Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ học tập TIN học lớp 11 tại TRƯỜNG THPT hậu lộc i – hậu lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.82 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I.

MỞ ĐẦU

2

1.

Lí do chọn đề tài ..............................................................................

2

2.

Mục đích nghiên cứu ......................................................................

3

3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................

3

4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................

3


II.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...................................

3

1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .........................................

3

2.

Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ........................

4

3.

Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề ..............................

7

4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...............................................

16


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................

17

1.

Kết luận .........................................................................................

17

2.

Kiến nghị ............................................................................................

17

Tài liệu tham khảo ...........................................................................

19

1


ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I”
I.

MỞ ĐẦU:


1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay công nghệ thông tin được xem là một trong những ngành mũi nhọn,
độ nóng vẫn chưa giảm nhiệt trong mỗi lần chọn nghành nghề của học sinh khối
12, ngành công nghệ thông tin vẫn đang chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách
kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước đang phát triển và đã phát triển.
Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học: trong Hội nghị TW 8
khóa XI đã thơng qua Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngày 26/12/2018
Bộ giáo dục và đào tạo vừa mới ban hành chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể
trong đó Tin học – Cơng nghệ có nhiều nội dung đổi mới, địi hỏi học sinh phải có kiến
thức, kỹ năng cao hơn và định hướng nghề mang tính thiết thực hơn đáp ứng được xu
hướng hội nhập trong thời đại công nghệ 4.0.

Trong phân công nhiệm vụ những năm học qua bản thân liên tục phụ trách
các lớp khối 11, tơi khơng ít trăn trở làm sao để có chất lượng đại trà tốt, hồn
thành nhiệm vụ trong công tác bồi dưỡng học sinh mũi nhọn mà nhà trường giao
cho. Sau nhiều năm giảng dạy trực tiếp, tôi nhận thấy vấn đề không phải nằm ở
kiến thức khó hay dễ, ngắn hay dài, học sinh thích hay khơng thích mà vấn đề là
học sinh có hứng thú với tiết học không. Một tiết học hăng say của các em làm
động lực để người thầy tìm tòi và mang lại bài giảng ý nghĩa.
Bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập tin học thì cũng có một bộ
phận khơng nhỏ các em không hào hứng lắm với môn học, sự tập trung không cao, nguyên
nhân là do mất hứng thú học tập, không thấy nhu cầu của việc học hay học tin học khơng
giải quyết được vấn đề gì. Nhận thấy đây là một công việc đầy gian nan và thách
thức nên tơi đã có quyết tâm đổi mới trong cách làm từ đó tạo ra sự hứng thú
trong việc học cho các em.

2



Dựa trên thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu tôi đã rút ra một số kinh nghiệm,
vì vậy xin chia sẻ với bạn đọc và các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm ít ỏi này
thơng qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I – HẬU LỘC”
Rất mong các đồng nghiệp góp ý để đề tài tiếp tục được hoàn thiện và làm tài
liệu tham khảo đồng thời có thể áp dụng một cách có hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra những kinh nghiệm đã tích lũy thiết thực nhất tạo ra sự hứng thú học
tập tin học của các em lớp 11.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc học tin học lớp 11 tại trường
THPT Hậu Lộc I làm cơ sở cho việc giảng dạy.
Chia sẻ những kinh nghiệm bản thân đã áp dụng trong quá trình giảng dạy để
tạo ra sự hứng thú học tập của HS.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tin học 11.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập tin học lớp
11 cho học sinh trường THPT Hậu Lộc I
Phạm vi nghiên cứu: học sinh thuộc lớp 11A3 và 11A6 trường THPT Hậu Lộc
I năm học 2020-2021.
Lớp 11A3: Ban cơ bản, 100% học sinh học các mơn học chính khối là Tốn,
Lý, Hóa
Lớp 11A6: Ban cơ bản, 100% học sinh các mơn học chính khối là Tốn, Ngữ
văn, Tiếng anh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Trực tiếp dạy thực nghiệm trên lớp, thường xuyên theo dõi quá trình học
tập của học sinh thông qua kiểm tra, khảo sát.
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo, …
- Kiểm tra trước và sau khi tác động


3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1 Khái quát chương trình Tin học 11:
+ Tầm quan trọng của Tin học 11: xin trích dẫn lời của Dennis Ritchie tác giả
ngơn ngữ C: “Pascal là ngơn ngữ thanh lịch. Nó vẫn tiếp tục tồn tại. Nó đã khởi
nguồn cho khơng ít ngơn ngữ đàn em và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc thiết kế
các ngơn ngữ lập trình nói chung” – Trích SGK Tin 11. Vì vậy nó sẽ rất hữu ích
cho việc phát triển các ngơn ngữ lập trình khác.
+ Trên thực tế nội dung chương trình Sách giáo khoa tin học 11 khơng có q
nhiều kiến thức như các mơn khác. Trong phân phối chương trình có tổng 52 tiết
cả năm trong đó có 31 tiết là các tiết bài tập thực hành, ôn tập và kiểm tra, nội
dung kiến thức nằm trong 6 chương thì hai chương đầu bao gồm các khái niệm
cơ bản về ngôn ngữ lập trình Pascal, ba chương tiếp theo là: Cấu trúc rẽ nhánh
và lặp; Kiểu dữ liệu có cấu trúc (Mảng và Xâu; còn kiểu bản ghi thuộc phần
giảm tải SGK), nội dung thuật toán nằm nhiều ở bài 11 và 12 là mảng và xâu;
Tệp và thao tác với tệp thì khơng có gì phức tạp, khi các em đã nắm được các
thao tác với tệp thì mọi bài tốn thì nó sẽ thành nội dung đơn giản. Nội dung
chương VI là “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” nhưng kiến thức đáng
chú ý nhất nó nằm ở phần cách truyền tham số trong chương trình con (tham số
trị và tham số biến) nhưng SGK lại trình bầy ví dụ rất cụ thể, dễ hiểu thơng qua
ví dụ. Cịn về các thuật tốn thì chủ yếu lại nằm ở chương 3 và 4 và các thuật
toán cơ bản lớp 10 đã trình bày.
1.2 Sự hứng thú trong học tập của học sinh:
Theo Nguyễn Quang Ẩn thì “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối
với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang
lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [1]1. Khái niệm này vừa nêu

được bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân.
Trong học tập sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự
say mê, tích cực của học sinh với môn học, với bài giảng của giáo viên và với
nhiệm vụ mà giáo viên giao cho các em. Kết quả học tập là học sinh tham gia
vào nhiều hoạt động của giáo viên trên lớp, thông qua các hoạt động trên lớp
1

/>
4


học sinh hiểu bài, đánh giá xếp loại cuối năm tỷ lệ khá giỏi ngày càng nâng lên.
Ngược lại, một tiết học mà học sinh khơng có hứng thú học thì lớp ồn, học sinh
khơng tham gia vào các hoạt động của giáo viên.
Vì vậy để có hứng thú trong học tập tin học 11 thì:
- Nhận thấy nội dung kiến thức đó cần để giải quyết vấn đề trong 1 tình huống mà e
đã gặp hoặc đã đặt ra mà chưa giải quyết được hay giải quyết chưa triệt để.
- Làm cho các em thấy được ý nghĩa thiết thực của việc học tin học đối với bản
thân
- Làm cho các em cảm thấy thích hay thỏa mãn với kiến thức mà các em có
được của mơn học đặc biệt là lập trình.
- Làm cho các em thấy việc học tin học còn là trách nhiệm cũng là nhu cầu của
một cơng dân đặc biệt là một đồn viên thanh niên trong thời đại mới trước sự
phát triển và hội nhập của đất nước.
Việc giáo viên nhận thức càng sâu sắc điều kiện tạo hứng thú cho học sinh
học tin càng có nhiều giải pháp phù hợp.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng môn Tin học:
Tin học là môn học đưa vào chương trình giáo dục THPT đã hơn 10 năm,
nhưng tâm lý của học sinh và một bộ phận phụ huynh cịn xem nhẹ mơn học, chỉ

dành thời gian cho các mơn học chính khối, một số gia đình chưa thực sự quan
tâm tới bộ môn, thiếu sự phối kết hợp tích cực và cương quyết trong quản lý con
em.
Các tài liệu giáo trình hỗ trợ cịn hạn chế, chủ yếu hợp với giáo dục chuyên
nghiệp, đại học cao đẳng.
Môn học mang nặng tính lý thuyết, dàn trải dẫn đến tâm lý của giáo viên và
học sinh khi học không hứng thú.
Số tiết phân phối của bộ môn trên lớp cịn q ít nên khó khăn cho việc ơn
tập, củng cố kiến thức.
2.2. Thực trạng các lớp nghiên cứu
- Một số đặc điểm lớp 11A3 đầu năm học: Được hiểu là lớp chọn khối A, lớp
có 27 nam, 15 nữ. Địa bàn cư trú ở 9 xã, có 11 học sinh nguyên là học sinh
trường năng khiếu trung học cơ sở. Giáo viên chủ nhiệm là cô Trần Thị Hiếu –
tổ trưởng tổ Toán, qua đánh giá chung trong lớp được chia làm 4 nhóm rõ ràng,
5


nhóm 1 có 3 đến 4 em có năng lực tự học tốt, thơng minh. Nhóm 2 có 13 đến 15
em học tốt ở các mơn, nhóm 4 có 3 đến 4 em chưa chăm chỉ học tập.
Thông qua các khảo sát đầu năm: Tôi đưa ra một số câu hỏi để các em tích
vào như hình thức trắc nghiệm:
+ Để điều tra thái độ của các em với bộ môn tin học 11 tôi đưa ra câu hỏi “
Em có thích học tin học khơng?” thu được 40 câu trả lời:
Mức độ

Số HS
điều tra

Rất
thích


Thích

Bình
thường

Khơng thích

Số lượng

42

15

19

3

5

Phần trăm

100 %

35,7

45,2

7,1


11,0

+ Với câu hỏi “Theo em mức độ quan trọng của môn Tin học với bản thân
em” thu được kết quả như sau:
Mức độ

