Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục NÂNG CAO NHẬN THỨC về sức KHỎE SINH sản và TÌNH dục AN TOÀN CHO học SINH lớp 12 b TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TÌNH DỤC AN TOÀN CHO HỌC
SINH LỚP 12 B TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

Người thực hiện: Đoàn Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HOÁ, NĂM 2021
1


MỤC LỤC

1. Mở đầu............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................3
2.3. Các giải pháp đã áp dụng trong sáng kiến...................................................4
2.3.1. Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề..................................................4
2.3.2. Tích hợp giáo dục nhận thức qua một số bài học của bộ môn ngữ văn.


.........................................................................................................................7
2.3.3. Giáo viên chủ nhiệm là chuyên gia tư vấn tâm lí................................16
2.3.4. Tăng cường cơng tác hướng nghiệp, chọn nghề.................................17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................18
3.1. Kết luận...................................................................................................18
3.2. Kiến nghị.................................................................................................19


1.

Mở đầu
1.1.
Lí do chọn đề tài

Học sinh THPT là học sinh thuộc lứa tuổi vị thành niên. Đây là giai
đoạn các em có sự phát triển nhanh chóng cả về thể chất, tâm sinh lí và
các mối quan hệ xã hội. Các em có nhu cầu tìm hiểu bản thể và khẳng
định giới tính; ở các em xuất hiện cảm giác bị thu hút và muốn thể hiện
tình cảm yêu mến với bạn khác giới. Chính vì vậy các em sẵn sàng phiêu
lưu vào các mối quan hệ yêu đương của tuổi học trò. Mặt khác, chúng ta
đang sống trong thời đại công nghệ bùng nổ với internet, smastphones và
các trang mạng xã hội như face book, za lo…, học sinh được tự do tiếp
cận thông tin. Bên cạnh những thơng tin bổ ích, lành mạnh phục vụ cho
nhu cầu học tập, nhu cầu đời sống, các em còn tiếp cận với những trào lưu
lệch lạc của giới trẻ, những trang web, những hình ảnh đồi trụy…khiến
ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu
và hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều học sinh có lối sống bng thả
hoặc thiếu kiến thức mà sẵn sàng quan hệ tình dục khi chưa có hiểu biết
đúng đắn về sức khỏe sinh sản và tình dục an tồn. Chính điều này đã dẫn

đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tương lai của học sinh
như: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở tuổi vị thành niên;
tảo hôn và sinh con ở độ tuổi quá trẻ, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tinh thần
sau này.
Thực tế trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở
trường THPT Như Xuân II từ năm 2011 đến nay, tôi nhận thấy học sinh
nhà trường đang gặp những khó khăn trong vấn đề nhận thức về sức khỏe
sinh sản và tình dục an toàn. Do sinh sống ở địa bàn miền núi Thanh Hóa,
có nhiều thơn xóm hẻo lánh kinh tế cịn nghèo, trình độ dân trí thấp, các
em khơng được gia đình quan tâm, chia sẻ những khúc mắc, bất ổn khi
bước vào độ tuổi này; các em cũng chưa có ý thức phải tìm hiểu những kĩ
năng sống cơ bản để bảo vệ mình khỏi những cám dỗ của lứa tuổi; các em
chưa tìm được những địa chỉ tin tưởng để được tư vấn, hỗ trợ về tâm sinh
lí…dẫn đến hệ lụy đáng tiếc như mang thai ngoài ý muốn, phải bỏ học
giữa chừng để làm mẹ, làm vợ.
Tôi nhận thấy trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm khơng đơn
thuần là quản lí lớp học về mặt hành chính như sĩ số, các hoạt động học
tập, nền nếp, lao động, ngoại khóa…mà cịn phải quan tâm, tìm hiểu và hỗ
trợ các em về kĩ năng sống nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn
diện. Với phương châm tạo ra một lớp học hạnh phúc, an tồn, tơi chọn đề
tài: “Một số giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh
sản và tình dục an toàn cho học sinh lớp 12 B trường THPT Như Xuân
II” để nghiên cứu.
1.2.

Mục đích nghiên cứu
1



Góp phần thúc đẩy học sinh chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức,
hiểu biết về sức khỏe sinh sản và hệ lụy của tình dục khơng an tồn để các
em có thể làm chủ bản thân và có cách ứng phó linh hoạt với các tình
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, giảm thiểu tình trạng mang thai
ngồi ý muốn.
Giúp học sinh có khả năng nhìn nhận, đánh giá một cách khách
quan, tồn diện về tình u và tình dục chốn học đường từ đó xây dựng
cho mình hệ thống các giá trị tiến bộ, đúng đắn để định hướng cho những
hành vi và quyết định của bản thân.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
và tình dục an toàn cho học sinh lớp 12 B trường THPT Như Xuân II.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực tế: tìm hiểu hồn cảnh gia đình,
năng khiếu sở trường, định hướng nghề nghiệp, tính cách tâm lí, hiểu biết về kĩ
năng sống …thông qua cá nhân học sinh, phụ huynh bằng cách thực hiện phiếu
điều tra, trò chuyện trực tiếp, gặp gỡ phụ huynh.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu, thu
thập thơng tin liên quan đến tâm sinh lí, sức khỏe sinh sản và tình dục an
tồn tuổi vị thành niên; các biện pháp giáo dục tích cực thay đổi nhận thức
hành vi qua các tài liệu chuyên đề từ đó phân tích, tổng hợp tài liệu để
định hướng giải pháp phù hợp.
Phương pháp thực nghiệm: áp dụng với lớp 12 B trường THPT Như
Xuân II

