Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp quản lý nền nếp giáo dục hướng nghiệp tại trung tâm KTTH HN thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.41 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỀN NẾP
GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG - HƯỚNG NGHIỆP
TẠI TRUNG TÂM KTTH - HN THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Thuận lợi
2.3.2. Khó khăn
2.4. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


2.4.1. Đối với Ban giám đốc, đoàn thể trong trường
2.4.2. Đối với giáo viên phụ trách lớp nghề
2.4.3. Đối với ban nền nếp
2.4.4. Đối với bản thân học sinh
2.5. Kết quả thu được sau khi thực hiện các giải pháp
2.5.1. Báo cáo kết quả điểm (TBm cả năm), hạnh kiểm hoạt động giáo dục
nghề phổ thông - Năm học 2018 - 2019
2.5.2. Báo cáo kết quả điểm (TBm cả năm), hạnh kiểm hoạt động giáo dục
nghề phổ thông - Năm học 2019 - 2020
2.5.3. Báo cáo kết quả điểm (TBm cả năm), hạnh kiểm hoạt động giáo dục
nghề phổ thông - Năm học 2020 - 2021
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên
3.2.2. Đối với ban nền nếp và các đoàn thể
3.2.3. Đối với các cấp lãnh đạo

2
2
3
3
4
4
4
5
5
5
6
7

7
7
8
10
10
10
11
11
12
12
13
13
14
14

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu và
chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ IV vào lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát triển con người toàn diện và xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành
sức mạnh nội dung, động lực phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy: Giáo
dục và đào tạo là "quốc sách hàng đầu". Nó vơ cùng quan trọng và cấp thiết bởi
sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của
một đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục "Vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Cùng với sự phát triển

như vũ bảo về kinh tế, khoa học và công nghệ trong thời đại hiện nay, sự phân
công xã hội ngày càng chuyên sâu, thế giới nghề nghiệp ngày càng phong phú
và đa dạng. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có cả đức
lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây là trách
nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục.
Giáo dục đạo đức cho học sinh không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là
nhiệm vụ của toàn xã hội. Chúng ta làm sao hình thành ở các em những phẩm
chất tốt của người công dân, biết sống, lao động và học tập, thích ứng với sự đổi
mới của xã hội. Có lịng nhân ái, vị tha. Biết tương thân, tương trợ, yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau. Biết kính trên, nhường dưới, đồn kết thân ái với mọi người.
Có ý thức "mình vì mọi người".
Để đạt được mục tiêu ấy thì vấn đề quản lý nền nếp học sinh phải thực sự
được Ban giám đốc, Ban nền nếp và đặc biệt là giáo viên phụ trách lớp cần quan
tâm, giúp đỡ. Một trường muốn có chất lượng tốt thì trước hết nền nếp học sinh
phải tốt.
Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hóa đóng
trên địa bàn 38 Lê Hoàn - Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hóa. Đối tượng
tham gia học nghề là học sinh của các trường Trung học phổ thông trong Thành
phố Thanh Hóa như: THPT Hàm Rồng, THPT Nguyễn Trãi, THPT Đào Duy Từ,
THPT Tô Hiến Thành, THPT Đào Duy Anh. Các em ở các ngơi trường khác
nhau nên cũng khó đồng nhất về nền nếp học tập vì mỗi ngơi trường có cách rèn
luyện kỷ luật các em khác nhau. Chính vì điều đó, khi sang ngơi trường học tập
mới, thời gian cũng thay đổi nên việc thực hiện nội quy Nhà trường của các em
chưa tốt nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập. Bản thân tôi vừa là
2


một giáo viên phụ trách dạy nghề và cũng là thành viên trong ban trực nền nếp.
Tôi nhận thấy vấn đề quản lý nền nếp học sinh đóng vai trị hết sức quan trọng,
nó phản ánh sự chấp hành kỷ cương nền nếp của học sinh trong trường, đồng