Số học
sinh
điều tra

Rất quan
trọng

Quan
trọng

Bình
thường

Khơng
quan trọng

Số lượng

42

24

9


6

3

Phần trăm

100%

57,1

21,4

14,3

7,2

Thơng qua kết quả khảo sát tôi thấy đa số các em nhận định tin học là mơn
học quan trọng, nhiều em thích, nhưng thực tế giảng dạy trên lớp tôi thấy:
- Trong giờ học có các biểu hiện: Một số em chưa chun tâm học, khơng
tập trung nghe giảng, có học sinh lấy sách các môn theo khối ra học, ghi chép
bài không đầy đủ.
- Ở nhà: gần như không học bài cũ, khơng đọc kiến thức mới
- Thái độ: thích nhưng thờ ơ với mơn học, thích học trên phịng máy nhưng
khơng biết viết chương trình.
Như vậy tơi có thể nhận định đa số các em qua các phương tiện thông tin đại
chúng, qua công việc của người lớn biết rằng công nghệ thông tin là rất cần thiết
nhưng việc học tin học tại lớp thì khơng có nhiều hứng thú.
Ngun nhân của thực trạng đó:
Để tìm hiểu ngun nhân tơi đưa ra một số câu hỏi khảo sát:
1. “Mục đích học tin học của em là gì?”, tơi thu được kết quả:

6


Mức độ

Số học sinh Vì sự đam
khảo sát


Để tiếp thu
kiến thức

Giúp ích
sau này

Vì lí do
khác

Số lượng

42

6

8

17

13


Tỉ lệ

100 %

14,3

19,0

40,5

30,9

2. “Phương pháp giảng dạy của giáo viên môn Tin học hiện nay như thế nào”
Mức độ

Số học sinh
khảo sát

Rất lơi
cuốn

Tốt

Bình
thường

Tồi tệ

Số lượng


42

20

7

13

0

Tỉ lệ

100 %

47,6

21,5

30,9

0

Nhận xét
Số học sinh thích, đam mê mơn tin học khơng phải là ít. Số học sinh chun
tâm học trên lớp không nhiều, giáo viên giảng dạy cũng đã thu hút được học
sinh, một phần còn lại thiếu động cơ học môn tin học.
Như vậy tôi kết luận nguyên nhân của việc học sinh khơng có hứng thú học:
- Nhiều em thích học nhưng xuất phát từ tâm lý coi môn tin học là môn phụ,
không là môn thi chính thức trong kỳ thi THPT Quốc gia nên học sinh không
chú ý học.

- Áp lực thi cử, chỉ tập trung vào các mơn học chính khối để thi đại học, vào
đại học rồi cần học gì sẽ học sau.
- Chưa định hướng được tương lai sau này theo ngành nghề gì do nhiều sinh
viên học xong mà khơng có việc làm.
-Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động từ thời buổi kinh
tế thị trường, khơng giữ được ý chí quyết tâm học tập, một số nhận thức không
phải vào đại học là con đường duy nhất của các em nên học hành cầm trừng.
- Giáo viên giảng dạy thực chất vẫn chưa cuốn hút học sinh thật sự vào bài
giảng, chưa có biện pháp rõ ràng với những học sinh chưa tập trung vào học.
2. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để nâng cao hứng thú học tập môn Tin học 11 cần sử dụng đồng bộ nhiều giải
pháp, trong đề tài này, tôi chỉ xin đưa ra một số những kinh nghiệm bản thân đã

7


áp dụng và đúc rút sau nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 11, chú trọng hơn đến
những kinh nghiệm thu hút sự tò mò của học sinh:
3.1. Hướng nghiệp cho học sinh trong việc lựa chọn nghề tương lai, trong đó
ngành cơng nghệ thơng tin đang là ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn đặc biệt
là nhân lực chất lượng cao
Trong những năm gần đây, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua việc
trực tiếp làm công tác tốt nghiệp, đại học cao đẳng khối 12 tôi nhận thấy sức
nóng của các ngành cơng nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Rất nhiều học
sinh top đầu ban khoa học tự nhiên của nhà trường chọn ngành công nghệ thông
tin, như các học sinh Lê Trung Kiên, Nguyễn Hải Linh, Lê Thị Khánh Linh …
nhất tỉnh, nhì tỉnh năm 2019 nghành CNTT ĐH Bách khoa; Phạm Bích Ngọc,
Bùi Minh Sơn, Trương Minh Quang, Mai Danh Tỉnh … đạt giải nhất, nhì tỉnh,
đạt 27,0 điểm năm 2020 chọn các ngành CNTT ĐH của các trường ĐH nổi tiếng
là ĐH Cơng nghệ và ĐH bách khoa; năm 2021 có rất nhiều HS đạt thành tích

cao của nhà trường Đinh Thế An (giải ba lý Quốc gia), Hà Duy Bách (đội tuyển
Tin học tỉnh Thanh Hóa), Trương Đỉnh Đạt, Nguyễn Thu Mến, Trương Quang
Lập, Nguyễn Văn Thi, … đạt các giải nhất, nhì cấp tỉnh đăng ký vào đại học
Cơng nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Lấy một số gương về các anh chị theo ngành công nghệ thông tin từ cấp độ
đội tuyển, đến học chuyên ngành công nghệ thông tin đã thành công, một số
gương thành công trong nước và quốc tế trong hoạt động ngành công nghệ
thông tin để từ đó khơi dậy niềm đam mê cho các em.
3.2 Sự cần thiết của công nghệ thông tin trong tất cả các ngàn, nghề
Tác động vào tư duy của các em về lập trình rằng mọi bài tốn trong thực tế
đều được giải quyết bằng lập trình khi các em có thuật tốn nhằm nâng cao sự tị
mị, muốn tìm hiểu tri thức và thấy được sự cần thiết của việc học tin học phổ
thông.
Ngay khi dạy bài 9 “Tin học và xã hội” lớp 10, tôi đã dành thêm thời gian để
các em tìm hiểu và trình bày để các em tự rút ra sự cần thiết của công nghệ trong
tất cả các ngành, các nghề, các lĩnh vực.

