Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS ngọc phụng, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.58 KB, 11 trang )

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài .
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Một số kiến nghị.


Tài liệu tham khảo.

Trang
2
2
3
3
3
3
4
5
8
9
9
10
11


2
I. MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề tài.
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân
tài. Nhân tài là sản phẩm quý giá của Quốc gia. Vì vậy phải phát hiện sớm và tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng theo những hình thức thích hợp.
“Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi
dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu khơng được phát hiện và sử
dụng đúng lúc đúng chỗ...” (Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại Đại hội
VI, 1996).
Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) được quy định rõ

trong Điều 1- Quy chế thi chọn học sinh giỏi (HSG): “Việc tổ chức BDHSG và
thi chọn HSG nhằm động viên khích lệ những HSG và giáo viên dạy giỏi, góp
phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của
công tác quản lý, chỉ đạo các cấp giáo dục. Đồng thời phát hiện học sinh có năng
khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở các cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho
đất nước”.
Trường THCS là nơi đầu tiên trong đời trẻ tham gia vào hoạt động học với
tư cách là hoạt động chủ đạo, nhờ có nội dung giáo dục tồn diện mà các em có
khả năng, năng khiếu. Nếu gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy cô giáo sớm phát
hiện, nâng đỡ và bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích niềm say mê học
tập thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn, năng khiếu được định
hướng sớm sẽ phát triển và dần dần định hình trở thành học sinh năng khiếu.
Cịn ngược lại thì mầm mống nhân tài sẽ mai một dần.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS là phát huy hết “Khả năng, tiềm
năng” của trẻ là tạo nguồn học sinh giỏi cho cấp học tiếp theo thực hiện chiến
lược “Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt khác chất lượng giáo dục đại trà
hiện nay đã được nâng lên một bước đáng kể thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi
là một tiêu chí khơng thể thiếu để đánh giá của trường THCS. Thành tích giáo
dục mũi nhọn khẳng định uy tín của nhà trường, mỗi học sinh giỏi khơng những
là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cơ mà cịn là niềm tự hào của cả cộng đồng.
Chính việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã giúp cho ta phát hiện ra những sở
trường, những khả năng đó mà đối với mỗi cá nhân là cả cuộc đời, có khi là
nghề nghiệp, là sự cống hiến, đội ngũ giáo viên trường THCS Ngọc Phụng đã có
nhận thức đúng về điều đó. Qua điều tra, 100% giáo viên cho rằng việc bồi
dưỡng học sinh giỏi là “rất quan trọng, rất cần thiết” và nó trở thành một nhu
cầu của mỗi giáo viên trong trường. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường một số năm gần đây từ là một trường có thành tích khiêm tốn trong cơng
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.



3

Chính vì vậy tơi đã mạnh rạn chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất
lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường
Xuân
Đề tài được áp dụng từ năm học 2018-2019 và đã có những chuyển biến
tích cực, trong những năm học gần đây chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà
trường luôn đứng ở tốp đầu của các trường trong huyện.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi ở Trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân, đáp ứng nhu bồi dưỡng
học sinh giỏi trong các trường THCS hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở
Trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Ngồi ra tơi cịn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: Đọc tài
liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng
nghiệp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng và Nhà nước ta phải luôn
coi trọng việc chăm lo cho giáo dục, đặc biệt là việc phát hiện và bồi dưỡng tài
năng của thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được phát huy tài năng, sức lực
của mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”. .
1.1. Năng lực: Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người

tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo để
đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định.
1.2. Năng khiếu: Là mầm mống của tài năng tương lai. Nếu được phát hiện
bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển
và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui chột. Người
có năng lực, năng khiếu thì thị giác thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, tri
giác có những cảm giác đặc biệt.
1.3. Quan niệm về học sinh giỏi - học sinh năng khiếu.