thời phản ánh ý thức học tập của các em. Xuất phát từ thực tế, tơi thấy học sinh
của trường cịn vi phạm các nền nếp như sau:
Ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: Đi học muộn,
không mặc đồng phục khi đến trường, nghỉ học không lý do, sử dụng điện thoại,
bỏ tiết, ăn quà vặt...
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học thì một trong
những việc làm cần thiết của người trực ban nền nếp là tạo những thói quen xây
dựng tốt nền nếp trường học. Bởi trường có nền nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính
tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học
tập của các em. Mặt khác nền nếp tốt sẽ tăng chất lượng dạy và học, đồng thời
rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt, góp phần hình thành nhân cách
con người.
Với các lý do trên, nhiều năm qua tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh
đến học tập tại Trung tâm là những con ngoan, trị giỏi, tài đức vẹn tồn để khi
ra trường các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những
người cơng dân có ích cho xã hội. Tơi đã khơng ngừng tìm tịi, áp dụng các biện
pháp để công tác phụ trách nền nếp của mình đạt hiệu quả. Vì thế, tơi đã mạnh
dạn trình bày đề tài: “Một số biện pháp quản lý nền nếp giáo dục nghề phổ
thông - hướng nghiệp tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp
Thanh Hóa" để chia sẻ một vài kinh nghiệm từ kết quả giáo dục nền nếp trong
những năm học vừa qua.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý nền nếp học tập giúp học sinh
thực hiện đúng nội quy của trung tâm, nâng cao tinh thần tự học, biết lễ phép với
người lớn, vâng lời thầy cơ giáo góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong
nhà trường.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các em học sinh phổ thông trung học trên
địa bàn Thành phố Thanh Hóa năm học 2020 - 2021 đang được theo học bộ môn
nghề trong trường với tổng số 1881 học sinh gồm:

- Khối lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi: 368 học sinh
- Khối lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ: 591 học sinh
- Khối lớp 11 trường THPT Hàm Rồng: 590 học sinh
- Khối lớp 11 trường THPT Tô Hiến Thành: 310 học sinh
3


- Khối lớp 11 trường THPT Đào Duy Anh: 23 học sinh
Bên cạnh đó, cơng tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh của các trường
trung học phổ thông vẫn được duy trì thường xuyên với các khối lớp 10 có tổng
số khoảng 1755 học sinh, gồm:
- Khối lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi: 8 lớp
- Khối lớp 10 trường THPT Hàm Rồng: 12 lớp
- Khối lớp 10 trường THPT Đào Duy Từ: 12 lớp
- Khối lớp 10 trường THPT Tô Hiến Thành: 7 lớp
Như vậy, với tổng số cả hai khối lớp của các trường tham gia học nghềhướng nghiệp là 3636 học sinh nên công tác giảng dạy và đặc biệt là rèn nền nếp
cho các em là việc làm cần thiết trong mỗi năm học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp điều tra, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, cùng với việc học tập việc thực hiện nền nếp cũng
là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại thi đua của học sinh.
Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều có nhiệm vụ rèn luyện phấn
đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, phát triển con người một cách tồn diện.
Nền nếp là thói quen giữ gìn những cách làm hợp lý và sự sinh hoạt có kỷ luật,
có trật tự, có tổ chức.

Tại Trung tâm học nghề ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho
việc hình thành và phát triển tồn diện nhân cách của học sinh, giúp cho học
sinh phát triển nghề nghiệp thì việc quản lý nền nếp học sinh cũng là một trong
những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện
sau này. Ở bất kỳ môi trường học tập nào, dù là học sinh phổ thông hay đang
tham gia học nghề - Các em đều đang ở độ tuổi phát triển về tâm sinh lý. Vì vậy,
chúng ta cần coi trọng việc quản lý nền nếp học sinh để lớn lên các em sẽ hồn
thiện mình hơn và trở thành người có ích cho xã hội.
Để thực hiện được vấn đề này khơng phải dễ dàng mà cần có một q
trình và dựa vào cả hệ thống quản lý của nhà trường.
Quản lý tốt nền nếp học sinh thì người quản lý phải hiểu về tâm sinh lý
của học sinh, gần gũi học sinh, nắm được hoàn cảnh của các em, cần phải biết
4


sáng tạo năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục
để các em sớm đi vào nền nếp và nâng tầm nhận thức cho các em học sinh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh trước hết chúng ta phải
nâng cao chất lượng nền nếp lớp học. Cho nên, công tác phối hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội là rất cần thiết. Nói đến giáo dục và đào tạo con người,
chúng ta thường nghĩ ngay đến vai trò của các nhà trường, các cơ sở giáo dục.
Nhưng trên thực tế, để đào tạo những con người phát triển tồn diện cả đức - trí
- thể - mĩ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường thì khơng chỉ có vai trị của nhà
trường mà rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và tồn xã hội. Đó
là ba mơi trường giáo dục quan trọng tạo thành thể “chân kiềng” vững chắc để
cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con
người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một
phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc

giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến
mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng
hồn tồn”.
Đối với học sinh học nghề tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng
nghiệp Thanh Hóa đang ở độ tuổi THPT, đây là giai đoạn các em đang phát
triển, hoàn thiện về mọi mặt, nhận thức tương đối sâu sắc và chín chắn hơn, tuy
nhiên các em vẫn còn những suy nghĩ bồng bột, nông cạn nên dễ rơi vào những
cám dỗ trong cuộc sống, sa vào cạm bẫy xã hội và có thể trở thành tội phạm mà
bản thân các em không hay biết, hoặc biết nhưng vẫn làm do không hiểu mức độ
nặng nhẹ của sự việc, hoặc do không biết làm như thế là phạm pháp. Do vậy,
việc dạy chữ, dạy nghề và dạy người cho học sinh phải thường xuyên liên tục,
không gián đoạn.
2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến king nghiệm
2.3.1. Thuận lợi:
Trong những năm học gần đây, đa số học sinh Trung tâm kỹ thuật tổng
hợp - Hướng nghiệp Thanh Hóa chấp hành tương đối tốt nền nếp và nội quy của
nhà trường.
Cụ thể như:
a. Về tư tưởng, đạo đức:
- Các em lễ phép với thầy cô, nhân viên trong nhà trường.
- Nhiều học sinh đã có nhận thức đúng về hành vi và chấp hành tốt nội
quy nhà trường, có lối sống lành mạnh, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè...
5


b. Về chuyên cần:
Đa số học sinh đi học đúng giờ, nhiều lớp đảm bảo sĩ số tốt.
c. Về nền nếp:
- Đồng phục: Đa số học sinh chấp hành đúng về đồng phục khi đến
trường.

- Tác phong: Thực hiện đúng tác phong của người học sinh.
d. Về vệ sinh:
- Đa số các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.
Trong các buổi học các lớp đều giữ vệ sinh sạch sẽ.
e. Về bảo quản tài sản nhà trường, lớp học:
Hầu hết học sinh trong trường đã ý thức về việc giữ gìn, bảo quản tài sản,
khơng cịn hiện tượng vẽ bậy lên bàn ghế, làm hư hỏng cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó: Lớp văn hóa được chia đều thành hai lớp nghề nên việc
quản lý học sinh của giáo viên được chặt chẽ hơn, sâu sát hơn.
Luôn được sự quan tâm của Ban giám đốc của Trung tâm.
2.3.2. Khó khăn:
Vẫn cịn một số bộ phận khơng nhỏ học sinh cịn những biểu hiện tiêu cực
như:
- Một số em đang còn đi học muộn và gửi xe bên ngoài trường, mặc chưa
đúng đồng phục quy định của nhà trường...
- Trong giờ học còn có một số em chưa chú ý ghi bài, tâm thế uể oải, ngủ,
nói tục...
- Đang cịn hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.
- Học sinh ở các trường khác nhau nên ý thức giữ gìn nền nếp cũng khác
nhau.
- Một số học sinh lười học, ham chơi hay trốn học ra ngoài cũng làm ảnh
hưởng cho việc quản lý của ban nền nếp.
- Hai khu học nhà A - nhà C riêng biệt cũng gây khơng ít khó khăn (Vì ở
khu C có một cổng phụ khơng đóng khóa nên học sinh hay lẻn ra ngoài. Một số
em khi đi muộn lẻn đi vào đường cửa sau).
- Khu vực cổng chính của Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng
nghiệp Thanh Hóa chung với trường THPT Nguyễn Trãi nên việc ra vào của học
sinh hai trường cũng có phần bất cập - khó theo sát học sinh (Vì học sinh của hai
trường giờ vào học và giờ ra về khác nhau).
Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách

sống mới bao gồm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.
6


Tất cả các biểu hiện trên của học sinh đều có thể dẫn đến các em sẽ sa vào
các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, khơng kính trọng thầy cô, xem thường bạn
bè, không biết yêu thương bố mẹ, gia đình..
2.4. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Với những thực trạng trên, để quản lý nền nếp học sinh đòi hỏi người
quản lý nền nếp phải nhiệt tình, tính dứt khốt, quan tâm đồng đều đến tất cả học
sinh. Bên cạnh đó, người quản lý nền nếp phải có tấm lịng bao dung, nhân hậu,
biết yêu thương học sinh như con mình. Biết huy động sức mạnh tập thể, đặc
biệt là đội ngũ giáo viên phụ trách lớp và giáo viên phụ trách nền nếp các trường
THPT và sự theo dõi sát sao, quan tâm của phụ huynh đồng thời có sự phối hợp
của các em học sinh.
2.4.1. Đối với Ban Giám đốc, đồn thể trong trường
Ban Giám đốc đã vào cuộc tích cực hơn trong việc giáo dục nền nếp cho
học sinh, xây dựng chế tài, đưa ra biện pháp tư vấn kịp thời và phù hợp.
Ban lãnh đạo Trung tâm thường xuyên liên hệ và trao đổi với Ban giám
hiệu các trường Trung học phổ thông về nền nếp học tập của các em.
Đối với cửa phụ khu nhà C, Ban Giám đốc và các đoàn thể trong Nhà
trường làm việc với các gia đình trong khu tập thể của Trung tâm, khi ra vào nên
khóa cửa lại cẩn thận để tránh học sinh tự do ra vào trong và ngoài giờ học.
2.4.2. Đối với giáo viên phụ trách lớp nghề
Giáo viên phụ trách lớp có vai trị rất lớn trong công tác giáo dục nền nếp,
kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên nên thường xuyên bám sát lớp, nắm chắc
các diễn biến xảy ra trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục kịp thời và
hiệu quả.
Trong giờ dạy, giáo viên tạo khơng khí lớp học sinh động và giao nhiệm
vụ cụ thể cho các em, để các em khơng có thời gian trống nói chuyện, làm việc

riêng hay sử dụng điện thoại trong giờ học.
Giáo viên phụ trách lớp nghề nghiêm khắc với học sinh nhưng có một tấm
lịng u thương, thể hiện trách nhiệm, lịng vị tha, khoan dung, nhân hậu, cảm
thông, chia sẻ, giúp đỡ khuyên bảo và tạo niềm tin cho các em.
Giáo viên nắm bắt, tìm hiểu năng lực và hồn cảnh của từng học sinh.
Hình ảnh người giáo viên cũng ảnh hưởng nhiều đến học sinh nên thầy cô
giáo cần gương mẫu trong tác phong, tư cách đạo đức, trang phục, lời nói...
Giáo viên phụ trách lớp nghề thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo
viên chủ nhiệm lớp văn hóa và phụ huynh học sinh để trao đổi về học sinh lớp
mình đặc biệt là học sinh chưa ngoan. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm
của các trường phổ thơng cùng giáo dục học sinh lớp mình trong công tác giảng
7


dạy, giáo dục. Quản lý học sinh trên lớp, xử lý học sinh vi phạm nội quy trong
giờ học đều được thông qua các giáo viên chủ nhiệm các trường mà các em đang
theo học. Nhờ sự quan tâm phối hợp và trách nhiệm chung của thành viên trong
các nhà trường học giúp cho học sinh ý thức hơn và học tập nghiêm túc hơn.
Chẳng hạn như học sinh trường THPT Tô Hiến Thành: Đầu năm học, các
em thường đi học muộn, trang phục không đúng với quy định, số lượng học sinh
nghỉ học nhiều nhưng được sự dìu dắt và động viên kịp thời của các thầy giáo,
cô giáo, các em đã tiến bộ rõ rệt. Kết quả cho thấy các em đi học đầy đủ, chăm
chỉ và nghiêm túc hơn. Cuối năm số lớp được xếp hạng tiên tiến của trường
THPT Tô Hiến Thành đạt kết quả nhiều hơn với 9 lớp tiên tiến trên tổng số 14
lớp tham gia học nghề. Trường THPT Nguyễn Trãi đạt 9 lớp trên tổng số 16 lớp
tham gia học nghề. Trường THPT Hàm Rồng đạt 7 lớp tiên tiến trên tổng số 24
lớp tham gia học nghề. Trường THPT Đào Duy Từ đạt 3 lớp tiên tiến trên tổng
số 24 lớp tham gia học nghề.
Tuyên truyền giáo dục các em học sinh thực hiện tốt nội quy của trường,
của lớp không chỉ là hành vi chấp hành nội quy mà còn là hành vi văn minh, văn

