Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng học học sinh nói tục, chửi thề ở trường THCS phú lệ, huyện quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào, chứa
đựng tiềm năng phát triển rất lớn. Vì vậy, học sinh cần được bồi dưỡng trong
một mơi trường tốt đẹp, được hưởng một nền giáo dục lý tưởng. Nhưng bên
cạnh những điều hay lẽ phải được truyền tải từ thầy cơ, cha mẹ thì đơi khi học
sinh vẫn bị ảnh hưởng xấu bởi những điều không tốt, nó tạo thành một hiện
tượng: nói tục, chửi thề.
Một trong những điều cấm kỵ trong ngơn ngữ giao tiếp đó là nói tục chửi
thề. Tuy nhiên, hiện nay con người lại quá lạm dụng, phát ngôn tự do để tạo điều
kiện cho những lời lẽ phản văn hoá, thiếu văn minh ngày càng lan rộng và trở
thành hiện tượng trong xã hội. Đặc biệt là các em học sinh đang ngồi trên ghế
nhà trường, các em được coi là trong sáng như tờ giấy trắng, cần được tô vẽ
những điều tốt đẹp nhưng lại bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu như nói tục
chửi thề. Ơng bà ta thường nói rằng: “Lời nói gói vàng” [1], song hiện nay đối
với các em học sinh, nói tục, chửi bậy trở thành một “xu hướng” đang được phổ
biến và lan rộng.
Hiện tượng nói tục, chửi thề phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là
ở các em học sinh THCS nói chung và học sinh THCS Phú Lệ nói riêng. Sự tự
do và lối suy nghĩ thiếu chín chắn đã khiến cho một số học sinh phát ngôn
những lời lẽ thiếu văn minh thậm chí là xúc phạm người khác. Những lời nói
tục, chửi thề thường xuất hiện trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh cãi hoặc
trong chính cuộc sống thường ngày, nó trở thành “câu cửa miệng” hoặc thói
quen phát ngơn. Những lời nói ấy đã dẫn hình thành nên thói quen xấu của
những học sinh, lâu dần hình thành nên nhân cách, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quá trình hình thành nhận thức và tư duy. Hơn hết, nói tục, chửi thề khiến
cho chúng ta khó khăn hơn trong q trình giao tiếp đúng nghĩa. Những lời nói
ấy có thể gây nên những ác cảm, khiến người khác đánh giá chúng ta là một
con người vơ văn hố và thiếu giáo dục. Đối với người nghe, lời nói thơ tục
gây ra sự khó chịu, phẫn nộ, bực bội khi giao tiếp. Họ sẽ khơng muốn nói
chuyện với những người có thói quen nói tục chửi thề bởi nó ảnh hưởng đến


nhận thức, hành động về sau. Thậm chí, làm đảo lộn những giá trị đạo đức,
chuẩn mực của xã hội đề ra.
Và lẽ dĩ nhiên không tự nhiên mà con người có thể phát ngơn những lời
lẽ thiếu văn hố như vậy. Có thể là do mơi trường sống không lành mạnh, trong
sạch khiến con người ta dễ lây nhiễm những thói hư tật xấu. Nhất là học sinh lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ thiếu văn minh của cha mẹ chúng và
những người xung quanh. Những người đó thường là những người thiếu sự
quan tâm, dạy dỗ của gia đình và thầy cơ. Quan trọng nhất vẫn là do chưa có
sự nhận thức để những lời nói thơ tục du nhập, tiếp nhận chúng và sử dụng
chúng như ngơn ngữ thơng thường.
Chính vì vậy, mà vai trị của giáo dục vơ cùng quan trọng. Nhà trường và
các bậc phụ huynh cần kết hợp để dạy dỗ học sinh, phổ biến những nội quy, đưa


