Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng át lát địa lí việt nam để nắm vững kiến thức và trả lời tốt câu hỏi trắc nghiệm bài 31 thương mại và du lịch ở trường THPT mai anh tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình địa lí lớp 12, số lượng kiến thức, các bài tập liên quan
đến Át lát chiếm một phần quan trọng. Át lát ngồi vai trị minh họa, bổ sung,
làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết, cịn là kênh tri thức giúp hình thành kiến thức
mới. Trong các đề thi kiểm tra từ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì, đến
kiểm tra cuối kì, thi THPT quốc gia, câu hỏi liên quan đến Át lát chiếm một
phần quan trọng. Đặc biệt là kì thi THPT quốc gia, qua thực tế nghiên cứu và
tìm hiểu tơi thấy, số lượng câu hỏi sử dụng Át chiếm đến hơn 1/3. Điều này cho
thấy tầm quan trọng của Át lát trong dạy học. Làm sao để học sinh nắm vững
kiến thức và trả lời tốt các câu hỏi địa lí thơng qua Át lát, phụ thuộc nhiều vào
cách dạy của giáo viên.
Thay vì việc phải nhớ máy móc các số liệu, các địa danh, và nhiều nội
dung chương trình trong sách giáo khoa, các em chỉ cần học cách sử dụng At
lát, hiểu và nắm vững được các kỹ năng khai thác Át lát thì tự bản thân các em
sẽ tìm ra được các kiến thức cần tìm. Át lát là “cuốn sách thứ hai” được sử dụng
song song sách giáo khoa, nếu biết kết hợp cả hai sẽ cho các em một kết quả tốt
trong quá trình học.
Với nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng ( bản đồ, biểu đồ,
bảng thống kê, lát cắt, tranh ảnh) màu sắc sáng sủa, đẹp, cuốn At lat địa lý Việt
Nam là một phương tiện rất bổ ích, hấp dẫn đối với các em trong việc học tập
môn Địa lý Việt Nam.
Việc sử dụng Át lát sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động hơn, hứng thú
hơn. Học sinh đỡ nhàm chán căng thẳng do thay đổi trạng thái tâm lí trong giờ
học. Tích cực, động não sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn. Tránh lối ghi nhớ
máy móc, nặng nề mang nặng kiến thức lí thuyết. Học sinh dễ hiểu bài và tái
hiện kiến thức do được quan sát trực tiếp, tự mình khám phá kiến thức nên sẽ
nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác quyển At lat trong học tập đối với
nhiều em còn gặp lúng túng, chưa thực sự có hiệu quả. Nguyên nhân là do cách
sử dụng chưa đúng như: Chưa nắm được cấu trúc của cuốn At lat, phương pháp


thể hiện bản đồ trong At lat, các vấn đề chung nhất của At lat, khơng khai thác
theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động kết hợp với kiến thức đã
học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong At lat
để khai thác một cách có hiệu quả nhất. Một số giáo viên trong các tiết dạy, ít sử
dụng Át lát, chưa hướng dẫn học sinh kỹ năng sử dụng Át lát hoặc là có hướng
dẫn nhưng qua loa, khơng đi vào từng bài, từng phần ,từng nội dung cụ thể. Điều
đó đã làm cho học sinh gặp nhiều khó khăn và thiếu tự tin khi sử dụng Át lát
trong quá trình học và làm bài thi. Hiện tại chưa có tài liệu nào đưa ra có tính
chuẩn chỉnh về nội dung này để giáo viên và học sinh lấy đó làm chuẩn kĩ năng
trong quá trình dạy và học. Đồng nghiệp nhà trường chưa có kinh nghiệm giải
quyết và khắc phục.Việc nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi dựa vào Át