8


Để khẳng định điều đó tơi lấy một số ví dụ nhỏ từ một số bài tốn lập trình
thường gặp trong khi học nâng dần đến các bài toán sát thực tế cuộc sống cho
các em:
Ví dụ 1:

Giải phương trình:

ax2 + bx + c = 0 Với các hệ số a, b, c thay đổi (a ≠ 0)
Ví dụ 2:


Liệt kê ra các số nguyên tố nhỏ hơn 100
Liệt kê các số nguyên tố từ 1000 đến 10000

Ví dụ 3: Cho tệp văn bản:
“Pascal
là ngơn ngữ thanh lịch .Nó vẫn tiếp tục tồn tại. Nó đã khởi
nguồn cho
khơng ít ngơn ngữ đàn em và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc thiết
kế các ngơn ngữ lập trình nói chung” – (Trích SGK Tin 11)
u cầu: Em hãy chuẩn hóa văn bản như trong yêu cầu soạn thảo một văn bản
đúng quy định đã học trong bài 16 SGK Tin học 10.
Ví dụ 4: Em hãy tìm hiểu hoạt động của một thư viện (thư viện trường). Xây
dựng phần mềm quản lý thư viện cho nhà trường.
Giáo viên phân tích một số ý để các em hình dung yêu cầu bài toán để thấy
được ý nghĩa của cần phải viết phần mềm. Khơng phân tích theo hướng sử dụng
một Cơ sở dữ liệu thông qua các bảng để lưu trữ thông tin của lớp 12.
Ví dụ 5: Phần mềm Unikey gõ tiếng Việt, Phần mềm tra từ điển tiếng anh Lạc
Việt, phần mềm diệt Virut Bkav, ...
Bằng một số ví dụ có thể đi đến kết luận rằng “Tin học nói chung và lập trình
nói riêng có vai trị vơ cùng to lớn trong cuộc sống hiện đại”. Có rất nhiều em
thích và đam mê nghành cơng nghệ, nếu làm tốt điều này ta sẽ nuôi được sự đam
mê cho các em để các em có thể có điều kiện để tiếp tục phát triển.
3.3 Dạy học dựa trên sự phân loại học sinh nhằm làm cho mọi học sinh luôn
trong trạng thái phải làm việc.
Theo tôi đây cũng là một cái vô cùng quan trọng đối với giáo viên bởi chúng
ta cần phải hiểu năng lực học sinh để dạy chứ khơng “cào bằng” tất cả đi để dạy
vì mỗi em có một trình độ khác nhau, khả năng tiếp thu kiến thức là khác nhau.

9



Phần đa học lực của học sinh trong lớp không được đồng đều vì vậy mỗi lớp
phải phải có giáo án khác nhau, ngay trong một lớp giáo án giảng dạy cũng phải
phân loại các đối tượng:
+ Với học sinh học lực giỏi: Kích thích các em phát triển các ý tưởng của
thuật tốn, thậm chí tự đặt ra các tình huống của bài tốn so với bài tốn gốc mà
thầy nêu. Cùng trao đổi với học sinh để giải quyết vấn đề đó, với đối tượng này
tuy ít nhưng cần trao truốt để các em không bị mất hứng đặc biệt ln phải đưa
các em vào tình huống “Có vấn đề” để các em tư duy tránh nhàm chán hay học
sinh ngồi chơi không. Cần tranh thủ các giờ thực hành hoặc tiết bài tập giáo viên
cần chuẩn bị các bài tập cùng dạng về lập trình trong Sách bài tập Tin học 11 và
các đề thi học sinh giỏi các năm theo mức độ tăng dần để học sinh tiếp cận.
Nhưng cũng không được sa đà vào đối tượng này để số còn lại ngồi theo kiểu
“vịt nghe sấm”.
Ví dụ về bài tốn gốc:
Khi dạy bài Bài tập và thực hành 5 tiết 28, 29 có bài tập số 2 như sau:
“Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một xâu kí tự S và thơng báo ra màn
hình số lần xuất hiện của mỗi chữ cái tiếng Anh trong S (không phân biệt chữ
hoa hay chữ thường)”
Với bài tốn này giáo viên có thể hướng dẫn cả lớp theo định hướng của sách
giáo viên tin học 11 (gọi là phương pháp đếm phân phối).
Sau khi các em hiểu và thực hành được bài này thì có thể tiếp tục để các em
áp dụng vào các bài toán tương tự như:
1. Đếm và in ra màn hình số số kí tự khác nhau có trong xâu S (Bài 4.39 sách
bài tập tin 11)
2. Tìm bảng chữ cái tối thiểu tạo nên xâu S.
+ Với học sinh trung bình khá: Đây là số học sinh chủ yếu của lớp nên bài
giảng tập trung vào đối tượng này, yêu cầu các em nắm chắc kiến thức cơ bản,
học đến đâu chắc đến đó, sau đó đưa ra các bài tập củng cố kiến thức đó. Khích
lệ các em tiếp cận và nghiên cứu các bài tập ở trong sách Bài tập tin học 11.

