Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN giải pháp nâng cao hứng thú học toán THCS thông qua hoạt động khởi động theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.84 KB, 16 trang )

1
TT
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1
2.2
2.3

Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng hoạt động khởi động trong dạy học toán THCS
Các giải pháp nâng cao hứng thú học tốn thcs thơng qua
hoạt động khởi động theo hướng phát triển năng lực và phẩm
chất học sinh.

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

3.
3.1


3.2

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nh trng.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Mc lc

Trang
1
1
1
1
1
2
2
3
4

11
11
12
12

1. M đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Một trong những khâu quan trọng để thực hiện Chương trình giáo dục phô
thông 2018 là kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh. Một kế hoạch bài dạy có thể bao gồm một chuỗi các hoạt động học, trong
đó mỗi hoạt động đáp ứng một hoặc một số mục tiêu đã xác định, và ngược lại,



2
một mục tiêu có thể được đáp ứng thông qua một hoặc một số hoạt động học.
Nhìn chung, một kế hoạch bài dạy cần đảm bảo có 4 loại hoạt động cơ bản sau:
(1) Khởi động
(2) Khám phá
(3) Luyện tập
(4) Vận dụng/ mở rộng[4].
Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ
nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học.
Một tiết học toán sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây
phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn
thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với
môn học.
“Nếu bạn đánh mất học sinh trong 2 phút đầu tiên, 43 phút còn lại bạn chỉ
làm một việc là kéo chúng lại”. Chính vì thế, hoạt động khởi động đóng vai trị
vơ cùng quan trọng. Nó là hoạt động đầu tiên tác động đến cảm xúc, trí tuệ của
người học trong tồn tiết học. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tị mị, sự
hứng thú của học sinh ngay từ đầu tiết học. Nếu tô chức tốt hoạt động này sẽ tạo
một tâm lí hưng phấn, tự nhiên để “lơi kéo” học sinh vào tiết học.Vì vậy, bản
thân đã nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng cao hứng thú học tốn THCS thơng
qua hoạt động khởi động theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh".
1.2. Mục đích nghiên cứu: Thiết kế một số hoạt động khởi động cho các
tiết dạy toán THCSgiúp học sinh sẵn sàng bắt đầu bài học tích cực, hiệu quả.
Đồng thời, nâng cao hứng thú của học sinh khi học toán THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tô chức hoạt động khởi động
trong dạy học toán THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các sách về phương pháp

dạy học; nghiên cứu các văn bản, quy định, hướng dẫn, … về đôi mới phương
pháp dạy theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Phương pháp
thu thập thông tin; thống kê; xử lý thông tin; xây dựng cơ sở lý thuyết.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói
chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo


3
dục phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích luỹ” dần dần các yếu tố của phẩm
chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển
nhân cách. Giáo dục phô thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực học sinh, từ
chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh
làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất,
năng lực có vai tròquan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo
dục phô thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia
nói chung [4].
2.1.2. Tìm hiểu về hoạt động khởi động trong dạy học
Khởi động: theo từ điển tiếng Việt, Khởi động được hiểu là “thực hiện
những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu
là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt
đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó.
Khởi động trong tiết học là hoạt động đầu tiên rất cần thiết trong dạy học
nhằm phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề cho học sinh; Giúp học
sinh tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng
khoảnh khắc; cho phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp
dẫn; giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt

đầu bài học; giúp giáo viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn; nó tạo sự
hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học. Hoạt động này cần tạo ra những tình
huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức
hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải
quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải
quyết. Từ đó sẽ kích thích tính tị mị, hứng thú, lôi cuốn học sinh. Hoạt động
khởi động thường được tô chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động
nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh
thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Như vậy có thể hiểu, hoạt
động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức
mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, “lôi kéo” các em có
hứng thú với các hoạt động tiếp theo của tiết học.
Để tô chức hiệu quả hoạt động này, giáo viêncần tránh: Cho học sinh hoạt
động trị chơi, múa hát khơng ăn nhập với bài học; lựa chọn các tình huống
không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu
hỏi đặt vấn đề đơn giản; thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một
hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình; cố gắng