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), sức khỏe sinh sản là trạng thái
khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương
diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn cuộc đời.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là tập hợp các phương pháp, kĩ thuật và dịch
vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng sức khỏe sinh sản khỏe mạnh
thơng qua việc phịng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến sức
khỏe sinh sản. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích
nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con
người.
Tình dục an tồn là hình thức quan hệ tình dục giúp hạn chế khả
năng mang thai ngồi ý muốn và khơng làm lây nhiễm các bệnh qua
đường tình dục thơng qua các biện pháp bảo vệ an tồn. Ngược lại tình
2


dục khơng an tồn là những hình thức quan hệ làm lây lan các bệnh tình
dục (HIV, giang mai, lậu, viêm gan B…), hoặc làm người nữ có thai ngồi
ý muốn.
Học sinh ở lứa tuổi vị thành niên có sự thay đổi lớn về thể chất và
tâm lí tình cảm. Về thể chất, do tác động của hormone tăng trưởng và
hormone sinh dục, cơ thể các em có sự phát triển mạnh cả về chiều cao,
cân nặng. Các bộ phận trên cơ thể cũng có sự phát triển thay đổi rõ rệt tạo
nên những đặc điểm phân biệt về giới giữa học sinh nam và học sinh nữ.
Về mặt tâm lí tình cảm, các em trở nên nhạy cảm với những cung bậc cảm
xúc phong phú, thất thường, lúc vui lúc buồn, hay lo lắng suy nghĩ...; các
em thường có tâm lí chủ quan, dễ bị tác động bởi đám đơng; các em có xu
hướng muốn tự lập, khẳng định mình, tìm cách thốt ra khỏi những ràng
buộc của gia đình, giữ khoảng cách với cha mẹ; các mối quan hệ được mở

rộng đặc biệt với bạn khác giới, xuất hiện nhu cầu được yêu thương, quan
tâm từ bạn khác giới. Ở lứa tuổi vị thành niên, cụ thể giai đoạn từ 15 đến
18 tuổi, tình u khơng đơn thuần là sự cảm mến nhau qua ánh mắt, nụ
cười mà các em cịn thích được gần gũi đơi khi có cảm xúc si mê, ham
muốn về tình dục. Với học sinh THPT, các em cần được trang bị những
kiến thức, hiểu biết đúng đắn về tình yêu lành mạnh, tình dục an tồn có
trách nhiệm để bảo vệ bản thân và bạn bè của mình.
2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực trạng học sinh nữ ở độ tuổi vị thành niên mang thai ngoài ý
muốn và phá thai đang là vấn đề đáng báo động và được cả xã hội quan
tâm. Theo thống kê của Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình năm
2020, tỉ lệ phá thai ở lứa tuổi vị thành niên trong cả nước là 250 – 300
nghìn ca mỗi năm. Bên cạnh đó, có tới 36% người ở tuổi vị thành niên
cho biết có quan hệ tình dục mà khơng sử dụng biện pháp bảo vệ. Có
những trường hợp, các em đã phải làm mẹ bất đắc dĩ khi mới 10 tuổi và
có những em 15 tuổi đã nạo phá thai hai lần…
Trong những năm học gần đây, tỉ lệ học sinh nữ ở trường THPT
Như Xuân II mang thai ngồi ý muốn có chiều hướng gia tăng và xuất
hiện cả ở 3 khối lớp 10,11,12. Qua tìm hiểu, khảo sát tơi nhận thấy đối
tượng mang thai ngồi ý muốn là một số ít những trường hợp bất ổn về
tâm lí, có lối sống bng thả cịn phần lớn là những học sinh nữ ngoan
hiền, trầm tính, ít chia sẻ với thầy cô bạn bè. Các em mang thai trong
những lần quan hệ đầu tiên mà chủ quan khơng có biện pháp bảo vệ, một
số trường hợp chỉ khi thai kì lớn mới được phát hiện. Những học sinh
đang theo học khối 12, được thầy cơ, gia đình động viên các em sẽ theo
học và thi THPT quốc gia. Nhưng với những trường hợp theo học lớp
10,11, các em bị sang chấn về tâm lí và quyết định bỏ học giữa chừng.

Nhận thấy tình trạng trên, Ban giám hiệu nhà trường Như Xn II đã chỉ
đạo Cơng đồn, Đồn thanh niên tổ chức những tiết học ngoại khóa để
3


tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh. Tuy
nhiên hoạt động này chỉ diễn ra trong một vài tiết học và được triển khai
trước tồn bộ học sinh nên chỉ mang tính thơng tin một chiều mà chưa
nhận được những phản hồi về những khó khăn học sinh gặp phải. Bản
thân tơi nhận thấy nội dung này cần được giáo dục thường xuyên liên tục,
dưới nhiều hình thức, tích hợp với nhiều mơn học với sự tham gia của các
giáo viên cả ở 3 khối lớp thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Năm học 2018, tôi được giao làm công tác chủ nhiệm ở lớp 10 B.
Đây là lớp học ban Khoa học xã hội nên đông học sinh nữ. Các em chủ
yếu là học sinh của 3 xã: Bãi Trành, Xn Bình, Xn Hịa và một số em
ở huyện miền núi Nghĩa Đàn, Nghệ An. Qua tìm hiểu có nhiều học sinh
có hồn cảnh gia đình đặc biệt: bố mẹ li hơn, bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ
đang thi hành án tù...; nhiều em có cá tính mạnh, một số em bất ổn về tâm
lí…Tơi nhận thấy để duy trì một khóa học hạnh phúc, an tồn, bản thân
cần có kế hoạch giáo dục về sức khỏe giới tính ngay từ đầu và phải thực
hiện xuyên suốt trong cả khóa học.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng trong sáng kiến
2.3.1. Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề
Sinh hoạt lớp là một hoạt động mang tính tập thể trong đó giáo viên
chủ nhiệm giữ vai trị nhạc trưởng. Thơng qua mỗi giờ sinh hoạt lớp, học
sinh sẽ được nhận thức, điều chỉnh các hành vi của bản thân để tuân thủ
quy định nền nếp của trường lớp; các em sẽ được rèn luyện hình thành
những phẩm chất như trung thực, nhân ái, đoàn kết…và những kĩ năng
sống quan trọng. Trong thời lượng 45 phút một tuần, thay vì những lời
nhận xét khơ cứng máy móc tơi xây dựng kế hoạch giờ học theo các chủ

điểm như: Tìm hiểu về bản thân; Hướng nghiệp – chọn nghề; Giáo dục
sức khỏe sinh sản …
Với nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục an tồn cho
học sinh, tơi khơng sử dụng hình thức tun truyền một chiều thụ động cơ
nói trị nghe mà tổ chức thành một cuộc thi để khích lệ tính chủ động của
học sinh trong tìm hiểu, thu nhận kiến thức. Hơn thế thơng qua các trị
chơi tập thể học sinh có cơ hội thư giãn, thấu hiểu nhau tăng tính đồn kết
trong lớp. Chủ đề này được triển khai ngay trong những tuần học đầu tiên
của năm lớp 10.
Giáo viên sẽ chia học sinh thành 4 đội chơi hỗn hợp về giới tính,
tính cách, năng lực nhận thức để chinh phục các thử thách. Cụ thể như
sau:
Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Nội dung cuộc thi: HỌC SINH VỚI
TÌNH YÊU VÀ TÌNH DỤC HỌC
ĐƯỜNG
4


