Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ DIỆU HỒNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ DIỆU HỒNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Khơi Ngun

Đà Nẵng - Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, tin cậy và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Kết cấu đề tài......................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA QUẢN
TRỊ CÔNG TY VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP..... 5
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ...................................... 5
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty.............................................................. 5
1.1.2. Nguyên tắc quản trị công ty: ........................................................... 7
1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị công ty .............................................. 9
1.1.4. Đo lƣờng quản trị công ty ............................................................. 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI ........................................... 11
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 11
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời: ...................................... 12
1.3. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN .............................................................. 13

1.3.1. Lý thuyết đại diện ......................................................................... 13
1.3.2. Lý thuyết quản lý .......................................................................... 15
1.3.3. Lý thuyết các bên liên quan .......................................................... 16
1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI ....................................................... 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 25
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26


2.1. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................. 26
2.2. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................... 32
2.2.1. Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và giám đốc điều
hành ................................................................................................................. 32
2.2.2. Quy mô của Hội đồng quản trị ..................................................... 33
2.2.3. Thành viên nữ giới trong Hội đồng quản trị ................................ 34
2.2.4. Tính độc lập của Hội đồng quản trị ............................................. 35
2.2.5. Cơ cấu sở hữu của cổ đông lớn ..................................................... 35
2.2.6. Cơ cấu sở hữu của thành viên Hội đồng quản trị ......................... 36
2.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37
2.4. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN ......................................................................... 38
2.4.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc............................................................... 38
2.4.2. Đo lƣờng biến độc lập ................................................................... 39
2.4.3. Đo lƣờng biến kiểm soát ............................................................... 41
2.5. MẪU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 42
2.6. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................... 44
2.6.1. Ƣớc lƣợng mơ hình ....................................................................... 44
2.6.2. Kiểm định lựa chọn mơ hình (kiểm định Hausman) .................... 45
2.6.3. Kiểm định khuyết tật của mơ hình ................................................ 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 47

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 48
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................... 48
3.1.1. Thống kê mô tả đặc điểm quản trị công ty trong mẫu nghiên cứu 48
3.1.2. Thống kê mô tả về về khả năng sinh lời của các công ty niêm yết
......................................................................................................................... 52
3.2. KIỂM TRA CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG TRONG MÔ HÌNH ........ 53


3.2.1. Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến:.............................................. 53
3.2.2. Kiểm tra hiện tƣợng tự tƣơng quan............................................... 56
3.3. KẾT QUẢ HỒI QUY............................................................................... 55
3.3.1. Ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy đo lƣờng sự tác động của quản trị
công ty tới khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu ROE.................... 55
3.3.2. Ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy đo lƣờng sự tác động của quản trị
công ty tới tới khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu TOBIN’S Q .. 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 79
CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................ 80
4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 80
4.2. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................... 85
4.2.1. Hàm ý chính sách đối với các công ty niêm yết ........................... 85
4.2.2. Hàm ý chính sách với cơ quan quản lý nhà nƣớc ......................... 89
4.2.3. Hàm ý chính sách đối với nhà đầu tƣ............................................ 90
4.3. ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

Trang

Tổng hợp các thƣớc đo quản trị bên trong công ty đến

22

bảng
1.1

khả năng sinh lời
2.1

Tổng hợp các thƣớc đo khả năng sinh lời

39

2.2

Bảng mô tả các biến độc lập đƣợc sử dụng trong nghiên

40

cứu
2.3

Tổng hợp các thƣớc đo các biến kiểm sốt


42

3.1

Thống kê mơ tả các biến độc lập và các biến kiểm soát

48

3.2

Thống kê mơ tả biến phụ thuộc

52

3.3

Hệ số phóng đại

53

3.4

Ma trận hệ số tƣơng quan cặp giữa các biến độc lập và

54

các biến kiểm sốt đƣợc sử dụng trong mơ hình hồi quy.
3.5

Ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy FEM đo lƣờng sự tác động


56

của của quản trị công ty tới khả năng sinh lời đƣợc đo
lƣờng bằng chỉ tiêu ROE
3.6

Ƣớc lƣợng mô hình hồi quy REM đo lƣờng sự tác động

58

của của quản trị công ty tới khả năng sinh lời đƣợc đo
lƣờng bằng chỉ tiêu ROE
3.7

