Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.42 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU...............................................................................Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................. Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................... Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................. .Trang 2
1.5. Những điểm mới của SKKN..........................................Trang 3
2. NỘI DUNG........................................................................... Trang 4
2.1. Cơ sở lí luận............................................................... ....Trang 4
2.2. Thực trạng ......................................................................Trang 5
2.3. Những giải pháp..............................................................Trang 8
2.4. Hiệu quả đạt được...........................................................Trang 16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................... .................. . Trang 18
3.1. Kết luận.......................................................................... .Trang 18
3.2. Kiến nghị..........................................................................Trang 18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài :
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô
dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhà
trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”.
Mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về phẩm chất, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Giáo dục
phẩm chất cho học sinh là một trong những hoạt động quan trọng của nhà
trường, nhằm hình thành cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc con
người Việt Nam, biết chăm học, chăm làm, tự tin, tự trọng, trách nhiệm, trung


thực, kỷ luật, đoàn kết, yêu thương... Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình
đối với mọi người, đối với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và
thực hiện đúng pháp luật…
Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, phẩm chất học
sinh luôn được quan tâm giáo dục. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày
nay, do nhiều nguyên nhân, hiện tượng suy thoái về đạo đức, một bộ phận
người lớn và thanh thiếu niên có lối sống buông thả, thực dụng cá nhân, vô
cảm; coi nhẹ tình người, tình cảm gia đình; coi thường pháp luật, thiếu ý thức
trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng; nạn bạo lực học đường,
những hành vi mất nhân tính....đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Là một giáo viên chủ nhiệm đang trực tiếp giáo dục học sinh ở một lớp 5
của trường Tiểu học Quảng Tâm, tôi muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng và thực
hiện những biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm, với
mong muốn giáo dục các em trở thành những học sinh có phẩm chất tốt, có
nền tảng đạo đức, có lòng nhân ái, biết yêu thương, có trách nhiệm với bản
thân, gia đình và cộng đồng,...., luôn vững vàng trước những khó khăn thử
thách của cuộc sống, trở thành những công dân tốt trong tương lai, xây dựng
và bảo vệ đất nước. Từ đó có được những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân nhằm ngày càng nâng cao chất
lượng giáo dục. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục phẩm
chất cho học sinh lớp 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5.
- Tìm hiểu và nắm bắt thực trạng về phẩm chất của học sinh lớp 5C trường
Tiểu học Quảng Tâm. Phân tích nguyên nhân. Đề ra những biện pháp sư phạm
và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục phẩm chất cho học
sinh lớp 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5. Áp dụng đối với
học sinh lớp 5C trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2017-2018.

1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý, sự phát
triển tư duy, đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh lứa
2


tuổi lớp 5. Nghiên cứu những phương pháp hình thành và phát triển phẩm chất
đạo đức cho học sinh tiểu học, các phương pháp giáo dục phẩm chất đạp đức
cho học sinh lớp 5. Những bài viết có liên quan đến giáo dục lòng nhân ái,
giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Phương pháp quan sát : Quan sát những biểu hiện hằng ngày trong các hoạt
động học tập, vui chơi, sinh hoạt trong gia đình, ứng xử với mọi người... của
học sinh, thái độ và những chuyển biến về phẩm chất của từng em.
- Phương pháp đàm thoại : Trò chuyện với học sinh, với Phụ huynh,...
- Phương pháp thống kê : Thống kê những biểu hiện về phẩm chất của học
sinh từ đầu đến cuối năm học. ( những hành vi vi phạm đạo đức ; những việc
làm, thái độ hành vi tốt ở từng học sinh của lớp )
1.5. Những điểm mới của SKKN:
*Thực trạng :
- Đặc điểm về phẩm chất của học sinh lớp 5C đầu năm học 2017 - 2018.
- Phân tích nguyên nhân về thực trạng phẩm chất của học sinh đầu năm học.
* Những giải pháp :
- Tìm hiều và nắm được những đặc điểm riêng về tính cách, cá tính, thể chất,
tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình từng em để có phương pháp, biện pháp riêng
giáo dục phẩm chất phù hợp với học sinh đó.
- Chú trọng giáo dục học sinh lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu cuộc
sống, biết ước mơ, sống có ích, chăm lao động và sống có trách nhiệm.
- Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh bằng các câu chuyện về tấm
gương đạo đức của Bác Hồ, bằng những tấm gương gần gũi ở địa phương,
trường, lớp.

- ( Một số việc làm cụ thể của giáo viên trong các giải pháp giáo dục phẩm
chất cho học sinh lớp chủ nhiệm).

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận :
Phẩm chất là một trong những thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con
người. Trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có
khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục... nhưng đều hướng
tới mục tiêu nhân cách. Trong đó việc hình thành phẩm chất con người ( đạo
đức) được quan tâm nhấn mạnh.
Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách
nói chung và phẩm chất nói riêng của con người với tư cách là thành viên
trong xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước
ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học
sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì
ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền
kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp
người học hình thành một hệ thống phẩm chất đáp ứng được với yêu cầu mới.
Hệ thống phẩm chất đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh
lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo
đó, những phát triển của phẩm chất người học trong quá trình giáo dục cũng
sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.
Theo quan điểm tâm lý học Mác-xít thì: Con người sinh ra không phải đã
có sẵn nhân cách và cũng không phải nó bộc lộ dần từ các bản năng nguyên

thủy. Nhân cách là một cấu tạo tâm lý được hình thành và phát triển trong quá
trình sống, hoạt động giao tiếp của mỗi người. Hay như nhà tâm lý học nổi
tiếng người Nga A.N. Leonchiep đã nói "Nhân cách là cái được hình thành,
không phải cái được sinh ra".
Dưới góc nhìn giáo dục học thì : Con người khi mới sinh ra chưa có nhân
cách, nhân cách phản ánh bản chất của xã hội của mỗi cá nhân và chỉ được
hình thành, phát triển trong hoạt động giao lưu. Chính trong quá trình sống,
hoạt động, giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi, giải trí... con người đã tự
hình thành và phát triển nhân cách của mình.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất :
Sự hình thành và phát triển phẩm chất của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân.
- Các yếu tố bẩm sinh - di truyền tốt là những mầm mống của phẩm chất và tài
năng, nhất là tài năng con người, các mầm mống cần được phát hiện kịp thời
và giáo dục đúng cách thì tài năng mới phát huy, tỏa sáng. Nếu không làm như
vậy, mầm mống cũng bị mai một. Do vậy yếu tố di truyền không có vai trò
quyết định đến hình thành phẩm chất nhân cách.
- Môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, xã hội, hoàn cảnh sống có tác
động và ảnh hưởng to lớn đến cá nhân nhưng cũng không có vai trò quyết
định đối với việc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì hoàn cảnh sáng tạo
4


ra con người nhưng trong một chừng mực, con người cũng sáng tạo ra hoàn
cảnh.
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
như: giáo dục sẽ định hướng cho phát triển nhân cách, giáo dục làm phát huy
các yếu tố bẩm sinh – di truyền, giáo dục khắc phục được một số các khuyết
tật, lệch lạc của cá nhân. Tuy vậy cá nhân phát triển đến mức độ nào, theo xu
hướng nào, giáo dục không quyết định được cho cá nhân. Giáo dục không là

