Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN giải pháp tích hợp hiện tượng thức tế vào dạy học hóa học bậc thcs để tăng tính hứng thú và nâng cao chất lượng bộ môn tại trường THCS thị trấn cành nàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.78 KB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD & ĐT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ
VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC BẬC THCS ĐỂ TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TẠI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG

Người thực hiện: Nguyễn Kiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS TT Cành Nàng
SKKN mơn: Hóa Học

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


2.4. Các nội dung tích hợp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.5. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận - Kiến nghị.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Các tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đã được xếp loại từ cấp huyện trở lên
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
5
6
16
18
18
19
21
22

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nội dung
Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh
Học sinh giỏi
Giáo viên
Số lượng
Nhà xuất bản

Tên viết tắt
THCS
SGK
SGV
SKKN
HS
HSG
GV
SL

NXB


1

1. MỞ ĐẦU :
1.1. Lí do chọn đề tài.
Theo điều 30.3 Luật giáo dục (14/6/2019) đã ghi : “Phương pháp giáo dục
phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù
hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi
dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy
độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào q trình giáo dục.” [1]
Cũng chính lí do đó mà trong q trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng
các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy ln phải ln học hỏi tìm tịi
khám phá, vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học, để đáp ứng
yêu cầu xu thế của thời đại, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình
thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn,
từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra trong điều 2 luật giáo dục
năm 2019 “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có
đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất,
năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế.”[1]
Mơn Hóa học là một mơn học mới đối với HS ở THCS, khối
lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn
các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do
đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp, kỹ thuật dạy học gây được

hứng thú, u thích mơn học, từ đó các em chủ động tích cực
trong học tập tiếp thu kiến thức. Khi HS có hứng thú, niềm say mê
với mơn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng
tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ mơn nói
riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Hiện nay có rất nhiều thầy cơ áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau mang lại hiệu quả. Trong đó dạy học tích hợp là một trong các
phương pháp đổi mới có nhiều hiệu quả, học sinh được chủ động sáng tạo trong
tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một
vấn đề trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống.
Với thực tế giảng dạy hóa học tơi nhận thấy rằng: Học sinh
thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài học hơn nếu trong q trình dạy và học giáo viên
ln có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn
đời sống hàng ngày, rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện
tượng thực tế xung quanh chúng ta. Qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức bộ
môn nâng cao chất lượng giáo dục.


2

Xuất phát từ những luận điểm trên tôi đã áp dụng đề tài: “Giải pháp tích
hợp hiện tượng thực tế vào dạy mơn hóa học bậc THCS để tạo hứng thú học
tập và nâng cao chất lượng bộ môn tại trường THCS thị trấn Cành Nàng” trong
các năm học qua bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc dạy học mơn hóa học
tại đơn vị.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích của tơi khi viết sáng kiến này là nhằm tìm ra những giải pháp
đơn giản và hiệu quả trong việc dạy học mơn Hóa học 9. Tìm ra giải pháp hiệu
quả chia sẻ cho các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng bộ mơn. Đồng thời qua
đó tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của giáo dục.
- Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn phù hợp cho các
bài giảng trong chương trình hóa học THCS.
- Xây dựng được các phương pháp kỹ thuật phù hợp cho từng bài tích hợp
- Vận dụng hệ thống các hiện tượng thực tế đã xây dựng để tích hợp vào dạy
học chương trình hóa học 9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn
cho học sinh, giúp học sinh học tốt mơn học cũng như có kỹ năng vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp dạy học tích hợp, các phương pháp dạy học tích cực khác, và
các kỹ thuật dạy học.
- Hệ thống các hiện tượng thực tế có thể tích hợp trong giảng dạy mơn hóa
học 9
- Q trình dạy học mơn Hóa học THCS .
- Thực trạng về trình độ và điều kiện học tập của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và
phương pháp tích hợp, các kỹ thuật dạy học: Dự án, Giao nhiệm vụ, kỹ thuật
công não...
- Nghiên cứu SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ mơn Hóa học
và các tài liệu về đổi mới giáo dục...
- Nghiên cứu tìm hiểu sưu tầm các hiện tượng thực tế phù hợp với bộ mơn
hóa học bậc THCS.
- Phương pháp quan sát thu tập thông tin: Quan sát thái độ, mức độ hứng
thú học tập của học sinh, tìm số liệu minh chứng.
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng sáng kiến vào thực tiễn dạy học để
tìm ra giải pháp hiệu quả.



