Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

SKKN phát triển năng lực cho học sinh qua vận dụng kiến thức liên hệ vào thực tiễn để dạy chương III sinh trưởng và phát triển sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.44 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..3
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……………………...5
I. Cơ sở lí luận của đề tài ………………………………………………………..5
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài……………………………………………………..5
III.Thiết kế hệ thống CH-BT và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực
học sinh qua vận dụng kiến thức liên hệ vào thực tiễn để dạy chương III: Sinh
trưởng và phát triển – Sinh học 11 ……………………………………….... … 5
1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần kiến thức sinh trưởng, phát triển……… 6
2. Những nội dung của phần kiến thức sinh trưởng, phát triển có thể thiết kế các
hoạt động dạy và học nhằm phát triển năng lực cho học sinh. ………………… 7
3. Thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn vào
chương III: Sinh trưởng, phát triển………………………….………………… 9
3.1. Nguyên tắc thiết kế CH-BT, vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ..……. 9
3.2. Quy trình thiết kế CH- BT vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn. .……… 9
3.3. Một số biện pháp phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức Sinh
trưởng và phát triển ở sinh vật sinh học 11...........................................................9
3.3.1. Sử dụng CH – BT.................................................................................... ....9
3.3.2. Tổ chức thực hiện trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh trưởng,
phát triển, để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng dự án
học tập………………………………………………………………………. . 12
3.3.3. Sử dụng để tổ chức hoạt động học tập bằng dạy học STEM...................14
IV. Thực nghiệm sư phạm …………………………………………………..…14
1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ……………...…………………………..... 14
2. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm ……………………………….15
3. Phương pháp thực nghiệm ……………………………………… ..…….…. 16
4.Kết quả……………………………………………….....................................16
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………..……..19
1. Kết luận……………………………………………………………….……...19
2. Kiến nghị……………………………………………………………………..19
Phụ lục 1


Phụ lục 2
Phụ lục 3

1


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung

1

THPT

2

CH- BT

3

CB

Cơ bản

4

HS


Học sinh

5

HM

Hooc môn

6

NXB

Nhà xuất bản

Trường trung học phổ thông
Câu hỏi và bài tập

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo theo Nghị Quyết 29 của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã nêu rõ ''…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn…”. Đồng thời
nghị quyết cũng chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức

kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức. Để thực hiện được mục tiêu này thì
cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, pháp,
hình thức tổ chức và phương tiện dạy học...Trong đó đổi mới phương pháp dạy
học là trọng tâm có ý nghĩa chiến lược.
Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo đó, kết hợp với bộ mơn sinh học là bộ
mơn có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên, thực trạng
dạy và học bộ môn sinh học trong nhiều trường phổ thông hiện nay mặc dầu
giáo viên đã chú trọng nhiều nhưng học sinh chưa thực sự quan tâm, say mê.
Đồng thời điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, thời gian chưa đáp ứng đầy đủ
và chưa đảm bảo để thực hiện đúng yêu cầu dạy học bộ môn...Việc phát triển
năng lực cho học sinh và sử dụng chúng một cách hợp lý trong dạy học sinh học
ở trường trung học phổ thơng là việc làm quan trọng nhằm cụ thể hóa mục tiêu
phát triển năng lực áp dụng thực tiễn của người học, vừa góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn, vừa phát triển được năng lực chuyên biệt của bộ mơn
cho người học.
Trong chương trình sinh học 11 - THPT, chương III: Sinh trưởng và phát
triển có nhiều nội dung phù hợp cho việc lựa chọn kiến thức để phát triển năng
lực thực tiễn cho học sinh. Qua đó sẽ từng bước cụ thể hóa cơ sở lý luận của dề
tài vào thực tiễn dạy học bộ môn sinh học ở trường trung học phổ thông, giúp
học sinh hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên và dựa vào thực tiễn dạy học ở trường THPT,
Tôi chọn đề tài nghiên cứu:
"PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA VẬN DỤNG KIẾN
THỨC LIÊN HỆ VÀO THỰC TIỄN ĐỂ DẠY CHƯƠNG III: SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN. SINH HỌC 11.''
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế được hệ thống câu hỏi- bài tập phù hợp và đề xuất được các biện pháp

phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn để sử dụng trong dạy học
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương III: Sinh trưởng và phát triển.
3


III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm phát triển năng lực thực tiễn cho học
sinh thông qua hoạt động học, trải nghiệm sáng tạo, dự án, stem, đối với học
sinh trong trường THPT Nga Sơn, các trường THPT trên địa bàn Huyện Nga
Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu về cơ sở lý luận
Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống lý thuyết về câu hỏi- bài tập cho
học sinh.
2. Phương pháp điều tra
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương
pháp tổng kết kinh nghiệm.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các
tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được.
4. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp sử dụng toán xác suất, thống kê để xử lý số liệu và tính tốn.
VI. ĐĨNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất và đúc rút kinh nghiệm thành công những giải pháp
phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT trên địa bàn huyện Nga Sơn một cách
tương đối đầy đủ và toàn diện. Giúp giáo viên và học sinh vận dụng được kiến
thức sinh trưởng, phát triển vào giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng dạy
và học. đồng thời giúp học sinh hăng say trong học tập bộ môn hơn.

4



PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
1.1.Năng lực
- Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,...
Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo
đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người.
Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
- Năng lực có thể chia thành hai loại:
+ Năng lực chung, bao gồm: Năng lực phát hiện; Năng lực chủ động sáng
tạo; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc;
Năng lực hệ thống hoá kiến thức;
+ Năng lực riêng: Là sự thể hiện có tính chun biệt nhằm đáp ứng yêu cầu
của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận
thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, như làm
bài tập, bài thực hành,viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn ni, trồng trọt, ...
Năng lực vận dụng kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực
hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo
phương châm "học đi đôi với hành".
1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực vận dụng
kiến thức liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Sinh học.

