Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập trong môn sinh học lớp 7 nhằm phát huy tính tự giác, tích cực học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.24 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HĨA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỢT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
TRONG SINH HỌC LỚP 7 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TỰ
GIÁC, TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang trung
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2 . Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Phiếu học tập.
2.1.2. Một số đặc điểm chính về tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 7
2.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học tích cực sử dụng phiếu học tâp.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng phiếu học tập ở trường THCS


2.2.1.Về ưu điểm:
2.2.2. Một số hạn chế.
2.3. Một số kinh nghiệm và biện pháp sử dụng phiếu học tập nhằm
phát huy tính tích cực tự giác của học sinh ở môn sinh học 7
2.3.1. Một số kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập giúp rèn kĩ năng
cho học sinh trong sinh học 7.
2.3.2. Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú, tự giác tích cực trong
giờ học có sử dụng phiếu học tập ở mơn sinh học 7.
2.3.3. Các hình thức tổ chức hợp lí trong việc sử dụng phiếu học tập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
5
6
11

14
16
18
18
18


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học đã đi vào chiều sâu của quá trình
tổ chức các hoạt động dạy và học. Cùng với việc biên soạn nội dung sách giáo
khoa sao cho phù hợp giữa nhận thức, hứng thú của học sinh và yêu cầu thực
tiễn của đất nước, là sự đòi hỏi phải đổi mới về phương pháp dạy và học sao cho
phù hợp với các thành tố trong quá trình dạy học.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chuyển từ
việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang chủ động, tăng cường tương tác
giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh nhằm tiếp thu tri thức và rèn
luyện kỹ năng cần thiết. Vậy đổi mới dạy học theo hướng tích cực bao gồm
những nội dung gì, cách thức ra sao?
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chính là việc thực hiện
các bước để chuyển chương trình học từ việc tiếp cận nội dung thành tiếp cận
năng lực của học sinh. Điều này có nghĩa là, thay vì quan tâm đến việc học sinh
học được gì, thì sẽ quan tâm đến việc học sinh sẽ vận dụng được những gì thông
qua quá trình học tập.
Muốn thực hiện được điều này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học từ
thụ đợng thành chủ đợng. Các em có cơ hợi rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến
thức được học, hình thành năng lực và hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất.
Ngoài ra, cần tăng cường thảo luận nhóm, tăng tương tác giữa giáo viên và học
sinh để thúc đẩy sự phát triển năng lực xã hội của học sinh.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THCS là

tích cực hố các hoạt đợng học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng
tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo,nâng cao
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho
học sinh.
Từ thực trạng và yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục cho thấy việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố, tự lực hố hoạt đợng học tập của
học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của ngành giáo dục hiện nay.
Cùng với sự đổi mới đó, giáo viên phải từng bước đổi mới phương pháp dạy học
để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, suy nghĩ và sáng tạo trong
q trình lĩnh hợi tri thức đó là vấn đề mà người giáo viên luôn quan tâm, trăn
trở. Với tôi, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi ln tìm tịi, nghiên
cứu để làm cho bài dạy của mình mang lại hiệu qủa cao nhất bằng cách đổi mới
phương pháp dạy học, nghiên cứu sử dụng kĩ thuật và đồ dùng dạy học sao phù
hợp với bài học, mơn học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Tôi luôn sử
dụng triệt để các đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường, ngoài ra tơi cịn làm
thêm các đồ dùng khác để phục vụ cho các hoạt đợng dạy học. Trong đó có
phiếu học tập là một trong những phương tiện mà tôi thường xuyên sử dụng dạy
học, vậy việc sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả? Bằng những điều đã
học hỏi được ở các anh chị đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi
1


xin được trình bày một số kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập trong dạy sinh
học lớp 7 nhằm phát huy tính tự giác tích cực học tập của học sinh. Bước đầu
những kinh nghiệm này đã giúp tôi hoàn thành tốt việc giảng dạy bộ môn sinh
học 7 tại trường.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn trình bày những vấn đề
mà mình tâm đắc nhất, nhằm giúp học sinh có kỹ năng sử dụng thành thạo phiếu
học tập và mang lại hiệu quả cao trong các giờ học góp phần tạo hứng thú học

tập, phát triển khả năng tư duy tích cực và giúp các em có niềm đam mê u
thích mơn sinh học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng các loại đồ dùng học tập,
nghiên cứu đặc điểm của phiếu học tập, chuẩn kiến thức và các vấn đề liên quan
đến việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng thành thạo phiếu học tập trong
học tập bộ môn sinh học 7.
- Đề suất một số kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập và đưa vào thực tế
giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ dạy sinh học ở lớp 7 nhằm giúp học sinh
lĩnh hội, xử lí tốt hơn những tri thức mà chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu và
phát triển năng lực học tập tích cực của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu về việc sử dụng phiếu học tập trong môn sinh học lớp 7.
- Nghiên cứu về sự tự giác tích cực, hứng thú học tập của học sinh đối với
việc sử dụng phiếu học tập trong môn sinh học ở lớp 7A1 và 7A5 trường THCS
Quang Trung .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-Nghiên cứu các tài liệu để tìm hiểu về các dạng phiếu học tập có thể sử
dụng trong giảng dạy sinh học 7. Đồng thời tìm hiếu những quan điểm cơ bản về
phiếu học tập và phương pháp sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy
-Nghiên cứu SGK sinh học 7, thiết kế bài giảng sinh học 7, tài liệu chuẩn
kiến thức kỹ năng môn sinh 7, các loại sách liên quan đến kiến thức về giới đợng
vật để tìm ra các dạng kiến thức từ đó thiết kế các dạng phiếu học tập cho phù
hợp với nội dung của từng bài học học theo chuẩn kiến thức.
-Tìm hiểu về tâm lý học sinh khi học tập trước và sau khi có sử dụng phiếu
học tập trong thực tế ở trường và trường bạn.
-Tìm hiểu về thực trạng sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy sinh học 7
của giáo viên và học sinh tại trường và các trường lân cận.
- Điều tra sự tích cực học tập của học sinh trước và sau khi sử dụng phiếu
học tập tại trường ở 1 số lớp khác nhau

-Áp dụng những kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy.
-Kiểm tra kết quả bằng cách quan sát, tổng kết kết quả học tập và khái quát
kết quả thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm
-Sử dụng toán học thống kê và báo cáo.
2


2. Nội dung sáng kiến
2. 1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Phiếu học tập.
a. Phiếu học tập.
Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học
tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học
sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung
kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học.
b. Vai trò của phiếu học tập.
- Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu
hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.
- Cơng cụ hoạt đợng và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài
tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện
kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm...
c. Phân loại phiếu học tập:
- Dựa vào mục đích: Phiếu học bài, phiếu ơn tập, phiếu kiểm tra.
- Dựa vào nội dung:
+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa
cho các kiến thức cơ bản của bài.
+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố.
+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết.
+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn
luyện kĩ năng.

d. Các bước thiết kế phiếu học tập:
- Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong
bài dạy học.
- Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của
phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập.
Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục
tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và PTDH,
môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học
tập cho phù hợp.
- Bước 3: Viết phiếu học tập:
Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn,
chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thơng tin phải có khoảng trống
thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ.
2.1.2. Một số đặc điểm chính về tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 7:
- Là học sinh lớp 7 các em hầu hết ở độ tuổi là 13. Xét về góc đợ trưởng
thành các em đã có mợt năm làm quen với các mơn học khác nhau, chịu sự tác
động của nhiều phương pháp giảng dạy trong 1 buổi học của nhiều thầy cô khác
nhau.Tuy nhiên tùy thuộc vào ý thức và thái độ học tập của từng học sinh mà các
3


em có cách biểu hiện khác nhau trong quá trình học tập. Vì vậy các em có những
biến đổi nhất định về nhiều mặt.
- Ở lớp 7 các em không chỉ thõa mãn với vai trò là người ngồi nghe, ghi
theo sự hướng dẫn của thầy cô hoặc theo dõi các giải pháp đã có trên bảng do
thầy cơ giảng giải sẵn trên bảng. Các em đã biết cách làm việc với SGK, biết đưa
ra ý kiến riêng của bản thân khi gặp mâu thuẫn giữa SGK và thực tế hoặc giữa
SGK với thông tin do thầy cô cung cấp, các em biết tranh luận với nhau để từ đó
đưa ra kiến thức chung nhất thõa mãn những thắc mắc của bản thân, chứng tỏ
rằng các em đã thích tìm tịi và khám phá.

