Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường thông qua công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
1.

Mở

đầu

Trang
1.1.



do

chọn

đề

tài………………………………………………………. 2
1.2.

Mục

đích

nghiên

cứu……………………………………………….. …3
1.3.

Đối



tượng

nghiên

cứu………………………………………………. ....3
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………
……… 3
2. Nội dung của sáng kiến
2.1



sở



luận

của

SKKN……………………………………………….. 4
2.2

Thực

trạng

vấn


đề

trước

khi

áp

dụng

SKKN…………………………. 4
2.3 Các SKKN hoặc các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1 Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình
của

các

em

học

sinh

trong

lớp

mình

chủ


nhiệm……………………………………………….. 7
2.3.2 Thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để
tuyên

truyền

đến

học

sinh

về

bạo

lực

học

đường…………………………………………………….. 8

1


2.3.3 Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động
tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh
hoạt……………………………….. 10
2.3.4 Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và

hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học
sinh…………………………………… 12
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với các hoạt động giáo dục, với
bản

thân

đồng

nghiệp



nhà

trường……………………………………………………….13
3. Kết luận, kiến nghị………………………………………………….
. 16
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược,
bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên
những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi
trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất,
gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất
của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn cơng

bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối
tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
2


Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia
tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường
đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn
xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng
đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà
trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.
Nguy hiểm hơn nữa bạo lực học đường để lại những hậu quả
nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý tình cảm học sinh,
của gia đình, của nhà trường và của xã hội.
Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Tồi tệ
hơn khi khơng ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những
học sinh vô tội để lại sự thiệt thịi, đau đớn khơng chỉ về mặt
thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực
ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô
đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng
này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em khơng dám ra ngồi
chơi hoặc đến trường, khơng thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi
bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực
khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra
bạo lực khơng bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể
hùa theo số đơng, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở
thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác

hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học
3


tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp
kịp thời.
Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo
lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả
tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng q mức về mặt tâm
lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng
có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật
đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt
khác không mấy khả quan.
Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền
hành từ khi cịn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi
tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành
vi bạo lực dù ở vai trị này hay vai trị kia cũng đều có nguy cơ
lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những
chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trị ngang
nhiên cãi lại thầy, cơ giáo. Con cái cãi lại bố mẹ. Chính những
hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền
thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự
sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Làm mất trật
tự xã hội.
Là một giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm ln gần gũi gắn
bó với học sinh đã nhiều năm tôi thiết nghĩ làm thế nào để
những học sinh mình tiếp xúc ngày một khơng tham gia các vụ
bạo lực học đường hoặc không là nạn nhân của các vụ bạo lực
học đường.


Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề:

4


“Một số biện pháp phịng chống bạo lực học đường
thơng qua cơng tác chủ nhiệm”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ các giả thuyết nêu trên, mục đích phải đạt được là:
- Đề tài hạn chế được tình trạng bạo lực học đường với học
sinh của lớp chủ nhiệm
-Tạo hứng thú cho học sinh trong các hoạt động tập thể và của
lớp.
-Nâng cao kết quả rèn luyện đạo đức và hạnh kiểm của học
sinh
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào
thực tế dạy học tôi chọn lớp 10D1 của trường THPT Quảng
Xương 4 do tôi chủ nhiệm.
1.4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực
tế dạy học tơi đã:
-Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường trong cả nước nói
chung và trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng
-Tìm hiểu các biện pháp đã áp dụng để hạn chế bạo lực học
đường
-Tổ chức thực hiện các biện pháp trong lớp 10D1
-Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề
tài khi áp dụng.

