Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường THPT yên định 2 trong bài học tóm tắt văn bản tự sự (theo nhân vật chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
9
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
20
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục, bản thân
20
2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21


3.1. Kết luận
21
3.2. Kiến nghị
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22

1


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Yên Định vùng đất của một nền văn hóa. Học sinh trường THPT Yên
Định 2 ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đã đắm mình trong dịng sữa văn hóa
ngọt ngào bởi những câu chuyện gắn liền với mảnh đất vùng Yên. Dòng sông
Mã đem sắc xanh, hơi thở phù sa từ thượng nguồn vun trồng sức sống. Vị thần
Đồng Cổ bảo trợ đã giúp vua lập nên chiến công lừng lẫy trong cuộc chiến với
kẻ thù. Chùa Hồng Ân lưu dấu bao huyền thoại ....Các di tích, địa danh mà mỗi
ngày các em đi qua trên đường đến trường đều mang dấu ấn truyền thuyết, cổ
tích. Trong cái bộn bề, vội vã của cuộc sống học sinh vơ tình đã bước qua mà
quên đi rằng trong từng tấc đất đều chứa đựng tinh thần của cha ông từ xưa vọng
lại.
Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để văn chương bán rễ sinh sôi. Văn học
và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ. Thần chỉ thật sự dũng mãnh khi đặt
hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ thật sự cường tráng khi gắn chặt với
cuộc đời. Người học văn luôn phải thấy cuộc sống là bạn đồng hành của văn
học. Hãy đem cuộc sống này gửi vào mỗi trang văn. Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong môn Ngữ văn là bước đi vững chắc trong hành trình đem văn chương
đến với cuộc đời, đem cuộc đời đến với văn chương.
Kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự là một hành trình dài trong q trình học tập

mơn Ngữ văn của học sinh THPT. Lựa chọn ngữ liệu văn bản ngoài sách giáo
khoa sẽ là điều kiện để các em tư duy sáng tạo. Mỗi học sinh phát huy được
năng lực của mình trong sự diễn đạt, tránh các bài sao chép tràn lan trên mạng
máy móc, nhàm chán.
Vì những lí do trên tơi chọn đề tài nghiên cứu của mình Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 trong bài học
“Tóm tắt văn bản tự sự”(theo nhân vật chính
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này tôi:
- Biết được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tóm
tắt một văn bản tự sự.
- Bổ sung kiến thức cho tư duy và diễn đạt môn Ngữ văn trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 trường THPT Yên Định 2, huyện Yên Định.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn.
- Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
- Kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường
THPT Yên Định 2 trong bài học “Tóm tắt văn bản tự sự”(theo nhân vật chính)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu tham khảo các tài liệu để đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế qua các số liệu cụ thể.
- Phương pháp so sánh đối chiếu qua dạy thực nghiệm
- Điều tra để tìm hiểu vấn đề qua bài kiểm tra và phiếu đánh giá.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua các lần chấm thi
- Trao đổi với đồng nghiệp từ các buổi sinh hoạt chuyên môn.
2


1.5. Những điểm mới của SKKN
- SKKN sử dụng ngữ liệu dạy học ngoài sách giáo khoa phù hợp với hiểu biết

thực tế và vốn sống của học sinh.
- SKKN là cơ sở để học sinh phát huy sáng tạo trong diễn đạt và tư duy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
*Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là một bộ phận hữu cơ không thể
thiếu trong q trình giáo dục nói chung, q trình dạy học nói riêng ở nhà
trường phổ thơng, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà
trường phổ thông.
Trong cuốn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thơng, NXB Giáo dục Việt Nam (Nhóm tác giả), tác giả Lê Huy Hoàng nêu ý
kiến: hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động xã hội thực tiễn giúp học sinh
tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng
lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị,
nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng
các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu
giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo
của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo.
Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể thì “hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp
hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ
chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích
lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi
trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của
nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau”.
Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhưng có thể thấy, các tác giả đều nhấn mạnh: cần coi trải nghiệm sáng tạo
là một dạng hoạt động giáo dục được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và

sáng tạo, góp phần phát triển toàn diện năng lực tư duy và nhân cách học sinh.
*Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Xuất phát từ những mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mơn Ngữ văn có các mục tiêu được cụ thể
hóa sao cho phù hợp với đặc thù và tăng cường tính khả dụng của mơn học. Cụ
thể:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị, kĩ năng sống; tiếp tục phát triển các năng lực quan trọng và đặc
thù của môn Ngữ văn như: năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức và cảm thụ
văn chương, năng lực sáng tạo... từ đó tham gia vào giao tiếp văn học và giao
tiếp đời sống một cách có hiệu quả hơn.
- Giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng
sáng tạo của cá nhân mình; định hướng mỗi cá nhân trở thành một chủ thể tiếp
3


nhận và sản sinh lời nói một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, ln có ý thức
trải nghiệm hành động và trải nghiệm xúc cảm để hình thành nên động cơ, niềm
tin, giá trị sống.
- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết, khả năng cảm thụ cũng như đánh giá
cái hay, cái đẹp của văn chương và nghệ thuật ngơn từ; có khả năng trải nghiệm
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học, biết kết nối những trải nghiệm ấy
với trải nghiệm đời sống để thẩm thấu sâu sắc hơn giá trị tác phẩm và làm phong
phú hơn vốn sống cá nhân, hiểu biết xã hội của bản thân.
2.1.2. Tóm tắt văn bản tự sự (theo nhân vật chính)
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Nhân vật văn học là hình tượng con người (lồi vật, cây cỏ,... được nhân
cách hóa) được miêu tả trong văn bản văn học, thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại
hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,... có quan hệ với những nhân vật

