Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu phong cách ứng xử hồ chí minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học kinh tế đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀO
VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: T2020 – 04 - 53

Chủ nhiệm đề tài

: ThS. Trịnh Quang Dũng

Đơn vị chủ trì

: Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Kinh tế

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀO
VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: T2020 – 04 - 53
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Quang Dũng
Đơn vị chủ trì: Khoa Lý luận chính trị – Trường Đại học Kinh tế

Xác nhận của Trường

Chủ nhiệm đề tài

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA:
STT

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

1

ThS. Trịnh Quang Dũng

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Lê Thị Ngọc Hoa


Thành viên, thư ký đề tài

2

2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
- Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................... 13
Chương 1: PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH ............................... 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 13
1.1.1 Khái niệm phong cách ..................................................................... 13
1.1.2 Khái niệm phong cách và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ............ 15
1.1.3 Khái niệm sinh viên, sinh viên trường Đại học kinh tế, Đại học Đà
Nẵng................................................................................................................. 17
1.2. Cơ sở hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ................................... 21
1.2.1. Cơ sở khách quan hình thành văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh..... 21
1.2.1.1. Cơ sở thực tiễn hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ....... 21
1.2.1.2. Cơ sở lý luận hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh .......... 27
1.2.2 Nhân tố chủ quan hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ....... 32
1.3 Một số đặc trưng trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ........................... 33
1.3.1 Hồ Chí Minh là người có phong cách ứng xử thành tâm, thật lịng .. 34
1.3.2. Chân tình, chu đáo, u thương, tôn trọng và quý mến con người .. 35
1.3.3. Phong cách ứng xử lịch lãm mà khiêm nhường, bình dị.................. 38
1.3.4. Phong cách ứng xử khoan dung, vị tha và độ lượng ........................ 42
1.3.5. Phong cách ứng xử linh hoạt và tinh tế ........................................... 46
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 48
Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN . 49
2.1 Một số khía cạnh đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học
kinh tế theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh .................................................. 49


2.2 Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học kinh tế - Đại học
Đà Nẵng hiện nay ............................................................................................. 53
2.2.1 Những ưu điểm trong văn hóa ứng xử Trường Đại học kinh tế - Đại
học Đà Nẵng .................................................................................................... 54
2.2.2. Những hạn chế trong văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ............................................................................... 63
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................... 68
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THEO
PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH .................................................. 74
3.1 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện
phong ............................................................................................................... 74
3.2 Một số giải pháp trong rèn luyện phong cách ứng xử cho sinh viên Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...................... 78
3.2.1 Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về rèn luyện đạo
đức, phong cách lối sống của sinh viên, thanh niên trong bối cảnh mới. ........... 78
3.2.2 Các giải pháp từ phía nhà trường ..................................................... 79
3.2.3 Các giải pháp từ phía sinh viên ........................................................ 90
3.2.4 Phối hợp giữa các môi trường giáo dục trong việc xây dựng văn hóa
ứng xử cho sinh viên ........................................................................................ 93
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1: Nhận xét của sinh viên về tầm quan trọng của việc xây dựng phong
cách ứng xử văn hoá cho sinh viên hiện nay. .................................................... 56
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà
trường............................................................................................................... 61
Bảng 3: Những hoạt động mà bạn tham gia xuất phát từ lý do gì? .................... 64
Bảng 4: Nhận xét của sinh viên về mức độ biểu hiện trong văn hoá ứng xử hàng
ngày của sinh viên ............................................................................................ 65


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh vào xây dựng văn
hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Mã số: T2020-04-53
- Chủ nhiệm đề tài: ThS Trịnh Quang Dũng
- Tổ chức chủ trì: Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Kinh tế
- Thời gian thực hiện: 12 tháng (1/1/2020 đến 31/12/2020)
2. Mục tiêu:
- Làm rõ khái niệm phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh
- Làm rõ cơ sở hình thành, những đặc điểm trong phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh
- Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của việc xây dựng văn hóa ứng xử của sinh
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

- Đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
3. Tính mới và sáng tạo: Vận dụng phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong giáo
dục, rèn luyện văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng
4. Kết quả nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm công cụ: Khái niệm văn hóa ứng xử, phong cách ứng
xử, các quan niệm về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
- Làm rõ cơ sở hình thành và một số nét đặc trưng của phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh.
- Tổng quan nghiên cứu về sinh viên trường Đại học kinh tế (phân tích thực
trạng, đánh giá nguyên nhân hạn chế trong phong cách ứng xử văn hóa của sinh viên,


các khía cạnh đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên theo phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh.
- Đề ra hệ thống các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên theo
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
Đề tài ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3
chương
5. Sản phẩm:
- Sản phẩm khoa học: 1 bài báo đăng tạp chí, đạt 0.5 điểm
- 1 bài báo đăng Hội thảo khoa học quốc gia
- 1 bản tồn văn + Tóm tắt
- 1 Sản phẩm ứng dụng
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
- Chuyển giao toàn bộ kết quả nghiên cứu cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng.
- Địa chỉ ứng dụng: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng


Ngày
Đơn vị chủ trì
(ký, họ và tên)

tháng

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

năm


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Research Ho Chi Minh’s behavioral style in training the cultural
behavior of the student in The University of economics – University of Da Nang
Code number: T2020-04-53
Coordinator: MSc Trinh Quang Dung
Implementing institution: The University of economics – University of Da Na
Duration: from

1/12/2020

to 31/12/2020

2. Objective(s):
+ Clarify the concept “Ho Chi Minh’s behavioral style”
+ Clarify characteristics in Ho Chi Minh’s behavioral sty
+ Research on students of The University of economics – University of Da Nang in

training the behavioral style
+ Propose plans about training the cultural behavior of the student in The University of
economics – University of Da Nang according to Ho Chi Minh’s behavioral style
3. Creativeness and innovativeness: Propose plans about training the cultural
behavior of the student in The University of economics – University of Da Nang
according to Ho Chi Minh’s behavioral style
4. Research results:
+ Analyzed and aggregated about the concept “Ho Chi Minh’s behavioral style”
+ Show about characteristics in Ho Chi Minh’s behavioral sty
+ Research on students of The University of economics – University of Da Nang in
training the behavioral style


+ Propose plans about training the cultural behavior of the student in The University of
economics – University of Da Nang according to Ho Chi Minh’s behavioral style
5. Products:
+ 01 articles publisded in scientific journals (0.5 point)
+ 01 articles publisded in national scientific conferences
+ Full text report and summary report
+ 01 text product application
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research
results:
- Transfer alternatives for The University of economics – University of Da Nang
- Applecation institutions: The University of economics – University of Da Nang


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài được Unessco vinh danh là anh hùng
giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Người không chỉ để lại
hệ thống tư tưởng lý luận đồ sộ làm tài sản vô cùng quý giá soi đường, chỉ lối
cho sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng;
Người còn là hiện thân của phong cách ứng xử văn hóa mang đậm bản sắc dân
tộc, kết tinh đỉnh cao của tinh hoa văn hóa nhân loại. Với Hồ Chí Minh, yêu
thương, quý mến, trân trọng con người ln là gốc, là nền tảng. Vì vậy, trong
ứng xử, Hồ Chí Minh ln thể hiện thái độ khiêm nhường, nhã nhẵn, lịch sự với
tình cảm chân tình, nồng hậu tự nhiên đối với tất cả mọi người, không phân biệt
đẳng cấp, sang hèn; ln cảm hóa, khoan dụng, độ lượng kể cả đối với những
người đã từng lầm đường lạc lối, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chính những
điều đó đã làm nên sức sống trường tồn của Hồ Chí Minh trong lịng dân tộc và
trong trái tim nhân loại, làm nên sự vĩ đại của Người.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể dân tộc ta đang bước vào
xu thế tồn cầu hóa. Do vậy, ngoài việc phát triển tiềm lực về kinh tế thì việc
khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam trước thế giới cũng là một
trong những chính sách lớn của Đảng. Trong q trình giao lưu hội nhập, ứng xử
văn hóa được xem là bước đầu tiên quyết định đến sự thành bại. Tuy nhiên, quá
trình tồn cầu hóa đã và đang trở thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, tác động
đến mọi gia đình và cá nhân. Mặt trái của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ
nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức
cách mạng. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến đến việc hình thành và
phát triển nhân cách, đạo đức của con người Việt Nam, nhất là đối với thanh
niên. Thanh niên Việt Nam, trong đó có sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của
xu thế này.