Ví dụ: Cũng trong bài tập và thực hành 5, bài 1 có yêu cầu “Kiểm tra xâu có
phải là xâu đối xứng khơng. Xâu đối xứng có tính chất: đọc nó từ phải sang trái
cũng thu được kết quả giống như đọc từ trái qua phải”
10


- Thuận lợi: kiến thức về đối xứng đã có trong toán học: cơ bản các em đã
nắm được
- Xâu đối xứng là gì?
- Cần tạo xâu đảo ngược P (xâu đọc từ phải sang) để so sánh với xâu ban đầu
và đi đến kết luận.
- Viết lại chương trình trên trong đó khơng dùng biến xâu P.
+ Với các học sinh học còn lại: Trong các giờ lý thuyết tranh thủ nhắc nhở
thêm cho các em, chỉ ra một số điểm cần lưu ý trong bài giảng để các em ghi
nhớ. Trong giờ bài tập cũng bài tập đó nhưng giảm mức độ yêu cầu cho một số
em này, tuyệt đối không để các em chán nản hay học mà khơng hiểu gì. Kiên trì,
nhẫn nại với các em, tìm ra cái các em biết, hiểu, làm được để khích lệ, biểu
dương dù là nhỏ.
Ví dụ: Tiết 21 bài tập phần mảng một chiều yêu cầu làm bài tập sau theo các
mức độ tăng:
Cho dãy a1,a2,… ,aN số tự nhiên ( 0< N <=10000; 0<= ai <= 60000 với
i=1,2, … ,N). Yêu cầu:
a) Nhập vào từ bàn phím mảng số nguyên trên và in ra màn hình mảng vừa
nhập
b) Hãy tính tổng các số của dãy
c) Cho biết số hạng lớn nhất trong dãy và vị trí cuối cùng của số hạng này
trong dãy
Về kiến thức thì sau khi học xong 2 tiết về mảng một chiều thi đa số các em
đã hiểu và có thể thực hiện. Lưu ý thêm:
Câu b) Với học sinh trung bình và yếu theo dõi và có thể gợi ý để các em phát

hiện ra cơng thức tính tổng của dãy:
S:=S+a[i];

với i thay đổi và thay đổi như thế nào

Câu c) Để tiếp tục gợi ra bài tốn mức độ khó hơn cho các em học lực giỏi
trong lớp làm nhanh và xong sớm thì tiếp tục đặt vấn đề như sau:
“Yêu cầu tìm số hạng nhỏ nhất và chỉ được vị trí đầu tiên đạt giá trị nhỏ
nhất, vị trí cuối cùng đạt giá trị nhỏ nhất đó”
11


Cuối giờ học giáo viên tiếp tục giao bài tập với bài toán trên các em về nhà
làm cho thầy một số yêu cầu sau:
1. Đếm số lượng các số chẵn, các số lẻ có trong dãy (mục đích để tiết sau học
bài tập và thực hành 3)
2. Đưa ra màn hình các số là bội của k (k nguyên dương nhập vào từ bàn
phím)
3. Đưa ra màn hình các số là số nguyên tố có trong dãy số trên (nhằm tăng
tính tị mị của học sinh giỏi – như một hướng cho các tự tìm hiểu và nhu cầu
tiếp tục học để giải quyết nhanh gọn yêu cầu này: chương trình con)
3.4.

Hướng dẫn để các em hiểu thuật tốn

Đây là vấn đề của việc học lập trình, nếu các em làm được mới ham, hiểu
được mới thích. Thực tế về mặt thuật tốn thì bắt đầu từ tiết 11 – Cấu trúc rẽ
nhánh mới viết các chương trình cụ thể u cầu về tư duy thuật tốn và tồn bộ
các chương trình trong chương 3 và 4 SGK Tin học 11 các em chỉ triển khai
bằng ngôn ngữ lập trình cho các thuật tốn đã biết và được nghiên cứu trong bài

4 – SGK Tin học 10. Vì vậy từ trước khi các em viết chương trình giáo viên cần
cho các em viết lại các thuật toán này như các bài tập ở nhà trước đó:
1. Thuật tốn giải phương trình bậc nhất, bậc hai
2. Tính tổng các số trong một dãy số
3. Thuật tốn tìm số lớn nhất của dãy số ngun
4. Thuật tốn kiểm tra tính ngun tố của một số nguyên dương
5. Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi
6. Thuật tốn tìm kiếm tuần tự
Làm thế nào để các em hiểu thuật tốn thì cần minh họa bằng các ví dụ rất cụ
thể và dần dần từng bước một, cần cái gì thì đi tìm, tính tốn cái đó dựa vào sự
khéo léo trong phương pháp truyền đạt của giáo viên ở từng bài toán.
Khi hiểu được thuật tốn thì cần kỹ năng diễn đạt thuật tốn bằng ngơn ngữ
lập trình. Nên chú ý các tránh một số lỗi thường gặp khi soạn thảo chương trình
trên máy ngay từ những chương trình đầu tiên.
Trong quá trình các em xây dựng thuật toán cần lưu ý với các em 2 điểm đối
với những học sinh học lực giỏi và khá của lớp:
12


Một là: với mỗi bài toán cần xác định đúng yêu cầu của bài toán (input và
ouput), chú ý đến giới hạn của dữ liệu vào (ví dụ N là integer hay word, longint
thậm chí vượt qua cả dữ liệu longint) để khai báo dữ liệu, lựa chọn thuật toán tối
ưu.
Hai là: Với mỗi bài tốn khi tiếp cận có thể đưa về các bài toán quen thuộc đã
gặp gọi là “quy lạ về quen” hoặc chia nhỏ bài toán thành các bài toán nhỏ hơn
để giải quyết gọi là “chia để trị”.
3.5.

Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy


Đây là vấn đề thường xuyên của giáo viên nếu muốn duy trì hứng thú của các
em đối với bài giảng. Theo phương pháp Bởi nó thường xun nên theo tơi đánh
giá nó là “khó”, vậy nên tơi có một số kinh nghiệm và muốn đề xuất như sau:
- Ln tích lũy, trao dồi liên tục kinh nghiệm giảng dạy: với mỗi tiết dạy ta
đều phải rút ra được kinh nghiệm giữa cái được và cái chưa được. Không ai dám
khẳng định rằng tôi dạy tiết này thành công, cũng tiết này sang lớp khác cũng
thành công.
- Tăng cường giảng dạy trên phòng máy và máy chiếu, sử dụng giáo án điện
tử: Phần đa học sinh thích học trên phịng máy, nhưng hiện nay nhà trường có 02
phịng máy, mỗi phịng máy có 27 đến 28 máy gồm 04 giáo viên giảng dạy. Như
vậy tất cả các giáo viên cần đăng ký lịch dạy phòng máy theo tuần, tránh trường
hợp trùng tiết hoặc có lớp được học nhiều, lớp được học ít. Khi dạy trên phòng
máy cần phải:
+ Quản lí lớp tốt, phát huy lớp tự quản và ban cán sự của lớp
+ Nên dùng cả máy chiếu để hướng dẫn các em
+ Yêu cầu các em phải làm bài tập ở nhà
+ Thường xuyên theo sát tiến trình các em làm trên máy, chấm điểm và nêu
gương những học sinh ý thức tốt, làm việc hiệu quả, hoàn thành chương trình
nhanh nhất, xử lý bài tốn tốt nhất (tốc độ, dữ liệu vào).
- Tăng cường dự giờ để học hỏi chun mơn, rút kinh nghiệm: Những lớp học
có giáo viên đến dự giờ cũng sẽ sôi nổi, ý thức học tập của các em được nâng
cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy được sự sáng tạo trong quá trình
giảng dạy và cũng là một biện pháp quan trọng giúp giáo viên chuẩn bị đầy đủ
13


kiến thức và hồ sơ, sổ sách trước khi đến lớp, tránh được tình trạng dạy chay,
thiếu sự chuẩn bị.
- Trong mỗi bài giảng, xác định rõ kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức khó,
hay sai lầm mà các em thường gặp phải.

Ví dụ 1:
Dạy chương VI chương trình con và lập trình có cấu trúc phải làm được:
+ Giúp ra cho học sinh thấy sự khác biệt của hàm và thủ tục;
+ Bài tốn như thế nào thì chọn hàm, như thế nào chọn thủ tục, cụ thể bài toán
+ Phần các biến và tham số trong chương trình con: có 2 loại biến (biến tồn
cục, biến cục bộ) và 4 loại tham số (tham số hình thức, tham số thực sự, tham trị
và tham biến). Vậy để phân biệt nó lấy ví dụ một chương trình chứa cả 2 loại
biến và 4 loại tham số này đề chỉ ra nó giúp các em thấy được sự khác nhau giữa
chúng.
+ Truyền tham số trong chương trình con: phần này chỉ nói khơng thì các em
sẽ mơ hồ, vậy nên khai thác tốt chương trình Hoan_doi trong SGK trang 99, 100
làm ví dụ và hướng dẫn ngay trên máy chiếu để các em thấy được sự thay đổi
giá trị của giá trị a,b khi in ra khi thay đổi hai biến x, y là các tham số biến hay
tham số trị.
Ví dụ 2: Khi học sinh mới tiếp cận với cấu trúc câu lệnh thì ln nhắc nhở các
em cấu trúc câu lệnh như một cơng thức tốn lý hóa, vì vậy phải đảm bảo đúng
khơng thừa cũng khơng thiếu dù chỉ là dấu câu.
Ví dụ 3: Khi học sinh bắt đầu viết chương trình yêu cầu các em viết các câu
lệnh con thụt vào vài kí tự (1 tab) để dễ quản lí chương trình.
- Khơng tham kiến thức: trước khi soạn giáo án xem lại chuẩn kiến thức kỹ
năng và kiến thức giảm tải, luôn đảm bảo kiến thức “vừa sức” với học sinh. Với
tổng số 26 tiết bài tập và thực hành, ôn tập (chiếm 50% tổng số tiết) nên căn cứ
vào khả năng tiếp thu của học sinh để ôn tập tránh trường hợp thầy nói thầy
nghe hoặc trong lớp có vài học sinh hiểu.
- Kết hợp trong giảng dạy là các bài học về giáo dục: điều này không bắt
buộc nhưng trong giảng dạy công nghệ thông tin nên kết hợp giáo dục sử
dụng cơng nghệ thơng tin trong cuộc sống sao cho có văn hóa và đúng quy
định của pháp luật. Đồng thời có thể nêu gương một số học sinh xuất sắc
14



