Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.1 KB, 119 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

VĂN THANH CƯỜNG

HOÀN THIỆN HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ðAK LAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ðà Nẵng – Năm 2019


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

VĂN THANH CƯỜNG

HOÀN THIỆN HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ðAK LAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

ðà Nẵng – Năm 2019



LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận văn
Văn Thanh Cường


MỤC LỤC
MỞ ðẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Mục tiêu của ñề tài..................................................................................2
3. ðối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu............................5
6. Bố cục của luận văn................................................................................5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................12
1.1. HOẠT ðỘNG CHO VAY ðỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................12
1.1.1. Hoạt ñộng cho vay của ngân hàng thương mại .............................12
1.1.2. Khái niệm và ñặc ñiểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh.18
1.2. KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN KINH DOANH ................................................................................21
1.2.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng cho vay cá nhân kinh doanh ......21
1.2.2. Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của
ngân hàng thương mại .........................................................................................27

1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh ...................................................................33
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
BẮC ðĂK LĂK .................................................................................................41
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV - CHI NHÁNH BẮC ðAK LAK......................41
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt
Nam......................................................................................................................41
2.1.2. Khái quát về NHTMCP ðầu tư và Phát triển – CN Bắc ðak Lăk
………………………………………………………………………………..42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP ðầu tư và phát triển Việt
nam – Chi nhánh Bắc ðak lak.............................................................................44
2.1.4. Tình hình chung về hoạt ñộng kinh doanh chủ yếu.......................47
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV
BẮC ðAK LAK ..................................................................................................49
2.2.1. Khái quát về hoạt ñộng cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV –
Bắc ðăk Lăk ........................................................................................................49
2.2.2. Tổ chức bộ máy và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
khách hàng cá nhân kinh doanh ..........................................................................53
2.2.3. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động kiểm sốt RRTD
trong cho vay cá nhân kinh doanh Chi nhánh ....................................................60
2.2.4. Kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân kinh

doanh tại BIDV Bắc ðăk Lăk .............................................................................70
2.3. ðÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ðỘNG KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV
– CN BẮC ðAK LAK ........................................................................................73


2.3.1. Những mặt thành công ...................................................................73
2.3.2 Hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế.....................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................79
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN HOẠT ðỘNG
KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH BẮC ðĂK LĂK ..........................................................80
3.1. CĂN CỨ ðỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ......................................................80
3.1.1. ðịnh hướng phát triển của BIDV ñến 2020...................................80
3.1.2. ðịnh hướng chung về hoạt ñộng kinh doanh của Chi nhánh BIDV
Bắc ðắk Lắk ........................................................................................................81
3.1.3. ðịnh hướng hoạt ñộng cho vay cá nhân kinh doanh của Chi nhánh
………………………………………………………………………………..82
3.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN - CHI NHÁNH BẮC ðĂK LĂK.........................................................83
3.2.1. Hồn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo định hướng nâng
cao tính hệ thống và tính khoa học ....................................................................83
3.2.2. Chấp hành nghiêm túc, nâng cao chất lượng các hoạt ñộng nghiệp
vụ theo quy trình tạo điều kiện sàng lọc khách hàng, ngăn ngừa, giảm thiểu và
chuyển giao rủi ro ................................................................................................86
3.2.3. Quản lý tốt cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh...................................................................................................88
3.2.4. Nỗ lực ñiều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay cá nhân kinh doanh
theo ñịnh hướng đa dạng hóa ..............................................................................93

3.2.5. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, giám sát tín dụng ...........95
3.2.6. Hồn thiện cơng tác Xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện tốt việc
phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD..........................................................98


3.2.7. Chú trọng hơn nữa công tác nhân sự và hồn thiện cơ chế động lực
………………………………………………………………………………101
3.3. KHUYẾN NGHỊ ðỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM ..........................................................................................104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................107
KẾT LUẬN.......................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý Nghĩa

CN

Chi nhánh

NH

Ngân hàng

KH


Khách hàng

TD

Tin dụng

BIDV

Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

PGD

Phịng giao dịch

TCTD

Tổ chức tín dụng


QHKH

Quan hệ khách hàng

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

DPRR

Dự phịng rủi ro

XHTD

Xếp hạng tín dụng

BCTC

Báo cáo tài chính

QLRR

Quản lý rủi ro


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng

Trang

2.1.