4

Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thường quy tụ ở các tiêu chuẩn sau:
- Những học sinh năng khiếu thường thơng minh, trí tuệ phát triển, có
năng lực tư duy tốt, tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu và chỉ số IQ cao.
- Có bộ óc tư duy độc lập, có óc phê phán, có khả năng dự báo, ưa thích
khám phá cái mới, khơng suy theo đường mịn mà đi sâu vào tìm hiểu bản
chất, tìm ra quy luật, sự kiện, hiện tượng.
- Thường xuyên say mê tìm tịi cái mới, tị mị, trung thực, kiên trì, kiên
định, giàu lịng vị tha và tính nhân văn, tinh thần tự chủ cao và có ý chí phấn
đấu vươn lên đạt đến Chân - Thiện - Mĩ.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với trường THCS Ngọc Phụng trong những năm gần đây chất lượng
học sinh mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên để duy trì và nâng
cao chất lượng học sinh mũi nhọn hơn nữa thì cần phải có những biện pháp để
đồng bộ. Cụ thể chất lượng học sinh giỏi các mơn văn hóa 2 năm học ở các
năm học trước.
Stt

Giải


Năm học

Năm học

Năm học

2014-2015
2015-2016
2016-2017
1
Nhất
0
0
0
2
Nhì
0
0
1
3
Ba
3
7
2
4
KK
25
19
28

Tổng số
28
26
31
Qua bảng tổng hợp ta thấy số lượng giải học sinh giỏi thấp so mới qui mô
nhà trường đông học sinh, và đội ngũ giáo viên đơng, có trình độ cao. Chất
lượng học sinh giỏi nhà trường chưa cao do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Kế hoạch để chọn lựa học sinh có năng khiếu, có
trình độ để bồi dưỡng học sinh và khen thưởng động viên học sinh chưa sát
thực tế.
Nguyên nhân thứ hai: Kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng, khen học
sinh giỏi cịn có những điểm bất cập
Ngun nhân thứ ba: Việc huy động các lực lượng cũng như cộng đồng xã
hội quan tâm học sinh giỏi chưa đem lại hiệu quả cao.
Nguyên nhân thứ tư: Do nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh nhà
trường chưa nhận thức được cần thiết trong công tác học sinh giỏi do vậy chưa
được quan tâm, được đầu tư đúng mức.
Qua nhận thức được nguyên nhân cùng thấy vai trò, trách nhiệm của nhà


5

trường với nhân dân cũng như với nghành. Cần phải đưa chất lượng nhà trường
đi lên, cụ thể chất lượng học sinh giỏi ngày càng cao, ban giám hiệu nhà trường
cần phải có kế hoạch, có biện pháp cụ thể, tích cực trong cơng tác bồi dưỡng học
sinh giỏi nhằm dần đưa chất lượng giảng dạy của nhà trường, chất lượng học
sinh giỏi ngày càng đi lên.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Qua nghiên cứu hiện trạng nhà trường và chất lượng thực trạng học sinh
giỏi nhà trường trong các năm qua. Nhằm để thực hiện nhiệm vụ này ban giám

hiệu nhà trường cần thực hiện các giải pháp như sau:
Nâng cao nhận thức về bồi dưỡng học sinh giỏi của Nhân dân của cán bộ
giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường, cần được đầu tư, phải có kế
hoạch cụ thể trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cần có kế hoạch tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi. Để chọn
lựa học sinh có năng khiếu, trình độ để bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi,
khen thưởng động viên học sinh khi đạt kết quả.
Tổ chức tuyển chọn và phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi, khen thưởng động viên đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tổ chức xây dựng, huy động các lực lượng cũng như cộng đồng xã hội
quan tâm công tác học sinh giỏi của nhà trường. Giúp trường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế
hoạch bồi dưỡng.
Từ thực tế của đơn vị, đối tượng của học sinh để xây dựng kế hoạch, để
bồi dưỡng đúng theo kế hoạch, trọng tâm phải xây dựng nội dung chương trình,
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho tồn trường một cách chi tiết, cụ thể; Bám
sát công văn hướng dẫn về cơng tác thi học sinh giỏi của Phịng GD&ĐT
Thường Xn.
Trên cơ sở chương trình đó, giao cho tổ chun mơn xây dựng phân phối
chương trình riêng cho tồn đợt bồi dưỡng đối với khối 6,7, 8, 9.
Từ nội dung chương trình, phân phối chương trình, chỉ đạo giáo viên lên
lịch báo giảng, xây dựng giáo án cụ thể cho từng tiết dạy; giáo án phải tập trung
chú trọng nâng cao kiến thức bộ môn, mở rộng kiến thức, nhưng phải có hệ
thống, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng trong làm bài. Xây dựng giáo
án có vai trị hết sức quan trọng, thể hiện nội dung xuyên suốt trong cả quá trình
bồi dưỡng.
Thường xuyên chỉ đạo giáo viên bám sát vào kế hoạch đảm bảo dạy đúng,
dạy đủ, có chất lượng cao và đúng tiến độ theo Phân phối chương trình,