- Sử dụng câu hỏi-bài tập.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học dự án/ chủ đề thông qua trải nghiệm sáng tạo tham quan.
- Dạy học giáo dục STEM
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trạng của việc dạy học theo phát triển năng lực của học sinh thông
qua kiến thức liên hệ thực tiễn ở trường THPT.
Trong chương III phần kiến thức về sinh trưởng và phát triển kiến thức còn
trừu tượng, và khi tổ chức dạy học trên lớp, vẫn còn một ít số nhỏ giáo viên vẫn
là phương pháp được sử dụng phổ biến, GV hỏi HS theo hệ thống của SGK, HS
có thể trả lời hoặc khơng trả lời, vì GV sẽ cung cấp kiến thức đó cho HS, tức là
Thầy cung cấp - Trò thụ động lĩnh hội kiến thức, khả năng vận dụng thấp. Hơn
nữa cơ sở vật chất chưa đủ, học sinh chưa thực sự say mê. Chính vì vậy hiệu quả
tiết học chưa cao, đặc biệt là khơng hình thành được các năng lực cho HS như
5


năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
vận dụng thực tiễn…
2. Thực trạng của việc dạy học phát triển năng lực của học sinh vào dạy học
dự án thông qua chủ đề, trải nghiệm sáng tạo môn sinh học ở trường THPT.
- Về phía giáo viên cơ bản đã có sơ đông đầu tư thời gian soạn giáo án, phân
công nhiệm vụ cho học sinh làm theo những hình thức trên và cũng mạnh dạn đề xuất
nhà trường cho học sinh tham quan trải nghiệm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động
stem.
- Về phía học sinh cũng đã thực hiện được một số tiết học dưới các hình thức
thực tiễn thơng qua các hình thức chủ đề, trải nghiệm, stem, chất lượng còn hạn chế.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng dạy học phát triển năng lực
cho học sinh thông qua kiến thức liên hệ thực tiễn ở trường THPT.
* Thuận lợi:

- Nhà trường cũng đã sẵn sàng tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện
nhiệm vụ dạy và học những tiết học có kiến thức áp dụng vào thực tiễn.
- Học sinh cũng đã có được một số cơ sở để tham quan, trải nghiệm...
* Khó khăn:
- Thời lượng tiết học cịn ngắn nên sự sắp xếp thời gian làm chủ đề, tham quan,
trải nghiệm... còn hạn chế.
- Học sinh các tiết học dự án, trải nghiệm, STEM do giáo viên giao chưa thực sự
hăng say nên chất lượng còn chưa cao.
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI- BÀI TẬP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN HỆ VÀO THỰC TIỄN CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN- SINH HỌC 11.
1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần kiến thức sinh trưởng phát
triển.
Nội dung kiến thức phần sinh trưởng, phát triển được biên soạn theo hướng
tiếp cận hệ thống và phát huy tính tích cực của HS. Cụ thể là ở mỗi bài đều có
lệnh để GV tổ chức hoạt động cho HS, nhằm giúp HS có thể tự mình tìm ra nội
dung kiến thức của bài học. Có thể hình dung logic nội dung phần kiến thức sinh
trưởng và phát triển Sinh học 11 (Cơ bản) ở trường THPT như sau:
A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Các nội dung của chương được xây dựng theo hệ thống, chủ yếu đề cập đến
sự sinh trưởng và phát triển, các yếu tố ảnh hưởng, mối quan hệ, hooc môn thực
vật, ứng dụng sinh trưởng và phát triển( bài 34,35,36) sách giáo khoa cơ bản 11
B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Các nội dung của chương được xây dựng theo hệ thống, chủ yếu đề cập đến
sự sinh trưởng và phát triển, các yếu tố ảnh hưởng, ứng dụng sinh trưởng và phát
triển( bài 37,38,39) sách giáo khoa cơ bản 11.
Hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt và năng lực hướng tới để dạy
phần sinh trưởng và phát trriển.
6



CHỦ ĐỀ

A. Sinh trưởng
và phát triển ở
thực vật
1. Sinh trưởng
ở thực vật

2. Hooc mơn
thực vật

3. Phát triển ở
thực vật có hoa

B. Sinh trưởng
và phát triển ở
động vật
1. Sinh trưởng
và phát triển ở
động vật

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI
CHÚ

Kiến thức:
- Nêu được khái quát về sinh trưởng ở thực vật.

- Vận dụng kiến thức đề xuất cách đảm bảo cây
trồng sinh trưởng tốt.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích,
so sánh.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.
- Ứng dụng nhận biết tuổi của cây qua vòng năm.
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về hooc mơn thực vật.
- Kể được 5 loại hooc môn thực vật đã biết và
trình bày tác động đặc trưng của mỗi loại hooc
môn.
- Mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối
với từng hooc mơn thuộc nhóm chất kích thích.
Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Vận dụng tác dụng của hooc môn đẻ ủ quả chín,
nhân giống.
Kiến thức:
+ Nêu khái niệm về sự phát triển của thực vật.
+ Mô tả sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của
thực vật.
+ Biết được các yếu tố chi phối sự ra hoa.
+ Nêu được vai trò của phitocrom trong sự phát
triển của thực vật.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích,
so sánh.
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở
động vật. Lấy ví dụ
- Nêu được khái niệm biến thái.