2
ra những hình thức xử lý chính đáng cho những người vi phạm. Người lớn cần
cho các em học sinh biết và hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp tối
thiểu để trở thành một con người văn minh trong xã hội. Vì vậy, hơn bao giờ hết
nhận thức được vấn đề nghiêm trọng nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải
pháp nhằm hạn chế hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề ở trường THCS
Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm giúp học sinh rèn cho mình
ý thức trong văn hóa ứng xử, chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, đề
giúp các em trở thành con ngoan, trị giỏi, người có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh nói tục, chửi thề ở
trường THCS Phú Lệ, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Giảm thiểu và tiến tới chấm dứt hiện tượng nói tục, chửi thề ở học
sinh THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề thực trạng sử dụng ngơn ngữ khơng chuẩn mực,
nói tục, chửi thề của học sinh THCS ở trường THCS Phú Lệ, huyện Quan Hóa,

tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu từ các bài báo có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu
của đề tài.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp xử lý thơng tin:
+ Mã hóa thơng tin định lượng.
+ Phân tích thơng tin định tính.
- Phương pháp thống kê.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Điều tra thực trạng nói tục, chửi thề trong đối tượng học sinh THCS, điều
tra cả phụ huynh học sinh.
Điều tra cả các nguyên nhân, nơi nói tục, chửi thề.
Đưa ra các giải pháp đã qua sàng lọc áp dụng vào ngay chính đối tượng
học sinh trong trường và dựa vào nhiều kênh để đánh giá, phân tích kết quả.
Tuyên tuyền, huy động cả đội cờ đỏ, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh,
người dân trong xã và chính các học sinh trong trường vào cuộc cùng phê bình,
nhắc nhở để sửa hiện tượng nói tục, chửi thề.


3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Bác Hồ kính yêu đã nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có

đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” [2]. Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên
suốt trong quá trình suy nghĩ và hành động của một con người. Người có đạo
đức tốt ắt hẳn suy nghĩ và hành động đúng.
Trong trường học giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của
quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng
trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người. Vì thế, người học sinh phải
luôn chú trọng rèn cả đức lẫn tài. Việc học chữ phải kết hợp với học làm người
nhằm rèn luyện để trở thành một con người phát triển một cách toàn diện.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế tồn cầu hóa, hịa nhập khu
vực và quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu đòi hỏi nhân tài cho đất nước ngày
càng cao hơn, chất lượng hơn. Vậy mà hiện nay, còn một bộ phận không nhỏ
học sinh đang ứng xử một cách vơ văn hóa. Nếu chúng ta cứ thả lỏng cho việc
nói tục, chửi thề thành một thói quen thì nó sẽ trở thành một hình ảnh xấu. Từ
bng lỏng về mặt ngơn ngữ sẽ có bng lỏng về hành vi khác. Do đó, chúng ta
cần phải ngăn chặn để cho chất lượng cuộc sống của thế hệ trẻ được tốt hơn.
2.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Nói tục là gì?
Nói tục là sự chửi rủa, sử dụng những từ ngữ mang tính phỉ báng, xúc
phạm, thơ lỗ hoặc có những cử chỉ lăng mạ đối với người khác.
2.2.2. Chửi thề là gì?
Chửi thề là một câu nói dưới dạng tinh lược (dạng khơng đầy đủ) dần trở
thành ngôn ngữ, mang sắc thái phản cảm, nghĩa từ nguyên trở nên mờ nhạt,
thậm chí biến mất. Thường nó được rút gọn chỉ cịn phần “chất” nhất và nó
ngày càng được biến dạng đến nỗi người ta chỉ nhìn thấy phần lõi của nó và
được dân gian đặt cho một số tên như “văng tục”, “chửi tục”...
Theo từ điển Hán văn của Cù Phông cư sĩ thi: “Chửi thề là phát ngôn với
một phong thái tục tằn, khẩu khí hồ đồ, trong lúc bản thân ở trạng thái vui buồn
hay chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chửi thề lúc đó trở thành thói quen, chửi
cho đỡ “ngứa miệng”, “chửi cho có lời mà nói vậy” [3].