của trường như anh Lê Văn Minh đạt giải ba môn Tin học cấp tỉnh lớp
11C1 năm học 2012-2013 hiện nay học trường Lục quân, anh Hoàng Ngọc
Dũng giải ba Quốc gia môn Vật lý lớp 12C1 năm học 2013-2014 đang học
Bách khoa,... Một số người Việt nam thành đạt trong nghành cơng nghệ
như Nguyễn Hà Đơng với trị chơi Flappy Bird, Nguyễn Tử Quảng với
phần mềm diệt virut Bkav, người Việt Nam làm việc cho các tập đoàn
Microsoft, Google ... để các em thấy đó là những người gẫn gũi, bình
thường mà họ vẫn thành cơng.
3.6. Đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động dạy và học.
Các bài kiểm tra định kỳ theo quy định: kiểm tra cuối kỳ và kiểm tra 45 phút
thì một số bài kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút) giáo
viên cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra và đánh giá học sinh như:
- Giáo viên đánh giá học sinh
- Học sinh đánh giá lẫn nhau
- Học sinh tự đánh giá
Đánh giá có vai trị quan trọng trọng việc tạo động lực để các em học tập, để
các em học tốt chứng minh cho mọi người thấy kết quả học tập của mình, để
những bạn học yếu soi lại kết quả học tập, do đó kiểm tra đánh giá phải đảm
bảo:
- Xác định rõ mục đích của việc kiểm tra đánh giá
- Phải chính xác, cơng bằng, khách quan
- Có độ tin cậy cao
- Dựa vào đặc thù môn tin học
Khi kiểm tra đánh giá lưu ý một số điểm như sau:
- Các bài kiểm tra định kỳ cần nằm trong kế hoạch kiểm tra, có ma trận đề, có
nhắc nhở các em chuẩn bị trước. Luôn đảm bảo 100% các bài kiểm tra định kỳ
có nhắc các em chuẩn bị, có hệ thống câu hỏi bài tập để các em ôn tập bởi mỗi
lần như thế lại thêm một lần các em cố gắng. Không tạo cảm giác nặng nề hay
áp lực cho các em trước bài kiểm tra mà tạo cảm giác cho các em muốn kiểm tra

kiến thức của bản thân, chứng tỏ sự tiến bộ của mình với mọi người.
- Hệ thống câu hỏi bài tập chính xác, khoa học, có phân loại học sinh.
15


- Với kiểm tra viết (tự luận hoặc tự luận kết hợp trắc nghiệm): trong khi chấm
phải sửa bài, có lời phê. Lời phê của giáo viên hết sức quan trọng bởi đó là tâm
tư, niềm tin, sự hy vọng của giáo viên, đó cũng là sự ghi nhận tiến bộ, khả năng
tiếp thu kiến thức của các em nhưng đồng thời phải chỉ ra được cái thiếu, sai hay
hạn chế của các em để các em khắc phục
- Với các hình thức kiểm tra miệng: Khơng hỏi dồn học sinh, hỏi rõ ràng ý.
Nếu học sinh trả lời tốt nên hỏi thêm câu hỏi bổ sung để tăng điểm cho học sinh,
nếu học sinh không trả lời tốt nên hạ thấp yêu cầu. Trường hợp các em không
thuộc bài nếu có thời gian nên cho các em cơ hội lần sau để các em tiếp tục cố
gắng đồng thời cương quyết với những em cố tình chây lỳ, khơng học bài, ý
thức học trên lớp kém.
- Với hình thức kiểm tra để các em đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá sẽ mất
khá nhiều thời gian nên thường chúng ta ít quan tâm nhưng trong một số thời
điểm, một số trường hợp cũng cho kết quả khá khả quan. Nhưng lưu ý giáo viên
cần chọn học sinh biết để tự đánh giá và biết đánh giá bạn khác, không được để
các em đánh giá nhận xét tràn lan, không đảm bảo yêu cầu của kiểm tra đánh
giá.
3.6 Giải pháp 6:
Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong các giờ học
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn
luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho
mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nỗi các em không để ý thời gian trơi đi
nhanh chóng và khi giờ học kết thúc học sinh vẫn còn cảm thấy luyến tiếc. Để
làm được điều này tơi có một số kinh nghiệm như sau:
- Áp dụng các giải pháp đã nêu và thay đổi liên tục ở các thời điểm khác

nhau.
-

Luôn dành thời gian đê hiểu, nắm được sự phát triển của em.

- Mọi vấn đưa ra phải nằm trong “tầm nhận thức” của các em, nghĩa là các
em có tư duy được về vấn đề đó.
- Trong mỗi tiết dạy hay mỗi chương, mỗi bài toán đều đưa các em vào “tình
huống có vấn đề” để các em suy nghĩ.
16


- Sau mỗi bài học lại tiếp tục đưa ra một vấn đề và chỉ bài học sau học mới
giải quyết được hoặc hôm sau ta sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề này.
- Luôn tạo động lực để các em tiếp tục học và phấn đấu
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Kết quả đạt được của học sinh: Kể từ khi áp dụng SKKN tôi kiên trì áp dụng
triệt để các giải pháp đã nêu, đan xen giữa các hình thức để tạo sự hứng thú đó
và qua theo dõi học sinh theo các mốc thời gian bắt đầu từ 3 tuần đầu (khi áp
dụng SKKN) đến giữa học kỳ 1, kết thúc học kỳ 1, giữa học kỳ 2, kết thúc năm
học tôi nhận thấy qua mỗi lần các em đều cho thấy sự tiến bộ, nhiều em cho thấy
sự tiến bộ đều một cách ổn định:
Giữa học kỳ 1 khơng có học sinh nằm gục xuống bàn, đa số chăm chú nghe
giảng, ít nói chuyện, ít làm việc riêng trong các giờ học lý thuyết. Qua kiểm tra
bài cũ các em đã có ý thức học và làm ở nhà nhưng chất lượng chưa cao, đã có
sự hỏi han bài lẫn nhau trong cách học với tâm thế học vì thầy yêu cầu. Một số
học sinh vẫn còn ngồi mạc lại nét chữ trong SGK, vẫn còn một số vở ghi nhưng
chưa đầy đủ, cấu trúc câu lệnh thiếu.
Cuối học kỳ 1: Các em đều chăm chú nghe giảng, 100% ghi bài đầy đủ, phát