hóa nơi trường học, góp phần quan trọng trong việc tạo dựng môi trường học
tập, rèn luyện lành mạnh, tích cực.
Tham mưu với giáo viên phụ trách trực nền nếp các trường THPT mà các
em đang theo học để quản lý nền nếp các em chặt chẽ và sâu sát hơn.
Duy trì nền nếp, sĩ số của lớp phụ trách, khơng để tình trạng học sinh mặc
quần áo không phù hợp, học sinh vắng học nhiều buổi mà không biết lý do. Đối
với những học sinh thường xuyên đi muộn, giáo viên phụ trách lớp trực tiếp liên
hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hồn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có
biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Ngồi ra, giáo viên cũng đưa ra biện
pháp răn đe như phạt trực nhật hoặc xét hạnh kiểm ở cuối mỗi học kỳ.
Trong giờ học, giáo viên thường xuyên bao quát tất cả học sinh trong lớp:
Nếu học sinh có dấu hiệu mất tập trung hoặc ngủ trong lớp thì nhắc nhở kịp thời.
Trong quá trình xử lý, xử phạt học sinh vi phạm giáo viên nên mềm mỏng
và khéo léo để xây dựng môi trường học tập của lớp lành mạnh, thân thiện.
2.4.3. Đối với ban nền nếp:
Những học sinh đi học muộn, mặc đồng phục sai quy định khi đến
trường, ban nền nếp kết hợp với Tổ bảo vệ nhắc nhở và có thể khơng cho vào
lớp nếu vi phạm lần hai.
Những học sinh thường trốn tiết học ra ngoài ăn quà, ban nền nếp theo
dõi, gặp trực tiếp các em và báo với giáo viên phụ trách lớp nghề để răn đe, xử
lý kịp thời.
8


Đối với khu vực cổng chính, ban nền nếp phối hợp với các bác bảo vệ
cùng kiểm soát chặt chẽ thời điểm ra vào của học sinh từng trường (Vì các em
có logo trên trang phục của trường mình đang theo học) để xử lý nếu các em có
hành vi vi phạm.
Ban nền nếp đã xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại nền nếp năm học và
thông qua hội nghị cán bộ cơng chức đầu năm học. Tiêu chí đó được ban nền

nếp tổng hợp theo từng tháng và xếp loại thi đua vào cuối mỗi học kỳ để xét lớp
tiên tiến.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban nền nếp. Đồng
chí trưởng ban lên lịch trực nền nếp cho các đồng chí ban viên và có sổ trực theo
dõi hàng tuần. Các đồng chí ban viên trực theo ca dạy và theo các thứ trong
tuần.
Để cập nhật tình hình nền nếp học tập của các em mỗi ngày, Ban nền nếp
đã lập sổ kế hoạch để theo dõi sát sao từng lớp, từng trường.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm Ban nền nếp đã lập sổ theo dõi nề nếp học nghề
THPT của các trường theo mẫu sau:
Tuần:.......Ca......( Thứ.....ngày.....tháng.....năm 20....)

Lớp

Môn nghề

11C2
11C2
11C3
11C3
11C7
11C7
11C8
11C8
11C10
11C10
11C11
11C11

Điện tử 1

Điện dân dụng
Điện lạnh
Điện tử 3
Thêu tay
Tin học 2
Sữa chữa xe máy
Nhiếp ảnh
Cắt may 1
Điện tử 2
Cắt may 2
Tin học 1

Giáo viên dạy


số

Nghỉ học
Tổng

Khơng
vắng phép
phép

Vi phạm
nội quy

Ghi
chú


Nhận xét buổi trực:.................................................................................................
Giáo viên trực
Giáo viên trực THPT
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)