vạn năng.
- Trong các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết
định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh Tiểu học được đánh giá sự hình
thành và phát triển phẩm chất qua các mặt chủ yếu : chăm học, chăm làm; tự
tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
Đánh giá bằng các mức độ :
a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
*Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5 :
- Xét về mặt tâm lí : Ở lứa tuổi học sinh lớp 5 tình cảm của các em không bền
vững, các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi những kích thích và tác động
bên ngoài, khó kiềm chế. Hay bắt chước. Thích được khen và được nên gương
trước mọi người. Các em bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì
nên rất muốn khẳng định mình, thích thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin, và
có dễ có hành vi bột phát thiếu suy nghĩ.
- Xét về mặt sinh lí : Theo nghiên cứu nhiều năm của Cixnôgôrôla thì trẻ
thường có các loại hành động thần kinh như :
+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn, tối ưu, nhanh, linh hoạt.
+ Loại thần kinh mạnh không cân bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế.
+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, chậm chạp, nói chậm.
+ Loại yếu, quá trình hưng phấn giảm.
Chúng ta biết rằng mỗi trẻ em lớn lên về tâm lí lứa tuổi có đặc điểm chung
nhưng tâm lí, cá tính, tính cách mỗi em khác nhau, mặt khác các em được lớn
lên ở mỗi hoàn cảnh gia đình môi trường khác nhau điều này có ảnh hưởng rất
lớn đến việc hình thành phẩm chất ở trẻ.
Nắm vững đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng học sinh, ta có thể có những
biện pháp, hướng giáo dục, uốn nắn phù hợp, hiệu quả hơn.

2.2. Thực trạng :
2.2.1. Về địa phương và gia đình học sinh :
Xã Quảng Tâm là một xã vùng nông thôn, đông dân, có đường Quốc lộ 47
đi qua, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa, rau màu,
chăn nuôi gia súc gia cầm, và làm công nhân ở các công ty may ở Khu công
nghiệp Lễ Môn. Trên địa bàn xã có chợ, bệnh viện, trường dạy nghề. Ủy ban
nhân dân xã luôn quan tâm chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Các trường trong xã
5


tương đối đầy đủ phương tiện dạy và học, thầy cô giáo nhiệt tình quan tâm
giáo dục học sinh toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực.
Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Phần lớn phụ huynh luôn chăm lo giáo
dục con em, phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các em. Trường tiểu
học có tổ chức ăn ở bán trú cho học sinh là những điều kiện thuận lợi trong
việc giáo dục học sinh.
* Những khó khăn :
- Trên địa bàn xã chưa có nơi vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em.
- Trong xã vẫn còn có hiện tượng cờ bạc, trộm cắp, nghiện ngập, gây gổ đánh
nhau...
- Một số người lớn chưa gương mẫu, có lối sống đạo đức chưa lành mạnh.
- Một số gia đình còn coi trọng việc học tập kiến thức, xem nhẹ giáo dục
phẩm chất cho con em.
- Nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa ít có thời gian quan tâm tới con, hoặc đi làm
cả ngày trưa không về, các em ở nhà với ông bà hoặc họ hàng.
- Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mất, mẹ mất hoặc đau ốm hoặc
thuộc diện Hộ nghèo, cận nghèo.
- Một số chương trình thông tin giải trí, mạng internet, sách báo,... chưa có sự
quản lí chặt chẽ, mà lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hay bắt ch ước, nhìn
nhận về xã hội chưa có sự hiểu biết đầy đủ cũng gây khó khăn cho việc giáo

dục phẩm chất cho học sinh.
2.2.2. Đặc điểm về phẩm chất của học sinh lớp 5C đầu năm học 20172018 :
Tổng số học sinh : 36 em, 15 em nữ, không có học sinh khuyết tật, sức
khỏe các em bình thường, 10 em là con em gia đình công chức, viên chức, 4
em con gia đình tiểu thương, còn lại bố mẹ các em đều làm nông nghiệp và
làm công nhân ở các công ty may, 12 gia đình các em bố mẹ đi làm xa từ sáng
đến chiều, 3 em con hộ nghèo và cận nghèo, 1 học sinh mồ côi bố, 2 em con
gia đình bố mẹ ly hôn - ở với mẹ, 1 học sinh có bố nghiện ma túy.
Những ưu điểm nổi bật về phẩm chất của học sinh :
- Các em hồn nhiên, trong sáng, thật thà, vui vẻ hòa đồng với bạn bè, biết chào
hỏi người trên, thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ học tập, một số em
biết làm một số việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Biết thực hiện nội quy của nhà
trường, biết thực hiện theo những yêu cầu của cô giáo.
Một số tồn tại về phẩm chất của học sinh đầu năm học:
- Nhiều học sinh thiếu tính tự giác, chưa có ý thức trách nhiệm trong mọi hoạt
động, chưa chăm học chăm làm ; tự lực, tự quản còn hạn chế, chưa có động
lực học tập, chủ yếu là vì sợ bố mẹ, sợ cô giáo, chỉ làm khi được phân công,
thực hiện đối phó các nhiệm vụ ; nghịch ngợm nhưng thiếu tự tin khi nói và
trình bày ý kiến của mình ; một số em chưa có ý thức tiết kiệm, phá phách ;
ích kỷ, hung hăng, sẵn sàng đánh bạn, làm hại bạn, thờ ơ vô cảm trước những
sự việc xảy ra xung quanh, chào hỏi mang tính đối phó, giao tiếp với người
trên lời nói thiếu lễ độ, nói tục, một số học sinh coi thường những nội quy của
nhà trường, nói dối, đổ lỗi cho người khác...Phần lớn những học sinh này có
6


chất lượng học tập về kiến thức kỹ năng và phát triển năng lực chưa tốt, có em
chưa hoàn thành, chưa đạt yêu cầu. Cụ thể :
- Nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin : 5 em ( Biểu hiện thường xuyên : Ngại giao
tiếp, ngại phát biểu ý kiến, trả lời ấp úng, trình bày ý kiến trước cô giáo và các

bạn còn rụt rè,...)
- Ý thức kỷ luật còn hạn chế : 4 em ( Đôi khi còn chưa nghiêm túc trong lễ
chào cờ, đi học chậm giờ, nói chuyện tự do trong giờ học, chưa thực hiện đầy
đủ các nội quy của nhà trường,....)
- Mất đoàn kết với các bạn : 3 em ( Đôi khi còn chửi thề, chọc ghẹo, chế giễu
bạn bè, hung hăng, hay đánh bạn, đánh em nhỏ,...)
- Chưa trung thực : 3 em ( Đôi khi còn nói dối cô giáo, nói dối bố mẹ, không
nhận lỗi, tự ý lấy đồ dùng học tập của bạn, lấy sách của bạn đi bán lấy tiền
mua đồ ăn, đồ chơi, chép bài của bạn...)
- Học và thực hiện các yêu cầu học tập một cách đối phó, chưa tự giác : 7 em (
Biểu hiện thường xuyên : Ngại học, ngại làm bài tập - cô giáo và cha mẹ phải
nhắc nhở thường xuyên, nói tục, vứt rác bừa bãi khi không có ai biết, ...)
- Chưa lễ phép với người lớn : 3 em ( Hay cãi lại bố mẹ, chưa nghe lời, nói và
có hành động thiếu lễ phép với người lớn...)
- Vô cảm, ích kỷ.... : 7 em ( Thờ ơ khi thấy bạn bị ngã, bỏ chạy khi thấy bạn bị
nôn ói mà không giúp đỡ, thấy bạn đánh nhau không can ngăn mà còn thích
thú cổ vũ cho bạn, sẵn sàng vì mình mà làm hại bạn như xé vở của bạn, dẫm
lên vở của bạn, vứt cặp của bạn, không giúp đỡ người khác,....)
- Chưa có trách nhiệm về việc làm của mình : 8 em ( Đánh rơi sách của bạn,
làm rách sách vở của bạn, giây mực vào vở bạn, làm em nhỏ vấp ngã nhưng
không xin lỗi và tìm cách khắc phục mà còn tìm cách đổ lỗi cho bạn khác,....)
- Chưa chăm làm: 6 em ( Thường xuyên trốn làm trực nhật, uể oải khi làm các
công việc được lớp và nhà trường phân công, ham chơi trò chơi điện tử, ngại
làm việc nhà, có em không làm bất cứ công việc gì ở gia đình,...)
Tuy rằng những tồn tại trên về phẩm chất ở học sinh tiểu học chưa phải là
trầm trọng nhưng nếu không được quan tâm giáo dục uốn nắn kịp thời thì đó
là những mầm mống của những con người trong tương lai ích kỉ cá nhân, vô
cảm, sẵn sàng gian lận, bạo lực... để có lợi cho bản thân, làm đẩy lùi sự phát
triển của xã hội, của đất nước.
Tìm hiểu nguyên nhân :

