Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 5 mô hình dạy học mới VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG LỘC I

&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
THEO MƠ HÌNH DẠY HỌC MỚI VNEN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: P. Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hưng Lộc I
SKKN thuộc môn: Quản lý


HẬU LỘC NĂM 2021


MỤC LỤC
TT

Nội dung

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1


2.2

Mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung.
Cơ sở lí luận.
Thực trạng việc dạy - học môn Tiếng Việt và phân môn
Luyện từ và câu lớp 5 – trường tiểu học Hưng Lộc I – Hậu
Lộc – Thanh Hóa.
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 trường tiểu học Hưng
Lộc I.
Hiệu quả.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận.
Kiến nghị

2.3
2.4
3
3.1
3.2

Trang
1
1
2

2
2
3
3
4
6
19
19
19
20


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Phân mơn Luyện từ và câu ở bậc Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng cùng với
các phân môn khác giúp môn Tiếng Việt đạt được mục tiêu:
Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao lưu trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa của Việt Nam và nước ngồi.
Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Đúng vậy, dạy luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở cấp Tiểu học, “Luyện
từ và câu” là một phân mơn trong mơn học Tiếng Việt, nó cung cấp cho học sinh hệ
thống từ ngữ và kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác nội dung của vấn đề.
“Từ” là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm
chắc nghĩa của từ sẽ giúp các em trình bày câu nói, câu viết với tình cảm trong
sáng, với những câu văn tả, gợi cảm giúp cho người nghe, người đọc hiểu ý diễn

đạt của học sinh, thấy hết “lời hay, ý đẹp” trong tâm hồn trong sáng của các em. Nó
tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự
học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng không thể thiếu được của con
người thời đại văn minh. Trong chương trình lớp 5, phân mơn luyện từ và câu rèn
cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng cho
học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt
văn hố trong giao tiếp.
Như vậy có thể nói: Phân môn luyện từ và câu là cầu nối tất cả các phân mơn
của mơn tiếng Việt nói riêng, của các mơn học trong cấp học nói chung. Xuất phát
từ nhu cầu đổi mới của đất nước, nhằm cập nhật với thời đại, đáp ứng được đặc
điểm tâm lý lứa tuổi, với trình độ của học sinh, nhằm giúp học sinh thích ứng với
cuộc sống thực tiễn và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Đòi hỏi người thầy phải
đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học. Do vậy, dạy
luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Là người giáo viên nếu chỉ
bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến
thức đã được tiếp thu chun đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt
phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm
tịi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn.
Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn
và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy - học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có
sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy - học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
Có lẽ chúng ta cần nhìn nhận lại cơng tác quản lí dạy và học phân mơn Luyện
từ và câu trong nhà trường. Trong thực tế chỉ đạo chun mơn nói chung và chỉ đạo
1


giáo viên lớp 5 giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, mặc dù cán bộ quản lý nhà
trường rất tâm huyết, giáo viên nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy nhưng cơng tác
quản lí dạy và học nói chung và công tác chỉ đạo dạy phân môn Luyện từ và câu
nói riêng thật sự cịn nhiều hạn chế, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, tầm

nhìn xa. nhìn rộng chưa có và cịn mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế. Hơn
nữa, nhận thức của người giáo viên về vai trò của việc dạy và học phân môn Luyện
từ và câu chưa thật đúng. Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng dạy cho học sinh hiểu nội dung
từng bài mà họ chưa thấy mục tiêu của mỗi bài là để đạt được mục tiêu chung của
cả môn học, đó là rèn cho học sinh kĩ năng nghe - nói - đọc - viết trong từng bài
học. Kĩ năng dạy học của giáo viên chưa thật vững vàng và kĩ năng học của học
sinh còn chưa tốt. Hơn nữa đây là năm học chuẩn bị hành trang tốt nhất cho học
sinh lớp 5 hồn thành chương trình Tiểu học để lên lớp 6 tiếp cận với chương trình
giáo dục phổ thông 2018 ở bậc Trung học cơ sở nên cơng tác quản lí chỉ đạo nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu trong môn học Tiếng
Việt là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bởi vậy tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Giải pháp quản lí nâng cao chất lượng
giảng dạy phân mơn luyện từ và câu lớp 5 theo mơ hình trường học mới
VNEN”. Với hy vọng sẽ giúp đỡ đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 có
nhận thức đúng đắn về chương trình, sách giáo khoa mơn Tiếng Việt và phân môn
luyện từ và câu, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần bồi dưỡng
nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc
đổi mới giáo dục phổ thơng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về quan điểm, nhận thức của đội ngũ GV về vai trò tầm
quan trọng của phân môn Luyện từ và câu trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở
trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc. Từ đó đưa ra những giải pháp chỉ đạo chủ
yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Từ việc chỉ đạo vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù
hợp đối với phân môn Luyện từ và câu tại nhà trường để khẳng định việc nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 là cần thiết từ đó cán bộ quản
lý nhà trường có những giải pháp chỉ đạo mạnh mẽ, chặt chẽ, đồng bộ công tác
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và giải pháp nâng cao
chất lượng phân mơn Luyện từ và câu lớp 5 nói riêng tại đơn vị.
3. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu nội dung chương trình trong giảng dạy mơn Tiếng Việt lớp 5
chương trình VNEN. Khảo sát trực tiếp HS lớp 5A,5B môn Tiếng Việt và phân
môn Luyện từ và câu; các điều kiện cần thiết trong công tác giảng dạy môn Tiếng
Việt lớp 5 của trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa trong năm học
2019-2020 và năm học 2020 - 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu:
2


- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, tra cứu, phân tích các tài liệu
khoa học, sách báo, hồ sơ có liên quan đến đề tài...
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phỏng vấn,
trao đổi, quan sát, tổng kết kinh nghiệm,...
- Các phương pháp bổ trợ: Thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
“Đổi mới giáo dục” là đổi mới chỉ đạo chuyên môn trong các nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2020 – 2021, năm học trường chúng
tơi tiếp tục thực hiện chương trình Dự án Mơ hình trường học mới VNEN. Đây là
mơ hình giáo dục dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục Quốc tế. Vận
dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu và
đặc điểm của Giáo dục Việt Nam.
Mơ hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh học sinh. Tạo khơng khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ
động mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tịi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong
lớp, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Chính vì vậy mỗi giáo viên đứng lớp phải nắm vững quy trình, nội dung của
Tài liệu hướng dẫn học; phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy
thích hợp cho từng bài, từng hoạt động. Các kĩ năng giao tiếp khơng thể được hình
thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Các kiến thức về ngơn
ngữ, văn học, văn hố, tự nhiên và xã hội có thể tiếp thu qua bài giảng nhưng học

sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng hoạt
động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng tình cảm và nhân cách tốt
đẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đó là
những lí do cần thiết cho sự ra đời của phương pháp dạy học mới - phương pháp tích
cực hoá hoạt động của người học - lấy học sinh làm trung tâm trong đó thầy cơ đóng
vai trị tổ chức các hoạt động. Để đạt được những yêu cầu như trên, người quản lí
cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể bám sát theo văn bản hướng dẫn chuyên môn của
ngành và phù hợp với điều kiện thực tế trường mình.
Mục tiêu của mơn Tiếng Việt là bồi dưỡng học sinh tình u Tiếng Việt, có ý
thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; rèn kĩ năng giao tiếp; giúp học sinh hiểu
biết về tự nhiên xã hội, con người, văn hố của Việt Nam và nước ngồi.
Việc xác định mục tiêu của mơn học có vai trị vơ cùng quan trọng. Vì vậy, ngay
từ đầu năm học người quản lí phải chú trọng việc kiểm tra nhận thức mục tiêu môn
học của giáo viên. Nếu giáo viên nhận thức đúng thì sẽ có định hướng đúng khi dạy
phân môn, đảm bảo nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí nhất.
Để giáo viên xác định rõ mục tiêu của môn học cán bộ quản lý khi dự giờ thăm
lớp cần đánh giá và làm rõ mục tiêu của phân mơn sau đó đi đến đánh giá nội dung
kiến thức học sinh tiếp thu được trong bài dạy của giáo viên.
3


* Mục tiêu mơn Tiếng Việt lớp 5:
- Hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thơng qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về
xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngồi.
- Bồi dưỡng tình u tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.

* Mục tiêu phân môn luyện từ và câu lớp 5:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về
từ, câu và văn bản.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức
sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Vấn đề chỉ đạo dạy Luyện từ và câu bậc tiểu học là việc không mới xong đối
với lớp 5 là lớp học cuối cấp, khả năng tiếp cận nội dung, chương trình cũng như
phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy chúng
tơi nghiên cứu biện pháp chỉ đạo dạy phân môn luyện từ và câu lớp 5 nhằm giúp
giáo viên nắm chắc hơn phương pháp dạy học. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học
Tiếng Việt nói chung và phân mơn luyện từ và câu nói riêng.
2.2.Thực trạng việc dạy - học môn Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu
lớp 5 – trường tiểu học Hưng Lộc I – Hậu Lộc – Thanh Hóa.
2.2.1.Tổng quan về trường Tiểu học Hưng Lộc I:
Trường Tiểu học Hưng Lộc I của chúng tôi là một ngôi trường vùng biển
huyện Hậu Lộc, đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II năm 2018. Năm học 2020 – 2021
nhà trường có 579 học sinh. Đối tượng học sinh của trường đa số là con em lao động
nơng thơn, dân trí khơng cao, phụ huynh chủ yếu làm nơng nghiệp. Có nhiều học sinh
có hồn cảnh khó khăn.
Trường có 03 lớp Bốn và 03 lớp Năm nên chúng tôi ghép 2 khối thành một tổ
chuyên môn. Việc ghép khối này vừa phù hợp tình hình thực tế nhà trường vừa có
tác dụng để giáo viên dạy lớp 4, giáo viên lớp 5 trao đổi tiếp cận nội dung, chương
trình cũng như phương pháp giảng dạy mới.
a,Thuận lợi:
- 06 đồng chí giáo viên lớp 4,5 có trình độ chun mơn vững vàng, đạt giáo viên
dạy giỏi cấp Huyện, 02 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, có trách nhiệm, ln quan tâm đến chất
lượng dạy và học. Xác định dạy và học là nhiệm vụ hàng đầu, là con đường phát
triển đi lên của nhà trường.

b, Khó khăn:
4


- Nhiều học sinh có hồn cảnh, thiếu sự quan tâm dạy dỗ sát sao từ phía gia
đình. Dân trí khơng cao nên mặt bằng trình độ của học sinh không đồng đều.
- Sĩ số lớp 5 là 33 học sinh/ lớp nên giáo viên khơng có điều kiện quan tâm
đến học sinh nhiều.
- Trường ít lớp cùng khối nên việc học hỏi trao đổi chun mơn cịn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 trường
Tiểu học Hưng Lộc I:
* Chất lượng môn Tiếng việt trong năm học vừa qua:
Tôi đã điều tra chất lượng môn Tiếng Việt cuối học kỳ I của học sinh lớp 5
trường Tiểu học Hưng Lộc I năm học 2019 – 2020 được thể hiện trong bảng thống
kê sau:
Lớp
5A
5B

Số HS
34
33

Hồn thành tốt
SL
5
5

TL
14,7

15,2

Hồn thành
SL
21
20

TL
61,8
60,6

Chưa hồn thành
SL
8
8

TL
23,5
24,2

Trong đó chất lượng phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng việt được đánh
giá như sau:
Lớp
Số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
5A
5B