2


Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, là một trong những trường đại
học có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực Miền
Trung – Tây Nguyên và của cả nước. Sinh viên của nhà trường có chất lượng
đầu vào cao, có năng lực học tập và ý thức rèn luyện bản thân tốt, tích cực, sáng
tạo, năng động, nhiệt tình trong các hoạt động. Tuy nhiên, dưới sự tác động của
hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc xây
dựng lối ứng xử văn hóa cho sinh viên, một bộ phận sinh viên có những dấu
hiệu của sự xa rời lý tưởng, đạo đức truyền thống, quay lưng lại với những giá
trị của dân tộc, có những hành vi ứng xử văn hóa chưa đẹp, lời nói chưa hay cịn
tồn tại trong sinh viên,… Đặc biệt, những hình thức và nội dung xây dựng văn
hóa ứng xử cho sinh viên trong nhà trường cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả
cần thiết. Vấn đề xây dựng cho sinh viên có lối sống ứng xử văn hóa vì thế trở
thành một trong những khía cạnh quan trọng trong chiến lược đào tạo được nhà
trường đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, việc trở về và vận dụng phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh để xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng là một việc làm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, chúng tôi xin đề xuất đề tài “Nghiên cứu phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên
Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của nhóm
tác giả, nhằm mục đích làm rõ hơn phong cách ứng xử văn hóa của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa ứng xử
cho sinh viên Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều Nghị quyết, chỉ thị được ban hành đã tác động
sâu sắc đến xã hội, góp phần quan trọng vào việc định hướng văn hóa, giáo dục,
phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam mới thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Đặc biệt với sinh viên các trường đại học việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, các công



3

trình nghiên cứu việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của
sinh viên trong các nhà trường cũng ngày càng nhiều và đi vào thực chất, có giá
trị lý luận và thực tiễn.
Đề tài hướng vào việc nghiên cứu phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và vận dụng phong cách ấy vào xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh
viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Để thực hiện nhiệm vụ đề tài
này, nhóm tác giả đã sưu tầm, sử dụng, kế thừa những cơng trình nghiên cứu
trước đó. Trong hệ thống tài liệu tham khảo được sử dụng, có nhiều cơng trình
nghiên cứu về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, song q trình vận dụng
thực tiễn vào một đơn vị nghiên cứu cụ thể lại gặp rất nhiều khó khăn, thiếu
khơng ít những tài liệu.
Những cơng trình nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Trong hệ thống các tài liệu tham khảo về phong cách ứng xử của Hồ Chí
Minh có thể kế thừa, vận dụng và nghiên cứu, phát triển thêm các khía cạnh cụ
thể như sau:
Trong cuốn “Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc” của tác giả Mạch
Quang Thắng đã phân tích phong cách Hồ Chí Minh nói chung, đặc biệt có đề
cập đến những phẩm chất, đặc trưng trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Đó
là cách ứng xử thành tâm, thật lịng, u mến, tơn trọng q mến con người,
khoan dung, chủ động linh hoạt, ân cần, tế nhị, cởi mở, tự nhiên, bình dị, chan
hịa, ấm cúng, khiêm nhường, lịch lãm, bình tình đĩnh đạc…. tạo nên một bản
sắc riêng của Người.
Tác giả Bùi Đình Phong là người có nhiều cơng trình nghiên cứu về Hồ
Chí Minh nói chung và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng. Năm 2020,
tác giả Bùi Đình Phong xuất bản bộ sách Nghiên cứu Hồ Chí Minh – một số
cơng trình tuyển chọn. Bộ sách được chia làm 3 tập, trong đó tập 1 tác giả tập
trung nhiều vào việc làm rõ con đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên các lĩnh

vực tư tưởng, chính trị, tổ chức. Tập 2 là những chuyên luận về văn hóa, đạo
đức, xã hội. Tập 3 đi sâu làm rõ những vấn đề đổi mới, hội nhập và phát triển.