lát khơng phải là q khó, nhưng các em rất dễ bị mất điểm nếu các em không
được trang bị những kiến thức cơ bản.
Trong q trình giảng dạy, tơi đã khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu và học
hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp để tìm ra phương pháp nhằm giúp học
sinh có kĩ năng khai thác Át át
Việc giúp học sinh nắm được kỹ năng khai thác kiến thức từ At lat là điều
hết sức cần thiết, nhưng khơng có nghĩa là hướng dẫn chung chung , khái quát
mà phải hướng dẫn cụ thể trong từng bài, từng nội dung cụ thể thì mới đạt được
kết quả tốt nhất, đem đến cho học sinh sự hứng khởi, tự tin khi sử dụng Át lát.
Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng Át lát
địa lí Việt Nam để nắm vững kiến thức và trả lời tốt câu hỏi trắc nghiệm bài
31: Thương mại và Du lịch ở trường THPT Mai Anh Tuấn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này để thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng At
lát trong dạy và học địa lý. Tính cần thiết và tất yếu phải sử dụng At lat trong
dạy học địa lý, nhất là đối với học sinh lớp 12, đồng thời đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa khi khai thác và sử dụng At lat, giúp các em

nắm vững được nội dung chương trình mơn địa lí nói chung và từng bài cụ thể
nói riêng. Từ đó các em sẽ học tập tích cực hơn, tự tin hơn, có khả năng phát
hiện và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12 ở trường THPT Mai Anh Tuấn, nhất là với các em đang
chuẩn bị thi Trung học phổ thông quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung học tập
và tạo ra nhiều tương tác cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh tìm tịi khám
phá, khai thác kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng địa lí thơng qua việc sử dụng
các cơng cụ địa lí như tập bản đồ. Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học để giải quyết vấn đề phù hợp trong học tập và trong thực tiễn cuộc
sống, chú trọng kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề là việc làm cần thiết của
mỗi giáo viên. Vì vậy để nâng cao hiệu quả tiết dạy, tôi đã sử dụng phương pháp
thực nghiệm. Nghiên cứu dựa trên tính hiệu quả của q trình dạy và học trên cơ
sở sử dụng và không sử dụng At lat trong học tập địa lý và làm bài tập địa lý.
Thông qua kết quả đánh giá tỉ lệ giữa nhóm đối tượng học sinh sử dụng At
lat và nhóm học sinh khơng sử dụng At lat để có kết quả tổng thể mà tính hiệu
quả của phương tiện này mang lại. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để dạy học
có hiệu quả hơn.
Ngồi ra tơi cịn nghiên cứu dựa trên các tài liệu tập huấn môn địa lí,
thơng tin từ Internet, và những lần trao đổi, tiếp thu ý kiến từ đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.


Phương pháp giáo dục địa lí hiện nay là: Đề cao hoạt động của người học
thông qua thiết kế bài học thành một chuỗi hoạt động học tập.
Lựa chọn phương pháp kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung học tập và
tạo ra nhiều tương tác cho người học. Tạo điều kiện cho học sinh tìm tịi, khám

phá, khai thác tri thức địa lí, rèn luyện kỹ năng địa lí thơng qua các cơng cụ địa
lí như Át át, bản đồ, biểu đồ vv….Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức
kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề phù hợp trong học tập và thực tiễn cuộc
sống.
Mỗi một mơn học cần có các phương pháp giảng dạy thích hợp. Riêng
mơn địa lý đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh
chữ. Song việc sử dụng kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường cịn kênh hình
mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học nên việc
vận dụng nó cịn nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao, nhất là học sinh lớp 12.
Vì vậy việc sử dụng At lat địa lý Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi
đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong At lat là rất cần thiết. Để giúp
các em khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời trang bị cho các em sự tự
tin về phần kiến thức kỹ năng. Qua nhiều năm giảng dạy, mày mị tìm hiểu, học
hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi đã đưa ra một số phương pháp để hướng dẫn
học sinh có kỹ năng nắm vững kiến thức và làm tốt các câu hỏi địa đí nói chung
và từng bài cụ thể nói riêng thơng qua Át lát. Khi áp dụng các phương pháp đó
tơi nhận thấy sự hứng khởi, ham học hỏi, sự lạc quan, vui vẻ trong giờ học của
các em và các em đã có nhiều tiến bộ trong học tập, kết quả đánh giá qua những
lần kiểm tra đã tốt lên nhiều. Đó chính là minh chứng thực tế để tơi lựa chọn đề
tài này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên đã rất chú
trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lý bao
gồm: Bản đồ treo tường, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu,…trong sách giáo khoa
và trong At lat. Việc sử dụng At lat để dạy là một vấn đề tuy khơng mới lạ,
nhưng cũng khơng ít khó khăn, song lại mang lại sức hấp dẫn và hiệu quả cao
đối với học sinh.
Nếu có kỹ năng khai thác At lat các em sẽ lĩnh hội được kiến thức một
cách nhẹ nhàng và ghi nhớ lâu bền.
Tuy nhiên trên thực tế còn một số giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề sử