34
33

SL
5
5

TL
14,7
15,2

SL
21
21

TL
61,8
66,6

SL
8
7

TL
23,5
21,2

Như vậy chất lượng môn Tiếng Việt thực tế cho thấy cịn thấp, đặc biệt là
phân mơn Luyện từ và câu. Trước yêu cầu đổi mới của ngành, liên hệ thực tiễn việc
tổ chức các hoạt động dạy - học trong phân môn luyên từ và câu lớp 5, trước thực

trạng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tơi đã có biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn luyện từ và câu.
2.2.3. Chất lượng đội ngũ:
Hầu hết đội ngũ giáo viên lớp 5 của nhà trường yêu nghề, mến trẻ, có ý thức
vươn lên trong cơng tác, chịu khó học hỏi, đầu tư cho bài dạy. Thường xuyên tự
học, tự nghiên cứu, tự rèn để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tích cực
học tập chun đề dạy học theo chương trình VNEN. Bên cạnh đó vẫn cịn giáo
viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa thực sự đầu tư cho bài giảng, một số
còn chưa nắm vững mục tiêu và phương pháp dạy từng kiểu bài của phân môn
Luyện từ và câu nên trong quá trình giảng dạy chưa phát huy tích cực hoạt động
5


của học sinh, quy trình thực hiện các hoạt động cịn lúng túng; giáo viên nói nhiều,
nói hộ kiến thức cho học sinh.
Chưa phát huy khả năng tích hợp các môn học với môn Tiếng Việt và phân
môn Luyện từ và câu vì vậy các hoạt động diễn ra trong tiết dạy đều có đủ xong
cịn đơn điệu, nhàm chán, kém hiệu quả.
Một thực tế khác cho thấy giáo viên chưa xác định đúng tầm quan trọng của
mỗi phương pháp dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn tại
của mỗi phương pháp để từ đó biết vận dụng linh hoạt các phương pháp sao cho
phù hợp trong mỗi tiết dạy, đảm bảo mục tiêu của bài.
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo
viên và hoạt động học của học sinh còn hạn chế. Việc tiếp cận với phương tiện hiện
đại và đưa phương tiện đó vào dạy học vẫn cịn hạn chế. Q trình giảng dạy giáo
viên đơi khi cịn q phụ thuộc vào các lơgơ hướng dẫn, chưa đưa ra được những
khó khăn và hướng khắc phục với từng đối tượng học sinh, việc vận dụng phương
pháp dạy học theo nhóm của giáo viên cịn hạn chế, chưa tổ chức cho học sinh hiểu
sâu mục tiêu của mơn học để từ đó có biện pháp thực hiện cụ thể hơn.
Cán bộ quản lý chưa thực sự có kế hoạch đánh giá riêng phân mơn Luyện từ

và câu. Việc kiểm tra đánh giá chỉ căn cứ trên tiết dạy của giáo viên mà chưa kiểm
tra đánh giá kết quả tiếp thu và vận dụng bài của học sinh thông qua hệ thống bài
tập hay bài kiểm tra của học sinh.
2.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu lớp 5 trường tiểu học Hưng Lộc I
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng của
nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu đối với học sinh lớp 5.
Ngay tuần đầu trước khi vào năm học tôi tổ chức cho GV học tập nhiệm vụ
năm học và các văn bản chỉ đạo của ngành một cách đầy đủ, giúp GV thấy được
việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan
trọng của mỗi giáo viên mà trong đó đổi mới phương pháp dạy học phân mơn
Luyện từ và câu, có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và
chất lượng mơn Tiếng Việt nói riêng. Để giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ về
mục tiêu, tầm quan trọng của phân mơn Luyện từ và câu từ đó giúp họ có động cơ
tốt hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu tôi đã
tiến hành tổ chức cho giáo viên nghiên cứu kỹ cấu trúc chương trình phân mơn
Luyện từ và câu bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng,
Ví dụ: Tháng 9/ 2020: Tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ (giáo viên dạy lớp 4 và
lớp 5) do tôi trực tiếp chủ trì xoay quanh chủ đề đổi mới phương pháp dạy học
phân môn Luyện từ và câu trong năm học; để GV được bàn bạc, thảo luận và đề
xuất, kiến nghị những vấn đề có liên quan nhằm đổi mới phương pháp dạy học
phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng cao chất lượng mơn Tiếng Việt. Sau khi
trao đổi, thảo luận, bàn bạc, Tôi đã đưa ra nội dung định hướng giải quyết những
6


khó khăn, vướng mắc của GV giúp họ có thêm tự tin để mạnh dạn đổi mới phương
pháp dạy học phân mơn Luyện từ và câu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt lớp 5.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK

Tiếng Việt Lớp 5 đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu:
Nội dung của mỗi môn học đã được Bộ GD ban hành thực hiện như một quy
chế. Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều phải nghiêm túc thực hiện. Thường thì giáo
viên dạy theo phân phối chương trình đến đâu thì dạy đến đó, giáo viên ít quan tâm
đến những nội dung chưa dạy đến hoặc kiến thức ở lớp dưới đã học. Việc này cũng
làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả của việc dạy học. Do vậy, cơng việc của người
quản lí là kiểm tra nắm bắt nội dung chương trình mơn học là rất cần thiết, cụ thể
phải giúp cho giáo viên nắm chắc nội dung cơ bản của phân môn Luyện từ và câu
từ lớp 2 đến lớp 4, đặc biệt nắm chắc nội dung cụ thể chi tiết của phân môn Luyện
từ và câu lớp 5 theo từng chủ đề, từng dạng kiến thức:
- Ngữ âm:
+ Các bộ phận của vần (âm đệm, âm chính, âm cuối)
+ Cách đánh dấu thanh trên phần vần.
- Từ và nghĩa của từ:
+ Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt, thành
ngữ, tục ngữ).
+ Nghĩa của từ
+ Từ loại
+ Ôn tập
- Câu:
+ Câu ghép
+ Ôn tập về câu
+ Ôn tập về dấu câu
- Văn bản:
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
+ Liên kết câu trong bài bằng các từ ngữ nối.
- Các nội dung kiến thức đó được dạy lồng ghép trong các chủ điểm của môn
học Tiếng Việt như:
+ Yêu tổ quốc (Việt Nam – Tổ quốc em).