2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5


2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và đến từ
nhiều phía. Bạo lực đến từ học sinh (HS), cả nam lẫn nữ. Có thể
xảy ra trong trường và ngồi trường. Các em được giáo dục
thường xun về lịng nhân ái, về nội quy trường lớp, về pháp
luật..., nhưng khơng phải HS nào cũng tiếp thu và có nhận thức
đúng đắn. HS cịn nhiễm những thói hư, tật xấu ngồi xã hội,
thậm chí trong một số ít gia đình.
Bạo lực đến từ giáo viên. Tuy được đào tạo bài bản từ các
trường sư phạm, có luật, quy chế, điều lệ nghiêm cấm các hành
vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể HS
nhưng vẫn có những giáo viên do nhận thức hoặc không kiềm
chế được cảm xúc đã có những hành vi bạo lực học sinh.
Bạo lực đến từ người thân của học sinh (cha, mẹ, anh, chị...).
Khi con em mình “có chuyện” ở trường, gia đình đưa người đến
gây áp lực, thậm chí bạo lực với học sinh, cán bộ, giáo viên,
nhân viên của trường nhằm “bảo vệ” con em mình.
Cuộc sống thường xảy ra mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn
bằng bạo lực không bao giờ là cách đúng đắn, hợp pháp và có
hiệu quả. Chống bạo lực học đường là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Là giáo viên chủ nhiệm ln gắn bó sát sao với học sinh, có
thể gần gũi nói chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các
em nên tôi muốn đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế tình
trạng bạo lực học đường trong tập thể lớp 10D1. Nhằm xây
dựng một tập thể lớp lành mạnh


với nhiều hoạt động bổ ích

thiết thực và tránh xa bạo lực học đường. Xuất phát từ vai trò
6


trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi Giáo
viên chủ nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt
tình, biết tơn trọng nhân cách học sinh và được các em tin yêu.
Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức cảm hóa thuyết phục,
có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng,
phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh trong
nhận xét đánh giá đối với học sinh; là người chịu trách nhiệm về
sự phát triển tồn diện của học sinh lớp mình phụ trách.
Hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm về bản chất là một trong
những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình giảng dạy; là
người xây dựng kế hoạch giáo dục riêng để giáo dục tập thể
học sinh lớp mình; biết tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng để xây
dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh, tạo nên sự đoàn kết
thống nhất trong lớp, taọ điều kiện để phát huy ý thức tự quản
của học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều
hành hoạt động của lớp; chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm
bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh; động viên, an ủi
giúp cho các em có hồn cảnh gia đình khó khăn hoặc ốm đau,
bệnh tật cố gắng yên tâm học tập và biết vượt khó, vươn lên.
Điều đó vừa là trách nhiệm, vừa thể hiện được tình người trong
mối quan hệ “Thầy - Trò”, tạo được ấn tượng tốt và xây dựng
nên hình ảnh đẹp đẽ
2.2 .THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng
bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác
nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà
còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà

7


cịn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học
sinh.
Hiện tượng bạo lực không hải là hiện tượng mới, xong thời gian
gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các trường
học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng
lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va
chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu
nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra
gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600
vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học
(khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có
một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc
thơi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học
sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công
An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước
kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm
số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ
tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
Những số liệu đó thực sự trở thành hồi chng cảnh báo cho
các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện
pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

Với thực trạng trên với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi xin
mạnh dạn đưa ra : “một số biện pháp hạn chế bạo lực học
đường thông qua các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm”
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8


2.3.1 Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình
hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm
Thầy cô phải nhận thức sâu sắc về pháp luật, về nghiệp vụ
sư phạm, phải trau dồi đạo đức, phải có lịng nhân ái, có kỹ
năng ứng xử thích hợp, biết kiềm chế cảm xúc... Sinh hoạt của
hội đồng giáo dục ở cơ sở phải thường xuyên nhắc nhở, rút kinh
nghiệm từ các sự việc cụ thể diễn ra ở trường mình hoặc trường
khác.
Giáo dục HS rất quan trọng bao gồm giáo dục tôn
trọng luật pháp, nội quy nhà trường; lòng nhân ái, nhường nhịn,
vị tha; kiềm chế cảm xúc; tơn trọng nhân phẩm, danh dự người
khác; sống có trách nhiệm với bản thân mình... làm những việc
tử tế để thành người tử tế.
Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh, hiểu
được từng hoàn cảnhvà tâm tư nguyện vọng của các em, bắt
kịp được những thay đổi trong tâm lý hay những biểu hiện lạ
của học sinh. Vì vậy cần thơng qua các buổi sinh hoạt lớp cần
giáo dục kỹ năng sống cho các em, giáo dục cho các em về bạo
lực học đường và những hậu quả mà nó gây ra đối với bản thân
gia đình và xã hội.