2.2.3. Nói tục, chửi thề là gì?
Nói tục chửi thề là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự
tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng khơng lịch sự, thơ lỗ, khơng có
văn hóa. Có thể đó chỉ là lời nói đối với họ là chuyện bình thường nhưng ở trong
mối quan hệ giao tiếp thì nó khơng phù hợp.
Theo PGS Văn Như Cương thì: “Hiện tượng nói năng bậy bạ là do thói
quen chứ đa phần không thuộc về là bản chất, ý thức của các em học sinh” [4].
PGS Văn Như Cương nhận định: “Nói bậy, chửi thề có thể do các em học
sinh thấy người xung quanh nói nhiều, lại khơng được ai nhắc nhở rằng việc đó


4
là sai trái nên cứ quen miệng học theo. Ngay cả khi các em phát ngôn ra những
từ tục tĩu ấy tôi tin rằng các em không hề liên tưởng đến những hình ảnh thật,
nghĩa đen thực sự của từ ngữ đó” [4].
2.3. Thực trạng vấn đề học sinh nói tục, chửi thề ở trường THCS Phú
Lệ hiện nay
2.3.1. Tình hình nhà trường và học sinh trường THCS Phú Lệ
Trường THCS Phú Lệ nằm trên địa bàn Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan
Hóa, tỉnh Thanh hóa. Đây là một xã miền núi cách trung tâm huyện 25 km, nằm
ở phía Tây Bắc của huyện Quan Hóa. Địa bàn phức tạp, chia cắt, dân cư thuộc 3
dân tộc Thái, Mường, Kinh. Là một trường ở trên địa bàn dân cư gồm thành
phần cơ bản là người dân tộc thiểu số (Thái, Mường...), người dân chủ yếu làm
nghề nông, làm rẫy...điều kiện kinh tế của nhân dân cịn khó khăn, chưa phát
triển một cách đồng bộ. Do điều kiện gia đình và tính ỷ lại của một số phụ
huynh, khốn trắng việc học tập của con em mình cho nhà trường, cho giáo viên,
chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình ở nhà.
Nhà trường hiện nay có 4 lớp học với 80 học sinh. Trường có tổng 9 cán
bộ giáo viên. 100% giáo viên của nhà trường đều có trình độ đạt chuẩn và trên
chuẩn. Học sinh nhà ở xa trường, qua sông nên việc học của học sinh cịn gặp

nhiều khó khăn.
Trong tình trạng hiện nay, ý thức học tập của nhiều em bị giảm sút, thiếu
dồ dùng, dụng cụ trong học tập,... thiếu sự quan tâm dạy bảo của phụ huynh nên
nhiều học sinh khơng có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong rèn
luyện đạo đức.
Qua những thuận lợi và khó khăn trên, việc xây dựng cho học sinh những
thói quen về nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết.
2.3.2. Khái quát chung về vấn nạn nói tục, chửi
thề của giới trẻ hiện nay
Trước hết ta cần hiểu “nói tục, chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện
tượng con người dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp
với nhau hằng ngày.
Lời nói là cơng cụ giao tiếp, thể hiện phẩm chất đạo đức, trình độ nhận
thức của mỗi người. Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút những kinh nghiệm quý
báu và có lời chỉ dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở” [1]. Lời ăn, tiếng nói
thể hiện văn hóa giao tiếp ứng xử của con người, góp phần hình thành nếp sống
văn hóa của xã hội. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại ngày nay, nét văn hóa này
khơng cịn được một bộ phận các bạn trẻ coi trọng và có ý thức trau dồi. Văng
tục, chửi thề đang dần trở thành thói quen hàng ngày, thậm chí là những câu cửa
miệng của nhiều bạn trẻ. Biều hiện của hiện tượng này là việc học sinh dùng từ
ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm của người khác hoặc đơi khi chỉ là
nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
Hơn thế, nói tục, chửi thề thời hiện đại đã được chuyển sang những dạng
từ ngữ khác, mà các bạn trẻ gọi đó là ngơn ngữ thời @. Chúng ta có thể kể đến
như: “vãi chưởng”, “đừng có lăn tăn”, “bố tướng”, “dkm”, “phắn”, …Mặc


5
dù, nó khơng vi phạm tuần phong, mĩ tục nhưng nó lại khiến cho lời nói trở nên
thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Hiện nay, thanh niên Việt Nam trong đó có học sinh