Giáo viên phổ biến luật chơi và
cách cộng điểm.
- Khởi động: Các đội chơi cử đại
diện giới thiệu ngắn gọn, sáng tạo
về ý nghĩa của chủ đề cuộc thi.
Giáo viên cho điểm theo thang 20,
15, 10.
- Tiếp sức: Mỗi đội chơi sẽ cử
một đại diện làm nhiệm vụ gợi ý

từ khóa cho các thành viên cịn lại
đốn. Các em khơng được nhắc
đến âm tiết đã có trong từ khóa.
Thời gian cho mỗi đội chơi là 3
phút. Đúng 1 từ khóa được cộng
10 điểm.
- Vượt chướng ngại vật: Có 4
câu hỏi dưới dạng các đáp án cho
sẵn A, B, C, B. Chọn một phương
án đúng được cộng 20 điểm. Thời
gian cho mỗi đội chơi thảo luận,
trả lời là 2 phút.
- Chinh phục: Mỗi đội chơi sẽ
nhận 1 câu hỏi, thảo luận và trả lời
trong vòng 2 phút. Giáo viên sẽ
chấm câu trả lời theo thang điểm
40,30,20.

Giáo viên giới thiệu cuộc thi và
giao lưu với các đội chơi

Phần 1: Khởi động:
Các đội chơi giới thiệu ngắn gọn quan
điểm đội chơi về chủ đề cuộc thi.
Phần 2: Tiếp sức
Gói từ khóa số 1: hoa hồng, ngoại hình, tỏ
tình, nhớ, tình đầu.
Gói từ khóa số 2: sô cô la, tâm hồn, làm
quen, giận, thất tình.
Gói từ khóa số 3: ánh mắt, trái tim, rung

động, buồn, đồng cảm.
Gói từ khóa số 4: thần tượng, trang phục,
hẹn hị, vui, tơn trọng.
Phần 3: Vượt chướng ngại vật
Gói câu hỏi số 1
Câu 1: Tuổi vị thành niên là người có độ
tuổi:
A. Khoảng từ 10 đến 19 tuổi
B. Nhỏ hơn 18 tuổi
C. Từ 13 đến dưới 18 tuổi
D. Từ đủ 15 đến dưới 19 tuổi
Câu 2: Đâu là lí do quan trọng nhất
không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị
thành niên:
A. Đánh mất thanh xuân
B. Phải bỏ học giữa chừng
C. Cơ thể chưa phát triển toàn diện,
chưa có điều kiện kinh tế chăm sóc
đời sống, sức khỏe
D. Bố mẹ không cho phép
Câu 3: Hậu quả của việc quan hệ tình
dục khơng an tồn ở tuổi vị thành niên:
A. Mang thai ngoài ý muốn
B. Mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục
C. Khơng để lại hậu quả
D. Phương án A, B
Câu 4: Đâu là cách xử lí đúng nhất khi
phát hiện chậm kinh sau quan hệ tình
dục:

A. Im lặng chờ đợi xem tháng sau có
bất thường khơng
B. Chia sẻ với bạn thân và tìm cách giải
quyết
C. Tìm sự giúp đỡ của người thân và
đến cơ sở y tế thăm khám.
5


Đội 1 tham gia phần thi Khởi
động

Tinh thần tập trung của các đội
chơi

Đội 2 tham gia phần thi Vượt
chướng ngại vật

D. Tự kiểm tra bằng dụng cụ thử thai.
Gói câu hỏi số 2
Câu 1: Đâu là độ tuổi được kết hôn theo
quy định của pháp luật:
A. Nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên
B. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18
tuổi trở lên
C. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi
trở lên
D. Độ tuổi nào cũng được kết hơn
Câu 2: Cần làm gì để hạn chế tình dục
sớm tuổi vị thành niên:

A. Tìm hiểu kiến thức về giới tính và
sức khỏe sinh sản
B. Tập trung vào nhiệm vụ học tập
C. Giữ vững lập trường, kiềm chế cảm
xúc cá nhân, không bị lôi kéo
D. Cả A,B,C
Câu 3: Đâu là biện pháp vừa tránh thai
vừa tránh được các bệnh truyền nhiễm
qua đường tình dục:
A. Đặt vịng tránh thai
B. Uống thuốc tránh thai
C. Dùng bao cao su
D. Không cần dùng biện pháp nào
Câu 4: Bệnh nào sau đây lây truyền qua
đường tình dục:
A. Lao phổi
B. HIV/AIDS
C. Tiểu đường
D. Ung thư
Gói từ khóa số 3
Câu 1: Đâu là độ tuổi có sức khỏe sinh
sản tốt nhất:
A. Khoảng từ 18 đến 35 tuổi
B. Khoảng từ 20 đến 35 tuổi
C. Khoảng từ 18 đến 30 tuổi
D. Khoảng từ 22 đến 33 tuổi
Câu Câu 2: Nguy cơ người mẹ gặp phải
khi người mẹ sinh con ở tuổi vị
thành niên:
A. Thiếu máu, đẻ non, biến chứng sau

sinh
B. Nguy cơ tử vong cao
C. Ảnh hưởng đến tâm lí,tinh thần
6


Đội 3 tham gia phần thi Tiếp sức

Đội 4 tham gia phần thi Chinh
phục

- Kết thúc cuộc thi giáo viên nhận
xét về tinh thần thi đấu và phần
thể hiện của các đội thi, trao đổi
nhanh những vấn đề các em còn
khúc mắc.

D. Cả A, B, C
Câu 3: Cách tránh thai an tồn nhất ở
lứa tuổi học sinh:
A. Khơng quan hệ tình dục
B. Dùng bao cao su
C. Tính chu kì kinh nguyệt
D. Uống thuốc tránh thai
Câu 4: Đâu là bệnh không lây truyền
qua đường tình dục:
A. Viêm gan B
B. Giang mai
C. Lao phổi
C. Lậu

Gói câu hỏi số 4
Câu 1: Đâu là biểu hiện của một tình
u chân chính, lành mạnh:
A. Rung động tâm hồn, cảm mến và
tôn trọng nhau
B. Bị hấp dẫn bởi ngoại hình của đối
phương
C. Muốn gần gũi về thể xác
D. Thấy mình trưởng thành và được
giống như các bạn.
Câu 2: Đâu là ý kiến đúng khi nói về
việc phá thai ở trẻ vị thành niên:
A. Là cách tránh thai hiệu quả
B. Đe dọa tính mạng, có nguy cơ vơ
sinh
C. Khơng ảnh hưởng đến tâm sinh lí
D. Sức khỏe sẽ hồi phục sau một thời
gian.
Câu 3: Đâu là dấu hiệu thường gặp khi
phụ nữ mang thai:
A. Chậm kinh
B. Mệt mỏi, buồn nôn
C. Thay đổi khẩu vị
D. Cả A, B, C
Câu 4: Phụ nữ sinh con tuổi vị thành
niên, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ:
A. Mắc chứng tự kỉ
B. Thiếu cân, suy dinh dưỡng
C. Trí tuệ khơng phát triển
D. Phát triển bình thường

