Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu, kém ở lớp 12 trong môn địa lí ở trường THPT mai anh tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292 KB, 20 trang )

1. Mở đầu:
Như chúng ta đã biết đối với môn Địa lí là một mơn khoa học xã hội và khoa
học thực nghiệm, nhiều khái niệm tưởng dễ dàng và đơn giản với giáo viên và học
sinh. Nhưng thực tế một số giáo viên và học sinh lại rất lúng túng trong việc dạy và
học địa lý như thế nào để cuốn hút, vừa hăng say trong dạy và học còn rất lan giải.
Nhiều học sinh, nhất là học sinh yếu, kém không thể nắm được các khái niệm cơ
bản, kỹ năng, phương pháp học sao cho có hiệu quả, dẫn đến không vận dụng được
kiến thức vào thực tiễn học tập, nhất là với việc thi trắc nghiệm khách quan như hiện
nay. Vì vậy tơi nhận thấy học sinh nói chung, đặc biệt học sinh yếu, kém lớp 12 học
Địa lí hiệu quả, thi hiệu quả, có hứng thú tìm tịi, khám phá, chủ động trong học tập.
Vấn đề thiết kế bài dạy và hướng dẫn học như thế nào? nhất là giáo viên phải nghiên
cứu thiết kế bài dạy một cách khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh yếu, kém,
thì thi trắc nghiệm điểm số mới cao trong kì thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Rõ ràng
vấn đề này là của giáo viên cần tìm ra giải pháp hay trong giảng dạy, phải thiết kế
nội dung phù hợp để đánh giá được năng lực của từng đối tượng học sinh. Làm được
như vậy khả năng tiếp thu của học sinh yếu, kém sẽ tốt hơn, học sinh yếu, kém ngày
càng thêm chăm chỉ, say sưa học tập, khát khao hiểu biết và rèn luyện tu dưỡng học
tập tốt hơn môn Địa lý. Vậy nội dung đánh giá, phân loại học sinh phải dựa trên cơ
sở quan niệm về tính tích cực hố hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm của quá trình thực hiện thơng qua: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học sinh yếu, kém ở lớp 12 trong mơn Địa lí ở trường THPT Mai Anh
Tuấn”.
Tơi đã triển khai những cuộc thăm dò, trắc nghiệm (Tets) và đàm thoại
(Xêmina) giữa thầy và trò, giữa trò với nhau rất sinh động, hấp dẫn và bổ ích, dạt kết
quả mong đợi. Trước tình hình đó bộ mơn cũng đã tổ chức cải cách, đổi mới giảng
dạy, cải tiến và đổi mới phương pháp, tổ chức cho giáo viên dạy Địa lí - học tập
nghiên cứu các chuyên đề, tổ chức họp soạn bài theo nghiên cứu bài học, thao giảng
dự giờ, góp ý xây dựng để có hiệu quả trong giảng dạy cao hơn. Qua giảng dạy thực
tế, tơi đã có những kết quả nhất định trong bộ mơn. Vậy tơi chọn nội dung sau đây
để nói lên một phần kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện, cụ thể nội dung cơ bản
sau: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu, kém ở lớp


12 trong mơn Địa lí ở trường THPT Mai Anh Tuấn”.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, trong toàn bộ hệ thống nền giáo dục Việt Nam nói chung,
tổ chức của các trường học nói riêng. Trong đó, có hệ thống trường Trung học phổ
thông, về cơ bản là để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh phát triển năng lực
một cách toàn diện với 05 phẩm chất ( Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực,
Trách nhiệm). Vậy để giảng dạy học sinh yếu, kém học môn Địa lý một cách tốt
nhất, thi đạt điểm số cao, nhà trường phân công những giáo viên có kinh nghiệm
đang giảng dạy bộ mơn gánh trách nhiệm trọng trách cao hơn đứng mũi chịu sào làm
công tác chuyên môn để cùng với đồng nghiệp dạy cùng bộ mơn trao đổi, góp ý học
tập kinh nghiệm. Như vậy khi nói đến giáo viên có kinh nghiệm là đề cập đến vị trí,
1


