Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình trong giảng dạy nội dung kiến thức phần đất trồng môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG
GIẢNG DẠY NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN ĐẤT TRỒNG
MÔN CÔNG NGHỆ 10

Người thực hiện: Lê Đức Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Cơng nghệ NN

THANH HỐ, NĂM 2021

1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………….………………...1
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………..1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………...1
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..1
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….1
2. NỘI DUNG………………………………………………………..……………...2
2.1. Cơ sở lí luận …………….……………………………………….…………......2
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản……………………………………………………....3
2.2.1.1 Khái niệm về hình ảnh……………………………………………………....3
2.2.1.2 Khái niệm về kênh hình……………………………………………………..3
2.2.2. Đặc điểm của kênh hình trong sách giáo khoa công nghệ 10………………...3


2.2.3. Chức năng, ý nghĩa của kênh hình trong SGK Cơng nghệ 10 trong q trình
dạy học…………………………………………………………………………..…..4
2.2.3.1. Chức năng của kênh hình ……………………………………………….....4
2.2.3.2. Ý nghĩa của kênh hình……………………………………………………...4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………….......5
2.3. Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Cơng nghệ 10………….6
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với HĐGD, với bản thân và đồng nghiệp……..........16
2.4.1. Kết quả định lượng………………………………………………………......17
2.4.2. Kết quả định tính…………………………………………………………….18
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………………………...19
3.1. Kết luận………………………………………………………………………..19
3.2. Đề nghị………………………………………………………………………...20
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………21

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Kênh hình (hình ảnh) trong sách giáo khoa là nguồn tài liệu, nguồn minh
chứng để giải thích, minh họa và cung cấp nội dung kiến thức trong bài học. Hệ
thống kênh hình trong sách giáo khoa đã thực sự trở thành một phương tiện dạy học
quan trọng giúp giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, cách khai thác tri thức và
rèn luyện các kỹ năng trong học tập, giúp cho sự tiếp nhận kiến thức của học sinh
được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy hiện nay, rất nhiều giáoviên thường không
quan tâm hoặc chưa biết cách khai thác hiệu quả hệ thống kênh hình trong sách giáo
khoa. Đa số học sinh vẫn chưa thành thạo trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng loại
hình phương tiện học tập mang tính khoa học này.
Cơng nghệ lớp 10 là một mơn giảng dạy có tính liên hệ thực tiễn khá cao,

sách giáo khoa Cơng Nghệ 10 có một khối lượng kênh hình khơng nhỏ, theo thống
kê có khoảng 198 hình bao gồm tranh ảnh, sơ đồ, bảng số liệu, bảng kiến thức, biểu
đồ đặc biệt là các sơ đồ thể hiện các quy trình mang nội dung thơng tin lớn và có
thể là nội dung chính của bài học. Trong khi đó, hệ thống các loại băng hình, đĩa
hình thể hiện các quy trình, thơng tin khoa học thì khơng ít mà lại khơng được dùng
nên rất lãng phí. Cũng có nhiều giáo viên mơn Cơng Nghệ 10 chưa có biện pháp sử
dụng hiệu quả các loại kênh hình khác nhau. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là
làm thế nào để tăng cường khả năng sử dụng kênh hình trong SGK để nâng cao có
hiệu quả trong giảng dạy mơn Cơng Nghệ 10. Đó là lý do để tôi chọn đề tài "Nâng
cao hiệu quả sử dụng kênh hình trong giảng dạy nội dung kiến thức phần Đất
trồng - mơn Cơng Nghệ 10".
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hình ảnh trong sách giáo khoa và quy trình bổ sung hình ảnh
trong giảng dạy bài 7 – Một số tính chất của đất trồng và bài 9 - Biện pháp sử dụng
và cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá – mơn Cơng Nghệ 10 theo
hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp khai thác và sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa, biện
pháp bổ sung hình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức bài 7 và bài 9 - Cơng
Nghệ 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực hố việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung bài 7, bài 9 - Công Nghệ 10.
3