Tình hình cho vay 3 năm 2016-2018

47

2.2.

Kết quả hoạt ñộng nhận tiền gửi 3 năm 2016 - 2018

48

2.3.

Chênh lệch thu chi 3 năm 2016-2018

49

2.4.
2.5.

Một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả hoạt ñộng cho vay cá
nhân kinh doanh 3 năm 2016 - 2018
Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh


52
71

2.6.

Tỷ lệ nợ xấu và cơ cấu nợ xấu qua các năm

71

2.7.

Tình hình trích lập dự phịng rủi ro cụ thể

72

DANH MỤC SƠ ðỒ
Số hiệu

Tên sơ ñồ

sơ ñồ
1.1.

Cơ cấu tổ chức của BIDV Việt Nam - Chi nhánh Bắc
ðắkLắk

Trang
44



1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ðịnh hướng ngân hàng bán lẻ là xu hướng chung và tất yếu của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam, phù hợp với xu hướng chung của các ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ ñối tượng khách hàng cá nhân và
hộ kinh doanh nhỏ, ñảm bảo cho các ngân hàng cung ứng dịch vụ chất lượng
cao cho khách hàng, ñịnh hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu,
giúp ngân hàng ñạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Xu hướng bán lẻ nói trên cũng trở thành địnhhướng chiến lược của
Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng
chuyển mạnh từ bán bn với doanh nghiệp sang bán lẻ với cá nhân.
ðắk Lắk là một tỉnh khu vực Tây Ngun có vị trí địa lý thuận lợi cho
phát triển kinh tế cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây
trồng khác. Hoạt động trên địa bàn sơi động với những hoạt động tín dụng
bán lẻ, BIDV Bắc ðắk Lắk có dư nợ tín dụng bán lẻ ngày càng tăng, tỉ trọng
cho vay cá nhân kinh doanh ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, hoạt ñộng cho vay cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh cũng
đang đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc khách quan và những hạn chế
chủ quan. Do mức ñộ cạnh tranh cao khi phải hoạt ñộng trong môi trường có
nhiều Tổ chức tín dụng cạnh tranh, nên Chi nhánh trước áp lực gia tăng quy
mô, mở rộng thị phần khơng tránh khỏi làm gia tăng mức độ khơng chắc chắn
trong hoạt động tín dụng. Về mặt khách quan, tình hình kinh tế khơng ổn
định, hoạt động cho vay phụ thuọc nhiều vào biến động của thị trường nơng
sản, các loại cây chủ lực có nguy cơ giảm giá hoặc sâu bệnh nên bên cạnh
thúc ñẩy tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh, cần nghiên cứu triển
khai các biện pháp khả thi, hiệu quả nhằm kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay cá nhân kinh doanh phù hợp với các mục tiêu mà BIDV nói chung và



2

BIDV Bắc ðắk Lắk nói riêng đã hoạch định.
Ngồi ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu, tồn tại những khoảng
trống nghiên cứu. Nhu cầu nghiên cứu về những khoảng trống nói trên là
điểm xuất phát của đề tài luận văn mà học viên lựa chọn. Mặt khác, tại Chi
nhánh BIDV - Bắc ðăk Lak trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây vẫn
chưa có cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố trùng lặp với đề tài mà học
viên lựa chọn.
Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện hoạt động kiểm sốt rủi
ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP ðầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc ðắk Lắk” làm ñề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng qt của ñề tài là ñề xuất các khuyến nghị có căn cứ
khoa học và thực tiễn nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Bắc ðak lak, ñạt ñược các mục tiêu phù hợp với chiến
lược và kế hoạch kinh doanh trong giai ñoạn sắp tới của Chi nhánh ngân hàng
này.
ðể hồn thành được mục tiêu nghiên cứu đó, ñề tài phải giải quyết
những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân kinh doanh tại NHTMCP ðầu tư và Phát triển VN –
Chi nhánh Bắc ðak Lak
- ðề xuất các khuyến nghị nhằm hồn thiện hoạt động kiẻm sốt rủi ro
tín dụng tại Chi nhánh nghiên cứu.



