Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải cho trẻ 4 5 tuổi lớp b2 trường mầm non thiệu tiến, thiệu hoa, thanh hoá, năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 22 trang )

1

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG
Mục lục

TRANG

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1
a
b
2.3

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi.


Khó khăn.
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biện pháp1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
Biện pháp 2: Phối hợp với hội phụ huynh học sinh sưu tầm nguyên
vật liệu và cùng làm vào mỗi buổi tối thứ 7 một tháng 1 lần.
Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
cho trẻ hoạt động.
Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
trong các hội thi của trẻ do nhà trường tổ chức.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỪ
LOẠI C TRỞ LÊN

2
2
2
2
2
3
3
3
3
3

5
5

2.4
3
3.1
3.2

6
9
14
15
17
17
17
19


2

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành ai trong chúng ta cũng một lần
chạm đến đồ chơi có thể nói rằng đồ chơi rất quan trọng đối với chúng ta nhất là
đối với trẻ mầm non đồ chơi là nhu cầu thiết yếu đối với trẻ. Vì đặc điểm tư duy
của trẻ ở độ tuổi này là tư duy trực quan hình tượng nên việc sử dụng đồ dùng,
đồ chơi trong hoạt động chơi, hoạt động học của trẻ là rất quan trọng. Nếu trong
một hoạt động mà cô không sử dụng đồ dùng đồ chơi thì sẽ khơng gây hứng thú
cho trẻ, trẻ sẽ nhàm chán, làm cho chất lượng dạy và học của cô và trẻ bị hạn
chế. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào nhà trường cũng đáp ứng được nhu

cầu về đồ dùng, đồ chơi trong một hoạt động của cô và trẻ.
Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?
“Trong đời sống hàng ngày, mỗi gia đình chúng ta sau khi sử dụng sản phẩm
cịn bỏ lại rất lớn lượng phế thải như vỏ hộp sữa, chai nhựa, bìa cát tơng, bìa lịch
cũ… đó là nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú để làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ rất tốt. Từ những thùng cát tơng bìa lịch cũ làm bộ lơtơ học tốn, hộp sữa sẽ
tạo thành những trống lắc, vỏ sữa chua làm thành chú chim, con trâu, chú lợn…
rất xinh xắn”[1]. Tận dụng nguồn nguyên liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi sẽ
tiết kiệm được tiền mua, và thông qua đó hình thành ý thức cho trẻ, tun truyền
cho phụ huynh và cộng đồng bảo vệ môi trường đồng thời góp phần giảm lượng
phế thải thải ra mơi trường cũng như giảm chi phí cho việc xử lí rác cho trung
tâm vệ sinh môi trường, làm cho môi trường được cải thiện đáng kể. Vì vậy việc
làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt động là một
việc làm rất bổ ích và rất cần thiết đối với giáo viên mầm non.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật
liệu phế thải bản thân đã : “Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ
nguyên vật liệu phế thải cho trẻ 4-5 tuổi lớp(B2) trường mầm non Thiệu Tiến,
huyện Thiệu Hóa, Năm học 2020-2021”. Làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để đưa ra: “Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi
từ nguyên vật liệu phế thải cho trẻ 4-5 tuổi lớp(B2) trường mầm non Thiệu
Tiến, huyện Thiệu Hóa”. Giúp trẻ hình thành khả năng sáng tạo, tính tư duy, sự
chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải cho
trẻ 4-5 tuổi lớp(B2) trường mầm non Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa, Năm học
2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã lựa chọn các phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.

- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng hợp, sử lí số liệu.


3

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Đồ dùng đồ chơi mà cụ thể là đồ dùng đồ chơi từ nguồn ngun vật phế thải
đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về mọi mặt:
Về phát triển thể chất: Thông qua đồ dùng, đồ chơi và chơi với đồ dùng- đồ
chơi sẽ giúp trẻ vận động các cơ, sự khéo léo của đôi tay như: nắm, cắt, đi, bật
nhảy...
Về phát triển trí thơng minh, phát triển nhận thức: Thông qua đồ dùng, đồ
chơi và chơi các đồ dùng đồ chơi mà các giác quan của trẻ được luyện tập và
phối hợp cùng nhau như: so sánh, nêu đặc điểm, định hướng, giải quyết vấn đề,
phân biệt kích thước, màu sắc, tính chất của đồ dùng...
Phát triển ngơn ngữ: Mở rộng vốn từ cho trẻ.
Phát triển tình cảm - xã hội: Thông qua hoạt động đồ dùng - đồ chơi mà
phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với
cô.
Phát triển thẩm mĩ: Trẻ biết tạo ra cái đẹp, u cái đẹp và đặc biệt thơng
qua đó trẻ biết bảo vệ môi trường ”[2].
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2020 - 2021 tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 4-5
tuổi (B2). Số lượng học sinh 31 trẻ. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại lớp
4-5 tuổi tơi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:

Trường Mầm Non Thiệu Tiến nằm trên địa bàn Xã Thiệu Tiến, một xã nằm
cách xa trung tâm Huyện Thiệu Hóa về phía tây, Trường Mầm non Thiệu Tiến là
trường có quy mơ cơ sở vật chất khang trang đạt chuẩn quốc gia Mức độ I.
Khuôn viên trường ln đảm bảo, thống mát xanh, sạch, đẹp, an tồn.
Ban giám hiệu nhà trường ln quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt như: Đầu
tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ.
Hàng tháng nhà trường chỉ đạo chuyên môn thường xuyên phát động các
phong trào thi đua “Làm đồ dùng đồ chơi” theo từng chủ đề tạo điều kiện cho
các giáo viên được tìm tịi, sáng tạo và tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục
vụ cho q trình giảng dạy hằng ngày.
Bản thân ln u nghề mến trẻ, nhiệt tình trong cơng việc tâm huyết với
nghề.
Vật liệu, phế liệu đồ dùng để chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi dễ tìm
dễ kiếm.
Bản thân được trực tiếp đi tham quan nhiều các chuyên đề về hướng dẫn
làm đồ dùng đồ chơi do Phòng Giáo Dục và nhà trường tổ chức.
Luôn được sự quan tâm của phụ huynh ln ủng hộ và qun góp ngun
vật liệu sẵn có ở địa phương để cơ và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tại nhóm để
phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình thực hiện vẫn cịn gặp
khơng ít những khó khăn sau:


4

Thiệu Tiến là một xã có điều kiện kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung
trong huyện. Người dân đa phần là làm nơng nghiệp khơng có nghề phụ, chính
vì thế bố mẹ học sinh đều phải đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà. Do vậy

trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ vẫn cịn gặp nhiều bất cập.
Cơ sở vật chất có nhưng chưa đồng bộ, kinh phí để mua đồ dùng phục vụ
cho các hoạt động giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn hẹp.
Lớp có 31 cháu khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động theo kế
hoạch đề ra thì đồ dùng đồ chơi sẵn có cho cơ và trẻ hoạt động còn hạn hẹp và
chưa phong phú, chưa đồng bộ, chưa đủ để phục vụ cho các hoạt động học tập
và vui chơi của trẻ.
Tài liệu phục vụ cho việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ cịn ít.
Vẫn cịn một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng
đồ chơi, phần lớn các phụ huynh đều chiều theo sở thích của con cái mình để đi
mua đồ chơi bán trên thị trường như: súng, dao kiếm,…Mặc dù đó chỉ là những
đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi nhưng lại rất nguy hiểm và khơng an tồn cho
trẻ và nhất là những đồ chơi ấy lại mang tính bạo lực như vậy sẽ có ảnh hưởng
rất lớn đến nhận thức của trẻ sau này.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát thực
trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tại lớp tôi như sau:
c. Kết quả khảo sát thực trạng.
TT

1
2
3

Nội dung
Trẻ hứng thú với đồ
dùng đồ chơi trong
hoạt động học
Trẻ hứng thú với đồ
dùng đồ chơi hoạt
động vui chơi

Trẻ hứng thú với đồ
dùng đồ chơi hoạt
động khác

Kết quả

Số trẻ
Đạt

%

Chưa đạt

%

31

11

35,5

20

64,5

31

12

38,7


19

61,3

31

13

41,9

18

58,1

Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy đồ dùng đồ chơi chưa đủ và chưa
phong phú để cho trẻ chơi ở các hoạt động nên kết quả chưa cao số trẻ hứng thú
đạt ít, số trẻ chưa hứng thú cịn nhiều.
Từ những kết quả khảo sát trên, đây cũng chính là những vấn đề tôi băn
khoăn trăn trở phải làm thế nào để sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu
phế thải vào tổ chức các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Thiệu
Tiến được tốt hơn vì vậy tơi tìm hiểu áp dụng các biện pháp làm và sử dụng đồ
dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải vào tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm
mục đích giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cho trẻ có
cảm giác thoải mái, tích cực và có nhiều sáng tạo trong quá trình chơi và hoạt
động với những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải góp phần tích cực


5


vào việc hình thành nhân cách tồn diện cho trẻ. Ngồi ra cịn tun truyền cho
trẻ, phụ huynh, cộng đồng bảo vệ mơi trường góp phần giảm lượng chất thải
trong môi trường trường sống.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
Ngay từ đầu năm học để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật
liệu phế thải cho trẻ hoạt động một cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực
tham gia hoạt động. Trước hết tôi đã kiểm tra, phân loại đồ dùng phục vụ cho
hoạt động học tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động
khác theo từng chủ đề xem trong chủ đề đó cịn thiếu những loại đồ dùng gì? cần
phải làm bổ sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ đề đang học, dựa
vào kế hoạch của nhà trường, của nhóm lớp tơi đang phụ trách kết hợp những
kinh nghiệm từ thực tế sau đó tơi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ
dùng đồ chơi cụ thể cho từng hoạt động trong ngày của trẻ cũng như các chủ đề
mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ cụ thể như sau:
Chủ đề: Trường mầm non
Chủ đề: Bản thân
Chủ đề: Gia đình
Chủ đề: Nghề nghiệp

Các loại đồ chơi cần làm là: Cây xanh,
ghế đá. xích đu, đu quay, cầu trượt..
Các loại đồ chơi cần làm là: Dép, tất, quần
áo, mũ nón, gương, lược...
Đồ chơi cần làm là: bàn ghế, giường, tủ,
bát, ca cốc...
Đồ chơi cần làm là: Bay, xẻng, cuốc liềm,
dao….


Các loại đồ chơi cần làm là: Cây xanh,
hoa, quả, bánh trưng, giò, rau …
Đồ chơi cần làm là con gà, vịt, mèo, cá,
Chủ đề: Thế giới động vật
tôm, con thỏ, con công...
Các loại đồ chơi thuyền buồn, máy bay, xe
Chủ đề: Giao thơng
đạp, xe máy, xích lơ, ơtơ...
Ơng mặt trời, đám mây, quả cầu, cầu vồng
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên các loại tranh ảnh về sông nước và các
hiện tượng khác...
Chủ đề: Quê hương, đất nước, Các loại đồ chơi cần làm là: Nhà sàn, nhà
Bác Hồ
ngói, nhà rơng, nhà tầng…
Chủ đề: Thế giới thực vật

Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc làm đồ dùng đồ chơi bằng các
nguyên vật liệu phế thải tơi bắt đầu tìm kiếm các ngun vật liệu chuẩn bị cho
việc làm đồ dùng đồ chơi. Nhưng làm thế nào để làm ra được những đồ chơi hấp
dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và làm những đồ chơi đó bằng những nguyên