*Vể phía gia đình :
- Một số gia đình coi trọng kết quả học tập về kiến thức mà xem nhẹ việc uốn
nắn giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em, đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất,
những đòi hỏi của các em, các em không phải làm bất cứ công việc gì ở gia
đình dù là việc nhỏ vừa sức phù hợp với lứa tuổi như quét nhà, nhặt rau, rửa
bát.... khiến các em ích kỷ, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình, thờ ơ, vô tâm
với những gì đang xảy ra xung quanh, lười làm việc nhà, ...
- Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống, ảnh hưởng
tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con em. (Buôn bán gian lận,
nói tục, nghiện ngập, nói xấu người khác, bố mẹ không hòa thuận, bạo lực gia
đình, vi phạm pháp luật...).
7


- Nhiều gia đình quan tâm giáo dục con em nhưng biện pháp giáo dục chưa
phù hợp, chưa đúng đắn, gây áp lực về học tập cho con, yêu cầu con phải đạt
được thành tích, danh hiệu về học tập, trách phạt con nặng nề khi các em mắc
lỗi khiến cho các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói dối, làm đối phó,....ham thành
tích, ham danh lợi.
- Một số gia đình bố mẹ đi làm xa, hoặc bố mẹ ly hôn, ít có điều kiện quan
tâm sát sao uốn nắn giáo dục con em, ...
- Một số gia đình để các em tự sử dụng máy tính và internet, điện thoại, xem ti
vi gây tình trạng ham chơi trò chơi điện tử, bắt chước những hiện tượng tiêu
cực, bạo lực, chán học, ngại học, ngại làm việc nhà và các công việc ở lớp,
mệt mỏi, uể oải....
*Do bản thân học sinh :
Một số học sinh tính tự giác tự quản, tự lực còn hạn chế... ỷ lại, chưa cố gắng,
chưa phân biệt được điều tốt, xấu, sống theo bản năng...
* Về phía giáo viên :
- Giáo viên còn coi trọng dạy kiến thức hơn việc quan tâm uốn nắn giáo dục

phẩm chất cho học sinh. Dùng nhiều biện pháp trách phạt khiến các em thực
hiện đối phó mà chưa thay đổi được ý thức, nhận thức để tự giác và hứng thú
thực hiện.
2.3. Những giải pháp :
2.3.1. Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống; lắng nghe,
yêu thương, tôn trọng, hiểu và sẵn sàng giúp đỡ học sinh :
Trong việc giáo dục phẩm chất cho học sinh, vai trò của người thầy là vô
cùng quan trọng. Đối với học sinh tiểu học, cô giáo là người mà các em xem
như thần tượng để học tập, bắt chước, làm theo. Bởi vậy, giáo viên cần phải
luôn trau dồi, rèn luyện và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống tốt, gương mẫu
về mọi mặt, đặc biệt là lòng nhân ái, yêu thương con người, công bằng, thân
thiện, ân cần, gần gũi yêu thương học sinh bằng tấm lòng người mẹ. Giúp đỡ,
chia sẻ, động viên học sinh khi các em gặp khó khăn. Đặc biệt, giáo viên cần
rèn luyện cho mình kỹ năng kiềm chế, bình tĩnh, tìm biện pháp giáo dục đúng
đắn khi các em mắc lỗi. Giáo viên cần xác định được giáo dục học sinh là kiên
trì nhằm làm thay đổi nhận thức, ý thức của các em chứ không phải làm các
em sợ bằng những hình phạt cũng không chỉ bằng những lời nói, bài giảng mà
chính là những việc làm, thái độ, cách cư xử, giao tiếp của cô giáo hàng ngày
với các em, với mọi người là tấm gương gần gũi mà các em được học tập, làm
theo. Các em có nể phục, kính trọng, tin tưởng cô giáo thì các biện pháp giáo
dục mới có hiệu quả.
- Rèn luyện kỹ năng xử lý khi học sinh mắc lỗi :
Trong quá trình giáo dục học sinh, khi các em mắc lỗi, nếu quát mắng, trách
phạt bằng các hình thức như yêu cầu các em đứng lên bảng, phạt.... sẽ khiến
các em xấu hổ, gây tính trơ lỳ, bất cần, nói dối, đối phó, mà giáo viên cần
kiềm chế, kiên nhẫn, bình tĩnh, hỏi, tìm hiểu đúng sự việc, nguyên nhân, để
chính học sinh phạm lỗi nói ý kiến, suy nghĩ của mình, giáo viên cần phân tích
để các em thấy rõ được đúng sai, để các em thấy được những tác hại về thái
độ và việc làm chưa đúng, biết nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi. Giáo viên cần thể
8



hiện rõ sự không đồng tình bằng thái độ, ánh mắt, cử chỉ,... và đánh dấu số lần
phạm lỗi của học sinh vào sổ theo dõi riêng, giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh
cần phải sửa chữa không được tái phạm. Gặp riêng học sinh vào cuối giờ học
để lắng nghe các em trình bày những suy nghĩ của mình, kết hợp uốn nắn,
giúp đỡ, giao nhiệm vụ và yêu cầu khắc phục...
VD : - Với học sinh đánh bạn : Giáo viên cần tìm hiểu đúng sự việc bằng việc
hỏi các học sinh chứng kiến, tìm nguyên nhân, gặp riêng và hỏi học sinh vi
phạm : - Vì sao con đánh bạn ? nếu con bị người khác đánh, con cảm thấy thế
nào ? Con thấy mình như vậy là đúng hay sai ? Sai thì con phải làm gì ? Con
có thực hiện được không ? Cô tin là con làm được, cô sẽ theo dõi đấy...
Với biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh gần gũi, tin và nể phục cô giáo,
biết nhận lỗi và sửa lỗi, có tiến bộ rõ rệt.
2.3.2. Tìm hiều và nắm được những đặc điểm riêng về tính cách, cá tính,
thể chất, tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình từng em để có phương pháp, biện
pháp riêng giáo dục phẩm chất phù hợp với học sinh đó.
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt có đặc điểm chung và có những đặc
điểm riêng khác nhau. Ngay từ đầu năm học, thông qua các hoạt động giáo
dục, giáo viên quan sát, gần gũi, tiếp xúc, thăm và tìm hiểu gia đình các em.
Từ đó, hiểu và biết hoàn cảnh gia đình, cách giáo dục con em của từng gia
đình, đặc điểm riêng của từng em về tính cách, cá tính, tính tình, sức khỏe, sở
thích, ưu nhược điểm, những tâm tư tình cảm....Tìm hiểu và phân tích đúng
được những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển lệch lạc theo chiều hướng xấu
về phẩm chất đạo đức của từng học sinh. Khi hiểu từng học sinh, giáo viên sẽ
có những biện pháp giáo dục phù hợp tránh làm tổn thương và gây ra những
hậu quả tiêu cực, khuyến khích các em tu dưỡng và rèn luyện để tiến bộ hơn.
Ví dụ với học sinh mắc lỗi như lấy đồ của bạn tùy từng đặc điểm riêng về tính
cách em đó mà sử dụng biện pháp giáo dục phù hợp, có thể khuyên bảo, có
thể trách phạt trước lớp, có thể gặp riêng kín đáo để phân tích, trò chuyện giúp