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp sử dụng và các biện pháp bổ
sung hình ảnh trong sách giáo khoa Cơng nghệ nói chung và bài 7và bài 9 nói riêng
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Phương pháp thống kê, so sánh hiệu quả trong giảng dạy, học tập.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
Phương pháp dạy học là một vấn đề được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm
từ khá lâu bởi đây là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả dạy học.
Tiệp Khắc, T. A. Comenxki (1592 – 1670) là người đầu tiên coi trực quan
trong dạy học là “nguyên tắc vàng”. Ông cho rằng: “khơng có gì hết trong trí não
nếu trước đó khơng có gì hết trong cảm giác”.
Cùng với xu thế của thế giới, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của
nhiều tác giả về các hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong việc lĩnh hội tri thức như: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành,
Trần Bá Hoành… và một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp có liên
quan. Trong đó các đề tài về xây dựng và sử dụng nguồn tư liệu phục vụ cho dạy và
học đang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong một vài năm gần
đây.
Phan Đức Duy và Phạn Đình Văn với bài viết: “Kỹ năng sưu tầm, khai thác,
sử dụng tư liệu phục vụ việc giảng dạy sinh học ở trường phổ thông”.
Võ Văn Khánh trong luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng tư liệu trong
dạy học phần biến dị trong chương trình sinh học 12 ở trường trung học phổ thông”.
Nguyễn Duân với bài viết: “Bổ sung tư liệu dạy học Công Nghệ 7 (phần
nông nghiệp)” và “hướng dẫn học sinh sưu tầm và sử dụng tư liệu học tập môn
Công Nghệ (nông nghiệp) ở trường phổ thông”.
Công nghệ thông tin đã được đưa vào ứng dụng trong giáo dục, hiện nay tiêu
biểu có “thư viện tư liệu” (www.tulieu.edu.vn) và “thư viện bài giảng”
(www.baigiang.edu.vn).
Và nhiều cơng trình nghiên cứu của các bạn học cùng lớp có liên quan đến
việc sử dụng tư liệu trong dạy học như các khoá luận tốt nghiệp.
Nguyễn Văn Khanh trong khoá luận tốt nghiệp: “Sử dụng tư liệu hình ảnh
trong dạy học chương trồng trọt, lâm nghiệp đại cương mơn Cơng Nghệ 10”.
Hồng Hữu Tình trong khố luận tốt nghiệp: “Sử dụng tư liệu hình ảnh trong

dạy học chương chăn nuôi thuỷ sản đại cương môn Công Nghệ 10”.
Phạm Thị Thu Hà trong khoá luận tốt nghiệp: “Sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Cơng Nghệ 7 để tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh”.
4


2.2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.2.1.1 Khái niệm về hình ảnh
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm hình ảnh. Theo từ
điển Tiếng Việt hình ảnh có nghĩa là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí
tượng quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được
trong trí.
Theo từ điển Tiếng Anh, hình ảnh (image): Là biểu tượng, dấu, vết, ấn tượng
của ai, của cái gì đó; đó là hiện thân của ai, của cái gì đó; là hồn bức tranh vẻ của ai,
của cái gì đó; là sự sao chép nguyên bản, là bức vẻ. (OXFORD Collocation).
Tô Xuân Giáp cho rằng: “Tranh ảnh dùng sự bố cục đường nét để biểu diễn
người, địa điểm, đồ vật và các khái niệm để chỉ ra mối liên quan giữa các phần tử
hay giải thích q trình thực hiện một công việc như thế nào, cấu tạo một vật thể ra
sao”. Hình ảnh dạy học dùng để truyền đạt các lượng tin bằng các loại tranh, biểu
đồ, sơ đồ, đồ thị…
2.2.1.2 Khái niệm kênh hình
Kênh hình là một trong những phương tiện dạy học mang thông tin cần
chuyển tải cho HS dưới dạng hình ảnh (động hoặc tĩnh) theo những cách thức sư
phạm phù hợp với mục tiêu dạy học. Hay nói cách khác kênh hình là hệ thống hình
ảnh hình vẽ, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ và đồ thị, video clip về các quá trình, hiện
tượng tự nhiên... mang nội dung của kiến thức cần truyền tải cho HS thơng qua các
đường thị giác, thính giác. Những dạng hình ảnh được sử dụng trong dạy học được
gọi là tư liệu hình ảnh. Vậy tư liệu hình ảnh có thể được hiểu là những loại vật chất
chứa đựng các hình ảnh sử dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn

học, bài học hay vấn đề học tập.
Với đặc thù của mơn Cơng Nghệ 10 nói chung và bài 7, bài 9 nói riêng, tư
liệu hình ảnh khơng chỉ là nguồn cung cấp thơng tin mà cịn là phương tiện trực
quan thể hiện hình dạng, cấu trúc, đặc tính của sự vật, hiện tượng, được giáo viên và
học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học, mang lại hứng thú học tập tích cực cho
học sinh nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức. Tư liệu hình ảnh góp phần rất
lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2.2.2. Đặc điểm của kênh hình trong sách giáo khoa cơng nghệ 10
- Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa công nghệ 10 khá phong phú với
nhiều loại hình. Các hình có trật tự sắp xếp theo bố cục tương đối hài hòa và khoa
học với kênh chữ tạo nên mối quan hệ mật thiết hỗ trợ cho nhau.
- Một số hình chỉ mang tính mimh họa nhưng nhiều loại hình có tính hệ thống
và logic với bài học và có mối quan hệ với nhau, tiện lợi cho quá trình sử dụng.
5