3

- Phương pháp phân tích, thống kê : So sánh chất lượng giờ dạy, mức độ
hứng thú, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với
khi đã áp dụng SKKN.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Theo nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW
tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào
tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”. [2]
- Tại khoản 2. điều 7 luật giáo dục 2019 cũng ghi : Phương pháp giáo dục
phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực
hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên. [1]
- Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan
tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế
giới và ở Việt Nam. Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều cơng
văn u cầu tích hợp trong dạy học như : Tích hợp liên mơn, Tích hợp bảo vệ
mơi trường, Tích hợp giáo dục kỹ năng ... và tổ chức tập huấn đổi mới phương
pháp, nhiều giáo viên đã áp dụng thuần thục phương pháp tích hợp và mang lại
hiệu quả cao trong giáo dục.
- Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn
luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lơgic, đồng

thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong
chương trình. Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa
nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối
liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa,
những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này.
- Dạy học Hóa học theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm

“Lấy HS làm trung tâm” tích cực hố hoạt động học tập của HS trong mọi mặt
mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học năng lực
sáng tạo của HS. Đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp
tham gia vào giải quyết các vấn đề tình huống tích hợp, biến quá trình truyền thụ
tri thức thành quá trình HS tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình
thành kĩ năng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.


4

2.2.1. Đối với học sinh.
* Tính hứng thú khi học mơn hóa học:
Tơi tiến hành khảo sát học sinh theo mẫu phiếu :
Mức độ hứng thú



Khơng

Rất hứng thú
Hứng thú
Chưa hứng thú

• Kết quả :
Bảng 1. 1 : HS khối lớp 8
Mức độ
Năm học

Tổng số
HS

2020- 2021

61

Rất hứng thú

Hứng thú

Chưa hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%


5

8,1

11

18,0

45

73,9

Bảng 1. 2 : HS khối lớp 9
Mức độ
Năm học

Tổng số
HS

Rất hứng thú

Hứng thú

Chưa hứng thú

SL

%

SL


%

SL

%

2019 - 2020

81

9

11,1

17

20,9

55

68

2020- 2021

76

7

9,2


15

19,7

54

71,1

Qua kết quả trên ta thấy : Học sinh cả hai khối 8, 9 trung bình gần 70,0% HS
chưa hứng thú với bộ mơn Hóa, tỉ lệ học sinh rất hứng thú và hứng thú với mơn
Hóa chỉ chiếm gần 30 %.
*Chất lượng bộ môn :
Tôi đã thống kê số liệu chất lượng bộ môn ở bài khảo sát đầu năm như
sau:
Bảng 2.1: Lớp 8
Chất lượng bộ mơn
Năm học


số

2020 -2021

61

Yếu

Trung bình


SL

%

5

8,1

SL
50

Khá

Giỏi

%

SL

%

SL

%

81

4

6,4


2

3,2

Bảng 2.2: Lớp 9
Chất lượng bộ mơn
Năm học


số

2019 -2020

81

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

7

8,6

59

72,9

9

11,1

6

7,4


5

2020 -2021


76

5

6,6

59

77,6

7

9,2

5

6,6

Ta thấy : + HS khá giỏi chiếm 17,15 %,
+ HS trung bình chiếm 75,25 %
+ HS yếu chiếm 7,6 %
Như vậy cho thấy chất lượng bộ môn rất thấp, đang cịn học sinh yếu bộ
mơn.
*Chất lượng mũi nhọn mơn Hóa học.
Trong năm học 2018 - 2019 gần đây nhất số học sinh đạt giải trong các kỳ
thì HSG huyện, cấp tỉnh, cấp cụm mơn hóa học lớp 8, 9 của trường đạt kết quả
chưa cao cụ thể :
+ Lớp 8 : 2 giải khuyến khích
+ Lớp 9 : 1 giải khuyến khích, 1 giải ba

+ HSG cấp tỉnh 3 năm gần nhất không đạt giải.
2.2.2. Với giáo viên.
Trong những năm học các giáo viên tích cực tìm tịi vận dụng các biện pháp
đổi mới trong dạy học, bước đầu có hiệu quả.
2.2.3. Cơ sở vật chất.
- Nhà trường có đủ điều kiện cơ bản để học sinh học tập, có ti vi máy chiếu
nhưng chưa có phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm chun biệt, hóa chất dụng cụ
cịn thiếu.
- Hệ thống các hiện tượng hóa học thực tế áp dụng vào các bài giảng chưa cụ
thể chi tiết, chưa có tính hệ thống, tài liệu về vấn đề này cịn ít sơ sài.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp cụ thể.
- Tổ chức khảo sát, điều tra, phân tích xử lí dữ liệu.
- Học tập nghiên cứu phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Tìm hiểu xậy dựng các hiện tượng thích hợp theo hệ thống SGK phù
hợp với từng bài học.
- Tổ chức áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học để giải quyết vấn đề, từ đó
rút ra được các bài học kinh nghiệm.
2.3.2. Định hướng hình thức thực hiện.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Lựa chọn các phương pháp phù hợp
với từng bài học như phương pháp tích hợp, hoạt động nhóm…; Kỹ thuật dự án,
kỹ thuật công não, kỹ thuật tia chớp …
- Cách thức thực hiện : Thực tế trong khi dạy GV có thể thực hiện tích
hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc


6

vào nội dung cụ thể của từng bài học. Có thể thực hiện tích hợp theo những cách
thức sau:

* Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy
học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà
cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính
chất kết nối giữa bài đã học và bài đang học (bài mới). Vì vậy, việc thực hiện
tích hợp trong q trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết và cũng khá thuận
lợi.
Ví dụ: Giải thích hiện tượng trên mặt hố vơi chậu nước vơi, nước xi
măng có một lớp màng cứng? áp dụng : cho chủ đề Ơ xít
* Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không
đáng kể trong tiết dạy (và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu
vào bài một cách công phu bài bản). Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá
lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì vậy GV
có thể vận dụng thao tác này để thực hiện tích hợp .
Ví dụ : Tại sao những vật dụng bằng kim loại như dao cuốc để lâu ngồi
khơng khí bị gỉ ? áp dụng cho phần mở bài chủ đề : kim loại
* Tích hợp thơng qua câu hỏi tìm hiểu bài.
Trong hoạt động dạy học hình thức hỏi - đáp đóng vai trị hết sức quan
trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trị chủ động
của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động
dạy - học. Nếu GV biết lồng ghép tích hợp thơng qua hệ thống câu hỏi này thì
hình thức tích hợp sẽ rất phong phú thì hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất
nhiều.
Ví dụ : Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi hắc ?
áp dụng khi dạy tìm hiểu tính chất bài:Clo
* Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, tivi,
máy chiếu.
Khi dạy những bài học có tích hợp, GV có thể sử dụng thêm kênh hình để
tích hợp, tăng hiệu quả giảng dạy. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi

mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình
thức tích hợp này địi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị cơng phu, biết đầu tư trí
tuệ, cơng sức và vật chất. Mặt khác, nó cịn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật
chất của từng trường.
Ví dụ : Tranh về sự ăn mòn kim loại, thạch nhũ trong hang động…
* Tích hợp thơng qua hệ thống bài tập
Cách thức này rất thuận lợi để GV tiến hành phương pháp tích hợp, đặc
biệt là dùng kỹ thuật dạy học dự án cho hình thức này rất hiệu quả.


7

* Tích hợp trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
Việc tích hợp trên các bài chính khóa góp phần giúp HS có cơ sở ban đầu
về nội dung chủ đề “Vận dụng kiến thức vào thực tế và giải thích hiện tượng”
trong cấu trúc đề thi HSG hóa 8,9. Ngồi ra khi bồi dưỡng HSG giáo viên tiếp
tục tích hợp mở rộng nâng cao nội dung này để HS đạt kết quả cao hơn.
2.4. Các nội dung tích hợp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn những nội dung, hiện tượng trong
thực tế gần gũi có liên quan đến các bài học trong chương trình hóa học THCS và
phân bố cụ thể vào từng bài học, từng chủ đề trong từng chương trong các khối học
như sau.
2.4.1 Khối lớp 8:
Bài 1 : Mở đầu mơn hóa học
Giáo viên sử dụng máy chiếu, sưu tầm những hình ảnh về các hiện tượng
thực tế để tạo sự tị mị, hứng thú kích thích ham muốn học tập mơn hóa để giải
quyết tình huống đặt ra.
Ví dụ:
- Hình ảnh về thạch nhũ, gỉ sắt, các phản ứng nổ, pháo hoa…
- Các clip về các hiện tượng thực tế như khử chua đất, màng cứng trên nước

vơi, bóng bay hidro bị nổ , bỏng a xít, bỏng vơi…
Từ đó kết luận muốn tìm hiểu giải thích được các hiện tượng đó thì các em
phải ham thích tích cực học tập bộ mơn hóa học.
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, hoặc bài tập về nhà
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
Bài 4 : Ngun tử
GV tích hợp hiện tượng :
+ Ví dụ 1; Giải thích hiện tượng mở lọ nước hoa trong góc phịng tại sao lúc
sau cả phịng đều ngửi thấy mùi thơm ?
+ Ví dụ 2 : Tại sao đổ 500ml nước vào 500ml rượu lại không được 1000ml
hỗn hợp rượu và nước ?
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, tìm hiểu kiến thức hoặc bài tập về
nhà
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
Bài 12 : Sự biến đổi chất
GV tích hợp hiện tượng : Tại sao các vật dụng bằng kim loại (sắt, nhơm,
đồng) lại bị gỉ hỏng nhanh khi để ngồi khơng khí ?
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, hoặc bài tập về nhà
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
Chủ đề : Oxi


8

GV tích hợp hiện tượng : Tại sao phi cơng bay trên cao lại phải dùng bình
dưỡng khí có chứa oxi ?
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, hoặc bài tập về nhà
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
Chủ đề : Hidro
GV tích hợp hiện tượng :