khác và thường bộc lộ qua diễn biến của cốt truyện. Nhân vật chính là nhân vật
giữ vai trò then chốt của câu chuyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề
tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm.
Tóm tắt văn bản theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn
những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó, giúp nắm vững tính cách và số
phận của nhân vật, góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.
Mục đích tóm tắt văn bản tự sự là nắm vững tính cách và số phận nhân
vật chính để đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm. Tóm tắt văn bản tự sự cần
phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu
chung của một văn bản, nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật
chính.
Khi tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diến biến của các sự việc
đó. Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến các sự
việc.
2.1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường THPT
Yên Định 2 trong bài học “Tóm tắt văn bản tự sự” (theo nhân vật chính)
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường THPT Yên
Định 2 trong bài học “Tóm tắt văn bản tự sự” (theo nhân vật chính) là một
cuộc hành trình đi tìm văn học trong đời sống. Một cách tiếp cận bài học mới
mẻ nhưng cũng đầy hứng thú với học sinh. Các em sẽ phát huy năng lực tiềm ẩn
vốn có của mình: năng lực tự học, tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, quan sát
liên tưởng. Bài học là một bút lực để thử lòng đam mêm văn học của mỗi học
trò.
Học sinh THPT Yên Định 2 từ lâu đã có những ngữ liệu về văn bản tự sự
trong trí nhớ Truyền thuyết về thần Đồng Cổ n Thọ- n Định- Thanh Hóa,
Truyền thuyết về tướng cơng Trương Công Mỹ và công chúa nhà Trần con vua
Trần Thái Tơng gắn với di tích chùa Hồng Ân xã Yên Trường – Yên ĐịnhThanh Hóa, Huyền thoại nơi thượng nguồn sơng Mã. Mỗi ngày trong hành trình
đến trường các em thấy các địa danh nhưng vội vã bước qua mà không bao giờ
nghĩ đang tồn tại một tâm hồn văn học. Chọn tác phẩm tự sự mang màu sắc địa

4


phương sẽ phát huy năng lực quan sát, cảm thụ cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng
khi làm các dạng bài văn thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
* “Truyền thuyết về thần Đồng Cổ” -Yên Thọ- n Định- Thanh Hóa
Đền Ðồng Cổ thuộc thơn Ðan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Ðịnh là một
trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa
có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.Thuở xưa,
đường bộ còn xa xôi cách trở, đường sông là phương thức đi lại chủ yếu, ngôi
đền nằm bên bờ hữu sông Mã này trở thành điểm dừng chân của nhiều tao nhân
mặc khách trên đường thiên lý. Có lẽ, nhờ thế mà danh tiếng của ngôi đền càng
bay xa thêm với những câu chuyện hư hư thực thực.
Khi Vua Hùng đi dẹp giặc Hồ Tôn xâm lược ở phương Nam, đại quân của
nhà vua đã theo đường núi và dừng nghỉ chân ở núi Khả Lao nay là núi Tam
Thai, thuộc làng Đan Nê. Đêm đến, trong âu lo trằn trọc, nhà vua đã mộng thấy
vị thần núi trống đồng, dùi đồng xin đi theo giúp vua đánh giặc. Y lời thần, ngày
hơm sau những binh khí trong đêm mộng báo đã được chuẩn bị sẵn sàng. Quả
nhiên, ở trận chiến với giặc đang hồi cam go thì trên khơng trung bỗng nổi lên
âm vang trống đồng, khiến kẻ xâm lược hồn bay phách tán, không đánh mà lui.
Không quên ơn thần giúp đỡ, thắng trận trở về nhà vua đã phong “Đồng Cổ đại
vương”, cho lập đền thờ thần.
Tương truyền thần đã giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Chàm ở
phương Nam. Và rõ nhất có lẽ là câu chuyện thần giúp đỡ thái tử Lý Phật Mã
khi đi dẹp giặc Chiêm Thành. Trên đường tiến xuống phương Nam, đêm xuống
thái tử Phật Mã cùng quân lính hạ trại nghỉ ở bến Trường Châu (sông Mã) và
người cũng nằm mộng thấy vị thần với tướng pháp khác thường đến trước mặt
mình tự xưng: “Tơi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử xuống đánh phương
Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập chút công nhỏ”. Sau khi thắng trận trở
về, thái tử Phật Mã đã qua bến Trường Châu làm lễ tạ ơn. Đồng thời, ghi nhớ

công lao của thần, người còn xin rước linh vị thần Đồng Cổ về kinh đô Thăng
Long phụng thờ để giữ nước, hộ dân.
Đền thờ thần Đồng Cổ ở kinh đô Thăng Long chẳng mấy thời gian đã
được dựng xong. Khi vua Lý Thái Tổ mất, thái tử Phật Mã lên ngôi chưa bao
lâu thì một đêm lại mộng thấy thần Đồng Cổ báo mộng về việc “tam Vương
mưu phản” để nhà vua đề phòng. Quả nhiên việc mưu phản xảy ra như thần
mộng báo. Vua Lý Thái Tông đã xuống chiếu phong thần làm “Thiên hạ minh
chủ, gia tước đại vương”. Trước bài vị thần ở kinh thành Thăng Long, vua Lý
Thái Tổ cùng văn võ bá quan sau đã có lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất
trung, xin thần minh giết chết”. Ngày nay nơi ấy chính là đền Đồng Cổ ở thuộc
quận Tây Hồ (Hà Nội). Việc thần Đồng Cổ ở núi Tam Thai được vua Lý Thái
Tông lập đền thờ ở kinh thành Thăng Long được xem là một minh chứng rõ nét
cho sự hiển linh của thần. Đây cũng được xem là cứ liệu quan trọng khẳng định
mối liên hệ của vùng đất Thanh Hóa xưa kia với vương triều Lý gần 1.000 năm
trước.

5


Khu di tích đền Đồng Cổ linh thiêng – Yên Thọ - Yên Định
* “Truyền thuyết về tướng công Trương Công Mỹ và công chúa nhà Trần”
con vua Trần Thái Tơng gắn với di tích chùa Hồng Ân – n Trường- Yên
Định
Chùa Hồng Ân (chùa Kiểu) thuộc xã Yên Trường, huyện Yên Định. Chùa
tọa lạc bên cạnh đền thờ danh tướng đời nhà Trần (1225-1400); Phị mã Đơ đốc
Thủy qn Trương Cơng Mỹ, người có cơng dàn trận thủy chiến dẹp qn
Ngun - Mơng. Ngơi chùa khơng hồng tráng mà bình dị như các ngơi chùa
làng, nhưng đặt tựa dãy núi Long Sơn nhìn ra sơng Mã, bao la trong xanh. Xa xa
bến bờ Bắc là dãy núi Xuân Đài huyện Vĩnh lộc, đối diện là dãy núi Tam Nhai.
Hai bên là hai ngọn núi thấp tựa hình voi chầu về.

