Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.61 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ......................................................................................................

Một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường học đường."
1. Tên sáng kiến:"

(@THPT Huỳnh Tấn Phát. Trần Thị Kim Huệ. Huỳnh Nhã Trân. Trần
Minh Trí. Lê Thị Phương Duyên. Nguyễn Thị Kim Trước)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. (Theo điều 1, Luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam).
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc
môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này làm
chúng ta phải suy nghĩ…..
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng to lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng
ta, ô nhiễm môi trường làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống, làm biến đổi môi
trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây ô nhiễm.
Sự biến đổi môi trường như vậy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời
sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm
chất lượng cuộc sống của con người. Đứng trước tình trạng này con người cần phải
có biện pháp làm sạch môi trường sống, bởi mục tiêu đào tạo con người trong giai
đoạn hiện nay là phát triển con người toàn diện “cao trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cần


làm tốt việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực
lượng thanh thiếu niên, học sinh có vai trò nồng cốt, là tương lai của đất nước. Ai
trong mỗi chúng ta đều mong muốn được học tập và làm việc trong một môi
trường xanh, sạch, đẹp và an toàn . Nó tạo ra một môi trường học tập sinh hoạt và
vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn giúp thầy và trò càng thêm yêu trường mến lớp.
Ngôi trường sạch đẹp không những để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người mà
còn có ý nghĩa giáo dục hình thành ý thức, thói quen tốt, góp phần bảo vệ môi
trường.
Thế nhưng, điều đáng buồn là môi trường học đường của học sinh lâu nay
đang có sự ô nhiễm mà đối tượng gây ô nhiễm không ai khác chính là các em . Thế
nhưng các em lại thường dửng dưng, làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay
biết. Chính các em cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi
trường lớp . Có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là học sinh vứt giấy, chai
1


nước, rác… ra đường hoặc nơi công cộng, ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo
các em vứt que, vứt giấy xuống đất, uống xong chai, ly nước thì vứt chai, vứt ly
ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần, thậm chí khi ăn xong
một tép kẹo cao su cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá
và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Trong lớp học, sân trường, học sinh cũng ngang nhiên xả
rác ở hộc bàn góc lớp, hành lang, dưới nền lớp học …Nguyên nhân của hành động
thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, sống ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân
của các em. Các em nghĩ rằng những nơi công cộng như trường học, lớp học
không phải là nhà của mình vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn vì đã có lao
công quét dọn. Cách suy nghĩ như vậy thật thiển cận và nguy hại làm sao.
Giữ gìn vệ sinh môi trường học đường là một trong những vấn đề được đưa
ra giải quyết hiện nay. Vì vậy, phải giáo dục học sinh ý thức hơn trong việc giữ gìn
và bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện
dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học hôm nay. Hãy có ý

thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, lên bàn …chăm
sóc khuôn viên trường lớp, tích cực trồng cây xanh …nhiều người có ý thức đẹp sẽ
tạo thành một nét đẹp, chung tay cùng nhau chúng ta tạo nên một trường học, lớp
học “ Xanh- sạch- đẹp” .
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
Mục đích của giải pháp
Nâng cao ý thức của học sinh trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ môi
trường học đường “Xanh- sạch đẹp”...
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường mọi người cùng chung tay giữ gìn trường lớp sạch đẹp tạo điều kiện
sinh sống, học tập, sinh hoạt vui chơi cho chính mình ngày càng tốt hơn....
Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong
những biện pháp quan trọng, giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm
quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và hơn nữa biết tạo ra cho mình một
môi trường học tập, vui chơi thật trong lành....
Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp .
_ Vấn đề về môi trường được sự quan tâm và giáo dục một cách đầy đủ và
toàn diện nhất.
Học sinh tiếp thu thông tin về môi trường đầy đủ và thực hiện nhiều công
việc bảo vệ môi trường.
Làm cho học sinh chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi đối với môi trường
và việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình đó từng bước trang bị cho các em học
sinh những hiểu biết về môi trường để từ đó giúp các em dần dần ý thức, từ ý thức
sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao những
thái độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hằng ngày,...
Mô tả bản chất của giải pháp:
Giải pháp 1: Vai trò của Ban giám hiệu nhà trường
2