Kiểm định Hausman Test

60

3.8

Kết quả kiểm định hiện tƣợng tƣơng quan

61

3.9

Kết quả kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi

62


3.10

Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng

63

quan bằng FGLS


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

3.11

Kết quả chạy hồi quy dữ liệu bảng

64

3.12

Ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy FEM đo lƣờng sự tác động

68


của của quản trị công ty tới khả năng sinh lời đƣợc đo
lƣờng bằng chỉ tiêu TOBIN’S Q
3.13

Ƣớc lƣợng mô hình hồi quy REM đo lƣờng sự tác động

70

của của quản trị công ty tới khả năng sinh lời đƣợc đo
lƣờng bằng chỉ tiêu TOBIN’S Q
3.14

Kiểm định Hausman Test

72

3.15

Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan

73

3.16

Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi

74

3.17


Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng

75

quan bằng FGLS
3.18

Kết quả chạy hồi quy dữ liệu bảng

76

3.19

Tổng hợp kết quả tác động của các biến nghiên cứu

79


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

hình vẽ
1.1

Hệ thống quản trị công ty


7

2.1

Phân bổ số lƣợng doannh nghiệp ở các mức điểm quản

29

trị cơng ty theo bộ tiêu chí OTCT của việt Nam (VCGS)
năm 2018
2.2

Thực tiễn quản trị công ty và hiệu quả hoạt động (Xác

30

định bằng chỉ số ROE và ROA)
2.3

Điểm quản trị công ty trong từng lĩnh vực

31

3.1

Biểu đồ đo lƣờng biến OLD

49



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách
mạnh mẽ với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thƣơng mại khu
vực và tồn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành
mạnh với các cơng ty nƣớc ngồi cũng nhƣ bƣớc ra thị trƣờng quốc tế thì việc
một cơng ty có một hệ thống quản trị tốt là điều rất quan trọng, mang lại nhiều
lợi thế, thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhƣng làm thế
nào để quản trị công ty thật tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra nhiều lợi
nhuận cho doanh nghiệp là một câu hỏi không dễ trả lời với các doanh nghiệp
nói chung, các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn nói
riêng. Trong thị trƣờng kinh doanh hiện nay, với sự phát triển và cạnh tranh
gay gắt giữa các doanh nghiệp cũng nhƣ giữa các thị trƣờng với nhau đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp phải vạch ra cho chính mình một hƣớng đi cụ thể nhằm tối
đa hóa lợi nhuận. Và quản trị cơng ty là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Hiện nay, thị trƣờng chứng khốn Việt Nam có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ bền vững cả về quy mô lẫn số lƣợng các cơng ty niêm yết, nhận
thức về vai trị của quản trị công ty cũng đƣợc nâng cao và thu hút đƣợc nhiều
sự quan tâm của cộng đồng các công ty niêm yết, các nhà đầu tƣ và các nhà
xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tầm quan trọng cần thiết của quản trị công ty
ngày càng đƣợc nhấn mạnh trong một loạt các nghiên cứu và đều cho thấy
rằng quản trị công ty hiệu quả sẽ dẫn đến việc gia tăng giá trị kinh tế của công
ty cũng nhƣ nâng cao năng suất sản xuất và giảm thiểu nguy cơ thất bại trong
vấn đề tài chính mang tính hệ thống.
Quản trị cơng ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa
các mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cổ đông và các