+ Tại sao bóng bay hidro có thể nổ gây bỏng ?
+ Tại sao hidro lỏng làm nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường ?
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, hoặc bài tập về nhà
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
Chủ đề : Dung dịch
GV tích hợp hiện tượng : Giải thích hiện tượng khi hịa tan đường muối vào
nước lạnh thì khó tan hơn, có thể khơng tan hết ?
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, hoặc bài tập về nhà
2.4.2 Khối lớp 9:
Chương I : Các loại hợp chất vơ cơ
* Chủ đề : Oxit
Ví dụ 1: Giải thích hiện tượng trên mặt hố vơi chậu nước vơi, nước xi
măng có một lớp màng cứng?
Giải thích: Trong nước vơi, nước xi măng có chứa Ca(OH)2 tác dụng với
khí CO2 trong khơng khí tạo CaCO3 là chất rắn thành màng cứng.
Áp dụng: Đặt vấn đề khi vào học bài mới, hoặc bài tập về nhà
Kỹ thuật dạy học :
- Kỹ thuật dự án GV giao cho nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm HS để tiết
sau báo cáo.
- Kỹ thuật Cơng não, hoạt động nhóm ... GV thực hiện ngay tại tiết học.
Ví dụ 2: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: - Khí thải cơng nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ơ
tơ, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và
hơi nước trong khơng khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà
máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là
nguyên nhân chính gây ra mưa axit.



9

- Hiện nay mưa axit là nguồn ơ nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa
axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các cơng trình xây dựng, các tượng đài làm
từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3).
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Tìm hiểu tính chất hóa học của bài mới.
Kỹ thuật dạy học :
- Kỹ thuật dự án GV giao cho nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm để tiết sau
báo cáo.
- Kỹ thuật Cơng não, hoạt động nhóm ... GV thực hiện ngay tại tiết học.
* Chủ đề : A xít
Ví dụ 1: Vì sao cho viên C sủi vào nước lại có bọt khí thốt ra
Giải thích: Trong viên C sủi có chứa một ít bột NaHCO 3, và bột a xít xitric
gặp nước tạo dụng dịch axit tác dụng với NaHCO 3 sinhra CO2 thốt ra dưới dạng
bọt khí.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa
học của axit (Muối)
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật cơng não, hoạt động nhóm...
Ví dụ 2: Vì sao khơng nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể
rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha
lỗng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
*Chủ Đề : Ba zơ
Ví dụ 1: Vì sao bơi vơi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số côn trùng khác) có

axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH). Vơi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta
đỡ đau.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa
học của bazơ.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật công não, tia chớp...
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép, ....
Ví dụ 3: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón
bột vơi ?
Giải thích: Thành phần của bột vơi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít
CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với
CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.


10
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa

học của Canxi hiđroxit.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
*Chủ đề : Muối
Ví dụ 1: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy
ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
Giải thích :Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sơi sẽ xảy ra phản ứng hố học
0

t
Ca(HCO3)2 → CaCO3 +
0

t
Mg(HCO3)2 → MgCO3 +


CO2 + H2O
CO2 + H2O

CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng
dấm (CH3COOH 5%) và rượu, đun sơi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp
cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học :
- Kỹ thuật dự án GV giao cho nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm để tiết sau
báo cáo.
- Kỹ thuật Cơng não, hoạt động nhóm ... GV thực hiện ngay tại tiết học.
Ví dụ 2: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Giải thích : Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl và một số axit khác.
Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào
mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch
HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng.
NaHCO3 + HCl

NaCl + H2O + CO2

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tìm hiểu tính chất hóa
học hoặc củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não, mảnh ghép...
*Bài 11: Phân bón hóa học
Ví dụ 1: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho
cây.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật công não, tia chớp ...

Ví dụ 2: Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”


11

Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Giải thích: Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ
đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất
cao sau này. Do trong khơng khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia
lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N2 + O2
Sau đó:

2NO +

Tia lửa điện

O2

2 NO
2NO2

Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa:
NO2 + H2O + O2
HNO3

+


H

HNO3
+ NO3

+

Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học :
- Kỹ thuật dự án GV giao cho nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm để tiết sau
báo cáo.
- Kỹ thuật Công não, hoạt động nhóm ... GV thực hiện ngay tại tiết học.
Ví dụ 3 : Tại sao có thể dùng nước tiểu để tưới cây ?.
Giải thích: Bạn có biết rằng nước tiểu của con người chứa đầy nitơ? Đúng
vậy, trong nước tiểu chứa nhiều khoáng chất tốt cho khu vườn của bạn. Trong
đó, thực vật nói chung cần nitơ nhiều hơn bất kì loại chất nào khác. Nitơ được
dùng để cây tổng hợp axit amin, enzym, protein và diệp lục. Nhiều loài cây cịn
cần đặc biệt nhiều nito như ngơ… Nước tiểu khơng chỉ giàu đạm mà cịn có phốt
pho và kali - bổ sung các dưỡng chất cho đất bạc màu.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần bài tập,củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật hoạt động nhóm, cơng não ...
Chương II : Kim Loại
*Chủ đề: Kim loại
Ví dụ 1: Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì khơng được dùng
chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Giải thích: Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy
ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng
chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho
q trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy

ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và khơng bay hơi.
Hg + S

HgS

Q trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.