6

xây dựng nền nếp dạy học.
3.2. Giải pháp thứ hai: Chỉ đạo chọn đội tuyển các bộ môn.
Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi quyết định đến chất lượng
vì vậy cần được quán triệt tới mọi giáo viên trong nhà trường. Trước hết coi đó
là nghĩa vụ của người giáo viên và sau đó là việc phổ biến phương pháp, cách
thức phát hiện để việc tuyển chọn được chu đáo, kết quả của quá trình phát hiện
và tuyển chọn này là khơng bị nhầm, khơng bỏ sót học sinh, có năng khiếu, ngăn
ngừa những quan hệ cá nhân của người tuyển chọn.
Để tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi ở trường, Hiệu trưởng
cần có kế hoạch rõ ràng, chi tiết về các hoạt động giáo dục này. Cụ thể xây dựng
kế hoạch thành lập đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển, việc này phải được sự chỉ
đạo để từng giáo viên đưa vào kế hoạch giảng dạy và chủ nhiệm.
Cụ thể trước khi thi học sinh giỏi cấp huyện từ một đến hai tháng Hiệu
trưởng nhà trường lên kế hoạch thi học sinh giỏi cấp trường cho tất cả các môn
thi mà học sinh giỏi cấp huyện.
Việc chuẩn bị đề thi giao cho đ/c phó hiệu trưởng có trách nhiệm sưu tầm
và kết hợp với các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học
sinh giỏi sưu tầm. Sau đó ban giám hiệu nhà trường chọn lựa làm đề thi.
Do lực lượng học sinh nhà trường đông một khối học sinh thơng thường
dưới 100 em nguồn học giỏi khơng nhiều vì vậy cơng tác tuyển chọn phải chính
xác để phát huy được đúng năng lực của học sinh.
Việc triển khai tuyển chọn phát hiện học sinh giỏi đây là một bước quan
trọng trong việc tổ chức thi học sinh giỏi của nhà trường. Xuất phát từ thực tế
không phải mọi học sinh có xếp loại học sinh giỏi đều là học sinh có năng khiếu,
từ đó tuyển chọn và tiến hành tuyển chọn học sinh giỏi cho từng khối lớp là
công việc quan trọng.
3.3. Giải pháp thứ ba: Phối hợp với gia đình, Hội phụ huynh học sinh

cùng với nhà trường giúp học sinh thực sự u thích học bộ mơn.
Đây là vấn đề rất khó khăn đối với cơng tác chỉ đạo và của mỗi giáo viên
đứng lớp, làm sao để học sinh thực sự u thích mơn học, đam mê với mơn học.
Đối với trường miền núi thì càng khó khăn bởi vì sự quan tâm của gia đình đến
việc học tập của các em chưa đúng mức. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên cần phải
động viên các em, tâm sự, gần gũi, chia sẻ để các em có sự đam mê, đặc biệt
phải khéo léo động viên, khích lệ các em trong học tập bộ mơn mà mình phụ
trách.
Cần khơi dậy ở các em, hãy cho các em nhận thấy rằng mình là niềm tự
hào của gia đình, của nhà trường, của địa phương khi đạt giải học sinh giỏi cấp


7

huyện. Những nguồn động viên đó có tác dụng rất lớn, giúp các em thêm tự tin,
thầy trò thêm gần gũi, đặc biệt là các em càng thêm yêu thích học.
3.4. Giải pháp thứ tư: Chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp phù hợp,
đặc thù bộ môn.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các bước.
Bước 1: Khi xác định mục đích u cầu phải đảm bảo hồn thành các nội
dung của môn học và phù hợp với đối tượng học sinh giỏi. Đây là cơ sở để khi
dự giờ để đánh giá giáo viên có hồn thành nhiệm vụ so với yêu cầu đã đặt ra.
Bước 2: Đưa các vấn đề khó trao đổi trong tổ chun mơn.
Bước 3: Cấu trúc về một bài soạn được các tổ bộ mơn góp ý và có ý kiến
phản hồi, điều chỉnh bổ sung theo đặc trưng môn học.
Bước 4: Yêu cầu các giáo viên khi soạn bài phải tuân thủ cấu trúc bài
soạn đã được thống nhất.
3.5. Giải pháp thứ năm: Chỉ đạo giáo viên ln bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Để nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên trong công tác ôn thi học sinh giỏi