2

bên có quyền lợi liên quan trong cơng ty, từ đó tạo nên định hƣớng và sự
kiểm sốt q trình phát triển của công ty. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy
hoạt động và tăng cƣờng khả năng tiếp cận của cơng ty với các nguồn vốn bên
ngồi, góp phần tích cực vào việc tăng cƣờng giá trị cơng ty, tăng cƣờng đầu
tƣ và phát triển bền vững cho công ty và nền kinh tế (Nguyễn Trƣờng Sơn,
2010).
Nhƣ vậy, quản trị công ty hiệu quả đƣợc xem là một trong những biện
pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy hoạt động, nâng cao kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của cơng ty nói chung, hiệu quả tài chính của cơng ty nói
riêng.
Việc quản trị hiệu quả có tác động rất lớn đến sự thành công của doanh
nghiệp do nó có thể gây ảnh hƣởng đến doanh thu và ảnh hƣởng đến khả năng
tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị cơng ty và khả năng sinh lời
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, để phát triển bền vững thì
lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng đến quản trị công ty, tuy nhiên tác động
quản trị công ty đến khả năng sinh lợi vẫn chƣa đƣợc xem xét một cách rõ
ràng.
Trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, việc phân tích các
nhân tố về khả năng sinh lời là một điều rất quan trọng. Thơng qua việc phân
tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng nhƣ
nhà đầu tƣ.
Có thể nói rằng nền tảng quản trị cơng ty tại Việt Nam cũng nhƣ
những nghiên cứu về vấn đề quản trị công ty tại Việt Nam, đặc biệt là đối với
các công ty niêm yết, cũng chỉ mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Các nghiên cứu
đa phần nghiêng về khía cạnh pháp lý của quản trị cơng ty tại Việt Nam mà
chƣa đi sâu vào nghiên cứu việc thực hành quản trị công ty tại Việt Nam và



3

tìm hiểu liệu việc quản trị cơng ty có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các
công ty niêm yết hay khơng?
Chính vì thế, với mục đích làm rõ hơn sự tác động của quản trị công ty
đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán, tác
giả đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của quản trị công ty
tới khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam” để làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của các nhân tố quản trị
công ty đến khả năng sinh lời của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng
khốn Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hƣởng của các nhân tố quản trị công ty tác
động đến khả năng sinh lời của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng
khốn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) và thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE), loại trừ cơng ty ở lĩnh vực tài chính tài chính
(ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ đầu tƣ...).
Thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn 2014 - 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu: Tài liệu, số liệu thứ cấp đƣợc
thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, báo cáo quản trị công ty
của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam; các giáo
trình, đề tài và bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Số liệu
đƣợc thu thập từ trang web chính thức của sở giao dịch chứng khốn Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh, trang web của các công ty và những trang web


4

chứng khốn khác.
- Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu: Phƣơng pháp hồi quy dữ liệu
bảng đƣợc sử dụng đề ƣớc lƣợng mơ hình nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần
mềm STATA 12, qua đó xác định các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến
khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khốn Việt
Nam.
5. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của quản trị công ty và khả
năng sinh lời của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số hàm ý chính sách
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có đóng góp quan trọng về mặt
khoa học cũng nhƣ thực tiễn:
Về mặt khoa học: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa đƣợc hệ
thống lý thuyết về quản trị công ty và khả năng sinh lời của các công ty, tính
cấp thiết trong việc quan tâm hơn đến quản trị công ty nhằm gia tăng hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của quản trị
công ty đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng
chứng khốn. Qua đó, đƣa ra những gợi ý trong việc xây dựng quyết định,
chính sách về quản trị cơng ty nhằm nâng cao khả năng sinh lời của doanh

nghiệp.


5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
1.1.1. Khái niệm quản trị cơng ty
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về quản trị công ty và những định
nghĩa này phụ thuộc hoàn toàn vào tác giả, vào thể chế cũng nhƣ các quy định
pháp lý của một quốc gia. Để làm rõ hơn định nghĩa này, tác giả liệt kê những
định nghĩa nhƣ sau:
Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đƣa ra các
nguyên tắc quản trị công ty đƣợc dùng để làm chuẩn đánh giá mức độ tuân
thủ các tiêu chí quản trị công ty của các quốc gia trong tổ chức. Những
nguyên tắc này sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung trong phiên bản mới năm 2004
có tựa đề “Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”. Năm 2004, theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Quản trị công ty là những biện
pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ
giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đơng của một cơng ty với các
bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra
các mục tiêu của công ty, và xác định các phƣơng tiện để đạt đƣợc những mục
tiêu đó, cũng nhƣ để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty
chỉ đƣợc cho là có hiệu quả khi khích lệ đƣợc Ban giám đốc và Hội đồng
quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và của các cổ đông, cũng
nhƣ phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một
cách hiệu quả, từ đó khuyến khích cơng ty sử dụng các nguồn lực một cách

tốt hơn”. Định nghĩa này của OECD có thể coi là định nghĩa rộng nhất về
quản trị cơng ty, nó đã và đang đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới vận dụng để
xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty.