6

vật liệu gì? đồ chơi đó có đảm bảo an tồn cho trẻ hay khơng? đây là phần việc
hết sức quan trọng giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi diễn ra xuyên suốt một
năm học và đạt được hiệu quả. Tơi đã vận động phụ huynh tìm giúp tơi những
nguyên liệu phế thải sẵn có như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, hạt cao su,
vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch
rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tơm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải

khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, bìa cát tơng cũ......để tạo ra
sản phẩm.
Ví dụ: Với những hộp sữa chua, vỏ thạch rau câu, vỏ chai sữa...Tôi sẽ tạo ra
những đồ chơi chiếc ô tô, những con trâu, con lợn ngộ nghĩnh để phục vụ cho
hoạt động của trẻ. Còn những mảng giấy màu, chai lọ nhựa, giấy bọc hoa, bìa
thùng cát tơng.... tơi sẽ cắt tỉa tạo thành những bông hoa, những con vật ngộ
nghĩnh để trang trí mơi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động.
Hay những vỏ ngao, vỏ hến, quả bóng cũ làm thành con rùa. Những tờ lịch
cũ cắt thành bộ số dạy trẻ học toán.
Vải vụn làm búp bê, rối tay. Bìa cát tơng làm mũ múa .
Qủa bóng cũ làm máy bay. vỏ hộp sữa chua làm tàu hỏa.
Nên khi bắt đầu làm đồ dùng đồ chơi tôi tạo ra những loại đồ chơi theo
đúng chủ đề hoặc theo mục đích để sử dụng đồ chơi đó như thế nào cho phù
hợp.Trong q trình thực hiện tơi hướng dẫn trẻ làm cùng tôi những đồ chơi đơn
giản, dễ làm, được làm cùng cô giúp cô tạo ra những đồ chơi ngộ nghĩnh đáng
yêu, từ nguyện vật liệu dễ kiếm, dễ làm giúp trẻ càng hứng thú hơn, tích cực hơn
trong việc học tập. Trong khi làm cùng cô trẻ được khám phá tìm tịi, phát triển
ở trẻ óc sáng tạo, trí tưởng tượng ngày càng phong phú hơn, ngồi ra trẻ cịn biết
gom nhặt những đồ phế thải khi sử dụng song, như vỏ hộp sữa chua, ống sữa
bột, chai sữa su su....góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.
*Biện pháp 2: Phối hợp với hội phụ huynh học sinh sưu tầm nguyên vật liệu
và cùng làm vào mỗi buổi tối thứ 7 một tháng 1 lần.
Câu nói của Bác Hồ ln là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
“Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
song”. Thấm nhuần câu nói của Bác, tôi đã trực tiếp trao đổi, tuyên
truyền tới tất cả các bậc phụ huynh mọi lúc, mọi nơi vào giờ đón trả trẻ hay
trong cuộc họp phụ huynh đầu năm. Tơi phân tích cho phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ chơi trong các hoạt động cho trẻ
đồng thời nêu lên sự bất cập của những đồ dùng đồ chơi sẵn có cho phụ huynh
biết như: vừa tốn tiền mua mà không đảm bảo an tồn khi sử dụng trong khi đó

việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu phế thải
sẵn có như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia,
vải vụn, quả bóng cũ, bìa cát tơng, vỏ sữa chua, vỏ ngao, vỏ hến, giấy bọc hoa,
ống hút, bìa lịch cũ, sơn màu, quả bóng cũ... sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng có
ích đảm bảo vệ sinh an tồn cho trẻ chơi mà lại khơng tốn kém. Kết quả hầu hết
phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực cùng nhau thu gom, qun góp
được rất nhiều nguyên vật liệu với nhiều loại khác nhau .


7

(Phụ huynh góp phể liệu cho cơ)

(Phụ huynh làm cùng cơ vào tối thứ 7)

Có đủ ngun liệu rồi tơi vệ sinh như: lau chùi, phủi bụi (giấy, báo, tờ lịch cũ,
hộp cát tông..), súc sạch (nếu hũ, chai...vật không thấm nước), ngâm xà phịng
một lát rồi phơi khơ. Nếu khơng làm sạch thì ngun liệu sẽ bốc mùi khó chịu,
gây ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức sức khỏe. Loại bỏ những phần
hư, phần không dùng. Phân loại và cất giữ cẩn thận.
Sau đó tơi kiểm tra các đồ dùng còn thiếu trong các chủ đề và mạnh dạn trao
đổi với phụ huynh mỗi tháng một lần vào tối thứ 7 tham gia làm đồ chơi cùng
cô. Kết quả phụ huynh hăng hái tham gia nhiệt tình, cùng cô làm ra rất nhiều đồ
dùng đồ chơi không những đẹp mắt, màu sắc hài hòa mà còn đảm bảo an toàn
đối với trẻ. Qua những việc làm nhỏ bé đó phụ huynh đã cùng với cơ giáo góp
một phần khơng nhỏ của mình vào việc học tập của con em họ và sau mỗi lần
được phụ huynh đóng góp và làm như vậy tơi đã có rất nhiều các nguyên vật
liệu và tạo được nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động. Khi trẻ được học
và chơi với những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh, xinh xắn lại gần gũi trẻ sẽ rất
hứng thú.

Ví dụ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chuẩn bị:
- Bìa cát tơng, hồ dán, kéo, giấy màu keo dính, dây kẽm, xốp, hộp sơn màu…
Cách làm:
- Đồ dùng cái cuốc, xẻng…
Vẽ mẫu lưỡi cuốc hình chữ nhật lên giấy A
Lấy mẫu đó đặt trên bìa cát tơng để cắt theo mẫu.
Lấy xốp màu cắt hình chữ nhật dài cuộc lại để làm thành cán cuốc. Gắn lưỡi
cuốc và cán cuốc lại với nhau để được cái cuốc.
Lấy keo nước màu sơn vào mặt lưỡi cuốc và dùng giấy màu cắt và trang trí phần
cán cuốc
Chủ đề: Giao thơng
Ngun vật liệu: Quả bóng cũ, keo, kéo, xốp dày(hoặc băng đĩa hỏng,thìa sữa
chua).
Cách làm:
Bước 1: Dùng kéo cắt xốp để làm đế và cánh máy bay
Bước 2: Dùng súng bắn keo gắn quả bóng, đế và cánh lên để tạo thành chiếc
máy bay.


8

Chủ đề: Thế giới động vật
Nguyên liệu: Vỏ ngao, vỏ sữa chua,ống hút, màu nước, giấy dạ các màu khác
nhau, keo, kéo, bút dạ nước, súng bắn keo, keo nến, sơn xịt.
Cách làm:
* Con rùa
Dùng cọ vẽ quyét màu nước lên vỏ ngao để làm mình rùa, cắt mảng giấy dạ
màu vàng làm thân con rùa sau đó dùng keo dính vỏ ngao lên làm mu con rùa.