THCS, sử dụng ngơn ngữ này như là một thứ mốt, có thể lạo ra một cái gì đó
mang nét riêng, đặc thù của lứa tuổi.
2.3.3. Thực trạng vấn đề học sinh nói tục, chửi thề ở trường THCS
Phú Lệ hiện nay
2.3.3.1. Thực trạng
Qua công tác giảng dạy, chủ nhiêm và công tác tổng phụ trách Đội bản
thân tôi đã quan sát, theo dõi học sinh trong giờ ra chơi, lúc truy bài, trên đường
đến trường, về nhà và qua phỏng vấn trực tiếp một số ít học sinh tơi nhận thấy
hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề rất nhiều. Học sinh nói tục, chửi thề như
một thói quen trong giao tiếp hàng ngày, nói trong khi đến trường, trong sân
trường lúc vui chơi, nói trong lớp học, trong lúc truy bài, nói cả khi trao đổi với
nhau những thơng tin rất bình thường.
Qua phiếu điều tra 80 học sinh ở cả bốn khối lớp 6, 7, 8, 9 tơi thu được
tình trạng nói tục, chửi thề của học sinh trường THCS Phú Lệ như sau:
Nói bậy
Tổng
Nói nhiều
Ít nói
Rất ít nói
Khơng nói
rất nhiều
số
SL

TL

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

80

9 11,25% 13 16,25% 27 1,25% 16 20% 15 18,75%
Qua điều tra bằng phiếu đối với 30 phụ huynh về hiện tượng nói tục, chửi
thề của con em họ khi ở nhà thu được kết quả như sau:
Tổng số
30

Nói thường xun
14

46,67%

Nói ít
13

43,33%


Khơng bao giờ nói
3

Trong sổ cờ đỏ theo dõi học sinh nói tục, chửi thề rất nhiều:

Sổ tổng hợp của Đoàn, Đội [5]

10%


6
Thậm chí ngay cả trong giờ học hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề vẫn
cịn nhiều. Nhiều học sinh bị ghi vào sổ đầu bài do nói tục, chửi thề.

Học sinh nói tục bị ghi vào sổ đầu bài [5]


7
2.3.3.2. Nguyên nhân của hiện tượng nói tục, chửi thề
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nói tục, chửi thề, nhưng chủ yếu là
những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là gia đình thiếu quan tâm giáo dục con, cháu về lời ăn, tiếng nói
thật chuẩn mực ngay khi các em bắt đầu học nói (nên nói gì, khơng được nói gì
và tại sao như vậy), từ khi các em còn bé (dạy con từ thuở còn thơ).
Người lớn trong nhiều gia đình chưa thật sự làm gương, thiếu gương mẫu
trong giao tiếp, còn văng tục, chửi thề một cách thoải mái trước mặt con cháu và
không kịp thời giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn khi các em vi phạm, không xử phạt
nghiêm minh khi các em tái phạm.
Một số gia đình phó mặc tồn bộ con cái cho nhà trường. Cha mẹ có q
nhiều áp lực cơng việc, q bận rộn khơng có nhiều thời gian quan tâm, chăm