- Giới thiệu được phát triển qua biến thái và
không qua biến thái.
- Lấy được các ví dụ
Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Biết vận dụng kiến thức sinh trưởng và phát
triển vào chăn nuôi.
Kiến thức
- Kể tên được các hooc môn và nêu được vai trò
7


của các hooc mơn đó đối với sinh trưởng và phát
triển của động vật có xương sống.
- Phân tích được các tác động của nhân tố bên
ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của động vật.
- Nêu được một số biện pháp điều khiển sinh
trưởng, phát triển ở động và người.
Kĩ năng:
2. Các nhân tố
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
ảnh hưởng đến
- Vận dụng được kiến thức các yếu tố sinh trưởng
sinh trưởng và
và phát triển vào thực tiễn.
phát triển ở
Năng lực hướng tới:
động vật
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải

quyết vấn đề,
+ Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp, làm
việc theo nhóm nhỏ, năng lực thực tế...
2. Những nội dung của phần kiến thức sinh trưởng và phát triển có thể thiết
kế các hoạt động dạy và học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
CHỦ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN VẬN DỤNG VÀO
TÊN BÀI
ĐỀ
THỰC TIỄN
- Phân biệt sinh trưởng ở cây 1 lá mầm và 2 lá mầm.
Bài 34 Sinh
- Liên hệ để chăm sóc cây từ nhỏ đến lớn qua các giai
trưởng

đoạn và để tăng năng suất cây trồng.
thực vật:
- Liên hệ sinh trưởng để khai thác gỗ hợp lý.
- Vai trị của từng loại hooc mơn ảnh hưởng đến cơ thể
Bài
35:
thực vật.
Hooc môn
PHẦN A
- Liên hệ để sử dụng một sồ loại hooc môn trong
thực vật
trồng trọt; sử dụng hooc mơn để ủ quả chín.
Bài 36: Phát - Nhận ra được phát triển ở thực vật có hoa.
triển ở thực - Liên hệ kiến thức để chăm sóc và thu hoạch cây
vật có hoa

trồng có hiệu quả.
Bài 37: Sinh - Tìm hiểu một số vịng đời của động vật.
trưởng
- Liên hệ kiến thức để điều khiển sinh trưởng và phát
PHÀN B và phát triển triển ở động vật và người.
ở động vật
- Tìm hiểu vịng đời của sâu bệnh để có biện pháp
phịng trừ.
Bài 38: Các - Vận dụng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh
yếu tố ảnh trưởng và phát triển của động vật để cải thiện chất
hưởng đến lượng dân số ở con người.
sinh trưởng - Vận dụng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh
và phát triển trưởng và phát triển ở động vật không xương sống để
ở động vật
khống chế vòng đời của sâu bệnh.
- Vận dụng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh
8


trưởng và phát triển của động vật để chăm sóc, chọn ,
tạo giống vật ni có hiệu quả.
Bài 39: Các Vận dụng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh
yếu tố ảnh trưởng và phát triển của động vật để cải thiện chất
hưởng đến lượng dân số ở con người.
sinh trưởng
và phát triển
ở động vật
3. Thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập, bài tập tình huống vận dụng kiến
thức liên hệ thực tiễn chương III: Sinh trưởng và phát triển.
3.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi – bài tập vận dụng kiến thức liên hệ

thực tiễn.
- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng Sinh học để có thể
vận dụng chúng vào thực tiễn.
- Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
3.2. Quy trình thiết kế CH - BT vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn.
Quy trình thiết kế câu hỏi gồm các bước sau đây:
Bước 1:

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học

Bước 2:

Phân tích cấu trúc nội dung dạy học

Bước 3:
Bước 4:

Xác định chủ đề có thể lựa chọn mã hóa thành CH – BT,
BTTH đáp ứng từng mục tiêu dạy học
Diễn đạt thành CH – BT để mã hóa nội dung kiến thức đó
được vận dụng trong thực tiễn

Quy trình thiết kế CH – BT vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
3.3. Một số biện pháp phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến
thức Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sinh học 11.
3.3.1. Sử dụng câu hỏi- bài tập
3.3.1.1. Vai trò của câu hỏi-bài tập trong vận dụng kiến thức Sinh học vào
liên hệ thực tiễn để phát triển năng lực cho HS.
Thông qua trả lời câu hỏi và giải bài tập, hình thành, phát triển năng lực tư
duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng cho HS, qua đó rèn luyện

các kĩ năng cho HS, đặc biệt là năng lực tự nghiên cứu độc lập và năng lực vận
dụng kiến thức liên hệ vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.
Câu hỏi-bài tập được sử dụng trong dạy học với nhiều mục tiêu khác nhau
như:
9


- Sử dụng CH-BT để tạo tình huống học tập
- Sử dụng CH-BT để liên hệ với thực tiễn.
- Sử dụng CH-BT để kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Sử dụng CH-BT vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho học sinh trong dạy
học phần sinh trưởng và phát triển được xem là biện pháp chủ yếu, được tơi sử
dụng nhiều nhất trong q trình dạy học.
3.3.1.2. Một số CH-BT phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực
tiễn cho HS trong dạy học phần sinh trưởng và phát triển.
Hệ thống CH-BT và đáp án sử dụng trong quá trình dạy học nhằm phát
triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS trong dạy học phần
sinh trưởng và phát triển (đáp án trình bày chi tiết ở phần Phụ lục). Cụ thể như
sau:
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
Ví dụ 1: Trong dạy học nội dung bài 34, trang 134 -138, SGK sinh học lớp
11 CB "Sinh trưởng ở thực vật" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển
năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn:
Câu 1: Giải thích hiện tượng mọc vống ở thực vât.
Câu 2: Những nét văn hoa trên gỗ xuất phát từ đâu? chúng có ý nghĩa như
thế nào?
Câu 3: Sự sinh trưởng của 2 loài cây, người ta thấy loài cây A từ cây con
đến khi cây trưởng thành chỉ sinh trưởng chiều cao mà hầu như như khơng sinh
trưởng về chiều ngang, cịn lồi cây B sinh trưởng cả về chiều cao và chiều
ngang. Hãy cho biết loài cây A và B là loài cây 1 lá mầm hay 2 lá mầm. Giải

thích?
Câu 4: Giải thích tại sao tán lá của cây thường có cấu trúc hình tháp, đỉnh
phía trên?
Ví dụ 2: Trong dạy học nội dung bài 35, trang 139 -142, SGK sinh học lớp
11 CB "Hooc mơn thực vậtt" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng
lực cho HS qua vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn
Câu 5: Nêu 2 biện pháp có ứng dụng hooc mơn thực vật ?
Câu 6 : Điều cần tránh trong vệc ứng dụng các chất điều hịa sinh trưởng
nhân tạo? vì sao?
Câu 7: Trong nông nghiệp sử dụng hooc môn thực vật đã mang lại kết quả
cụ thể nào? ví dụ ở địa phương?
Câu 8: Vì sao người ta thường xếp quả chín xen kẽ với quả xanh?
Câu 9: Trong nuôi cấy mô thực vật, Xitơkinin có vai trị gì đối với sự
hình thành chồi trong mơ calluc? Trình bày vai trị chủ yếu của chúng?
Câu 10: Vì sao chúng ta khơng nên sử dụng thực vật đã được xử lý bằng Au
xin nhân tạo?
Câu 11: Dựa trên nguyên tăc nào tao quả khơng hạt?
Ví dụ 3: Trong dạy học nội dung bài 36, trang 143 -146, SGK sinh học lớp
11 CB "Phát triển ở thực vật " có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng
lực cho HS qua vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn:
10