dụng At lat trong việc dạy địa lý, không hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức
từ At lat. Vì vậy có khơng ít học sinh khi làm bài thi môn Địa lý, nhất là khi
tham dự kỳ thi THPT quốc gia và cả thi học sinh giỏi cịn lúng túng, loay hoay
khơng biết sử dụng At lat như thế nào để tìm kiếm kiến thức địa lý, lấy số liệu so
sánh, dẫn chứng cho bài làm, mặc dù trong At lat đã có sẵn.
Nhiều học sinh cầm cuốn At lat trên tay nhưng không biết phải bắt đầu từ
đâu, xem như thế nào, phải làm gì để giải quyết được câu hỏi trong đề thi có sử
dụng At lat. Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia thường có câu hỏi dựa vào At
lat để trình bày một vấn đề nào đó. Có thể nói đây là một dạng câu hỏi giúp các


em dễ dàng lấy điểm nếu các em được trang bị kỹ năng khai thác At lat. Ngược
lại nếu các em khơng có kỹ năng khai thác At lat thì việc dựa vào At lat chẳng
khác nào “ người mù xem tranh” nó sẽ khơng đem lại kết quả gì cho các em.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu
và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay cũng đã thu được kết quả khả
quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm, xin trao đổi cùng các bạn bè
đồng nghiệp để cùng tìm ra phương pháp sử dụng At lat một cách có hiệu quả
giúp học sinh nắm vững kiến thức và làm bài thi được tốt hơn.
2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
2.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
At lat là một tập bản đồ đồng thời cũng là một cuốn sách thứ hai của một
Địa lý. Đây là tài liệu bổ ích giúp các em nắm vững kiến thức địa lý trong q
trình học, cịn trong các kỳ thi At lat giúp các em đạt được điểm số nhất định mà
không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức vào việc học thuộc lòng kiến thức
sách giáo khoa. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều em chưa nhận thức được tầm
quan trọng của cuốn At lat vì thế các em khơng chịu mua At lat hoặc có At lat
nhưng khơng biết sử dụng. Vì vậy việc giúp các em có được kỹ năng khai thác
At lat để nắm vững kiến là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, mà cụ thể là ở trường THPT Mai Anh
Tuấn. Tôi thấy để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy học địa lý nhất là các em
lớp 12, thì ngồi cuốn SGK các em cần có thêm cuốn At lat địa lý Việt Nam ( do
nhà xuất bản giáo dục phát hành). Hai loại tài liệu đó phải ln đồng hành trong
một tiết học thì mới đạt được hiệu quả. Hơn nữa việc hướng dẫn các em sử dụng
At lat không chỉ 1; 2 tiết là xong mà nó là cả một q trình xun suốt. Được
học và làm việc với At lat sẽ giúp các em có cái nhìn thực tế hơn, các em dễ
dàng tiếp thu kiến thức và có hứng thú học tập mơn Địa lý. Tuy nhiên trong
phạm vi đề tài này tôi chủ yếu trình bày một số phương pháp nhằm giúp học
sinh nắm vững kiến thức và trả lời tốt câu hỏi trắc nghiệm thông qua Át lát bài:
“Thương mại và Du Lịch”. Các giải pháp được áp dụng cụ thể như sau:
- Nhắc lại các bước cơ bản để đọc át lát.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nắm vững kiến thức bài:
Thương mại và du lịch.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm
2.3.3. Tổ chức triển khai thực hiện.
2.3.3.1. Các bước cơ bản để đọc Át lát.
Bước 1: Nắm được cấu trúc cuốn Át lát Việt Nam
- At lát Việt Nam được xây dựng trên nền tảng chương trình sách giáo khoa địa
lí Việt Nam. Chính vì vậy chương trình sách giáo khoa có 4 đơn vị kiến thức thì
Át lát cũng tương tự như vậy. Cụ thể như sau:
+ Từ trang 4-> trang 14: Địa lí tự nhiên.
+ Từ trang 15-> trang 16: Địa lí dân cư.
+ Từ trang 17-> trang 25: Địa lí các ngành kinh tế.