sóc, giáo dục con cái như trước đây. Cũng bởi thế, con cái có nhiều thời gian tự
do hơn, tự do tiếp nhận thơng tin và tự do làm theo ý mình hơn mà khơng có
người hướng dẫn, định hướng.
Thứ hai là chương trình mơn giáo dục đạo đức chưa thật sát với từng lứa
tuổi, đặc biệt với học sinh mầm non, tiểu học là đối tượng cần "học ăn, học nói,
học gói, học mở" [1]. Môn học này chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn kỹ
năng giao tiếp cho các em.
Thứ ba là ở trường học, tuy trong bản nội quy từng trường đều có quy
định học sinh khơng được nói tục, chửi thề... nhưng việc này không được quan
tâm thường xuyên khi sinh hoạt toàn trường, trong tiết sinh hoạt hàng tuần của
giáo viên chủ nhiệm, trong tiết học môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân... Khi
phát hiện học sinh nói tục, chửi thề thì khơng ít giáo viên làm ngơ, không kịp
thời nhắc nhở, chấn chỉnh (một phần do ngại đụng chạm, nhất là học sinh vi
phạm không học ở lớp mình làm giáo viên chủ nhiệm). Học sinh vi phạm nói
tục, chửi thề nhiều lần chưa được xử lý nghiêm minh, giáo dục đến nơi đến chốn
với những biện pháp giáo dục phù hợp.
Thứ tư là học sinh bị tác động bởi môi trường giao tiếp từ trong gia đình,
khu phố, ngồi xã hội và trên các trang mạng xã hội.
Thứ năm là bản thân học sinh cịn hạn chế về nhận thức, chưa thấy việc nói
tục, chửi thề là một tật xấu (vì nhiều người lớn xung quanh mình vẫn nói thường
xun ở mọi nơi, mọi lúc nhưng có ai bị sao đâu?). Có em coi việc nói tục, chửi
thề là “model” của thời đại hiện nay, thể hiện bản lĩnh cá nhân của mình.
2.4. Một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng học sinh nói tục, chửi
thề ở trường THCS Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.4.1. Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền
cho học sinh về thực trạng nói tục, chửi thề, nguyên nhân, hậu quả và những
biện pháp chung để khắc phục qua các buổi ngoại khóa, chào cờ, các giờ học
mơn Giáo dục cơng dân…
Nâng cao nhận thức cho học sinh, giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng
của văn hóa giao tiếp đồng thời cũng hiểu được tác hại của việc lệch lạc trong

ngôn ngữ, cùng nhau chung tay làm trong sạch nói tục, chửi thề.


8
Bản thân học sinh phải tích cực tiếp thu và học tập theo những chuẩn mực
đạo đức đúng đắn.
Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề liên quan
đến vấn đề. Đây là cơ hội rất tốt để cho học sinh nói lên những suy nghĩ, những
hiểu biết, những quan điểm của mình, và chia sẻ những kinh nghiệm của bản
thân giúp cho mỗi học sinh có thể làm sáng rõ nhiều vấn đề, và học hỏi được
nhiều kinh nghiệm hay.

Tuyên truyền dưới cờ và biểu dương học sinh tiêu biểu [5]
Nhà trường phối hợp với phát thanh viên của xã tuyên truyền về vấn đề
học sinh nói tục, chửi bậy nhằm tuyên truyền đến đông đảo người dân, phụ
huynh và học sinh mọi lứa tuổi để cả cộng đồng chung tay góp sức.
Đồn, Đội tổ chức phát tờ rơi tới các bậc phụ huynh và các học sinh để
cùng giáo dục, nhắc nhở con em.

Phát tờ rơi tuyên truyền [5]


9
2.4.2. Giải pháp 2: Thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử
cho học sinh
Giải pháp này giúp cho học sinh nhận ra những điều phù hợp với chuẩn
mực xã hội, không bị rơi vào trạng thái cô đơn hoặc bị cô lập về tinh thần và đời
sống; giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ
mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình - nguồn hỗ trợ quan trọng
cho mỗi em đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là

yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống; biết cách ứng xử như thế nào
là phù hợp với chuẩn mực xã hội
Để thực hiện được yêu cầu:
- Về phía học sinh:
+ Thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh, lắng nghe câu
chuyện của các em, quan sát để tạo chủ đề trong giao tiếp.
+ Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể để việc giao tiếp diễn ra thú vị hơn.
+ Nâng cao vốn từ giao tiếp. Tập diễn đạt một nội dung bằng nhiều câu
khác nhau.
+ Tập quan sát và ghi nhận khi giao tiếp với người xung quanh. Rút kinh
nghiệm và chỉnh sửa sau mỗi lần giao tiếp.
- Về phía gia đình:
+ Đầu tiên cha mẹ nên có cách giao tiếp thoải mái đúng chuẩn mực cách
ứng xử khôn khéo sẽ là tấm gương cho các con học hỏi.
+ Cha mẹ luôn quan tâm đến suy nghĩ của con cái, nhắc nhở nhẹ nhàng
khi con có cách ứng xử chưa đúng
+ Mọi người trong gia đình nên thường xuyên nói chuyện với nhau đó
cũng là cách giúp cho các em học được cách giao tiếp ứng xử tốt
- Về phía nhà trường:
Tổ chức chuyên đề về văn hóa ứng xử trong nhà trường và xã hội, tun
truyền về an tồn giao thơng; truyền thơng y tế; nếp sống văn minh đô thị, vấn
đề ô nhiễm môi trường, hoạt động về nguồn...Thơng qua đó sẽ giúp các em có
cơ hội nên lên suy nghĩ của mình về các hoạt động và được bồi dưỡng thêm về
cách giao tiếp ứng xử.