4

Với phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, được tác giả làm rất rõ trong tập 2,
những vấn đề về văn hóa, đạo đức xã hội. Trong tập này, tác giả phân tích nhiều
khía cạnh của phong cách ứng xử. Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác
giả khẳng định “phong cách Hồ Chí Minh chính là con người Hồ Chí Minh, bao
gồm trí tuệ, tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, phong thái, phong độ, phẩm cách, lề lối,
cung cách, cách thức thành nền nếp ổn định, tạo nên những giá trị thật, những
nét riêng biệt. Phong cách ấy là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa,
phát triển theo logic đi từ suy nghĩ (tư duy) đén hoạt động thực tiễn, và phong
cách sinh hoạt” [46, tr.219]. Tác giả phân tích phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
trên nhiều khía cạnh: tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử, sinh hoạt. Bên cạnh đó,
trong tập 2 bộ sách tác giả Bùi Đình Phong cũng đăng nhiều bài viết có giá trị tư
liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài: Văn hóa nói,
viết và làm [46, tr.158] làm rõ phong cách giao tiếp hàng ngày của Chủ tịch Hồ
Chí Minh; Trung thực – một giá trị văn hóa [46, tr.486] tác giả khẳng định phẩm
chất đặc biệt quan trọng trong ứng xử với người khác của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đó là sự trung thực, thật thà, trách nhiệm của bản thân với người khác.
Đối với việc rèn luyện bản thân, tác giả Bùi Đình Phong cũng có nhiều bài viết
được đăng trong tập số 2 này. Trong đó có thể nói đến: Hồ Chí Minh với cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân [46, tr.299]); Thực hành tiết kiệm theo Di
Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [46, tr.317]); Thực hành tiết kiệm, chống tham
ơ, lãng phí quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay [46,
tr.325]; Đạo đức và tài năng [46, tr.411], Hồ Chí Minh nói về trách nhiệm nêu
gương của người đứng đầu [46, tr.316]… Những bài viết trong bộ sách của tác
giả Bùi Đình Phong có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở khoa học, tư liệu nghiên cứu

để nhóm tác giả vận dụng, nghiên cứu sâu sắc hơn về phong cách ứng xử của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cuốn Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh của tác giả Đào Đình Tuấn
đã phân tích quan niệm và cơ sở hình thành phong cách ứng xử chính trị của Hồ


5

Chí Minh, qua đó tác giả có chỉ ra những đặc trưng và giá trị của phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh.
Tác gải Nguyễn Văn Khoan trong cuốn “Phong cách Hồ Chí Minh” đã
miêu tả phong cách ứng xử Hồ Chí Minh qua lời kể trực tiếp của những người
từng gặp Bác, tác giả đã đề cập đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh biểu hiện
qua cách suy nghĩ, đến tác phong làm việc, cách diễn đạt, ứng xử với các sự
kiện, các tầng lớp nhân dân của Hồ Chí Minh. Những câu truyện tác giả đề cập
đến là minh chứng sinh động, thiết thực và khách quan chứng minh cho phong
cách ứng xử đặc biệt của Người đối với nhân dân, với đồng bào.
Cũng theo cách kể lại những câu chuyện đời thường trong văn hóa ứng xử
của Hồ Chí Minh để từ đó xây dựng hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về
ứng xử, tác giả Phan Tuyết trong “Phong cách ứng xử của Bác Hồ” và “Phong
cách sinh hoạt” đã sưu tầm và tuyển chọn những câu chuyện đời thường về chủ
tịch Hồ Chí Minh, làm rõ những luận điểm lớn trong phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ có cách ứng xử văn hóa, đặc biệt dành
cho nhân dân, cho đồng bào, Người cịn có phong cách ứng xử thân thiện, gần
gũi và là người bạn chân thành với nhân dân quốc tế. Do đó, nhóm tác giả cho
rằng nghiên cứu phong cách ứng xử Hồ Chí Minh khơng thể thiếu những cơng
trình nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối với nhân dân và bạn bè
quốc tế. Trong số những tư liệu đó, tác giả Trần Ngọc Quân trong cuốn “Những
người bạn quốc tế của Bác Hồ” đã đưa ra cách nhìn nhận của người nước ngoài

về phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm
nên những nhận định về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trở nên khách quan,
đáng tin cậy hơn.
Tác giả David Ward với cuốn “Phong cách Hồ Chí Minh” được Vũ Thiên
Bình và nhà xuất bản Lao động dịch sang tiếng Việt, tác giả đã phân tích rất
nhiều những phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phong cách tư duy, phong
cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách quần chúng, diễn đạt, báo chí,