+ Bảo vệ hồ bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hồ bình).
+ Sống hài hồ với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên
nhiên).
+ Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh).
+ Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người).
+ Sống, làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh (Người công dân).
+ Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình).
7


+ Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc (Nhớ nguồn).
+ Thực hiện bình đẳng nam nữ (Nam và nữ).
+ Thực hiện quyền của trẻ em (Những chủ nhân tương lai).
Từ việc nắm vững nội dung chương trình SGK giáo viên mới có cách nhìn tổng
qt về cả phân mơn. Từ đó có định hướng cho việc dạy phân môn Luyện từ và câu
vững vàng hơn. Việc kiểm tra nội dung chương trình cả cấp học cũng vơ cùng quan
trọng, nó giúp giáo viên khi dạy học phân môn này, họ sẽ xác định được mức độ
kiến thức cần truyền thụ cho học sinh trong mỗi bài. Tránh được sự quá tải trong
dạy học cũng như tránh được sự “chồng chéo, dẫm chân lên nhau” (lớp 4 đã học,
lớp 5 lại học lại). Bởi quan điểm xây dựng chương trình của Bộ GD là mang tính
đồng tâm mở rộng ở cả cấp học.
Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân môn luyện từ và câu thì trước hết
phải bố trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt, nghiên
cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài luyện từ và câu ở mỗi đơn vị học, phải xác
định rõ vị trí của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc chủ đề gì? Bài trước đó
là bài nào? Bố trí như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau:
+ Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định được mục
tiêu đúng, đồ dùng dạy học cần có trong bài dạy đó là gì và mức độ yêu cầu học
sinh học xong bài đó học sinh vận dụng được những gì trong các môn học khác?
Với bài học này học sinh của lớp mình thường mắc những lỗi gì và giáo viên cần

phải vận dụng phương pháp, hình thức dạy học nào để học sinh khắc phục được
những lỗi đó và nắm vững được kiến thức vừa học.
Ví dụ: Khi dạy về “Từ nhiều nghĩa” là nội dung được dạy trong 3 tuần, mỗi tuần
1 tiết thuộc chủ đề “Cánh chim hịa bình ” - Chủ đề tuần 6 của tài liệu Hướng dẫn
học Tiếng Việt 5 Tập 1A. Trong đó Bài 6C là tiết học đầu tiên về “Từ nhiều nghĩa”
Bài 2: Quan sát các bức ảnh và đọc lời giải nghĩa bên dưới.

8


-Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân nội dung sau đó cho học sinh hoạt
động cặp đơi trao đổi so sánh nghĩa của các từ “răng, mũi” trong các trường hợp
trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Sau đó giáo viên cho học sinh hiểu thêm về
nghĩa từ “răng” (răng người, răng bờ cào); từ “mũi” (mũi người, mũi thuyền); từ
“tai” (tai người, tai ấm) bằng tranh ảnh kết hợp với lời giảng của giáo viên, GV
trình chiếu một số hình ảnh về các sự vật, hiện tượng.

9


Răng bờ cào

10


Tai ấm

11



Qua những bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học
sinh hiểu được từ nhiều nghĩa.
Đến hoạt động thực hành để phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển giáo viên
cần cho học sinh thực hành vào phiếu học tập nội dung sau:
Trong những câu nào, các từ “mắt, chân, đầu” mang nghĩa gốc và trong những
câu nào chúng mang nghĩa chuyển?( gạch một gạch với từ mang nghĩa gốc, gạch
hai gạch với từ mang nghĩa chuyển)
a, Mắt - Đôi mắt của bé mở to
- Quả na mở mắt
b, Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Bé đau chân
c, Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu
- Nước suối đầu nguồn rất trong
Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập giáo viên cho học sinh nêu kết quả
và chốt kết quả đúng và lưu ý cho học sinh về các từ chỉ bộ phận cơ thể người và
động vật thường là từ nhiều nghĩa.
Nhưng tới tiết 2 luyện tập về từ nhiều nghĩa ở bài này yêu cầu học sinh ở
mức độ cao hơn đó là biết đặt câu phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. Ở
tiết này giáo viên cần cho học sinh chọn các từ là động từ và đặt câu với từ đó phân
biệt các nghĩa của từ ( đi, đứng, chạy, nhảy….) .
Ví dụ: Ở bài tập 3 (Bài 7C- Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1A): “Đi”
nghĩa một là tự di chuyển bằng bàn chân (1); nghĩa hai là mang (xỏ) vào chân hoặc
tay để che, giữ (2). Với nghĩa (1) yêu cầu học sinh có thể đặt câu “Em bé đang tập
đi”, với nghĩa (2) học sinh có thể đặt câu “Trời lạnh,em phải đi tất vào chân cho
ấm”.
Đến tiết 3 học sinh phải phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm và biết
đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ. Với nội dung này
học sinh dễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, giáo viên phải cho học
sinh đọc kỹ các câu văn và phân tích rõ nghĩa từ “chín” trong từng câu văn. Từ “
chín” trong câu “Lúa ngồi đồng đã chín” (1) (hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu

hoạch được), từ “chín” trong câu “Tổ em có chín học sinh”(2) (là số tiếp theo số 8),
Từ “chín” trong câu “Nghĩ cho chín rồi mới nói”(3) (suy nghĩ kỹ càng). Như vậy sau
12