tôi chỉ đạo giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn do phịng GD tổ chức,
khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu tài liệu, học tập dưới nhiều hình thức để
nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Những vấn đề khó đưa ra tổ chuyên môn thảo
luận, thống nhất.
Hàng năm nhà trường mua thêm các tài liệu tham khảo để phục vụ cho
việc nghiên cứu của giáo viên.
3.6. Giải pháp thứ sáu: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên kiểm tra việc tự
học ở nhà và cách diễn đạt, cách làm bài của học sinh.
Một số người cho rằng, đã là học sinh giỏi thì ý thức tự học đã có, khơng
cần kiểm tra, tự các em đã có tinh thần, ý thức, thái độ học tập. Tuy nhiên không
hẳn như vậy, đã học thì phải có kiểm tra. Bởi vậy, sau mỗi buổi học tôi luôn chỉ
đạo giáo viên cần đưa ra những câu hỏi, những bài tập yêu cầu học sinh về nhà
học và hoàn thành (bên cạnh việc tự học những nội dung đã học trên lớp). Hôm
sau đến lớp giành khoảng 30 phút (ngồi phân phối chương trình) để kiểm tra
việc tự học của học sinh thông qua những câu hỏi và trả lời giống như bài kiểm
tra 15 phút của học trên lớp, tranh thủ thời gian làm bài của học sinh, giáo viên
kiểm tra những câu hỏi, bài tập đã ra hôm trước. Trên cơ sở bài làm kiểm tra của
học sinh và làm bài tập ở nhà của các em, giáo viên bồi dưỡng đánh giá tinh
thần, thái độ, ý thức học tập của từng em. Qua bài làm của các em cũng uốn nắn
cách diễn đạt trong bài làm của từng em.
Đặc biệt, sau khi học được hai phần ba chương trình bồi dưỡng, tôi chỉ


8

đạo giáo viên cần dành một buổi tổ chức buổi gọi là "sát hạch" - giáo viên ra các
dạng câu hỏi như một đề thi, để các em làm bài như một buổi thi thật để chọn
lọc đội tuyển các bộ môn, vấn đề này phải đưa ra ngay từ khi mới bước vào đợt
bồi dưỡng, mục đích chính là yêu cầu các em phải thực sự chú tâm vào học tập
và học có trách nhiệm, tránh tư tưởng bằng lòng với kết quả thi đạt giải cấp

huyện và được chọn vào đội tuyển thi cấp tỉnh chứ khơng có mục tiêu, ý chí
vươn lên để đạt thành tích cao hơn.
2.7. Giải pháp thứ bảy: Chỉ đạo giáo viên sưu tầm các dạng câu hỏi, đề ra
của những năm trước đây để giúp học sinh tìm hiểu các dạng, các kiểu câu hỏi
đề ra.
Chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn sưu tầm các đề thi học sinh giỏi, ra các
đề thi học sinh giỏi, lập ngân hàng đề thi để phục vụ cho công tác ôn thi.
2.8. Giải pháp thứ tám: Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
Đối với học sinh: Chỉ đạo giáo viên không thu bất kỳ khoản tiền nào liên
quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, khi mới thành lập đội tuyển đều có
phần thưởng mỗi học sinh 10 cuốn vở, phối hợp với Hội phụ huynh trích nguồn
kinh phí hỗ trợ động viên học sinh.
Đối với giáo viên: Hàng năm hỗ trợ từ nguồn nghiệp vụ của đơn vị (Mỗi
giáo viên từ 3.000.000 đ đến 5.000.000 đ), công bố mức thưởng cho giáo viên
có học sinh đạt giải từ đầu năm, cộng điểm vào điểm xếp loại cuối năm, đối với
những giáo viên có thành tích cao thì đề nghị tăng lương trước thời hạn.
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một năm triển khai đề tài, các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh
mũi nhọn, kết quả đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường đi dự thi học sinh giỏi
cấp huyện đều đạt được kết quả cao, cụ thể như sau:
- Kết quả các kỳ thi HSG cấp huyện.
Stt
1
2
3
4

Năm học

Năm học


2017-2018 2018-2019
Nhất
0
0
Nhi
1
1
Ba
9
16
KK
33
40
Tổng số
43
57
- Kết quả các kỳ thi HSG cấp tỉnh.