2.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học tích cực có sử dụng phiếu học tập:
* Học tập trên lớp:
-Học tập cá nhân
-Học tập hợp tác theo nhóm
* Học ở nhà, thư viện, từ xa, trên mạng, trực tuyến…
* Học ngoài nhà trường : Tham quan, ngoại khóa thực tế địa phương, cơ sở
sản xuất…
Tuy nhiên trong đề tài này, gắn liền với hình thức tổ chức dạy học tích cực
trên lớp là sử dụng phiếu học tập cho cả hoạt động cá nhân và hoạt động theo
nhóm của học sinh nhằm phát huy mợt cách cao độ nhất khả năng tự tư duy, độc
lập và sáng tạo trong suy nghĩ của từng học sinh.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng phiếu học tập ở trường THCS .
2.2.1.Về ưu điểm
Đối với giáo viên.
-Nhìn chung việc sử dụng phiếu học tập đã trở thành quen thuộc của một số
giáo viên khi dạy các tiết thao giảng chuyên đề, họ khai thác tốt thông tin trong
SGK và tư liệu tham khảo từ đó thiết kế các loại phiếu học tập phù hợp với nợi
dung bài học và tâm lí lứa tuổi của học sinh.
-Thông qua các đợt tập huấn thay SGK, bồi dưỡng chuẩn kiến thức... giáo
viên cũng nắm được một số yêu cầu khi sử dụng phiếu học tập từ đó mỗi người
khi giảng dạy có thể áp dụng các biện pháp, phương pháp khác nhau để giờ học
đạt kết quả cao nhất .
- Qua dự giờ thăm lớp các đồng chí cùng trường, thao giảng nhóm, tổ
chun môn của trường tôi cũng thấy được những giờ học có sử dụng phiếu học
tập mợt cách khoa học và hợp lý. Hầu hết có sự đầu tư vào thiết kế và sáng tạo
sao cho nội dung phiếu học tập là ngắn gọn, xúc tích mà lại đầy đủ nhất nhằm
hoàn thành bài giảng một cách sinh động, hấp dẫn từ đó có hiệu quả giáo dục
cao nhất.
Đối với học sinh.
Đa số học sinh biết thao tác khi nhận được phiếu học tập, các em đã biết xử

lý thông tin, thực hiện các yêu cầu của phiếu. Nhiều em đã thể hiện sự hứng thú
cao trong học tập. Kết quả sau mỗi lần thực nghiện các em ghi nhớ tốt hơn, kiến
thức được khắc sâu hơn và sự vận dụng kiến thức cũng chắc chắn hơn.
2.2.2. Một số hạn chế.
Đối với giáo viên.
4


- Do đặc thù của việc dạy học là giáo viên phải đổi tiết liên tục, có giáo
viên trong mợt ngày dạy phải chuẩn bị liên tục 4 giáo án để giảng dạy 4 khối lớp
khác nhau và theo các phân môn khác nhau. Vì vậy việc chuẩn bị các phiếu học
tập bằng cách viết tay ra giấy sau đó phôto hoặc đánh máy và viết vào bảng phụ
là rất khó khăn đối với mợt giáo viên trong giờ lên lớp.
- Hầu hết các giáo viên chỉ sử dụng phiếu học tập trong các tiết thao giảng,
chuyên đề còn các tiết học bình thường chưa hoặc rất ít sử dụng.
- Cịn khơng ít giáo viên sử dụng phiếu học tập mợt cách hình thức chứ
chưa làm nổi bật vai trị, mục đích sử dụng phiếu học tập, chưa biết cách tổ chức
cho HS hoạt động tìm kiếm tri thức thông qua phiếu học tập.
- Còn nhiều giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn cho học
sinh xử lí thông tin là kênh hình, kênh chữ trong SGK nên nhiều khi nhận được
phiếu nhưng học sinh không nắm được phần thông tin mà các em cần bám vào
để khai thác nên hiệu quả không đáp ứng sự mong đợi của giáo viên .
- Hiện nay đa số giáo viên chưa quan tâm nhiều phần hướng dẫn học sinh
học tập ở nhà cuối tiết nên hầu hết rất ít giáo viên sử dụng phiếu học tập để
hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài trước ở nhà hoặc tìm hiểu thông tin liên quan
đến bài sau nên việc rèn kĩ năng tự học ở học sinh là chưa cao.
- Vẫn còn giáo viên có sử dụng phiếu học tập nhưng sau khi HS hoàn thành
GV không nhận xét, đánh giá sản phẩm của các em nên khơng kích thích được
sự hứng khởi trong hoạt động của các em mà trái lại làm cho các em chán và
không muốn học tập...Vì vậy việc sử dụng phiếu học tập của giáo viên chưa

mang lại hiệu quả mong muốn.
Đối với học sinh.
- Đa số các HS đều thấy không hứng khởi học tập thậm chí cịn chán học do
cách tổ chức hoạt đợng của giáo viên còn chưa phong phú, thay đổi linh hoạt mà
chủ yếu vẫn là thầy hỏi trò trả lời.
- Hầu hết khi giáo viên sử dụng phiếu học tập các em rất hứng khởi nhưng
do trong lứa tuổi này trình đợ tổng hợp, phân tích kiến thức của học sinh chưa
sâu, khả năng sử dụng ngơn ngữ chưa hợp lí, xúc tích mà giáo viên lại khơng
chú ý đến việc uốn nắn các em trong cách diễn đạt nên nhiều khi đáp án của các
em còn dài chưa đúng trọng tâm u cầu của phiếu.
- Cá biệt cịn có những HS khả năng đọc yếu nên các em sử lý thông tin
không kịp để hoàn thành các lệnh học tập.
- Mợt số HS chưa chú ý trong học tập cịn ỷ lại bạn bè trong hoạt đợng
nhóm nhỏ.
- Nhiều HS cịn có quan niệm mơn sinh là mơn phụ, chưa chú trọng đầu tư
học tập mơn sinh nên có thái độ lơ là không chú ý học tập và không tích cực
tham gia các hoạt đợng trong giờ học.
- Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ thực tiễn cho các em
là rất khó khăn...
2.3. Một số kinh nghiệm và biện pháp sử dụng phiếu học tập nhằm
phát huy tính tích cực tự giác của học sinh ở môn sinh học 7.
5