Cuối cùng dùng bút dạ màu vẽ mắt rùa.
*Con trâu: Dùng sơn xịt màu vàng lên vỏ sữa chua dùng kéo cắt giấy dạ màu
vàng làm đầu, đuôi con trâu, cắt ống hút làm chân, sau đó dùng keo nến dính
đầu, chân, đi con trâu, dùng bút dạ màu đen vẽ mắt và mũi.
* Con lợn: Dùng kéo cắt giấy dạ màu hồng đầu và đuôi con lợn, cắt giấy dạ màu
đen làm mắt và mũi, cắt ống hút làm chân, sau đó dùng keo nến gắn đầu, đuôi,
chân, mắt, mũi con lợn. cuối cùng ta được con lợn rất đẹp và đáng yêu từ vỏ sữa
chua su su.

(Hình ảnh con rùa làm từ vỏ ngao)
chua)

(Hình ảnh con trâu, con lợn làm từ vỏ sữa

Những con số thân quen
Cách làm:Cắt con số trên tờ lịch cũ (lịch lốc) để phục vụ hoạt động làm quen
với tốn.
Thẻ lơ tơ:
Cách làm: Cắt những hình ảnh trên tạp chí, quảng cáo (mỗi hình ảnh có số
lượng từ 2 trở lên) dán vào tờ lịch tập cũ, vỏ hộp bánh... sau đó cắt rời ra thành
từng tranh để làm tranh lơ tơ
Cái hộp kì lạ
Cách làm: Thùng cát tơng rỗng; cắt, kht và dán hình thì ta sẽ có ngay một đồ
dùng đồ chơi để phục vụ cho cô và trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, hoạt
động thể chất, nhận thức, thẩm mĩ..[3].
Như vậy từ những nguyên vật liệu sẵn có để làm ra những đồ chơi cho trẻ
hoạt động, khơng những khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực mà đây
cịn là một sợi dây vơ hình gắn kết giữa cha mẹ trẻ và cô giáo một cách tự nhiên.



9

Bởi với mỗi chủ đề mới cơ giáo có thể trao đổi với các phụ huynh cùng tìm tịi
những ngun vật liệu từ phế thải bỏ đi hoặc những phế liệu từ gia đình mình
khơng sử dụng đem đến để cô giáo làm ra những đồ chơi và đồ dùng dạy học
đẹp mắt cho con mình học và vui chơi. Khi phụ huynh được tận mắt xem những
sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu bỏ đi lại có thể trở thành những đồ
chơi hữu ích cho con mình học tập họ sẽ cảm thấy rất phấn khởi và hãnh diện vì
đã góp được một phần nhỏ của mình trong việc học tập và vui chơi của con em
mình và từ đó họ sẽ hiểu và thơng cảm hơn về công việc hằng ngày của cô giáo
ở trường Mầm Non. Và từ đó cũng giúp tơi có rất nhiều các nguyên vật liệu và
tạo được nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động. Khi trẻ được học và chơi
với những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh, xinh xắn lại gần gũi trẻ sẽ rất hứng thú.
Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải
cho trẻ hoạt động.
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động làm quen với toán, khám
phá khoa học.
Phát triển nhận thức cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ,kích thích những
hứng thú đối với hoạt động trí óc như ham hiểu biết, thích khám phá những điều
mới lạ. Để thực hiện được những mục tiêu phát triển nhận thức đối với trẻ mầm
non đòi hỏi người giáo viên khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động cần phải biết
phối hợp sử dụng đồ dùng trực quan và đồ dùng học tập đủ cho trẻ hoạt động.
Bởi do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ là “Học bằng chơi, chơi mà học”
Nếu không có đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ rất dẽ nhàm chán và không hững thú tham
gia vào các hoạt động. Chính vì vậy tơi ln suy nghĩ sẽ chọn những nguyên vật
liệu gì? tạo ra những đồ chơi gì? Để phục vụ cho các hoạt động phát triển nhận
thức của trẻ đạt kết quả tốt nhất.
Khi được sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo vào hoạt động trẻ rất hứng
thú quan sát khám phá và trả lời được những câu hỏi mà cơ đưa ra.
Ví dụ 1: Ở chủ đề: “Thế giới động vật” Bài nhận biết số lượng trong phạm

vi 4. Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng của mình và trẻ giống nhau là 2 nhóm. Mèo và
cá có số lượng 4 được làm bằng bìa cát tông với màu sắc đẹp mắt, con vật ngộ
nghĩnh gây hứng thú sự chú ý, hào hứng cho trẻ trong tiết học


10

(Hình ảnh cơ và trẻ trong giờ học làm quen với tốn)
Ví dụ 2: Ở chủ đề: “Giao thơng?”
Từ các sản phẩm như: phương tiện giao thông là những chiếc “Xe ô tô
khách, ô tô tải, ô tô con, xe máy, xe đạp, xích lơ,…” thuyền buồm, ca nơ; máy
bay trực thăng, máy bay, kinh khí cầu...tơi sử dụng vào những hoạt động dạy trẻ
làm quen với toán: Nhận biết các nhóm có 5 đối tượng; So sánh thêm bớt trong
phạm vi 5 ; Nhận biết các nhóm có 5 đối tượng.
Không chỉ riêng đối với những giờ học trên mà tất cả những giờ học khác
của trẻ, khi được hoạt động với những đồ chơi tự tạo từ những ngun liệu phế
thải có những hình dáng ngộ nghĩnh sẽ tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân
thiện và hứng thú hơn. Nắm bắt được điều này tôi đã tạo ra được rất nhiều đồ
dùng đồ chơi để trẻ được hoạt động thoải mái và vui vẻ.

.