Phần 4: Chinh phục
Câu 1: Hậu quả của việc quan hệ tình dục
7


- Thư kí tổng hợp điểm số, Giáo ở tuổi vị thành niên?
viên trao phần thưởng, tuyên Câu 2: Hậu quả của việc không sử dụng
dương các đội chơi.
các biện pháp an tồn khi quan hệ tình dục
ở tuổi vị thành niên?
Câu 3: Hậu quả của việc nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên?
Câu 4: Hậu quả của việc sinh con ở độ tuổi
vị thành niên?
2.3.2. Tích hợp giáo dục nhận thức qua một số bài học của bộ môn
ngữ văn.
Là giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn ngữ văn tại lớp chủ
nhiệm, tôi nhận thấy bên cạnh những môn học như: sinh học, giáo dục
công dân, môn ngữ văn cũng có lợi thế trong việc tích hợp giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh. Nội dung tích hợp cần được người dạy lên kế
hoạch và vận dụng một cách khéo léo nhằm phát huy năng lực văn học,
năng lực ngôn ngữ, năng lực nhận thức của các em.
2.3.2.1. Một số kĩ năng sống quan trọng được tích hợp giáo dục
cho học sinh.
- Kĩ năng nhận thức: Học sinh có khả năng tự mình nhìn nhận,
đánh giá về bản thân mà không phụ thuộc hay chịu tác động của yếu tố
bên ngồi, hiểu về tâm hồn tình cảm, những rung động khao khát của
mình, quan tâm và ý thức được mình đang làm gì và đâu là việc làm cần
được ưu tiên. Đây là kĩ năng sống cơ bản của con người, là nền tảng để
con người giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác và với chính bản thân

mình.
- Kĩ năng xác định giá trị: học sinh có khả năng hiểu rõ giá trị của
bản thân mình, xác định được đâu là điều quan trọng có khả năng định
hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống.
Kĩ năng này giúp học sinh biết tơn trọng giá trị của chính mình và tơn
trọng người khác.
- Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc: Học sinh có khả năng nhận thức rõ
cảm xúc của mình trong một tình huống cụ thể, hiểu được ảnh hưởng của
cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết
cách điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Học sinh có khả năng phân tích một cách
khách quan và toàn diện các vấn đề, sự việc, hiện tượng xảy ra. Đây là kĩ
năng cần thiết để các em có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong
từng tình huống bởi trong xã hội hiện đại ngày nay con người đang phải
đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, nhiều cám dỗ.
8


2.3.2.2. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản và tình
dục an tồn cho học sinh qua chủ đề “Ca dao” (Ngữ văn 10, tập 1,
thời lượng: 3 tiết).
Ca dao là một thể loại văn học dân gian ra đời trong xã hội cũ nhằm
diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan
hệ lứa đơi, gia đình, q hương, đất nước. Đó là những lời ca u thương
tình nghĩa, những tiếng hát thân cất lên từ cuộc đời cịn nhiều xót xa cay
đắng; đó là những bài ca dao hài hước thể hiện tiếng cười tự trào và tiếng
cười châm biếm với những cảnh ngộ trớ trêu trong cuộc sống còn nhiều
trớ trêu của người bình dân. Thơng qua những bài thơ dân gian, chúng ta
không chỉ thấu hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn, những trớ trêu bất hạnh mà
con người phải chịu đựng trong xã hội cũ mà còn rút ra cho mình những

bài học nhận thức sâu sắc. Với chủ đề này, tôi thiết kế nội dung của hoạt
động 4: vận dụng về tìm hiểu về vấn nạn tảo hôn trong xã cũ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: phát triển kĩ năng nhận thức và tư duy phê phán cho học sinh
trước những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra trong cuộc sống từ đó có hình
thành các giá trị sống và có những quyết định phù hợp.
b. Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, động não, đàm thoại gợi mở,
trình bày một phút
c. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và
Sản phẩm học tập
học sinh
- Giáo viên giao nhiệm vụ
1. Một số bài ca dao về nạn tảo hơn
cho học sinh theo hình thức
- Em có chồng hồi cịn nhỏ
nhóm đơi. Mỗi nhóm sẽ thực
Như con thỏ mắc vòng
hiện một phiếu học tập trong
Về làm dâu, cha mẹ chồng dằn mâm đập
thời gian 5 phút với các câu
chén
hỏi:
Anh có đau lịng hay khơng?
1.Tìm một bài ca dao thể
hiện vấn đề “ tảo hôn” của
- Tò he cụ bán mấy đồng
nhân dân lao động trong xã
Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi
hội xưa?

Chồng tơi đánh vỡ đánh rơi
2. Hãy cho biết tình cảnh của
Tơi mua một cái tơi chơi một mình.
các nhân vật trữ tình trong
bài ca dao trên?
- Bướm vàng đậu trái mù u
3. Hãy cho biết nạn “tảo
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn.
hơn” có đang tồn tại ở địa
phương em sinh sống? Theo
- Chồng lên tám vợ mười ba
em, tảo hôn đem lại những hệ
Ngồi rồi nu nống nu na đỡ buồn
lụy gì cho cuộc sống con
Mười tám vợ đã lớn khơn
người?
Nu na nu nống chồng cịn mười ba.
- Học sinh thảo luận nhóm và 2. Tình cảnh của các nhân vật trữ tình
9


điền vào phiếu học tập
- Giáo viên mời đại diện các
nhóm trình bày kết quả làm
việc. Các nhóm khác theo
dõi, nhận xét, bổ sung. Giáo
viên định hướng, khái quát
vấn đề.