em hiểu việc mình làm là sai và cần phải khắc phục sửa chữa. Như vậy mới
tránh được những hành vi tiêu cực do xấu hổ mà học sinh mắc lỗi làm những
điều dại dột không nên, hoặc trơ lỳ bất cần,... Làm cho học sinh thấy được dù
mình sai, mắc lỗi nhưng vẫn được yêu thương, được tôn trọng, được đối xử
công bằng và đó chính là động lực để các em sửa lỗi và tiến bộ hơn.
2.3.3. Chú trọng giáo dục học sinh lòng nhân ái, yêu thương con người,
yêu cuộc sống, biết ước mơ, sống có ích, chăm lao động và sống có trách
nhiệm.
Từ xưa đến nay, tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống
mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp,
gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh
hơn. Có lòng nhân ái, biết yêu thương, con người sẽ sẵn sàng giúp đỡ người
khác, biết chia sẻ, biết hi sinh, biết làm những việc có ích, sống lương thiện,
cao thượng, khoan dung, độ lượng, vị tha và có trách nhiệm... giúp mỗi chúng
ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày. Muốn nuôi dưỡng lòng nhân ái cho
học sinh cần khơi dậy đức tính yêu thương con người, sống bao dung độ
lượng ở các em ngay từ khi còn bé. Tình cảm được hình thành từ trong hoạt
9


động sống, học tập hàng ngày, nên giáo viên không nên chỉ lời lẽ mang tính lý
thuyết suông, mà xuất phát từ những cử chỉ, điệu bộ, hành động cụ thể, chân
thực hàng ngày như cùng các em đi thăm bạn bị ốm, quyên góp giúp đỡ các
bạn nghèo, giúp đỡ bạn bị mệt trong giờ học, đỡ bạn khi bạn bị ngã, biết bảo
vệ bạn khi bạn bị bắt nạt, lên án và can ngăn các hành vi bạo lực, mất đoàn
kết, động viên khi bạn có chuyện buồn, cho bạn mượn bút, đi chung áo mưa...
kể cho các em nghe, cho các em xem hình ảnh, hoặc tới thăm các trại trẻ mồ
côi, trẻ em bị khuyết tật, những hoàn cảnh của người dân phải chịu nhiều khó
khăn do thiên tai, bệnh dịch, tổ chức cho các em nói về những hoàn cảnh, khó
khăn ở gần nhà em, ở địa phương mà em chứng kiến, về tình mẹ, tình cha,

tình cảm gia đình anh em, xem các video câu chuyện “Quà tặng cuộc sống”,
“Suối nguồn yêu thương” như “ Người mẹ một mắt”, “Hai bát mì”, “Chuyện
của y tá Vân”, “Tình mẫu tử thật cảm động”,... tích hợp trong các giờ sinh
hoạt lớp và các bài học có nội dung liên quan… Qua đó giúp các em thấu hiểu
và chia sẻ khó khăn, mất mát của những số phận kém may mắn hơn mình, biết
yêu thương và kính trọng cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Với mỗi công
việc khuyến khích học sinh xung phong làm, giao công việc và hướng dẫn
cách làm cụ thể, yêu cầu học sinh thực hiện và tự đánh giá nhận xét, đánh giá
cao những học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi....Khuyến khích động viên các em
chăm nuôi một số con vật trong gia đình, trồng và chăm sóc, bảo vệ xanh cây
ở trường, ở nhà. Lòng nhân ái, độ lượng không chỉ dừng lại ở việc thể hiện
giữa con người với con người, nó còn thể hiện cách trẻ đối xử với con vật nuôi
nói riêng hay thái độ với việc bảo vệ động vật nói chung. Do đó, nếu môi
trường sống xung quanh có điều kiện, khuyến khích cha mẹ học sinh tạo cơ
hội cho các em được gần gũi tiếp xúc với các con vật như hướng dẫn cách
nuôi dưỡng, chăm sóc chúng. Các em được tiếp xúc với các con vật nuôi,
tham gia trồng và chăm sóc cây sẽ giữ được cân bằng hơn trong cuộc sống,
thêm yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên. Học sinh có lòng nhân ái, biết yêu
thương sẽ có những ước mơ đẹp và cố gắng thực hiện ước mơ của mình, biết
trân trọng bản thân, tôn trọng người khác và ý thức trách nhiệm hơn trong
cuộc sống, cố gắng làm tốt công việc của mình, biết làm việc có ích, sẵn sàng
giúp đỡ người khác ...
2.3.4. Giúp học sinh xác định rèn luyện phẩm chất tốt là nhiệm vụ quan
trọng của mỗi người học sinh :
- Tổ chức cho học sinh học tập các nhiệm vụ của người học sinh, 5 điều Bác
Hồ dạy, học nội quy của nhà trường, của lớp học, .... ngay từ tiết sinh hoạt lớp
đầu năm học. Thảo luận về câu nói của Bác Hồ “ Có đức mà không có tài làm
việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng.” Nhằm giúp học
sinh hiểu được, con người không chỉ cần có tài, có kiến thức, hiểu biết mà còn
cần phải có đức ( Phẩm chất tốt) để trưởng thành, trở thành người có ích. Từ

đó các em có động lực, hướng phấn đấu, rèn luyện bản thân phát triển toàn
diện.
- Giáo viên khuyến khích học sinh lấy ví dụ cụ thể bằng những hiểu biết trong
cuộc sống hàng ngày và qua sách báo, truyền hình : Người không tuân theo
10


những quy định của cộng đồng, vi phạm pháp luật, bất hiếu với cha mẹ, trộm
cắp, ....thì có giúp ích được cho gia đình và cộng đồng không, cuộc sống của
họ có bình yên, hạnh phúc không ? Vì sao ? Gia đình của họ sẽ thế nào, bản
thân họ sẽ ra sao ?....giúp các em xác định học tập tốt và rèn luyện phẩm chất
tốt là những nhiệm vụ quan trọng của mỗi người học sinh.
- Đối với học sinh lớp 5, là lớp cuối của bậc Tiểu học, cần giúp các em định
hướng mục tiêu rèn luyện về phẩm chất đó là : Chăm học, chăm làm; Tự tin,
trách nhiệm, Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương. Bằng câu hỏi, và
những dẫn chứng, ví dụ thảo luận giúp các em hiểu được :Thế nào là chăm
học, chăm làm ?.....là trung thực, kỉ luật ? Đoàn kết, yêu thương...? ( lấy ví dụ
những biểu hiện trung thực, tự tin, trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương, chăm
học, chăm làm, kỉ luật, ....ở học sinh trong lớp). Vì sao cần em phải chăm học,
chăm làm, phải trung thực, kỉ luật.....? Khuyến khích để học sinh trình bày
những ý kiến suy nghĩ của mình, lắng nghe bạn, nghe cô giáo... Nhằm giúp
các em hiểu và có được những định hướng đúng đắn phấn đấu rèn luyện bản
thân trở thành những công dân tốt xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương
lai.
-Tổ chức câu lạc bộ “Lớp chúng mình” vào tiết sinh hoạt thứ hai trong tháng
đầu tiên của năm học. Tùy vào đặc điểm phẩm chất của mỗi học sinh, chia
nhóm và đặt tên cho các nhóm : Nhóm “Chăm làm” ( Gồm những em chưa
chăm làm), nhóm “Chăm học” ( Gồm những em chưa tự giác học tập), nhóm
“Kỷ luật” ( Gồm những em thiếu ý thức kỷ luật, chưa thực hiện tốt nội quy
của nhà trường), nhóm “Tự tin”( Gồm những em chưa mạnh dạn...), nhóm “