6

Nhƣ vậy, quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, đƣợc xác
định bởi các cơ cấu và các quy trình. Ví dụ, một hệ thống quy định các mối
quan hệ giữa các cổ đông và Ban giám đốc bao gồm việc các cổ đông cung
cấp vốn cho Ban giám đốc để thu đƣợc lợi suất mong muốn từ khoản đầu tƣ
(cổ phần) của mình. Các cổ đông cũng bầu ra một thể chế giám sát, thƣờng
đƣợc gọi là Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát để đại diện cho quyền lợi
của mình. Trách nhiệm chính của thể chế này là đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc
cho Ban giám đốc và giám sát họ. Ban giám đốc lại có trách nhiệm cung cấp
cho các cổ đơng các kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo hoạt động
thƣờng kỳ một cách minh bạch. Có thể nói, Ban giám đốc chịu trách nhiệm
trƣớc Hội đồng quản trị này, và thể chế này lại chịu trách nhiệm trƣớc các cổ
đông thông qua đại hội đồng cổ đông. Tất cả các bên đều liên quan tới việc
định hƣớng và kiểm sốt cơng ty: Đại hội đồng cổ đơng, đại diện cho các cổ
đông, đƣa ra các quyết định quan trọng, ví dụ về việc phân chia lãi lỗ. Hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề ra chiến lƣợc và
giám sát Ban giám đốc. Cuối cùng, Ban giám đốc điều hành những hoạt động
hàng ngày, chẳng hạn nhƣ thực hiện chiến lƣợc đã đề ra, lên các kế hoạch
kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lƣợc marketing, bán hàng và
quản lý tài sản. Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách
nhiệm một cách phù hợp - và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ
đông.
Hệ thống quản trị công ty cơ bản và các mối quan hệ giữa các thể chế
quản trị trong công ty đƣợc minh họa rõ nét hơn thông qua Hình 1.1.



7

Hình 1.1: Hệ thống quản trị cơng ty
(Nguồn: IFC (2010))
Theo Mathiesen (2002), “Quản trị công ty là một lĩnh vực kinh tế học
nghiên cứu cách thức động viên quá trình quản trị hiệu quả của các doanh
nghiệp bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, ví dụ hợp đồng, cấu
trúc tổ chức và quy chế - quy tắc. Quản trị công ty thƣờng giới hạn trong
phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính, chẳng hạn, bằng cách nào đó
ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp động viên các giám đốc để đem lại lợi suất
đầu tƣ hiệu quả hơn”.
Tại Việt Nam, khái niệm “quản trị công ty” lần đầu tiên đƣợc xuất hiện
trong Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các doanh nghiệp niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khốn do Bộ Tài
Chính ban hành tháng 03 năm 2007, theo đó quản trị cơng ty đƣợc định nghĩa
nhƣ sau “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty
đƣợc định hƣớng điều hành và đƣợc kiểm sốt một cách có hiệu quả vì quyền
lợi của cổ đơng và những ngƣời liên quan đến công ty”
1.1.2. Nguyên tắc quản trị công ty
OECD đã đƣa ra các nguyên tắc quản trị công ty đƣợc dùng để làm


8

chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chí quản trị công ty của các quốc gia
trong tổ chức. Những nguyên tắc này sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung trong
phiên bản mới năm 2004 có tựa đề “Các nguyên tắc quản trị công ty của
OECD” bao gồm những nội dung sau:

- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị cơng ty hiệu quả: Thúc đẩy
tính minh bạch và hiệu quả của thị trƣờng, phù hợp với quy định của pháp
luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, cơ quan
quản lý và cƣỡng chế thực thi;
- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: Bảo vệ và tạo điều
kiện thực hiện quyền của cổ đông;
- Đối xử bình đẳng đối với cổ đơng: Đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối
với mọi cổ đơng, trong đó có cổ đơng thiểu số và cổ đơng nƣớc ngồi. Mọi cổ
đơng phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm;
- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị cơng ty: Cơng
nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã đƣợc pháp luật hay quan hệ
hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa cơng ty và
các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn
định tài chính cho doanh nghiệp;
- Cơng bố thơng tin và tính minh bạch: Đảm bảo việc cơng bố thơng tin
kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cơng ty, bao
gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị cơng ty;
- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: Đảm bảo định hƣớng chiến lƣợc
cơng ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội đồng quản trị, trách
nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.
Tại Việt Nam, nghị định 71/2017/NĐ-CP công bố ngày 06 tháng 06 năm
2017, quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;