vai trị, chức năng của người làm cơng tác chun môn, đề cập đến những nhiệm vụ,
nội dung công việc mà người giáo viên phải làm, cần làm và nên làm cho thật tốt.
Để một tập thể bộ môn vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các
trường nói chung, trong hệ thống giáo dục. Trong đó, ở trong trường Trung học phổ
thơng nói riêng, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Một tập thể bộ
môn vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động dạy và học phát triển một
cách toàn diện, nhất là hoạt động học tập ở trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm
tốt cơng tác chun mơn và có phương pháp, kĩ năng tốt thì sẽ tạo nhiều điều kiện,
có thời gian để bồi dưỡng và hồn thành tốt chun mơn của mình. Vì vậy tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
sinh yếu, kém ở lớp 12 trong mơn Địa lí ở trường THPT Mai Anh Tuấn”.
Để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kinh nghiệm cho đồng nghiệp
trong những năm học trước đây khi tôi soạn bài và dạy học địa lý chưa đổi mới
nhiều, nên kết quả chưa đạt như mong đợi, bởi vì:
- Thứ nhất: Cấu trúc, xây dựng và soạn bài dạy và học chưa đúng cách, chưa đúng
phom, chưa sát với đối tượng học sinh đại trà, nhất là học sinh yếu, kém còn bỏ rơi

học sinh ở phía sau.
- Thứ hai: Nội dung giảng dạy mới ở mức áp dụng cho tất cả học sinh học đại trà và
thiên về học sinh học lực từ trung bình trở lên, chưa chú trong học sinh yếu, kém .
Cịn hiện nay đã chuyển sang khơng bỏ rơi học sinh bất cứ học lực như thế nào và
thi chuyển sang trắc nghiệm khách quan môn Địa lý ở kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Để làm tốt công tác giảng dạy học sinh yếu, kém học mơn Địa lí lớp 12 ở trường
THPT hiện nay phù hợp với đổi mới trong cách dạy, cách học và thi cử, cũng như
phổ biến kinh nghiệm hay vào thực tiễn để đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Địa lí ở
trong trường nói riêng, trong Huyện, trong Tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung
trao đổi góp ý và cùng thực hiện trong dạy học đạt kết quả cao nhất như mong đợi.
- Về nội dung: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu,
kém ở lớp 12 trong mơn Địa lí ở trường THPT Mai Anh Tuấn”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh yếu, kém lớp 12 ở Trường trung học phổ thông Mai Anh Tuấn - Huyện
Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thực hiện kinh nghiệm giáo dục của bản thân đối với học sinh yếu, kém lớp 12
trong q trình làm cơng tác dạy học mơn Địa lí thực nghiệm qua nhiều năm ở
trường THPT Mai Anh Tuấn.
- Tôi sử dụng một số giải pháp và phương pháp hữu hiệu hướng dẫn học sinh yếu,
kém tập chung chủ yếu vào cách học và kỹ năng làm đề thi Tốt nghiệp THPT như
sau:
+ Hoàn thành câu hỏi Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Tìm hiểu hồn thành câu hỏi biểu đồ và bảng số liệu.
2


+ Vẽ sơ đồ tóm lược từng bài học.
- Bản thân trao đổi với các đồng nghiệp, các tiền bối trong và ngoài nhà trường,

nhất là giáo viên giảng dạy mơn Địa lí trên tồn Tỉnh Thanh Hóa có năng lực và có
nhiều kinh nghiệm trong dạy học sinh yếu, kém học mơn địa lí.
- Tơi trao đổi với các cựu học sinh cũ đã từng học yếu, kém đã ra trường về cảm
tưởng của các em, cảm nhận của các em qua các q trình học tập, ơn thi và thi tốt
nghiệpTHPTQG mơn Địa lí ở các lớp tơi đã từng giảng dạy, các học sinh ở các lớp
hiện nay tôi đang trực tiếp giảng dạy và các lớp tôi dạy thay đồng nghiệp.
- Tôi nghiên cứu thông qua các tài liệu, các chuyên đề đã được Sở giáo dục và Đào
tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tích cực và hiệu quả nhiều năm qua, liên quan
cả cũ và mới đối với bộ môn Địa lý mà Sở GD và ĐT Thanh Hóa; Bộ Giáo dục và
Đào Tạo đã ban hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên giảng dạy và học sinh yếu, kém học tập say
mê, hứng thú, thu hút được nhiều học sinh yêu quý mơn học Địa lí.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Về cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng, người giáo
viên trực tiếp giảng dạy trên lớp có vai trị quan trọng trong việc giáo dục học sinh
toàn diện với 05 phẩm chất ( Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách
nhiệm). Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp học, giáo viên trước hết phải là nhà
giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, nhất
là học sinh yếu, kém, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, kĩ năng, những
biến động về tâm sinh lí, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên
bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương sáng tác động tích cực đến việc hình
thành phẩm chất cho học sinh đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, giáo viên
còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà
trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục... [4].
Giáo viên là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng trường và cha mẹ học sinh
quản lý tồn diện học sinh trong q trình học tập trên lớp mình phụ trách giảng dạy
bộ mơn. Điều này đòi hỏi giáo viên vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến
từng cá nhân, đối tượng trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động