Trách nhiệm”, nhóm “ Đoàn kết”, nhóm “Trung thực”, nhóm “Yêu thương”
khuyến khích tạo điều kiện cho các em giao lưu, mạnh dạn nói ý kiến suy nghĩ
của bản thân về ưu nhược điểm, hướng phấn đấu rèn luyện của mình...Từ đó
giáo viên giúp các em có được những định hướng rèn luyện đúng đắn.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận, cô giáo cùng góp ý cho từng bạn những
điểm cần phát huy và những gì cần sửa chữa khắc phục. Yêu cầu học sinh viết
bản cam kết phấn đấu và rèn luyện bản thân về phẩm chất có chữ ký của phụ
huynh. ( Nội dung bản cam kết yêu cầu học sinh tự nhận xét những ưu điểm,
nhược điểm và hướng khắc phục phấn đấu của bản thân – Giáo viên lưu giữ
để theo dõi những tiến bộ ở học sinh để nhận xét đánh giá thường xuyên từng
tuần, tháng cho đến cuối năm học để nhận xét, khen ngợi từng em).
Qua việc theo dõi học sinh, các em đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế và dần
khắc phục được những nhược điểm của mình.
2.3.5. Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh bằng các câu chuyện về
tấm gương đạo đức của Bác Hồ, bằng những tấm gương gần gũi ở trường
lớp, địa phương:
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Bác là một tấm gương sáng về đạo
đức lối sống cho cả dân tộc ta học tập và làm theo. Bằng các câu chuyện kể về
Bác Hồ, tích hợp dạy trong các bài học đạo đức, giờ sinh hoạt lớp, hoạt động
ngoài giờ lên lớp như : “Bác Hồ trồng rau cải”, “Ai chẳng có lần lỡ tay”,
“Không có việc gì khó”, “Lộc bất tận hưởng”, “Câu hát ví dặm”,....Qua việc
đọc, nghe, thảo luận,...các em rút ra những bài học đạo đức cho mình và làm
11


theo như : có trách nhiệm, khiêm tốn, bao dung, biết hòa đồng yêu thương
chia sẻ với mọi người, chăm chỉ lao động, sáng tạo, không nên chủ quan, biết
trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc, biết thể hiện tình yêu Tổ quốc, tự
hào dân tộc bằng việc làm cụ thể, sống có mục đích, chí hướng, biết cách tự
hoàn thiện mình, động viên giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tiến bộ,...

Khuyến khích học sinh nêu những tấm gương ở lớp, trường, địa phương như
bạn chăm học, bạn khiêm tốn, bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn, bạn nhặt được của
rơi trả người đánh mất, bạn biết dũng cảm nhận lỗi, ...bác giúp đỡ người bị tai
nạn, ủng hộ người nghèo,...là những tấm gương gần gũi các em tin tưởng, nể
phục và học tập.
2.3.6. Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt
động :
- Phẩm chất học sinh được hình thành qua việc tiếp xúc, giao tiếp, trải nghiệm
trong các hoạt động. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, phẩm chất các em được bộc
lộ rõ nét trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể như thể dục
thể thao, dã ngoại, ... Trong các hoạt động này, giáo viên linh hoạt tổ chức
hoạt động thi đua theo nhóm, hoạt động cá nhân, luôn quan sát những biểu
hiện ở học sinh, kịp thời khuyến khích uốn nắn, khuyên bảo để các em tiến bộ.
Rèn tính kỷ luật, trung thực, đoàn kết, có trách nhiệm, tự tin, tương trợ giúp
đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ,...
- Ngoài ra cần tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục như : Quyên góp
ủng hộ các bạn nghèo trong lớp, ủng hộ các bạn là nạn nhân chất độc màu da
cam, mua tăm ủng hộ Hội người mù, tổ chức giúp bạn không may gia đình
gặp hoạn nạn,...giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của hoạt động, giáo dục lòng
nhân ái, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Qua việc tổ chức các hoạt động cho thấy học sinh rất tích cực hào hứng
tham gia đặc biệt là các hoạt động về thể thao, văn nghệ, tham quan dã ngoại,
chơi trò chơi học tập, các em bộc lộ rõ những phẩm chất như có trách nhiệm,
biết tương trợ, đoàn kết, lắng nghe, tự sửa chữa, điều chỉnh những khuyết
điểm của bản thân để tiến bộ.
2.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông kết hợp với lấy gương
người thật việc thật ở địa phương và trường lớp vào việc giáo dục phẩm
chất cho học sinh:
Hiện nay, truyền hình VTV3, VTV1 có chương trình “Quà tặng cuộc sống”,
“Suối nguồn yêu thương” có nhiều câu chuyện hấp dẫn, xúc động, dễ hiểu,

gần gũi với lứa tuổi học sinh tiểu học. Chương trình “Việc tử tế”, “Cặp lá yêu
thương” là những gương việc làm tốt có thật trong cuộc sống hàng ngày,...và
một số Phóng sự nói về những tấm gương người tốt, việc tốt có nội dung giáo
dục phẩm chất rất thiết thực và sâu sắc. Giáo viên thường xuyên sưu tầm, cập
nhật, lựa chọn và download một số video nội dung hấp dẫn, dễ hiểu, dễ cảm
nhận, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các trương trình đó, yêu cầu
học sinh cùng xem và suy ngẫm vào một số giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ
( VD : thứ 3 và thứ 5 trong tuần ), vào thời gian chuyển tiết học (Mỗi câu
chuyện thường 3 phút đến 5 phút). Sau khi học sinh xem, thảo luận về nội
dung câu chuyện, câu chuyện khuyên em điều gì, em học tập được điều
12


gì....em hiểu được điều gì....Em nói suy nghĩ, cảm xúc của em về câu
chuyện, ....Em xúc động về điều gì ? Nếu em là nhân vật trong câu chuyện em
sẽ đối với mẹ như thế nào....? Tại sao....lại bị thất bại...? Em rút ra bài học quý
báu gì cho bản thân qua câu chuyện ? Giáo viên cần chú trọng nhấn mạnh
những bài học rút ra từ mỗi câu chuyện, ví dụ chăm chỉ, trung thực, tuân theo
quy định pháp luật, sống hòa đồng, nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ người
khác,.. sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mình...( Trong năm
học, tôi đã cho học sinh xem một số video : Bí quyết thành công, Tình mẫu tử,
Người con vô cảm, Cái giá của sự trả thù, Quà mừng thọ, Giá của sự trung
thực, Giúp đỡ người khác. Ác giả ác báo, Người mẹ một mắt, Hai bát mì,
Thiên đường dành cho những kẻ lười biếng, Giá của sự thất bại, Ba câu
hỏi,....) Khuyến khích các em xem chương trình “Việc tử tế” trên VTV3 hằng
ngày và đến lớp thi đua nói lại nội dung cho các bạn nghe, nói những suy nghĩ
cảm nhận của em,...em học tập được những điều gì..., em còn biết được những
tấm gương người tốt việc tốt nào nữa khi xem các chương trình truyền hình và
đọc sách báo....? Qua đó, giáo dục lòng nhân ái và những phẩm chất tốt của
con người cho học sinh.

- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những những tấm gương người tốt việc
tốt ở ngay trong lớp, ở trường, địa phương. VD : Bạn A không tham của rơi
trả người đánh mất, bạn B biết giúp bạn, cho bạn mượn bút khi bút của bạn
hết mực, bạn C đã kịp thời nói với cô giáo khi thấy các bạn vứt rác không
đúng nơi quy định, bạn D đã dũng cảm nhận lỗi, bác E đã giúp người tàn tật
sang đường....Đồng thời khuyến khích học sinh nêu những nhân vật, những
việc làm xấu đáng lên án, vì sao....
Qua đó, các em phân biệt được tốt, xấu trong phẩm chất con người, thấy
được trong cuộc sống, có rất nhiều người tốt, sống cao thượng, giàu lòng nhân
ái, yêu thương con người, có hiếu với cha mẹ, sẵn sàng giúp đỡ người
khác....các em thấy yêu cuộc sống, muốn sống tốt. Các em đã có những biểu
hiện tiến bộ như biết yêu thương giúp đỡ bạn, có cảm xúc bày tỏ đồng tình
hay lên án, hiểu được tình cảm của cha mẹ, chăm chỉ, ít thờ ơ và vô cảm với
những gì xảy ra xung quanh, tự giác hơn trong mọi hoạt động...
2.3.8. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục phẩm
chất đạo đức cho học sinh :
- Ngay từ đầu năm học, thông qua buổi Họp phụ huynh đầu năm, giáo viên
trao đổi để phụ huynh thấy rõ được yêu cầu giáo dục học sinh toàn diện cả về
kiến thức-kỹ năng, năng lực và phẩm chất, đặc biệt coi trọng giáo dục phẩm
chất đạo đức cho các em trong tình hình xã hội hiện nay. Tác hại của việc chỉ
coi trọng về học tập kiến thức, thành tích...đến việc hình thành nhân cách học
sinh.
- Đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, gặp gỡ trò chuyện với
phụ huynh, thường xuyên liên lạc qua điện thoại trao đổi về những biểu hiện
của học sinh ở gia đình, ở lớp đặc biệt là những học sinh chưa ngoan, hoặc có
biểu hiện bất thường. Qua đó giáo viên nắm được rõ hơn về hoàn cảnh những thuận lợi khó khăn, đặc điểm, phẩm chất, cách giáo dục trong gia đình
của từng em, biết được nguyên nhân để tác động và phối hợp giáo dục học
13



sinh, giúp đỡ các em khó khăn về vật chất như hỗ trợ quần áo, đồ dùng học
tập,... gần gũi động viên học sinh thiếu thốn tình cảm, gia đình gặp khó khăn
như đau ốm hoạn nạn,...
VD : - Trò chuyện, thuyết phục, phân tích hậu quả của việc nuông chiều đáp
ứng đầy đủ những đòi hỏi của các em. Cần hướng dẫn và khuyến khích các
em làm việc nhà vừa sức phù hợp với lứa tuổi; quản lý chặt việc sử dụng máy
tính và internet, xem chương trình trên ti vi hợp với lứa tuổi, theo dõi khuyên
bảo con chọn bạn để chơi. Không cho con tiền để tự ý mua đồ ăn hoặc thưởng
bằng tiền, vật chất gây tính tham lam, coi trọng tiền của vật chất ở học sinh.
Hướng dẫn tự học ở nhà...
- Phân tích tác hại của việc đánh mắng con gây tâm lí trơ lì, hay nói dối,
chối cãi mỗi khi mắc lỗi…Cần gần gũi, động viên, hiểu những suy nghĩ tình
cảm của con.
- Tìm cách sắp xếp công việc để quan tâm hơn đến con, hướng dẫn làm việc
nhà vừa sức như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo, ...., quản lí không để em tự ý
đi chơi xa, quan tâm xem em chơi với những ai ở nhà để kịp thời khuyên bảo.
Bố mẹ và những người trong gia đình cần gương mẫu trong cách nói năng…
Động viên những tiến bộ ở em, khen ngợi nhiều hơn gây hứng thú chăm chỉ
làm việc và học tập...
- Tôn trọng những sở trường, năng khiếu ở các em, không quá gây áp lực về
học tập, về thành tích mà coi nhẹ giáo dục phẩm chất đạo đức, những đức tính
căn bản của một con người lương thiện, có ích, biết yêu thương chia sẻ...
-Nếu các em nghỉ học vô lí do, đến lớp chậm giờ, hay có những biểu hiện bất
thường như mệt mỏi, thờ ơ trong giờ học, buồn bã, hung dữ với bạn bè....giáo
viên liên lạc ngay với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp khắc
phục....( VD : Học sinh đi học nhưng không đến lớp mà đi chơi trò chơi điện
tử, học sinh thức quá khuya để xem phim,...)
Được sự tin cậy và ủng hộ của phụ huynh học sinh, hầu hết các gia đình đã
có sự chuyển biến trong cách giáo dục con em, các em đã có sự tiến bộ tích
cực, vui vẻ tự tin hơn, dám nhận lỗi và tích cực sửa lỗi, không chối cãi, chia sẻ

nhiều điều với bạn bè và cô giáo, tự giác giúp đỡ bạn...không còn hiện tượng
học sinh trốn tránh các công việc, tự giác chăm học hơn, không còn hiện
tượng ham chơi điện tử mà quên thờ ơ các hoạt động khác.
2.3.9. Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh bằng các câu thành ngữ,
tục ngữ, các câu chuyện có nội dung giáo dục:
Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang nội
dung thâm thúy và sâu sắc, khuyên con người chăm chỉ, nhân hậu, hiếu thảo
với mẹ cha, đoàn kết yêu thương,....Trong giờ sinh hoạt lớp, thời gian chuyển
các tiết học, hoặc có thể trong các giờ chơi, giải lao giáo viên có thể tổ chức
một số trò chơi “Tiếp sức” hay “Ô chữ bí ẩn” gợi dẫn để học sinh tìm hoặc
cung cấp cho các em một số câu tục ngữ thành ngữ có nội dung như : Khuyên
con người có hiếu với cha mẹ, khuyên con người chăm học, chăm làm, nhân
hậu, trọng tình nghĩa hơn tiền của, đoàn kết, trung thực, tự trọng ....Ngoài ra
còn có thể kể cho học sinh nghe một số câu chuyện trong tập truyện “ Hạt
giống tâm hồn”, “Quà tặng cuộc sống” , tôi nhận thấy học sinh có cảm xúc,
14


bày tỏ sự cảm động đối với nội dung nhiều câu chuyện, biết nhận xét, đồng
tình hay lên án về các nhân vật...
2.3.10. Dạy tốt môn học Đạo đức, liên hệ thực tế gần gũi với học sinh:
Môn Đạo đức là môn học quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
phẩm chất đạo đức cho học sinh, giúp các em biết, hiểu và thực hiện được
những hành vi, thái độ đúng với chuẩn mực ; giúp các em biết phân biệt đúng,
sai, biết đồng tình, biết lên án,...Ngoài việc hình thành những chuẩn mực đạo
đức, phần thực hành luyện tập, giáo viên lấy những tình huống gần gũi và
thực tế ở lớp, ở nhà của chính các em để các em nhận xét, nêu ý kiến của
mình, giúp các em liên hệ thực tế bằng những gì bản thân đã làm được và
chưa làm được cụ thể, không nói chung chung đặc biệt là với những học sinh
hay vi phạm....Giáo viên kết hợp nhận xét về học sinh trong lớp, khen ngợi,