- Kênh hình chứa đựng một lượng thơng tin chính xác, cập nhật với nhiều nội
dung kiến thức, sát với nội dung bài học. Một số hình ảnh được thể hiện mang tính
hình tượng cao, đặc biệt là các mơ hình, biểu tượng. Một ưu điểm khác là có sự
đồng nhất giữa tên các hình, bảng với thứ tự bài học giúp tìm kiếm dễ dàng hơn.
* Tuy nhiên, kênh hình trong sách giáo khoa cịn những hạn chế sau:
- Kích thước cịn nhỏ, hình ảnh khơng rõ nét và mờ nhạt.
- Các thông tin về các đối tượng trên một số hình cịn thiếu, hoặc chưa chính
xác.
2.2.3. Chức năng, ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa Cơng nghệ
10 trong quá trình dạy học
2.2.3.1. Chức năng của kênh hình
- Là phương tiện minh họa, hỗ trợ tích cực cho quá trình khai thác kiến thức.
- Là nguồn tri thức quan trọng của bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh,
thúc đẩy việc rèn luyện kỹ năng.

Như vậy với tư cách là phương tiện minh họa, là nguồn tri thức, hệ thống
kênh hình trong sách giáo khoa Công Nghệ 10 là công cụ để giáo viên tổ chức cho
học sinh nhận thức, rèn luyện kỹ năng và là cơ sở để học sinh tăng cường hoạt động
nhằm chiếm lĩnh nguồn tri thức của bài học.
2.2.3.2. Ý nghĩa của kênh hình
Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Cơng Nghệ 10 có ý nghĩa to lớn đối
với q trình dạy học, rèn luyện kỹ năng, thể hiện:
- Về kiến thức: Hệ thống kênh hình trong sgk Cơng Nghệ 10 có giá trị như
một nguồn thơng tin về Cơng Nghệ dưới dạng trực quan, cung cấp một lượng lớn
thông tin bao gồm các sự kiên, hiện tượng, sự vật cụ thể của môi trường tự nhiên,
các vấn đề sản xuất – nghiên cứu cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
- Về kỹ năng: Là cơ sở hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh và
giáo viên.
- Về phương pháp: Cung cấp cho học sinh một số phương pháp học tập, thu
thập, xử lý và trình bày thơng tin Cơng Nghệ. Giúp học sinh tự học và tự đánh giá
kết quả học tập của mình, giúp giáo viên có hướng hành động thích hợp để cải tiến,
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát triển kỹ
năng học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của học sinh.
- Về mặt kiểm tra, đánh giá: Đây là một trong những phương tiện và nguồn
tri thức quan trọng góp phần quy định phạm vi và mức độ kiến thức, kỹ năng trong
quá trình kiểm tra, thi cử. Trong q trình kiểm tra bài cũ, nó có thể sử dụng như
một nguồn tài liệu ban đầu.
6


Như vậy, kênh hình khơng những có ý nghĩa giúp học sinh hứng thú học tập,
lĩnh hội và củng cố sâu kiến thức mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng, phương
pháp học tập. Nó giúp giáo viên xác định nội dung và lựa chọn phương pháp dạy
học, đánh giá nhằm nâng cao kiếthức và kỹnăng cho học sinh để các em còn tiếp tục
học cao hơn, thúc đẩy giáo viên dạy học theo hướng học sinh làm trung tâm, hỗ trợ

cho việc rèn luyện kỹ năng.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Cũng như các môn khác, môn Công nghệ 10 được đưa vào dạy trong các
trường phổ thơng theo hình thức mơn học bắt buộc và được chỉnh biên, đổi mới từ
năm 2004 với thời lượng 1 tiết/ tuần ở học kì 1, 2 tiết/tuầnở học kì 2.
Theo định hướng đổi mới SGK Cơng nghệ 10 đã tích hợp nhiều nội dung
kiến thức mới thay thế cho SGK Kỹ thuật nông nghiệp trước đây. Trong đó, các tác
giả đã sử dụng nhiều hình ảnh, nguồn minh chứng, nguồn thơng tin bổ sung để
minh họa, giải thích và cung cấp thơng tin, kiến thức cho học sinh, góp phần tích
cực hóa hoạt động nhận thức và phát triển tư duy choHS. Môn Công nghệ nông
nghiệp là một trong những môn học gắn liền với thực tế đời sống, cung cấp kiến
thức khoa học, kĩ thuật trong lình vực nơng, lâm, ngư nghiệp, tạo lập doanh nghiệp
nhưng lại là môn không thi tốt nghiệp Trung học phổ thơng, khơng có các tổ hợp
mơn xét tuyển Đại học, Cao đẳng, chương trình chỉ giảng dạy ở lớp 10 nên giáo
viên và học sinh thường lơ là, ít quan tâm, đầu tư trong qua trình giảng dạy và học
tập. Trong khi đó vấn đề về phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp gắn liền với du lịch và dịch vụ
đang là xu hướng chung mà nước ta cũng như nhiều nước có ngành cơng nghiệp
tiên tiến hướng tới. Sử dụng kênh hình trong dạy – học là cung cấp nguồn tri thức,
là con đường, là cách thức tiếp nhận và chuyển tải trí thức hiệu quả, giúp học sinh
có thêm những kiến thức cần thiết áp dụng vào đời sống thực tiễn và là cơ sở trong
việc chọn hướng học, ngành học, chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng
lực bản than, nhu cầu lao động của xã hội và điều kiện vùng miền.
Tuy nhiên, thực tế khi giảng dạy môn công nghệ 10 trong những năm qua còn
nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Nhận thức của một bộ phận Cán bộ giáo viên
chưa đầy đủ về tính hiệu quả khi sử dụng các hình ảnh trong SGK, cũng như sưu
tầm bổ sung them các hình ảnh nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh, góp phần đa
dạng hóa phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học; gây hứng thú học tập; rèn
luyện các kỹ năng nhận thức… cho học sinh dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
Trường THPT Như Thanh 2, là một trường miền núi, nằm trong vùng kinh tế