khi học sinh hiểu nghĩa từ “chín” trong ba câu văn trên các em sẽ phân biệt được
“chín” trong câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa, chúng đồng âm với từ “chín” ở câu 2.
Nghiên cứu được mục đích, u cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được
các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng nào
sẽ phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
Giải pháp 3 : Chỉ đạo giáo viên ghi nhật ký bài học
Trong bất kỳ môn học nào, việc chuẩn bị cho một tiết học cũng hết sức quan
trọng. Chuẩn bị cũng chính là lập kế hoạch cho cơng việc mình định làm, đó là việc
làm đầu tiên, tất yếu của mỗi tiết dạy. Trong mơ hình VNEN, ghi nhật ký bài dạy là
việc làm rất quan trọng và cần thiết của một người giáo viên trước khi lên lớp.
Muốn đạt được kết quả giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài dạy để ghi nhật ký cụ
thể, rõ ràng, có chất lượng, có tác dụng thiết thực, đem lại hiệu quả và phải được
thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Nhật ký bài dạy giống như một khung
xương giúp giáo viên thực hiện bài dạy một cách dễ dàng và chất lượng dạy học
chắc chắn sẽ được nâng cao.
Vậy ghi nhật ký bài học một bài Luyện từ và câu cần phải thể hiện như thế
nào?
Nhật ký phải vạch rõ mục tiêu cụ thể của tiết dạy. Các hoạt động phải cụ thể, rõ
ràng, có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp. Trong nhật ký
bài học cần phải định hướng đưa ra những từ học sinh có thể hiểu sai (theo phương
ngữ), thời điểm sử dụng đồ dùng dạy học trước lớp, câu hỏi phù hợp từng đối
tượng học sinh (khá, giỏi, trung bình, yếu) trong nhóm, đồ dùng dạy học cần có
trong bài dạy. Nội dung cần chốt trong bài là gì?
Ví dụ: Khi ghi nhật ký bài học để dạy bài 12A nội dung “Mở rộng vốn từ Bảo vệ
môi trường” giáo viên cần xác định rõ mục tiêu yêu cầu cần đạt được của tiết dạy

là cung cấp cho học sinh vốn từ về “Bảo vệ mơi trường”. Để chơi trị chơi giải ơ
chữ bí mật giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng là ảnh chụp mây, sông, biển, bãi cát,
ruộng, nước, con đường, núi, rừng và ghi sẵn bảng ô chữ vào 02 tờ giấy khổ lớn.
Nội dung cần chốt: “Môi trường là khơng khí, nước, ánh sáng…. Mỗi chúng ta có
nhiệm vụ bảo vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp”.
Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên vận dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp:
- Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của học
sinh:
Để thực hiện tốt hoạt động dạy - học thì học sinh phải là người trực tiếp
tham gia hoạt động học tập một cách tích cực. Học sinh học tập tích cực hay khơng
tùy thuộc vào bản thân có tích cực tham gia học tập trong nhóm khơng.
Học trong nhóm có nhiều phẩm chất năng lực khác nhau, đủ trình độ sẽ tạo
điều kiện cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau, kèm cặp nhau,
bổ sung cho nhau để từng học sinh dần dần hồn thiện hơn. Chính vì thế theo tơi
trong phân môn Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác nên tổ chức phân
13


nhóm đủ trình độ. Cịn nếu muốn dành thời gian cho từng đối tượng, giáo viên cần
phải phân nhóm cùng trình độ.
- Cấu tạo nhóm:
+ Mỗi nhóm 2 em (phân cặp): phân kiểu này là hiệu quả vì hai em trao đổi, làm
việc được nhiều lần trong học nhóm. Các em hỗ trợ nhau, em học tốt hỗ trợ em học
yếu hơn mình để từ đó giúp cho bạn học tập tiến bộ.
+ Phân nhóm nhiều học sinh: Có thể nhóm 4 em hoặc 6 em tùy theo vị trí ngồi và
yêu cầu của giáo viên trong việc rèn luyện học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài luyện tập sử dụng “Quan hệ từ” phân học sinh mỗi nhóm 6 em
thảo luận trong nhóm để “Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây
thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì…. nên…. hoặc chẳng những

….mà… .” Nhóm thống nhất ghi vào phiếu học tập, sau đó giáo viên cho các nhóm
báo cáo kết quả.
a, Mấy năm qua chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân
thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển
các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An,
Thái Bình, Hải Phịng, Quảng Ninh,….. đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b, Ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà
Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phịng, Quảng Ninh,…. đều có phong trào trồng
rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn cịn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như
Cồn Vành, Cồn Đen ( Thái Bình). Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ ( Nam Định).
Với hình thức dạy học theo nhóm trên học sinh thực hành tốt dạng bài luyện
tập về quan hệ từ, biết sử dụng các cặp quan hệ từ trong mơn Tiếng Việt nói chung
và phân mơn luyện từ và câu nói riêng
- Cách phân nhóm:
Yêu cầu giáo viên thay đổi học sinh trong nhóm. Các nhóm thay đổi nhóm
trưởng, để học sinh có cơ hội được tiếp xúc, giao lưu với mọi đối tượng, đồng thời
học sinh có cơ hội tốt làm nhóm trưởng.
Nhóm học tập là một thành tố đặc trưng, quan trọng của mô hình trường học
mới Việt Nam, dạy học theo nhóm là hình thức dạy học tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài dạy:
Giáo viên phải xác định rõ từng hoạt động cụ thể cần sử dụng đồ dùng nào?
Đồ dùng nào đã có sẵn? Đồ dùng nào có thể sưu tầm được? đồ dùng nào phải tự
làm? Giáo viên phải vạch rõ kế hoạch để chuẩn bị đồ dùng dạy- học có chất lượng.
Cần xác định rõ đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học nào có thể sử
dụng trong phần giới thiệu bài, trong phần giảng từ hay trong khi giải nghĩa từ khó
hiểu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Từ đồng nghĩa” để cuốn hút học sinh chú ý vào tiết học ngay
từ phút đầu tiên giáo viên tạo tâm thế thoải mái và hứng thú học tập cho học sinh
qua phần giới thiệu bài giáo viên nên sử dụng vật thật “quả cam” và hỏi học sinh:

14


“Trên tay cơ cầm gì?” học sinh trả lời “quả cam hoặc trái cam”. Giáo viên nêu vấn
đề từ quả (cam), trái (cam) thuộc loại từ gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học
hơm nay. Để giúp học sinh hiểu từ “ Khiêng - vác” giáo viên nên sử dụng ảnh chụp
để giảng từ giúp học sinh nắm được nghĩa của từ “khiêng” là nâng và chuyển vật
nặng hoặc cồng kềnh bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại; “vác” là nâng,
chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai.