12

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tính chất hóa học hoặc
củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật cơng não, ...
Ví dụ 2: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao
dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ơi?
Giải thích: Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong khơng khí tạo ra bạc
sunfua (Ag2S) màu đen.
4 Ag + O2 + 2 H2S

2Ag2S + 2 H2O

Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+.
Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước
cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi
thiu.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật cơng não, hoạt động nhóm...
*Bài 18: Nhơm
Ví dụ 1: Tại sao không được dùng nồi chậu nhôm đựng vôi, ngâm xà phịng
Giải thích: Vì vơi, xà phịng là những chất có tính kiềm nên ăn mịn được

nhơm
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật dự án, cơng não ...
*Bài 21: Sự ăn mịn kim loại và bảo vệ kim loại khơng bị ăn mịn
Ví dụ 1: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và
dần dần đồ vật không dùng được ?
Giải thích: Khi tiếp xúc với khơng khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa
theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O

Khơng khí ẩm

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O →

2Fe(OH)2
4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt
Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mịn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi tồn bộ
khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt khơng cịn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp,
giịn nên làm đồ vật bị hỏng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật công não, mảnh ghép...
Chương 3 : Phi kim và Sơ lược bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
*Chủ đề: Các bon và các hợp chất của các bon


13

Ví dụ 1: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong

Nha - Kẽ Bàng, Hạ Long... với những hình dạng phong phú đa dạng được hình
thành như thế nào ?
Giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời
mưa trong khơng khí có CO2 tạo thành mơi trường axit nên làm tan được đá vôi.
Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mịn đá theo phương trình:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá
thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 ↑ + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những
hình thù đa dạng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật dự án, cơng não, mảnh ghép, KWl...
Ví dụ 2: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu
than củi ?
Giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm
làm cho cơm đỡ mùi khê.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tính hấp phụ của
cacbon.
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật công não, hoạt động nhóm đơi, KWL.. ...
Ví dụ 3: “Hiệu ứng nhà kính” là gì?
Giải thích: Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần
những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những
tia có bước sóng ngắn từ 50000 đến 100000 A0 đi qua dễ dàng đến mặt đất.
Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng dài
trên 140000 A0 bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái
Đất ấm lên. Theo tính tốn của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO 2 trong
khí quyển tăng lên gấp đơi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4 oC. Về
mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh
của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm

cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy tích hợp mơi trường
ở bài 20: Hợp kim sắt: Gang, Thép hoặc bài 28:Oxit của Cacbon
Kỹ thuật dạy học :
- Kỹ thuật dự án GV giao cho nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm để tiết sau
báo cáo.
- Kỹ thuật Cơng não, hoạt động nhóm ... GV thực hiện ngay tại tiết học
*Bài 26: Clo


14

Ví dụ 1: Tại sao nước ở bể bơi hoặc nước máy thường dùng ở các thành
phố lại có mùi hắc ?
Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một
lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một
phần tác dụng với nước:
Cl2 + H2O

HCl + HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử
trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử
dụng nước ngửi được mùi clo.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
Kỹ thuật dạy học :
- Kỹ thuật dự án GV giao cho nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm để tiết sau
báo cáo.
- Kỹ thuật Cơng não, hoạt động nhóm ... GV thực hiện ngay tại tiết học.
Ví dụ 2: Cloraminb là chất gì mà sát trùng được nguồn nước? phun khử

khuẩn covid 19 ?
Giải thích: Cloraminb là chất C6H5SO2NClNa.3H2O . Khi hoà tan cloraminb
vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
H2O + Cl2

HCl + HClO

HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi
sinh vật, làm cho vi sinh vật chết. Cloramin không gây độc hại cho người dùng
nước đã được khử trùng bằng chất này.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật cơng não, hoạt động nhóm đơi, KWL...
Chương 4: Hidrocacbon – Nhiên liệu
*Bài 36: Metan
Ví dụ 1: Vì sao khí thốt ra từ lớp bùn ruộng lúa hoặc các ao (hồ), khí
bioga lại cháy được ?
Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các
vật thể hữu cơ phân hủy trong điều kiện khơng có oxi sinh ra khí metan. Lợi dụng
hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn ni heo tạo khí metan
để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật dự án, công não, hoạt động nhóm đơi, KWL...
*Bài 37: Etilen.
Ví dụ 1: Làm cách nào để quả mau chín ?
Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả
xanh thì tồn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này


15


đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu q trình chín của trái cây.
Trong q trình chín trái cây đã thốt ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra
có tác dụng xúc tác q trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật cơng não, hoạt động nhóm đơi, KWL...
2.4.5. Chương 5: Dẫn xuất hiđrocacbon - Polime
*Bài : Rượu etylic
Ví dụ 1: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Giải thích: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu
cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm
cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn
hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đơng cứng
nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi
khuẩn khơng chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật dự án, cơng não ...
Ví dụ 2: Tại sao có hiện tượng hoa quả chín q thì có mùi rượu
Giải thích: Một số loại hoa quả khi chín q chất đường glucozo có trong
quả lên chín men tạo thành rượu etylic nên có mùi rượu
C6H12O6

enzim

2C2 H5OH + CO2

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài rượu hoặc ở bài
đường glucozơ
Kỹ thuật dạy học :Kỹ thuật cơng não, hoạt động nhóm đơi, KWL...
Bài: Axit Axetic
Ví dụ: Tại sao rượu lỗng để lâu lại bị chua