đặc biệt khó khăn. Nhà trường ln xác định cơng tác giảng dạy là khâu then chốt,
vì vậy trong những năm qua, công tác dạy học luôn được nhà trường quan tâm và
7


xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở hướng đến xây dựng
trường chuẩn Quốc gia, Nhà trường đã đầu tư mua sắm CSVC trang thiết bị dạy học
như máy chiếu, ti vi thông minh… để phục vụ cho việc day và học. Đây là một
thuận lợi cho các mơn học có tính liên hệ thực tiễn cao, cần sử dụng để trình chiếu,
truyền tải nội dung kiến thức bằng các hình ảnh, video mang tính trực quan như
mơn Cơng nghệ. Kênh hình có vai trị quan trọng trong dạy học, góp phần đa dạng
hóa phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học; gây hứng thú học tập cho HS;
rèn luyện các kỹ năng nhận thức, chiếm lĩnh tri thức của người học. Do đó, người
thầy cần phải tạo cơ hội để HS thực hiện các thao tác tư duy, đồng thời cần phải chú
trọng rèn luyện cho HS vận dụng các thao tác tư duy ấy thơng qua việc sử dụng
kênh hình để làm rõ và hiểu nội dung kiến thức. Theo tôi để làm được điều đó
chúng ta cần xác định và áp dụng các bước sau đây:
2.3. Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Cơng nghệ 10
Quy trình sử dụng kênh hình trong dạy học
(gồm 6 bước)

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5


Bước 6

Xác định nội dung kiến thức cần truyền tải của kênh hình

Giáo viên giới thiệu kênh hình

Đặt vấn đề và giao nhiệm vụ học tập

Giải quyết vấn đề

GV nhận xét đánh giá, HS tự hoàn thiện thao tác

Vận dụng kiến thức

Hình 1. Quy trình sử dụng kênh hình trong dạy học
*Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần truyền tải của kênh hình
8


Giáo viên cần nắm rõ nội dung kiến thức của kenh hình, hay nói cách khác
khi sử dụng kênh hình đó giáo viên muốn học sinh sẽ tiếp thu được nội dung kiến
thức gì (ý đồ sư phạm). Tùy vào hình ảnh, vào khả năng của học sinh mà giáo viên
đề ra các mức độ cần đạt được khi học sinh thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 2: Giáo viên giới thiệu kênh hình
Giáo viên giới thiệu những hình ảnh một cách cụ thể, ví dụ như: Hình 7 - Sơ
đồ cấu tạo của keo đất, Hình 9.2 - Đất xói mịn.... GV cần lưu ý khi sử dụng kênh
hình cho học sinh thao tác tư duy phải lựa chọn kênh hình sao cho trong kênh hình
đó phải cug cấp đầy đủ thơng tin, dữ liệu nhằm định hướng được sự tìm tòi, suy
nghĩ của HS, nhằm giúp các em phát hiện được vấn đề, giải quyết vấn đề và đồng