Nhân vật trữ tình trong những bài ca dao

trên là những chàng trai, cơ gái cịn nhỏ tuổi,
chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất, tinh
thần. Họ thậm chí chưa làm chủ được những
sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống, phải
phụ thuộc vào đối phương và cha mẹ. Họ
chưa tìm được sự đồng cảm, thấu hiểu trong
hơn nhân, chưa có khả năng gánh vác kinh tế,
chưa hiểu về những phép tắc ứng xử…nên
tâm trạng chung là than thân, buồn tiếc, bế
tắc.
3. Hệ lụy của nạn tảo hôn
- Đối với bản thân và gia đình: mất đi cơ hội
học tập; làm mẹ ở độ tuổi vị thành niên ảnh
hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lí, tính mạng
của mẹ; con sinh ra có nguy cơ tử vong, thiếu
cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển; kinh tế
gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ ly hôn cao…
- Đối với xã hội: Ảnh hưởng đến chất lượng
dân số, tăng tỉ lệ nghèo đói và thất học gây
hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ
xã hội.
2.3.2.3. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản và tình
dục an tồn cho học sinh qua chủ đề: Phong cách ngơn ngữ báo chí Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11, tập 1, thời lượng: 4 tiết)
Phong cách ngơn ngữ báo chí là phong cách sử dụng ngơn ngữ báo
chí đến thơng báo thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của
tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp có chủ đích
nhằm thu thập hoặc cung cấp thơng tin về một chủ đề được quan tâm;
người phỏng vấn từ khi chuẩn bị tiến hành và trình bày kết quả phỏng vấn
cần tìm những cách thức hữu hiệu để khai thác được nhiều nhất các thông

tin chân thực, đặc sắc về chủ đề được hỏi; người trả lời phỏng vấn cần
cung cấp những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn qua
những câu trả lời rõ ràng, cụ thể.
Xét về đặc trưng bài học, chủ đề này gần gũi, thiết thực, linh hoạt
và khích lệ được tính tích cực, chủ động của các em. Bên cạnh mục tiêu
rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ, kĩ năng tư duy, giáo viên có thể khéo léo
giao nhiệm vụ để các em tiếp cận với vấn đề “tình yêu – tình dục học
đường” trong hoạt động hình thành kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN KHỨC
10


a. Mục tiêu:
- Qua hoạt động thực hành, trải nghiệm nhóm, học sinh hiểu sâu hơn về ngơn
ngữ báo chí, cách tiến hành hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ lưu lốt, mạch lạc, kĩ năng hợp tác làm việc
nhóm.
- Có khả năng thu thập, xử lí thơng tin; bày tỏ thái độ, chính kiến trước những
vấn đề nổi cộm trong xã hội.
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, đóng
vai
c. Hình thức tổ chức hoạt động:
Tổ chức hoạt động của giáo
Yêu cầu sản phẩm cần đạt
viên, học sinh
- Giáo viên chia lớp học
Các bài phỏng vấn của học sinh bằng ngơn
thành 4 nhóm hỗn hợp, các ngữ nói và ngơn ngữ viết đảm bảo làm rõ nội
nhóm bầu nhóm trưởng, thư dung chủ đề về các phương diện: thực trạng,

kí và nhận chủ đề.
hậu quả, nguyên nhân, giải pháp. Cuộc phỏng
- Bốn chủ đề liên quan đến vấn phải cho người xem, người đọc thấy được
“Tình yêu học đường”:
nhận thức, ý kiến phản hồi, phân giải từ nhiều
1. Những biểu hiện lệch lạc góc độ: học sinh, phụ huynh, giáo viên, chuyên
trong tình yêu của học sinh gia tâm lí… từ đó đưa lại những nhận thức sâu
THPT
sắc cho bản thân và bạn học.
2. Tình dục khơng an tồn
của học sinh THPT
3. Mang thai khi đang theo
Một số hình ảnh buổi học
học THPT
4. Phá thai tuổi học sinh
THPT
- Các nhóm sẽ thảo luận và
xây dựng nội dung cuộc
phỏng vấn với sự tham gia
đóng vai người dẫn chương
trình, chun gia tâm lí, giáo
viên, học sinh…và báo cáo
sản phẩm ngay trên lớp.
- Mỗi nhóm sẽ thực hiện báo
cáo trong 10 phút. Kết quả
đánh giá sẽ thực hiện bằng
phiếu chấm của giáo viên và
của các nhóm khác.

11



Sản phẩm phỏng vấn “Vấn nạn mang thai ngoài ý muốn ở học sinh
THPT”
Người dẫn chương trình: Kính chào q vị khán giả, quý thầy cô và các bạn
học sinh! Chào mừng quý vị đã quay trở lại với talkshow “TÌNH U HỌC
ĐƯỜNG” và chủ đề của buổi nói chuyện hôm nay của chúng ta là một vấn đề
khá nhạy cảm, nhức nhối trong học đường chính là tình trạng mang thai ngoài
ý muốn. Trân trọng giới thiệu khách mời của buổi nói chuyện hơm nay có cơ
giáo Phạm Thu Hà, chuyên gia tư vấn tâm lí Bùi Vũ Linh, đại diện phụ huynh
Nguyễn Thu Hồi và tơi là Nguyễn Hiền – người dẫn chương trình.
Người dẫn chương trình: Xin được dành câu hỏi đầu tiên cho cô giáo Phạm
Thu Hà, tôi được biết cô hiện đang giảng dạy tại trường THPT Như Xuân II,
vậy ngôi trường nơi cô công tác có hiện trạng học sinh nữ mang thai ngồi ý
muốn không ạ?
Giáo viên: Thực tế trong những năm học gần đây, năm nào trường tơi cũng
có học sinh nữ mang thai ngồi ý muốn. Tỉ lệ này có xu hướng tăng và trẻ
hóa độ tuổi ở cả 3 khối lớp 12,11,10. Thậm chí có trường hợp nam sinh cũng
khiến bạn gái có thai ngồi ý muốn.
Người dẫn chương trình: Vâng, theo kinh nghiệm giáo dục của cơ thì đối
tượng nào dễ có thai ngồi ý muốn ạ?
Giáo viên: Theo tơi đối tượng này là những học sinh có hồn cảnh gia đình
đặc biệt như bố mẹ li hơn, bố mẹ đi làm ăn xa khơng có điều kiện quản lí,
chăm sóc con cái. Một số nữ sinh ngoan hiền nhưng thiếu kiến thức về sức
khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản thường không sử dụng biện pháp bảo vệ
trong các lần quan hệ.
Người dẫn chương trình: Câu hỏi dành cho phụ huynh Nguyễn Thu Hồi,
tơi được biết chị hiện có 1 cháu lớn đang theo học lớp 11, vậy chị đã từng
chia sẻ giáo dục cho con gái về sức khỏe sinh sản và tình dục an tồn chưa ạ?
Phụ huynh: Ở nhà, con gái tơi khá trầm tính, ít khi chia sẻ những khó khăn

mà cháu gặp phải tuy nhiên tơi cũng chủ động dặn dị, nhắc nhở cháu cần
phải biết cách bảo vệ bản thân trước những cám dỗ nhất là trong chuyện tình
yêu.
12


Người dẫn chương trình: Chị có nói cụ thể với con về các biện pháp an tồn
khi quan hệ tình dục khơng?
Phụ huynh: Thực tế thì tơi chỉ nhắc nhở cháu lo học tập chứ chưa đề cập đến
vấn đề tế nhị này.