(Hình ảnh về đồ chơi các phương tiện giao thông)
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động văn học.
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến
thức học tập ở trường mầm non. Lĩnh vực phát triển ngơn ngữ cho trẻ chính là
hình thành và phát triển kĩ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ là nền tảng
để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới.
Đối với trẻ 4-5 tuổi. Để chuẩn bị tốt cho trẻ về ngơn ngữ tiếng Việt. Theo
Chương trình Giáo dục Mầm non giáo vên cần phải tổ chức các hoạt động học

để phát triển kĩ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết. Tuy nhiên để thực hiện tốt
được điều này đòi hỏi giáo viên khi tổ chức cho trẻ hoạt động phải chuẩn bị đầy
đủ các đồ dùng trực quan cũng như đồ dùng cho trẻ hoạt động. Nhất là những đồ
dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có, khi sử dụng những loại đồ dùng


11

tự tạo này sẽ tạo cho trẻ có cảm giác vui vẻ, thích thú khi tham gia vào các hoạt
động. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng đồ dùng của trẻ tôi đã cùng với phụ huynh
của lớp thu gom những nguyên vật liệu sẵn có như: vỏ chai tương ớt, vỏ sữa
chua, vỏ chai sữa, ống hút, thìa sữa chua...... để tạo ra thật nhiều đồ dùng đồ chơi
tự tạo cho trẻ hoạt động.
Ví dụ:Với chủ đề: “Giao thơng” Từ nhiều các nguyên vật liệu từ phế thải
khác nhau tôi đã tạo ra các sản phẩm như: Phương tiện giao thông là những
chiếc “Xe ô tô khách, ô tô tải, ơ tơ con, xe máy, xe đạp, xích lơ,…” thuyền
buồm, ca nô; máy bay trực thăng, máy bay, kinh khí cầu... Với những sản phẩm
này chúng ta có thể sử dụng vào hoạt động làm quen với văn học như: Thơ
“Chiếc cầu mới; truyện: xe lu và xe ca; kiến con đi xe ơ tơ;Vì sao bé Bin khóc…
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong hoạt động học thể dục.
Lĩnh vực phát triển thể chất cụ thể là giờ học thể dục cho trẻ là một trong
những điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vui chơi, học tập
của trẻ. Thể chất của trẻ phát triển tốt sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá
trình hình thành và phát triển một con người mới trong xã hội. Đối với lĩnh vực
phát triển thể chất để giúp trẻ tiếp thu một cách có hiệu quả, nhằm đáp ứng được
mục tiêu phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi, tôi đã cùng với phụ huynh và học
sinh của lớp mình thu gom những nguyên liệu như: vải vụn, que tre, ruột gối
hỏng, vỏ lon bia,....để tạo ra những đồ chơi đẹp mắt cho trẻ hoạt động như: quả
còn, vòng cổ chai, cổng chui....Để cho trẻ chơi trò chơi phát triển thể chất cụ thể
như: Bị chui qua cổng, ném trúng đích, ném cịn ....


(Hình ảnh về đồ chơi phát triển thể chất cho trẻ)
Với việc cho trẻ hoạt động thể chất bằng những đồ chơi tự tạo trẻ rất hứng
thú tham gia vào hoạt động cùng cô giáo và các bạn, khi được chơi với những đồ
chơi tự tạo sẽ tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, thoải mái khơng cịn rụt rè, nhút
nhát như trước kia từ đó kết quả giờ học cũng được nâng lên rõ rệt.


12

* Sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải trong hoạt động
học âm nhạc, tạo hình.
Như chúng ta đã biết trẻ em có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh,
luôn chứa đựng những điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường bị lôi cuốn, thu hút bởi
những đồ dùng, đồ vật có nhiều màu sắc hấp dẫn, những đồ chơi ngộ nghĩnh. Vì
vậy việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ngay từ tuổi mẫu giáo là việc hết sức quan
trọng đối với quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Thơng qua các hoạt động đó sẽ
giúp trẻ phát triển về mặt tâm lí, khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung
quanh, từ đó trẻ có khả năng tư duy và q trình đó làm phát triển óc tưởng
tượng, sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần phát
triển tồn diện nhân cách của trẻ.
Để đáp ứng những nhu cầu được khám phá được trải nghiệm và cảm nhận
sâu sắc hơn về cái đẹp tôi đã sưu tầm nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như:
các đĩa nhạc hỏng, vỏ chai nước giải khát, vải vụn, ruột gối hỏng, vỏ hến, thìa
sữa chua.... để cơ và trẻ cùng tạo ra những đồ chơi đẹp mắt cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động âm nhạc ở chủ điểm “Bản thân”
Khi dạy trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: “Trống cơm” Tôi đã sử dụng
những cái trống được làm từ chai nước giải khát cho trẻ sẽ sử dụng để vận động
trong giờ âm nhạc trẻ rất hứng thú tham gia biểu diễn như một ca sĩ nhí trên sân
khấu, hoặc tạo ra những chiếc mũ múa cho trẻ hoạt động


(Hình ảnh đồ dùng từ nguyên vật liệu phế thải, và hình ảnh trẻ hoạt động với
dụng cụ âm nhạc)
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong hoạt động phát triển tình cảmkỹ năng xã hội:
Đồ dùng đồ chơi có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nhân
cách cho các trẻ. Thông qua các đồ dùng đồ chơi sẽ giúp cho trẻ hứng thú, tích
cực tham gia vào các hoạt động, nhận thức nhanh bài học và phát triển mạnh mẽ
về tư duy. Mặt khác, khi tham gia học tập và vui chơi, trẻ tiếp xúc nhiều với đồ
dùng, đồ chơi còn giáo dục cho trẻ ý thức kỷ luật; biết tôn trọng sản phẩm trong
lao động. Nhất là việc trẻ được chơi với những đồ chơi do chính sức lao động


13

của mình tạo ra sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng khéo léo, linh hoạt và sáng
tạo, biết trân trọng những đồ dùng do chính bàn tay mình làm ra. Từ ý nghĩa
quan trọng của việc sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động, tôi đã sưu tầm và
tìm kiếm những ngun vật liệu sẵn có tại địa phương để cùng trẻ tạo ra nhiều
đồ chơi hấp dẫn cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Thế giới động vật”.
Từ những nguyên vật liệu phế thải thu gom được như vỏ sữa chua, thìa sữa
chua, vỏ lọ sữa chua su su, vỏ thạch rau câu...... tôi đã trị chuyện với trẻ để tìm
ra những ý tưởng từ trẻ và tìm tịi, sáng tạo ra những đồ chơi về các con vật ngộ
nghĩnh tôi đã tổ chức cho trẻ được chơi và trải nghiệm với những đồ chơi do
mình làm ra như: Chơi phân vai chăm sóc các con vật, cho các con vật ăn, chơi
trò chơi thi xem ai nhanh, ai chọn đúng.....Qua việc chơi với bạn bè bằng những
đồ chơi tự tạo đó sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, bày tỏ cảm xúc, hay
biết phân chia công việc… Đồng thời giúp trẻ biết chấp nhận thất bại, vui mừng
khi thành công, chấp nhận thử thách, kiên trì qua những khó khăn… đó là những
yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống trong tương lai của trẻ.