Câu 12: Lúc nào thì cây ra hoa?
Câu 13: Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế,
Mục đích sử dụng, có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kỳ phát triển
được khơng? cho vài ví dụ và giải thích?
Câu 14: Em hiểu như thế nào là xuân hóa?
Câu 15: Yếu tố nào đóng vai trị cảm ứng của hiện tượng xuân hóa?
Câu 16: Đặc điểm của hiện tượng xuân hóa với nhiệt độ? Cơ quan nào tiếp

nhận yếu tố nhiệt độ?
Câu 17: Nêu ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất?
Câu 18: Hoa loa kèn nở vào tháng 4? Hãy đề xuất biện pháp làm cho hoa
loa kèn nở vào dịp tết?
Câu 19: Bấm ngọn chính có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát
triển của cây? Giải thích?
Câu 20: Nhửng loại cây nào thì bấm ngọn những loại cây nào thì tỉa cành?
cho ví dụ?
Câu 21: Giải thích vì sao mùa thu người ta thắp đèn ở ruộng hoa cúc? Mùa
đông thắp đèn ở vườn thanh long?
Câu 22: Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?
Ví dụ 4: Dạy bài 37, trang 147 -151, SGK sinh học 1l cb "Sinh trưởng và
phát triển ở động vật" có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Câu 23: Phân biệt sinh trưởng, phát triển qua biến thái?
Câu 25: Nếu em nuôi gà Ri và gà Hồ đạt khối lượng 1,5kg, nên nuôi tiếp gà
nào? Tại sao?
Câu 26: Qúa trình sinh trưởng của ếch và phát triển của ếch thuộc kiểu biến
thái hồn tồn hay khơng hồn tồn? Vì sao?
Câu27: Bướm hai chấm khơng phá hoại mùa màng như sâu hai vạch nhưng
người nông dân thường dùng đèn bẩy bướm vì sao?
Câu 28: Hãy quan sát bọ cánh cứng chỉ ra con non biến đổi qua những giai
đoạn nào? và chúng khác với bọ trưởng thành về những đặc điểm gì?
Câu 29: Tại sao ni cá rô phi người ta thường thu hoạch cá sau 1 năm nuôi
nuôi khi cá đạt 1,5kg-> 1,8kg mà không nuôi cá kéo dài tới năm thứ 3 khi cá có
thể đạt 2,5kg?
Ví dụ 5: Dạy bài 38: trang 152 -154, SGK sinh học lớp 11 CB "Các nhân
tố ảnh hưởng sinh trưởng phát triển ở động vật" có thể sử dụng các câu hỏi sau
để phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn:
Câu 30: Vào thời kỳ dậy thì của nam và nữ , hooc môn nào tiết ra nhiều
làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý?

Câu 31: Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hooc môn sinh
trưởng lại gây ra hậu quả người lùn và người khổng lồ?
Câu 32: Tại sao thức ăn và nước uống thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn hoặc
ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Câu 33: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hồn thì phát triển khơng
bình thường. Mào nhỏ, khơng cựa, khơng gáy và mất bản năng sinh dục?
11


Câu 34: Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nịng nọc có biến đổi được
thành ếch nữa khơng? Tại sao?
Ví dụ 6: Dạy bài 39, trang 155 -157, SGK sinh học lớp 11 CB " Các nhân
tố ảnh hưởng sinh trưởng phát triển ở động vật " có thể sử dụng các câu hỏi sau
để phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn:
Câu 35: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn để
chúng sinh trưởng và phát triển binh thường?
Câu 36: Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố mơi trường ảnh
hưởng đên sinh trưởng và phát triển của động vật. Hãy nêu các biện pháp cải
thiện chất lượng dân số?
3.3.2. Tổ chức thực hiện trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh
trưởng, phát triển, để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
bằng dự án học tập.
* Dự án học tập: “THAM QUAN MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂN NI GÀ,
VỊT, LỢN , TƠM Ở ĐIA PHƯƠNG” để dạy bài 38 và bài 39 “ Các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
1. Mục tiêu dự án:
- Kể tên được các hooc mơn và nêu được vai trị của các hooc mơn đó đối
với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật khơng
xương sống
- Kể tên được các yếu tố môi trường sống ảnh hưởng đến sinh trưởng và

phát triển ở động vật.
- Nêu được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở động và
người.
Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình
huống thực tế.
- Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác nhóm để hồn
thành dự án.
- Vận dụng được kiến thức các yếu tố sinh trưởng và phát triển vào thực
tiễn.
Về thái độ:
- Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt
động trải nghiệm.
- Vận dụng được kiến thức các yếu tố sinh trưởng và phát triển vào thực
tiễn.
- Đề xuất các biện pháp để chăn ni có hiệu quả, và cải thiện chất lượng
dân số cho cuộc sống con người.
Năng lực hướng tới:
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.
2. Nội dung dự án:
12


