và cộng sự, 2010; Nguyễn, 2011; Hoàng và cộng
sự, 2005; Negais, 2009).
Bên cạnh các tác ñộng tĩnh, FTA cũng mang lại tác ñộng ñộng, là
những tác ñộng mất nhiều thời gian hơn để ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng
có xu hướng tiếp tục tạo ra lợi ích ngay cả sau khi một quốc gia rút khỏi FTA.
Tác ñộng của FTA ñối với việc khai thác các nền kinh tế theo quy mơ đã
được xác nhận bởi Evans và cộng sự (2007), Katsioloudes và Hadjidakis
(2007), E Rich và cộng sự (2009) và Trần (2002). Hơn nữa, FTA dẫn đến các
lợi ích khác chẳng hạn như thúc đẩy chun mơn hóa, cạnh tranh, chuyển
giao công nghệ và nâng cao hiệu quả cũng như tốc độ tăng trưởng của tồn bộ
nền kinh tế (Plummer và cộng sự, 2010; Erich và cộng sự, 2009; Jha và cộng
sự, 2010). Với sự phát triển của các FTA thế hệ mới, cũng thúc ñẩy hợp tác
trong các lĩnh vực khác như bảo vệ quyền sở hữu, tạo việc làm và phát triển
bền vững. Tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên, ñặc biệt là các nước đang

phát triển, trong cải cách và hài hịa các chính sách thương mại là một lợi ích
khác mà các quốc gia thành viên tìm kiếm khi tham gia FTA (Katsioloudes và
Hadjidakis 2007).
Tuy nhiên, có một số thách thức từ các FTA mà các quốc gia thành
viên nên xem xét. Thứ nhất, từ góc độ phúc lợi xã hội, một FTA chỉ là lựa
chọn tốt thứ hai sau tự do hóa ña phương do bản chất của sự phân biệt ñối xử
với các nước bên ngoài FTA. Thứ hai, một FTA gây ra sự chuyển hướng
thương mại và do đó có thể làm giảm phúc lợi. Thứ ba, ñồng thời tham gia
nhiều FTA dẫn đến hiệu ứng bát mì với quy tắc xuất xứ phức tạp và chồng
chéo, và khuôn khổ quy định khơng thống nhất, tạo ra khó khăn cho Chính


11

phủ trong việc tuân thủ FTA và chi phí giao dịch cho doanh nghiệp (Bùi,
2010; Vụ hợp tác kinh tế ña phương, 2009).
8.2. Các nghiên cứu về tác ñộng của VKFTA ñến nền kinh tế và
thương mại của Việt Nam
Trong khi các tài liệu trước ñây về tác ñộng của FTA, như Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN – Trung Quốc
(ACFTA), FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định ðối tác Kinh tế
Tồn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), FTA ASEAN – Úc – New Zealand
(AANZFTA), ñặc biệt là hai FTA thế hệ mới là Hiệp ñịnh ðối tác Tồn diện
và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp ñịnh thương mại tự do
Việt Nam – EU (EVFTA) trên nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại
nói riêng rất đa dạng và chun sâu, thì các nghiên cứu tập trung vào các tác
động thương mại của Hiệp ñịnh thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, ñặc
biệt là các tác ñộng theo ngành lại rất ít. Gần đây chỉ có bài báo của Nguyễn
(2018) xem xét tác ñộng của VKFTA ñối với Việt Nam. Bài báo tập trung về
phân tích ảnh hưởng của việc giảm thuế theo VKFTA trên toàn bộ nền kinh tế