Theo truyền thuyết trên núi Long Sơn, một hôm dân làng thấy một khối
đất nhơ lên tựa hình bơng sen tôn lên tượng Phật Bụt ốc. Ai cũng cho là điều kỳ
lạ và tin rằng Phật đến ban phúc, phù hộ cho dân. Phú hào và người dân trong
làng góp của, người góp cơng lập am nhỏ. Dân quanh vùng trì tụng lễ Phật, đặt
tên là Linh Cảnh Sơn Tự (cảnh chùa linh thiêng). Đường lên chùa cheo leo,
nhưng hàng ngày dân trong vùng đến lễ cầu rất đông. Dân dò dọc qua ghềnh
Kiểu, vọng bái lên chùa, văng vẳng điệu hị sơng Mã:
Thuyền tơi ván táu chênh vênh
Trơng ra bến Kiểu gập ghềnh nao nao

6


Phật cho mát mái chắc sào
Tu nhân tích đức, ai nào chẳng thương.

Chùa Hồng Ân- Yên Trường- Yên Định- Thanh Hóa
Tướng cơng Trương Cơng Mỹ là dị tướng kỳ tài, tóc vàng mắt sáng mang
dáng hình làm tướng khơng quan, q ở trang Vĩnh Niên, huyện Quỳnh Cơi, phủ
Thái Bình, trấn Sơn Nam Thượng (nay là tỉnh Thái Bình). Thuở nhỏ ngài rất
chăm lo học hành, chăm làm việc thiện và chăm lễ Phật. Ngài hành hương đến
chùa Hương lễ cầu, rồi đến chùa Cổ Lễ (tỉnh Nam Định) quy Phật trì kinh ba
năm. Năm 18 tuổi, Ngài mồ cơi cả cha lẫn mẹ. Người trai ấy giả biệt quê hương
hành trình về phương Nam. Đến vùng núi Long Sơn bên dịng sơng Mã, Ngài
nhận ra nơi đây là mảnh đất lành đất tốt, nên quyết định định cư ở đây. Sống trên
chùa Linh Cảnh Sơn trì kinh, niệm Phật và tiếp tục học hành, luyện võ nghệ thao
lược. Trai tráng trong vùng quý tài, mến đức đến rất đông, được Ngài truyền dạy
văn võ.
Thời ấy, vào đầu triều Trần, có cơng chúa con vua Trần Thái Tơng (12251258) dong thuyền trên dịng sơng Mã tìm người tài giỏi giúp đời, giúp nước.
Đến ghềnh Kiểu, thấy cảnh non kỳ thủy tú, nàng cập bến, dạo chơi, vào Linh

Cảnh Sơn tự lễ Phật. Cảm người trai dung mạo khôi ngô, tài hoa họ Trương,
cơng chúa con vua đem lịng u mến, nguyện kết dun cầm sắt.
Bỗng có giặc Ngun Mơng kéo sang, ông bà hợp quân, chiêu mộ dân
binh, kéo quân đánh giặc, quân giặc thua to, bỏ chạy, để lại nhiều chiến thuyền.
Ông, bà mở hội ăn mừng, dong thuyền du ngoạn ghềnh Kiểu. Không may, một
cơn lốc bất ngờ ập đến lật thuyền. Cả người và thuyền bị cuốn hút vào hang mất
tích. Đó là ngày 10 tháng giêng (âm lịch). Nhớ công lao hai vị giúp dân đánh
giặc, dân Yên Trường lập đền thờ, tôn hai vị là phúc thần. Vua Trần nghe tin
buồn rất đau lòng, dong thuyền về Hoa Quả Trang thăm viếng và làm thơ điếu:
Hoàng thiên số định thử chi nhân
7


Nam giả thánh chi, nữ giả thần
Nhất trận ủng châu hồn trung nghĩa
Tích lưu Hoa Quả ức niên xn
Tạm dịch:
Số trời đã định sẵn cho rồi
Giúp dân diệt giặc hóa về trời
Một trận giặc tan uy danh mới
Tích lưu Trang Hoa Quả đời đời
Vua Trần cấp tiền cho dân lập đền thờ tế tự, đặt tên là Long Sơn Linh từ,
nhà vua còn cho trùng tu lại chùa Linh Cảnh Sơn. Nhớ ơn vua đã cho dựng lại
chùa ban phúc cho dân, Phật tử nơi đây đặt tên chùa là chùa Hồng Ân.
Giặc Nguyên Mông lại đem quân xâm lược nước ta lần nữa. Quân tướng
nhà Trần qua đền thờ và chùa Hồng Ân cầu xin thánh nhân và Đức Phật giúp
nước dẹp giặc ngoại xâm. Lời cầu như thấu đến Hồng thiên Cửu trùng. Ngày
hơm sau, mưa gió nổi lên che mặt quân giặc, quan quân nhà Trần phản cơng
quyết liệt, giặc Ngun thua trận xin cầu hịa. Sau ngày thắng lợi, Triều đình ban
sắc phong là Thượng đặng phúc thần. Sắc phong “thần” của Phị mã Đơ đốc

Trương Cơng Mỹ ghi là:
Đương cảnh Thành hồng ủng châu Linh ứng
Thượng thượng đẳng tối linh Phúc thần Đại vương
Sắc phong thần của cơng chúa nhà Trần ghi là:
Hồng Nương Bạch Mã Trinh Linh Công Chúa Chi
Thần
Sắc phong cho đền là:
Mỹ tự thượng đẳng phúc Thần giữ quốc đồng hưu
Tưởng nhớ đến bậc thánh thần, sống đánh giặc chết cũng đánh giặc, linh
hồn theo giúp cơ binh, giúp dân giữ nước. Đến kỳ giỗ kỵ, dân trong vùng nô nức
đến tế lễ Phật - Thánh, sáng lên cái tâm tình ơn nghĩa với tiền nhân đã hy sinh vì
nước ,theo lời Phật dạy từ, bi, hỉ, xả, tránh điều ác, làm việc thiện giúp đời, làm
tươi quả phúc. Xóm thơn Thạc Quả được xây thành dảy nhà gọi là Phố Kiểu.
Nơi đây trên bên dưới thuyền, họp chợ đông vui, một vùng trù phú sầm uất, giao
lưu buôn bán trao đổi miền xuôi miền ngược.
* “ Huyền thoại nơi thượng nguồn sơng Mã”
Sơng Mã có một hành trình vượt qua nhiều gian nan vất vả để về với mảnh đất
thân thương Yên Định. Giống như một cô gái dịu dàng, người mẹ phù sa dịng sơng bồi
đắp tình u của mình để đất luôn vĩnh cửu màu xanh. Đến huyện Sông Mã là đến
thượng nguồn dịng sơng mang sắc màu huyền thoại.
Truyền thuyết kể rằng, người Thái đen ở mường Púng Bánh đi săn thấy
một con tê giác có ba sừng, phường săn đuổi mãi, qua những ngọn núi quanh
năm mây phủ, qua những tán rừng nguyên sinh thì thấy một vùng đất bằng
phẳng. Ở giữa vùng đất đó ở có một con suối nước trong xanh mà chiều chiều
hươu, nai kéo từng đàn xuống uống nước. Biết là vùng đất tốt, tộc người ăn theo
nước mới di dân đến khai khẩn dựng mường.