2.3.1. Một số kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập giúp rèn kĩ năng cho
học sinh trong sinh học 7.
Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt đợng mợt
cách tích cực, chủ đợng. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy
kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra... Việc sử dụng phiếu học tập diễn ra theo quy

trình sau:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo
hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh mợt phiếu hay
mỗi nhóm mợt phiếu, nêu rõ thời gian hoạt động và hình thức hoạt động.
- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh.
- Tổ chức cho mợt số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với
phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập. Giaó
viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh giá nhận xét kết
quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên.
- Đợng viên khuyến khích kịp thời hoặc điều chỉnh kiến thức.
a. Về việc hình thành kỹ năng xử lí thơng tin dựa trên kênh hình kênh
chữ của SGK để hồn thành lệnh học tập theo yêu cầu của phiếu.
Đây là kỹ năng cần thiết nhất của học sinh vì thao tác cơ bản của hoạt
đợng học hiện nay là học sinh tự giác rích cực chủ động làm việc với SGK.
Nhiệm vụ của giáo viên không chỉ là hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng
SGK, tổ chức cho học sinh trả lời hoặc thực hiện đúng hướng yêu cầu của phiếu
học tập, cung cấp phiếu học tập trên đó có ghi hệ thống các u cầu ḅc học
sinh phải thực hiện, từ đó yêu cầu học sinh hình thành được các kỹ năng phân
tích tài liệu mợt cách chính xác.
Khi trả lời học sinh tái hiện thơng tin đọc được từ SGK có tính chất sự
kiện, phân tích sự kiện và hiện tượng, so sánh chúng và thiết lập mối quan hệ với
phiếu học tập, khái quát kiến thức, thực hiện yêu cầu của phiếu. Các câu hỏi đã
được in sẵn trong phiếu vì vậy học sinh cần hoạt động độc lập với SGK để tìm
hiểu tri thức.
Để học sinh hoạt động độc lập với SGK từ đó tri giác các loại kênh hình,
kênh chữ, xử lý thơng tin từ đó phân tích tổng hợp kiến thưc để thảo luận nhóm
tích cực chủ đợng hoàn thành u cầu của phiếu đó là cơng việc cần thiết mà bất
kỳ giáo viên nào cũng cần phải quan tâm để kết quả của hoạt dợng đó được toàn
vẹn đạt được mục tiêu đề ra cho hoạt động. Vì vậy giáo viên cần phải hình thành
cho học sinh những kỹ năng sau:

*Với dạng kiến thức hình thái.
Với dạng phiếu học tập có dạng kiến thức mới về hình thái cấu tạo ngoài từ
đó thấy được sự thích nghi với đời sống và tập tính sống của đợng vật. Giáo viên
cần hướng dẫn học sinh tri giác tốt tranh vẽ SGK hoặc mẫu vật mang theo 1 cách
hợp lí và có sự kết hợp hài hịa giữa 3 loại phương tiện trực quan ( mô hình, mẫu
vật sống, tranh vẽ) này sao cho chúng bổ sung cho nhau gây hứng thú cho các
em tìm tòi và phát hiện từ đó xử lí được các nguồn thơng tin hoàn thành các yêu
cầu của phiếu. Để thực hiện tốt yêu cầu này giáo viên phải chuẩn bị tốt bài dạy,
6


dự kiến trước tình huống sẽ gặp phải khi các em tri giác các nguồn thông tin,
phát hiện ra những khó khăn có thể xảy ra và giải thích được hiện tượng mợt
cách thõa đáng..
Ví dụ khi dạy bài 15: Giun đất .
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài của giun đất
theo nội dung phiếu.
Hãy quan sát mẫu vật mang theo kết hợp với thông tin sách giáo khoa và
trả lời câu hỏi
Câu 1: Nêu hình dáng, cấu tạo ngồi của giun đất?
Câu 2: Vì sao gọi giun đất là giun đốt?
Câu 3: Nêu đặc điểm cơ bản để phân biệt giun tròn, giun dẹp, giun đốt?
Để thực hiện được nội dung phiếu trên trong vòng 5 phút học sinh phải
chuẩn bị được mỗi nhóm cử 1 đại diện để ghi kết quả thảo luận nhóm sau đó
giáo viên yêu cầu nhóm nào trình bày thì các em treo kết quả của nhóm lên bảng
. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tri giác trên mẫu vật sống để trả lời 2 câu hỏi
đầu tiên còn câu còn lại yêu cầu các em liên hệ kiến thức cũ đã học ở 2 ngành
trước. Vậy kết quả mà học sinh tìm được thông qua hoạt đợng nhóm sẽ được
giáo viên đúc kết lại cho ngắn gọn và trở thành tiểu kết của hoạt động từ đây học
sinh sẽ có hứng thú học tập nhiều hơn bởi điều mình phát hiện được cả lớp và cô

giáo đồng ý.
* Với dạng kiến thức tổng hợp.
Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của giun dẹp
Liên hệ kiến thức của bài 10 và thông tin của bài 12
Hoạt động
của GV

? Trình bày sự
khác biệt giữa
Ruột khoang
và Giun dẹp.

Hoạt động của HS
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Ngành ruột khoang
Ngành giun dẹp
Cơ thể đối xứng toa trịn
Cơ thể đối xứng hai bên
Cơ thể dẹp có nhiều hình dạng
Cơ thể có dạng túi
khác nhau
Mợt ít dạng sống tự do. Phần
Sống tự do hay thành tập
lớn sống kí sinh trong cơ thể
đoàn
ĐV hay cơ thể người
Cơ thể chưa có hệ bài tiết
Phần lớn cơ thể đã có hệ bài tiết
riêng biệt
Có hệ thần kinh mạng lưới, Giun dẹp kí sinh có hệ thần kinh

khơng có giác bám
tiêu giảm à giác bám phát triển
Sinh sản vơ tính và sinh
Chỉ có sinh sản hữu tính
sản hữu tính

Từ bảng trên giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức sử lý thông tin
từ những thông tin dưới mỗi hình vẽ của các đại diện từ đó hoàn thành được lệnh
7


học tập và ghi kết quả trên bảng phụ do cơ treo sẵn. Vậy kết thúc q trình thảo
luận nhóm học sinh đẫ tổng hợp được kiến thức và HS dễ dàng rút ra được đặc
điểm chung nhất mà ở tất cả các đại diện của ngành đều có từ đó nêu được dấu
hiệu cơ bản để phân biệt các đại diện nào tḥc ngành đợng vật nào từ đó có cái
nhìn khách quan và chính xác về thế giới quan khoa học. Có niềm tin vững chắc
trong c̣c sống thực tế và chân lí thực nghiệm để rồi sau đó áp dụng vào c̣c
sống 1 cách vững vàng. Đồng thời thấy được tác hại của các đại diện trên từ đó
có cách vệ sinh cơ thể và mơi trường phù hợp để tránh những bệnh thường gặp.
b. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin từ thực tế hoàn
thành phiếu học tập.
Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Chim.
Hãy quan sát và hoàn thành thông tin trong bảng về những đại diện tḥc
lớp chim mà em biết hoặc có ở địa phương em.
Di chuyển
Tên
động vật
quan sát