3

Câu hỏi nghiên cứu:
- Nội dung của hoạt ñộng kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại là gì?
- Tiêu chí đánh giá cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh của NHTM là gì?
- Thực trạng kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh
doanh của Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Bắc ðak
lak ñã diễn ra như thế nào? Những vấn ñề nào cần ñược khắc phục, giải
quyết?
- Những khuyến nghị gì cần ñược đề xuất để hồn thiện cơng tác kiểm
sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại NHTMCP ðầu tư và
PT Việt Nam – CN Bắc ðak Lak?
3. ðối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. ðối tượng nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ðầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc ðak lak
Về ñối tượng nghiên cứu cụ thể:
+ Phòng Khách hàng cá nhân và các Phòng giao dịch trực thuộc, Phịng
Quản trị tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng
+ Khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại BIDV Bắc ðak Lak.
+ Các cán bộ Quản lý khách hàng phụ trách cho vay ñối tượng khách
hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Bắc ðak Lak.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Cách tiếp cận của ñề tài là nghiên cứu hoạt ñộng quản trị rủi ro tín dụng
theo lý thuyết quản trị rủi ro. Theo đó, q trình quản trị rủi ro bao gồm 4 nội

dung: nhận diện, đánh giá, kiểm sốt, tài trợ rủi ro. ðề tài chỉ tập trung nghiên


4

cứu nội dung kiểm sốt rủi ro.
- Về khơng gian: ñề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn hoạt động
kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
ðầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc ðăk Lăk.
- Về thời gian: các dữ liệu ñược sử dụng ñể phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng chỉ tập trung trong giai đoạn 3 năm
từ năm 2016 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong q trình nghiên cứu đó là:
a. Các phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so
sánh, đối chiếu, hệ thống hóa được áp dụng trong việc hệ thống hóa và xây
dựng cơ sở lý luận, phân tích các thơng tin định tính và nghiên cứu ñề xuất
các khuyến nghị.
b. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tế q trình hoạt động của bộ phận tín dụng, các bộ phận
và nhân viên liên quan trong quy trình nghiệp vụ để rút được những nhận định
về ưu điểm, hạn chế trong q trình kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh tại BIDV Bắc ðăk Lak
c. Phương pháp phân tích thống kê
Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm : số bình
qn, số tương đối, phân tích sự biến ñộng theo thời gian ñược vận dụng ñể
phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay cá nhân kinh doanh trên ñịa bàn hoạt ñộng của BIDV Bắc ðak Lak trong
thời gian qua.
d. Phương pháp phỏng vấn nhanh: Vận dụng trong phỏng vấn nhanh

một số ñối tượng khách hàng cá nhân kinh doanh được lựa chọn điển hình
nhằm khảo sát ý kiến về chất lượng dịch vụ và những ñề xuất kiến nghị liên


5

quan ñến dịch vụ cho vay cá nâhn kinh doanh của Chi nhánh.
e. Phương pháp tham vấn chuyên gia
ðề tài dự ñịnh tham vấn chuyên gia là CB Quản lý khách hàng, quản trị
tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng nhằm tổng hợp các ý kiến, làm cơ sở cho
việc ñề xuất các khuyến nghị .
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
ðề tài đã góp phần hệ thống hóa và phân tích làm rõ các vấn đề lý luận
về kiểm sốt rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận quản trị rủi ro ñối với một
trường hợp cụ thể là rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh.
Ngồi ra, các phân tích thực trạng về hoạt động kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh cũng như các ñề xuất khuyến nghị áp
dụng tại một Chi nhánh Ngân hàng có tính ñặc thù cũng cung cấp một trường
hợp nghiên cứu ñiển hình bổ sung cho các dữ liệu của nghiên cứu học thuật.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
ðề tài sẽ có những phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các
khuyến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với bối
cảnh cụ thể của Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bắc ðak Lak . Các khuyến nghị này nếu được áp dụng sẽ góp phần hồn thiện
cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại của
Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc ðak Lak.
6. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn ñược chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng trong

cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt ñộng kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam


6

– Chi nhánh Bắc ðak Lak.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hồn thiện hoạt động kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc ðak Lak
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1. Các bài báo khoa học theo quy ñịnh
(1) Lê Thị Hạnh (2017), Kiểm sốt rủi ro tín dụng theo Basel II tại các
NHTM Việt nam, Tạp chí Tài chính tháng 01/2017
Bài báo giới thiệu về Basel II và khảo sát, ñánh giá q trình áp dụng
Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NH Việt nam.
Những kết quả ñạt ñược theo tác giả là: nâng tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu
(CAR); phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro; vận dụng chỉ tiêu đo lường
năng lực thanh khoản; kiểm soát chặt nợ xấu...
Bài báo cũng chỉ ra một số hạn chế như: quy trình cấp tín dụng; hệ
thống đo lường rủi ro tín dụng chưa đạt chuẩn. Theo đó, bài báo phân tích
ngun nhân của hạn chế và ñề xuất một số khuyến nghị.
Vận dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là một
trong những mục tiêu phấn ñấu của các NHTM Việt nam. Vì vậy, bài báo
cung cấp những gợi ý có ý nghĩa cho luận văn của học viên. Tuy nhiên nhiều
vấn ñề bài báo ñề cập vượt quá thẩm quyền của một Chi nhánh.
(1) Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thuý
Quỳnh (2017), Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại,
Tạp chí Tài chính, số tháng 12/2017.

Bài báo có cách tiếp cận về quản trị rủi ro tín dụng theo truyền thống.
Theo đó, đồng nhất rủi ro tín dụng với tổn thất tín dụng và mục tiêu của quản
trị rủi ro tín dụng là hạn chế tổn thất.
Nội dung trong tâm của bài báo chủ yếu ñề cập các vấn đề có tính lý


7

luận về nguyên nhân và hệ quả của rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá rủi
ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa khi rủi ro tin dụng chưa phát sinh tổn
thất, cũng như các biện pháp xử lý khi có tổn thất do rủi ro tín dụng phát sinh.
Bài báo cũng ñề cập ñến các quy ñịnh liên quan đến phịng ngừa rủi ro tín
dụng tại Việt Nam.
(2). Bùi ðức Giang (2017), “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tín dụng
theo quy định mới”, Tạp chí Ngân hàng số 22, tháng 11/2017
Nội dung trọng tâm của bài báo tập trung phân tích cách tiếp cận của
Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 (Bộ luật dân sự) và Thông
tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy
ñịnh về hoạt ñộng cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi đối với khách hàng. Theo đó, cần phân biệt hai tư cách giao kết hợp
đồng tín dụng là cá nhân và pháp nhân. Tác giả bài báo cho rằng “Các quy
ñịnh pháp luật về việc xác ñịnh chủ thể giao kết hợp ñồng vẫn còn chưa thực
sự rõ ràng và vẫn ñặt ra khơng ít khó khăn trong thực tế, bao gồm cả trong
quan hệ tín dụng”.Từ đó, bài báo đề xuất mốt số khuyến nghị nhằm xác ñịnh
ñúng ñắn chủ tểh giao kết hợp đồng tín dụng theo quy định pháp lý, bảo ñảm
xử lý ñúng ñắn các rủi ro phát sinh.
Bài báo là một cách tiếp cận dưới góc độ pháp lý và chỉ giới hạn trong
giaop kết hợp ñồng tín dụng giữa ngân hàng với các cá nhân và pháp nhân.
(3) Nguyễn Thị Gấm (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp Chí Ngân hàng số 17, tháng 9/2017