Học sinh tham gia hoạt động tập thể [5]


10
2.4.3. Giải pháp 3: Nâng cao vai trò của nhà trường và gia đình

Giải pháp giúp cho học sinh rèn luyện được nhân cách, bản lĩnh, tham gia
vào các hoạt động lành mành của Nhà trường đưa ra. Trau dồi thêm nhiều ngôn
ngữ giao tiếp, học tập lối sống lành mạh, đối xử hòa nhã với bạn bè và mội
người xung quanh mình.
- Về phía gia đình:
Ơng cha ta đã có câu: “Dạy con từ thở cịn thơ” [1] từng lời ăn tiếng nói và
cách giao tiếp có văn hóa (khơng nói tục, chửi thề) là bài học đầu tiên mà đứa trẻ
cần phải được trang bị để trở thành con người văn minh sau này. Mỗi gia đình
đừng chỉ chăm chú vào việc lo cho con em học thật giỏi để trở thành cơng dân
tồn cầu mà q đi rèn luyên những hành vi ứng xử có văn hóa. Điều quan trọng
nữa là các bậc cha mẹ phải thực sự là những tâm gương sáng về hành vi ứng xử
có văn hóa để con noi theo. Đồng thời khơng cho con em mình giao lưu với các
thành phần xấu trong xã hội.
Các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc khi nói chuyện trước mặt các con, đây
là nhân tố tác động mạnh đến việc hình thành lời ăn tiếng nói của con cái mình bởi
nếu cha mẹ có những cử chỉ hay ngôn ngữ không hay sẽ làm cho các con của mình
học tập theo. Vì vậy, hãy làm sao để lựa lời phù hợp nói trước mặt con trẻ.
Các bậc cha mẹ cần phải thường xuyên giáo dục con trẻ lời ăn tiếng nói
cử chỉ của con em mình. Mặt khác cha mẹ cũng phải phê phán ngay khi mà thấy
con mình có những lời nói tục chửi bậy trước khi quá muộn.
- Về phía nhà trường: Cần đưa ra nhiều nội quy, đưa ra các hình thức xử
phạt hợp lý có như vậy mới có thể rèn luyện tốt được nhân cách và cách ăn nói
trong giao tiếp của học sinh.
2.4.4. Gải pháp 4: Đưa nói tục, chửi thề vào thang chấm thi đua giữa
các học sinh, giữa các lớp
Đối với lớp: Học sinh nào nói tục, chửi thề sẽ bị trừ điểm thi đua cá nhân,
thi đua của tổ. Đây là căn cứ xếp loại hạnh kiểm cuối tuần, cuối học kì và cả
năm. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải xây dựng được một
đội ngũ cán bộ lớp công minh, theo dõi sát quá trình các em chấm điểm thi đua
giữa các tổ, giữa các thành viên trong tổ. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời

những bạn có lỗi, những bạn chậm sửa sai, những bạn có lỗi, những bạn tiến bộ
để phê bình và khen ngợi kịp thời, cơng tâm.

Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh nói tục [5]


11
Đối với nhà trường: Cần xây dựng một bộ tiêu chí chấm điểm thi đua giữa
các lớp. Cần phải xử lý học sinh nói tục, chửi thề bằng nhiều biện pháp. Nếu chỉ
phê bình, nhắc nhở khơng thơi thì chưa đủ sức răn đe, mà cần phải đưa thành
tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm định kỳ.
Ví dụ, khơng xếp loại hạnh kiểm tốt đối với học sinh có học lực giỏi hoặc
khá nhưng lại thường xuyên nói tục, chửi thề đã bị thầy (cô) giáo nhắc nhở từ 2
lần trở lên, như vậy chắn chắn sẽ làm cho các bạn học sinh biết sợ mà giảm bớt
hoặc sẽ thôi không chửi bậy nữa, Phụ huynh học sinh cũng đừng lo lắng mà thê
vào đó cần phải quan tâm và uốn nắn con em mình một cách tốt nhất.