thời thông qua đó rèn luyện được các kỹ năng học tập.
*Bước 3: Đặt vấn đề và giao nhiệm vụ học tập
GV cần hướng dẫn HS quan sát kênh hình thơng qua các hệ thống câu hỏi gợi
mở, các phieu học tập, các tình huống nhằm giúp các em tri giác các đối tượng, sự
vật, hiện tượng theo đúng định hướng ban đầu. Mục tiêu của bước này đó là GV
kích thích được tính tự lực tìm tịi và động não suy nghĩ của các em. Kết quả của
bước này đó là HS đã tri giác được những biểu tượng ban đầu, đã có cái nhìn tổng
qt về vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo giáo viên giao nhiệm vụ cần thực hiện khi
nghiên cứu kênh hình cho học sinh.
*Bước 4: Giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn học sinh thực hiện các thao tác tư duy để có cái nhìn cụ thể
hơn về vấn đề nghiên cứu.
*Bước 5: GV nhận xét đánh giá, HS tự hồn thiện thao tác
Trong q trình làm việc với kênh hình của HS, GV đóng vai trị là trọng tài,
cố vấn các hoạt động học tập của HS. Chính vì vậy, người GV cần phải kịp thời
phat hiện và khắc phục những sai lầm, hoặc thiếu sót của HS, giúp các em nhận
thức đúng đắn được bảnchất, của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, qua đó, HS cần tự
xem xét để nhìn nhận lại các thao tác mình đã sử dụng trong quá trình làm việc với
kênh hình, từ đó điều chỉnh.
*Bước 6: Vận dụng kiến thức
Thơng qua quá trình làm việc với kênh hình, các thao tác tư duy của HS được
rèn luyện, kiến thức được hình thành, tuy nhiên cần vận dụng kiến thức này để giải
quyết các vấn đề tương tự hay liên quan, nhằm nâng cao năng lực nhận thức, phát
triển trí tuệ và giúp HS phát triển tư duy sáng tạo
*Ví dụ 1: Cách thức sử dụng kênh hình trong giảng dạy bài 7 “ Một số tính
chất của đất trồng”
9


 Sử dụng kênh hình có trong sách giáo khoa

Hình 7. Sơ đồ cấu tạo của keo đất

a) Keo âm

b) Keo dương

* Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần truyền tải của kênh hình
Giáo viên xác định nội dung của hình ảnh vẽ cấu tạo của keo đất:
- Cấu tạo đất gồm 3 phần.
- Phân biệt được keo âm, keo dương.
- Vai trò của lớp ion khuếch tán.
*Bước 2: Giáo viên giới thiệu kênh hình
Hình 7 – SGK trang 22, Sơ đồ cấu tạo của keo đất (gồm 2 hình ảnh a- keo âm và bkeo dương)
*Bước 3: Đặt vấn đề và giao nhiệm vụ học tập
- HS Quan sát sơ đồ cấu tạo keo đất và trả lời các câu hỏi sau:
+ Keo đất cấu tạo gồm mấy phần chính?
+ Dựa vào đâu để phân biệt keo âm và keo dương?
+ Vai trò của lớp ion khuếch tán?
*Bước 4: Giải quyết vấn đề
+ Keo đất gồm 3 phần chính: Nhân, lớp ion quyết định điện và lớp ion bù
+ Dựa vào lớp ion quyết định điểm để phân biệt keo âm và keo dương. Nếu lớp ion
quyết định điện mang điện tích âm thì là keo âm, nếu lớp ion quyết định điện mang
điện tích dương thì là keo dương
+ Lớp ion khuyết tán có khả năng trao đổi ion với dung dịch đất. Đây chính là cơ sở
của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
*Bước 5: GV nhận xét đánh giá, HS tự hồn thiện thao tác
Trong q trình làm việc với kênh hình của HS, GV đóng vai trị là người
hướng dẫn, cố vấn, nhận xét và phải kịp thời phát hiện và khắc phục những sai lầm,
hoặc thiếu sót của HS, giúp các em nhận thức đúng đắn. trong tình huống này cần
10



phải định hướng được lớp ion nào quyết định tính chất của hạt keo, trong trồng trọt
chúng ta quan tâm đến các yếu tố nào của đất.
*Bước 6: Vận dụng kiến thức
Bản chất của keo đất là trao đổi ion với dung dịch đất, giữa lại các chất dinh
dưỡng, là cơ sở để cây trồng sử dụng chất dinh dưỡng trên bề mặt keo đất. Cây
trồng không sử dụng hạt keo đất làm dinh dưỡng mà sử dụng các chất khống, đam,
lân, kali…. có trong đất, điều này giúp học sinh suy luận muốn cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt nhất thiết phải cung cấp dinh dưỡng vào đất cho cây trồng.
Mặt khác, thành phần và số lượng cation hấp phụ trên bề mặt keo đất ảnh hưởng tới
hóa tính (tính kiềm, tính chua), lý tính như kết cấu đất, tính trương co, tính dẻo, ảnh
hưởng lớn đến chế độ nước, khơng khí, nhiệt độ và dinh dưỡng của đất. vì vậy
muốn cây trồng phát triển tốt phải cải tạo đất, phải có các biện pháp làm tăng độ phì
nhiêu cho đất.
 Sử dụng một số kênh hình sưu tầm

cấu
tạo
silisic)

keo

Hình 2. Sơ đồ
âm (axit

11


Hình 3. Sơ đồ cấu tạo Keo dương (basidoit)

*Ví dụ 2: Cách thức sử dụng kênh hình trong giảng dạy bài 9 “ Biện pháp cải
tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”
 Sử dụng kênh hình có trong sách giáo khoa
Hình 9.3 SGK: Ruộng bậc thang 9.4 SGK: Thềm cây ăn quả

* Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần truyền tải của kênh hình
Nội dung kiếnthức là hạn chế xói mịn bằng biện pháp cơng trình, như: Làm ruộng
bậc thang và trồng thềm cây ăn quả.
*Bước 2: Giáo viên giới thiệu kênh hình
Hình 9.3 SGK: Ruộng bậc thang 9.4 SGK: Thềm cây ăn quả
*Bước 3: Đặt vấn đề và giao nhiệm vụ học tập
- Em hãy cho biết như thế nào là ruộng bậc thang? Ruộng bậc thang thường
làm ở đâu?
- Giáo viên cho học sinh quan sát, giải thích vì sao mà ruộng bậc thang, thềm
cây ăn quả có thể chống xói mịn đất?
- Thềm cây ăn quả thường được bố trí như thế nào để tăng hiệu quả chống xói
mịn?
*Bước 4: Giải quyết vấn đề
- Ruộng bậc thang là những dải đất nằm ngng sườn dốc. các dải đất này dung
để canh tác và được bảo vệ bằng các bờ đất hoạc đá.
- Ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả có thể chống xói mịn, vì:

Ruộng bậc thang:
12


+ Giảm tốc độ dòng chảy.
+ Giữ đất lại nhờ các bờ đất.
+ Giữ nước cho thấm dần xuống đất.
 Thềm cây ăn quả:

+ Rễ giữ đất.
+Thân, lá che mưa, giảm bớt tác động của nước mưa lên mặt đất.
+ Cây họ đậu cải tạo đất, tăng kết cấu đất.
 Thềm cây ăn quả được bố trí trồng so loe dạnh không lien tục, khoảng
cách giữa hai hang cây ăn quả trồng cỏ hoặc cây họ đậu.
*Bước 5: GV nhận xét đánh giá, HS tự hoàn thiện thao tác
Giáo viên giải thích them: Ngồi hạn chế rửa trơi cịn giữ nước. tác dụng của
cây họ đậu khi trồng xen với cây ăn quả và các loại cây trồng khác…
*Bước 6: Vận dụng kiến thức
Học sinh có ý thức trong việc bảo vệ đất trồng, hạn chế sự rửa trôi đất. Học
sinh nhận thức được tác dụng của rừng đối với sản xuất nông nghiệp cũng như
trong đời sống con người, từ đó có biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng…
 Một số hình ảnh khác
Hình 9.2 SGK: Đất bị xói mòn
Giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát tranh và cho biết hiện
tượng xói mịn đất thường xảy ra
ở nơi có địa hình như thế nào?
Cho ví dụ?
Trả lời: Nơi có địa hình
dốc, trung du và miền núi
Ví dụ: Các tỉnh Đông Bắc và Tây
Bắc nước ta, Tây Nguyên…

13


Hình 9.5 SGK. Canh tác nơng,
lâm kết hợp
Câu hỏi: Mục đích của việc canh

tác nơng, lâm kết hợp
Trả lời: - Chống xói mịn, hạn chế
rửa trơi.
 Cách sử dụng một số kênh hình sưu tầm
Mục I.1 SGK. Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu
Cho HS quan sát các hình ảnh sau:

Hình 4

Hình 5

14


Hình 6

Hình 7

Câu hỏi: Quan sát các hình trên, cho biết nguyên nhân hình thành đất xám
bạc màu?
Trả lời:
+ Địa hình dốc thoải, rửa trơi dinh dưỡng
+ Canh tác lạc hậu: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy...
Mục I.2 SGK. Tính chất của đất xám bạc màu

Hình 8

Hình 9

15



↕10cm

Hình 10

Hình 11

Cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi:
Qua các hình ảnh trên, em có nhận xét gì về đặc điểm của đất xám bạc màu?
Trả lời:
+ Có tầng đất mặt mỏng (10 cm)
+ Có màu trắng bạc
+ Khô và nứt nẻ
Mục I.3 SGK Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
Sau khi HS biết được các tính chất của đất xám bạc màu, GV cho HS quan
sát các hình ảnh sau

Hình 12

Hình 13

16


Hình 14

Hình 15

Hình 16

Hình 17
Hình 12: Cày bừa, phơi ải để tăng độ dày tầng đất mặt
Hình 13: Xây dựng hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu hợp lí khắc
Hình 14: Bón vơi
Hình 15: Bón phân hữu cơ
Hình 16: Ln canh cây lương thực, cây họ đậu
Từ đó, hồn thành bảng sau: Đưa ra biện pháp cải tạo đất xám bạc màu tương ứng
với tính chất của nó
Bón vơi

Tính chất của đất xám bạc màu
Tầng đất mặt mỏng

Biện pháp cải tạo
Cày sâu dần (Hình 12)

Thành phần cơ giới nhẹ, đất nghèo Bón phân hữu cơ, phân hóa học (Hình
dinh dưỡng
15)
Đất khơ

Xây dựng hệ thớng tưới tiêu hợp li
( Hình 13)

Đất chua

Bón vơi (Hình14)
17



Vi sinh vật hoạt động yếu

Luân canh cây họ đậu, cây lương thực,
bón phân hữu cơ (Hình 16, 17)

Mục II.2 SGK. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Hình 18
Hình 19
Cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi:
Qua các hình ảnh trên, em có nhận xét gì về đặc điểm của xói mịn mạnh trơ
sỏi đá
Trả lời:
+ Hình thái phẫu diện khơng hồn chỉnh
+ Sét và limon bị cuốn trôi, trong đất, cát, sỏi chiếm ưu thế.
Mục II.3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Có thể sử dụng các hình sau để minh họa cho việc cải tạo và hướng sử dụng
đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá.