9

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đơng và những ngƣời có liên quan;
- Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông;

- Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.
1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị cơng ty
Quản trị cơng ty có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc sử dụng tối ƣu các nguồn
lực bên trong công ty cũng nhƣ một quốc gia (Gregory và Simms, 1999). Một
hệ thống quản trị công ty hiệu quản trị sẽ đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và
các quy định hiện hành của các công ty, tránh đƣợc chi phí kiện tụng tốn kém
(IFC, 2004). Quản trị cơng ty có tầm quan trọng:
- Tăng cƣờng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính: Quản trị cơng ty
một cách có hiệu quả và đáng tin cậy sẽ giúp cho các cơng ty có khả năng tiếp
cận với nhiều nguồn tài chính trong nƣớc và quốc tế, thu hút vốn đầu tƣ nhiều
hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc
làm hơn.
- Gia tăng giá trị công ty: Quản trị cơng ty tốt sẽ góp phần nâng cao lịng
tin của nhà đầu tƣ trong nƣớc, dẫn đến giảm chi phí vốn và từ đó củng cố sự
vận hành tốt của thị trƣờng tài chính.
- Tạo ra hiệu quả hoạt động tốt hơn: Quản trị công ty tốt đồng nghĩa với
việc cung cấp một chính sách lao động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn
- Giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng tài chính. Trong trƣờng hợp có sự
xáo trộn từ bên ngồi, quản trị tốt có thể tăng cƣờng khả năng chống chọi của
nền kinh tế.
Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa
trong các mối quan hệ giữa Ban giám đốc công ty, Hội đồng quản trị, các cổ
đông và ngƣời có quyền lợi liên quan, tạo ra sự định hƣớng và sự kiểm sốt
cơng ty một cách tối ƣu và hiệu quả. Nói cách khác, quản trị cơng ty tốt sẽ


10

thúc đẩy hoạt động và tăng cƣờng khả năng tiếp các nguồn vốn bên ngồi của
cơng ty, góp phần vào việc tăng giá trị công ty, giảm thiểu những rủi ro tiềm

tàng và mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan. Từ đó, quản trị cơng ty
tốt có thể tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển bền vững cho doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.4. Đo lƣờng quản trị công ty
Quản trị công ty đƣợc đại diện bởi nhiều yếu tố khác nhau và đồng thời
đƣợc đo lƣờng theo nhiều cách thức khác nhau. Edward and Clough (2005)
tổng hợp các thƣớc đo riêng lẻ thƣờng đƣợc sử dụng nhiều hơn trong nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị công ty với khả năng sinh lời
bao gồm: sự tách biệt giữa hai vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám
đốc điều hành, quy mơ Hội đồng quản trị, tính độc lập của thành viên Hội
đồng quản trị, ban kiểm soát và các ban khác, sự cân bằng giữa kỹ năng và
năng lực của giám đốc và cơ chế khen thƣởng cho tổng giám đốc. Ngoài ra,
một số các nghiên cứu của các tác giả khác sử dụng thƣớc đo quản trị cơng ty
khác khi phân tích mối quan hệ giữa quản trị công ty và khả năng sinh lời,
chẳng hạn nhƣ: sự kiêm nhiệm, số lƣợng thành viên nữ trong Hội đồng quản
trị, tính độc lập, trình độ chun mơn (trình độ học vấn) của thành viên Hội
đồng quản trị, sở hữu của thành viên Hội đồng quản trị, sở hữu của Nhà nƣớc,
sở hữu của cô đông lớn, sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi, tính độc lập của
thành viên ban kiểm sốt, trình độ chun mơn của thành viên ban kiểm soát,
số lƣợng thành viên ban kiểm soát, và cơ chế khen thƣởng dành cho thành
viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc.... Nhìn chung, quản trị cơng ty đƣợc đo
lƣờng qua hai nhóm nhƣ sau:
- Đặc trƣng của Hội đồng quản trị : bao gồm các nhóm nhỏ nhƣ :
Sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc
điều hành;