2020-2021

Giải

Năm học

Ghi chú
Năm học

4
17

69
90

2019-2020,
không tổ
chức các kỳ
thi

- Năm học 2017-2018: Có 2 HS đạt giải (1 giải 3, 1 giải KK) trong kỳ thi
SG văn hóa lớp 9 cấp tỉnh.


9

- Năm học 2018-2019: Có 2 HS đạt giải (1 giải nhì, 1 giải KK) trong kỳ
thi HSG văn hóa lớp 9 cấp tỉnh.
- Năm học 2020-2021: Có 3 HS đạt giải (1 giải ba, 2 giải KK) trong kỳ thi
HSG văn hóa lớp 9 cấp tỉnh.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận
Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt
Nam nói riêng đã khẳng định vai trò của người tài. Họ là lực lượng khởi đầu cho
phát triển Kinh tế- Văn hoá -Xã hội, đem đến cho quốc gia nền văn minh tiến bộ
khơng ngừng. Chính nhà trường là nơi chắp cánh cho các nhân tài phát triển.
Giáo dục THCS chính là sự hình thành ở học sinh những yêu cầu cơ bản
ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, nó là nền tảng cho các cấp học tiếp theo.
Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi THCS một cách có hiệu quả là
chuẩn bị cho học sinh hành trang và tâm thế tiếp tục học giỏi ở bậc học THPT.

Phát triển sự nghiệp giáo dục là nói đến vấn đề “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề
rất quan trọng ở bậc THCS nên việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài được làm
tốt sẽ làm nền tảng cho năng khiếu của học sinh phát triển cao hơn nữa trong các
bậc học tiếp theo. Đây chính là thế hệ nhân tài phục vụ cho sự nghiệp CNHHĐH đất nước.
Đề tài đã nghiên cứu đưa ra giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường THCS như sau:
- Nâng cao nhận thức về bồi dưỡng học sinh giỏi của Nhân dân, của cán
bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường, cần được đầu tư, phải có
Kế hoạch cụ thể trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Cần có kế hoạch tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi. Để chọn
lựa học sinh có năng khiếu, trình độ để bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi.
Khen thưởng động viên học sinh khi đạt kết quả.
- Tổ chức tuyển chọn và phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi, khen thưởng động viên đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức xây dựng, huy động các lực lượng cũng như cộng đồng xã hội
quan tâm công tác học sinh giỏi của nhà trường. Giúp trường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong đó với đề tài này tơi tổ chức nghiên cứu chính về giải pháp:
- Kế hoạch chỉ đạo của nhà trường phát hiện và tuyển chọn học sinh
giỏi, học sinh có năng khiếu, để bồi dưỡng cho học sinh thi học sinh giỏi cấp


10

Huyện để đạt được kết quả cao.
Đã minh chứng cho kết quả nghiên cứu hiệu quả đạt được.
2. Kiến nghị:
Đối với nhà trường: Khi tuyển chọn học sinh giỏi cần nghiêm túc, chặt
chẽ nhằm chọn lựa chính xác học sinh học giỏi, có năng khiếu, cần có sự quan

tâm cùng chăm lo tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của của Nhân dân, của
cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường.
Đối với phòng GD&ĐT Thường Xuân: Thường xuyên chỉ đạo các nhà
trường đặc biệt là các trường THCS quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi xem đây là một tiêu chí thi đua cuối năm của mỗi đơn vị, từ đó thúc đẩy quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở các đơn vị trong huyện.
XÁC NHẬN

Thường Xuân, ngày ..... tháng 5 năm 2021

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Viết Dũng


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bộ GDĐT xuất bản 2009
- Hướng dẫn viết đề tài khoa học sư phạm ứng dụng PGD Thường Xuân
- Sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp đạt giải cao các năm
- Kết quả thi học sinh giỏi Trường THCS Ngọc Phụng các năm.




×