Hình 20: Ruộng bậc thang

Hình 21: Bón vơi cải tạo đất

18


Hình 22: Canh tác nơng lâm kết hợp

Hình 23: Ln canh cây trồng


Hình 24: Trồng cây thành dải
Hình 25:Trồng rừng đầu nguồn
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo ducj, với bản thân và đồng
nghiệp
Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã sử dụng biện pháp "Nâng cao hiệu quả sử
dụng kênh hình trong giảng dạy nội dung kiến thức phần Đất trồng - môn Công
Nghệ 10".
Phương pháp này được tôi dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2
loại giáo án:
- Giáo án thực nghiệm có sử dụng biệnpháp "Nâng cao hiệu quả sử dụng
kênh hình trong giảng dạy nội dung kiến thức phần Đất trồng - môn Công Nghệ
10".
- Giáo án đối chứng không sử dụng kênh hình bổ sung và khơng khái thác tối
đa kênh hình trong sách giáo khoa.
Sau khi dạy xong bài, tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnhhội kiến thức của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi (đề kiểm tra 15 phút).
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
2.4.1. Kết quả định lượng
- Lớp đối chứng (ĐC): 10C3, 10C4
19


- Lớp thực nghiệm (TN): 10C5,10C6
Lớp
Lớp
ĐC
Lớp
TN

Số

HS

Số học sinh đạt điểm xi

10C3

45

1
0

2
0

3
0

4
0

5
0

6
8

7
16

8 9

15 5

10
1

10C4
10C 5

45
46

0
0

0
0

0
0

0
0

2
0

10
1

10

6

13 8
15 20

2
4

10 C6

44

0

0

0

0

0

2

8

14 16

5


Bảng 1. Bảng tần suất
Lớp

Số
HS

Số học sinh đạt điểm xi
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Lớp ĐC
10C3,C4


90

0

0

0

0

2

18

26

28

13

3

Lớp TN
10C5,C6

90

0

0


0

0

0

3

14

29

36

9

Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suất
xi

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

Lớp ĐC (%)

0

0

0

0

2,22

20

28,89

31,11 14,44

3,33


Lớp TN (%)

0

0

0

0

0

3,33

3,33

32,22 40

10

Bảng 3. Bảng phân phối tần suất

20


45
40
35
30
25


Lớp ĐC %
Lớp TN %
10

20
15
10
5
0

5

6

7

8

9

10

Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ phân phối tần suất giữa TN và ĐC
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá
giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình của 2 lớp đối
chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh 2 lớp thực nghiệm tiếp thu
kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực
nghiệm, lớp học diễn sơi nổi, học sinh hứng thú học tập, tích cực, dễ tiếp thu kiến
thức, số lượng học sinhtham gia xây dựng bài nhiều làm cho khơng khí lớp học sơi

nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú
tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng
phương pháp truyền thống như thơng báo, giải thích nên q trình làm việc thường
nghiêng về giáo viên.
2.4.2. Kết quả định tính
Qua q trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng
và theo dõi trong suốt q trình giảng dạy, tơi có những nhận xét sau:
- Ở 2 lớp đối chứng:
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính
độc lập nhận thức khơng thể hiện rõ, cách trình bày rập khn trong sách giáo khoa
hoặc vở ghi của giáo viên.
+ Nhiều khái niệm các em chưa hiểu sâu nên trình bày chưa chính xác, thiếu
chặt chẽ.
+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em cịn khó khăn, khả năng khái
qt hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
21