6

sinh hoạt… trong đó tác giả dành một chương để phân tích phong cách ứng xử
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong những năm 1977-1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh
niên ở Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên trong đó
đề cập đến vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử, định hướng lối sống của thanh niên.
Năm 1985, Viện nghiên cứu của Nhật Bản đã nghiên cứu thanh niên của 11
quốc gia với lứa tuổi từ 18 đến 24 tuổi. Tại Viện nghiên cứu xã hội của Châu Âu
đã nghiên cứu thanh niên từ 10 quốc gia châu Âu. Tất cả những cuộc nghiên cứu
này đều đề cập đến vấn đề định hướng lối sống và giáo dục cho văn hóa ứng xử
của thanh niên.
Nhìn chung, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh, nhóm tác giả nhận thấy rằng đây là cơ sở khoa học quan trọng bên
cạnh việc nghiên cứu trực tiếp từ Hồ Chí Minh tồn tập, Hồ Chí Minh biên niên
tiểu sử được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật in ấn và ban hành, sẽ tạo
điều kiện để nhóm tác giả nghiên cứu sâu sắc hơn những tư tưởng của Hồ Chí
Minh về phong cách ứng xử, qua đó hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Nhóm tác giả cho rằng, đây là những tài liệu tham khảo rất quan trọng, trong
q trình nghiên cứu khơng thể khơng có.
Những cơng trình nghiên cứu việc học tập phong cách ứng xử Hồ Chí

Minh của sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng nói riêng.
Nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn là nhiệm
vụ quan trọng của các nhà khoa học, bên cạnh việc làm rõ những ý nghĩa về lý
luận, khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh, cịn có nhiệm vụ đưa tư
tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống thực tiễn xã hội; đồng thời phải làm rõ sự vận
dụng, sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới. Theo
nhóm tác giả, đó là nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học trong giai đoạn
hiện nay. Bởi, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa và giá trị to lớn, thế hệ
sau cần phải hiểu được những giá trị đó, đồng thời đúc kết lại cho mình những


7

bài học, kinh nghiệm, những chỉ dẫn quan trọng từ tư tưởng Hồ Chí Minh. Với
lý do đó, nhóm tác giả xác định đề tài vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào rèn
luyện đời sống sinh viên hiện nay cũng nhằm mục đích như vậy.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả nhận thấy có nhiều những
chương trình, cơng trình nghiên cứu việc học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên, Đảng và Nhà nước cũng có nhiều những chỉ thị,
nghị quyết liên quan đến việc học tập này. Nhóm tác giả nhận thấy đây là cơ sở
rất khách quan, khoa học, quan trọng cho việc vận dụng vào sinh viên Trường
Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong bối cảnh chưa từng có cơng trình
nghiên cứu khoa học nào cụ thể về việc học tập này ở Trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng.
Năm 1987-1988, Ban lý luận giáo dục và giáo dục chuyên nghiệp thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu và điều tra về xu hướng nhân cách của sinh viên”. Đề
tài này đã chỉ ra những xu hướng nhân cách của sinh viên và việc xây dựng văn
hóa ứng xử là một biện pháp để hình thành nên nhân cách của sinh viên.
Năm 1991-1995, Đề tài cấp nhà nước, nghiên cứu về lối sống và mơi
trường, mã số KX.06-13, có nêu lên khái niệm ứng xử, lối sống, trong đó họ
nhấn mạnh lối sống như một phương thức ứng xử thực tế của con người trong

một môi trường nhất định.
Trong những năm gần đây, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu sâu hơn về
việc học tập phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói chung, với sinh viên nói riêng.
Trong tập 2 bộ sách Nghiên cứu Hồ Chí Minh – Một số cơng trình tuyển
chọn của tác giả Bùi Đình Phong đã dành rất nhiều thời lượng phân tích sự vận
dụng phong cách Hồ Chí Minh vào đời sống thực tiễn của xã hội. Tác giả phân
tích trong nhiều bài viết khác nhau: Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
“Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh” [46, tr.269]; trong việc rèn
luyện đạo đức và chống chủ nghĩa cá nhân, tác giả có bài viết “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân [46, tr.249];
rèn luyện tính trung thực, trách nhiệm theo phong cách Hồ Chí Minh có thể nói