+ Từ trang 26-> trang 30 địa lí vùng kinh tế.
- Khi nắm được cấu trúc của Ata lát các em sẽ khơng phải mất nhiều thời gian
tìm kiếm. Khi xác định câu hỏi nằm ở phần nào các em có thể nhanh chóng tìm
ra ở phần đó.

Bước 2: Nắm rõ được kí hiệu bản đồ trong Át lát.
- Để hiểu được nội dung của bản đồ, biểu đồ thì phải hiểu các ngơn ngữ của nó,
đây là một việc hết sức quan trọng. Trong At lat ngôn ngữ được dùng là những
quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỉ lệ bản đồ.
- Các kí hiệu được thể hiện ở tờ kí hiệu chung ( Trang 3) và tại các tờ bản đồ.
Tuy nhiên một số tờ bản đồ khơng có kí hiệu cần tìm. Vì thế cách tốt nhất là các
em nên học thuộc các kí hiệu, để khai thác kiến thức một cách nhanh nhất và
chính xác nhất.
Bước 3: Tìm bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu( tên bản đồ, biểu đồ).
Nhiều học sinh sẽ bỏ qua việc làm này nên loay hoay mãi khơng tìm ra nội dung
cần tìm. Bởi vì ở trong một trang bản đồ đơi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội
dung khác nhau, hoặc một nội dung nhưng lại được thể hiện ở nhiều trang bản
đồ.
Bước 4: Đọc bản đồ thơng qua các kí hiệu để:
+ Nhận biết, chỉ, đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ
+ Mô tả được đặc điểm của đối tượng trên bản đồ
Bước 5: Phân tích ,tổng hợp, so sánh, tìm ra mối quan hệ tương hỗ, nhân quả
giữa các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu
đồ, tranh ảnh trong At lat. Từ đó rút ra những nhận xét theo nội dung bài học.
2.3.3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nắm vững
kiến thức bài: Thương mại và du lịch.
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI, DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được tình hình nội, ngoại thương và du lịch
- Phân tích được các nguồn tài nguyên du lịch của nước ta
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các
trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ mơi
trường

2. Kĩ năng
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại
thương, du lịch.
- Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm
thương mại và du lịch.
3. Thái độ
- Có trách nhiệm trong việc quảng bá các nguồn tài nguyên du lịch, trách nhiệm
trong việc bảo về môi trường du lịch.


4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp
tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính tốn.
- Năng lực chun biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí ố
liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ Du lịch, Atlat địa lí VN, Tranh ảnh về hoạt động thương mại,
du lịch VN.
- Phòng máy
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Thước kẻ, com pa, máy tính....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình tìm hiểu bài mới .
3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)

- Bước 1: Gv cho học sinh xem một số hình ảnh trên và đặt câu hỏi:
Quan sát những hình ảnh trên các em hãy cho biết ở những nơi đó đang diễn ra
hoạt động gì?

Em hãy kể tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay ở nước ta?
- Bước 2: Hs Thực hiện nhiệm vụ bằng cách trả lời nhanh chóng các câu hỏi,
một số HS khác nhận xét.
- Bước 3: Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh, chuẩn kiến thức và dẫn
dắt vào bài.