Việt Nam như ngân sách nhà nước, nhu cầu trong nước, giá cả, tiết kiệm, ñầu
tư, thương mại, việc làm và tăng trưởng kinh tế, và chỉ ra cơ hội và thách thức
cho Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã xem xét tác động của VKFTA
mà khơng tính đến việc tích hợp Việt Nam vào các FTA khác và cho đến nay
hầu như khơng có nghiên cứu nào điều tra các tác ñộng của VKFTA ñối với
xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam.
Những năm gần đây đã có rất nhiều bài báo liên quan ñến sự phát triển
của ngành dệt may Việt Nam. Nguyet (2014), Bui (2014) và Le (2017) đã
phân tích hiệu suất, nhu cầu thị trường, sản phẩm, doanh nghiệp và mơi
trường cạnh tranh của tồn ngành. Tất cả các tác giả trên ñồng ý rằng ngành


12

cơng nghiệp dệt may Việt Nam đang ở trong tình trạng phát triển ban ñầu với
các doanh nghiệp nhỏ và kém cạnh tranh, ñầu tư thấp, quản lý giá và bảo vệ
sở hữu trí tuệ lỏng lẻo, chính sách và cơ chế khơng đầy đủ để phát triển
ngành. Ngồi ra, ngành dệt may Việt Nam ñã quá phụ thuộc vào nguyên liệu
nhập khẩu. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất ở giai ñoạn
CMT (giai ñoạn sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm thấp nhất).
9. Bố cục luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO VÀ TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ðẾN
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA HIỆP
ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC ðẾN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY
CHƯƠNG 3: TÁC ðỘNG CỦA VKFTA ðẾN XUẤT NHẬP KHẨU
DỆT MAY GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
CHƯƠNG 4: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH



13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ
TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ðẾN
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Các khái niệm về tự do hóa thương mại
a) Chế độ thương mại tự do
Trước khi tìm hiểu về tự do hóa thương mại các nhà kinh tế học ñã ñưa
ra thuật ngữ về chế độ thương mại tự do. ðó là chế độ thương mại mà ở đó
“khơng có sự phân biệt ñối xử nào” ñối với việc bán hàng trong nước, xuất
khẩu và nhập khẩu. Hay nói khác đi, đây là một chế độ “khơng có sự can
thiệp dưới bất kỳ hình thức nào” [12] của Nhà nước vào các hoạt động thương
mại ở trong và ngồi nước.
b) Tự do hóa thương mại
Dựa trên nền tảng quan điểm chế độ thương mại tự do người ta ñưa ra
nhận ñinh gần ñúng cho thuật ngữ tự do hóa thương mại ñó là khi “mọi cải
cách nhằm ñưa chế ñộ thương mại của một nước dần ñạt ñến ñược trạng thái
thương mại tự do được gọi là tự do hóa thương mại” (Trade Liberation). Tuy
nhiên trên thực tế, khó có thể có ñược một chế ñộ thương mại tự do theo ñúng
nghĩa, bởi việc xóa bỏ triệt để mọi rào cản đối với thương mại gần như khó
thực hiện, hay nói cách khác đó chỉ là mục tiêu hướng tới trong tương lai.
Hiện nay có một số quan điểm về tự do hóa thương mại được thừa nhận
và sử dụng rộng rãi, ñược nhiều tài liệu nhắc ñến ở những khía cạnh khác
nhau, tuy nhiên cách hiểu có sự thống nhất tương ñối. Cụ thể như sau:

ðầu tiên phải kể ñến nghiên cứu của các nhà kinh tế học ở Anh ñược
thực hiện tại một số nước ñang phát triển, cho rằng "Tự do hóa thương mại có