+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng chưa
nhiệt tình.
Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lô gic, chặt
chẽ.
- Ở 2 lớp thực nghiệm:
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ
+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ
+ Độc lập nhận thức, ngoài kiến thức sách giáo khoa các em hiểu thêm về
một số lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đang phát triển ở nước ta thông qua một số
kênh hình được bổ sung ngồi sách giáo khoa.
+ Đa số các em có có một cái nhìn tổng thế về tình hình đất đai đang bị thối

hóa cần cải tạo cũng như hướng sử dụng một cách hợp lí.
+ Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài học, khả
năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. Kết luận
Kênh hình là những kênh thông tin về đối tượng cong nghệ được chuyển tải
bằng hình ảnh bao gồm tồn bộ các sơ đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, hình vẽ vật thật
bổ sung cho các bài viết. Nó khơng những được coi như phương tiện minh họa cho
bài học mà có giá trị tương đương với kênh chữ, một nguồn thông tin dưới dạng
trực quan.
Nhờ kênh hình học sinh lĩnh hội tri thức đầy đủ, chính xác. Nguồn thơng tin
học sinh thu được là đáng tin cậy và nhớ được bền lâu. Qua kênh hình, học sinh
được mở rộng, củng cố và được nâng cao kiến thức, được lĩnh hội góp phần hồn
thiện tri thức.
Mặt khác trong giờ giảng, kênh hình giúp cho giáo viên có những thuận lợi
cơ bản để trình bày bài giảng nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu sắc, sinh
động. Nhờ kênh hình giúp giáo viên giải phóng được một khối lượng các cơng việc
(tự làm đồ dùng dạy học...). Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng để học
sinh tự mình lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng học tập.
Tuy nhiên, không phải hình nào trong sách giáo khoa cũng sử dụng được và
sử dụng có hiệu quả. Trong q trình dạy học công nghệ, giáo viên phải căn cứ vào
nội dung bài dạy, kênh hình, đối tượng truyền thụ để có phương pháp khai thác sao
cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao.
Đồng thời giáo viên phải chuẩn bị các phương án hướng dẫn học sinh sử
dụng, làm việc hiệu quả với các loại kênh hình để lĩnh hội tri thức cũng như bổ sung
22


những tư liệu hình ảnh liên quan, hỗ trợ cho việc khai thác những nội dung mà kênh
hình trong sách giáo khoa chưa khai thác được.

Trên đây là sáng kiến nhỏ của bản thân về việc sử dụng kênh hình có sẵn
cũng như một số kênh hình sưu tầm trong giảng dạy môn công nghệ 10, mà cụ thế
là bài 7, bài 9 phần chủ đề đất trồng- SGK Công nghệ 10. Hy vọng sáng kiến này
sẽ giúp đồng nghiệp sử dụng kênh hình để giảng dạy một cách có hiệu quả trong
quá trình dạy học.
3.2. Đề nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần phát huy tối đa vai trò của hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cần chủ động bổ sung hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu ở các nguồn
khác nhau để bổ sung cho hệ thống hình ảnh sẵn có trong sách giáo khoa.
- Các ban ngành chức năng có những biện pháp cụ thể trong việc trang bị
thiết bị dạy học cho bộ môn, nhất là những thiết bị, những công nghệ thông tin tiên
tiến hiện nay.
- Bổ sung hình ảnh cho các phần khác.
- Do khả năng và thời gian có hạn, kết quả của SKKN chỉ dừng lại ở những
kết luận ban đầu, nhiều vấn đề chưa được đi sâu, không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và mở rộng cho các chủ đề khác.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện:

Lê Đức Mạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


23


1. Vũ Đình Chiến, Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Địa Lý lớp 7, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Huế,
2004.
2. Nguyễn Duân và các tác giả, Một số vấn đề về dạy học công nghệ ở trường
phổ thông, NXB giáo dục, 2005.
3. Nguyễn Duân, Thiết kế và sử dụng câu hỏi khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa sinh học ở phổ thơng, tạp chí thiết bị giáo dục, số 38 tháng 10 năm 2008.
4. Nguyễn Minh Đồng và các tác giả, Thiết kế bài giảng Công nghệ 10, quyển 1,
NXB Hà Nội, 2006.
5. Phạm Thị Thu Hà, Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Công Nghệ 7
để tổ chức dạy học nhằm phát huy tinh tich cực của học sinh, Khoá luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Huế, 2008.
6. Nguyễn Văn Khanh, Sử dụng tư liệu hình ảnh trong dạy học chương trồng
trọt, lâm nghiệp đại cương mơn Cơng nghệ 10, khố luận tốt nghiệp, Đại học sư
phạm Huế, 2008.
7. Nguyễn Văn Khôi và các tác giả, Sách giáo viên Công nghệ 10, NXB giáo
dục, 2006.
8. Nguyễn Văn Khôi và các tác giả, Công nghệ 10, NXB giáo dục, 2006.
9. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thành Tuấn, Lý luận dạy học Công nghệ ở
trường trung học cơ sở phần kỹ thuật Nông nghiệp, NXB giáo dục, Hà Nội, 2005.
10. Nguyễn Đức Thành, Vũ Thị Mai Anh, Dạy học Công nghệ 10, NXB giáo
dục, 2006.
12. Hồng Hữu Tình, Sử dụng tư liệu hình ảnh trong dạy học chăn nuôi thuỷ
sản đại cương, môn Công nghệ 10, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Huế,
2008.
13. www.baigiang.edu.vn

14. www.baigiang.bachkim.edu.vn
15. www.edu.vn

24



×