8

đến bài viết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung
thực, trách nhiệm” [46, tr.256]; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm”, rèn luyện phẩm chất yêu thương
con người và gắn bó mật thiết với nhân dân, tác giả có bài viết “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân” [46, tr.262]
Tác giả Ngơ Văn Hà trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
vấn đề giáo dục đại học Việt Nam đã có nghiên cứu về việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng. Tác giả
làm rõ lý do và quá trình Đảng và Nhà nước vận dụng phong cách, tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong rèn luyện phẩm chất đạo đức cho sinh viên
các trường Đại học. Tác giả còn đưa ra hệ thống các giải pháp trong vận dụng để
việc học tập và rèn luyện đạo đức cho sinh viên các trường Đại học đạt hiệu quả
hơn; tác giả có chỉ ra những kết quả đạt được và một số bài học kinh nghiệm
trong rèn luyện đạo đức của sinh viên theo phong cách Hồ Chí Minh [11, tr.201]
Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cho đề tài

Từ việc tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả nhận
thấy các cơng trình trước đây đã có được nhiều giá trị khoa học làm cơ sở cho đề
tài nghiên cứu, cụ thể:
- Thứ nhất, Các cơng trình nghiên cứu đã làm rõ được khái niệm phong
cách, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, các cơng trình đã đề cập và phân tích được nguồn gốc hình
thành phong các ứng xử của Hồ Chí Minh.
- Thứ ba, các tác giả cũng khái quát được những đặc trưng, phẩm chất
riêng biệt của Hồ Chí Minh trong ứng xử.
- Thứ tư, các tác giả cũng định hướng việc học tập phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh đối với sinh viên hiện nay.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề chưa được làm sâu sắc, theo nhóm tác
giả cần phải bổ sung, làm rõ hơn, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Các vấn đề đặt ra
cho nhóm tác giả nghiên cứu, cụ thể đó là:


9

+ Cần làm rõ và thống nhất khái niệm “phong cách ứng xử Hồ Chí Minh”
và chỉ rõ các điều kiện khách quan, chủ quan tạo nên phong cách ứng xử của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Cần làm rõ nội dung những phẩm chất, những đặc điểm trong phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh. Trong đó, nhóm tác giả cho rằng cần làm rõ hơn nữa
những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp, nguyên tắc rèn
luyện phong cách ứng xử cho sinh viên, thanh niên.
+ Làm rõ việc vận dụng phong cách ứng xử cho sinh viên nói chung, sinh
viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nói riêng. Trong đó nhóm tác
giả cho rằng, cần làm rõ lý do, tính tất yếu vì sao phải vận dụng phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh cho sinh viên; đặc biệt, phải chỉ ra những phẩm chất cần có cho
sinh viên sau khi vận dụng; trên cơ sở đó cần phải chỉ rõ các biện pháp, nguyên

tắc vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên trong bối cảnh hiện
nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu đề tài:
- Làm rõ phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh và vận dụng phong cách
ứng xử của Hồ Chí Minh vào việc rèn luyện văn hóa ứng xử cho sinh viên
Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
3.2 Nhiệm vụ đề tài
- Làm rõ phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh
- Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của việc xây dựng văn hóa ứng xử của
sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng dựa trên phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu:


10

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên hệ chính quy học tập tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng,
Thời gian nghiên cứu từ 2013 – 2019 và định hướng các giải pháp xây
dựng văn hóa ứng xử của sinh viên tầm nhìn đến 2025