Bài báo cho rằng nhiều nghiên cứu trước ñây ñã bằng phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm ñã kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong các NHTM. Mục đích chính của Bài báo là phát triển và kiểm
chứng các nghiên cứu trước đây và căn cứ tình hình thực tiễn hoạt động kinh
doanh tín dụng của các NHTM Việt nam của nền kinh tế Việt Nam ñể ñưa ra


8

các nhân tố ñánh giá và kiểm tra sự tác động của các nhân tố đó đến rủi ro tín
dụng.
Bài báo cung cấp những hiểu biết hữu ích và đáng tin cậy về các nhân
tố ảnh hưởng ñến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt nam và qua đó có ý
nghĩa thực tiễn trong việc thiết kế các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng phù
hợp với mơi trường hoạt ñộng của các NHTM Việt Nam.
(4) Vũ Mai Chi, Trần Anh Quý (2018), “Tình hình xử lý nợ xấu ở Việt
nam qua các giai ñoạn - Các vấn ñề cần quan tâm và khuyến nghị”, Tạp chí
Ngân hàng số 21, tháng 11/2018.
Bài báo sử dụng các dữ liệu về nợ xấu và tình hình xử lý nợ xấu qua
các giai ñoạn của hệ thống ngân hàng Việt nam nhằm phân tích để chỉ rõ các
xu hướng, nhận diện các vấn ñề tồn tại và khuyến nghị phương hướng giải
quyết.
Bài báo cung cấp một cái nhìn tổng quan về nợ xấu và xử lý nợ xấu.
Những phân tích về những vấn ñề ñặt ra cũng như các khuyến nghị có giá trị
thực tiễn nhất định.Mỗi một ngân hàng tùy theo điều kiện cụ thể của mình có
thể có những vận dụng phù hợp.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của bài báo là cách tiếp cận nặng về vĩ mơ.
(5) Hồng Hải Yến (2019), “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao
kết hợp đồng tín dụng – từ quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 ñến pháp luật
về hợp ñồng cho vay của các Tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, số 1,

tháng 1/2019.
Lý thuyết thơng tin bất đối xứng đã chỉ ra ngun nhân có tính bản chất
của rủi ro tín dụng trong quan hệ cấp tín dụng của NHTM cho các khách hàng
là tình trạng bất đối xứng về thông tin giữa một bên là NH – với tư cách là
người cho vay – và một bên là khách hàng vay vốn. Vì vậy, hoạt động kiểm
sốt rủi ro tín dụng có nhân tố quyết định chất lượng là vấn đề thơng tin.


9

Một trong những giải pháp giúp giảm thiểu hậu quả của tình trạng
thơng tin bất đối xứng gây ra rủi ro tín dụng chính là vấn đề tìm kiếm thơng
tin về đối tác vay vốn thơng qua các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng tín
dụng. Bài báo tiếp cận vấn đề dưới góc độ pháp lý nhằm chỉ ra nghĩa vụ cung
cấp thơng tin của bên vay và điều này phải là một thành tố cơ bản của giao kết
hợp đồng tín dụng mà NH cần phải triển khai như một cơng cụ để kiểm sốt
rủi ro tín dụng.
Các tạp chí: Kinh tế phát triển, Phát triển Kinh tế, Khoa học và Công
nghệ, Khoa học kinh tế, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 khơng tìm thấy bài viết
liên quan trực tiếp ñến ñến ñề tài nghiên cứu.
7.2. Các ñề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ tại ðại học ðà Nẵng trong
những năm gần ñây
(1) Phan Thị Thảo Uyên (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố
ðà Nẵng”
Cách tiếp cận của luận văn là nghiên cứu tồn bộ vấn đề quản trị rủi ro
tín dụng tại một Chi nhánh. ðề tài cũng được bố cục theo hướng xây dựng cơ
sở lý luận, từ đó trên cơ sở phân tích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại
Agribank ðà Nẵng, tác giả đã tổng kết ñược thành tựu và tồn tại cũng như
nguyên nhân của những tồn tại đó. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn

chế rủi ro tín dụng chú trọng vào những nội dung trong phạm vi chi nhánh
có thể thực hiện được. Nộidung của luận văn có thể là một tham khảo hữu ích
khi cung cấp cái nhìn tổng qt về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đề cập chưa theo sát với lý thuyết về
quản trị rủi ro.
(2) Trần thị Hiền Uyên (2018), “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt


10

Nam - Chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn, ðà Nẵng”
ðề tài luận văn tập trung vào hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng. Khái
niệm kiểm sốt rủi ro tín dụng ñược tiếp cận theo lý thuyết quản trị rủi ro.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm sốt rủi ro tín dụng. Trên cơ
sở các dữ kiện thực tế để phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sốt rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh NH mà tác giả nghiên cứu và ñề xuất một số giải pháp
hồn thiện hoạt động kiểm sốt rúi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
tại Chi nhánh NH nghiên cứu.
ðề tài nghiên cứu về hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tức cho vay kinh doanh cũng có rất nhiều điểm tương đồng với
cho vay cá nhân kinh doanh.
(4) Nguyễn ðức Diễm My (2018), “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,
chi nhánh tỉnh Quảng Nam”
ðề tài luận văn của học viên Nguyễn ðức Diễm My có chủ đề nghiên
cứu giống với ñề tài mà học viên lựa chọn chỉ khác biệt về đơn vị nghiên cứu.
Vì vậy, có nhiều nội dung mà học viên có thể nghiên cứu tham khảo.
Luận văn đã tiếp cận nội dung kiểm sốt rủi ro theo lý thuyết quản trị
rủi ro tổng quát và phân tích thực trạng vận dụng các cơng cụ kiểm sốt rủi ro

tn dụng tại Chi nhánh.
Tuy nhiên, khi đề xuất giải pháp, luận văn chưa thực sự tập trung vào
từng cơng cụ kiểm sốt rủi ro tín dụng.
(5) Nguyễn Thị Như Phương (2019), “Hồn thiện hoạt động kiểm sốt
rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất - kinh doanh nông nghiệp tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Phú Yên”
ðề tài luận văn của học viên Nguyễn Thị Như Phương cũng ñề cập cùng


11

chủ đề về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. Tuy
nhiên, tác giả chỉ tập trung vào ñối tương cá nhân sản xuất – kinh doanh nơng
nghiệp.
ðể giải quyết vấn đề, Luận văn đã ñi vào ñặc thù của hoạt ñộng cho vay
sản xuất- kinh doanh nơng nghiệp. Qua đó,đi sâu phân tích tác ñộng của những
ñặc thù này lên hoạt ñộng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
sản xuất - kinh doanh nơng nghiệp.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy khoảng trống
nghiên cứu mà ñề tài của học viên sẽ ñáp ứng là:
- Về nội dung, cần xem xét một cách nhất quán hơn cách tiếp cận hoạt
động kiểm sốt rủi ro theo những cơng cụ đã được đề cập về lý thuyết.
- Về khơng gian nghiên cứu: Chưa có nghiên cứu về cùng chủ ñề tại
BIDV – Chi nhánh Bắc Daklak.
- Về thời gian: Các nghiên cứu vẫn chưa cập nhật dữ liệu ñến thời ñiểm
hiện nay.


12


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ðỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ðỘNG CHO VAY ðỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Hoạt ñộng cho vay của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12), định nghĩa hoạt động Cấp
tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trong đó:
- Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất ñịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả
gốc và lãi.
- Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên
mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải
thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hố, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và
hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.



13

- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi
các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước
khi đến hạn thanh tốn.
- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác ñã ñược chiết khấu trước khi ñến hạn thanh tốn.
- Hoạt động cho th tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn
trên cơ sở hợp đồng cho th tài chính và phải có một trong các ñiều kiện sau
ñây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp ñồng, bên thuê ñược nhận
chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của
hai bên;
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp ñồng, bên thuê ñược quyền
ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của
tài sản cho thuê tại thời ñiểm mua lại;
+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần
thiết ñể khấu hao tài sản cho th đó;
+ Tổng số tiền th một tài sản quy định tại hợp đồng cho th tài
chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời ñiểm ký hợp ñồng.
- Cho vay
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Bao thanh tốn
- Cho th tài chính
- Bảo lãnh
Như vậy, hoạt động cho vay của NHTM có thể định nghĩa là một trong
những hoạt động cấp tín dụng, theo đó, bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền ñể sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.