2.1. Lí do hình thành dự án:
Hiện nay việc chăn ni có rất nhiều mơ hình chăn ni có hiệu quả. Bên
cạnh đó có một số mơ hình của người dân chưa thực sự có hiệu quả. Qua đó ảnh
hưởng không nhỏ đến chăn nuôi và chất lượng cuộc sống của con người.Thơng
qua dự án này các em sẽ có thêm hiểu biết và có thái độ đúng đắn, biết cách chăn

ni có hiệu quả để mang lại đời sống kinh tế của mỗi gia đình và xã hội.
2.2. Nhiệm vụ dự án: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng và phát
triển ở động vật kể cả con người.
Tìm hiểu thực trạng chăn ni ở cơ sở Nga Bạch, Nga Phượng, Nga Trung,
Nga Tân, Nga Thạch...
2.3. Giao nhiệm vụ: Nhóm dự án gồm các HS ở Nga Bạch, Nga Phượng,
Nga Trung, Nga Tân, Nga Thạch.
2.4. Tổ chức thực hiện:
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát một số địa điểm tại xã liên quan đến
việc chăn nuôi.
+ Điều tra một số chuồng trại thức ăn, cách chăm sóc vật ni.
+ Tiến hành thu thập các hình ảnh trong chăn ni.
+ Lắp ráp để hồn thiện dự án; Học sinh báo cáo sản phẩm.
* Dự án học tập: “ỨNG DỤNG ĐỂ KHAI THÁC GỖ HỢP LÝ ” để dạy
bài 34 “ Sinh trưởng và phát triển ỏ thực vật”.
1. Mục tiêu dự án:
- Nêu được khái quát về sinh trưởng ở thực vật khác nhau về số lượng tế
bào và chất lượng của các q trình sinh lí, sinh hóa.
Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác nhóm để hồn
thành dự án.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.
- Ứng dụng nhận biết tuổi của cây qua vòng năm.
Về thái độ:
- Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt
động trải nghiệm.
- Vận dụng được các biện pháp để tính tuổi và khai thác gỗ hợp lý.
Năng lực hướng tới:
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học về hooc môn sử dụng trong nông

nghiệp vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tham gia hoạt động nhóm, tập thể.
2. Nội dung dự án:
2.1. Lí do hình thành dự án:
Hiện nay việc khai thác và sử dụng gỗ chưa hợp lý, ý thức bảo vệ rừng của
một số người dân chưa cao. Qua đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến sản xuất và chất
lượng cuộc sống của con người. Thông qua dự án này các em sẽ có thêm hiểu
13


biết và có thái độ đúng đắn trong việc khai thác gỗ và bảo vệ rừng,bảo vệ môi
trường
2.2. Nhiệm vụ dự án:
- Tìm hiểu các biện pháp sử dụng để khai thác gỗ.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng gỗ ở một số cơ sở ở, Nga Phượng, Nga
Thạch, Nga Bạch.
2.3. Giao nhiệm vụ:
- Nhóm dự án gồm các HS ở 3 xã , Nga Phượng, Nga Thạch, Nga Bạch.
2.4. Tổ chức thực hiện:
+ Học sinh quan sát một số địa điểm tại xã liên quan đến việc khai thác gỗ.
+ Tiến hành thu thập các hình ảnh trong khai thác gỗ; Hoàn thiện dự án.
+ Báo cáo sản phẩm.
3.3.3. Sử dụng để tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo bằng
dạy học STEM
* Vai trò của trải nghiệm sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học
tập STEM cho HS.
Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn
được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của q trình giáo dục được tổ chức ngồi
giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt

động dạy học.
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ
phát huy vai trị cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế,
chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý
tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi
được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
* Tổ chức dạy học phần sinh trưởng, phát triển, nhằm phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng thơng qua dạy học STEM.
“HOOC MƠN THỰC VẬT ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG THỰC
TIỄN” để dạy bài 35 “Hooc môn thực vật”.
1. Mục tiêu:
- Mô tả được 3 ứng dụng trong nơng nghiệp đối với từng hooc mơn thuộc
nhóm chất kích thích.
Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình
huống thực tế.
- Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác nhóm để hồn
thành nhiệm vụ
- Vận dụng được kiến thức các yếu tố sinh trưởng và phát triển vào thực
tiễn.
14


- Tìm ra một số hooc mơn sử dụng trong nơng nghiệp.
- Vận dụng ủ quả chín.
Về thái độ:
- Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt

động trải nghiệm
- Vận dụng được kiến thức các vào thực tiễn.
Năng lực hướng tới:
-Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức về hooc mơn sử dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.
2. Nội dung:
2.1. Lí do hình thành:
Hiện nay việc áp dụng các hooc môn thực vật vào đời sông cũng khá nhiều
để đạt hiệu quả. Thông qua tiết học STEM này các em sẽ có thêm hiểu biết và có
thái độ đúng đắn, biết cách ứng dụng có hiệu quả để mang lại đời sống kinh tế
của mỗi gia đình và xã hội.
2.2. Nhiệm vụ tiết học:
- Sử dụng hooc môn auxin chiết cành, trồng rau
- Áp dụng hooc môn êtylen ủ quả chín trong đời sống.
2.3. Giao nhiệm vụ:
- Nhóm dự án thực hành ủ quả chín: + Nhóm 1,2 ủ chuối.
+ Nhóm 2,4 ủ cà chua.
2.4. Tổ chức thực hiện:
+ Học sinh nhóm 1,2: Thực hiện nhiệm vụ đã giao
+ Học sinh nhóm 3,4: Thực hiện nhiệm vụ đã giao
+ Tiến hành thu thập kết quả, lắp ráp để hoàn thiện .
+ Báo cáo kết quả:
IV. THỰC NGHỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
2. Nội dung dự án- Trong đề tài nghiên cứu của mình, tơi đã tiến hành thực
nghiệm giảng dạy 2 bài lý thuyết (Bài 38 + 39) thuộc chương Phần A và phần B:
Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11.
- Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 2 tiết:
Số tiết thực

Địa điểm thực
TT
Tên bài
Tiết ppct
hiện
hiện
Bài 34
Hooc môn thực vật
33
1
Tại lớp học
Các yếu tố ảnh
Bài 38 + 39 hưởng đến sinh
38,39
2
Tại lớp học
trưởng, phát triển ở
động vật
Thời gian thực hiện: Thời gian cuối tháng 12/2020 – Giữa tháng 1/2021.
3. Phương pháp thực nghiệm
* Chọn trường thực nghiệm
15