Giải thích: Rượu lỗng bị chua là do lên men tạo thành axít axetic
CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + 2H2O
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở bài hoặc củng cố
bài.
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật dự án, công não, mảnh ghép...
Bài : Polime
* Ví dụ 1: Chất chống dính trong chảo là gì ?
Teflon có tên thay thế là: Polime(tetrafloetilen) [(−CF 2−CF2−)n]. Đó là
loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung mơi và hóa chất. Nó độ bền
nhiệt cao, có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi
trường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.


16

Do có các đặc tính q đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết
máy dễ bị mài mòn mà khơng phải bơi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện,
tráng phủ lên chảo, nồi,… để chống dính.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở bài hoặc củng cố
bài.
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật dự án, công não, mảnh ghép...
2.4.6. Vận dụng vào công tác bồi dưỡng HSG các cấp.
Hiện nay theo xu thế giáo dục bộ mơn hóa học là đi sâu vào thực tiễn, nắm
vững bản chất hóa học, nội dung “vận dụng kiến thức vào thực tế ” ghi rõ trong
khung chương trình ơn thi HSG các cấp và thi vào các trường chuyên hóa. Có rất
nhiều đề thi thể hiện điều này. Vì vậy khi áp dụng sáng kiến này sẽ góp phần giúp
học sinh nắm chắc được dạng bài tập nói trên.
Ví dụ 1: Câu 10: (Đề HSG tỉnh thanh hóa năm 2018 -2019)
Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a, Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vơi.

b, Ủ bếp than trong nhà kín có thể gây chết người
Ví dụ 2 : Câu 10 : ( Đề khảo sát lần 3 chọn đội tuyển HSG hóa 9 cấp tỉnh
huyện Bá Thước năm 2020 – 2021)
Khí thải trong cơng nghiệp và khí thải của động cơ đốt trong (ơ tơ, xe máy)
có chứa lưu huỳnh đioxit. Khí này là một trong những nguyên nhân gây ra mưa
axit, mưa axit phá hủy những cơng trình, tượng đài làm bằng đá, bằng thép. Bằng
kiến thức hóa học em hãy giải thích cho vấn đề nêu trên?
Ví dụ 3 : Câu 5.2: (đề HSG tỉnh Hải Dương năm 2020 – 2021)
Hiện này hoạt động của nhiều nhà máy thải ra mơi trường các khí
H2S,NO2,CO2 SO2 Cl2 gây ơ nhiễm môi trường rất lớn em hãy đề xuất phương
pháp hóa học loại bỏ các khí trên nhằm hạn chế sự ơ nhiễm. Viết PTHH để giải
thích cho đề xuất đó?.
Trên đây là một số hiện tượng thực tế tơi áp dụng trong giảng dạy chính
khóa và cả ơn thi HSG. Hiện nay còn nhiều các hiện tượng khác nữa mà trong
khuôn khổ sáng kiến này tôi chưa nêu được rất mong sự đóng góp của các thầy cơ,
đồng nghiệp, hội đồng khoa học để sáng kiến hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.5.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua kết quả nghiên cứu và giảng dạy tơi nhận thấy:
- Đa số các em đã u thích giờ học Hóa học , nhiều học sinh tích cực xây
dựng bài. Học sinh rất có hứng thú để tìm hiểu nội dung bài học, chủ động vận
dụng kiến thức trong bài tập và các tình huống thực tiễn


17

- Trong hai năm học 2019 – 2020 và 2020 -2021 tôi đã đưa đề tài này vào
áp dụng giảng dạy tại trường trung học cơ sở thị trấn Cành Nàng. Tơi đã tự rút ra

cho mình nhiều kinh nghiệm q trong việc tăng hứng thú u thích mơn học
cho học sinh. Kết quả cụ thể như sau.
* Kết quả hứng thú:
Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế tại trường tôi tiến hành khảo sát học
sinh theo mẫu phiếu:
Mức độ hứng thú



Khơng

Rất hứng thú
Hứng thú
Chưa Hứng thú
Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1; 3.2 như sau.
Bảng 3.1: Khối lớp 8
Mức độ
Năm học
2020- 2021