9


Dựa vào các tiêu chí trên được cập nhật mỗi ngày giúp cho các trường
THPT cũng nắm được tình hình học sinh để có biện pháp xử lý kịp thời những
học sinh vi phạm nội quy và số lượng học sinh nghỉ học của trường mình.
Mọi thành viên trong nhà trường cần phải kiên trì, tâm huyết với nghề, có
phương pháp toàn diện, hợp lý.
2.4.4. Đối với bản thân học sinh:
Các em đã thay đổi nhận thức của bản thân vì thấy việc thực hiện đúng
nền nếp là thể hiện sự tôn trọng bản thân, tôn trọng thầy cô giáo, là một học sinh
văn minh, văn hóa.
2.5. Kết quả thu được sau khi thực hiện các giải pháp trên
Từ những biện pháp quản lý học sinh trên đây, năm học 2020-2021 nền
nếp của trường đã đạt được kết quả đáng kể:
Các em biết sống trung thực, không giả dối với mọi người. Biết lễ phép,
tôn trọng thầy cô giáo, nhân viên và khách đến trường. Đối xử với bạn bè khiêm
tốn, lịch sự, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh thực hiện tốt nội quy trường học, đi học đầy đủ, nghỉ học có
phép và lý do rõ ràng.
Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, tập trung chú ý trong giờ học,
khơng cịn đùa giỡn, nói chuyện riêng trong giờ học.
Khơng cịn tình trạng trốn tiết học ra ngồi làm việc riêng, khơng tự tiện
ra vào lớp, khơng cịn tụ tập mua bán, ăn uống xung quanh nhà trường.

Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
Kết quả cuối năm của ba năm học được tổng hợp như sau:
2.5.1. Báo cáo kết quả điểm(TBm cả năm), hạnh kiểm hoạt động nghề phổ
thông - Năm học: 2018 - 2019
Kết quả điểm tổng kết TBm cả năm:
SỐ HS
STT

TRƯỜNG THPTTHCS

TỔNG
SỐ HS

ĐƯỢC
TỔNG
KẾT

SỐ HS
CHƯA
ĐƯỢC
TỔNG
KẾT

SỐ HS
ĐƯỢC
TUYÊN

KẾT QUẢ ĐIỂM TỔNG KẾT
Từ 5,0


Từ 6,5

Từ 8,0

đến 6,4

đến 7,9

trở lên

DƯƠNG

SL

%

SL

%

SL

%

1

THPT Nguyễn Trãi

342


339

03

34

09

2.66

159

46.90

171

50.44

2

THPT Đào Duy Từ

544

544

00

50


06

1.10

266

48.90

272

50.00

3

THPT Hàm Rồng

537

534

03

48

10

1.87

241


45.13

283

53.00

4

THPT Tô Hiến Thành

271

269

02

30

14

5.20

123

45.73

132

49.07


1694

1686

08

162

39

2.31

789

46.80

858

50.89

TỔNG CỘNG:

Hạnh kiểm:
10


STT

TRƯỜNG THPT-THCS


Tổng số
HS. Xếp
loại HK

Loại tốt

Loại khá

Loại TB

SL

%

SL

%

SL

%
0.59

1

THPT Nguyễn Trãi

342

314


91.81

26

7.60

02

2

THPT Đào Duy Từ

544

498

91.54

46

8.46

00

3

THPT Hàm Rồng

535


474

88.60

60

11.21

01

0.19

4

THPT Tô Hiến Thành

271

238

87.82

32

11.81

01

0.37


1692

1524

90.07

164

9.69

04

0.24

TỔNG CỘNG:

Loại yếu
SL

%

2.5.2. Báo cáo kết quả điểm (TB m cả năm), hạnh kiểm hoạt động giáo
dục nghề phổ thông - Năm học: 2019-2020
Kết quả điểm tổng kết TBm cả năm:
SỐ HS
STT

TRƯỜNG THPT-THCS


TỔNG
SỐ HS

ĐƯỢC
TỔNG
KẾT

SỐ HS
CHƯA
ĐƯỢC
TỔNG
KẾT

ĐƯỢC
TUYÊN

Từ 5,0

Từ 6,5

Từ 8,0

đến 6,4

đến 7,9

trở lên

DƯƠNG


SL

%

SL

%

SL

%

36

11

2.58

216

50.71

199

46.71

57

09


1.42

282

44.62

341

53.96

56

13

2.14

257

42.34

337

55.52

1

THPT Nguyễn Trãi

427


426

2

THPT Đào Duy Từ

632

632

3

THPT Hàm Rồng

608

607

4

THPT Tô Hiến Thành

350

350

31

11


3.14

164

46.86

175

50.00

5

THPT Đào Duy Anh

24

24

02

00

00

15

62.50

09


37.50

2041

2039

182

44

2.16

934

45.81

TỔNG CỘNG:

01

KẾT QUẢ ĐIỂM TỔNG KẾT

SỐ HS

01

02

1061 52.03


Hạnh kiểm:
STT

TRƯỜNG THPT-THCS

Tổng số
HS. Xếp
loại HK

Loại tốt

Loại khá

SL

%

SL

%

Loại TB
SL

%

1

THPT Nguyễn Trãi


426

396

92.96

30

7.04

2

THPT Đào Duy Từ

632

596

94.32

35

5.54

01

0.16

3


THPT Hàm Rồng

608

580

95.40

27

4.44

01

0.16

4

THPT Tô Hiến Thành

350

319

91.14

31

8.86


5

THPT Đào Duy Anh

24

24

100.00

00

2040

1915

93.87

123

02

0.10

TỔNG CỘNG:

6.03

Loại yếu
SL


2.5.3. Báo cáo kết quả điểm (TB m cả năm), hạnh kiểm hoạt động giáo
dục nghề phổ thông - Năm học: 2020-2021
Kết quả điểm tổng kết TBm cả năm:
STT

TRƯỜNG THPT-THCS

TỔNG

SỐ HS

SỐ HS

SỐ HS

KẾT QUẢ ĐIỂM TỔNG KẾT

11

%


SỐ HS
1
2
3
4
5


THPT Nguyễn Trãi
THPT Đào Duy Từ
THPT Hàm Rồng
THPT Tô Hiến Thành
THPT Đào Duy Anh
TỔNG CỘNG:

368
591
591
309
23
1881

CHƯA
ĐƯỢC
TỔNG
KẾT
00
00
01
00
00
01

ĐƯỢC
TỔNG
KẾT
368
591

590
309
23
1880

ĐƯỢC
TUYÊN
DƯƠNG
35
55
58
29
02
179

Từ 5,0
đến 6,4

Từ 6,5
đến 7,9

SL

%

SL

05
04
01

01

1.36
0.68
0.17
0.32

11

0.58

158
259
227
134
09
787

Từ 8,0
trở lên

%

SL

42.93 205
43.82 328
38.47 362
43.37 174
39.13

14
41.84 1083

(Có 1HS trường THPT Hàm Rồng khơng tổng kết điểm. Lí do em bị thiểu năng
trí tuệ).
Hạnh kiểm:
STT
1
2
3
4
5

TRƯỜNG THPT-THCS
THPT Nguyễn Trãi
THPT Đào Duy Từ
THPT Hàm Rồng
THPT Tô Hiến Thành
THPT Đào Duy Anh
TỔNG CỘNG:

Tổng số
HS. Xếp
loại HK
368
591
590
309
23
1881


Loại tốt

Loại khá

SL

%

SL

%

340
535
562
299
23
1759

92.39
90.52
95.25
96.76
100
93.51

28
56
28

10

7.61
9.48
4.75
3.24

122

6.49

Loại TB
SL

%

Loại yếu
SL

%

Trong những năm học qua, mặc dù số lượng học sinh của các trường THPT
trong Thành phố Thanh Hóa đến tham gia học nghề - Hướng nghiệp rất
nhiều nhưng không xảy ra hiện tượng gây gỗ đánh nhau, gây mất trật tự hay
xích mích mâu thuẫn giữa học sinh các trường. Đặc biệt, qua 3 ba năm thực
hiện việc quản lý nền nếp học sinh, nhà trường đã đạt được thành tích đáng
khích lệ. Số học sinh tham gia học tập nghiêm túc hơn, chất lượng khá giỏi
tiến bộ rõ rệt. Chất lượng hạnh kiểm của các em năm học 2020 - 2021 đạt
1759 em loại tốt, 122 em loại khá và khơng cịn học sinh xếp hạnh kiểm
trung bình. Số lượng học sinh đạt giỏi cũng tăng lên: Năm học 2018 - 2019

đạt 50,89%, Năm học 2019 - 2020 đạt 52,03% và năm học 2020 - 2021 đạt
57,58%. Bên cạnh đó, cơng tác giáo dục hướng nghiệp khối 10 được thực
hiện thường xuyên, đầy đủ và nghiêm túc.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua ba năm thực hiện công tác quản lý nền nếp học sinh, bản thân rút ra
những bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên phụ trách các lớp học nghề phải có tinh thần trách nhiệm cao.