- Tôi chọn trường THPT nơi tôi công tác để thực nghiệm.
- Sĩ số và trình độ học sinh ở các lớp là tương đương nhau.
* Bố trí thực nghiệm: Tôi tiến hành trên 4 lớp với số lượng 158 học sinh
tương ứng với các mức độ đạt được trước và sau vận dụng, gồm:
- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi kiểm tra 2 lần với 2 đề (phần
phụ lục) với các câu hỏi cần vận dụng kiến thức thực nghiệm để phát triển năng

lực cho học sinh
4. Kết quả thực nghiệm
Thống kê số liệu sau các lần kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí
1
2
3

Số
bài

Lần kiểm
tra

158
158
158
158
158
158

Trước TN
Sau TN
Trước TN
Sau TN
Trước TN
Sau TN

Mức 1(m l)

SL
%
67
35,71
17
11,9
65
40,47
17
11,9
74
45,83
29
19,04

Mức độ
Mức 2(m2)
SL
%
76
47,61
75
47,02
78
48,21
75
46,42
69
43,45
81

50

Mức 3(m3)
SL
%
25
16,66
66
41,07
15
11,3
66
41,66
15
10,71
48
30,95

16


Hình 1. Đánh giá tiêu chí 1

Hình 2. Đánh giá tiêu chí 2

Hình 3. Đánh giá tiêu chí 3

Hình 3. Đánh giá tiêu chí 3
Qua bảng thống kê kết quả và các đồ thị hình 1; 2; 3 cho thấy: Đối với các
tiêu chí học sinh đạt mức độ 2 khá cao và tỷ lệ thay đổi không quá lớn: Trước

thực nghiệm: (43,45% – 48,21%) và sau thực nghiệm: (46,42% - 50%).
Tuy nhiên mức độ 1 và 3 có sự thay đổi khá rõ:
Mức độ 1: Trước thực nghiệm: (35,71% - 45,83%) và sau thực nghiệm
(11,9% - 19,4%)
Mức độ 3: Trước thực nghiệm: (10,71% - 16,66%) và sau thực nghiệm
(30,95% - 41,66%).
Trước thực nghiệm HS có kiến thức nhưng khơng biết vận dụng phù hợp
còn lúng túng trong việc sử dụng các kiến thức để trả lời các câu hỏi và bài tập.
Chính vậy nhiều học sinh chưa chú ý và tỏ vẻ chán nản.
17


Qua thực nghiệm, HS vận dụng các kiến thức vào trả lời câu hỏi và bài tập
gây sự hứng thú, tị mị, chủ động nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo khơng chỉ ở trên
lớp mà cịn thực hiện ở nhà. Giúp học sinh u thích bộ mơn sinh học

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18


1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tơi
có những kết luận sau:
3.1.1. Góp phần hệ thống hóa, hồn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn liên
quan đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học
3.1.2. Trên cơ sở kiến thức Sinh trưởng, phát triển, làm cơ sở khoa học, để
xây dựng được hệ thống CH – BT, dạy học dự án, trải nhiệm sáng tạo, STEM
góp phần đạt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, gây hứng thú và hiệu quả cao cho HS.
3.1.5. Quá trình thực nghiệm sư phạm ở các lớp 11 thuộc trường THPT Nga

Sơn cho thấy tính khả thi của đề tài. Các tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt
được có sự thay đổi rất rõ rệt, đặc biệt sau thực nghiệm, khả năng vận dụng kiến
thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn của HS tăng.
Và trong phạm vi đề tài này tôi cũng đã áp dụng ở lớp 11 tại các trường
THPT trong huyện Nga Sơn, cụ thể:
Trường THPT Nga Sơn: Lớp 11A. Cô giáo: Nguyễn Thị Dung; Lớp 11B.
Thầy giáo: Đào Duy Tồn; Lớp 11K. Cơ giáo: Nguyễn Thị Dung; Lớp 11M. Cơ
giáo: Nguyễn Thị Dung. Cho thấy tính khả thi của đề tài. Các hệ thống CHBT… được áp dụng vào giảng dạy giúp HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực tự học và định hướng phát triển phẩm chất người học thông qua các
hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, tìm tịi vận dụng vào
giảng dạy giúp HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học và định
hướng phát triển phẩm chất người học thông qua các hoạt động khởi động, hình
thành kiến thức mới, luyện tập, tìm tịi vận dụng.
Qua đó, HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng
các kiến thức, kĩ năng cơ bản vào thực tiễn, tạo niềm vui, thích thú khám phá
khoa học của HS, và đảm bảo tăng độ bền kiến thức cho các em.
2. Kiến nghị
3.2.1. Đề tài mới chỉ đề cập tới kiến thức “Chương III: Sinh trưởng và phát
triển, sinh học lớp 11". Tôi mong rằng hướng nghiên cứu của đề tài sẽ tiếp tục
được mở rộng và phát triển hơn nữa trong các cơng trình nghiên cứu tiếp theo.
3.2.2. Hiện nay ở các trường phổ thông hầu như xây dựng được hệ thống
CH-BT, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, STEM chưa thực sự phù hợp đối
tượng HS và việc sử dụng nó cịn hạn chế. Vì vậy, các tổ, nhóm chun mơn cần
được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để từ đó tổ, nhóm hoặc
giáo viên vận dụng nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình
dạy học.
19


3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, các

phương tiện hỗ trợ dạy học khối 11 để có thể tổ chức các hoạt động dạy học có
hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 19 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Liêm

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn
sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học phổ thông môn sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tâp huấn: Dạy học và kiểm tra;
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn sinh học
cấp THPT (Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí - Lưu hành nội bộ), NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
4. Phạm Thị Tâm, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội: Tư duy sáng tạo
bồi dưỡng học sinh giỏi phổ thông chuyên đề.
5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học sinh
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. N.A. Campbell, J.B. Reece, L.A. Urry, M.L. Cain, S.A. Wasserman,