(Hình ảnh về một số đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải cho trẻ học)
thiết, không thể tách rời ra được”. Chính trị chơi đã giúp cho sự phát triển của
trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất
để giúp trẻ phát triển, mà có những bậc cha mẹ vì khơng hiểu, đã coi thường, bỏ
qua thậm chí đã cố gắng thay thế bằng các hoạt động nghiêm chỉnh hơn như tập
đọc, tập viết.
Trẻ được chơi đùa một cách thích thú, sẽ là cơ sở để trẻ học hỏi một cách
tích cực một đứa trẻ biết phát huy những sáng kiến trong khi chơi, biết chủ động
tạo ra những tình huống, vận dụng một cách linh hoạt các công cụ khi chơi. Bởi
vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Chính vì vậy khơng phải trẻ chỉ chơi với
đồ chơi ở ngoài trời, ở hoạt động với đồ vật hay hoạt động chơi tập, mà trẻ có
thể chơi và hoạt động với đồ chơi ở nhiều hoạt động khác trong ngày của trẻ như
trong giờ đón và trả trẻ cũng không ngoại lệ nhu cầu được chơi và sử dụng đồ
chơi của trẻ. Để thỏa mãn nhu cầu được chơi đó của trẻ, sau khi đón trẻ từ tay
bố, mẹ hoặc sau giờ hoạt động chiều tôi ln đưa ra những gợi ý để trẻ tự vào
góc và lấy đồ chơi để chơi, khi được chơi với những đồ chơi tự tạo trẻ sẽ có cảm
giác thoải mái, vui vẻ và thân thiện hơn.


14

Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, trẻ cịn bịn rịn với bố mẹ không muốn vào lớp tôi
khéo léo nhắc trẻ: Con ơi các bạn đồ chơi tại các góc chơi đang buồn vì chưa có
ai chơi đấy, con vào chơi với bạn đi nào....
Như vậy trẻ sẽ nhanh chóng vào góc để tự lựa chọn đồ chơi để chơi và qn
ngay việc khơng muốn vào lớp của mình mà vui vẻ chơi cùng các bạn trong lớp.
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động chơi tại các góc.
Đồ chơi là người bạn khơng thể thiếu trong các trị chơi của trẻ hay nói một
cách đơn giản thì đồ chơi là phương tiện dùng để chơi, là đồ vật giúp trẻ cầm,

nắm một cách dễ dàng...Qua đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới
xung quanh, biết được cơng dụng và ích lợi của những đồ vật trong sinh hoạt
hàng ngày đồng thời giúp trẻ nhận ra những mối quan hệ giữa người với người
trong xã hội. Đồ chơi cịn giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, là
nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần của mỗi đứa trẻ.
Nếu khơng có đồ chơi đủ cho trẻ chơi trẻ sẽ rất dễ chán và không muốn tham gia
vào buổi chơi, trẻ có chơi vui vẻ, thoải mái thì mới kích thích được khả năng
sáng tạo, tư duy của trẻ trong mọi hoạt động. Thông qua các hoạt động chơi trẻ
được tiếp xúc với các đồ chơi, các sự vật hiện tượng, trẻ được thể hiện mình qua
các "vai chơi". Vì vậy để trẻ có thể được chơi một cách vui vẻ và thoải mái nhất
ở bất kỳ chủ đề nào tơi cũng thường xun có sự thay đổi về đồ dùng đồ chơi
sao cho phù hợp với chủ đề trẻ đang học bằng cách tạo ra những đồ chơi tự tạo
đảm bảo an toàn, đẹp về màu sắc và nhiều về chủng loại để trẻ chơi. Như vậy thì
hoạt động chơi mới thực sự có ý nghĩa đối với trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề: “Thế giới động vật”.
Ở góc xây dựng tơi cho trẻ chơi xây dựng khu trang trại chăn ni.
Ngồi những đồ chơi mua sẵn tơi còn làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu
tận dụng như: chai sữa su su, thìa sữa chua, vỏ hến, vỏ chai nước giải khát..., để
tạo ra các đồ chơi cho trẻ chơi như: con trâu, con gà, con vịt, con trâu.... Khi
được sự gợi ý của cô trẻ bắt tay ngay vào việc xây dựng trang trại của mình và
thả những con vật được tạo bằng những lọ sữa chua su su rất ngộ nghĩnh và
đáng yêu vào khu vực chuồng mình vừa xây dựng song. Như vậy với những đồ
chơi tự tạo tự phế liệu có thể sử dụng cho trẻ được hoạt động trong nhiều các
hoạt động của trẻ vừa không tốn kém lại đem lại hiệu quả cao trong giờ hoạt
động của trẻ.
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động ngoài trời:
Để trẻ được dạo chơi, tham quan, được tiếp xúc với thiên nhiên, với các sự
vật hiện tượng xảy ra xung quanh bé, tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được quan
sát được chơi với những cái mới để phát huy được trẻ khả năng tư duy và óc
sáng tạo.

Ngồi những đồ chơi được cấp mà hằng ngày trẻ được chơi như đu quay,
cầu trượt, bập bênh…. Chúng tôi đã tạo ra những chiếc xích đu bằng lốp xe ơ tơ
cho thêm phong phú hơn về số lượng đồ chơi ngoài trời mà lại khơng tốn kém.
Khi những chiếc xích đu được treo lên trẻ rất phấn khởi và thích thú, cứ sau giờ
hoạt động trong lớp trẻ lại thi đua nhau ra và ngồi trên chiếc xíc đu mới bằng lốp
xe và chơi rất vui vẻ thoải mái.