14

nghĩa là tự do trong hoạt động lưu thơng của thương mại giữa nước có liên
quan và bạn hàng thương mại của nó (hiện tại và tiềm năng). Vì vậy nó hàm ý
đến việc làm giảm đi sự can thiệp của chính phủ trong những hoạt động lưu
thơng này", và nhấn mạnh "Chúng ta gọi sự tự do hóa là những thay ñổi làm
cho “hệ thống thương mại của một quốc gia trở nên trung lập hơn” [12].
Theo sách "Từ ñiển chính sách thương mại quốc tế" của “Trung tâm
Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế - ðại học Adelaide” (Ôxtrâylia), “Tự do hóa
thương mại là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt ñộng loại bỏ các cản trở hiện hành
ñối với thương mại hàng hóa và dịch vụ. Thuật ngữ này có thể bao trùm cả
hành động loại bỏ những hạn chế về ñầu tư nếu thị trường mục tiêu cần ñầu tư
ñể thực hiện tiếp cận thị trường" [10].
Ở Việt Nam, ñịnh nghĩa của Ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc
tế như sau: "Tự do hóa thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước
lập nên nhằm làm cho luồng hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác
ñược thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên
có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa ... "[9].
Tóm lại, từ các quan điểm nêu trên có thể thấy, bản chất của tự do hóa
thương mại là việc dỡ bỏ dần mọi cản trở ñối với hoạt ñộng thương mại bao
gồm quá trình cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ sự phân
biệt đối xử tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng nhằm làm cho hoạt động trao đổi
bn bán ở cả trong nước và ngoài nước ngày càng tự do hơn. Tuy nhiên,
thương mại là một phạm trù rộng lớn, có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến
rất nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, liên quan ñến chiến lược phát

triển kinh tế của quốc gia cũng như ñến việc hoạch định chính sách vĩ mơ của
Nhà nước. Do đó, q trình tự do hóa thương mại cần có sự phối hợp với các
cuộc cải cách chính sách kinh tế vĩ mơ khác, trong đó có cải cách chính sách


15

thương mại. Nói đúng hơn, thì tự do hóa thương mại là q trình cải cách
chính sách thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mơ có liên quan, nhằm tạo
ra mơi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của “hoạt ñộng
thương mại” ở trong nước cũng như trên phạm vi toàn thế giới.
1.1.2. Lý thuyết về tự do hóa thương mại
a) Chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương xuất hiện lần ñầu tiên ở Châu Âu từ khoảng
giữa thế kỷ XV và ñạt thời kỳ ñỉnh cao trong thế kỷ XVII và ñến giữa thế kỷ
XVIII tư tưởng này vẫn cịn được chấp nhận. Tư tưởng trọng thương tập trung
vào một số ñiểm mấu chốt như sau: (1) Sự thịnh vượng của 1 quốc gia ñược
ño lường bởi số lượng vàng, bạc mà quốc gia ñó nắm giữ. Phát triển ngoại
thương là cách thức mà các quốc gia sử dụng ñể tăng khối lượng vàng bạc.
Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu ñồng nghĩa với việc quốc gia đó thu
được lợi ích từ ngoại thương vì hình thức thanh tốn quốc tế thời ñiểm bấy
giờ sử dụng vàng bạc làm phương tiện ñể thanh tốn. (2) ðối với những quốc
gia khơng có nguồn tài nguyên thiên nhiên là vàng bạc thì ngoại thương là
phương thức duy nhất giúp học tích trữ vàng, bạc. Chính vì vậy, các nhà trọng
thương cho rằng, xuất khẩu ñem lại lợi ích quốc gia, ngược lại nhập khẩu gây
nên những tác hại rất lớn. (3) ðối với tư tưởng trọng thương thì chính phủ
phải có những sự can thiệp trực tiếp vào việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia theo 2 cách như sau: Thứ nhất, chính phủ tự mình đứng ra tổ chức hoạt
động xuất khẩu và ñưa ra những biện pháp làm gia tăng giá trị xuất khẩu,
đồng thời kìm hãm nhập khẩu. Thứ hai, trên nền tảng đó, chính phủ sẽ xây

dựng các chính sách ñi kèm nhằm gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Dần về cuối, nhiều luận ñiểm của chủ nghĩa trọng thương ñã thay ñổi,
chẳng hạn như: nếu hoạt ñộng nhập khẩu có tác dụng thúc ñẩy xuất khẩu thì
chính phủ cũng khuyến khích mở rộng. Mặc dù tư tưởng trọng thương còn tồn


×