P.V. Minorsky và R.B. Jackson (2011), Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
7. Trần Bá Cừ, Nguyễn Thu Hiền, Trần Bá Hoành, Trần Mạnh Kỳ, Đặng
Văn Sử, Lê Đĩnh Thái, Nguyễn Văn Thân, Phạm Ngọc Thịnh (2003), Từ điển
bách khoa Sinh học, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần
Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 11 cơ bản, Sách
giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Phan Cự Nhân (chủ biên), Nguyễn Minh công, Đặng Hữu Lanh (1999),
Di truyền học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng dạy học sinh học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Trường
Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi
sinh học 11, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Ngô Văn Hùng, Nguyễn Hải Châu - Lê Hồng Diệp - Nguyễn Thị Hồng
Liên. Bộ giáo dục đào tạo: Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng , sinh học 11.
13. Huỳnh Quốc Thành, nhà xuất bản Trường đại học quốc gia Hà Nội:
Bồi dưỡng học sinh khối 11.
14. 16. K.A. Timiriarep, Đời sống thực vật, NXB Giáo dục.
15. Các đề thi GV giỏi, HS giỏi, nguồn intenet…


PHỤ LỤC 1:
Hướng dẫn trả lời hệ thống CH-BT vận dụng kiến thức sinh trưởng,
phát triển – Sinh học 11 vào liên hệ thực tế.
Sử dụng CH - BT
Bài
Hệ thống và CH-BT
Đáp án

Câu 1: Giải thích hiện Cây mọc trong bóng tối sinh trưởng
tượng mọc vống ở thực vât. bất thường, thân có màu vàng, yếu ớt,
sức chống chịu kém. Vì lượng au xin
nhiều hơn a xitabxixic . Nên cây sinh
trưởng mạnh hơn, hơn nữa cây trong
bóng tối ít mất nước hơn
Câu 2: Những nét văn hoa - Những nét văn hoa trên gỗ có xuất xứ
trên gỗ xuất phát từ đâu? từ vịng gỗ hàng năm.
chúng có ý nghĩa như thế - Ý nghĩa :
nào?
Tạo nên gỗ ròng, làm giá đỡ cho cây
Tạo gỗ dác vận chuyển nước và các
Bài 34:
ion khống
Sinh
Câu 3: Câu: Quan sát sư - Lồi A là cây một lá mầm, loài B là
trưởng ở sinh trưởng của 2 loài cây, cây 2 lá mầm
thực vật người ta thấy loài cây A từ - Giải thích :
cây con đến cây cây trưởng + Cây một lá mầm không sinh trưởng
chỉ sinh trưởng chiều cao theo chiều ngang vì khơng có mơ phân
mà hầu như như không sinh sinh bên; sinh trưởng theo chiều cao do
trưởng về chiều ngang, cịn hoạt động của mơ phân sinh đỉnh và
lồi cây B sinh trưởng cả về lóng.
chiều cao và chiều ngang. + Cây 2 lá mầm sinh trưởng cả chiều
Hãy cho biết loài cây A và cao và chiều ngang là nhờ hoạt động
B là loài cây 1 lá mầm hay 2 của mô phân sinh đỉnh và bên
lá mầm. Giải thích đặc điểm
sinh trưởng?
Câu 4: Giải thích tại sao tán - Là do tỷ lệ auxn vận chuyển từ đỉnh
lá của cây thường có cấu cây xuống, càng xuống dưới thì tỷ lệ

trúc hình tháp, đỉnh phía au xin càng thấp. Làm cho tỷ lệ
trên?
auxin/xitôkinin giảm dần từ ngọn
xuống gốc nên tính ưu thế ngọn càng
giảm dần từ trên xuống, do đó cành
bên dưới được hình thành tốt hơn cành
phía trên.
- Mặt khác cành bên giới được hình
thành sớm hơn nên sinh trưởng tốt hơn
các cành trên tạo hình tháp.
Câu 5: Nêu 2 biện pháp có - Tạo quả không hạt: Sử dụng GA
ứng dụng hooc môn thực - Làm quả chín nhanh: đặt lẫn quả chín


Bài 35:
Hooc
môn
thực vật

vật?
Câu 6 : Điều cần tránh trong
vệc ứng dụng các chất điều
hịa sinh trưởng nhân tạo? vì
sao?
Câu 7: Trong nông nghiệp
sử dụng hooc môn thực vật
đã mang lại kết quả cụ thể
nào? ví dụ ở địa phương?

với quả xanh.

Các chất nhân tạo khơng có các enzim
phân giải, chúng sẽ được tích lũy trong
nơng sản gây độc hại cho người và gia
súc.
- Auxin: Rễ mọc nhanh, mạnh, tạo quả
không hạt( cà chua, nho).
- Gibêrelin: Làm sợi lanh, đay dài; quả
không hạt( cam , dưa hấu, nho).
- Xitôkinin dùng trong nuôi cấy mô tạo
cơ quan sinh dưỡng( rễ mới, cành
mới).
- Axitabxixic: Gây nên trạng thái nghỉ,
ngủ của chồi( cam quýt, khoai tây).
- Êtylen: Làm quả chín đều( cà chua,
chuối), làm rụng lá.

Câu 8: Vì sao người ta
thường xếp quả chín xen kẽ
với quả xanh?
Câu 9: Trong nuôi cấy mô
thực vật, Xitơkinin có vai
trị gì đối với sự hình thành
chồi trong mơ calluc? Trình
bày vai trị chủ yếu của
chúng?

Vì trong quả chín tạo giải phóng ra
etylen. chất này có vai trị thúc đẩy quả
chín.
Trong ni cấy mơ thực vật, xitơkinin

giúp hoạt hóa sự phân hóa và phát sinh
chồi thân của mơ, nhờ khả năng kích
thích sự phân chia, làm tăng số lượng
tế bào của mơ.

Câu 10: Vì sao chúng ta
khơng nên sử dụng thực vật
đã được xử lý bằng Au xin
nhân tạo?