Bay

dập
cánh

Chim bồ
câu

+

Gà

+

Sáo

Bay
lượn

Đà điểu

Kiểu di
chuyển
khác

Đi, chạy
+

Đi
Bơi, đi
trên cạn


+

Thức
ăn

Ngũ
cốc

Cánh
cụt
Tu hú

Kiếm ăn

+

Ngũ
cốc
Ngũ
cốc,sâu
Cá,
Chuột

Đi, chạy

Ngũ
cốc

Cách bắt
mồi


Mổ

Giao
hoan

+

Sinh sản
Ấp
Là trứng
m tổ nuôi
con

+

Mổ

+

Mổ
Bơi bắt
mồi
Rình,
bay cắp
mồi
Mổ

Con
cái và

đực
thay

+
+

+

+
+

+

Con
đực

Đối với dạng phiếu học tập này giáo viên không nên áp đặt các đại diện mà
nên để học sinh tự tìm tịi khi đó bài học sẽ thêm phần sinh đợng vì có nhiều
nguồn thơng tin khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu cô giáo phải tìm hiểu kỹ về các
tập tính của đợng vật để tránh sai sót trong quá trình nhận xét các phiếu học tập
của các em.Để hoàn thành được phiếu học tập trên ở nhà đòi hỏi học sinh phải
quan sát thực tế, tìm hiểu và xử lí thơng tin cho phù hợp để điền vào bảng mợt
cách chính xác và ngắn gọn nhất nên đã nâng kiến thức lên ở mức vận dụng . Từ
đó các em rèn luyện được các kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp và so sánh
các nguồn thơng tin khác nhau giúp các em có hứng thú cao độ với môn học.
8


c. Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát cấu tạo trong và tổng hợp thông tin.
Kỹ năng này chủ yếu được hình thành trong các bài thực hành. Khi đó giáo

viên yêu cầu học sinh mổ mẫu vật, quan sát, tổng hợp và ghi chép lại thông tin
để rút ra được những kiểm chứng gắn bó với lí thuyết đã học. Vì vậy khi hoàn
thành loại phiếu này yêu cầu học sinh phải có óc quan sát tốt và khả năng ghi
chép nhanh nhẹn có kiến thức về lý thuyết vững chắc để tin vào điều dự doán
của bản thân trong quá trình giải phẫu mẫu vật.
Ví dụ : Bài 32: Thực hành mổ cá.
Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá
Tên cơ quan

Nhận xét vị trí và vai trò
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu gồm
- Mang (hệ hô hấp)
các lá mang gần các xương cung mang - có vai trị trao
đổi khí.
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co
- Tim (hệ tuần hoàn)
bóp để đẩy máu vào động mạch - giúp cho sự tuần
hoàn máu.
- Hệ tiêu hoá (thực
Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạy dày, ṛt, có
quản, dạ dày, ṛt, gan) gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.
Trong khoang thân, sát cợt sống, giúp cá chìm nổi
- Bóng hơi
dễ dàng trong nước.
Hai dải, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không
- Thận (hệ bài tiết)
cần thiết để thải ra ngoài.
- Tuyến sinh dục (hệ
Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở
sinh sản)

cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
Não nằm trong hợp sọ, ngoài ra cịn tuỷ sống nằm
- Não (hệ thần kinh) trong các cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt
động của cá.
Sau khi hoàn thành phiếu học tập trên các em kiểm nghiệm lại bài học
hôm trước một lần nữa kiểm tra được nguồn tin đã lĩnh hợi, từ đó kích thích khả
năng đợc lập sử lí thơng tin và rút ra cho bản thân những tri thức bổ ích, có niềm
tin tuyệt đối vào khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Hơn nữa trong quá trình
ghi chép học sinh đã tổng hợp được kiến thức đúc kết được từ sự tri giác qua
mẫu vật quan sát được giúp các em làm quen dần với cách làm việc với những
môn khoa học thực nghiệm, Muốn đạt được tất cả những điều này, khi học sinh
tiến hành mổ mẫu vật giáo viên phải có khả năng bao quát tốt để chỉnh sửa cho
những nhóm học yếu . Phiếu học tập phải phát trước cho học sinh để các em
nắm được những mục tiêu, yêu cầu cần hoàn thành khi mổ cá từ đó học sinh sẽ
cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình thực hành tăng tính khoa học và an toàn cho học
sinh trong các giờ thực hành. Qua nội dung phiếu trên các em cũng thấy được sự
thích nghi giữa cấu tạo cơ thể và môi trường sống của lớp cá
d. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lí thơng tin dựa trên phiếu học tập.
Ví Dụ.
Bài 38: Thằn Lằn Bóng Đi Dài
9


Hãy chọn thông tin tương ứng ở cột A ứng với cợt B trong bảng
A
B
1.Da khơ có vẩy sừng bao bọc a. Tham gia vào sự di chuyển trên cạn
2.Đầu có cổ dài
b. Bảo vệ mắt có nước mắt để mắt khơng
3. Mắt có mí cử đợng được

bị khơ
4. Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ c. Ngăn cản sự thoát hơi nước
trên đầu
d. Phát huy được các giác quan, tạo điều
5. Bàn chân có 5 ngón vuốt.
kiện bắt mồi dễ dàng.
đ. Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh
1....c........., 2....d........., 3....b.........., 4..đ............., 5..........a.......,
Sau khi hoàn thành bảng thông tin trên chứng tỏ học sinh đã sử lí được
thơng tin trong phiếu từ đó phân tích và tháy được sự phù hợp giữa cấu tạo với
các chức năng của các cơ quan trong đời sống của thằn lằn bóng, địi hỏi học
sinh phải nhớ được kiến thức của bài và vận dụng tốt , nên phiếu này đòi hỏi học
sinh phải thực hiện được ở mức độ hiểu. Tìm hiểu đại diện của lớp bị sát qua đại
diện thằn lằn bóng đi dài. Từ đó nên bật được những đặc điểm chung về cấu
tạo ngoài, trong và các hoạt đợng sinh lí của lớp Bị sát thích nghi với đời sống
hoàn toàn ở trên cạn. So sánh với ếch để tìm ra các đặc điểm tiến hóa hơn. Để sử
dụng tốt tác dụng của phiếu này trong việc tổ chức hoạt động dạy giáo viên nên
phôtô thành nhiều bảng để học sinh hoạt động cá nhân buộc tất cả các em cần
suy nghĩ, sau đó gọi mợt em bất kì lên điền kết quả trên bảng, cho lớp theo dõi
bổ sung. Tiếp đó giáo viên giảng thêm về sự tiến hóa dần của tổ chức cơ thể
sinh vật phù hợp với từng mơi trường sống khác nhau từ đó hình nên những tập
tính giúp sinh vật tồn tại và phát triển được.
* Dạng phiếu học tập so sánh kiến thức cũ và kiến thức mới.
Qua phiếu này thấy được sự giống và khác nhau giữa các đối tượng đem so
sánh và là cách tốt giúp học sinh nhớ bài ngay trên lớp.
Bài 2: Dạy bài phân biệt động vật với thực vật chương trình Sinh học
lớp 7 giáo viên cần chuẩn bị phiếu học tập để so sánh những đặc điểm giữa động
vật và thực vật :
Thành
Lớn lên

Hệ thần
Đặc
Cấu tạotừ
Chất hữu cơ Khả năng
xenluloơ
và
sinh
kinh và
điểm
tế bào
nuôi cơ thể di chuyển
ở tế bào
sản
giác quan
cơ thể
Đối
tượng
phân
biệt
Thực
vật
Đợng

Khơng

C Khơn

g

C Khơn


g

+
+

+
+

+ +

Tự
tổng
C
hợp

đượ
c

+
+
+

Sử
dụng
chất
hữu cơ
có sẵn

+


Khơng



+
+

Khơng

C


+
+

+
10


vật

+

+

+

Từ phiếu học tập này giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành và đặt những
câu hỏi để học sinh khắc sâu thêm kiến thức :