Quy định tính điểm thi đua giữa các lớp [5]


12

Cờ đỏ theo dõi nền nếp [5]
Bên cạnh việc xử phạt thì cũng phải có biểu dương, khen thưởng kịp thời
những tập thể, tấm gương điển hình ln ứng xử một cách có văn hóa để nêu
gương tốt cho các bạn học tập theo. Từng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
của nhà trường phải luôn luôn ứng xử một cách có văn hóa. Ngồi ra cần phải
phát huy vai trị của các tổ chức Đồn, Đội trong “cuộc chiến” khơng khoan
nhượng với các thói hư, tật xấu nói chung và vấn nạn nói tục, chửi thề tong học
sinh nói riêng.

2.5. Hiệu quả của các giải pháp sau khi áp dụng ở trường THCS Phú
Lệ, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Sau khi áp dụng các giải pháp ở trên đối với học sinh tồn trường tơi nhận
thấy hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề giảm hẳn, học sinh bắt đầu có ý thức
hơn trong lời ăn tiếng nói của mình. Cụ thể, qua khảo sát bằng phiếu đối với 80
học sinh của nhà trường ở tất cả các khối lớp thu được kết quả như sau:
Tổng
số
80

Nói bậy rất
nhiều

Nói nhiều

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL


SL

TL

1

1,25%

2

2,5%

7

8,75%

8

10%

62

77,5%

Ít nói

Rất ít nói

Khơng nói


Qua kết quả phiếu khảo sát tơi nhận thấy hiện tượng học sinh nói tục, chửi
bậy giảm rất nhanh ở tất cả các mức. Cụ thể nói bậy rất nhiều giảm từ 11,25%
xuống cịn 1,25%, nói nhiều giảm từ 16,2% xuống cịn 2,5%, rất ít nói giảm từ
20% xuống cịn 10%. Và đặc biệt là học sinh khơng nói tục, chửi bậy tăng lên
rất nhanh từ 18,75% lên 77,5%.


13
Qua gọi điện thoại với một số phụ huynh học sinh để hỏi về hiện tượng
học sinh nói tục, chửi thề ở nhà thì hiện tượng học sinh nói tục đã giảm hẳn,
nhiều học sinh về nhà khơng nói tục, chửi thề nữa, một số trước đây nói thường
xuyên sau khi áp dụng các giải pháp thì mức độ nói giảm nhiều.
Qua theo dõi ở sổ cờ đỏ của Đoàn, Đội, sổ đầu bài và các giờ ra chơi,
trong giờ học thì mục nói tục, chửi thề đã rất ít, có những tuần khơng có học
sinh nào nói tục, chửi thề.

Sổ tổng hợp Đồn, Đội [5]

Sổ đầu bài khơng cịn học sinh nói tục [5]


14
Qua phỏng vấn trực tiếp một số em học sinh trong trường thì các em đã ít
nghe thấy các bạn khác nói tục, chửi thề ở trường và địa phương. Riêng các em
học sinh được phỏng vấn các em đã thừa nhận bản thân đã chú ý hơn tới lời ăn,
tiếng nói và rất ít nói tục, chửi thề.