Vì cơ thể thực vật khơng có en zim
phân giải auxin nhân tạo, do đó khi sử
dụng các chất này sẽ tích lũy trong mơ
thực vật, làm ơ nhiễm nơng phẩm và
nguy hại cho con người sử dung.
Câu 11: Dựa trên nguyên - Phôi tạo ra auxin nội sinh chuyển
tăc nào tao quả khơng hạt?
vào bầu kích thích các tế bào bầu nhụy
phát triển thành quả .
- Vận dụng nguyên lý này người ta
ngăn cản không cho hoa thụ phấn và
thụ tinh, đồng thời phun hoặc tiêm
ngoại sinh kích thích phát triển bầu
thành quả.
Câu 12: Lúc nào thì cây ra
hoa?
- Cây ra hoa khi đã đạt những điều


Bài 36:

Phát
triển ở Câu 13: Trong trồng trọt khi
thực vật thu hoạch sản phẩm, tùy
theo mục đích kinh tế, Mục
đích sử dụng, có thể kết
thúc ở một giai đoạn nào đó
của chu kỳ phát triển được
khơng? cho vài ví dụ và giải
thích?

Câu 14: Em hiểu như thế
nào là xn hóa?
Câu 15: Yếu tố nào đóng
vai trị cảm ứng của hiện
tượng xn hóa?

kiện thích hợp( tuổi, nhiệt độ,ánh
sáng).
- Tùy thuộc vào tuổi, loài cây.
- Cây ra hoa khi đã đạt những điều
kiện thích hợp( tuổi, nhiệt độ,ánh
sáng).
- Tùy thuộc vào tuổi, loài cây.
- Trong trồng trọt khi thu hoạch sản
phẩm, tùy mục đích kinh tế hay mục
đích sử dụng có thê kết thúc ở một giai
đoạn nào đó.
- Ví dụ:
+ Giai đoạn nảy mầm: làm giá để ăn,
làm mạch nha. để lâu sẽ già ăn không

ngon.
+ Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạnh:
Trồng các loại rau làm thức ăn tươi. để
lâu cây sẽ già ăn khơng ngon.
Hiện tượng xn hóa:
Ở một số lồi cây mùa đơng chúng chỉ
ra hoa sau khi đã trải qua mùa đông giá
lạnh tự nhiên hoặc xử lý nhiệt độ thấp
Yếu tố ngoại cảnh đóng vai trị là các
nhân tố cảm ứng sự ra hoa

Câu 16: Đặc điểm của hiện - Các thực vật này chỉ ra hoa với nhiệt
tượng xn hóa với nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ cao thì dừng
độ? Cơ quan nào tiếp nhận ra hoa.
yếu tố nhiệt độ?
- Cơ quan tiếp nhận sự ra hoa: Đỉnh
sinh trưởng ngọn.
Câu 17: Nêu ứng dụng của - Xử lý hạt nhiệt độ thấp kéo dài thì
hiện tượng xn hóa trong giữ được độ nảy mầm lâu
sản xuất?
- Kìm hãm sự nở hoa.
Câu 18: Hoa loa kèn nở vào - Điều tiết ánh sáng
tháng 4? Hãy đề xuất biện - Điều tiết nhiệt độ.
pháp làm cho hoa loa kèn - Thay đổi môi trường , độ ẩm.
nở vào dịp tết?
- Tỉa cành, ức chế hoạt đông của cây.
- Hạn chế tưới nước.
Câu 19: Bấm ngọn chính có - Bấm ngọn làm cho các chồi bên sinh
ảnh hưởng như thế nào đến trưởng mạnh, tán cây phát triển bề
sinh trưởng và phát triển rộng.

của cây? Giải thích?
- Vì:


Câu 20: Những loại cây
nào thì bấm ngọn những
loại cây nào thì tỉa cành?
cho ví dụ?

Câu 21: Giải thích vì sao
mùa thu người ta thắp đèn ở
ruộng hoa cúc? Mùa đơng
thắp đèn ở vườn thanh
long?

Câu 22: Giải thích mối quan
hệ giữa sinh trưởng và phát
triển?

Câu 23: Phân biệt sinh

+ Đầu ngọn thân chính thường tập
trung nhiều au xin có tác dụng kích
thích sự tăng trưởng của các tế bào
phần ngọn đồng thời kìm hãm sự xuất
hiện và tăng trưởng của chồi bên
+ Khi thân chính bị ngắt, au xin ở
ngọn khơng cịn nữa, mất khả năng
kìm hãm nên các chồi bên tự do và
xuất hiện tăng trưởng mạnh.

- Những loài cây bấm ngọn: Trong
trồng trọt người ta thường bấm ngọn
cho nhiều loài cây trồng để cây chuyển
sang giai đoạn ra hoa kết trái nhanh
hơn.
Ví dụ: Bấm ngọn mướp, mồng tơi, các
loại cây rau...
- Tỉa cành: Trong trồng trọt người ta
thường áp dụng tỉa cành để loại bỏ
cành sâu , xấu nhằm tập trung chất
dinh dưỡng cho các cành cịn lại.
Ví dụ: Cây lấy gỗ : Bạch đàn, phi lao,
xoan... tỉa cành cho cây mọc thẳng
Đào, mai , cam, quất, chanh , bưởi tỉa
cành giúp tạo dáng đẹp, tăng số lượng
quả và chất lương quả.
- Hoa cúc ra hoa vào mùa thu vì mùa
thu có thời gain đêm dài hơn ngày,
thích hợp cho cúc ra hoa; thắp đèn ở
vườn cúc mùa thu để rút ngắn thời gian
ban đêm, làm cúc ra hoa.
- Để thanh long ra hoa trái vụ phải thắp
đèn đêm để cắt đêm dài thành 2 thành
2 đêm ngắn.
- Sinh trưởng và phát triển biểu hiện về
sự biến đổi về số lượng và chất lượng
của cơ thể thực vật trong chu trình
sống:
- Sự biến đổi về kích thước, khối lượng
là tiền đề cho sự phát triển và ngược

lại sự phát triển là biến đổi về chất bên
trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại
thúc đẩy sự sinh trưởng.
- Sinh trưởng , phát triển qua biến thái


×