Ví dụ: Khi dạy bài “Từ trái nghĩa” giáo viên cho học sinh quan sát 2 sợi dây dù, 1
sợi dây dài 1 m, còn sợi kia chỉ dài 30cm. Giáo viên cho học sinh so sánh độ dài
của 2 sợi dây để rút ra từ dài – ngắn. Từ đó giáo viên cho học sinh so sánh nghĩa
của hai từ dẫn dắt học sinh vào bài học “Từ trái nghĩa”. Đến hoạt động thực hành
giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm để tìm từ trái nghĩa, sau đó tổ chức
cho học sinh chơi trị chơi, trong cùng một thời gian đội nào tìm được nhiều cặp từ
trái nghĩa đúng đội đó thắng cuộc.
15


Như vậy trong q trình dạy học phân mơn luyện từ và câu việc giáo viên lựa
chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp sẽ tạo cho học sinh lĩnh
hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng sinh hoạt của khối tổ
chuyên môn.
- Sinh hoạt chuyên môn: Được thực hiện bao gồm sinh hoạt chuyên môn thường
xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.
+ Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên: Tổ chức thực hiện sinh hoạt đúng theo quy
định 02 lần/ tháng. Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên, là một hoạt
động chính để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đặc biệt năm học 2020- 2021 là năm

học nhà trường tiếp tục thực hiện dạy học theo chương trình VNEN và là năm học
có nhiều nội dung điều chỉnh ở học kỳ 2 để học sinh lên lớp 6 tiếp cận chương trình
thay sách giáo khoa mới một cách tốt nhất nên đòi hỏi giáo viên phải đổi mới căn
bản về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Chính vì vậy sinh hoạt chuyên
môn là nội dung then chốt để giáo viên trao đổi những khó khăn vướng mắc trong
việc thay đổi vai trò của người giáo viên là tổ chức lớp học thành các nhóm và theo
dõi, hướng dẫn hoạt động học của mỗi học sinh ở nhóm học tập, chốt lại những
kiến thức cơ bản nhất của bài học. Từ những yêu cầu trên tôi xây dựng kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn cụ thể hàng tuần, tháng, hàng kỳ, cả năm học. Nội dung sinh
hoạt tổ chuyên môn bao gồm các vấn đề như: Trao đổi về nội dung, phương pháp
dạy hoc, đánh giá kết quả học tập và giáo dục của học sinh, công tác tổ chức lớp
học, Điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học và triển khai các tài liệu bồi dưỡng chuyên
môn liên quan, chia sẻ những kinh nghiệm hay của giáo viên, tổ chuyên môn về
công tác dạy học.
+ Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: Đây là nội dung sinh hoạt đã được lên kế
hoạch của tháng, học kỳ hoặc cả năm, cán bộ quản lý đưa ra nội dung để tổ chun
mơn lựa chọn.
Ví dụ: Sinh hoạt chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phân mơn Tiếng Việt,
chun đề tìm hiểu về thành ngữ tục ngữ Việt Nam theo từng chủ điểm.... Tổ chức
cho các giáo viên trong khối 4,5 cùng tham gia dự giờ nhằm học tập kinh nghiệm
của đồng nghiệp. Đến nội dung đánh giá rút kinh nghiệm tôi chỉ đạo cho giáo viên
đánh giá giờ dạy của giáo viên thông qua quá trình học và kết quả học của học sinh
thơng qua các hệ thống câu hỏi đó là: Học sinh có thực sự tự học khơng? Học sinh
có tự giác, tích cực khơng? Các nhóm hoạt động có đều tay, sơi nổi khơng, có hiểu
được ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ khơng? Nhóm trưởng điều hành nhóm có
tốt khơng? Học sinh có hồn thành các hoạt động nêu trong sách khơng? Học sinh
có hiểu bài, hồn thành mục tiêu bài học khơng?...vv.
Ví dụ: Sinh hoạt chun mơn về các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực, trong
đó khơng chỉ trao đổi về mặt lí luận mà tập trung thảo luận về khả năng áp dụng
thực tiễn dạy học của khối tổ. Qua đó thống nhất lựa chọn phương pháp/ kỹ thuật

dạy học tích cực để tất cả giáo viên cùng sử dụng trong dạy học; cũng thông qua
16


sinh hoạt chuyên môn trao đổi để giáo viên nhận thức rõ về việc “Dạy học là quá
trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”.
Giáo viên đóng vai là người tổ chức, kiểm tra và định hướng hoạt động học của học
sinh.
- Xây dựng các tiết dạy minh họa:
Để các buổi sinh hoạt chun mơn có nội dung đa dạng, có hiệu quả tôi đưa ra
một số tiết dạy minh họa để giáo viên dự cùng trao đổi thảo luận tìm ra các biện
pháp hay, sát thực với từng nội dung bài học. Trao đổi những kinh nghiệm giảng
dạy trong khối, tập trung đi sâu vào phân môn Luyện từ và câu từ phương pháp tới
các hình thức tổ chức của từng dạng bài dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh về
những nội dung giáo viên còn vướng mắc khi dạy phân mơn luyện từ và câu
Ví dụ : Bài câu ghép (Tuần 19A – Tài liệu hướng dẫn học lớp 5 Tiếng Việt tập
2A - trang 3).
- Vấn đề khó: Nhận biết về câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu
trong câu ghép; đặt được câu ghép.
- Cách giải quyết:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó
(1)
to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. (2) Con chó chạy sải
thì khỉ gị lưng như người phi ngựa.(3) Chó chạy thong thả, khỉ bng thõng hai tay,
ngồi ngúc nga ngúc ngắc.(4)
- Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong
từng câu.
- Xếp các câu trên vào một nhóm thích hợp.

- Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành)
- Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành).
- Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu
đơn được khơng ? vì sao ?
Để trả lời các câu hỏi trên giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu.
Ví dụ : Câu thứ hai nói đến con vật nào? Con chó làm gì ? Con khỉ làm gì ?....
Từ đó học sinh tìm được chủ ngữ - vị ngữ của từng vế câu.
- Hướng dẫn học sinh xếp câu theo nhóm câu đơn, câu ghép.
Giáo viên lưu ý học sinh xác định từng câu, nếu là câu ghép thì các vế câu có quan
hệ chặt chẽ với nhau về ý khơng? Chúng có thể tách mỗi cụm chủ - vị trong các câu
thành một câu đơn không?
+ Phần luyện tập: Giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức dạy học để học sinh
thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Bài 1 cho học sinh làm nhóm đơi.
- Bài 2 cho học sinh trả lời miệng.
17


- Bài 3 cho học sinh làm vở (chú ý vế thêm vào phải có quan hệ về ý với vế đã
cho).
Ví dụ : Bài 5A: Tình hữu nghị - Lớp 5 - tập 1A – Tài liệu Hướng dẫn học lớp 5
trang 77 - 79.
Xây dựng kiến thức về nghĩa của từ "hịa bình". Tìm từ đồng nghĩa với từ "hịa
bình". Viết đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của bức tranh làng quê.
- Cách giải quyết
* Cho HS đọc yêu cầu của HĐ4. Thảo luận trong nhóm lớn chọn thẻ nêu từ đúng
nghĩa của từ "hịa bình"
+ GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
+ Thống nhất đáp án đúng: "Hịa bình Trạng thái khơng có chiến tranh".

* Thi tìm từ đồng nghĩa với từ "hịa bình "
- Cho chủ tịch Hội đồng tự quản làm quản trị.
- Tổ chức cho 3 nhóm chơi, các nhóm cịn lại là trọng tài.
- Mỗi nhóm có 1 bộ thẻ từ gồm các từ: bình n, lặng n, hiền hịa, thanh bình,
tĩnh lặng, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh, tĩnh mịch.
- Cả nhóm tìm các thẻ có chứa từ đồng nghĩa với từ "hịa bình" rồi đính lên bảng.
- Nhóm trọng tài vừa cổ vũ vừa hát bài "Em u hịa bình".
- Nhóm nào tìm đúng, đủ và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
- Trọng tài nhận xét đánh giá nhóm thắng, thua.
- GV cho từng cá nhân đặt câu có từ đồng nghĩa với từ "hịa bình"
Bài 17A: Trang 117 - Tài liệu Hướng dẫn học Lớp 5 Tập 1B
Nội dung: Tổng kết từ và cấu tạo từ.
*HĐ5: Yêu cầu HS đọc nội dung các thông tin sau:
Xếp các từ trong khổ thơ sau vào nhóm thích hợp: (các từ được phân cách
với nhau bằng dấu gạch chéo)
Hai /cha con /bước /đi /trên /cát/
Ánh /mặt trời/ rực rỡ /biển /xanh/
Bóng /cha/ dài/ lênh khênh/
Bóng /con /trịn/ chắc nịch/
Hồng Trung Thơng
- Giáo viên cho học sinh thảo luận và làm trong nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, trịn.
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
- Yêu cầu học sinh nêu cách phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.
*HĐ6:
- Nhóm trưởng đọc nội dung hoạt động.
18



- Yêu cầu lần lượt từng bạn trong nhóm nói.
- Báo cáo kết quả với giáo viên.
a, Đánh cờ, đánh giặc, đánh trốn Từ nhiều nghĩa
b, Trong veo, trong vắt, trong xanh Từ đồng nghĩa
c, Ngôi sao, sao thuốc, sao thêm ba lần Từ đồng âm
* HĐ7:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: Tìm và viết vào bảng nhóm từ đồng
nghĩa với các từ in đậm trong bài văn “Cây rơm” sau:
Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất
hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều khơng cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa
ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào
đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt
này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp,
cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết
bao khi tựa mình vào cây rơm và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm
của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Phạm Đức
- Giáo viên cho cả nhóm thảo luận, viết vào bảng nhóm các từ đồng nghĩa.
+ Tinh ranh: ma ranh, ranh ma, ranh mãnh, tinh nghịch, tinh khôn...
+ Dâng: Tặng, biếu, nộp...
+ Êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu...
- Các nhóm đính bảng nhóm lên bảng.
- GV chốt kết quả đúng.
* HĐ8:
- HS thảo luận nhóm đơi tìm ra các từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

Có mới nới ..............
Mạnh dùng sức, ......... dùng mưu.
- Giáo viên cho học sinh nêu kết quả thảo luận trước lớp.
mới >< cũ ; mạnh >< yếu
Như vậy thông qua các tiết dạy minh họa giáo viên đã được trao đổi, đúc rút
kinh nghiệm, học hỏi qua đồng nghiệp và biết lựa chọn cho mình phương pháp dạy
học tích cực giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Việc đổi mới
19