Cần nhận thức sâu sắc rằng tạo ra một môi trường học Xanh- sạch- đẹp phải có
sự chung tay góp sức của tất cả mọi thành viên trong nhà trường mà trước hết là
trách nhiệm của cán bộ quản lý.
- Ban giám hiệu cần triển khai đầy đủ các văn bản thể hiện chủ trương của
Đảng, Nhà nước, Chính phủ… Các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo về môi trường cho cán bộ, giáo viên, và học sinh. Nhà
trường cụ thể hóa bằng những kế hoạch để triển khai thực hiện .
- Trong các buổi chào cờ đầu tuần nhà trường cần tuyên truyền đến học sinh
các điều luật về môi trường, tác hại của việc tàn phá môi trường. Đồng thời nhắc
nhở ý thức của các em học sinh đối với việc giữ gìn vệ sinh ngôi trường của chính
mình nói riêng và trong môi trường cộng đồng nói chung. Tiếng nói của Ban giám
hiệu nhà trường có tác dụng rất tích cực đối với các em.
- Tổ chức một số hoạt động nội, ngoại khóa về giáo dục môi trường theo
từng chủ đề cho học sinh tìm hiểu. Qua đó hình thành kĩ năng và thói quen về việc
giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các nhà vệ sinh đạt chuẩn, đảm bảo đủ
nước cho học sinh sử dụng, có kế hoạch trang bị thùng rác ở những nơi hợp lí,
thuận tiện cho học sinh bỏ rác, thùng rác phải có nắp đậy
- Nhà trường phải luôn quan tâm sâu sắc và chỉ đạo xuyên suốt hoạt động
này trong năm học, xem đây là một trong những hoạt động chính của nhà trường .
Giải pháp 2: Nâng cao vai trò của giáo viên
* Giáo viên chủ nhiệm lớp:
Giáo viên chủ nhiệm cần giáo dục cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần
thiết, giúp các em nhận thức rõ “ giữ gìn vệ sinh trường lớp” là một nét đẹp văn
hóa học đường.
- Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm phải dành thời gian quan tâm,
nhắc nhở học sinh phải luôn giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Giữ gìn vệ sinh trường,
lớp và coi đây là nhiệm vụ chung của tất cả những thành viên trong lớp học chứ
không phải là nhiệm vụ của tổ trực hay lao công của trường.
- Giáo viên chủ nhiệm cần phân công lịch trực nhật cụ thể, rõ ràng, phân

công lớp phó lao động ghi rõ tên học sinh trực nhật vào từng trang sổ đầu bài của
buổi học đó để tiện theo dõi, đánh giá thực hiện sau mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học
kỳ vào tiêu chí rèn luyện đạo đức của học sinh.
- Học sinh phải quét lớp, lau bàn ghế dơ, thu nhặt rác trước và sau mỗi buổi
học mang bỏ vào thùng rác, vệ sinh bảng sạch sẽ. Công việc tự dọn và vệ sinh lớp
học cần giao cho cá nhân học sinh tự chịu trách nhiệm nơi mình ngồi, không viết
bậy, vẽ bậy lên bàn ghế. Việc phải chịu trách nhiệm dọn và giữ gìn vệ sinh chỗ
ngồi của mình là điều mà học sinh cần phải học và thực hành hằng ngày để tạo ý
thức và hình thành thói quen tốt.

3


- Tạo nền nếp và tính tự giác cho học sinh bằng công tác tổng vệ sinh lớp, dọn
rác trong hộc bàn, lau chùi kính, tường, nền gạch trong phòng học và ngoài hành
lang vào cuối mỗi tuần vào sau giờ sinh hoạt lớp.
- Tăng cường công tác giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học qua
các giờ giáo dục tập thể, các hoạt động ngoại khóa….
- Tạo cho học sinh thói quen “ không mang đồ ăn thức uống vào lớp học”, “
nói không với xả rác”, “ mắt thấy rác , tay nhặt liền”.
- Giáo dục, nhắc nhở học sinh ý thức giữ gìn nhà vệ sinh tốt, dội nước sao cho
vừa sạch sẽ vừa tiết kiệm vừa tránh ô nhiễm vừa tạo tâm lí thoải mái cho các em
khi sử dụng
* Ban cán bộ lớp:
- Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm giám sát, nhắc nhở việc thực hiện và giữ gìn vệ
sinh của lớp.
- Ghi nhận, báo cáo kịp thời những trường hợp xả rác trong lớp, hộc bàn, vẽ,
viết bậy lên bảng, lên bàn ghế....
* Giáo viên bộ môn :
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại

hiệu quả, khi giáo dục môi trường chưa thể là một môn học.
- Giáo viện bộ môn cần lồng ghép, tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường
trong các bài giảng, những chủ đề, chủ điểm những nội dung có liên quan đến môi
trường trong các môn học giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, tác động đến
nhận thức cũng như nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Trong giờ dạy, giáo viên bộ môn cũng tạo thói quen dành sự quan tâm vấn
đề vệ sinh của lớp. Nếu lớp chưa thật sự sạch thì yêu cầu học sinh thu dọn thật sạch
sẽ rồi tiến hành tiết học.
Giải pháp 3: Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên
Ban chấp hành Đoàn trường phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên trong các buổi sinh hoạt Đoàn
- Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và ngày
môi trường thế giới. Treo những băng gon, những khẩu hiệu về môi trường, có thể
tổ chức cho học sinh thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường hay các cuộc thi theo chủ
đề về môi trường trong các buổi chào cờ đầu tuần . Từ đó nâng cao ý thức của các
em trong việc xây dựng, bảo vệ môi trường.
- Vận động học sinh tham gia tốt các phong trào ngày “ Chủ nhật xanh”, “
Thứ bảy tình nguyện” góp phần tạo cảnh quan cho nhà trường.
- Tổ chức hội thi “ Trang trí lớp học” nhằm tạo môi trường học tập thân
thiện, thu hút các em học sinh gắn bó, thêm yêu trường lớp, cũng là cách giáo dục
các em ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Phát động phong trào “ Kế hoạch nhỏ”, vận động học sinh nhặt giấy vụn,
thu gom chai nhựa,...vừa tạo kinh phí cho hoạt động Đoàn vừa góp phần làm sạch
4


môi trường, khuyến khích học sinh có những ý tưởng tái chế rác: lá cây mục làm
phân hữu cơ bón lại cây xanh, giấy vụn, vỏ bánh kẹo làm hoa giấy, lon nước ngọt,
chai nhựa dùng làm bình hoa,.... để trang trí lớp học.
- Phối hợp với đội cờ đỏ của nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, giám

sát và xử lí nghiêm những trường hợp học sinh xả rác bừa bãi.
Giải pháp 4: Vai trò của nhân viên trong nhà trường
* Công tác y tế học đường:
- Cán bộ y tế nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông cho
học sinh, ngoài giáo dục sức khỏe còn cung cấp cho các em những kiến thức về vệ
sinh góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân nói riêng và vệ sinh môi
trường nói chung
- Phối hợp với Ban lao động nhà trường theo kế hoạch định kì tổ chức cho
học sinh lao động: Phát hoang bụi rậm xung quanh trường, thu gom rác, các vật
dụng chứa nước đọng để muỗi không có nơi sinh sản,...
- Thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh khuôn viên, hành lang, lớp học, nhà vệ
sinh,...luôn sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh phát sinh,...
- Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tuần lễ vệ sinh, hạn chế ăn quà vặt,...
- Kiểm tra và nhắc nhở nhân viên căn tin trong việc giữ gìn vệ sinh môi
trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm,...
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các bình nước uống của học sinh ở
mỗi dãy hành lang lớp học, giáo dục các em ý thức giữ gìn của chung, không lãng
phí, sử dụng đúng mục đích và phải giữ vệ sinh.
* Nhân viên bảo vệ:
Ngoài vai trò, nhiệm vụ, công việc theo qui định, bảo vệ nhà trường cũng
cần có trách nhiệm với công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường
xanh- sạch- đẹp.
- Nhắc nhở, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trực nhật tưới cây ở khuôn viên
trường cũng như các bồn hoa.
- Thường xuyên cắt tỉa các chậu cây kiểng, bón phân, ...phối hợp với Đoàn
thanh niên trong việc trồng thêm cây xanh tán rộng, ít rụng lá tạo bóng mát và vẻ
mĩ quan cho khuôn viên trường, tạo nhiều bóng mát cho học sinh vui chơi, sinh
hoạt,...
* Nhân viên tạp vụ nhà trường:
Cùng hỗ trợ trong công tác giữ gìn vệ sinh của trường

- Hướng dẫn, nhắc nhở học sinh trực nhật quét rác, lá cây sân trường, hành
lang lớp học, cầu thang,... hốt rác bỏ vào thùng có nắp đậy, vận chuyển đến nơi tập
kết để công ty rác lấy chuyển đi.
- Chịu trách nhiệm quét dọn nhà vệ sinh sạch sẽ( của giáo viên và học sinh),
dội nước lại bồn cầu và thường xuyên xử lí bằng hóa chất, không để bồn cầu bị
5