4
giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này, ... Giáo viên nên lưu ý khi tô
chức thực hiện hoạt động khởi động cần đảm bảo tất cả học sinh đều tham gia
hoạt động; coi đây là một hoạt động học tập, có mục đích; có sự liên kết với các
hoạt động khác trong bài học; trọng tâm vào các thuật ngữ, các từ khóa; bố trí
thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm
của hoạt động.
2.2. Thực trạnghoạt động khởi động trong dạy học tốn THCS
2.2.1. Về phía học sinh
Tốn học thường được học sinh xem là môn học khô khan, ít cuốn hút.
Hoạt động đầu giờ một tiết học với các em là những phút đối phó với các câu

hỏi kiểm tra bài cũ. Với những kiến thức lý thuyết mang tính thuộc lịng hoặc
các bài tập mang tính củng cố kiến thức bài học trước. Những hoạt động đó phần
nào chưa gây được hứng thú cho học sinh bắt đầu một tiết học mới. Điều đó dẫn
đến, các em có tính đối phó, chưa tạo được sự chú ý vào bài mới. Phần nào ảnh
hưởng đến khơng khí giờ học, chất lượng dạy và học.
2.2.2.Về phía giáo viên
Trước những định hướng đôi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành về dạy
học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; giáo viên cơ bản đã có tinh
thần đôi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát
huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên sự quan tâm đôi mới chưa nhiều, chưa
thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy
của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn,
lơi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt
vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết
học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Hầu hết giáo viên
khi thiết kế kế hoạch bài dạy thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một
chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động
khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, “cháy”
giáo án… Do đó, tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giải
mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã
có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ
đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở
các hoạt động tiếp theo của bài học.
2.3. Giải pháp nâng cao hứng thú học toán thcs thông qua hoạt động khởi
động theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh


5
2.3.1. Tở chức trò chơi
Trị chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia, nó có khả

năng “lôi kéo” sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập, giúp cho hoạt động
dạy học trở nên sôi nôi, cuốn hút, học sinh được rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin,
khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương
tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, ... Ngồi mục đích đó cịn
ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới
một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay
chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước
gây ra.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Tia, hình học 6. Giáo viên có thể cho học sinh khởi
động tiết học qua hoạt động trị chơi ơ chữ.
- Cách 1: Giáo viên có thể tô chức cho cả lớp cùng chơi như: Giáo viên cho
học sinh quan sát ơ chữ cịn trống như sau:

Sau đó giáo viên tô chức cho học sinh xung phong chọn câu hỏi để trả lời. Em
nào trả lời nhanh và đúng là người chiến thắng.
- Cách 2: Tô chức hoạt động nhóm như:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 6 bạn. Mỗi nhóm
được nhận một bảng nhóm trong đó có ô chữ trống và các câu hỏi như sau:


6

Nhiệm vụ của các nhóm là hồn thành ơ chữ trong thời gian từ 5 phút với luật
chơi: Mỗi nhóm sẽ thảo luận và hồn thành ơ chữ. Mỡi câu trả lời đúng được 5
điểm. Nhóm cao điểm nhất hoặc xong nhanh nhất mà đúng thì giành chiến
thắng.
Nhận xét:
Với ô chữ này giáo viên đã tổ chức cho học sinh chơi trong vịng 5 phút
đầu tiết dạy. Thơng qua trị chơi học sinh được củng cố kiến thức về đường
thẳng và nhắc lại kiến thức về cắt nhau, giao điểm của hai đường thẳng mới