15

Như vậy khi được hoạt động với những đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật
liệu phế thải do trẻ và cơ tìm tịi và tạo ra trẻ sẽ thích thú vào các hoạt động như
vậy trẻ sẽ yêu thích lao động và thích tự mình tạo ra các sản phẩm dù cho sản
phẩm đó chưa được đẹp, và khi được sử dụng qua hoạt động vui chơi sẽ phát
huy ở trẻ tính tu duy, tự lập và sáng tạo trong vui chơi và trong học tập.
Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi bằng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương khơng những khuyến khích ở trẻ tính hăng say hoạt động tích cực mà
cịn giúp cho trẻ tích lũy thêm cho mình những vốn tri thức quý báu để rèn rũa
trẻ trở thành một con người mới trong xã hội. Và đây cũng chính là sợi dây vơ
hình gắn kết giữa gia đình và nhà trường, giữa cơ giáo với trẻ.
Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải trong
các hội thi của trẻ do nhà trường tổ chức.
Hội thi là tạo sân chơi tạo cơ hội cho trẻ phát triển thể chất ngôn ngữ trẻ
được giao lưu thể hiện khả năng nhận thức về môi trường tự nhiên xã hội khả
năng giao tiếp, bộc lộ năng khiếu tạo khơng khí vui vẻ tự nhiên, không căng
thẳng giúp trẻ phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, sự nhanh nhẹn, khéo léo
của trẻ.
Thông qua các hội thi do nhà trường tổ chức như: “Hội khỏe bé mầm non”,
“Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày hội các cô”. Đồ dùng đồ chơi tự tạo như
bơng múa, túi cát, quả cịn, vịng cổ chai, cổng chui....được tôi sử dụng cho trẻ

hoạt động hiệu quả đẹp mắt.
Ví dụ: Trị chơi: “Ném cịn” tơi đã sử dụng những quả còn tự làm cho trẻ
ném. Trong tiết mục văn nghệ đồng diễn bài hát “Tập thể dục buổi sáng”,tôi kết
hợp bông múa trẻ biểu diễn rất tự tin, thoải mái.
Trị chơi: Ném vịng cổ chai tơi sử dụng vỏ chai co ca, vòng cũ cho trẻ ném
vòng cổ chai, trẻ hào hứng tự tin, cổ vũ cho mình cho bạn, Khơng khí sơi nổi.
Từ đó cho thấy những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải đó
khơng chỉ được sử dụng trong các hoạt động học tập ở trường, lớp của trẻ mà có
thể sử dụng cho trẻ hoạt động trong các hội thi. Qua hội thi cho thấy từ những
bàn tay khéo léo,óc sáng tạo của mỗi giáo viên mầm non để sáng tạo ra những
đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, sinh động cho trẻ thực hiện trong các phần chơi, khi
được tham gia chơi với các đồ chơi tự tạo trẻ rất hứng thú và hào hứng tham gia
để đạt nhiều kết quả cao. Không chỉ trẻ tham gia hội thi hào hứng, sơi nổi mà
qua các hội thi cịn tun truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh và các ban
ngành đoàn thể trong xã hội về ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng đồ dùng đồ
chơi tự tạo cho trẻ hoạt động trong trường mầm non. Từ đó họ nhận thức đúng
đắn về giáo dục mầm non và có sự quan tâm phối kết hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ
phát triển toàn diện về nhân cách cũng như trí tuệ của trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua quá trình sử dụng biện pháp tôi đã thu được những kết quả cụ thể như
sau:
Bảng kết quả sau khi áp dụng biện pháp:


16

TT


1
2
3

Nội dung
Trẻ hứng thú với đồ
dùng đồ chơi trong
hoạt động học
Trẻ hứng thú với đồ
dùng đồ chơi hoạt
động vui chơi
Trẻ hứng thú với đồ
dùng đồ chơi hoạt
động khác

Số trẻ

Kết quả khi sử dụng ĐD ĐC từ nguyên
vật liệu phế thải vào cho trẻ hoạt động
Đạt
%
Chưa đạt
%

31

30

96,7


1

3,3

31

30

96,7

1

3,3

31

30

96,7

1

3,3

Qua kết quả khảo trên sau khi tôi áp dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng đồ
chơi từ nguyên vật liệu phế thải vào tổ chức các hoạt động cho trẻ thì đã có sự
thay đổi một cách rõ rệt điều đó thể hiện là: Số trẻ đạt tăng lên số trẻ chưa đạt
giảm.Trẻ hứng thú và say mê học tập, sáng tạo, thích tìm tịi, khám phá sự vật
hiện tượng xung quanh trẻ một cách hứng thú và có hiệu quả.
* Đối với trẻ:

Quá trình sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt
động trẻ hứng thú tham gia và chơi tích cực, tạo tâm lí thoải mái tự tin cho trẻ
tạo cho trẻ phát triển về mặt trí tuệ, có khả năng tư duy.
Sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải vào các hoạt động của trẻ làm
cho chất lượng của các hoạt động giáo dục được nâng lên một cách rõ rệt. Qua
đó phát huy được tính tích cực, tự lập của trẻ, trẻ sẽ thấy yêu thích khi đến lớp
hơn.
Giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, u q sức lao động, có ý thức bảo vệ môi
trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm một số công việc đơn giản,
vừa sức.
Qua quá trình sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải vào các
hoạt động của trẻ đã làm cho chất lượng trên trẻ tăng lên rõ rệt mà lại không
phải mất nhiều tiền để mua những sản phẩm đó cho trẻ hoạt động.
Chất lượng giáo dục trên trẻ cũng ngày một nâng lên. Như vậy việc sử dụng
đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải vào trong các hoạt động của trẻ là
một việc rất cần thiết và khơng thể thiếu trong q trình chăm sóc, giáo dục và
rèn kỹ năng sống cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
Sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu có trong thiên nhiên và có sẵn ở địa
phương để làm nhiều đồ dùng đồ chơi.
Hiểu sâu về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, về các kỹ năng của trẻ và gần gũi
trẻ nhiều hơn, hiểu được tâm tư và những mong muốn của trẻ trong quá trình sử
dụng đồ dùng đồ chơi phục vụ thiết thực cho các hoạt động của trẻ hằng ngày.
Gần gũi với phụ huynh nhiều hơn và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong
quá trình làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
* Đối với phụ huynh:


17


Hiểu và thông cảm với công việc của những người làm công tác giáo dục
mầm non nên các bậc phụ huynh yên tâm khi gửi con tại các trường, lớp mầm
non.
*Đối với trẻ:
Sử dụng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ hoạt động sẽ
tạo cho trẻ một không gian hoạt động thoải mái và phát huy ở trẻ tính tư duy, óc
quan sát, chủ động, sáng tạo và qua các biện pháp thực hiện, những kết quả nêu
trên tơi đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm như sau:
Việc đưa ra các phương pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi bằng phế liệu cho trẻ
hoạt động giúp tôi đưa ra được kế hoạch một cách cụ thể khi thực hiện và sử
dụng đồ dùng đó vào các mơn học. Và trước khi chuẩn bị bước vào làm đồ dùng
đồ chơi sử dụng cho các chủ đề, chủ điểm giáo viên phải nắm được đặc điểm
cách sử dụng đồ dùng đồ chơi đó rồi mới hướng dẫn trẻ hoạt động.
Nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động phải dễ tìm, dễ
sử dụng khi làm ra phải đảm bảo an tồn và tính thẩm mĩ khi sử dụng.
Thường xun sử dụng đồ dùng đồ chơi vào tất cả các hoạt động của trẻ ở
mọi lúc, mọi nơi nhằm làm phong phú thêm cho góc hoạt động của trẻ.
Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để thu gom các
nguyên vật liệu phụ vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi bằng phế thải cho lớp
mình phụ trách.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các phương pháp nêu trên tôi rút
ra những kết luận như sau:
Sử dụng đồ dùng đồ chơi bằng phế thải cho trẻ hoạt động là một việc làm
rất bổ ích đối với trẻ điều đó thể hiện là trẻ rất hào hứng và thích thú tham gia
hoạt động, làm cho góc hoạt động của lớp học thêm phong phú và đa dạng.
Trong quá trình chơi việc sử dụng đồ dùng đồ chơi bằng phế thải vào các hoạt
động trong ngày của trẻ sẽ giúp trẻ biết yêu quý sức lao động của mình, biết giữ
gìn và bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp. Đồng thời giúp trẻ được thỏa mãn nhu

cầu được hoạt động tìm tịi, khám phá nhằm phát triển ở trẻ khả năng tư duy và
trí tưởng tượng. Qua đó giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường, giáo dục trẻ
tính tiết kiệm và đặc biệt hơn nữa đó là có thể thu hút được sự quan tâm và
hưởng ứng của các bậc phụ huynh vào các hoạt động giáo dục của con em mình.
Qua các biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi bằng phế thải vào các
hoạt động của trẻ nêu trên giúp cho hoạt động của trẻ trở nên sinh động hơn, gần
gũi hơn trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin, hứng thú, tích cực hơn và mạnh dạn
hơn khi tham gia hoạt động. Đặc biệt là cơ và trẻ có thể gần gũi nhau hơn để
phối hợp cùng hoạt động một cách có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường
Để thực hiện tốt việc sử dụng một số đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng phế thải
vào trong các hoạt động trong ngày của trẻ đạt được kết quả cao hơn bản thân tôi
xin có một số kiến nghị đề xuất như sau:


18

Đề nghị ban giám hiệu nhà trường đầu tư thêm kinh phí để mua thêm cho
mỗi lớp một số đồ dùng phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi cụ thể như: Súng
bắn keo, kìm bấm lỗ, keo nến, kéo, sơn …và nhiều loại dụng cụ để cho cô có thể
tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động học và vui chơi của trẻ đạt
kết quả cao hơn.
* Đối với PGD&ĐT
Mở các lớp chuyên đề về làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu
phế thải để giáo viên được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn.
Trên đây là một số kinh nghiệm và kiến nghị đề xuất của bản thân. Vì chỉ
mới nghiên cứu và thực hiện trong một thời gian ngắn, và bản thân chưa có
nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những vướng mắc thiếu sót. Kính
mong ban giám hiệu, hội đồng khoa học trong nhà trường, cũng như hội đồng

khoa học cấp trên góp ý , chỉnh sửa để giúp đỡ tơi có những phương pháp hướng
dẫn tối ưu hơn khi sử dụng một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
vào tổ chức các hoạt động cho trẻ, góp phần vào cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường Mầm Non đạt hiệu quả cao.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 02 tháng 04 năm 2021
....................................................................
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
.................................................................... của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
....................................................................
NGƯỜI VIẾT SKKN
....................................................................
....................................................................
....................................................................
Đỗ Thị Diệu


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1], [3] Trang tin tức phế liệu phần 1 hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ phế
liệu.
2.[2] Mô đun 30 đồ dùng đồ chơi tự tạo trang 121,122.
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non độ tuổi 4-5
tuổi. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp, một số biện pháp hay trên mạng
intenet.



20

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SKKN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên: Đỗ Thị Diệu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Thiệu Tiến
Cấp đánh giá xếp Kết quả đánh
Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
loại (Phòng, Sở,
giá xếp loại (A, đánh giá xếp
Tỉnh...)
B, hoặc C)
loại
Một số giải pháp
Phịng giáo dục và
nhằm nâng cao chất
đào tạo Thiệu Hóa
lượng dạy và học theo
1
C
2015-2016
quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm tại trường
mầm non thiệu tiến.
Một số biện pháp sử

Phòng giáo dục và
dụng đồ dùng đồ
đào tạo Thiệu Hóa
chơi tự tạo vào các
2 lĩnh vực phát triển
A
2016-2017
cho trẻ nhà trẻ 24-36
tháng tuổi ở trường
mầm non Thiệu
Tiến.
Một số biện pháp
Phòng giáo dục và
nâng cao chất lượng
đào tạo Thiệu Hóa
giáo dục thơng qua
hoạt động ngoài trời
3
B
2017 - 2018
cho trẻ nhà trẻ 24
-36 tháng tuổi tại
trường mầm non
Thiệu Tiến.
4 Một số giải pháp
Phòng giáo dục và
C
2018 - 2019
4
nhằm nâng cao chất đào tạo Thiệu Hóa

lượng dạy và học
theo quan điểm lấy


21

5

trẻ làm trung tâm tại
trường mầm non
Thiệu Tiến.
Một số giải pháp
nâng cao chất lượng
tổ chức các hoạt
động thực hành trải

Phòng giáo dục và
đào tạo Thiệu Hóa

2019 - 2020

B
nghiệm cho trẻ lớp 34 tuổi Trường mầm
non Thiệu Tiến
TÁC GIẢ

Đỗ Thị Diệu


22




×