8



Một khúc sông Mã qua huyện Yên Định
Thời ấy, con người và mng thú cùng chung sống hịa thuận dưới cánh
rừng đại ngàn năm này qua năm khác. Cai quản cả vùng rộng lớn là Phìa Tạo.
Một ngày nọ, Nàng Huổi - con gái xinh đẹp độc nhất của Phìa Tạo không may
mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần sùi, lở lét.
Thấy con gái mắc bệnh, Phìa Tạo đã cho người đi khắp vùng mời các thầy
lang tới trị bệnh và treo giải thưởng hàng chục con trâu mộng cho ai chữa khỏi
bệnh nhưng đành tuyệt vọng. Một lần, trong giấc ngủ, Phìa Tạo thấy gặp một
ơng lão râu tóc bạc phơ chỉ tay vào một đống đá bên suối và nói: “Ngươi hãy
đào sâu xuống đống đá này sẽ tìm được thuốc trị bệnh cho con gái ngươi."
Tỉnh giấc, Phìa Tạo vội cho người lật đá đào sâu xuống đất. Lạ thay, khi
vừa đào được chừng một thước, rộng vài thước, một dịng nước nóng bỗng tn
trào khắp mặt đất. Quá vui mừng, Phìa Tạo bèn ra lệnh quây màn cho Nàng
Huổi tắm. Không ngờ, khi nàng vừa ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự nhiên
tan biến hết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Kể từ đó, dịng suối được
gọi tên là Púng Hon (theo tiếng Thái cổ Púng là dòng, Hon là nước nóng). Như
được tiếp thêm sinh lực từ dịng nước nóng trong lịng đất, con suối Púng Hon
bốn mùa ăp ắp nước, người Thái đã khai khẩn trồng lúa nước, tạo nên một vùng
Mường Lèo trù phú. Con suối Púng Hon chạy ngoằn nghèo như dải
lụa mềm vắt ngang thung lũng Mường Lèo. Nhìn về hướng Nam,
ngút tấm mắt là vùng mường Púng Bánh. Con suối Púng Hon
vượt qua thung dưới cổng trời Pá Thoóng trườn dài như con rắn
khổng lồ qua đồi núi và thung lũng Púng Bánh ra đến huyện Sốp
Cộp thì đã thành một con sơng to lớn với danh xưng là sông Mã.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
“Tóm tắt văn bản tự sự”( theo nhân vật chính) là bài học thời lượng 1 tiết
trong chương trình Ngữ văn lớp 10 kì 1. Tiết dạy cung cấp kiến thức tóm tắt văn
bản tự sự dựa theo nhân vật chính. Hình thành các kĩ năng biết làm bài tóm tắt
văn bản tự sự. Tóm tắt các văn bản tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian,


9


truyện trung đại) theo nhân vật chính. Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
Thơng thạo sử dụng tiếng Việt khi trình bày văn bản tóm tắt.
Ngữ liệu của SGK là Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy,
Chuyện người con gái Nam Xương, Tấm Cám là những tác phẩm học sinh đã
học. Trong quá trình dạy tác phẩm cơ giáo và học sinh đã tóm tắt. Ngữ liệu của
bài học xuất hiện tràn lan ở các sách tham khảo, các trang mạng. Học sinh sao
chép một cách máy học thuộc rồi đọc lại. Nhiều học sinh hạn chế về năng lực
ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy nhưng vẫn được điểm cao vì đã
học thuộc các bản làm mẫu. Giáo viên khó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu
của từng học sinh.
Các Truyền thuyết về thần Đồng Cổ -Yên Thọ, Truyền thuyết về tướng
công Trương Công Mỹ và công chúa nhà Trần con vua Trần Thái Tơng gắn với
di tích chùa Hồng Ân xã Yên Trường, Huyền thoại nơi thượng nguồn sông Mã
là những câu chuyện quen thuộc đối với người dân Yên Định. Đặc biệt là học
sinh THPT Yên Định 2 thuộc các xã Yên Phong, Yên Trường, Yên Thọ, Yên
Ninh, Yên Lạc, Yên Thái....lại càng gần gũi biết bao. Tuổi thơ các em đã nghe
qua những câu chuyện của bà, của mẹ, lễ hội mang tính tâm linh một miền văn
hóa. Giáo viên vơ tình đã bỏ qua vốn văn học địa phương gắn liền với cuộc sống
hàng ngày của học sinh.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của
học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 trong bài học “Tóm tắt văn bản tự
sự”(theo nhân vật chính)
Giáo án thực nghiệm
Ngày soạn: 1-10-2020
Ngày dạy 7-10-2020
Ngày thực hiện: Nguyễn Thị Thủy

Các lớp: 10C5, 10C6
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
(theo nhân vật chính)
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
a. Nhận biết: Biết tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính
b.Thơng hiểu: Mục đích, u cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự.
c.Vận dụng thấp: Tóm tắt được tất cả văn bản tự sự trong và ngồi chương trình.
d.Vận dụng cao: Sử dụng văn bản tóm tắt để làm bài văn nghị luận văn học.
2. Kĩ năng
a. Biết làm: bài tóm tắt văn bản tự sự.
- Tóm tắt các văn bản tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian, truyện trung đại)
theo nhân vật chính.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.