12

%
55.71
55.50
61.36
56.31
60.87
57.58


Những ngày đầu của năm học, giáo viên trực nền nếp cần phải bám lớp,
bám trường, theo dõi nắm bắt những điểm yếu của từng lớp để có biện pháp uốn
nắn kịp thời.
Tổ chức ổn định giáo viên phụ trách lớp, ban cán sự lớp và đưa lớp đi vào
nền nếp càng sớm càng tốt.
Giáo viên cần làm gương cho học sinh noi theo.
Giáo viên phải xây dựng tiêu chí đánh giá nền nếp học sinh ngay từ đầu
năm học.
Thầy, cơ giáo nhiệt tình, gần gũi với học sinh.
Giáo viên quản lý nền nếp cần phải nghiêm khắc và quyết đốn để xử ký

mọi tình huống xảy ra.
Kết hợp với giáo viên phụ trách lớp, ban quản lý nền nếp các trường phổ
thông và Ban giám đốc.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
Qua quá trình trực tiếp quản lý nền nếp học sinh ở Trung tâm. Tôi thấy
rằng, việc rèn nền nếp cho học sinh là một q trình rèn luyện lâu dài, liên tục, ở
nhiều mơi trường khác nhau và liên quan đến nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy,
địi hỏi người quản lý phải khéo léo trong ứng xử, có tính kiên trì, bền bỉ, tế nhị
để có thể tìm hiểu sâu sắc đối với từng học sinh và thương yêu các em với một
tình cảm chân thành. Cần cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng học
sinh, thể hiện sự quan tâm đối với các em. Qua đó tạo cho các em có sự tin
tưởng tuyệt đối với giáo viên.
Với một số biện pháp quản lý nền nếp học sinh mà tơi đã áp dụng cũng đã
đem đến ít nhiều hiệu quả cho nhà trường. Tôi tin rằng sáng kiến của mình sẽ
được các bạn đồng nghiệp áp dụng thành cơng vào công tác giảng dạy và rèn
nền nếp cho học sinh.
3.2.Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên
Cần có sự hợp tác cao của giáo viên phụ trách các lớp học nghề.
Phối hợp với phụ huynh học sinh vì cha mẹ các em là người gần gũi nhiều
hơn cả. Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều đến học sinh nhất là thời
buổi công nghệ số, mạng internet phát triển, học sinh đang độ tuổi trưởng thành,
đang phát triển tâm sinh lý, các thông tin video xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành nhân cách của các em. Hiện tượng học sinh đánh nhau quay video
tung lên mạng đang là vấn nạn của ngành giáo dục hiện nay.
3.2.2. Đối với ban nền nếp và các đoàn thể
13



Muốn cho học sinh có được nền nếp tốt thì người quản lý nền nếp phải
biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối
tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện
nền nếp thích hợp cho từng cá nhân.
Bên cạnh đó, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm
hỗ trợ cho nhau hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con
người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan, trị giỏi mà tồn xã hội
đang chờ mong.
Các đoàn thể cần được gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện quan tâm
sâu sát, khích lệ, động viên kịp thời của Lãnh đạo nhà trường.
3.2.3. Đối với các cấp lãnh đạo
Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy và học để
học sinh cảm thấy yêu nghề, hứng thú với nghề mình được tham gia.
Sở giáo dục cần mở lớp đào tạo các kỹ năng sống cho các cán bộ quản lý
nền nếp để có thể đáp ứng được với sự phát triển hiện nay.
Bộ Giáo dục và đào tạo cần xây dựng chương trình mới đáp ứng được nhu
cầu phát triển của xã hội nhiều hơn nữa ở các môn học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc phối kết hợp giáo dục
nền nếp cho học sinh trong công tác quản lý nền nếp trường học. Tơi rất mong
nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như tất cả các quý
thầy cô, đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác phụ trách quản lý nền nếp
của nhà trường cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, giúp tơi ngày càng có thêm
nhiều kinh nghiệm q báu trong cơng tác phụ trách nền nếp trường học, giúp
tơi hồn thành cơng tác tốt hơn và cũng là hồn thiện bản thân mình hơn.
XÁC NHẬN CỦA GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết khơng sao chép nội

dung của người khác.
(Đã ký)

Cao Hữu Trí

Nguyễn Thị Phương

14


15



×