biểu bài tích cực, học và làm bài ở nhà khá tự giác, có làm các bài tập mà thầy
giao trên lớp tùy theo năng lực của từng học sinh, một số em có đọc các bài tập
trong sách bài tập tin, khơng có học sinh vi phạm nề nếp trong các tiết dạy.
Giữa học kỳ 2: Với các bài toán đã làm trên lớp đa số các em viết lại tốt, có áp
dụng với các bài tốn cùng dạng, chuyển các bài toán từ việc nhập dữ liệu vào từ
bàn phímvà ghi dữ liệu ra ngồi màn hình thành các bài dọc dữ liệu từ tệp và ghi
dữ liệu vào tệp. Có nhiều em tìm và giải các bài tốn mà các em tìm được ở các
nguồn tài liệu và trên mạng. Trong các tiết học khá sôi nổi, có sự tranh luận về
bài tốn, khả năng phán đốn các bài tốn gốc, tìm các thuật tốn tối ưu đều
được các em giải quyết. Nhiều học sinh hỏi các bài tốn trong sách bài tập hơn,
đặc biệt có một số em được thầy giúp đỡ đã tiếp cận sâu với các đề thi học sinh
giỏi của các tỉnh như em Nguyễn Hoàng An, Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn
Thị Lan Hương, Nguyễn Mạnh Đạt, Đoàn Văn Tú, Lê Thành Vinh, Lê Doãn Vi

17


Cuối năm học:
+ Trên lớp: 100 % học sinh trong lớp làm được các yêu cầu trong SGK, 100
% chăm chú nghe giảng và xây dựng bài, khơng có học sinh vi phạm nề nếp.
+ Học và làm bài theo đúng yêu cầu của giáo viên, số lượng học sinh tìm
thêm các nguồn tài liệu ngồi SGK để làm có tăng thêm
+ Chất lượng đại trà: một số học sinh thực hiện được sự nâng bậc từ Trung
bình lên khá, từ khá lên giỏi.
+ Chất lượng mũi nhọn: số học sinh đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh tăng lên so với
các năm học trước.
Năm học 2018 – 2019: có 02 giải (01 giải nhì và 01 giải ba)
Năm học 2019 – 2020: không tổ chức thi do dịch Covid 19
Năm học 2020 - 2021: có 01 HS thi chọn HSG quốc gia; 02 giải HSG cấp tỉnh
(01 nhất, 01 nhì) đứng thứ nhất tỉnh.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Kết luận:
Giảng dạy mơn Tin học tại trường THPT có nhiều khó khăn so với các mơn
học khác, nếu tạo được hứng thú học tập là một yếu tố vô cùng quan trọng trong
việc học, tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh là giáo viên đã thành
công được hơn nửa vấn đề. Một giáo viên dạy giỏi không những giỏi về chun
mơn mà cịn phải biết truyền lửa cho các em để các em định hướng được việc
học, là một nhà tâm lý để hiểu và uốn nắn các em đi đúng hướng, là một tấm
gương và học tập và lao động để các noi theo. Với mục đích tạo hứng thú học
tập cho các em, giáo viên có thể có nhiều giải pháp khác nhau sao cho phù hợp
với đối tượng học sinh đó và sự tiến bộ của học sinh là thước đo cho giải pháp
đó. Mặc dù trong lớp vẫn còn một số học sinh chưa chủ động tham gia vào hoạt
động của giáo viên nhưng qua các tiết học tôi thấy nhiều học sinh cũng hào
hứng với phương pháp giảng dạy của mình nên cũng là nguồn động viên để bản
thân tôi tiếp tục cơng việc.
Với kinh nghiệm ít ỏi những năm trong nghề mà tơi tích cóp được, tơi mạnh
dạn trình bày thơng qua bài viết này, trong bài viết cũng còn nhiều thiếu xót rất
mong được đồng nghiệp, bạn đọc góp ý để cùng với các thầy cô dạy dỗ được
18


những học trị đủ đức, đủ tài, có ước mơ hoài bão để các em tiếp bước lịch sự
dân tộc, góp phần vào xây dựng quê hương, đất nước chúng ta.
2. Kiến nghị:
Với hội đồng khoa học nhà trường:
Tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh
nghiệm, không sao chép hay làm hình thức.
Mỗi năm, những sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao, có tính thực tiễn,
khoa học được tổ chức xemina hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ.
Với Sở giáo dục:

Tiếp tục đưa các sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dùng dạy học của cán bộ
giáo viên trong tỉnh lên các diễn đàn làm tài liệu tham khảo.

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT SKKN

Nguyễn Văn Nhiên

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Sĩ Đàm, Sách giáo khoa Tin học 10,11, 12 NXB GD
[2] Hồ Sĩ Đàm, Sách giáo viên Tin học 10,11, 12 NXB GD
[3] Hồ Sĩ Đàm, Bài tập Tin học 10, 11 NXB GD
[4] Quách Tất Kiên, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Tin học THPT NXB GD
[5] Tan, C., Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự
án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT, 2008.
[6] Website mục Sáng kiến kinh nghiệm

20




×