Tổng số
HS
61

Rất hứng thú

Hứng thú

Chưa hứng thú


SL

%

SL

%

SL

%

12

19,6

44

72,4

5

8,0

Bảng 3.1: Khối lớp 9
Mức độ
Năm học

Tổng số
HS


Rất hứng thú

Hứng thú

Chưa hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%

20,9

56

69,1

08

10,0

53


69,8

08

10,5

2019 - 2020

81

17

2020- 2021

76

15

19,7

Qua kết quả trên so sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến (bảng 1.1;
1.2 và bảng 3.1; 3.2) ta có số liệu như sau:
- Năm 2019 -2020 số học sinh hứng thú và rất hứng thú với môn học tăng từ
32 % lên 90 % , số học sinh chưa hứng thú giảm từ 68 % xuống còn 10,0 %
- Năm 2020 -2021 trung bình cả hai khối số học sinh hứng thú và rất hứng
thú với môn học tăng từ 28,9 % lên 89,5 % , số học sinh chưa hứng thú giảm từ
71,1 % xuống còn 9,25 %
Như vậy hiệu quả là tính hứng thú, sự yêu thích môn học của học sinh đã
được cải thiện rõ rệt.

* Về chất lượng bộ môn:
Kết quả chất lượng bộ môn hóa học 9 năm học 2019 – 2020 và 2020
-2021 như sau.
Bảng 4.1: Khối lớp 8.
Chất lượng bộ môn


18

Năm học


số

Yếu

Trung bình

SL

%

2020 -2021

61

1

1,6


SL
29

Khá

Giỏi

%

SL

%

SL

%

47,6

18

29,5

13

21,3

Bảng 4.2: Khối lớp 9.
Chất lượng bộ mơn
Năm học



số

2019 - 2020
2020 -2021

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


81

1

1,2

40

49,5

24

29,6

16

19,7

76

0

0

37

46,1

22


28,9

17

22,3

- Qua kết quả trên so sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến (bảng
2.1; 2.2 và bảng 4.1; 4.2) ta có số liệu như sau:
- Năm 2019 - 2020 :
+ HS giỏi tăng từ 7,4 % lên 19,7%
+ HS khá tăng từ 11,1% lên 29,6 %
+ HS yếu giảm từ 8,6 % xuống còn 1,2 %
- Năm 2020 - 2021 : Trung bình cả hai khối
+ HS giỏi tăng từ 4,9 % lên 22,3%
+ HS khá tăng từ 7,8% lên 29,2%
+ HS yếu giảm từ 7,35 % xuống còn 0,0 %
Qua số liệu ta thấy hiệu quả của sáng kiến đó là cải thiện nâng cao được
chất lượng bộ môn.
*Chất lượng mũi nhọn mơn Hóa học
Trong năm học 2020 - 2021 số học sinh đạt giải trong các kỳ thì HSG
huyện, cấp tỉnh mơn hóa học lớp 9, cấp cụm mơn hóa học 8 của trường tăng cao
cụ thể :
+ Lớp 8 : 1 giải nhất , 2 giải nhì, 3 giải ba.
+ Lớp 9 : 1 giải nhất , 2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích.
+ HSG lớp 9 cấp tỉnh : 2 giải khuyến khích.
2.5.2. Đối với bản thân.
Trong năm học vừa qua và cả năm học này, tơi đã áp dụng các sáng kiến
của mình vào giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Bản thân thấy hứng thú,
tự tin hơn khi đứng lớp, truyền đạt và khắc sâu được các kiến thức khi học sinh

u thích mơn học.Đồng thời qua việc nghiên cứu tìm tịi và áp dụng sáng kiến tơi
được trau dồi kiến thức, kỹ năng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực từ đấy
nâng cao tay nghề đáp ứng xu thế, yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.


19

2.5.3. Đối với đồng nghiêp.
Là một tài liệu tham khảo bổ ích được đồng nghiệp ủng hộ và áp dụng
trong giảng dạy.
2.5.4. Đối với nhà trường.
Việc áp dụng chuyên đề làm cho chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng
lên rõ rệt góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn, chất lượng giáo dục mũi nhọn
trong nhà trường.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Nhiều nghiên cứu và thực tế giáo dục đã chỉ ra rằng sự hứng thú và đam
mê là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi con người học tập và lao
động. Một trong các nhiệm vụ của người giáo viên là phải tìm ra các biện pháp
thích hợp để học sinh hứng thú đam mê với mơn học, có rất nhiều phương thức
và phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu. Trong đó dạy học tích
hợp là phương pháp dạy học có thể đạt được mục tiêu đó, ngồi ra nó còn đảm
bảo được sự phát triển năng lực, kỹ năng cho người học nhằm phục vụ cho các
quá trình học tập, lao động trong cuộc sống sau này.
Việc “ Tích hợp một số hiện tượng thực tế để tăng hứng thú cho học sinh và
nâng cao chất lượng mơn hóa học THCS tại trường THCS Cành Nàng ” là một
trong nhiều biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới giáo dục,
nâng cao chất lượng bộ môn. Để thực hiện tốt được điều này trong quá trình dạy
học, người giáo viên ngoài năng lực, khả năng sư phạm đã có cần phải ln ln
học tập tích lũy, trau rồi kiến thức, rút ra những kinh nghiệm dù rất nhỏ, ln tìm