+ Thực vật khác với động vật ở những điểm cơ bản nào?
+ Ngoài những đặc điểm có trên phiếu học tập trên em hãy tìm thêm những
đặc điểm khác nhau giữa động vật và thực vật?
Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi thì các em học
sinh có thể hệ thống kiến thức đã học năm lớp 6 về thực vật và biết được đặc điểm
của động vật mà các em đang học. từ đó có sự liên hệ giữa mơi truwịng sống của 2
loài sinh vật này liên quan mật thiết với nhau, bảo vệ môi trường sống của thực vật
cũng chính là bảo vệ mơi trường sống của động vật và của con người.
Như vậy trong quá trình tổ chức dạy học tùy thuộc vào yêu cầu của từng bài
dạy mà giáo viên hình thành cho học sinh các kỹ năng khác nhau. Giáo viên phải
phân biệt được các dạng kiến thức từ đó có biện pháp khác nhau trong việc sử
dụng các dạng phiếu học tập sao cho phù hợp . Lưu ý đối với dạng phiếu xử lỹ
thơng tin trong SGK thì địi hỏi học sinh ở nhiều mức độ khác nhau nên giáo
viên cần phải đưa ra một số câu hỏi tình huống nhằm gợi mở cho các em chiều
hướng giải quyết vấn đề đi đến sự thống nhất cao nhất trong nhóm học sinh hoặc
trong toàn lớp.
2.3.2. Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú, tự giác tích cực trong
giờ học có sử dụng phiếu học tập ở mơn sinh học 7.
Khi có được các kỹ năng như trên, để vận dụng tốt vào học tập thì buộc
học sịnh nào cũng phải có hứng thú và có thói quen sử dụng phiếu học tập trong
học bộ môn sinh học.Vì vậy ḅc giáo viên cần có các biện pháp tổ chức hoạt
đợng học tập cho hợp lí trong từng khâu, từng bài để học sinh tiếp thu kiến thức
tốt hơn.
a.Trong việc phát hiện kiến thức mới.
Đây là dạng kiến thức đòi hỏi học sinh phải tập trung ttất cả các kỹ
năngphân tích, quan sát, tổng hợp để hoàn thành được yêu cầu của giáo viên đề
ra vì vậy.
Biện pháp thứ nhất: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo 1 trình
tự nhất định và đề ra yêu cầu rõ ràng cho từng phần trong tiến trình quan sát .
Ví dụ: khi dạy bài 46: Thỏ.

Phương tiện dùng để học sinh quan sát có thể là mẫu vật sống, mơ hình
hoặc là tranh vẽ. Trong trường hợp này giáo viên cần định hướng cho học sinh
quan sát trên 1 loại phương tiện trực quan để tránh mất thời gian và tránh phân
tán chú ý của học sinh. Muốn vậy giáo viên cần lựa chọn một loại phương tiện
phù hợp nhất và yêu cầu học sinh thống nhất quan sát trên mẫu vật đó. Và học
sinh sẽ dựa trên những gì quan sát được hoàn thành nội dung phiếu học tập nhằm
thấy được sự thích nghi về tổ chức cấu tạo cơ thể với mơi trường sống, lối sống
và tập tính của thỏ.
11


Đặc điểm cấu tạo ngồi của thú thích nghi với đời sốngvà tập tính chạy
trốn kẻ thù
Bộ phận cơ
thể
(Phần thơng
tin cung cấp)
Bộ lơng
Chi (có vuốt)

Giác quan

Đặc điểm cấu tạo
ngồi ( Phần học
sinh điền)
Bợ lơng
Chi trước
Chi sau
Mũi, lơng xúc
giác


Sự thích nghi với đời sống và tập tính
lẩn trốn kẻ thù ( Phần học sinh điền)
Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm
Đào hang
Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh
Thăm dò thức ăn và môi trường

Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ
thù
Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn
Mắt có mí cử đợng
trong bụi gai rậm.
Tai có vành tai

Thông qua đáp án ở bảng, các thông tin được học sinh sắp xếp theo mợt trật
tự hợp lí. Dựa vào bảng học sinh có thể nêu được những đặc điểm giúp thỏ thich
nghi với môi trường sống và lối sống của chúng. Đó là những kiến thức học sinh
phải lĩnh hội được thông qua việc hoàn thành nội dung phiếu học tập, đáp ứng
được yêu cầu của hoạt động dạy.
Biện pháp thứ hai: Tổ chức cho học sinh trả lời những câu hỏi dễ trong
phiếu sau đó mới nâng dần mức kiến thức lên.
Ví dụ : Bài 15. Giun đất
Nợi dung phiếu học tập
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dinh dưỡng của giun đất.
+ Qúa trình tiêu hóa của giun đất diễn ra như thế nào? Quá trình này có vai
trị gì đối với đất trồng?
+ Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên khỏi mặt đất?
+ Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại
sao có màu đỏ?

Để trả lời những câu hỏi trên trong một phiếu học tập giáo viên cần để thời
gian cho học sinh chuẩn bị , hướng dẫn các em trả lời từng câu một dựa trên
thông tin trong SGK và liên hệ thực tế, xong khi yêu cầu các nhóm trả lời giáo
viên nên phân đồng đều câu hỏi về các nhóm khác nhau chứ khơng nên gọi mợt
nhóm trả lời cả 3 câu hỏi. Làm như vậy sẽ ḅc các nhóm phải cùng chú ý và bổ
sung cho nhau tạo hứng thú học tập trong giờ học, có biện pháp nhận xét kịp thời
đối với những nhóm có thơng tin chính xác và làm việc nghiêm túc để khích lệ
tinh thần xây dựng bài của học sinh. Sau khi trả lời câu hỏi thứ 2, giáo viên nhấn
mạnh lý do vì sao giun đất phải chiu lên khỏi mặt đất, từ đó giáo dục các em bảo
vệ mơi trường sống của loài đợng vật có ích này.
12


Biện pháp thứ ba: Trong quá trình tổ chức học tập, khi yêu cầu học sinh
hoàn thành phiếu học tập để rút ra đặc điểm cấu tạo nhưng có sự liên hệ với các
bài trước giữa các ngành động vật khác nhau từ đó rút ra đặc điểm tiến hóa của
từng ngành với từng môi trường sống khác nhau, giáo viên cần có những hướng
dẫn hợp lí đối với các nhóm học yếu để các em củng cố, tái hiện lại kiến thức.
Biện pháp thứ tư: Giáo viên cần nêu rõ nợi dung của phiếu học tập, hay nói
cách khác là phiếu học tập phải được ghi trên bảng phụ to để tất cả các học sinh
trong lớp cùng được theo dõi thơng tin mợtcách rõ ràng, chính xác tránh tình
trạng chỉ phát phiếu học tập đến các nhóm sẽ có mợt số em ỷ lại và khơng quan
tâm đến bài học. Khi lấy kết quả của học sinh yêu cầu giáo viên gọi học sinh bất
kỳ để tất cả các em cùng hoạt động và lĩnh hội được tri thức mới.
Khi dạy bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
Ở phần các loài khủng long. Giáo viên giao cho bốn nhóm học sinh về nhà
viết một bài thuyết trình trình bày sự ra đời phồn thịnh và diệt vong của khủng
long. Các nhóm sẽ tiến hành viết bài thuyết trình tiết sau chọn một trong các
nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi đặt câu hỏi yêu cầu nhóm
thuyết trình trả lời. Cuối cùng từ những câu trả lời yêu cầu học sinh rút ra kết