đen, nước đọng bốc mùi hôi,....môi trường sạch, thoáng,..cũng góp phần nâng cao
ý thức trong mỗi người và hơn nữa cũng sẽ tránh lây nhiễm nhiều loại bệnh.
Giải pháp 5: Nhiệm vụ của Ban lao động nhà trường
Lao động trong nhà trường là một trong những hoạt động giáo dục rèn luyện
học sinh về ý thức lao dộng , vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ
sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tổ chức cho học sinh lao động theo định kỳ trong từng hoạt động của nhà
trường nhằm tạo ra môi trường tốt cho phong trào giáo dục trong nhà trường.
- Việc tổ chức lao động cho học sinh phải đúng qui định: tập trung học sinh
điểm danh, kiểm tra dụng cụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, duy trì lao động, nghiệm
thu, đánh giá rút kinh nghiệm … góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong
công tác lao động ở học sinh cũng là nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên nhà trường quy hoạch, tu sửa khuôn viên trường,
trồng và chăm sóc cây cỏ, ốp lát các ô bồn hoa.
- Thường xuyên tổng vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh, các phòng chức năng, tạo
môi trường luôn xanh-sạch-đẹp.
- Điều động lực lượng học sinh tham gia phong trào vệ sinh môi trường tại địa
phương .
Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết hợp với xử lý vi
phạm
Tăng cường kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kì các lớp học và khu vực phân
công vệ sinh.

- Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra công tác trực nhật
đầu giờ của lớp, nhắc nhở phê bình và yêu cầu tổ trực nhật phải thực hiện ngay
việc dọn vệ sinh nếu lớp nào thực hiện chưa tốt, đồng thời ghi nhận và báo giáo
viên chủ nhiệm.
- Đoàn thanh niên cùng với đội cờ đỏ của trường thường xuyên tổ chức kiểm
tra vệ sinh đột xuất.
- Trong quá trình kiểm tra vệ sinh tại lớp có ghi nhận bằng biên bản yêu cầu
lớp trưởng cùng giáo viên đang đứng lớp giảng dạy kí để làm căn cứ chấm điểm thi
đua của lớp và cũng là nhắc nhở ngầm trách nhiệm của giáo viên khi để tình trạng
lớp mất vệ sinh. Có thể cảnh cáo trước cờ những lớp giữ vệ sinh chưa tốt và yêu
cầu làm vệ sinh công ích.
- Mỗi thầy cô đều có trách nhiệm phát hiện và nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ
sinh trường lớp.
- Học sinh xả rác trong trường lớp cần xử phạt tùy theo mức độ vi phạm

6


Học sinh trực làm vệ sinh sân
trường

Học sinh trực làm vệ sinh sân trường

7


Lớp lao động cuối tuần

Lớp lao động cuối tuần


8


Lớp lao động cuối tuần

Lớp lao động cuối tuần

9


Trồng cây xanh tạo bóng mát.

Phong trào vẽ tranh bảo vệ môi trường.

10


Thuyết trình thi vẽ tranh
do Đoàn phát động.

Sản phẩm học sinh tái chế từ
chai nước để làm bình hoa.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Một số giải pháp trên có thể triển khai, ứng dụng cho các trường Trung học
phổ thông trong tỉnh góp phần cải thiện, hỗ trợ trong việc xây dựng trường học
xanh- sạch- đẹp nhằm góp phần tích cực trong việc xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
11



Nhờ sự nỗ lực cố gắng, sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong
nhà trường khi tiến hành thực hiện giải pháp trên trong các năm học qua, chúng tôi
nhận thấy:
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của các thành viên trong nhà trường được
nâng cao một cách rõ rệt.
- Học sinh có sự chuyển biến tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp
nói riêng và giữ gìn vệ sinh môi trường học đường nói chung.
- Lớp học, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều cây
xanh, các bồn hoa được chăm sóc cẩn thận,...
- Giáo dục về bảo vệ môi trường được thực hiện một cách triệt để và đồng
bộ hơn, có sự phối hợp hơn giữa các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường.
3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Các trường Trung học trong toàn tỉnh có thể áp dụng những giải pháp này.
Bến Tre, ngày 09 tháng 3 năm 2018.
Nhóm thực hiện

12



×