công tác sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên nắm vững vàng hơn về những nội
dung cần đổi mới trong q trình dạy học theo mơ hình VNEN.
Giải pháp 6: Đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất và sự phối kết hợp giữa các tổ
chức trong nhà trường và địa phương.
a. Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, sách giáo khoa:
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa đây là điều kiện tối thiểu giúp các em
học tốt môn luyện từ và câu.
- Tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương phải đảm bảo phòng
học và bàn ghế đúng qui cách cho học sinh, phòng học đủ về ánh sáng, bàn ghế
phải đảm bảo để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học theo nhóm một cách dễ
dàng.
- Đầu tư về trang thiết bị như máy chiếu đa năng, máy vi tính giúp giáo viên sử
dựng có hiệu quả các loại đồ dùng này phù hợp với từng tiết dạy, các tiết dạy sẽ nhẹ
nhàng hơn, sinh động hơn nâng cao chất lượng hiệu quả tiết học.
b. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các tổ chuyên môn trong nhà
trường
Ở trường Tiểu học, tổ chun mơn đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
việc chuẩn bị điều kiện thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Người tổ trưởng chuyên môn được ví như "cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà
trường", trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy và học. Công

tác tổ chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động
của tổ chun mơn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường một cách bền vững yêu
cầu đặt ra là phải chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chuyên môn với nhau trong sinh hoạt
để từ đó giáo viên được cùng nhau trao đổi chia xẻ những kinh nghiệm hay về lĩnh
vực chuyên môn.
c. Làm tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, sự quan tâm của
gia đình.
- Thơng báo và nhận xét kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh học sinh thông
qua sổ liên lạc điện tử. Ln ln nắm bắt tình hình học tập ở nhà của học sinh để
có biện pháp phối kết hợp với gia đình phụ đạo, bồi dưỡng học sinh kịp thời.
- Cùng với hội khuyến học của thôn để nắm bắt tình hình gia đình các em để tìm
hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến học luyện từ và câu cịn yếu, chưa chăm
học, từ đó giáo viên chủ nhiệm tìm giải pháp để giúp đỡ các em.
- Tìm ra những tồn tại của học sinh để từ đó giáo viên có biện pháp khắc phục từng
lỗi sai của học sinh qua các tiết dạy trên lớp.
2.4. Hiệu quả:
Kết quả được đánh giá cuối học kỳ I lớp 5 năm học 2020 - 2021 cụ thể như
sau:
+ Môn Tiếng Việt:
20


Lớp

Số HS

5A
5B


34
33

Hồn thành tốt
SL
TL
12
35,3
11
33,3

Hồn thành
SL
TL
22
64,7
22
66,7

Chưa hồn thành
SL
TL
0
0

Trong đó chất lượng phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng việt được
đánh giá như sau:
Lớp

Số HS


Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
34
12
35,3
22
64,7
0
5B
33
10
30,3
23
69,7
0
Như vậy sau một năm áp dụng các biện pháp chỉ đạo giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu như trên, so sánh chất lượng môn Tiếng Việt năm học 2019 – 2020
với năm học 2020- 2021 thì chất lượng năm học 2020 – 2021 đã được nâng lên, tỷ
lệ học sinh đạt “Hoàn thành tốt” cả hai lớp đều được nâng lên vượt bậc, khơng cịn
học sinh yếu mơn Tiếng Việt.
- Giáo viên dạy lớp 5 nắm khá vững mục tiêu môn học, bài học, những yêu cầu

kiến thức cần đạt được trong từng dạng bài.
- Giáo viên đã thể hiện được giờ dạy Luyện từ và câu mang đúng nét đặc trưng
của phân môn, biết kết hợp các phương pháp dạy khá linh hoạt, phù hợp, sáng tạo.
- Việc tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng trong bài dạy đã được giáo viên quan
tâm thường xuyên hơn.
- Qua việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân môn
Luyện từ và câu, giáo viên đã dần hình thành phương pháp học tập chủ động, tích
cực cho học sinh. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và tự tin hơn trong giờ học.
Nhờ đó mà kiến thức Tiếng Việt của học sinh cũng được nâng lên một bước rõ rệt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Để nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 người
giáo viên phải hết sức coi trọng hoạt động dạy học của học sinh tập trung hướng
vào người học, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên có nghệ thuật sư
phạm để hướng dẫn mỗi cá nhân học sinh chiếm lĩnh tri thức.
- Giáo viên cần tổ chức linh hoạt các hoạt động, tổ chức hoạt động này lồng trong
hoạt động kia. Các hoạt động chuyển tiếp bằng những câu nhẹ nhàng đưa ra những
tình huống cuốn hút sự tò mò của học sinh. Trong mỗi hoạt động phải có sự lựa
chọn hình thức, biện pháp đa dạng để học sinh tiếp thu bằng nhiều giác quan, đồng
thời cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học và phải dụng linh hoạt, phù hợp và mang
tính hiệu quả.
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình của từng bài, cả mơn học, lập ra kế hoạch
cụ thể có thể cải tiến sáng tạo.
21


- Tổ chức trò chơi (chơi để học), trò chơi liên quan đến nội dung bài học. Tạo
khơng khí thi đua trong việc tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận. Sau mỗi
hoạt động, cuối tiết học, tổ chức học sinh tự bình xét cá nhân, nhóm hồn thành tốt.
- Đối với cán bộ quản lý cần quan tâm chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ

giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ để giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và tài
liệu hướng dẫn học, vận dụng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường
Cần tạo điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự
làm đồ dùng phù hợp và tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại trên máy chiếu
prozecter.
* Đối với phòng giáo dục
Quan tâm tổ chức thường xuyên chuyên đề dạy phân môn Luyện từ và câu theo
hình thức liên trường để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm, nâng cao
nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy phân mơn
Luyện từ & câu nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
* Đối với sở giáo dục và đào tạo
Tăng cường đầu tư, tham mưu liên kết với công ty thiết bị đồ dùng để in
thêm tranh ảnh và đĩa mềm phục vụ thiết thực cho phân môn Luyện từ và câu.
Trên đây là những biện pháp cụ thể mà bản thân đã chỉ đạo thực hiện và
bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực tại trường Tiểu học Hưng Lộc I. Kính mong
được sự góp ý của các cấp quản lý và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
...........................................................
...........................................................
..........................................................
................................................................

Hậu Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

Người viết

Nguyễn Thị Hương

22


×