nhắc nhở....
VD : Học bài “Có trách nhiệm về việc mình làm”.
Cần giúp học sinh hiểu rõ được : Những biểu hiện của người có trách
nhiệm ? Vì sao cần phải có trách nhiệm về việc mình làm ?
Phần thực hành : Giáo viên nêu một số tình huống thường xảy ra với học sinh
trong lớp để các em xử lý tình huống : Em làm gì khi vô ý làm giây mực vào
vở bạn. Em chạy vội làm bạn ngã. Em vô ý làm vỡ bình hoa ở nhà ....
Liên hệ : Giúp học sinh trong lớp nêu được những bạn có trách nhiệm về việc
mình làm, vì sao em biết ? Liên hệ bản thân em....
Kết thúc giờ học, giáo viên nhận xét khen ngợi, khuyến khích học sinh trong
lớp đã có những biểu hiện có trách nhiệm, nhắc nhở những học sinh chưa có
trách nhiệm về việc làm của mình và bày tỏ niềm tin các em sẽ ngày càng tiến
bộ, có ý thức trách nhiệm hơn, .... Cô giáo và các bạn sẽ chứng kiến và theo
dõi...
2.3.11. Giáo dục phẩm chất đạo đức thông qua tất cả các môn học :
Tất cả các môn học ở trường tiểu học đều có nội dung mang tính giáo dục
sâu sắc, từ những nội dung đó, giáo viên linh hoạt khai thác và ứng dụng vào
bài học định hướng những chuẩn mực đạo đức cho các em giúp các em nhận
xét bản thân, rút ra những bài học đạo đức cho mình.
- VD: Bài “ Một vụ đắm tàu” ( Tập đọc lớp 5) : Sau phần củng cố nội dung
bài, giáo viên khuyến khích học sinh nêu những cảm nhận, suy nghĩ của mình
về 2 nhân vật trong bài đọc và hướng học sinh liên hệ bản thân : Là con trai,
em cần rèn luyện cho mình những đức tính gì ? Em cần học tập bạn nam trong
bài những phẩm chất tốt gì ? Là nữ em cần rèn luyện cho mình những đức tính
gì ? Em cần học tập bạn nữ trong bài những phẩm chất tốt gì ?
Với tùy từng bài văn, phần kết bài cần khuyến khích học sinh mở rộng viết
về trách nhiệm của em đối với mẹ, với trường em, với thầy cô, bạn bè, chăm
sóc cây cối, con vật,...
Môn lịch sử : Trong mỗi bài học, giáo viên cần khơi dậy lòng tự hào dân tộc,
lòng yêu nước, yêu độc lập tự do và trách nhiệm của người học sinh, liên hệ

thực tế việc học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp ( những gì đã làm
được và chưa làm được cần cố gắng khắc phục...)
15


Môn Địa lý, Khoa học : Thông qua những bài học định hướng cho học sinh
có ý thức tiết kiệm tài nguyên, yêu quý và bảo vệ môi trường xung quanh,...
2.3.12. Quan tâm đặc biệt những học sinh ngỗ nghịch, hay phạm lỗi, chậm
tiến bộ:
- Với những học sinh tính cách hiếu động, lười học, mất đoàn kết với bạn, ý
thức kỷ luật hạn chế....Giáo viên cần đặc biệt quan tâm theo dõi những biểu
hiện ở học sinh để biết các em chơi với những bạn nào, có bỏ thể dục giữa
giờ, bỏ học vô lí do không, vì sao lười học. Kèm cặp trong giờ học, đưa các
em hoà nhập với nhóm học sinh ngoan : xếp chỗ ngồi cạnh bạn ngoan, chăm
học. Tách những học sinh hiếu động, hay nghịch ngợm và ý thức kỉ luật còn
hạn chế ngồi xa nhau. Tổ chức cho các em cùng chơi với các bạn ngoan, cùng
hoạt động nhóm với các bạn ngoan tạo điều kiện cho các em học tập bạn, biết
lấy tấm gương của bạn để tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Xây dựng nề nếp học tập nghiêm túc, thường xuyên gọi các em phát biểu
trong giờ học, tăng cường giao việc vừa sức với yêu cầu tăng dần, đôn đốc
kiểm tra cuốn hút các em vào giờ học, tránh tình trạng các em nói chuyện
riêng, nghịch ngợm, trêu chọc các bạn….
- Không kỳ thị, phân biệt, cần gần gũi các em hơn, quan tâm hơn, thân thiện,
tâm sự, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, bày tỏ sự tin tưởng các em tiến bộ.
2.3.13. Thường xuyên ghi nhận, biểu dương những việc tốt, những tiến bộ
ở từng học sinh :
Lập Sổ “ Việc làm tốt”. Hàng ngày, hàng tuần, tháng,...các em được cô
giáo ghi nhận, biểu dương, khen ngợi sẽ giúp các em cảm thấy vinh dự, vui
sướng và có động lực phấn đấu sống tốt, những việc tốt đơn giản như nhặt
giúp bạn cái thước bị rơi, cho bạn mượn bút, dũng cảm nhận lỗi, cài giúp bạn

khuy áo, lau bảng sạch sẽ, làm đầy đủ các bài tập, xâu kim giúp bà, tự giác
làm việc nhà như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo, không tham của rơi ...Đây
chính là động lực to lớn để các em có lối sống tích cực và suy nghĩ tích cực.
Khi các em có lối sống tích cực, các em sẽ luôn nhìn nhận mặt tốt của mọi
việc xung quanh mình. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp các em trở
thành người có trái tim và khối óc nhân hậu. Từ đó, khi đứng trước mọi việc,
các em sẽ luôn có được cái nhìn nhân văn, có mối quan hệ tốt với môi trường
xung quanh.
2.4. Hiệu quả đạt được :
2.4.1. Học sinh :
- 100% học sinh thích đi học, không có hiện tượng học sinh sợ sệt lo lắng, đối
phó, tự ti khi đến trường, các em cởi mở, tự tin, hồn nhiên, hòa đồng, thoải
mái bộc lộ tính cách phẩm chất, cá tính riêng của mình và tích cực tham gia
các hoạt động giáo dục.
- Phần lớn các em mạnh dạn, tin tưởng tâm sự, chia sẻ với cô giáo, với bạn bè,
tự tin, thân thiện, tự giác trong công việc của lớp, của trường, biết tự giác làm
việc nhà vừa sức, yêu gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, không bắt nạt em nhỏ,
biết tự đánh giá bản thân, biết nhận lỗi và cố gắng sửa lỗi.
- Không còn hiện tượng học sinh đánh bạn, lấy trộm đồ của bạn, bỏ học đi
mua quà bánh, đồ chơi, chơi điện tử, vô lễ với người trên.
16