9



Học sinh lớp 10D1 xây dựng tập thể lớp đoàn kết, gắn

Bạo lực học đường khơng tự nhiên mà có, nó xuất phát từ
những mâu thuẫn trong học sinh và để trở thành những hành
động thơ bạo nó cần có một quá trình. Vì vậy giáo viên chủ
nhiệm phải nắm bắt những thay đổi tâm lý của học sinh kết hợp
với đội ngũ cán bộ lớp để hiểu được lớp mình đang có vấn đề
gì? Tồn tại những mâu thuẫn gì? Giữa ai với ai để nhanh chóng
giải quyết khơng để xảy ra hậu quả xấu.
2.3.2 Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để
tuyên truyền đến học sinh về bạo lực học đường
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mơn học
có nhiệm vụ góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những
kiến thức đã học trên lớp qua các hoạt động vui chơi. Phát triển
sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bước làm
phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài
hòa của q trình giáo dục tồn diện. Phát triển ở học sinh các
10


kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi (kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp
tác, và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể...). Tạo
cho học sinh lịng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ đó
bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cơ, bạn
bè, u q hương, đất nước…

Hoạt động ngoại khóa về bạo lực học đường


11


Thơng qua các lần tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp đã
tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được năng lực, phẩm chất,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, các em
cũng đã cảm thấy tự tin, dạn dĩ hơn. Bên cạnh đó cịn có ý
nghĩa rất tích cực khác là các em đã cũng cố, khắc sâu được
những kiến thức đã học ở trên lớp, phát triển thêm kĩ năng
sống, kĩ năng giao tiếp của các em
Trong nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp có chủ đề về
chống bạo lực học đường, đây là cơ hội để cô giáo chủ nhiệm và
các em học sinh thể hiện sinh động về cái nhìn của các em về
bạo lực học đường. Qua hình thức sân khấu hóa giáo viên chủ
nhiệm cùng hcọ sinh đã tái hiện sinh động vấn đề bạo lực học
đường và những hệ quả mà nó để lại.
2.3.3 Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt
động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong
tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh
trong cùng lớp, cùng trường.
Học sinh ở lứa tuổi hiếu động thích thể hiện mình vì vậy giáo
viên chủ nhiệm nên hướng các em tham gia vào các hoạt động
12


tích cực có tính giáo dục cao của lớp của nhà trường để các em
vừa cơ hội thể hiện tài năng của mình, vừa tránh xa những
hành động xấu, đám bạn xấu. Thơng qua các hoạt động đó học
sinh thấy được tinh thần tương thân tương ái, biết yêu thương,
biết sẻ chia và biết giúp đỡ mọi người qua đó giáo dục kỹ năng

sống cho các em.
Chính những hoạt động tập thể các em được xích lại gần
nhau hơn, hiểu nhau hơn, và có thể giải quyết những thắc mắc
mâu thuẫn vẫn đang tồn tại để hạn chế mần mống bạo lực có
thể xảy ra.
Hoạt động tập thể mang lại cho các em sự hung phấn, niềm
vui tiếng cười, sự tự tin trong cuộc sống. Là sợi day nối giữa
giáo viên chủ nhiệm và học sinh tạo thêm sự gắn bó khăng
khiết giữa thầy và trị, để thầy khơng chỉ là người truyền đạt tri
thức mà còn là người bạn người đồng hành để các em có thể
chia sẻ, những tâm tư tình cảm của tuổi mới lớn. Nhờ vậy giáo
viên có thể gần gũi để phát hiện ra những thay đổi của các em,
để định hướng cho các em đi đúng hướng tránh xa những lệch
lạc, những giải quyết tiêu cực gây ra bạo lực học đường.