luận. Giáo viên chỉ việc chỉnh sửa hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Làm như
vậy giúp các em có thể tự lĩnh hợi được kiến thức mợt cách chủ động hơn. Nếu
như giáo viên thực hiện bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và rút ra kết
luận cho các em thì các em chỉ tiếp thu một các thụ động và rất nhanh quên. Qua
đây cho thấy, sự thay đổi của môi trường đã quyết định đến sự phồn vong của
một loài động vật, vậy giáo dục các em phải có thái đợ đúng đắn và môi trường
sống nhằm bảo vệ các loài sinh vật trên trái đất
Bài 21: Đặc điểm chung và vai trị của ngành thân mềm.
Khi nói về vai trị những loài thân mềm cho học sinh thảo luận nhóm với
những nợi dung phiếu có câu hỏi sau :
+ Hãy trình bày những lợi ích mà ngành thân mềm đã đem lại cho đời sống
của con người và trong tự nhiên?
+ Hãy kể ra những tác hại của thân mềm đối với đời sống của con người và
trong tự nhiên?
+ Em phải làm gì để bảo vệ những loại thân mềm có lợi?
Học sinh tiến hành thảo luận nhóm nêu được mặt lợi, mặt hại của thân mềm
đối với đời sống con người và trong tự nhiên từ những hiểu biết trong cuộc sống
của học sinh.
Vậy qua việc xác định mục tiêu của từng hoạt động học tập và hình thức tổ
chức học tập trong mỗi bài từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của kiến thức
mới của bài học. Đây là việc làm quan trọng nhất trong quá trình tổ chức dạy và
học do đó địi hỏi người giáo viên cần phải lựa chọn những phiếu phù hợp với
mỗi loại hoạt động và từng loại đối tượng học sinh.
Sau đó cho các em phân loại dựa trên phiếu đánh dấu x
Nhóm động vật nào sau đây khơng thuộc ngành thân mềm
Trai sơng, ốc sên, mực
Ốc sên, mực, sị
Ốc sên, trai sông, ốc bươu vàng
Hà biển, bào ngư, trùng biến hình
13



Nếu trong cấu trúc bài học nợi dung có liên quan tới môi trường được đặt ở
cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo
viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu
giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết
của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra
những thông tin đúng ngoài SGK.
b. Trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
Biện pháp thứ nhất: Khi thiết kế phiếu học tập giáo viên cần đầu tư để nợi
dung trong phiếu mang tính kiểm tra đánh giá hoặc một mục nhỏ trong bài, hoặc
nội dung toàn bài hoặc kiến thức về liên hệ thực tế. Để làm được điều này yêu
cầu giáo viên phải có kiến thức rợng, dọc nhiều loại sách tham khảo, và quan
trọng là trong quá trình tổ chức dạy học phải phân bố thời gian hợp lý để còn
thời gian cho việc củng cố bài bằng phiếu học tập. Những phiếu học tập này có
thể thiết kế dưới dạng chọn câu đúng, sai, giải thích hoặc điền khuyết, hoặc tổng
hợp kiến thức dưới dạng sơ đồ, giải thích tranh câm...
Biện pháp thứ hai: Giáo viên có thể tổ chức các tình huống khác nhau dựa
trên cơ sở phiếu học tập do học sinh tự thiết kế bằng cách chia lớp thành 2 nhóm
cho học sinh đối đáp và tự đặt câu hỏi yêu cầu bạn mình giải thích.
Như vậy
giáo viên đã khuyến khích khả năng tự đánh giá của bản thân học sinh, giúp các
em khẳng định được nguồn kiến thức mà mình vừa lĩnh hợi được, bên cạnh đó
giáo viên còn định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới mơi
trường.
c.Trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Đây là khâu quan trọng nhất trong hoạt đợng học tập. Khi có sự chuẩn bị
bài ở nhà, học sinh sẽ học tập tốt hơn trên lớp . Muốn vậy khi thiết kế phiếu học
tập ở nhà cho học sinh cần rõ ràng và chi tiết bởi đây là loại phiếu đòi hỏi học
sinh tìm tòi mà khơng có người hướng dẫn, các em tự giác chủ đợng tìm tịi và

ghi chép hoàn thành phiếu học tập từ đó đã giúp học sinh dần dần hiểu được mục
tiêu của phiếu học tập và tiếp thu được một lượng kiến thức tương đối cho bài
học sau
Muốn thực hiện tốt những điều trên phiếu học tập này có thể ở dạng bảng
kiến thức, hoặc ở dạng dàn ý của bài hơm sau, hoặc cũng có thể bắt học sinh dự
đoán trước những câu trả lời theo lệnh phần tam giác trong sách giáo khoa yêu
cầu, hoặc từ kiến thức thực tế và yêu cầu học sinh áp dụng vào trong bài học
mới. Chúng ta có thể chia nhóm hoạt đợng, mỗi nhóm thực hiện mợt nợi dung
bài học bằng cách giao nhiệm vụ.
2.3.3. Các hình thức tổ chức hợp lí trong việc sử dụng phiếu học tập.
Để tạo điều kiện cho việc rèn luyện những hoạt động học tập đa dạng của
học sinh. Trong một giờ dạy giáo viên phải là người chủ động điều khiển mọi
hoạt động của học sinh trong đó chuyển dần từ dạy học truyền thụ sang dạy học
phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Muốn vậy khi phát phiếu học tập giáo
viên có thể sử dụng các loại phiếu học tập trong các hình thức hoạt động sau:
14


- Hoạt động cá nhân:
Với loại phiếu này học sinh sẽ đọc sách, quan sát hình vẽ, mô hình, mẫu
vật để tìm thông tin trả lời câu hỏi trong phiếu hoặc điền khuyết hoặc hoàn thành
nội dung bảngkiến thức một cách độc lập dưới sự theo dõi của cá nhân. Hoạt
động này ổn định lớp, không tốn nhiều thời gian nhưng sự chuẩn bị của giáo
viên phải nhiều( Vì phiếu học tập là do giáo viên thiết kế) vả lại học sinh không
được bàn bạc thảo luận nên kiến thức khơng phong phú nhiều khi cịn bị sai
lệnh. Vì vậy khi áp dụng biện pháp này thì cần yêu cầu học sinh kẻ trước phiếu
học tập ở nhà theo mẫu giáo viên phát ra và giáo viên phải hướng dẫn định
hướng trước cho học sinh trong các câu trả lời hoặc hoàn thành bảng.
- Hoạt động nhóm (4 – 6 em).
Dưói sự hướng dẫn của giáo viên học sinh hoạt đợng nhóm từ 4 đến 6 em,

cùng thảo luận tìm ra câu trả lời đúng nhất hoặc thơng tin chính xác nhất dựa
trên phiếu học tập cô giao cho từng nhóm. Hình thức tổ chức này có nhiều ưu
điểm vì học sinh được trao đổi thảo luận với nhau những vấn đề khó khăn nhưng
đồng thời sự kiểm sốt của giáo viên cũng không được chặt chẽ, một số em sẽ
nhân cơ hội này để làm việc riêng không chú ý vào bài học, tạo thói quen ỷ lại
vào các bạn học khá giỏi vì vậy sẽ có sự phân hóa khơng đồng đều trong học
sinh về nhận thức và tinh thần học tập. để hoạt đợng này có kết quả u cầu các
nhóm phải cử ra mợt nhóm trưởng có nhiệm vụ phân cơng rõ ràng về nhiệm vụ
của từng người trong nhóm và bắt ḅc mỗi nhóm phải có 1 bảng phụ để ghi nợi
dung câu trả lời của phiếu học tập, thay đổi người báo cáo kết quả theo giờ học,
tránh để học sinh dựa dẫm vào bạn mình mà trốn tránh nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động thảo luận tồn lớp.
Đối với hoạt đợng toàn lớp giáo viên không cần chuẩn bị quá nhiều cho
một hoạt đợng mà chỉ cần mợt bảng phụ trên đó sẽ thể hiện những nội dung mà
giáo viên yêu cầu, học sinh sẽ dựa vào thơng tin đó tiến hành trao đổi các ý kiến
và tự đánh giá kết quả lẫn nhau, bổ sung cho nhau để tìm ra kết quả đúng nhất.
Biện pháp này thường đem lại hiệu quả cao vì song song với sự thảo luận của
học sinh luôn có sự giám sát của giáo viên nên con đường nhận thức của học
sinh sẽ không bị lệch hướng. Tuy nhiên đối với biện pháp này các câu hỏi khó
học sinh yếu sẽ không trả lời được hoặc trả lời sai, để chỉnh sửa những sai sót
này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập chung của toàn lớp.
- Tổ chức các trò chơi, hội thi tìm hiểu:
Để tổ chức hình thức này giáo viên cần tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1:
Xác đinh tên chủ đề.
Bước 2:
Xác định mục tiêu, nội dung.
Bước 3:
Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4:

Thành lập nhóm giám khảo
Bước 5:
Tun trùn phát đợng trị chơi, hợi thi.
Bước 6:
Thiết kế chương trình.
Bước 7:
Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Bước 8:
Tiến hành trò chơi, hội thi.
Bước 9:
Tổng kết, rút kinh nghiệm.
15


Hình thức này tương đối khó đối với mợt tiết học vì thời gian tương đối ít,
nhưng nếu sắp xếp hợp lý và chuẩn bị kỹ càng thì giáo viên vẫn có thể tổ chức
được cho các em trong mợt lớp tổ chức được ngay trong tiết học của môn mình
phụ trách.
Ví dụ khi dạy bài 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong
kinh tế địa phương.
Gi viên tổ chức cho các em chơi trị chơi: Em yêu động vật.
Mục tiêu: Kể tên được các loài đợng vật và vai trị của chúng
Nêu được các biện pháp bảo vệ các loài này.
Thời gian: 45 phút, trong lớp học
Giám khảo: Cô giáo dạy sinh học trọng tài, Lớp phó học tập và chi đợi
trưởng là giám khảo.
u cầu lớp trưởng nêu thể lệ : lớp chia làm 2 đội nửa phải và nửa trái. Hai
đội bốc thăm, đội nào rút săm dài thì neu tên động vật, đợi rút săm ngắn sẽ nêu
vai trị và biện pháp bảo vệ, sau đó đổi ngược lại. ( kể tên các đợng vật có ở địa
phương, kể đợng vật khơng có ở địa phương là phạm luật)

Thiết kế: Mỗi đợi chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung mà đội mình trả lời.
Lớp chuẩn bị quà động viên các đội.
Giáo viên bộ môn: Nhận xét, rút kinh nghiệm sau buổi học.
Với mỗi hình thức tổ chức HS hoạt động đều có ý nghĩa thiết thực trong
mỗi bài dạy. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn hình thức hoạt động sao cho phù hợp
với yêu cầu của phiếu học tập nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho người học, đó
là phát huy được tính tích cực tự giác và sáng tạo cho người học đồng thời giúp
các em yêu thích môn học hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
a. Đối với học sinh.
So với những tiết học khơng có sự chuẩn bị về phiếu học tập thì những tiết
học được chuẩn bị đầy đủ kích thích được hứng thú học tập của học sinh và tăng
khả năng chú ý của học sinh trong bài giảng, và hứng thú này được kéo dài.
Học sinh có hứng khởi trong việc chuẩn bị bài ở nhà, đặc biệt là tự giác tích
cực thích tìm hiểu kiến thức liên quan để hoàn thành sự chuẩn bị bài mới( qua
phiếu học tập)
Học sinh có ý thức tự giác cao hơn khi giáo viên phát lệnh thảo luận nhóm,
tăng đợ chính xác trong các câu trả lời của học sinh dẫn đến kết quả học tập và
nhận thức của học sinh được nâng lên rõ rệt.
Khả năng ghi nhớ kiến thức có chọn lọc ở học sinh được hình thành,biểu
hiện ở chỗ từ phiếu học tập học sinh lựa chọn được nội dung tiểu kết của hoạt
động và khi giáo viên yêu cầu kiểm tra hoặc bạn bè thắc mắc thì các em đều
hoàn thành tốt hoặc nhắc lại mợt cách chính xác.
Tránh được tình trạng học vẹt ở học sinh.
Nâng cao kỹ năng đọc và sử dụng kiến thức số liệu ở sách giáo khoa và ở
các nguồn thông tin khác để tự hình thành kiến thức bài học.
16


Thông qua các tiết dạy học sử dụng phiếu học tập, nhiều em học sinh thể

hiện rõ lòng say mê, u thích học tập mơn Sinh học mợt cách tự nhiên, chủ
đợng và tích cực tìm tịi nghiên cứu.
Kết quả kiểm tra ý thức học tâp của học sinh sau mỗi lần sử dụng phiếu học
tập trong dạy học có nhiều khả quan: Tôi đã tiến hành thử nghiệm ở 02 lớp học
là lớp 7A1 và lớp 7A5, dưới đây là kết quả trung bình sau các tiết học có sử
dụng phiếu học tập.
Số học sinh có ý thức tự
Số học sinh có ý thức tự
giác, tích cực trong học tập
giác, tích cực trong học tập
khi khơng sử dụng phiếu học
khi có sử dụng phiếu học tập
Lớp Sĩ số
tập
Vừa
Chưa
Tích
Vừa
Chưa tích
Tích cực
phải
tích cực
cực
phải
cực
23
7
10
16
20

4
40
7A1
57,5
17,5%
25 %
40 %
50%
10 %
%
8
23
13
18
22
4
44
7A5
18,2%
52,3% 29,5%
40,9%
50%
9,1%
Với kết quả trên khẳng định rõ việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học,
đặc biệt là dạy môn sinh học đã đem lại hiệu quả tích cực cho người học, phát
huy rõ tính tích cực học tập của học sinh, giúp các em yêu môn học và tự giác
học tập.
b. Đối với giáo viên:
Khi sử dụng phiếu học tập thời lượng sử dụng ngôn ngữ trong tiết học giảm
xuống, hạn chế được phương pháp giảng giải minh họa, tăng các hoạt động tổ

chức các hoạt động học tập của học sinh.
Phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong dạy học, trong các hoạt đợng
học tập có sử dụng phiếu học tập giáo viên không phải là người cung cấp tri
thức mà là ngưởi dẫn dắt các em tìm hiểu và khám phá tri thức, bổ sung hoàn
thiện cho học sinh những điều chưa đúng và những thông tin thực tế mà sách
giáo khoa khơng có.
Tuy phần chuẩn bị ở nhà hoặc trước tiết học có vất vả nhưng mợt giờ dạy
của giáo viên nhẹ nhàng hơn.
Khi sử dụng phiếu học tập học sinh thích thú, hứng khởi học tập tạo cho giáo
viên lịng hăng say giảng dạy từ đó giáo viên chúng tôi không ngừng trau dồi kiến
thức kĩ năng, nghiên cứu phương pháp dạy học từ đó khơng chỉ nâng cao chất
lượng học tập của học sinh đối với môn sinh học mà còn nâng cao chất lượng dạy
của giáo viên.
Qua kết quả trên tôi nhận thấy các kinh nghiệm mà tôi áp dụng vào thực tế
giảng dạy bước đầu đã có những hiệu quả đáng khích lệ.
17