11


5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cách tiếp cận:
Nghiên cứu lý thuyết tổng quan, tổng hợp các tài liệu, phân tích các vấn đề
liên quan đến văn hóa ứng xử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chung: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan
điểm của Đảng về chiến lược giáo dục, đào tạo sinh viên trong thời kỳ hội nhập
quốc tế.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp logic – lịch sử: nghiên cứu tư tưởng và phong cách ứng
xử của Hồ Chí Minh biểu hiện trong các giai đoạn lịch sử, tiếp đến đúc rút
những đặc điểm chung về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra
những nguyên tắc, đặc điểm chung nhất trong phong cách ứng xử mà Hồ Chí
Minh biểu hiện ở mọi giai đoạn lịch sử
+ Phương pháp tổng hợp: nhóm tác giả sử dụng trong việc nghiên cứu các
cơng trình trước đây về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, đặc biệt từ trong bộ
Hồ Chí Minh tồn tập và Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. Nhóm tác giả lấy dẫn
chứng từ những tài liệu này để rút ra những luận điểm của Hồ Chí Minh về
phong cách ứng xử. Đồng thời, qua những tài liệu đã có trước đây để làm minh
chứng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống của Người.
Trên cơ sở các chứng cứ đó, nhóm tác giả sẽ tổng hợp, đúc kết thành các luận
điểm, những phẩm chất cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
+ Phương pháp phân tích: dựa trên những luận điểm, luận cứ, minh
chứng, dẫn chứng, nhóm tác giả sẽ phân tích về cơ sở hình thành, những phẩm
chất cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh; nhóm tác giả cịn sử dụng
phương pháp này sau khi phát phiếu khảo sát sinh viên Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Đà Nẵng để rút ra những đặc điểm trong phong cách ứng xử, cũng như
những biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên nhà trường.



12

+ Phương pháp điều tra xã hội học: được nhóm tác giả sử dụng trong việc
phát phiếu, lấy số liệu từ sinh viên trường Đại học kinh tế trong văn hóa ứng xử.
Nhóm tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra, với 16 câu hỏi, số lượng phát
ra 400 phiếu, thu về 320 phiếu, trên cơ sở đó, nhóm tác giả phân tích, chỉ ra xu
hướng, những phẩm chất chung trong ứng xử của sinh viên Trường Đại học
Kinh tế, từ đó đề xuất các giải pháp.
6. Tác động và lợi ích của đề tài
- Đề tài cung cấp những luận cứ khoa học trong việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các chương trình giáo dục và chương trình hành động cho phù hợp với
yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng văn hóa ứng xử
cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong thời gian tới.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động giảng dạy và học
tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu đề tài:
Ngồi Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương,
7 tiết.


13

NỘI DUNG
Chương 1: PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm phong cách
Khái niệm “phong cách” trong tiếng Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng
latinh là stylus và riếng Hy Lạp là Stylos. Theo từ điển Tiếng Việt, “phong cách”
được hiểu trên ba nội dung cơ bản: “1 – Nghĩa về: những lề lối, cung cách sinh
hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp

người nào đó; 2 – Nghĩa là về phong cách ngơn ngữ được sử dụng trong những
yêu cầu chức năng điển hình; 3 – Nghĩa là phong cách nghệ thuật có tính hệ
thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện” [72, tr.771]. Trong quan điểm này,
cách hiểu phong cách đầu tiên là theo nghĩa rộng, bao quát tất cả các mặt hoạt
động của con người, còn hai cách hiểu sau là được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ rõ
những biểu hiện trong nghệ thuật.
Theo từ điển triết học “phong cách” được nhìn nhận trên khía cạnh phạm
trù của nghệ thuật. Theo đó, “phong cách là sự đồng nhất ổn định, đã được hình
thành trong lịch sử, của một hệ thống hình tượng, của những phương tiện và thủ
pháp biểu cảm trong nghệ thuật, được quyết định bởi sự thống nhất về nội dung
tư tưởng – thẩm mỹ và lịch sử - xã hội. Sự thống nhất đó đạt được trên cơ sở
một phương pháp sáng tác nhất định” [59, tr.449].
Phong cách và tác phong là hai khái niệm thường đi với nhau, nhưng cũng
giữa hai thuật ngữ này cũng có những nét khác nhau. Theo cuốn “Tài liệu sinh
hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2018” của Ban Tun giáo Trung
ương có giải thích: “Phong cách và tác phong là hai khái niệm thường đi đôi với
nhau. Phong cách hàm nghĩa rộng hơn, thể hiện những cung cách, cách thức
hành xử của một người hay một nhóm người, được thể hiện nhất quán trong lao
động, học tập, sinh hoạt, tạo nên cái riêng của họ, phân biệt họ với những người
khác. Phong cách hình thành trên cơ sở những yếu tố về tư tưởng, đạo đức, lối