và kĩ năng sống …thông qua bộ môn.
Giáo viên là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các
mối quan hệ ứng xử, cách học, cách tiếp cận mơn học trên lớp mình phụ trách theo
đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường, của ngành đề ra. Là nhân vật chủ
đạo, là cầu nối, là trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường - tập
thể học sinh; tập thể học sinh - xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên vừa là đại diện
cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa là đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc
với nhà trường. Mặt khác, giáo viên phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với
xã hội trở nên gắn bó hơn. Giáo viên xây dựng, tổ chức tập thể lớp học thành đơn vị
3


vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của cá nhân, tập thể
lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách tồn diện thơng qua môn học.
Giáo viên luôn luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức, lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh thơng qua bộ mơn
mình phụ trách giảng dạy.
Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái
đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tịi giải quyết. Dưới sự
chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy
và học và các nội dung cụ thể đã xác định. [ 1 ]
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói trong những năm qua, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung, địa phương nói riêng đã và đang mang lại khơng ít những thuận lợi cho cơng
tác giáo dục trong các nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các cấp
chính quyền, đồn thể cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị giáo dục của các nhà trường được xây dựng, trang bị ngày một đầy đủ,
đảm bảo cho việc dạy và học, nhất là môn Địa lý.
Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão cơng nghệ thông tin đã hỗ trợ nhà trường,
giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi kịp thời những thông

tin thiết thực trong phối hợp giáo dục; Đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy
và học của giáo viên trong những giờ lên lớp, những hoạt động tập thể làm cho học
sinh thấy hứng thú, tâm đắc hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, cơng tác giáo dục cịn gặp khơng ít
những khó khăn, thách thức lớn bởi kinh tế thị trường hiện nay, ngồi những tiện ích
thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: Xu hướng
sống hưởng thụ, đua đòi ăn diện, chưng diện, bắt chiếc, chơi game online, Feebucs...
Chính những vấn đề này ảnh hưởng khơng ít đến việc học tập, việc hình thành nhân
cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên các môn học
trong công tác giáo dục đạo đức, học tập, nối sống, kĩ năng sống toàn diện cho học
sinh, nhất là đối tượng học sinh học lực yếu, kém.
Nguyên nhân chủ yếu đó là: Do nhiều cơ sở kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận
trước mắt. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực,
trò chơi ăn tiền… rất thu hút và hấp dẫn học sinh cả hai giới ( Nam - Nữ ). Vì thế,
hiện tượng trốn tiết, bỏ học, đi học muộn, đến lớp ngủ gà ngủ gật, giấu tiền, trộm
cắp, diết người cướp của, tống tiền… để ăn chơi là điều khơng tránh khỏi, gây tổn
thương đến gia đình, nhà trường, thầy cô, bạn bè, người thân và tổn hại tới xã hội.
Mặt khác, nhiều gia đình do cuộc sống quá bận rộn với công việc nên thời gian
quan tâm, gần gũi và dành cho việc giáo dục con cái khơng nhiều, gần như phó mặc
cho thầy cơ giáo, nhà trường và xã hội. Một số em do điều kiện, hồn cảnh gia đình
ở với ơng bà, cơ gì, chú bác….do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên
nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo, trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, về
kĩ năng sống, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh cá
biệt, lười học gia tăng và phổ biến trong các nhà trường.
4


Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những hạn chế về phía đội ngũ giáo viên. Một
bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do cơng việc giảng dạy chiếm nhiều
thời gian, hiệu quả cơng tác ít nhiều bị ảnh hưởng. Một hạn chế khác là nhiều giáo

viên tiến hành cơng việc khá cảm tính, chưa có phương pháp thích hợp, sáng tạo
thích hợp. Có người q nghiêm khắc, có người q dễ dãi. Người nghiêm khắc gị
ép học sinh theo khn khổ một cách máy móc và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo
viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại bng lỏng cơng tác quản lí,
thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô và học sinh khơng phải bao
giờ cũng tìm được tiếng nói chung, nhất là đối tượng học sinh yếu, kém.
* Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu về một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu,
kém ở lớp 12 trong cơng tác giảng dạy mơn Địa lí tại Trường THPT Mai Anh Tuấn Nga Sơn - Thanh Hóa trong năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.
* Thực trạng:
Như lời mở đầu, bản thân chúng ta đã biết Địa lí được gọi là bộ mơn khoa học xã
hội và khoa học tự nhiên thực nghiệm có nhiều khái niệm tưởng chừng dễ dàng và
đơn giản với học sinh và giáo viên. Nhưng trong thực tế thì học sinh nói chung, học
sinh yếu, kém lại rất lúng túng, khó hiểu, cho là rất trìu tượng. Rất nhiều học sinh,
nhất là học sinh yếu, kém không thể nắm chắc được, hoặc hiểu một cách mơ màng
các khái niệm cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến thức vào học tập nhất là kỹ
năng làm bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm khách quan hay tự luận và bài thực hành,
cũng như khơng có hứng thú, say sưa trong học tập mơn Địa lí.
Giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong
sách giáo khoa, chưa “ dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến
thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. [ 1 ]
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Vào năm học 2018 - 2019 bản thân đã giảng dạy và kiểm tra, đánh
giá, khảo sát chất lượng của khối lớp 12, trong đó có 3 lớp đại diện
của khối đạt kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu, kém
12A 45

7%
37%
46%
10%
12N 36
3%
18%
62%
17%
12T 26
1%
15%
65%
19%
Qua kết quả trên tôi nhận thấy để học sinh yếu, kém học được bộ môn Địa lí và
có hứng thú tìm tịi, khám phá, chủ động trong học tập, vấn đề học như thế nào, làm
bài thi (Trắc nghiệm tốt nghiệp THPTQG) ra sao? rõ ràng vấn đề này là của giáo
viên, đó cũng là cách luôn đổi mới phương pháp trong thiết kế bài dạy, cách dạy và
cách học của học sinh, nhất là học sinh yếu, kém. Người giáo viên phải linh hoạt,
phải biết cách thiết kế nội dung phù hợp để tổ chức cho học sinh yếu, kém học tập,
đặc biệt phân loại được học sinh theo năng lực, có như vậy học sinh yếu, kém học
tập mới có hiệu quả cao. Tôi mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp.
Làm được như vậy chắc chắn rằng khả năng tiếp thu của học sinh yếu, kém sẽ
tốt hơn, chăm học, say sưa, khát khao hiểu biết và nhất là thi tốt nghiệp THPT đạt
5


kết quả cao như mong đợi. Vậy phân loại được năng lực học sinh phải dựa trên cơ sở
tính tích cực hoá các hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá
trình thực hiện, từ thực trạng cụ thể theo phạm vi nghiên cứu sau: “ Một số giải

pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu, kém ở lớp 12 trong mơn Địa
lí ở trường THPT Mai Anh Tuấn”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề, vai trò, tác dụng, hiệu quả:
* Vấn đề nội dung và hình thức:
- Thứ nhất: Có thể nói đây chính là một bài tốn rất khó và phức tạp, nó bao hàm tất
cả của các vấn đề trong quá trình triển khai và thực hiện có thể tổ chức hoạt động
học tập cho mọi đối tượng HS, đặc biệt HS yếu, kém thành hai loại chính khác nhau:
+ Một loại nghiên cứu, những sự vật và hiện tượng, những quy luật chính làm cơ sở
cho phần nội dung, hình thức thực hiện triển khai có hiệu quả trực tiếp đối với một
khoảng thời gian ngắn kiểm tra kiến thức và hiểu biết, hứng thú, u thích về mơn
Địa lí.
+ Một loại xét đến cách phối hợp các hình thức tổ chức suy nghĩ phản xạ nhanh cho
một nhóm như: suy nghĩ, nghiên cứu theo cá nhân, hay tổ nhóm, cặp đơi trong thời
gian ngắn.
- Thứ hai: Đối với các giải pháp cụ thể với đối tượng HS yếu, kém là:
+ Kỹ năng sử dụng ATLAT Địa Lí Việt Nam
+ Ký năng làm bài tập biểu đồ và bảng số liệu
+ Kỹ năng vẽ sơ đồ mẫu
- Thứ ba: Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, thực tế giáo viên phải có nhiều kinh
nghiệm, có xét đến tính quy luật, phải sưu tầm, nghiên cứu nhiều tài liệu, mất nhiều
thời gian công sức đọc , phân loại các câu hỏi và đưa ra đáp án chính xác. Hình dung
được mục đích sau khi thực hiện để thiết kế nội dung, hình thức phù hợp như đã
định ra và đảm bảo với các dấu hiệu sau:
+ Có mối liên hệ nội dung giảng dạy với cuộc sống, sản xuất thực tiễn xây dựng
XHCN và phương hướng chính trị, tư tưởng.
+ Có sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện phát triển tư duy lôgic cho học
sinh và sáng tạo độc lập.
+ Trong dạy học cá nhân, GV tổ chức cho mỗi HS được làm việc thực sự với các đối
tượng học tập ( ATLAT, sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê ..) để thu thập kiến thức, hoặc
trả lời các câu hỏi, thực hiện bài tập do GV đề ra. [ 2 ]

+ Học sinh khi ra ngoài lớp, trường, về nhà tiếp tục động não tìm phương án học tối
ưu. Nhờ đó mà học sinh yếu, kém đã khơng cịn tình trạng lười học, nói tục, xích
mích, ngủ gật…khơng cịn nhiều. Các em chăm chỉ, say sưa học tập, khát khao hiểu
biết, yêu mến và thích học Địa lí hơn và đánh giá kết quả học sinh yếu, kém ngay
sau các kỳ kiểm tra và thi để theo dõi, nắm bắt sự tiến bộ hay không tiến bộ của từng
học sinh .
- Thứ tư: Để đánh giá được năng lực học sinh yếu, kém qua quá trình học tập trong
năm học và kỳ thi tốt nghiệp THPT trong môn Địa lí có hiệu quả cao, ta cần có một
số giải pháp và phương pháp cụ thể sau:
+ Bước vào buổi học:
6


. Điều đầu tiên trước những vấn đề mới, trước sự ngơ ngác, sự im lặng, buồn tẻ, sự
không hiểu, khó hiểu, no lắng…của học sinh, nhất là học sinh yếu, kém sắp thi cuối
cấp tốt nghiệp THPTQG.
. Giáo viên nên làm thế nào? để trong một thời gian 45 phút vừa giảng dạy được học
sinh cả lớp, vừa giảng dạy được học sinh học yếu, kém tiếp thu bài học một cách tốt
nhất và kiểm tra được kiến thức tư duy lôgic, những mối liên quan về kiến thức, kỹ
năng, sự phấn khởi, vui vẻ, sinh động của học sinh trong học tập và để cho việc vận
dụng vào bài học mới, vào kỳ thi Tốt nghiệp THPTQG sắp tới chính là nội dung và
hình thức học tập.
* Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Nội dung thực hiện các giải pháp:
+ Bước 1: Giáo viên nghiên cứu SGK có liên quan đến Atlat Địa lý Việt Nam, đến
biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ hóa.
+ Bước 2: GV xây dựng hệ thống các câu hỏi liên quan đến Atlat, biểu đồ, bảng số
liệu, sơ đồ phù hợp nội dung bài học và đối tượng HS yếu, kém:
. GV xây dựng hệ thống câu hỏi tạo cơ hội cho HS tích cực, chủ động tái hiện những
kiến thức xác định vị trí địa danh các đối tượng cần tìm và GV giao bài tập trên lớp