10


b. Thơng thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày văn bản tóm tắt
3.Thái độ
a. Hình thành thói quen: tóm tắt văn bản tự sự dùng trong các yêu cầu khác
nhau.
b. Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn bản tóm tắt.
c.Hình thành nhân cách: có ý thức vận dụng văn bản tóm tắt trong giao tiếp ngôn
ngữ.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các tác phẩm tự sự : Truyền thuyết về thần Đồng Cổ Yên Thọ- Yên ĐịnhThanh Hóa, Truyền thuyết về tướng công Trương Công Mỹ và công chúa nhà
Trần con vua Trần Thái Tơng gắn với di tích chùa Hồng Ân xã Yên Trường –
Yên Định- Thanh Hóa, Huyền thoại nơi thượng nguồn sông Mã con sông chảy
qua huyện Yên Định
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- Thăm quan và chụp ảnh các địa danh: đền Đồng Cổ- Yên Thọ, chùa Hồng ÂnYên Trường, khúc sông Mã qua huyện Yên Định.
- Sưu tầm và đọc các tác phẩm tự sự : Truyền thuyết về thần Đồng Cổ Yên ThọYên Định- Thanh Hóa, Truyền thuyết về tướng cơng Trương Cơng Mỹ và công
chúa nhà Trần con vua Trần Thái Tông gắn với di tích chùa Hồng Ân xã n
Trường – n Định- Thanh Hóa, Huyền thoại nơi thượng nguồn sơng Mã con
sơng chảy qua huyện n Định.
- Tóm tắt các tác phẩm tự sự đã đọc.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết
trước).
- Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp
- Thảo luận nhóm
- Nêu vấn đề
- Hình thức trao đổi- thảo luận- trả lời các câu hỏi.
- Gợi mở
- Vấn đáp
IV. Tiến trình giờ dạy –giáo dục
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Thái độ quan điểm của nhân dân ta qua hình tượng nhân vật Tấm trong truyện
cổ tích “Tấm Cám”?
3. Giảng bài mới
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)


11


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

- GV trình chiếu các hình ảnh về các di tích, địa
danh: đền Đồng Cổ - Yên Thọ- Yên Định –
Thanh Hóa, chùa Hồng Ân – Yên Trường – Yên
Định – Thanh Hóa, sơng Mã đoạn chảy qua
huyện n Định.

- Nhận thức được nhiệm vụ
cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác
tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng
thú.

Đền Đồng Cổ – Yên Thọ - Yên Định

Chùa Hồng Ân- Yên Trường- Yên Định- Thanh
Hóa

12


Sông Mã một đoạn qua huyện Yên Định

GV giao nhiệm vụ: Hãy cho biết các hình ảnh
trên là những di tích, địa danh nào của huyện
Yên Định?
- So sánh với ảnh học sinh đã chụp khi trải
nghiệm ở các địa danh?
-Những địa danh đó gắn với tác phẩm tự sự
nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét vào bài:
Hãy nghe tác phẩm tự sự lắng đọng trong
tim, rồi dùng lời của trái tim khắc sâu vào trí
nhớ. Mỗi hình ảnh còn lại sau cùng là phần sâu
nhất của một câu chuyện. Mỗi từ, mỗi chữ là
công việc lựa chọn kĩ lưỡng, cẩn trọng của một
người học văn. Kĩ năng đồng hành trong suốt
cuộc hành trình khi học một câu chuyện đó là
“Tóm tắt văn bản tự sự” (theo nhân vật chính)
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động của GV và
Yêu cầu cần đạt
HS

Năng lực
cần hình
thành
Họat động 1: Tìm hiểu mục đích – u cầu của tóm tắt văn bản tự sự
Thao tác 1. Giáo viên
giao nhiệm vụ chia
lớp thành 3 nhóm

giao nhiệm vụ:
Nhóm 1
- Nêu khái niệm về
nhân vật vật văn học,

I. Mục đích, u cầu của tóm tắt văn -Năng lực
bản tự sự theo nhân vật chính:
thu
thập
1. Nhân vật chính
thơng tin.
- Nhân vật văn học là hình tượng con
người (lồi vật, cây cỏ,... được nhân
cách hóa) được miêu tả trong văn bản
văn học, thường có tên tuổi, lai lịch,
13


nhân vật chính trong
tác phẩm tự sự?
-Xác định nhân vật
chính trong các tác
phẩm tự sự Truyền
thuyết về thần Đồng
Cổ Yên Thọ- Yên
Định- Thanh Hóa?
- Tóm tắt các tác phẩm
tự sự đã đọc theo nhân
vật chính.


Nhóm 2

ngoại hình, hành động, lời nói, suy
nghĩ, tình cảm,... có quan hệ với những
nhân vật khác và thường bộc lộ qua
diễn biến của cốt truyện.
- Nhân vật chính là nhân vật giữ vai
trị then chốt của câu chuyện, giữ vị trí
trung tâm trong việc thể hiện đề tài,
chủ đề và tư tưởng tác phẩm.
- Nhân vật chính trong câu chuyện là
thần Đồng Cổ.
2. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản
tự sự theo nhân vật chính
- Tóm tắt Truyền thuyết về thần Đồng
Cổ:
Ðền Ðồng Cổ thuộc thôn Ðan Nê, xã
Yên Thọ, huyện Yên Ðịnh là một trong
những di tích nổi tiếng của xứ Thanh.
Khi Vua Hùng đi dẹp giặc Hồ Tôn xâm
lược ở phương Nam, đại quân của nhà
vua đã theo đường núi và dừng nghỉ
chân ở núi Khả Lao nay là núi Tam
Thai, thuộc làng Đan Nê. Đêm đến,
trong âu lo trằn trọc, nhà vua đã mộng
thấy vị thần núi trống đồng, dùi đồng
xin đi theo giúp vua đánh giặc. Quả
nhiên, ở trận chiến với giặc đang quyết
liệt thì trên khơng trung bỗng nổi lên
âm vang trống đồng khiến kẻ xâm lược

hồn bay phách tán, không đánh mà lui.
Thắng trận trở về nhà vua đã phong
“Đồng Cổ đại vương”, cho lập đền thờ
thần.Tương truyền thần đã giúp vua Lê
Đại Hành đánh thắng giặc Chàm ở
phương Nam. Thần giúp thái tử Lý
Phật Mã khi đi dẹp giặc Chiêm Thành.
Ghi nhớ công lao của thần, người cịn
xin rước linh vị thần Đồng Cổ về kinh
đơ Thăng Long phụng thờ để giữ nước,
hộ dân.Thần Đồng Cổ báo mộng về
việc “tam Vương mưu phản” để nhà
vua đề phòng. Việc mưu phản xảy ra
như thần mộng báo. Vua Lý Thái Tông
đã xuống chiếu phong thần làm “Thiên
hạ minh chủ, gia tước đại vương”.
a. Mục đích

-Năng lực
giải quyết
những tình
huống đặt
ra.