Giáo viên định hướng nội dung bài phỏng vấn cho học sinh
Người dẫn chương trình: Đứng từ góc độ của một chuyên gia tâm lí, theo
chị Bùi Vũ Linh tại sao hiện nay tỉ lệ học sinh mang thai ngồi ý muốn ở
trường phổ thơng lại gia tăng?
Chun gia: Theo tơi thì ngun nhân đến từ nhiều phía. Bản thân các em có
sự phát triển sớm về tâm sinh lí, ở các em xuất hiện nhu cầu được yêu
thương, quan tâm từ bạn khác giới, một số em không kiềm chế được cảm xúc
nên đi quá giới hạn. Về phía gia đình thì khoảng cách thế hệ đang bị nới rộng,
bố mẹ khơng thể hiểu được tâm lí của con cái, con cái không tin tưởng để tâm
sự hay tìm sự trợ giúp từ bố mẹ thế nên trước các tình huống nhạy cảm các
em làm theo bản năng thiếu suy tính. Một nguyên nhân nữa đến từ sự phát
triển của công nghệ và mạng xã hội, học sinh có cơ hội làm quen, trao đổi
thơng tin một cách dễ dàng, các em dễ tiếp cận với các thơng tin, hình ảnh
đồi trụy về tình dục nên có tâm lí tị mị muốn trải nghiệm…

13


Nhóm 3 báo cáo sản phẩm phỏng vấn

Người dẫn chương trình: Vâng theo chuyên gia thì mang thai khi đang theo
học THPT sẽ để lại những hệ lụy gì cho các em?
Chuyên gia: Do cơ thể các em chưa phát triển hoàn thiện nên mang thai ở độ
tuổi này sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe của chính bản thân và thai nhi
trong bụng. Nếu các em nạo phá thai thì dễ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con và
gây vô sinh. Các em cũng gặp phải những sang chấn về tâm lí. Nếu các em
chọn giải pháp lấy chồng và sinh con thì bản thân các em sẽ mất cơ hội học
tập và tìm cơng việc phù hợp; đứa bé sinh ra có sức khỏe yếu, cịi cọc chậm
phát triển…; bản thân người mẹ cũng phải đối diện với nhiều nguy cơ trong
quá trình thai sản và hậu thai sản.
Người dẫn chương trình: Xin hỏi cơ Thu Hà, nơi cô công tác nội dung giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh đã được quan tâm và triển khai thường
xuyên chưa ạ? Những khó khăn nhà trường gặp phải trong quá trình giáo dục
là gì ạ?
Giáo viên: Từ hiện trạng học sinh nữ mang thai và phải nghỉ học giữa chừng,
nhà trường chúng tôi cũng đã chủ động tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên
truyền cho các em về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản; Ban giám hiệu
cũng khuyến khích giáo viên bộ mơn nghiên cứu, tích hợp với nội dung mơn
học.
Trong q trình giáo dục chúng tơi cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất chúng
tơi khơng phải là các chun gia tâm lí được đào tạo bài bản để có thể nắm
bắt đầy đủ tâm sinh lí của học sinh; kĩ năng tuyên truyền còn hạn chế, chưa
thiết kế được những giờ học hấp dẫn. Thứ hai chúng tơi gặp khó khăn trong
việc phối hợp với phụ huynh học sinh, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên
không quan tâm, quán xuyến được các con; một số lại khơng tìm được tiếng
nói chung với con cái, không thể chia sẻ, định hướng.
Người dẫn chương trình: Thưa chị Thu Hồi, qua cuộc trị chuyện hơm nay,
14



chị nghĩ như thế nào về vai trò của gia đình trong việc giáo dục sức khỏe giới
tính và tình dục an tồn cho các con của mình?
Phụ huynh: Tơi nhận thấy trách nhiệm này khơng thể đẩy sang phía nhà
trường mà các bố mẹ cần chủ động hơn trong giáo dục con cái. Tôi sẽ làm
bạn với các con, không áp đặt suy nghĩ và chia sẻ thẳng thắn với con về tình
u và tình dục an tồn. Tơi thấy đã đến lúc không phải chỉ là những lời nhắc
nhở chung chung mà phải giáo dục cụ thể nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là
giáo dục nhận thức cho các con.
Người dẫn chương trình: Thưa quý vị chúng ta đã có một buổi trị chuyện
rất ý nghĩa liên quan đến tương lai của con em mình. Tơi nhận thấy một trong
những xu thế làm việc quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại là hợp
tác, cùng lắng nghe, cùng thắng lợi. Tôi hi vọng tinh thần hợp tác sẽ được
phát huy trong môi trường giáo dục để mục tiêu tạo ra những cuộc đời ý
nghĩa và hạnh phúc sẽ được nhân lên khơng ngừng.
2.3.2.4. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản qua
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn
12, tập 2, thời lượng: 4 tiết)
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn
xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu, người mở đường tài hoa và tinh
anh của văn học Việt Nam sau năm 1975. Tác phẩm ra đời năm 1983 kể
về tình huống gặp gỡ tình cờ của một nghệ sĩ nhiếp ảnh với các thành viên
trong một gia đình ngư dân mang đầy những bị kịch. Thông qua truyện
ngắn, nhà văn đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở đối với những cảnh
đời, thân phận trớ trêu của con người sau giải phóng đồng thời gửi gắm
những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật.
Hướng về cảm hứng đời tư thế sự, truyện ngắn đã khai thác sâu sắc
số phận cá nhân thông qua bi kịch bạo lực gia đình của những người lao
động nghèo tại một vùng biển quê. Mặc dù đã trải qua gần bốn thập kỉ
nhưng xét về tính thời sự của tác phẩm thì vẫn còn nguyên giá trị giáo dục
và nhận thức. Với tác phẩm này, tôi lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe

sinh sản cho học sinh thông qua hoạt động 3: vận dụng.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến số phận bất hạnh, đau khổ của người
đàn bà hàng chài.
- Tích hợp với kiến thức môn Giáo dục công dân, hiểu biết về sức khỏe sinh
sản, hiểu biết về pháp luật để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực giải
quyết tình huống.
- Rút ra bài học nhận thức và vận dụng vào thực tiễn đời sống.
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: trực quan, đàm thoại gợi mở, thảo luận
15