được học. Đồng thời, qua từ khóa của ơ chữ giáo viên giới thiệu bài mới các
em sẽ được học là “Tia”, “Tia là gì ?”, vẽ tia như thế nào tiết này các em sẽ
được nghiên cứu. Cũng qua trò chơi giáo viên đã khơi dậy tính tị mị, ham học
hỏi, tạo niềm vui để các em có động lực nghiên cứu bài học. Đáp án của ơ chữ
ở ví dụ 1:


7

Ví dụ 2: Trò chơi ghép đơi
Khi dạy bài: Luyện tập sau khi học bảy hằng đẳng thức đáng nhớ đại số 8.
Giáo viên có thể tô chức hoạt động khởi động như sau. Có 14 tấm bìa, trên mỗi
tấm ghi sẵn một vế của một trong bảy hằng đẳng thức đáng nhớ và úp mặt có
chữ xuống phía dưới. Mỗi đợt chơi sẽ có 14 bạn tham gia, mỗi người bốc thăm
lấy một tấm bìa (không được lật mặt bìa lên khi chưa có hiệu lệnh). Trọng tài
phất cờ, tất cả giơ cao tấm bìa mình có và đôi bạn có hai tấm bìa xếp thành một
hằng đẳng thức tìm đứng cạnh nhau nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
Nhận xét:Với trị chơi ghép đơi giáo viên đã giúp các em củng cố bảy
hằng đẳng thức đáng nhớ. Hoạt động khởi động của tiết luyện tập diễn ra vui
vẻ, hứng thú, tăng sự đoàn kết, hợp tác trong học tập. Góp phần “lơi kéo”các
em vào bài học với tinh thần hưng phấn và chú ý.

2.3.2. Xây dựng sơ đồ tư duy


8
Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương
pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử
dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh vực giáo
dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi

chú. Các sơ đồ tư duy khơng chỉ cho thấy các thơng tin mà cịn cho thấy cấu trúc
tông thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó
đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác
[1]. Hoạt động khởi động bằng xây dựng sơ đồ tư duy phù hợp với các tiết ôn
tập chương, ôn tập chủ đề, …
Ví dụ 3: Áp dụng cho tiết ơn tập chương III, đại số 7. Giáo viên chuẩn bị
bảng phụ và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm với thời gian 5 phút để vẽ các
nhánh chính của sơ đồ tư duy chương III: Thống kê. Giáo viên kiểm tra kết quả
và nhận xét.
Ví dụ 4: Áp dụng cho tiết ôn tập chương III, đại số 9. Giáo viên chuẩn bị
bảng phụ và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm với thời gian 5 phút để vẽ các
nhánh chính của sơ đồ tư duy chương III: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Giáo
viên kiểm tra kết quả và nhận xét.
Nhận xét: Với cách sử dụng sơ đồ tư duy vào hoạt động khởi động đã
giúp học sinh củng cố hệ thống kiến thức chính của chương. Học sinh được ghi
nhớ bằng hình ảnhmột cách tự nhiên. Giúp việc ôn tập kiến thức chở nên thú vi
hơn. Sau hoạt động khởi động, giáo viên có thể vừa hỏi học sinh vừa hoàn thiện
các nhánh phụ của sơ đồ tư duy.
Dự kiến đáp án ví dụ 3:

[4]
Dự kiến đáp án ví dụ 4:


9

[4]
2.3.3. Điều khoản phân loại
Làm việc theo cặp, học sinh thảo luận và sắp xếp một loạt các biểu thức
liên quan thỏa mãn các điều khoản cho trước.

Ví dụ 5: Áp dụng cho bài: Đơn thức, đại số 7. Giáo viên chuẩn bị phiếu
học
tập với
nội
dung
PHIẾU HỌC TẬP
như
sau:
Bàn số: ………………………………………………………
Cho các biểu thức đại số:
4xy2;

5 – 2y;
 1
3x 2  − ÷ y 3 x
 2
;

3
− x 3 y 2 x;
5

9x + y;

3(x + y);
2x2y;
- 3y.
Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm:
Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ:
………………………………………………………………...