- Các em đoàn kết, biết giúp đỡ chia sẻ với bạn, biết hưởng ứng tích cực
quyên góp ủng hộ các bạn nghèo, biết giảng bài khó cho bạn, sẵn sàng cho
bạn mượn sách, bút, ...biết giúp đỡ, động viên, chia sẻ với bạn khi bạn bị mệt,
gặp khó khăn,...Nhiều em biết cách ngăn chặn và lên án việc làm xấu của bạn.
- Những học sinh trước đây hay trốn trực nhật đã biết xung phong trồng và
tưới bồn cây, tự giác làm trực nhật, tích cực hơn trong các hoạt động.
- Hiện tượng học sinh nói tục, vứt rác bừa bãi giảm rõ rệt, các biết nhắc nhở

nhau để cùng nhau tiến bộ. Biết cảm nhận và bộc lộ cảm xúc với những việc
xảy ra xung quanh mình...
- Sự chuyển biến tích cực về phẩm chất đạo đức kéo theo những chuyển biến
tích cực trong học tập và phát triển năng lực của học sinh. Nhiều học sinh có
tiến bộ rõ rệt, hứng thú, tự giác, chăm chỉ, cố gắng nỗ lực học tập, có tinh thần
trách nhiệm với công việc được phân công. Biết bộc lộ cảm xúc và hành động
trước những việc xảy ra xung quanh mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở
từng bài học, một số học sinh chuyển biến tích cực về năng lực tự quản, tự
học, giao tiếp và tiến bộ hơn về học tập kiến thức kỹ năng.
Kết quả xếp loại giữa kỳ II về Phẩm chất học sinh :
Chăm học, chăm làm : Tốt : 21 em. Đạt : 15 em. Cần cố gắng : 0
Trung thực, kỉ luật : Tốt 30 em. Đạt : 6 em. Cần cố gắng : 0
Tự tin, trách nhiệm : Tốt : 29 em. Đạt : 7 em. Cần cố gắng : 0
Đoàn kết, yêu thương : Tốt 33 em. Đạt 3 em. Cần cố gắng : 0
2.4.2. Giáo viên :
- Trách nhiệm hơn trong công việc, quan tâm gần gũi với học sinh hơn, nắm
vững đối tượng học sinh, biết rõ điểm mạnh, điểm yếu từng em. Được học
sinh kính trọng, tin yêu.
- Mối liên hệ với gia đình học sinh chặt chẽ thường xuyên hơn. Phụ huynh tin
tưởng, thường xuyên chủ động trao đổi về con em mình với giáo viên.
- Rút được bài học kinh nghiệm về giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Phối hợp cùng với đồng nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục.
2.4.3. Với đồng nghiệp và nhà trường :
- Có sự trao đổi liên hệ, học hỏi rút kinh nghiệm thường xuyên, cùng phối hợp
giáo dục học sinh, hạn chế những vi phạm đạo đức trong trường học. Đẩy
mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường.
2.4.4. Cha mẹ học sinh :
- Cha mẹ học sinh biết rõ được những ưu nhược điểm của con em mình,
những gì cần khắc phục trong gia đình để phối hợp cùng giáo viên giáo dục
các em.

- Phụ huynh không còn phó mặc cho nhà trường, trách nhiệm hơn, quan tâm
giáo dục phẩm chất đạo đức cho con em, tin tưởng thầy cô và nhà trường, theo
dõi và động viên các em học tập.
- Mối liên hệ giữa gia đình học sinh với giáo viên và nhà trường chặt chẽ hơn,
phụ huynh hiểu và nắm bắt rõ hơn những kế hoạch hoạt động của nhà trường,
phối hợp cùng với nhà trường giáo dục con em.
- Nhiều phụ huynh thay đổi nhận thức trong việc giáo dục con, quan tâm sát
sao hơn và giáo dục con em đúng phương pháp, không dùng bạo lực, biết
17


khuyến khích và động viên, khuyên bảo con em, các em thêm kính trọng, tình
cảm yêu thương gia đình được bồi đắp là động lực để các em phấn đấu tu
dưỡng và rèn luyện để trở thành người tốt, có ích cho gia đình và đất nước.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học là một trong những
nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp. Để đáp ứng được
những yêu cầu về giáo dục phẩm chất cho học sinh hiện nay, giáo viên phải
luôn giữ vững và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực từ lời nói, hành
vi, lối sống lành mạnh và trong sáng, gần gũi, quan tâm, yêu thương học sinh
với tấm lòng của người mẹ, nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hiểu đặc
điểm riêng tính cách từng em, kiên trì, linh hoạt, đặc biệt cần tôn trọng nhân
cách học sinh, nhẹ nhàng dùng tình cảm, gần gũi, thân thiện, tạo niềm tin đối
với các em cùng với việc phối kết hợp với gia đình giáo dục học sinh có hiệu
quả. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cần chú trọng giáo dục lòng
nhân ái, sự mạnh dạn, tự tin, năng động cho học sinh. Lấy những tấm gương
người thực việc thực gần gũi..., liên tục theo dõi, uốn nắn, động viên học sinh
trong quá trình học tập và rèn luyện. Việc làm này phải được tiến hành liên
tục, thường xuyên và lâu dài trong quá trình giáo dục và cùng với việc phát

triển năng lực và học tập kiến thức kỹ năng để giáo dục các em trở thành
những chủ nhân tương lai của đất nước biết sống yêu thương, tự chủ và có
trách nhiệm.
3.2. Kiến nghị :
- Đối với Phòng giáo dục : Cần tổ chức các chuyên đề về giáo dục phẩm
chất đạo đức cho học sinh Tiểu học, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi học
hỏi kinh nghiệm. Tôi nghĩ đây là vấn đề rất đáng được quan tâm trong xã hội
hiện nay.
- Đối với địa phương : Cần quan tâm, tạo nơi vui chơi cho các em, Đoàn
thanh niên cần thường xuyên tổ chức các hoạt động ở địa phương dành cho
các em thiếu niên nhi đồng, đặc biệt là vào dịp các em được nghỉ Hè.
- Đối với nhà trường : Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần đưa vấn đề
giáo dục đạo đức cho học sinh thường xuyên hơn để giáo viên trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học sinh chậm
tiến bộ.
Trên đây là một số biện pháp của cá nhân tôi đã áp dụng trong quá trình
giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Quảng Tâm
năm học 2017-2018. Mặc dù đã có những kết quả đạt được nhưng vẫn còn
nhiều tồn tại cần rút kinh nghiệm và bổ sung khắc phục. Tôi rất mong được sự
góp ý, trao đổi của các đồng nghiệp để có được những biện pháp giáo dục
phẩm chất cho học sinh có hiệu quả, nhằm giáo dục các em trở thành những
công dân tốt của đất nước trong tương lai.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
18


NHÀ TRƯỜNG


mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học :
- Mô đun TH1, TH2, TH3 : Phần Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng
giáo dục.
2. Giáo trình của Trường Sư phạm Hà Nội 1 về :
- Phương pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học.
- Tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Tiểu học.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Lê Thị Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Quảng Tâm
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Giáo dục học sinh cá biệt lớp

5B trường Tiểu học Quảng
Tâm.

2.

Một số biện pháp giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh
lớp 5C trường Tiểu học

3.

4.

Quảng Tâm
Một số biện pháp đánh giá

Kết quả
Năm học
Cấp đánh
đánh giá đánh giá xếp
giá xếp loại
xếp loại
loại
Phòng Giáo
dục và Đào
tạo Thành
B
2012 - 2013
phố Thanh
Hóa

Phòng Giáo
dục và Đào
tạo Thành
B
2014 - 2015
phố Thanh
Hóa

Phòng Giáo
dục và Đào
học sinh Tiểu học theo Thông
tạo Thành
tư 30/2014/TT-BGDĐT của
phố Thanh
Hóa
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một số biện pháp giáo dục
Phòng Giáo
dục và Đào
phẩm chất cho học sinh lớp 5
tạo Thành
phố Thanh
Hóa

C

2015 - 2016

A


2016-2017

Giáo viên

Lê Thị Mai

20


.

21



×