15

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tình trạng nói tục chửi thề hiện nay đang là nỗi lo và là vấn đề được xã
hội quan tâm. Đây là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến
mơi trường học đường, tới sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh và tới đời
sống xã hội. Tình trạng Nói tục - chửi thề ngày càng lan rộng và phổ biến, nếu
như gia đình và nhà trường, xã hội khơng quan tâm đến chắc chắn nó sẽ để lại
ảnh hưởng lớn cho thế hệ trẻ và dân tộc. Ai cũng biết rằng “Nói tục - Chửi thề”
rất dễ bị nhiễm nhưng lại khó bỏ, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ trở thành thói
quen, ăn sâu vào con người.
Trong giai đoạn hiện nay đất nước đang trên đà phát triển với xu hướng
hội nhập tồn cầu hóa khơng chỉ về kinh tế, chính trị, mà cả văn hóa xã hội. Nếu
chúng ta khơng hạn chế hay xóa bỏ tình trạng nói tục, chửi thề thì giá trị văn hóa
dân tộc đặc biệt là văn hóa giao tiếp ứng xử sẽ bị xói mịn. Giới trẻ học sinh,
sinh viên là nền tảng của tương lai nếu hiện tượng này cịn xảy ra thì tương lại sẽ
ra sao?
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tơi hy vọng đề tài có thể nhận rộng ở các
trường THCS nhằm hạn chế hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề; giúp các em
học sinh, các thế hệ trẻ đi sau sẽ hiểu được và gìn giữ nét đẹp của ngơn ngữ, nét
đẹp của văn hóa dân tộc. Làm cho xã hội Việt Nam ngày càng trở lên văn minh,
lịch sự hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
3.2. Đề xuất - Kiến nghị
3.2.1. Đối với học sinh
Nâng cao việc nhận thức của học sinh; học sinh cần phải tự ý thức được
ngôn ngữ ứng xử của mình và từ đó kiểm sốt bản thân.
Cần tìm hiểu về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc từ đó học hỏi,
lưu giữ nét đẹp truyền thống, sự trong sáng của ngôn ngữ .
Học sinh nên giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời hay, ngơn ngữ
trong sáng lành mạnh.
Tự tạo cho mình một thói quen trong giao tiếp.

Khi thấy bạn bè hay mọi người xung quanh nói tục chửi thề thì chúng ta
phải lên tiếng phê phán.
3.2.2 Đối với gia đình
Gia đình cần quan tâm đến con cái, làm tấm gương, nên ăn nói lịch sự có
văn hóa với con trẻ.
Thường xuyên nhắc nhở, dạy bảo con theo hướng tích cực.
3.2.3. Đối với trường THCS Phú Lệ
Cần kết hợp với gia đình để quản lí học sinh, thường xun có các buổi
ngoại khóa về văn hóa ứng xử.


16
Tạo ra những cuộc chơi, cuộc thi về nét đẹp văn hóa để học sinh tìm hiểu
tăng thêm sự hiểu biết.
3.2.4. Đối với xã hội
Cần phát huy vai trò dư luận xã hội lên phê phán tình trạng nói tục, chửi
thề trong giao tiếp ứng xử để hạn chế tình trạng này.
Tuyên truyền qua báo chí, mạng xã hội, truyền hình đại chúng nhằm định
hướng giá trị chuẩn mực trong ngôn ngữ giao tiếp.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng học sinh nói tục,
chửi thề, mong sự đóng góp của các đồng nghiệp giúp đỡ tơi làm tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Quan Hóa, ngày 14 tháng 04 năm 2021

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Bùi Thị Thương


17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, TRÍCH DẪN
[1].

Các câu tục ngữ hay Việt Nam;

[2].

175 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban tuyên giáo
Trung ương);
[3].

Từ điển Hán văn của Cù Phông cư sĩ thi;

[4].

Những mẫu chuyện về PGS Văn Như Cương;

[5].

Hồ sơ, tư liệu, hình ảnh của trường THCS Phú Lệ;

6. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngơn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng việt, Nxb
Giáo dục Việt Nam;
7. Lê Huy Bá (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục;

8. Nguyễn Khắc Hùng (2008), Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Thanh niên;
9. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình Văn hóa học, Nxb Văn hóa - thơng tin;
10. Bùi Minh Yến (2001), Từ xưng hơ trong gia đình đến xưng hơ ngồi xã hội,
Luận án tiến sĩ, Viện ngôn ngữ học - Hà Nội;
11. T.V Peteria (1970) Vai trò của giao tiếp trong hình thành nhân cách của học
sinh, Nxb Thanh niên;
12. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử., Nxb Giáo dục Hà Nội;
13. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa thơng tin Hà Nội;
14. />


×