Nhóm 2: Các biểu thức còn lại:
………………………………………………………………..


10

Học sinh làm việc theo cặp (bàn học) trong thời gian 5 phút. Giáo viên cho
học sinh nhận xét bài làm một số cặp. Sau đó, giới thiệu các biểu thức đại số
trong nhóm 2 là những ví dụ về đơn thức để vào bài mới.

PHIẾU
HỌC
TẬP
dụ 6:
Áp
Bàn số: ………………………………………………………
dụng
cho
Cho các đơn thức:
bài:
Đơn
3
− x 2 yz;
5
thức
đồng
5xy2;
3x2yz;
9yz;
−7x 2 yz ;

dạng,
đại
3xyz;
2x2y;
- 3y.
số 7. Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm:
Giáo
Nhóm 1: Những đơn thức có cùng phần biến:
viên
chuẩn ………………………………………………………………...
bị
Nhóm 2: Các đơn thức còn lại:
phiếu
học
………………………………………………………………..
tập với
nội
dung
như
sau:

Học sinh làm việc theo cặp (bàn học) trong thời gian 5 phút. Giáo viên cho
học sinh nhận xét kết quả làm bài một số bàn. Sau đó, giới thiệu các đơn thức ở
nhóm 1 là những ví dụ về đơn thức đồng dạng bài hôm nay cô cùng các em sẽ
nghiên cứu.


11
Nhận xét: Khởi động tiết học theo điều khoản phân loại nhằm củng cố kiến
thức bài cũ thông qua thực hành làm toán. Đồng thời, giới thiệu bài mới một

cách tự nhiên dễ hiểu, tất cả học sinh cả lớp đều phải làm việc.
2.3.4. Giải quyết bài tốn thực tế
Ví dụ7: Khi dạy bài “Thu thập số liệu thống kê, tần số” chương III, đại số
7. Hoạt động trong 3 phút.
Bản tin thời sự 6 giờ sáng ngày 27/3/2021 cả thế giới có 126 652 383 ca
bệnh Covid-19, 102 073 133 ca khỏi bệnh, 2 778 272 ca tử vong và 21 800 978
ca đang điều trị (92 378 ca diễn biến nặng). Làm thế nào để họ có được số liệu
như vậy?
Giáo viên cho học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. Sau đó giáo viên
giới thiệu họ đã sử dụng khoa học thống kê – nội dung chúng ta sẽ học trong
chương III này.
Nhận xét: Hoạt động khởi động với các số liệu về dich bệnh Covid-19 đã
gây được sự chú ý cho học sinh khi bắt đầu bài học. Điều đó, khiến tất cả học
sinh trong lớp phải suy nghĩ. Đồng thời,giúp học sinh thấy được ứng dụng của
toán học trong thực tế. Thông qua hoạt động khởi động giáo viên đã cập nhật số
liệu về đại dich Covid-19 đã làm thay đổi cả thế giới, góp phần làm tốt cơng tác
phịng chống dich.
Ví dụ 8: Khi dạy bài “Tính chất ba đường trung trực của tam giác” giáo
viên có thể tô chức hoạt động khởi động như sau:
Cho bài toán: Ba gia đình quyết định đào chung một cái giếng (như hình
dưới). Phải chọn vị trí của giếng ở đâu để các khoảng cách từ giếng đến các nhà
bằng nhau?

Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó giới thiệu bài học hôm nay sẽ giúp
các em giải được bài toán thực tế trên.