11

Quy mô Hội đồng quản trị ;

Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị ;
Tính độc lập của Hội đồng quản trị ;
- Cấu trúc sở hữu: Bao gồm các nhóm nhỏ nhƣ sau:
Sở hữu của thành viên Hội đồng quản trị ;
Sở hữu cổ phần của cổ đông lớn.;
Sở hữu của nhà nƣớc;
Sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài;
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
1.2.1. Khái niệm
Khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng các nguồn lực của mà
doanh nghiệp nắm giữ. Khả năng sinh lời cung cấp thông tin về cách doanh
nghiệp hoạt động, kết nối ảnh hƣởng của quản trị thanh khoản, quản trị tài sản
và quản trị nợ trên kết quả hoạt động. Khả năng sinh lợi cho chúng ta biết
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.
Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị của doanh
nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu này công ty cần phải sử dụng và phát huy tối đa
các nguồn lực của mình (trong đó có nguồn vốn chủ sở hữu) nhằm đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất. Hiệu quả tài chính chính là thƣớc đo khả năng sinh lời của
nguồn vốn chủ sở hữu, là công cụ để xác định đƣợc lợi nhuận của công ty và
xác định đƣợc sự gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một cơng ty có hiệu
quả tài chính cao sẽ tạo điều kiện cho cơng ty đó có cơ hội mở rộng và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp
công ty đảm bảo đƣợc khả năng tự chủ về tài chính, duy trì và kiểm sốt các
hoạt động của mình và hạn chế đƣợc những khó khăn, rủi ro trong kinh
doanh.


12

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời

Các dể tài nghiên cứu trƣớc về mối quan hệ giữa quản trị cơng ty và khả
năng sinh lời, có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Trong đó sử dụng phần lớn ROE và TOBIN’S Q để đo lƣờng khả năng sinh
lời .
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận
kiếm đƣợc của một doanh nghiệp so với tổng số vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp đó. ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó
thƣờng đƣợc xem là tỷ lệ tối thƣợng có thể đƣợc lấy từ báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu để đo lƣờng khả năng sinh lời của một doanh
nghiệp đối với chủ đầu tƣ.
Công thức:
Tổng lợi nhuận sau thuế
ROE=

Tổng nguồn vốn

Theo Hu và Izumida (2008), hệ số ROE thể hiện cách nhìn về quá khứ
hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp vì chúng thể
hiện khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc trong các kỳ kế toán đã
qua.
Chỉ số TOBIN’S Q
Đối với các công ty niêm yết, TOBIN’S Q đƣợc sử dụng rất thông dụng
để đánh giá tốt về hiệu quả tài chính. Hệ số q của Tobin (TOBIN’S Q) là tỷ số
giữa giá trị thị trƣờng và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình. Chỉ số
TOBIN’S Q đƣợc Brainard và Tobin giới thiệu lần đầu vào năm 1968. Đến
năm 2003, Gompers và cộng sự đã chỉnh sửa cơng thức tính TOBIN’S Q cho
phù hợp với điều kiện thu thập số liệu. Cơng thức này sau đó cũng đã đƣợc
nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu (Bhagat and Bolton (2008); Vo and



13

Nguyen (2014)).
Chỉ số TOBIN’S Q (Chung và cộng sự (1994)) có cơng thức tính nhƣ
sau:
Giá trị vốn hóa

+ Giá trị cổ phiếu

thị trƣờng

ƣu đãi

+ Nợ ròng

TOBIN’S Q =
Giá trị sổ sách của tổng tài sản
Trong đó, giá trị vốn hóa thị trƣờng là giá trị thị trƣờng cổ phiếu phổ
thông và đƣợc tính bằng cách lấy mức giá thị trƣờng hiện tại trên mỗi cổ
phiếu nhân với tổng số cổ phiếu phổ thơng đang lƣu hành; nợ rịng = (nợ ngắn
hạn - tài sản ngắn hạn) + giá trị sổ sách của nợ dài hạn.
Nếu thị trƣờng đánh giá một doanh nghiệp cao hơn giá trị vật chất của
doanh nghiệp đó thì đấy là tín hiệu thị trƣờng cho rằng doanh nghiệp có triển
vọng phát triển. Cơng ty có chỉ số TOBIN’S Q lớn hơn 1 sẽ có động lực đầu
tƣ cao, sẽ đẩy mạnh đầu tƣ để tăng trƣởng hơn. Cơng ty mà có chỉ số
TOBIN’S Q nhỏ hơn 1 thì sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tƣ xuống
thấp. Cơng ty có chỉ số TOBIN’S Q cao thƣờng là công ty hấp dẫn nhà đầu tƣ
và có năng lực cạnh tranh tốt. TOBIN’S Q đã đƣợc sử dụng làm biến phụ
thuộc trong đề tài về hiệu quả hoạt động của Johnny Jermias, Lindawati Gani