Năng lực
giao tiếng
tiếng Việt

14



Thao tác 2: Sau khi
thực hiện nhiệm vụ
học sinh trả lời các câu
hỏi:
GV: Tóm tắt văn bản
tự sự theo nhân vật
chính là gì?
HS: Trả lời.
GV: Mục đích của
tóm tắt văn bản tự sự?
HS: Trả lời.

-Tóm tắt văn bản theo nhân vật chính là
viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn
những sự việc cơ bản xảy ra với nhân
vật đó, giúp nắm vững tính cách và số
phận của nhân vật, góp phần đi sâu tìm
hiểu và đánh giá tác phẩm.
- Mục đích tóm tắt văn bản tự sự là
nắm vững tính cách và số phận nhân
vật chính để đi sâu tìm hiểu và đánh giá
tác phẩm. Tóm tắt văn bản tự sự cần
phản ánh trung thành nội dung văn bản
được tóm tắt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu
chung của một văn bản, nêu được đặc
điểm và những sự việc xảy ra với nhân
vật chính.
Nhóm 3
b. u cầu

Thao tác 3: Cho học -Cần đọc kĩ văn xác định nhân vật
sinh tìm hiểu u cầu chính.
của việc tóm tắt.
- Chọn các sự cơ bản xảy ra với nhân
GV: Yêu cầu của tóm vật chính và diến biến của các sự việc
tắt văn bản tự sự?
đó.
HS: Trả lời.
-Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm
trạng của nhân vật theo diễn biến các
sự việc.
Họat động 2: Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:
Hướng dẫn học sinh II . Cách tóm tắt văn bản tự sự theo
tìm hiểu cách tóm tắt nhân vật chính:
văn bản tự sự theo
1. 1.Tóm tắt tác phẩm
nhân vật chính
Đến huyện Sơng Mã vùng Tây Bắc là
Thao tác 1: HS tóm tìm đến với thượng nguồn dịng sơng
tắt Huyền thoại nơi yêu thương. Truyền thuyết kể rằng vào
thượng nguồn sông thời xa xưa con người và muông thú
Mã theo nhân vật cùng chung sống hịa thuận dưới cánh
chính Phìa Tạo.
rừng đại ngàn năm này qua năm khác.
Cai quản cả vùng rộng lớn là Phìa Tạo.
Một ngày nọ, Nàng Huổi - con gái xinh
đẹp độc nhất của Phìa Tạo không may
mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần
sùi, lở lét. Phìa Tạo thấy con gái mắc
bệnh cho người đi khắp vùng mời các

thầy lang tới trị bệnh và treo giải
thưởng hàng chục con trâu mộng cho ai
chữa khỏi bệnh nhưng vẫn chẳng ăn
thua. Một lần, trong giấc ngủ, Phìa Tạo

Năng lực
làm chủ và
phát triển
bản thân,
năng lực tư
duy
-Năng lực
giải quyết
những tình
huống đặt
ra.

15


thấy gặp một ơng lão râu tóc bạc phơ
chỉ tay vào một đống đá bên suối và
nói: “Ngươi hãy đào sâu xuống đống
đá này sẽ tìm được thuốc trị bệnh cho
con gái ngươi." Tỉnh giấc Phìa Tạo vội
cho người lật đá đào sâu xuống đất. Lạ
thay, khi vừa đào được chừng một
thước, rộng vài thước, một dịng nước
nóng bỗng tn trào khắp mặt đất. Phìa
Tạo vội ra lệnh người quây màn cho

con gái tắm. Khơng ngờ, khi nàng vừa
ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự
nhiên tan biến hết, da dẻ trở lại hồng
hào, xinh đẹp hơn xưa. Kể từ đó, dòng
suối được gọi tên là Púng Hon (theo
tiếng Thái cổ Púng là dịng, Hon là
nước nóng). Con suối như con rắn
khổng lồ qua đồi núi và thung
lũng Púng Bánh ra đến huyện
Sốp Cộp thì đã thành một con
sơng to lớn với danh xưng là
- Thao tác 3: Cho học sông Mã.
sinh tìm hiểu cách 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự
tóm tắt văn bản tự sự - Khi tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ
sau khi thực hiện văn xác định nhân vật chính.
nhiệm vụ.
- Chọn các sự cơ bản xảy ra với nhân
GV: Nêu cách tóm tắt vật chính và diến biến của các sự việc
văn bản tự sự?
đó.
bản
- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm
HS: Trả lời câu hỏi
trạng của nhân vật theo diễn biến các
GV: Chốt lại phần sự việc.
ghi nhớ
GHI NHỚ
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách
giáo khoa
Họat động 3: Luyện tập

Hướng dẫn học sinh III .Luyện tập
luyện tập
1. Bài tập 1
- Thao tác 1: Hướng a.Phần tóm tắt ở văn bản (1) và (2)
dẫn học sinh luyện tập - Bản tóm tắt (1): Tóm tắt tồn bộ tác
bài tập 1
phẩm.
GV: Cho học sinh + Giúp người đọc nhớ và hiểu văn bản.
đọc yêu cầu của đề ra - Bản tóm tắt (2): Chàng Trương đi
và làm bài tập
đánh giặc …kịp nữa …
GV: Hướng dẫn học + Dùng làm dẫn chứng để sáng tỏ một

Năng lực
làm chủ và
phát triển
bản thân,
Năng lực tư
duy

16


sinh trả lời các câu hỏi
của bài tập.
Điền nội dung vào
phiếu học tập
Câu a
………….
………….