12
Nhận xét: Từ việc giải quyết bài toán thực tế, giáo viên đã tạo được sự tị
mị tìm hiểu của học sinh. Học sinh có thể đưa ra nhiều cách khác nhau. Du

cách nào cũng hướng tới sử dụng kiến thức ba đường trung trực của tam giác,
nếu xem mỗi nơi ở của 3 gia đình là đỉnh của một tam giác. Một lần nữa học
sinh thấy được sự gần gũi giữa toán học với thực tế.
2.3.5. Tình huống phát sinh trong nội hàm tốn học
Ví dụ 9: Khi dạy bài “Làm quen với số nguyên âm”, số học 6 giáo viên có
thể tô chức hoạt động khởi động như sau: Các em hãy thực hiện phép tính 4 – 6
=?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và chốt lại chúng ta chưa thực hiện được. Sau
đó, giáo viên giới thiệu bài mới sẽ giúp chúng ta thực hiện được phép tính trên.
Nhận xét: Với kiến thức hiện tại học sinh lớp 6 không phải lúc nào cũng
thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên. Câu hỏi giáo viên đưa ra đã đưa các
em vào tình huống có vấn đề, tạo ra mong muốn được giải quyết. Qua đó, học
sinh thấy được sự phát triển của toán học được phát sinh trong nội hàm toán
học. Giúp các em cảm nhận thêm về cái hay, cái đẹp của toán học.
2.3.6. Ảo thuật
Ví dụ 10: Khi dạy bài “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác”, hình
7. Giáo viên tô chức hoạt động khởi động cho học sinh làm ảo thuật theo đơn vị
bàn trong thời gian 5 phút. Mỗi bàn được giáo viên phát cho một miếng bìa hình
tam giác và giá nhọn. Làm thế nào để miếng bìa hình tam giác nằm thăng bằng
trên giá nhọn? Học sinh thảo luận. Giáo viên giới thiệu có 1 điểm G trên tấm bìa
khi đặt lên giá nhọn thì miếng bìa nằm thăng bằng. Làm thế nào để xác định
được điểm G đó? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
Nhận xét: Giáo viên đã cho cả lớp được thực hành, có thể thành cơng, có
thể chưa thành công. Nhưng tất cả các em đã được “động não”. Làm bản thân
các em có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu kiến thức bài học. Qua đó, các em
được thực hành một trò tưởng như là “ảo thuật” nhưng hoàn toàn lý giải được
bằng kiến thức toán học. Giúp giờ học toán trở nên bí ẩn và lí thú hơn.Cuối tiết
học giáo viên có thể giới thiệu: Trên thế giới, bộ môn xếp đá thăng bằng được
coi là một mơn nghệ thuật địi hỏi sự tỉ mỉ rất cao và cả kiến thức toán học, vật
lí, tính toán cân bằng khối lượng. Dưới đây là một số tác phẩm “kinh điển” [2].



13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng cao hứng thú học tốn THCS thơng qua
hoạt động khởi động theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh".
Bản thân đã có điều kiện tìm hiểu sâu về tô chức hoạt động khởi động theo
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đồng thời, đưa ra một số cách
tô chức hoạt động khởi động bài dạy ở một số tiết học khác nhau. Phần nào giúp
giáo viên dễ áp dụng vào các tiết dạy cụ thể. Các giải pháp mà sáng kiến đưa ra
đã giúp giáo viên tô chức hoạt động khởi động đa dạng, sáng tạo, sinh động,
thông qua dạy kiến thức giáo viên đã tạo cảm ứng, nuôi dưỡng tình cảm với môn
học. Góp phầnnâng cao chất lượng giờ dạy toán nói riêng và dạy học nói chung.
Học sinh đã được trải nghiệm các cách khởi động giờ học khác nhau, lôi
kéo được sự chú ý của các em, tạo tâm thế sẵn sàng cho một tiết học hiệu quả.
Bên cạnh đó, còn rèn kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm, kỹ năng đưa ra quyết
định; nuôi dưỡng tình cảm đối với môn học. Đồng thời, tránh được tâm lí “ngại”
học tốn. Thấy được mối quan hệ qua lại giữa toán học và thực tế. Với giải pháp