3.2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành Thương mại – 15 phút
1. Mục tiêu:
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động của
nội thương.
- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu
chủ yếu ở nước ta.
- Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
Phân tích số liệu, biểu đồ có liên quan đến thương mại.
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
Đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp nhóm.
4. Phương tiện dạy học.
Sách giáo khoa, Át lát địa lí Việt Nam, máy chiếu.
5. Tiến trình hoạt động.
Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới các em hãy trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy cho biết thương mại là gì? Thương mại gồm những phân ngành nào?
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam ( Trang 24) trả lời các câu hỏi sau:
1, Nhận xét tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước
ta qua các năm.
2, Nhận xét tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh
tính theo đầu người, xuất nhập khẩu của các tỉnh.
3, Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm (giá trị xuất khẩu, nhập khẩu,

cán cân xuất nhập khẩu).
4, Nhận xét thị trường xuất nhập khẩu của nước ta (nước ta xuất khẩu chủ yếu
sang khu vực nào, nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia nào, khu vực nào?)
5, Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất - nhập khẩu năm 2007 của nước ta?
Để giúp các em trả lời các câu hỏi trên trong quá trình dạy, giáo viên hướng
dẫn học sinh các bước để các em dễ dàng khai thác được kiến thức. Cụ thể:
1, Nhận xét tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước
ta qua các năm.
GV hướng dẫn:
-Trước hết các em quan sát xem tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng được thể hiện trên bản đồ hay biểu đồ?
- Nhận xét tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo
thành phần kinh tế của nước ta qua các năm( Quan sát chiều cao các cột và số
liệu trên đầu cột ) để rút ra nhận xét.
- Nội thương đã thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế nào? ( Các em
quan sát thông qua màu sắc)
- Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn ( HS tính tỉ lệ của các thành phần năm 2007) và
rút ra kết luận.


2, Nhận xét tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh
tính theo đầu người, xuất nhập khẩu của các tỉnh.
GV hướng dẫn:
- HS xem tại bản đồ thươngmại ( Năm 2007)
- Để nhận xét tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh
tính theo đầu người các em hãy quan sát màu nền trong bảng chú giải và trên
bản đồ sau đó rút ra kết luận vùng nào có tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng theo đầu người lớn, nhỏ? Giải thích tại sao?( Nếu Hs nào chưa có kiến
thức về vùng các em rở về bản đồ kinh tế chung trang 17 để xem lại ranh giới
vùng)

- Nhận xét giá trị xuất nhập khẩu của các tỉnh qua độ lớn của các cột.
3, Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm (giá trị xuất khẩu, nhập
khẩu, cán cân xuất nhập khẩu).
GV hướng dẫn:
- Hs dựa vào biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm rút ra nhận xét:
+ Tổng giá trị xnk.
+ Giá trị xk, giá trị nhập khẩu, cán cân XNK qua các năm.( Qua độ lớn các cột).
Từ đó rút ra nhận xét về những chuyển biến của ngành ngoại thương nước ta.
4, Nhận xét thị trường xuất nhập khẩu của nước ta (nước ta xuất khẩu chủ yếu
sang khu vực nào, nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia nào, khu vực nào?)
Gv hướng dẫn:
- HS xem tại bản đồ ngoại thương ( năm 2007)
- Xem kí hiệu xuất khẩu, nhập khẩu( nửa hình trịn xanh hoặc đỏ), quy mơ nửa
hình trịn tương ứng với giá trị xuất nhập khẩu.
- Đối chiếu lên bản đồ xác định thị trường xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của
nước ta( Ở phần nầy nhiều HS chưa xác định được phạm vi châu lục, khu vực
Gv có thể chỉ cho các em biết)
5, Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất - nhập khẩu năm 2007 của nước ta?
Gv hướng dẫn:
- HS xem biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu năm 2007.
- Nửa trên biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, nửa dưới thể hiện giá trị nhập khẩu.
- Các mặt hàng xuất, nhập khẩu được thể hiện bằng màu sắc khác nhau. Các em
cần xác định trên biểu đồ các màu của xuất khẩu, màu của nhập khẩu và các
màu đó tương ứng với những mặt hàng nào?
- Dựa vào kích thước 2 nữa đường trịn để rút ra cán cân xuất nhập khẩu?
Bước 2: Hs sử dụng Át lát để trả lời các câu hỏi, các học sinh khác nhận xét bổ
sung.
Bước 3: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Thươnh mại.
1. Nội thương