Câu b
………….
…………..
Thao tác 2: Hướng
2.
dẫn học sinh luyện tập
bài tập 2
GV: Yêu cầu học sinh
thử tóm tắt văn bản
GV: Đọc văn bản tóm
tắt mẫu cho học sinh
tham khảo

ý kiến
b. Sự khác nhau:
+ Bản tóm tắt (1): tóm tắt đầy đủ câu
chuyện .
+ Bản tóm tắt (2): chỉ lựa chọn một số
sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho
việc làm sáng tỏ một ý kiến.

Bài tập 2
Vốn có ý đồ dịm ngó tới lãnh thổ
nước ta, Triệu Đà nhiều lần đem quân
sang xâm chiếm Âu Lạc nhưng đều thất
bại. Triệu Đà bèn cầu hôn Mị Châu cho
con trai mình là Trọng Thủy. Trọng
Thủy ở lại Âu Lạc với ý đồ mật thám dị
xét bí quyết chiến thắng của vua An
Dương Vương. Sau khi dối gạt để Mị

Châu đem lòng thương yêu, tin tưởng,
Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu cho xem
trộm nỏ thần. Thừa dịp,Trọng Thủy đem
đánh tráo nỏ thần và sau đó xin phép về
nước thăm cha. Trước lúc ra đi Trọng
Thủy nói với Mị Châu “…nếu như đến
hai nước thất hịa ta tìm nàng lấy gì làm
dấu” Mị Châu nói sẽ rắc lơng ngỗng để
Trọng Thủy tìm nàng. Trọng Thủy trở
về cùng Triệu Đà đem quân sang xâm
lược. Khơng có nỏ thần, đội qn vua
An Dương Vương đại bại nhanh chóng.
Nước mất nhà tan, vua An Dương
Vương cùng con gái cưỡi ngựa chạy ra
hướng biển. Nhớ lời Trọng Thủy dặn,
Mị Châu rứt rông áo ngỗng đánh dấu
đường. Thủy theo đấu Mị Châu chạy
đuổi theo nhưng đến nơi đã thấy Mị
Châu đã chết. Trọng Thuỷ ôm xác Mị
Châu đem về Loa Thành an táng. Một
hôm trong khi đi tắm, Trọng Thuỷ nhìn
thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước bèn
cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết.
Người đời sau đồn rằng đem nước ở
giếng này mà rửa ngọc minh châu thi
thấy ngọc sáng vô cùng.
- Thao tác 3: Hướng 3. Bài tập 3 :
dẫn học sinh luyện tập Học sinh tự làm ở nhà

-Năng lực

giải quyết
những tình
huống đặt
ra.

-Năng lực
hợp
tác,
trao
đổi,
thảo luận.

17


bài tập 3
3. LUYỆN TẬP ( 3 phút)
Hoạt động của GV và
Yêu cầu cần đạt
Năng lực cần
HS
hình thành
Trung thành với văn bản gốc.
Năng lực giải
GV giao nhiệm vụ:
- Tóm tắt Truyền Tướng công Trương Công Mỹ là dị quyết vấn đề:
thuyết về tướng cơng tướng kỳ tài, tóc vàng mắt sáng
Trương Cơng Mỹ và mang dáng hình làm tướng khơng
cơng chúa nhà Trần quan, quê ở trang Vĩnh Niên, huyện
theo nhân vật tướng Quỳnh Cơi, phủ Thái Bình, trấn Sơn

cơng Trương Cơng Nam Thượng (nay là tỉnh Thái
Bình).Thửa nhỏ ngài rất chăm lo học
Mỹ.
hành, chăm làm việc thiện và chăm
- HS thực hiện nhiệm
lễ Phật. Ngài hành hương đến chùa
vụ.
Hương lễ cầu, rồi đến chùa Cổ Lễ
- HS báo cáo kết quả (tỉnh Nam Định) quy Phật trì kinh ba
thực hiện nhiệm vụ.
năm. Năm 18 tuổi, Ngài mồ côi cả
cha lẫn mẹ. Người trai ấy giả biệt
quê hương hành trình về phương
Nam. Đến vùng núi Long Sơn bên
dịng sơng Mã, Ngài nhận ra nơi đây
là mảnh đất lành đất tốt, nên quyết
định định cư ở đây. Sống trên chùa
Linh Cảnh Sơn trì kinh, niệm Phật
và tiếp tục học hành, luyện võ nghệ
thao lược. Trai tráng trong vùng quý
tài, mên đức đến rất đông, được Ngài
truyền dạy văn võ.Thời ấy, vào đầu
triều Trần, có cơng chúa con vua
Trần Thái Tơng dong thuyền trên
dịng sơng Mã tìm người tài giỏi
giúp đời, giúp nước. Cảm người trai
dung mạo khôi ngô, tài hoa họ
Trương, cơng chúa con vua đem
lịng u mến, nguyện kết dun
cầm sắt. Bỗng có giặc Ngun Mơng

kéo sang, ơng bà hợp quân, chiêu mộ
dân binh, kéo quân đánh giặc, quân
giặc thua to, bỏ chạy, để lại nhiều
chiến thuyền. Ông, bà mở hội ăn
mừng, dong thuyền du ngoạn ghềnh
Kiểu. Không may, một cơn lốc bất
ngờ ập đến lật thuyền. Cả người và
thuyền bị cuốn hút vào hang mất

18


tích. Đó là ngày 10 tháng giêng (âm
lịch). Nhớ cơng lao hai vị giúp dân
đánh giặc, dân Yên Trường lập đền
thờ, tôn hai vị là phúc thần. Vua Trần
cấp tiền cho dân lập đền thờ tế tự,
đặt tên là Long Sơn Linh từ, nhà vua
còn cho trùng tu lại chùa Linh Cảnh
Sơn. Nhớ ơn vua đã cho dựng lại
chùa ban phúc cho dân, Phật tử nơi
đây đặt tên chùa là chùa Hồng Ân.
4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV và
Yêu cầu cần đạt
Năng lực cần
HS
hình thành
GV giao nhiệm vụ: Tham khảo văn bản tóm tắt sau:Năng lực giải quyết
Dựa trên các sự việc