13


Học sinh lớp 10D1 tham gia các hoạt động
tại chùa

14


Học sinh 10D1 tham gia trồng cây bảo vệ môi trường
2.3.4 Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm
và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học
sinh.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát
triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục

nhà trường và giáo dục xã hội. Trong đó, mơi trường giáo dục
gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, mang ý nghĩa sâu sắc,
có sức ảnh hưởng vơ cùng lớn trong việc hình thành và phát
triển nhân cách con người.
Là giáo viên chủ nhiệm người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học
sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ mơn, các
đồn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.
Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc địi hỏi sự kiên trì, cần phải có
tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch tồn diện,
hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh,
học sinh có hồn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Địi hỏi cần có sự
nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lịng u thương, thể hiện
trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ
niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm
sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực
cho học sinh phấn đấu hồn thiện.
Hình ảnh người thầy ảnh hưởng khơng nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo
viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải
thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang

15


phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có
trọng lượng với học sinh.

Tuy nhiên khơng chỉ phối hợp với gia đình chỉ qua những
cuộc họp phụ huynh mà giáo viên cần tới thăm gia đình học
sinh để xem hồn cảnh của các em, mời phụ huynh trao đổi
riêng để phụ huynh nắm bắt đựơc tình hình con em mình, thơng

qua điện thoại, vnedu….
Đặc biệt khi có những nghi vấn về bạo lực học đường thì việc
phối hợp với gia đình là rất cần thiết để gia đình và nhà trường
có thể phối hợp với nhau để hạn
16


2.4 HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VƠÍ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC, VỚI BẢN THÂN ĐỒNG NGHIỆP, VỚI NHÀ TRƯỜNG
Bạo lực học đường là một vấn đề rất nghiêm trọng và ngày
càng xảy ra nhiều trong môi trường giáo dục. Cần có những
hoạt động động để chấm dứt tình trạng này là rất cần thiết. Vì
vậy với tư cách là giáo viên chủ nhiệm của lớp 10D1 tôi đã
giáo dục đạo đức lối sống cho các em để trong năm học qua
trong lớp khơng xảy ra bất cứ tình trạng bạo lực học đường
nào. Cả lớp ln đồn kết giúp đỡ nhau và đạt được nhiều
thành tích trong hoạt động, trong nề nếp thực hiện nội quy của
nhà trường, đạt nhiều giải cao trong các hoạt động đoàn, các
phong trào thanh niên.
Xếp loại học lực

Loại giỏi: 40%
Loại Khá: 60%

Xếp loại hạnh kiểm

Loại tốt: 80%
Loại Khá: 20%

Lớp xếp tốp đầu của trường về điểm nề nếp và đạt nhiều

thành tích cao trong các hoạt động đoàn và phong trào thanh
niên. Bạn Trần Trang Thuỳ được huyện đoàn tặng giấy khen
trong cuộc thi viết cảm tưởng về Đồn Thanh Niên Cộng Sản
Hồ Chí Minh. Nhiều bạn đạt giải khuyến khích trong cuộc thi
tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ Xứ Thanh như: Mai Thùy Linh, Bùi
Thị Phương Thảo, Lê Thị Phương Thảo…

17


Học sinh Trần Trang Thùy lớp 10D1 nhận giấy khen của huyện
đồn
Thơng qua các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm các
em đã

học cách trao yêu thương để nhận lại thương yêu với

tinh thần “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”, xây dựng
tình đồn kết, kính thầy, u bạn, vui vẻ hòa nhã với bạn bè.
Đã đến lúc chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức,
hãy trau dồi, hãy học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự
công bằng, bác ái, vị tha. Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với
những điều chưa tốt để làm cho nó tốt hơn. Hãy nhận thức
đúng ngay từ trong suy nghĩ và hãy quyết tâm loại bỏ cái xấu
ra khỏi mơi trường học đường đơn giản vì “Trẻ em hôm nay, thế
giới ngày mai” cũng như cố nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