3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận.
Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và
sách giáo khoa mới, kết hợp việc sử dụng các phương pháp giảng dạy theo
hướng tích cực hố hoạt dợng học tập của học sinh nhằm hình thành cho học
sinh tư duy độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và tự xử lý vấn đề, trên
cơ sở kiến thức sinh học. Để giúp học sinh học sinh học tập đạt được mục đích
trên, Với sự tiếp thu một số kiến thức và phương pháp học tập môn sinh học
trong trường THCS, một vài năm gần đây đặc biệt là năm học 2020 - 2021 tôi đã
mạnh dạn sử dụng SKKN trong kế hoạch giảng dạy của mình, đồng thời cùng
với các đồng nghiệp, tổ bộ môn nghiên cứu và cùng thống nhất áp dụng sáng
kiến trên vào công tác giảng dạy bộ môn sinh học 7 ở đơn vị trường, tơi nhận

thấy có nhiều hiệu quả tốt, học sinh tích cực hơn trong các hoạt đợng học tập,
các em rất hứng khởi khi hoạt động với phiếu học tập, làm giờ học sinh học trở
nên thoải mái, vui vẻ, các em hứng khởi học tập. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần
cho học sinh lịng ham mê, u thích bợ mơn - giúp cho thầy cơ giáo định hướng
nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
3.2. Kiến nghị.
Để phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, tơi
xin có mợt số kiến nghị sau:
Đối với giáo viên :
- Ngay từ những bài đầu của chương trình học, giáo viên cần giành một
khoảng thời gian để hướng dẫn học sinh làm quen với bộ môn, về chương trình
học, và các cách tiến hành tổ chức các hoạt động học tập các loại phiếu học tập
đối với bộ môn điều này rất cần thiết bởi vì ngay từ đầu đã định hướng được cho
học sinh những hiểu biết cơ bản về đặc thù môn học.
- Để giáo dục tốt các em trước tiên bản thân giáo viên phải là một người
gương mẫu cho các em noi theo, nỗ lực hơn nữa trong việc tìm tòi, nghiên cứu
kiến thức mà phải luôn sáng tạo trong phương pháp dạy học, tìm hiểu thực tiễn.
- Giáo viên cần sử dụng linh hoạt các hoạt đợng học tập nhằm kích thích
tính tự giác tích cực của học sinh, nêu rõ yêu cầu của hoạt động, hướng dẫn các
em thảo luận theo nội dung phiếu học tập
- Giáo viên phải tìm hiểu sâu nội dung SGK và các tài liệu tham khảo liên
quan đến mơn học để có thể thiết kế các loại phiếu học tập cơ đọng, chính xác và
sáng tạo. Các phiếu học tập phải có nợi dung gắn liền với mạch kiến thức của bài
không nên đi lan man và quá rộng so với trình độ nhận thức của học sinh
- Chú trọng vào cơng tác dặn dị chuẩn bị bài mới từ đó hình thành cho học sinh
kỹ năng xử lí trước các thơng tin có trong SGK hoặc do phiếu học tập yêu cầu.
- Phần chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên là yếu tố quan trọng nhất góp phần
cho sự thành cơng của mợt bài dạy, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị giáo
án, đồ dùng học tập, các phương tiện cần thiết cho một tiết dạy.
- Trong giảng dạy giáo viên cần phải đợng viên, tun dương, khích lệ tinh

thần của các em kịp thời trong từng hoạt động để tăng hứng thú và học sinh
khẳng định được vai trò của bản thân trước tập thể.
18


Giáo viên cần quan tâm tới việc phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ
năng và phẩm chất tư duy của học sinh, làm sao trong giờ học những học sinh có
trình đợ kiến thức và tư duy khác nhau đều được làm việc phù hợp với năng lực,
trí tuệ của mình.
Sử dụng phương tiện hiện đại phù hợp với nợi dung bài dạy.
Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với hoạt động hằng ngày trong
cuộc sống của học sinh. Biết vận dụng những kiến thức trong bài học để giải
thích mợt số hiện tượng trong thực tế có liên quan.
Sau mỗi bài học cần có sự kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên và học sinh thu
được những mối thông tin ngược để điều chỉnh hoạt đợng dạy và học, bổ sung
những điểm cịn thiếu sót cho học sinh.
Đối với học sinh.
Mỗi học sinh phải có ý thức học tập và tự học tốt thể hịên trên lớp là chú ý
nghe giảng, tích cực tìm hiểu bài, xây dựng bài....., thể hiện ở nhà là làm hết bài
tập mà giáo viên yêu cầu, chuẩn bị tốt các đồ dùng, mẫu vật cho bài học mới mà
giáo viên yêu cầu.
Phải có SGK, vở ghi, vở bài tập và các dụng cụ học tập đầy đủ, không viết
hay điền thông tin vào trong sách, vì SGK là tài liệu đắc lực để sử lí thơng tin và
hoàn thành các dạng phiếu học tập khác nhau
Với những phiếu học tập Thầy - cô yêu cầu phải chuẩn bị ở nhà địi hỏi các
em phải tự giác tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn để bài học
thêm phong phú và chuẩn xác về nội dung, kiến thức.
Đối với nhà trường
+ Chuẩn bị đầy đủ phương tiện hỗ trợ giáo viên trong việc dạy học đổi mới.
+ Khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong thực hiện phương pháp dạy

học đổi mới.
+ Khai thác và sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học.
+ Đảm bảo cung cấp thiết bị dạy học cho giáo viên đầy đủ.
+ Đảm bảo các bộ môn đều tổ chức theo chuyên đề.
+ Tổ chức tốt giờ thao giảng, dự giờ: theo định kỳ, thường xuyên.
+ Đổi mới đánh giá: Đổi mới đánh giá giúp phát triển năng lực học tập,
khuyến khích tư duy sáng tạo và giảm áp lực về thành tích cho học sinh.
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực vào cuối kỳ cuối năm
+ Đánh giá kết quả của việc đổi mới, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Đối với phòng giáo dục.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, chuyên đề chuyên môn: Đổi mới phương pháp
dạy học thông qua cấc tiết dạy mẫu để giáo viên các trường học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau.
+ Phân bổ đảm bảo đủ số lượng giáo viên chuyên môn tránh tình trạng giáo
viên dạy chéo ban.
Trên đây là kinh nghiệm, những thực tế mà bản thân tôi đã thực hiện.Qua
quá trình quá trình dạy học có sử dụng phiếu học tập, trong giờ học HS học tập
sôi nổi hơn, học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức hơn trước.
19


Những suy nghĩ và việc làm trên tạm gọi là kinh nghiệm xin cùng nêu ra
cùng các đồng nghiệp.
Do trình đợ có hạn và bước đầu nghiên cứu. Những vấn đề tôi trình bày
trong đề tài này chưa phải là những điều hoàn hảo và không phải phù hợp tất cả.
Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô đi trước, của
đồng nghiệp, để hoàn chỉnh đề tài mà tôi đã và đang tìm hiểu.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2021

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN
Người thực hiện
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lê Thị Hiền

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 7- Bộ giáo dục và đào tạo
2. Sách bài tập sinh học 7 - Bộ giáo dục và đào tạo
3. Sách giáo viên sinh Học 7 – Bộ giáo dục và đào tạo
4. Thiết kế bài giảng sinh học 7- tác giả : Trần Khánh Phương ( Nhà xuất bản Hà Nội)
5. Tài liệu chuẩn kiến thức sinh học 7 – Tác Giả: Ngô văn Hưng.
6. Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức của bộ giáo dục và đào tạo tháng 7 /2010
7. Tư liệu sinh học 7: Lê Nguyên Ngát – chủ biên – Nhà xuất bản giáo dục.
8. Sách tâm lý lứa tuổi : Tác giả: Đỗ Văn Thông, Nguyễn Kế Hào
9. Những vấn đề trong đổi mới dạy học sinh học THCS - tác giả: Phạm Thanh Hiền
10. Sách phát triển năng lực toàn diện cho HS ở trường THCS. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HDDKH CÁC CẤP XẾP LOẠI
Họ và tên: Lê Thị Hiền
Chức vụ: GV trường THCS Quang Trung
TT


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả

Năm học được
đánh giá

1

Sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy sinh học 7
nhằm phát huy tính tích
cực học tập của học
sinh.

Phịng
GD&ĐT

B

2015 - 2016



×