nhóm.
c. Hình thức tổ chức hoạt động
Tổ chức hoạt động của giáo viên, học
sinh
- Giáo viên chia lớp học thành 6 nhóm
hỗn hợp cùng thực hiện chung nhiệm vụ.
- Giáo viên trình chiếu để các nhóm
cùng đọc lại một đoạn trích trong truyện
ngắn Chiếc thuyền ngồi xa:
“...Người đàn bà bỗng chép miệng, con
mắt như đang nhìn suốt cuộc đời mình:
- Giá tơi đẻ ít đi, hoặc chúng tơi sắm
được một chiếc thuyền rộng hơn...
- Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính
ngụy khơng?
- Khơng chú à, cũng nghèo khổ, túng
quẫn đi vì trốn lính nhưng cái lỗi chính

là ở đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá...
- Mong các chú thông cảm cho, đám đàn
bà hàng chài ở thuyền chúng tơi cần
phải có người đàn ơng để chèo chống
khi phong ba, để cùng nhau làm ăn nuôi
nấng đặng một sắp con nhà nào cũng
trên dưới chục đứa...”
- Giáo viên chiếu đoạn phim ngắn
“ Ngôi báu cát” Vlog 1977.
- Giáo viên đưa ra yêu cầu thảo luận:
1. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch bạo lực
trong gia đình hàng chài?
2. Những giải pháp cụ thể để thay đổi số
phận của người dân vùng biển ?
3. Rút ra bài học nhận thức cho bản
thân.
- Các nhóm thảo luận nhanh trong 5
phút. Giáo viên mời một số nhóm đại
diện trình bày sản phẩm hoạt động; các
nhóm khác theo dõi, bổ sung và phản
biện.
- Giáo viên nhận xét, định hướng và
khích lệ tinh thần của học sinh.

Yêu cầu sản phẩm cần đạt
1. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch
bạo lực trong gia đình hàng chài
- Cuộc sống gắn với nghề biển
lam lũ, nghèo đói và phải hứng
chịu những bất ưng của tự nhiên.

- Đông con, gánh nặng mưu sinh
đè lên đôi vai người đàn ông.
- Chỗ ở chật chội, trên một chiếc
thuyền nhỏ chứa tới hơn chục con
người cả lớn cả bé.
2. Giải pháp thay đổi số phận
- Chính quyền, đồn thể cần có
những chương trình giáo dục nâng
cao nhận thức cho người dân về
quyền bình đẳng trong hơn nhân
và gia đình; sức khỏe sinh sản và
các biện pháp thực hiện kế hoạch
hóa gia đình.
- Có những chính sách hỗ trợ kinh
tế phù hợp cho người dân.
3. Bài học nhận thức.
- Trong hôn nhân gia đình, người
phụ nữ khơng nên cam chịu nhẫn
nhục một cách vơ lí mà cần dũng
cảm đấu tranh để giành hạnh phúc
cho bản thân và các con.
- Người phụ nữ cần biết yêu
thương bản thân mình, cần chủ
động trang bị những hiểu biết về
sức khỏe sinh sản; độ tuổi kết hôn,
sinh con theo quy định của nhà
nước và phù hợp với điều kiện
kinh tế của gia đình.
- Để có một cuộc sống hạnh phúc,
người phụ nữ cũng cần tự chủ về

kinh tế cùng san sẻ gánh nặng với
người đàn ông.

16


2.3.3. Giáo viên chủ nhiệm là chuyên gia tư vấn tâm lí
- Giáo dục là một nghệ thuật và mỗi nhà giáo phải là người nghệ sĩ.
Trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm
phải thực sự quan tâm, linh hoạt hỗ trợ giúp đỡ học sinh kịp thời tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập và rèn luyện đặc biệt
là hiểu biết về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Để trở thành chuyên
gia tư vấn tâm lí, tơi đã chuẩn bị cho mình những điều cơ bản như:
+ Xây dựng hồ sơ theo dõi hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, thường
xuyên cập nhật thơng tin qua các kênh như gia đình, thầy cơ, bạn bè và chính cá
nhân học sinh về các khía cạnh: Hồn cảnh gia đình ( bình thường hay bất ổn),
tính cách ( hướng hội hay hướng ngoại), những biểu hiện tâm lí ( ổn định hay
khơng ổn định), tinh thần học tập (tập trung hay không tập trung), những biểu
hiện bất thường... để thấu hiểu về học sinh.
+ Xây dựng mối quan hệ tin tưởng với học sinh, không giữ thái độ độc đoán,
phán xét những sai lầm các em mắc phải trong quá trình học tập, rèn luyện,
thường xuyên tạo ra những hoạt động tập thể để gắn kết cơ trị, tạo cho các em
tâm thế thoải mái, gần gũi và được quan tâm.
+ Tự trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức chuẩn mực về sức khỏe sinh sản và
tình dục an tồn đồng thời cũng thường xun tìm hiểu, cập nhật về tâm sinh lí
của học sinh độ tuổi THPT qua các trào lưu các em theo đuổi.
- Thực tế của hoạt động giáo dục cho thấy học sinh ít khi tìm đến
thầy, cơ giáo để chia sẻ hoặc chỉ khi ở vào tình huống nghiêm trọng thì
mới xin sự giúp đỡ. Chính vì vậy người giáo viên phải ở trong tâm thế
chủ động phát hiện, chủ động phân tích tình huống và tư vấn hỗ trợ cho

các em. Hoạt động này có thể được thực hiện trước tập thể lớp hoặc riêng
từng cá nhân. Bản thân tôi nhận thấy để hoạt động tư vấn hiệu quả, nhà
giáo cần phải vận dụng các kĩ năng tư vấn một cách thuần thục. Cụ thể:
+ Kĩ năng lắng nghe: sẵn sàng lắng nghe thấu hiểu, chú ý nắm bắt tất cả những
thông tin mà học sinh chia sẻ, khơng phê phán, kì thị.
+ Kĩ năng gợi hỏi: dùng lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ biểu lộ sự thơng cảm và
những câu hỏi gợi mở khuyến khích học sinh nói ra những suy nghĩ, tình cảm,
tình trạng mà học sinh đang gặp phải.
+ Kĩ năng cung cấp thông tin: chia sẻ những hiểu biết, thông tin liên quan đến
vấn đề học sinh đang gặp phải một cách rõ ràng, ngắn gọn, theo dõi sự phản hồi
của học sinh để xem các em đã thực sự hiểu và hài lòng với thông tin được cung
cấp.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề: giúp học sinh phát hiện vấn đề sớm và có kế hoạch
đối phó tích cực. Trên cơ sở phân tích, thảo luận, hướng dẫn của giáo viên, học
sinh sẽ tự đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh cá nhân.
17