- Phát triển nhanh sau thời kì Đổi mới.
(Nền kinh tế phát triển, hàng hố nhiều, cơ chế thị trường, hội nhập đã làm cho
nội thương phát triển mạnh mẽ )


- Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng. (Dẫn chứng)
- Thu hút nhiều thành phần kinh tế.( Cụ thể)
(nhất là Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, và Khu vực
có vốn nước ngồi: tăng nhưng tỉ lệ rất nhỏ).
- Phát triển mạnh ở Đông nam bộ, ĐB sơng Hồng, ĐB sơng Cửu Long. Vì đây là
những vùng có nền kinh tế phát triển.
2. Ngoại thương :
- Có những chuyển biến rõ rệt.
- Về giá trị:
+ Xuất khẩu tăng.( DC)
+ Nhập khẩu tăng.( DC)
- Về cơ cấu: Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối.
+ Trước Đổi mới: nhập siêu.
+ 1992: Cán cân XNK tiến tới thế cân đối.
+ 1993->nay, tiếp tục nhập siêu.(bản chất khác trước Đổi mới)
- Về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
+ Hàng xuất khẩu : CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ, hàng tiểu thủ công
nghiệp, hàng nông lâm thuỷ sản. (Hàng gia cơng chiếm tỉ lệ cịn lớn)
+ Hàng nhập khẩu : nguyên liệu, tư liệu SX, HTD
- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá
(VN gia nhập WTO)
+ Thị trường XK lớn nhất : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc
+ Thị trường NK: Châu Á-Thái Bình Dương (80%), Châu Âu, Bắc Mĩ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành du lịch: 15 phút
1. Mục tiêu

- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng ở nước
ta.
- Chỉ ra được trên bản đồ các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và các
trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến du lịch.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, đàm
thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/lớp/.
4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, máy chiếu.
5. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Bước 1: GV yêu cầu HS: Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức SGK trả
lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày khái niệm tài nguyên du lịch?
+ Hoạt động du lịch của nước ta phát triển nhanh vào thời gian nào? Nguyên
nhân?
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trả lời các câu hỏi sau:


1, Nước ta có những tài nguyên du lịch nào?
2, Nhận xét tình hình phát triển du lịch của nước ta.
3, Số lượng và cơ cấu khách quốc tế phân theo khu vực, quốc gia và lãnh thổ.
4, Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia và một số các trung tâm du lịch vùng.
5, Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và các di sản văn hóa thế giới.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng Át lát để trả lời câu hỏi:
1, Nước ta có những tài nguyên du lịch nào?
Hs xem bảng chú giải để trả lời.
2, Nhận xét tình hình phát triển du lịch của nước ta.
Gv yêu cầu Hs dựa vào biểu đồ khách du lịch và doanh thu du lịch rút ra nhận

xét:
+ Tổng số khách du lịch qua các năm.(DC)
+ Khách du lịch nội địa , quốc tế qua các năm.(DC).
+ Chiếm tỉ lệ lớn là khách nội địa hay quốc tế?
+ Dựa vào kiến thức địa lí và thực tế giải thích vì sao khách nội địa, khách quốc
tế liên tục tăng?
+ Nhận xét về doanh thu du lich qua các năm.
3, Số lượng và cơ cấu khách quốc tế phân theo khu vực, quốc gia và lãnh thổ.
Gv hướng dẫn học sinh xem biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo
quốc gia, khu vực :
- Nhận xét tỉ lệ khách quốc tế đến theo quốc gia, khuvực
- Sự thay đổi tỉ lệ khách quốc tế đến theo quốc gia khu vực.
4, Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia và một số các trung tâm du lịch vùng.
Các trung tâm du lịch được kí hiệu bằng các hình trịn to, nhỏ khác nhau:
- Hình trịn to thể hiện trung tâm quốc gia.
- Vòng tròn nhỏ trung tâm vùng.
- Hs xác định kích thước và vị trí hình trịn để rút ra nhận xét về các trung tâm
du lịch.
5, Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và các di sản văn hóa thế giới.
HS dựa vào kí hiệu trong bảng chú giải đối chiếu lên bản đồ để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: HS lần lượt trả lời câu hỏi, một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Gv nhận xét chính xác hóa nội dung học tập.
II. Du lịch
1. Tài nguyên du lịch
- Khái niệm: (học sgk)
- Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm:
+ Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật.
+ Tài ngun nhân văn: di tích, lễ hội, tài ngun khác.
2. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
- Ngành du lịch nước ta hình thành:60 của TK 20, phát triển nhanh thập kỉ 90.