(2013).
1.3. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
1.3.1. Lý thuyết đại diện
Theo lý thuyết đại diện, quản trị công ty là “mối quan hệ giữa những
ngƣời đứng đầu, chẳng hạn nhƣ các cổ đông và các đại diện nhƣ các giám đốc
điều hành công ty hay quản lý công ty” (Mallin, 2004). Nội dung của lý
thuyết này đề cập đến quan hệ giữa các cổ đông và ngƣời quản lý công ty hay
là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Lý thuyết này cho rằng nếu cả hai


14

bên trong mối quan hệ này (cổ đông và ngƣời quản lý cơng ty) đều muốn tối
đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng ngƣời quản lý cơng ty sẽ
khơng ln ln hành động vì lợi ích tốt nhất cho ngƣời chủ, tức các cổ đông
và công ty (Jensen và Meckling, 1976). Sự xung đột lợi ích này cũng có thể
tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và
thiểu số, kiểm sốt và khơng kiểm sốt, cá nhân và tổ chức) và các thành viên
Hội đồng quản trị (điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc
lập và phụ thuộc) (IFC, 2010). Do vậy, lý thuyết đại diện giả định con ngƣời
có tính tƣ lợi và khuynh hƣớng cá nhân, theo đó, ngƣời quản lý sẽ ln khơng
hành động vì lợi ích tốt nhất cho ngƣời chủ sở hữu.
Lý thuyết đại diện đặt ra đó là việc thiết lập một cơ chế quản trị cơng ty
nhằm đảm bảo lợi ích của cả ngƣời chủ sở hữu và ngƣời quản lý của công ty,
từ đó giảm thiểu chi phí đại diện (Shankman 1999). Lý thuyết này còn khuyến
nghị cấu trúc Hội đồng quản trị cần phải đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo thực
hiện tốt nhiệm vụ là hạn chế sự dàn trải về lợi ích giữa cổ đông và ngƣời quản
lý bằng cách thực thi giám sát và kiểm soát ngƣời quản lý một cách có hiệu
quả và phải đƣợc thiết lập để tối thiểu hố các chi phí đại diện.
Cấu trúc Hội đồng quản trị đƣợc chia làm hai cơ chế quan trọng: (1) là

cấu trúc lãnh đạo của Hội đồng quản trị, phản ánh vị trí vai trị của chủ tịch
Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành. Theo đó, cấu trúc lãnh đạo
phân tách đƣợc đề cập rất nhiều trong lý thuyết đại diện, cụ thể, công ty cần
phải tách bạch chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị với tổng giám đốc điều
hành. Sự tách bạch này sẽ phát huy đƣợc tối đa vai trò giám sát đội ngũ quản
lý của chủ tịch Hội đồng quản trị, từ đó bảo vệ đƣợc lợi ích của các cổ đơng
(Fama and Jensen, 1983). (2) là thành phần của Hội đồng quản trị, đề cập tới
tính độc lập và số lƣợng thành viên của Hội đồng quản trị . Theo đó, một Hội
đồng quản trị phải đảm bảo đƣợc sự tách biệt giữa vai trò giám sát và điều