18



Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để u nhau.
Đây cũng chính là thơng điệp mà tập thể lớp 10D1 muốn gửi tới
tất cả các anh chị và các bạn học sinh:
Bạo lực học đường nỗi đau cịn đó
Xua tan đi cho hết khổ bao người
Để từng ngày thầy bạn bên tôi
Luôn ấm áp niềm tin cuộc sống
Mái trường là tình yêu nồng ấm
Em mang theo suốt cả cuộc đời
Cho từng ngày tình bạn bên em
Ln sáng mãi nơi học đường rực sáng!
Hy vọng rằng, nạn bạo lực học đường sẽ được đẩy lùi vào một
ngày không xa để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận
Nguyên nhân của bạo lực học đường trước hết xuất phát từ
chính bản thân học sinh: Học sinh cấp THCS, THPT (từ 12 đến
17 tuổi) có sự chuyển biến về mặt tâm lý của bản thân, giai
đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm
19


lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không
biết sử dụng đúng cách), trong giai đoạn này chỉ cần những tác
động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em
học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Xác định
được nguyên nhân này chúng ta cần đưa ra các biện pháp phù

hợp với lứa tuổi với lớp chủ nhiệm của mình.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nặng nề về tâm lý,
tình cảm, và thể xác đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là
người quan tâm gần gũi và phát hiện những biểu hiện khác biệt
của học sinh. Bằng kỹ năng sư phạm của mình, bằng kinh
nghiệm nghề nghiệp và tình yêu với các thế hệ học trị giáo
viên chủ nhiệm nói riêng và giáo viên nói chung sẽ có những
biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường
đang diễn ra hiện nay.
3.2 Đề xuất
Bạo lực học đường là vấn đề nghiêm trong đang diễn ra hiện
nay để giải quyết tận gốc vấn đề phải có sự chung tay của tồn
xã hội
* Đối với học sinh:
– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngỗn lễ phép với ơng
bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
– Tránh xa bạo lực. nói khơng với bạo lực.

20


– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà
trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời
can thiệp và xử lí.
– Học cách kiềm chế cảm súc.
– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà
trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong
con người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

– Tích cực hồn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn
dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức các hoạt động sân trường, hồn động tình nguyeenjj
mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh,
giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với
những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời
đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phịng tránh bạo lực học
đường đói với giáo viên và học sinh.
– Phối hợp với gia đình và cơ quan đồn thể đóng trên địa bàn
xã trong cơng cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với giáo viên
– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của
các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng
21


dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy
kỹ năng sống.
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có
nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm
haowjc tham gia giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể
trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm
tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp
thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với gia đình:

– Bố mẹ cần tạo ra một mơi trường sống lành mạnh, yêu
thương cho con cái
– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ
nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình
tại trường học.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa ngày 14

tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là
sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết,
khơng sao chép
22


nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị
Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cẩm nang phòng chống bạo lực học đường cho học sinh
trung học Tác giả: TS Trịnh Thị Anh Khoa NXB giáo dục


2.

Việt Nam
Công tác xã hội với vấn đề bạo lực học đường. Tác giả:
Lương Quang Hưng, Nguyễn Thu Trang NXB giáo dục Việt

3.

Nam.
Luận Văn tốt nghiệp “thực trạng về bạo lực học ở đường ở

4.

lứa tuổi vị thành niên”. Sinh Viên: Hồng Thị Thỏa.
Phịng chống bạo lực học đường Tác gỉa: TS Huỳnh Văn
Sơn NXB giáo dục Việt Nam.

5. Dạy học phát triển năng lực ở trường THCS Nguyễn Đình
Vi, Đinh NGọc
Bảo, Trịnh Đình Tùng NXB Đại Học Sư
Phạm
23


24



×