- Tổng số khách du lịch tăng.
- Khách nội địa , quốc tế đều tăng.Tuy nhiên khách nội địa tăng nhanh hơn
khách quốc tế. Do chất lượng cuộc sống đã được nâng lên.
- Doanh thu du lịch tăng nhanh .Do chất lượng dịch vụ tăng.
- Được chia làm 3 vùng du lịch:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Các trung tâm du lịch lớn nước ta: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta sau
khi đất nước bước vào cơng cuộc đổi mới
A. Hình thành thị trường thống nhất trong cả nước.
B. Hàng hóa phong phú đa dạng.
C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
D. Khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng
hóa.
Câu 2: Các vùng có hoạt động nội thương diễn ra tấp nập ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với ngoại thương nước ta ở thời kỳ sau đổi
mới
A. Thị trường buôn bán chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức WTO, ASEAN, NAFTA.
C. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng.
D. Có quan hệ buôn bán với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 4: Sau đổi mới thị trường buôn bán của nước ta ngày càng được mở rộng
theo hướng
A. đẩy mạnh thị trường Đông Nam Á.
B. đa dạng hóa đa phương hóa.
C. chú trọng thị trường Nga và các nước Đông Âu.
D. tiếp cận thị trường châu Mỹ châu Phi và Châu Đại Dương.
Câu 5: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng là do
A. Đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản.
B. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
C. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
D. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
Câu 6: Chuyển biến cơ bản của ngoại thương nước ta sau đổi mới về mặt quy
mô xuất khẩu là
A. Tạo được nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
B. Thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng.


C. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.
D. Có nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc.
Câu 7: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta là
A. Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
B. Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ.
C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ
Câu 8: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh không phải phản ánh.
A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B. Nhu cầu tiêu dùng tăng.
C. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D. Người dân thích dùng hàng xa xỉ phẩm.
Câu 9: Hai di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam là

A. Vịnh Hạ Long và hồ Ba Bể.
B. Vịnh Hạ Long và Phong Nha Kẻ Bàng.
C. Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
D. Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Cúc Phương.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV cho Hs vẽ sơ đồ tư duy của bài học, Hs hoàn thành GV chấm nhanh 1 số
sản phẩm
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu về vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thời gian thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi nhận
thấy, sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc
dạy và học
Đối với các em học sinh khi được làm việc với Atlat các em thấy hào
hứng và học tập tích cực hơn, điều quan trọng hơn cả là khi có kỹ năng Atlat các
em sẽ tự tin để bước vào phòng thi, giảm áp lực thi cử và kết quả đạt được rất
khả quan với tỉ lệ học sinh đạt điểm 5 trở lên chiếm 98% trên tổng số học sinh
tham dự kỳ thi THPT Quốc Gia môn Địa Lý. Đây là nguồn động viên khích lệ
cho cả thầy và trị. Bản thân tơi cũng đã rút ra được nhiều bài học hơn nữa trong
quá trình dạy học đặc biệt là ơn luyện cho học sinh trong kỳ thi THPT quốc gia
giúp các em đạt được điểm tối đa trong phần sử dụng Atlat và đó cũng là kinh
nghiệm để các đồng nghiệp cùng học hỏi. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trong nhà trường
*Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020 trước khi áp dụng đề tài
TT Lớp Số HS
1

12A 45


Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL % SL %
SL %
SL %
1 2.2 14 31.1 25 55.6 5
1.1


2 12B 42
2 4.8 15 35.7 18 42.8 7
16.7
3 12C 42
1 2.3 16 38.1 20 47.7 5
11.9
4 12D 37
2 5.4 14 37.8 18 48.7 3
8.1
*Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm học 2014-2015 sau khi áp dụng đề tài
TT Lớp Số HS
1
2
3
4