14
trên thì số học sinh thích học tốn được nâng lên một cách rõ rệt. Sau khi áp
dụng đề tài vào các tiết dạy đa số các em đều thích học những tiết có áp dụng
hoạt động khởi động. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Một giờ học tích cực nếu mọi học sinh đều được hoạt động; tự học sinh
sản sinh ra tri thức; bầu khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái. Trong dạy học tích

cực, việc tơ chức các hoạt động dạy học phù hợp sao cho từng cá nhân trong lớp
học đều được tham gia là hết sức quan trọng. Cơng việc này địi hỏi người dạy
phải có sự đầu tư đúng mức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy. Xu
hướng đôi mới hiện nay, giáo viên khơng cịn đóng vai trị truyền thụ như trước
đây, mà trở thành người tô chức, điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích
cực, chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức. Do vậy, các hoạt động dạy học
phải được thiết kế sao cho khơi gợi được sự tìm tòi khám phá nhằm dẫn dắt các
em tiến dần đến tri thức cần chiếm lĩnh. Sự thành công của một giờ dạy theo
định hướng đôi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong
đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả
người học. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo quy trình
đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bơ ích và hứng thú đối với cả người dạy,
người học.Đề tài "Giải pháp nâng cao hứng thú học tốn THCS thơng qua hoạt
động khởi động theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh", góp
phần nâng cao chất lượng một trong bốn hoạt động của một kế hoạch bài dạy.
Tuy nhiên, để học sinh không bị nhàm chán, hoạt động khởi động cần được giáo
viên thiết kế đa dạng về nội dung và hình thức, tránh lặp đi lặp lại một hình thức
hoạt động. Có như vậy mỗi giờ học mới luôn tạo được hứng thú, vui thích, là sự
mong đợi của các em.
3.2. Kiến nghị
Thực hành giảng dạy Chương trình giáo dục phơ thơng 2018 cịn khá mới
mẻ với mỡi giáo viên. Tơi mạnh dạn đề x́t Phịng Giáo dục và Đào tạo cần
giới thiệu những sáng kiến hay, có tính thực tiễn để giáo viên các trường học tập
và áp dụng. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán nói riêng và chất
lượng giáo dục nói chung.
Vì thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn hẹp, nên chắc
rằng đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được bạn đọc,
các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến này của tơi được hồn thiện hơn.



15
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />%93_t%C6%B0_duy ;
2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 7, Tưởng Duy Hải
(Tông chủ biên) – Nguyễn Thị Liên (Chủ biên) – Nguyễn Thị Hạnh Thúy, Bùi
Thị Phương Thúy – Nguyễn Thanh Hường- Đỗ Thị Thùy Dương – Đinh Lưu
Hồng Thái – Đỡ Thị Huệ - Bùi Xn Anh – Ngô Thị Thanh Thủy – Nguyễn
Hồng Liên – Phạm Quỳnh, NXB GD Việt Nam, 2017;
3. Nghị quyết số 29 – NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đơi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế;
4. www.nhatkhang.vn;
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phô thông đại trà, mô đun 2: Sử dụng
phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung


16
học sơ sở mơn tốn, chương trình ETEP, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh, 2020;

6. Tốn 6, Phan Đức Chính (Tông chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu
Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận, NXB GD, 2002;
7. Toán 7, Phan Đức Chính (Tơng chủ biên), Tơn Thân (Chủ biên),Trần
Đình Châu - Trần Phương Dung – Trần Kiều, NXB GD Việt Nam, 2015;
8. Tốn 8, Phan Đức Chính (Tơng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu
Bình – Trần Đình Châu – Ngô Hữu Dũng - Phạm Gia Đức – Nguyễn Duy
Thuận, NXB GD, 2008;
9. Tốn 9, Phan Đức Chính (Tơng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu
Bình – Trần Phương Dung – Ngô Hữu Dũng – Lê Văn Hồng – Nguyễn Hữu
Thảo, NXB GD Việt Nam, 2015.



×