tịi học hỏi những kinh nghiệm từ những đồng nghiệp, trong sách báo, tài liệu tham
khảo, internet và chính sau những tiết dạy để ngày càng hồn thiện bản thân.
Qua thực tiễn dạy học và áp dụng sáng kiến ở đơn vị tơi nhận thấy giờ dạy
hóa học có chất lượng cao hơn, đặc biệt là học sinh rất chủ động, hăng say trong
các hoạt động và hứng thú với môn học. Các em đã biết vận dụng kiến thức môn
học để giải quyết các vấn đề trong bài học và thực tiễn. Kết quả học tập của các
em ngày càng nâng cao.
Do đó tơi thiết nghĩ trong công cuộc đổi mới giáo dục mỗi người giáo
viên luôn nỗ lực không ngừng học tập, sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy học
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của giáo dục.
3.2.Kiến nghị:
Đối với giáo viên: Để dạy học tích hợp thành cơng, giáo viên cần phải
thường xun học hỏi, tìm tịi, trau dồi chun mơn nghiệp vụ để có kiến thức
bộ mơn chắc chắn, kiến thức liên ngành rộng mở, kiến thức đời sống - xã hội
phong phú thì hiệu quả chất lượng giáo dục ngày càng cao.
Đối với tổ chuyên môn: Cần đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, chú
trọng vào các chuyên đề đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Tổ chức các


20

giờ dạy đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, các giờ dạy thực nghiệm... để
đúc rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
Đối với phòng giáo dục : Cần tăng cường các biện pháp sinh hoạt chun
mơn nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, ngồi ra cần có biện pháp tham mưu
đề xuất với các cấp bổ xung trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện dạy học đáp
ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Tôi đã áp dụng “Giải pháp tích hợp hiện tượng thực tế vào dạy mơn hóa
học bậc THCS để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bộ môn tại
trường THCS thị trấn Cành Nàng” . Trong quá trình áp dụng ở đơn vị bước đầu

đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên là kinh nghiệm của cá nhân nên khơng
tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Bản thân tơi sẽ tiếp tục cố gắng tìm tịi, tích
lũy, bổ sung để bài viết này ngày càng phong phú hơn, hồn thiện, theo xu hướng
đổi mới dạy học, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng bộ mơn nói
riêng và nâng cao chất lượng chung của giáo dục.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và Hội đồng
khoa học các cấp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cành Nàng, ngày 15 tháng 5 năm 2021

(Xác nhận)

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
Họ tên và chữ ký

Nguyễn Tiến Đạt

Nguyễn Kiên


21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

Các tài liệu tham khảo
Luật giáo dục - số: 43/2019/QH14 ngày 14 / 6 / 2019
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH
TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI.
Sách giáo khoa – sách giáo viên hóa học 9 của bộ giáo dục và đào tạo
Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình giáo dục phổ thơng
Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên modun 1,2 chương trình ETEP
Kế hoạch giáo dục năm học mơn hóa học 9 ( PPCT)
10 vạn câu hỏi vì sao – Hóa học vui.
Tác giả : Tôn Nguyên Vũ ; NXB : Thanh Niên.
Bách khoa tri thức hóa; Tác giả : Tapesi De ; NXB : Hồng đức
Bách khoa tri thức tuổi trẻ - 10 vạn câu hỏi vì sao – Hóa học.
Tác giả: Hàng Đức khởi; NXB : Giáo dục Việt Nam.


22

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Kiên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Thị trấn Cành Nàng

TT

Tên đề tài SKKN

1

Một số kinh nghiệm giải bài
tập trắc nghiệm hóa học
Một số kinh nghiệm giải
nhanh bài tập trắc nghiệm
hóa học 9 tại trường THCS
Tân Lập
Một số kinh nghiệm dạy học
tích hợp mơn hóa 9 tại
trường THCS Ban cơng

2

3

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
UBND huyện
Bá Thước


Kết quả
đánh giá Năm học
xếp loại đánh giá
(A, B,
xếp loại
hoặc(C)
C

2009– 2010

UBND huyện
Bá Thước

C

2012 -2013

UBND huyện
Bá Thước

C

2018 -2019


23

PHỤ LỤC 1
MINH HỌA KẾ HOẠCH BÀI HỌC TÍCH HỢP CỦA SÁNG KIẾN .

Tiết: 3,4,5

Ngày soạn: …./…./20…
Ngày dạy: .. /…./20…
CHỦ ĐỀ: OXIT

A.KẾ HOẠCH CHUNG

Phân phối
thời gian
Tiết 1

Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
KT1: Tính chất hóa học của oxit.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Khái quát về sự phân loại oxit.

Tiết 2
Tiết 3

KT2: Một số oxit quan trọng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP, TÌM TỊI, MỞ RỘNG

B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức Học sinh biết được:

- Tính chất hố học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit
trung tính.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit, lưu huỳnh đioxxit.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hố học của oxit bazơ, oxit axit.


×