14

sống, tài năng, sở trường, khí chất… Tác phong hàm nghĩa cụ thể hơn so với
phong cách” [2, tr.1].
Tác giả Mạch Quang Thắng trong cuốn Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân
tộc đã định nghĩa về phong cách. Theo tác giả “phong cách là cái riêng, cái độc
đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc một lớp
người được thể hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống” [58, tr.80]

Dựa trên những quan niệm trên đây, có thể thấy phong cách được hiểu
theo hai khía cạnh: nghĩa rộng là mọi mặt của đời sống con người và nghĩa hẹp
biểu hiện trên phạm vi nghệ thuật. Trên cơ sở mục đích và phạm vi nghiên cứu
của đề tài, nhóm tác giả xác định phong cách được dùng với nghĩa rộng tác
phong trong mọi mặt của đời sống xã hội và có thể hiểu đưa ra một khái niệm
chung nhất: Phong cách là thuật ngữ dùng để chỉ những lề lối, cung cách, cách
thức hành xử của một người hoặc nhóm người được biểu hiện nhất quán trong
quá trình lao động, học tập, sinh hoạt, tạo nên nét riêng biệt của họ, phân biệt
họ với những người khác.
Từ khái niệm này, có thể chú ý đến các vấn đề sau đây:
Phong cách không ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành và phát triển
trong q hoạt động thực tiễn của một người hoặc một nhóm người, đặc biệt
thơng qua q trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi và phát triển qua quá
trình hoạt động thực tiễn của con người.
Phong cách là cơ sở để phân biệt giữa người này với người khác, nhóm
người này với nhóm người khác, tạo ra những dấu ấn riêng biệt của họ.
Phong cách luôn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của hoàn cảnh, điều kiện
sống, của truyền thống dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán… của một cộng
đồng nhất định. Con người có thể chịu sự tác động của điều kiện, hồn cảnh
sống từ đó định hình phong cách, nhưng con người cũng có thể định hình được
một phong cách khác với hồn cảnh. Chính với những đặc điểm đó, khi tìm hiểu
về phong cách của một cá nhân, ta cần đặt vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ
thể, và dựa vào quá trình hoạt động của các cá nhân đó trong thực tiễn.


15

1.1.2 Khái niệm phong cách và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa kiệt suất, anh hùng giải phóng dân tộc,
là người có phong cách đặc biệt, nhất quán, khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, thể

hiện ở nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau. Phong cách Hồ Chí Minh được
hình thành từ quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như quá trình sinh
hoạt, làm việc của Người, tạo nên những nét đặc sắc riêng có của Hồ Chí Minh,
làm cơ sở phân biệt giữa Hồ Chí Minh với những nhà lãnh tụ khác. Những
phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các hoạt động tác phong
giao tiếp, sinh hoạt của Người. Theo tác giả Mạch Quang Thắng “những người
chứng kiến được những phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể đã qua
đời, nhưng thế hệ sau này muốn tìm hiểu phương pháp cũng như phong cách của
Người chỉ có thể thơng qua những câu chuyện kể (hồi tưởng) của những người
từng sống và hoạt động với Người, qua các hiện vật lịch sử “biết nói” qua cái bài
nói, bài viết mà Người để lại” [58, tr.109 ]
Trước Đại hội VII, Đảng ta hay dùng khái niệm “tác phong” để nói về
“tác phong Hồ Chí Minh”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm
việc và phong cách cơng tác Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, Đảng ta dùng từ
“phong cách” thay thế từ “tác phong” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán
bộ, đảng viên và Nhân dân những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [6, tr.120]. Phong cách Hồ
Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống và hoạt động của
Người, có thể hiểu đó là những đặc trưng, mang đậm dấu ấn của Người, gắn liền
với tư tưởng, đạo đức của Người, thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ
lỗi lạc, đạo đức trong sáng nhân văn. Hồ Chí Minh mang phong cách của một vĩ
nhân, một nhà văn hóa lớn, một chiến sĩ cộng sản kiên trung.
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở nhiều lĩnh vực của đời sống và
hoạt động cách mạng của Người, một trong những phong cách tiêu biểu của Hồ
Chí Minh, đó là phong cách ứng xử.


×