Xưa có chàng Trương Sinh phải vấn đề:
đã được sắp xếp, điều đầu quân đi lính, để lại mẹ già và
chỉnh lại, bằng lời văn người vợ trẻ mới cưới là Vũ Nương
của mình hãy viết một đang bụng mang dạ chửa. Mẹ
văn bản (20 dịng) tóm Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo
tắt ngắn gọn Chuyện ma chay chu tất. Giặc tan, Trương
người con gái Nam Sinh trở về nhà, nghe lời con trai
Xương.
thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ.
- HS thực hiện nhiệm Vũ Nương oan ức,bèn gieo mình
xuống sơng Hồng Giang tự tử. Sau
vụ:
- HS báo cáo kết quả khi vợ chết, một đêm hai cha con
Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con
thực hiện nhiệm vụ:
chỉ cái bóng trên tường và nói đó
chính là cha nó vẫn đến đêm đêm.
Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình
bị oan. Phan Lang là người cùng
làng với Vũ Nương, do cứu mạng
thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải,
nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển
đã được Linh Phi cứu sống để trả
ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong
động của Linh Phi. Hai người nhận
ra nhau. Phan Lang được trở về
trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa
vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
Trương Sinh nghe Phan Lang kể,
bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng

Giang, Vũ Nương hiện lên giữa
dịng sơng nhưng khơng trở lại trần
gian nữa.

19


5.TÌM TỊI, MỞ RỘNG (3 phút)
Hoạt động của GV và
u cầu cần đạt
Năng lực cần
HS
hình thành
GV giao nhiệm vụ: - Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần Năng lực tự
học.
mềm Imindmap
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài
Tóm tắt văn bản tự sự - Tra cứu tài liệu trên mạng, trong
sách tham khảo.
+ Tìm đọc các văn bản
tực sự đã học hoặc
ngồi chương trình có
cùng chủ đề. So sánh
với văn bản gốc để có
nhận xét cụ thể.
-HS thực hiện nhiệm
vụ:
- HS báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ:
4. Củng cố

- Cách tóm tắt văn bản tự sự: đọc kĩ văn bản hiểu đúng chủ đề văn bản. Xác định
nội dung chính cần tóm tắt. Sắp xếp các nội dung theo một trật tự hợp lí viết
thành văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn ngun văn một
vài từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc. Dựa trên cốt truyện để tóm tắt văn bản tự
sự nói chung.
5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Tóm Truyền thuyết về tướng cơng Trương Cơng Mỹ và công chúa nhà Trần
theo nhân vật công chúa.
- Chuẩn bị Kiểm tra giữa kì I
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục, bản thân
- Chất lượng dạy học môn Ngữ văn được nâng lên.
- Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua bài học
- Kiến thức được năng lên vững vàng tiến bộ.
- Bài giảng có chiều sâu, cảm xúc, chủ động sáng tạo, áp dụng phương pháp
mới có hiệu quả.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
- Chất lượng giáo dục được nâng lên.
- Giờ học Ngữ văn trở nên sinh động hấp dẫn.
- Học tập được những kinh nghiệm của đồng nghiệp khi áp dụng sáng kiến
vào thực tiễn giáo dục.
* Kết quả học tập cụ thể
- Về nhận thức
+ Học sinh hứng thú với bài dạy, 100% học sinh hiểu bài.

20



+ Hăng say với bài học, chủ động trong tiếp thu tri thức bài học.
* Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết thực tiễn của học sinh
Thực nghiệm giảng dạy của tôi được tổ chức ở hai lớp 10C5, 10C6. Lớp
10C5 tôi dạy thực nghiệm. Lớp 10C6 tôi dạy đối chứng không áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng tôi cho học làm bài
kiểm tra, tôi chấm bài và thu được kết quả học tập như sau :
Lớp 10C5 kì I năm học 2020-2021 áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
41
10
24
25
61
6
15
0
0
Lớp 10C6 học kì I năm học 2020-2021 khơng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
39
5
13
15
38,5 15
38,4
4
10
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2
trong bài học “Tóm tắt văn bản tự sự”(theo nhân vật chính) là một cách dạy học
mới trong môn Ngữ văn. Học sinh sẽ thấy văn học hiện hữu ở mọi nơi, thật gần
gũi và giản dị như cuộc sống. Hình tượng văn học cụ thể sinh động chứ khơng
cịn trừu tượng xa lạ. Học sinh nhận ra chân lí của cuộc đời ở đâu trên mỗi tấc
đất Việt đều mang dấu ấn của văn, hơi thở và lối sống của cha ông.
3.2. Kiến nghị

Nếu muốn đổi mới dạy học môn văn trong trường cần phải có sự chung
tay góp sức của cả học sinh và giáo viên. Học sinh không chịu đọc tác phẩm, tìm
tịi suy nghĩ thì một mình giáo viên cũng bất lực. Muốn chất lượng học sinh
đựơc nâng lên phải có nền tảng từ các bậc học dưới. Theo tôi cần phải rèn cho
học sinh kĩ năng tự học, tự tư duy cho học sinh ngay từ khi bước chân vào lớp
một.
Là một giáo viên dạy ở một trường cơ sở dạy học cịn nhiều yếu kém. Tơi
kính mong Sở giáo dục và các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện giúp đỡ trường
tơi để chúng tơi có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục.
Xác nhận của Hiệu trưởng
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thuỷ

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chun đề: Lí luận văn học nhà xuất
bản Dân Trí.
2. Lí luận văn học: Văn học, nhà văn, bạn đọc tập 1, 2 nhà xuất bản đại học Sư
Phạm.
3. Đọc văn học văn của Trần Đình Sử nhà xuất bản Tri Thức.
4. Từ điển tiếng Việt nhà xuất bản Hồng Đức
5. Từ điển văn học Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX) nhà xuất bản Văn
học.
6. Cổng thông tin điện tử huyện Yên Định- Thanh Hóa

7. Đền Đồng Cổ - dấu ấn của một vương triều của tác giả Hương Thảo.
8. Vẻ đẹp Púng Hon, truyền thuyết nơi thượng nguồn sông Mã .
9. Giới thiệu về chùa Hồng Ân cổng thông tin điện tử xã Yên Trường- Yên Định
– Thanh Hóa.
10. Các bài viết trên Internet, các trang mạng, các tờ báo điên tử, Việt Nam net,
báo Mới .
11.Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB
Giáo dục Việt Nam.
12. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.

22



×