15

hành công ty, bằng cách gia tăng thành viên độc lập, tức là thành viên không
tham gia vào điều hành hoạt động của công ty. Bởi họ đƣợc cho rằng có nhiều
động lực hơn trong việc bảo vệ lợi ích của các cổ đơng, họ thực hiện tốt vai
trị giám sát hơn so với những thành viên Hội đồng quản trị mà có tham gia
điều hành hoạt động của cơng ty (Fama and Jensen (1983); Daily and Dalton
(1993)). Ngoài ra, số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị cũng cần phải đƣợc
hạn chế. Bởi nếu cơng ty có quy mơ Hội đồng quản trị lớn sẽ khiến cho việc
hoạch định, điều phối công việc, ra quyết định và tổ chức các cuộc họp định
kỳ khó khăn hơn. Do đó, việc hạn chế số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị
sẽ giảm đƣợc chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp (Võ Hồng Đức và cộng sự, 2013).
Vì vậy, lý thuyết đại diện quan tâm đến những đặc điểm của Hội đồng
quản trị nhƣ tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành trên
tổng số thành viên Hội đồng quản trị hay sự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều
hành và chủ tịch Hội đồng quản trị bởi điều này sẽ tác động đến việc tập trung
quyền lực, ảnh hƣởng đến việc ra quyết định của hệ thống quản trị công ty,
phát sinh chi phí cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

1.3.2. Lý thuyết quản lý
Theo Davis, Schoorman và Donaldson (1997) “việc ngƣời quản lý bảo
vệ lợi ích và tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông thông qua nâng cao hiệu quả
hoạt động, thông qua đó lợi ích của nhà quản lý cũng đƣợc tối đa hóa”. Để
các lợi ích này cùng hƣớng, các cổ đông phải đƣa ra các cấu trúc quản trị
công ty thích hợp nhƣ số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều
hành hoạt động cơng ty, có nên kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành và chủ
tịch Hội đồng quản trị hay khơng, từ đó nhà quản lý sẽ đƣa ra quyết định đó
để tối đa hóa lợi ích cá nhân chỉ khi đạt đƣợc lợi ích của tổ chức, không phải
là mục tiêu cá nhân.


16

Theo trƣờng phái lý thuyết quản lý, kết quả hoạt động cơng ty có mối
liên hệ với phần lớn ngƣời quản lý trực tiếp điều hành vì họ có sự hiểu biết về
công ty hơn so với ngƣời chủ sở hữu (Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy,
2013). Do đó, lý thuyết quản lý tập trung trợ giúp, trao quyền cho ban điều
hành, làm cho họ có động lực để điều hành cơng ty hiệu quả nhất. Vì vậy, khi
tổng giám đốc cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị, ngƣời đó sẽ sẵn lịng làm
việc nhiều hơn cho cơng ty. Bên cạnh đó, việc kết hợp hai vị trí sẽ đƣa lại
hiệu quả trong việc đƣa ra quyết định tốt hơn, đặc biệt trong hoàn cảnh cấp
bách và giúp Hội đồng quản trị nắm bắt thông tin của cơng ty một cách nhanh
nhất. Ngƣợc lại, ở góc độ tách biệt vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng
giám đốc điều hành là điều cần thiết để kiểm soát quyền lực của Ban giám
đốc, tuy nhiên, việc tách biệt này sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho Ban giám đốc
chỉ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, nhất là khi việc đánh giá kết quả
hoạt động và chế độ lƣơng, thƣởng đƣợc căn cứ vào kết quả đạt đƣợc những
mục tiêu mà Hội đồng quản trị đề ra. Do đó, lý thuyết quản lý khẳng định sự
kết hợp hai vị trí sẽ giúp tối đa hố những hữu dụng của ngƣời quản lý khi họ

đạt đƣợc mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích tƣ lợi cá nhân. Điều này có
nghĩa là ngƣời quản lý giữ quyền kiêm nhiệm và trực tiếp điều hành sẽ có ảnh
hƣởng là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3. Lý thuyết các bên liên quan
Định nghĩa cơ bản của lý thuyết các bên liên quan là “Bất kỳ cá nhân hay
nhóm ngƣời có thể ảnh hƣởng đến hoặc bị ảnh hƣởng bởi khả năng hoàn
thành các mục tiêu đặt ra của tổ chức” (Freeman, 1984). Lý thuyết này đã mở
rộng đối tƣợng chịu ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng đến lợi ích của cơng ty,
khơng chỉ bị giới hạn ở chủ sở hữu, mà phải là toàn bộ ngƣời chịu rủi ro kinh
doanh của công ty.
Các bên liên quan có ảnh hƣởng nhất tới quản trị cơng ty có thể chia


×