14

b. Phân loại hoạt ñộng cho vay
Hoạt ñộng cho vay của NHTM có thể được phân loại theo nhiều tiêu
thức. Những cách phân loại phổ biến bao gồm:
i. Phân loại theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và
được sử dụng ñể bù ñắp thiếu hụt vốn lưu ñộng của các doanh nghiệp và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 5 năm. Tín
dụng trung hạn dùng ñể ñầu tư mua sắm tài sản cố ñịnh, cải tiến hoặc ñổi mới
thiết bị, mở rộng sản xuất…
- Cho vay dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có
thể lên ñến 20 – 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm. Tín dụng dài hạn dùng để đáp
ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải có quy mơ
lớn.
ii. Phân loại theo hình thức bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm: là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có
bảo lãnh của người thứ ba. Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng
khơng đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc có người bảo lãnh.
Tài sản bảo ñảm hay bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân
hàng có thêm nguồn thu dự phịng khi nguồn thu chính của khách hàng thiếu
hụt.
Theo bộ luật dân sự 2015, các hình thức cho vay có bảo đảm gồm có:
+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
+ Bảo ñảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản (cho vay bảo đảm khơng bằng
tài sản) : là cho vay khơng có tài sản cầm cố, thế chấp hay khơng có bảo lãnh



15

của người thứ ba.
Theo quy ñịnh hiện hành, cho vay bảo đảm khơng bằng tài sản được
thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay
khơng có bảo đảm bằng tài sản.
+ Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay khơng có bảo đảm bằng tài
sản theo chỉ ñịnh của Chính phủ.
+ Tổ chức tín dụng cho cá nhân hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh
bằng tín chấp của tổ chức đồn thể chính trị xã hội.
iii. Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay
- Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình để
mua sắm những hàng hóa tiêu dùng ñắt tiền như phương tiện ñi lại, trang thiết
bị trong nhà, cho vay du học, chữa bệnh. Tín dụng tiêu dùng được gọi là tín
dụng bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ
nhằm vào mục đích tiêu dùng.
- Cho vay sản xuất - kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này là
Ngân hàng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh vay ñể phục vụ
hoạt ñộng kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu
cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp.
iv. Phân loại theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay hoàn trả nhiều lần: Loại cho vay này áp dụng cho những
khoản vay lớn và có thời hạn dài. Trong đó, cho vay trả góp là loại cho vay
mà khách hàng phải hồn trả vốn gốc và lãi vay ñịnh kỳ thành những khoản
bằng nhau.
- Cho vay hoàn trả một lần: Loại cho vay này khách hàng chỉ hoàn trả
vốn gốc và lãi vay một lần cho đến khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng

cho những khoản vay nhỏ và có thời hạn ngắn.


16

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể
hồn trả nợ vay bất cứ khi nào. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản
vay thấu chi, thẻ tín dụng.
v. Phân loại theo phương thức giải ngân trực tiếp hay gián tiếp
- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay trong ñó ngân hàng cấp vốn
trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hồn trả
nợ vay trực tiếp cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thơng qua trung gian như
tín dụng ủy thác, tín dụng thơng qua các tổ chức đồn thể.
vi. Phân loại theo phương thức cho vay
Thơng tư 39/2016/TT-NHNN quy ñịnh về hoạt ñộng cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng, các
phương thức cho vay gồm có:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng
thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
- Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực
hiện cho vay ñối với khách hàng ñể thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
- Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với
khách hàng để ni trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có tính chất mùa
vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây cơng
nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục ñược sử dụng cho chu kỳ sản xuất
tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
- Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với
khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời

gian nhất ñịnh. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay
từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác ñịnh lại mức


×