12A
12B

12C
12D

17
34
38
40

Giỏi
SL %
5 29.4
6 17.7
10 26.3
12 30.0

Khá
SL %
7
41.2
15 44.1
20 52.6
20 50.0

TB
SL
4
12
8
8


%
23.5
35.3
21.1
20.0

Yếu
SL %
1
5.9
1
2.9
0
0
0
0

Qua kết quả thực nghiệm dạy học và ôn thi cho học sinh khối 12 tôi nhận thấy,
kết quả đạt được giữa các lớp trước và sau khi áp dụng đề tài có sự khác biệt rõ
rệt. Các lớp được áp dụng đề tài đạt kết quả cao hơn các lớp chưa được áp dụng
đề tài. Vì vậy, việc hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng At lat để nắm vững kiến
thức và trả lời câu hỏi địa lý là việc làm cần thiết. Điều đó khơng chỉ giúp các
em có hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, giảm áp lực
thi cử, tự tin đón nhận kỳ thi mà cịn mang lại điểm số cao trong bài thi.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
Việc dạy địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và At lat địa lý nói riêng.
Đó là cuốn sách giáo khoa thứ 2, khai thác At lat không chỉ giúp các em rèn
luyện được kỹ năng sử dụng At lat, củng cố lại kiến thức, nắm vững kiến thức
mà còn giúp các em đạt được điểm cao trong các kỳ thi môn địa lý, nhất là kỳ thi

THPT quốc gia.Trong q trình ơn tập tôi đã áp dụng sáng kiến này và đã thu
được kết quả khả quan. Từ đó có thể thấy rằng việc hướng dẫn học sinh kỹ năng
sử dụng Át lát trong học tập và làm bài thi địa lí là rất cần thiết ,vì điều đó mang
lại rất nhiều điều bổ ích cho các em. Nó khơng chỉ giúp các em lĩnh hội được
kiến thức ,mà còn giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo
trong học tập, đồng thời mang đến sự say mê trong học tập mơn địa lý.Từ đó sẽ
mang lại cho các em kết quả cao hơn trong các kỳ thi.
3.2. Kiến nghị
Mỗi một mơn học cần có các phương pháp giảng dạy thích hợp.Riêng mơn Địa
lý đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong
việc dạy và học. Vì vậy việc sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam để đọc và phân tích
các dữ liệu rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Át lát là rất
cần thiết để nâng cao hiệu quả trong quá trong các giờ học
- Các thầy, cơ cần tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng Át lát một cách thường
xuyên không chỉ trong việc ơn thi mà cả trong q trình dạy học, để đạt được kết
quả cao.


- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học môn địa lý như: mua
thêm At lat để thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh tiện sử dụng.
- Đầu tư xây dựng phòng bộ mơn, phịng máy chiếu đa năng để tiện cho việc
trình chiếu bản đồ, biểu đồ.
- Trong quá trình dạy giáo viên cần đưa ra các câu hỏi có sử dụng At lat để học
sinh tìm tịi, khám phá kiến thức, ra các câu hỏi bài tập về nhà có liên quan đến
At lat để học sinh rèn luyện kỹ năng.
- Sở giáo dục cần mở các lớp tập huấn cho giáo viên học tập kinh nghiệm sử
dụng At lat trong dạy học. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề sử dụng At lat
Việt Nam để giáo viên các trường cùng trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
Trên đây là những việc làm của tôi. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, với tâm
huyết muốn giúp học sinh nắm vững kiến thức và trả lời tốt câu hỏi trắc nghiệm

trong phần câu hỏi có sử dụng At lat. Trong q trình thực hiện khơng thể tránh
khỏi được thiếu sót, rất mong được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp để tơi có những kinh nghiệm ngày càng hồn thiện, phục vụ cơng tác
giảng dạy của mình tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Nga Sơn, ngày 20 tháng05 năm 2021
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Mai Thùy Dung
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa địa lí 12
- Sách giáo viên địa lí 12
- Rèn luyện kỹ năng địa lí- Nhà xuất bản giáo dục
- Các trang thơng tin trên mạng Internet.
- Tài liệu tập huấn cơ sở dữ liệu.



×