- Để hoạt động tư vấn về sức khỏe sinh sản và tình dục an tồn cho học
sinh được hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ
huynh. Thực tế cho thấy bố mẹ nào cũng thương con nhưng không phải ai cũng
hiểu con, nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm sinh lí và sự
phát triển của con. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải trở thành cầu nối,
tăng sự gắn kết trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Giáo viên cần chủ
động trao đổi thông tin với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc
những lần gặp trực tiếp để thấu hiểu về những vướng mắc học sinh đang gặp
phải và có sự can thiệp.
- Giáo viên cũng cần khuyến khích hình thức giáo dục đồng đẳng giữa
các thành viên trong lớp. Trong một tập thể lớp học sẽ có nhiều đối tượng học
sinh. Có học sinh nhận thức tốt, được trang bị về kĩ năng sống, có khả năng

truyền đạt dẫn dắt các bạn; có học sinh thiếu nhận thức về đời sống, dễ sa đà vào
các trào lưu tiêu cực, dễ bị dụ dỗ… Giáo viên cần tập hợp được những học sinh
tích cực, định hướng và giao nhiệm vụ cho các em quan tâm, giúp đỡ những bạn
khác ở trong lớp.
2.3.4. Tăng cường công tác hướng nghiệp, chọn nghề
Đây là một hoạt động quan trọng và gián tiếp định hướng sự phát
triển nhân cách đúng đắn cho học sinh. Sở dĩ trường THPT Như Xuân II
có hiện trạng các em học sinh nữ mang thai ngoài ý muốn một phần là
bởi các em không chú trọng việc học mà chỉ mãi chạy theo những trào lưu
của giới trẻ và thảo mãn ham muốn tức thời của cá nhân. Các em đến
trường nhưng khơng có động lực học để lập nghiệp, khơng có nhu cầu thi
đại học và cao đẳng thậm chí việc chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
cũng khơng được quan tâm. Chính vì vậy nhà trường Như Xuân II, Đoàn
trường cùng với các giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức những buổi ngoại
khóa ý nghĩa về hướng nghiệp để nâng cao nhận thức của học sinh, để các
em hiểu rõ nhiệm vụ trọng tâm khi ngồi trên ghế nhà trường của học sinh
là học tập và rèn luyện đạo đức.

18


Một số hình ảnh đẹp của hoạt động ngoại khóa “Sự lựa chọn cho tương lai”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với học sinh: Sau khi áp dụng những giải pháp giáo dục nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản và tình dục an tồn cho học sinh lớp chủ
nhiệm niên khóa 2018 – 2021, tơi nhận thấy nhận thức và kĩ năng sống
của các em được cải thiện đáng kể. Các em trở nên tự tin, chủ động để bảo
vệ bản thân trước những tình huống khó xử trong cuộc sống. Đặc biệt
trong cả khóa học, khơng có học sinh nữ nào phải bỏ học giữa chừng vì
mang thai ngồi ý muốn. Kết quả học tập và rèn luyện được cải thiện:

năm học 2020-2021, 41/41 học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt; có 2 học
sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn và
Giáo dục công dân; tỉ lệ học lực giỏi, khá tăng lên; 50 % học sinh có nguyện
vọng thi đại học, cao đẳng.
- Đối với bản thân và đồng nghiệp: Bản thân khi áp dụng những giải
pháp giáo dục này, lúc đầu cảm thấy bỡ ngỡ nhưng trong quá trình thực
hiện thì đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Tơi cảm thấy hài lịng với cơng
việc chủ nhiệm và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình
giáo dục.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Giáo dục nâng cao nhận thức sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn
cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh ở các trường miền núi, vùng sâu,
vùng xa đang là vấn đề nan giải cần sự chung tay giúp sức của cả cộng
đồng mà trực tiếp là các nhà giáo dục. Để có một nhân cách phát triển
tồn diện cho người học, giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường cần quan tâm và có những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm trang
bị các kĩ năng sống quan trọng cho các em. Hoạt động tư vấn cần được
thực hiện thường xuyên, liên tục và linh hoạt phù hợp với từng đối tượng
trong các tình huống cụ thể.
Những kinh nghiệm tơi đã chia sẻ có khả năng vận dụng với hầu
hết giáo viên và ở nhiều môn học. Chỉ cần thực sự u thương học trị và
có tinh thần học hỏi trải nghiệm, mỗi người thầy người cô sẽ tìm cho
19


mình chìa khóa phù hợp để mở cánh cửa tâm hồn nâng cao nhận thức cho
các em.
3.2.


Kiến nghị

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung cần được thiết
kế triển khai một cách trực quan, sinh động qua các câu chuyện, tình
huống cụ thể, chính vì vậy cần sự trợ giúp đắc lực của các trang thiết bị
dạy học như máy chiếu, máy tính, loa, đài…Vì vậy tôi xin kiến nghị với
Ban giám hiệu nhà trường cần đầu tư thêm trang thiết bị và có thêm các
phịng học bộ môn để hoạt động giáo dục diễn ra thuận lợi.
Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường phổ thơng chưa có giáo
viên tham vấn tâm lí riêng mà các giáo viên bộ môn đang chủ động kiêm
nhiệm nên khơng tránh khỏi những bỡ ngỡ, thiếu sót. Tơi xin kiến nghị
với các cơ quan cấp trên cần có những chương trình và tài liệu tập huấn
hướng dẫn về kĩ năng, cách thức tham vấn cho giáo viên bài bản, khoa
học để hoạt động này được hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Đồn Thị Mai

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.

Chương trình Âm vang xứ Thanh, Đài truyền hình Thanh Hóa, 2018.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2018.
Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2018.
Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam, 2020.
Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục dành cho tuổi vị thành niên, NXB
tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2012.
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học về dạy học tích cực, Bộ giáo dục
và đào tạo, Dự án phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn II, Hà Nội
2018.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Như Xuân II
TT

1

Tên đề tài SKKN
Dùng phương pháp Grarb bổ trợ kiến
thức ngữ pháp, nâng cao khả năng diễn
đạt cho học sinh THPT Như Xuân II

Cấp đánh

giá xếp
loại
Ngành GD
cấp tỉnh,
tỉnh Thanh
Hóa

Kết quả
đánh giá xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2015



×