cũng như giao về nhà.
. GV giả vờ đã gửi bài tập cho các bạn ở lớp N, các em liên hệ với bạn ở lớp N để
nghi chép hoặc mượn photo…Học sinh xẽ liên hệ một cách tích cực sẽ xóa bỏ sự
nhút nhát, tạo sự gần gũi, đồn kết, thân thiện giữa học sinh với học sinh và tạo lập
mối quan hệ nhân quả.
+ Bước 3: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS có thể dễ dàng việc thực hiện tra cứu
Atlat bắt đầu ở từng trang từ trang 3-4-5; Xem rõ câu lệch ở biểu đồ hỏi gì?, bảng số
liệu trên vẽ biểu đồ nào thích hợp? bằng cách bắt buộc:
. Nắm được cấu trúc của cuốn Atlat Địa lý Việt Nam, dạng biểu đồ và bảng số liệu.
. Nắm rõ kí hiệu bản đồ trong Atlat Địa lý Việt Nam, từ khóa của biểu đồ và bảng số
liệu
. Đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat Địa lý Việt Nam, Câu lệnh của biểu đồ và
bảng số liệu.
. Ngồi ra em có thể vẽ sơ đồ hóa tóm lược các bài học bằng rễ cây, xương cá, cành
cây, bông hoa…..
Trên đây là các giải pháp cần thiết cho soạn bài dạy, ra câu hỏi trắc nghiệm theo bài
học, cho một buổi dạy học và hướng dẫn học sinh yếu, kém cách học tập cũng như
làm bài thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi tốt nghiệpTHPT sắp tới. Tôi yêu cầu
học sinh yếu, kém chỉ tập chung vào học và làm câu hỏi trắc nghiệm ở hai mức
( nhận biết, thơng hiểu) vì trong đề thi ( có 13 - 14 câu hỏi) sử dụng Atlat; biểu đồ,
bảng số liệu ( có 2- 4 câu hỏi ) hoặc vẽ sơ đồ tư duy trong học tập mà trong giảng
dạy tôi đã phát hiện ra và hiện nay đang được áp dụng để thực hiện khi triển khai
giảng dạy Địa lí chính khố cũng như ngoại khóa với đối tượng học sinh yếu, kém.
- Áp dụng:
+ Để phân loại, đánh giá được năng lực học sinh học lực yếu, kém học mơn Địa lí
lớp12 - trong trường THPT Mai Anh Tuấn.
7


+ Qua giảng dạy các năm và nghiên cứu học hỏi tơi nhận thấy cần phải có những

giải pháp, tổ chức các hoạt động học cho HS yếu, kém được tốt hơn cần phải đảm
bảo các bước sau:
. Ngoài các bước lên lớp kiểm tra bài học cũ chính khố, thì bước chuẩn bị cho hoạt
động dạy và học, cần phải soạn giáo án lựa chọn, sàng lọc ra các câu hỏi đúng kiến
thức, đúng ở các bài học, tiết học đối với học sinh yếu, kém là rất quan trọng. Vì có
liên quan đến kiến thức, đến q trình học tập, thi Tốt nghiệp THPTQG mơn Địa lí
của học sinh yếu, kém lớp 12, nhưng thời gian hạn hẹp ở các buổi học chính khố,
bồi dưỡng cần phải đảm bảo các bước lồng ghép sau:
+ Bước chuẩn bị soạn bài dạy và chọn lọc soạn một hệ thống các câu hỏi theo theo
bài học ở 2 mức độ nhận thức: Nhận biết, thơng hiểu là rất quan trọng. Vì nó liên
quan đến kiến thức, liên quan gắn liền cả q trình học tập, sự u thích, khả năng,
sở trường, sở đoản của học sinh trong từng đối tượng học chương trình Địa lí trong
trường THPT hiện nay. Vì vậy học sinh nói chung, học sinh yếu, kém lớp 12 nói
riêng cần được phân loại, để được trang bị khắc sâu kiến thức hiểu biết kiến thức
mơn Địa lí trong trường THPT.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả
năng của học sinh yếu, kém, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành
khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích
được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả HS yếu, kém tiếp nhận và
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. [ 2 ]
- Bản thân tôi đã soạn giáo án giảng dạy, đặc biệt là hướng dẫn học sinh yếu, kém
học bồi dưỡng, nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi. Với thiết kế bài dạy bình
thường trước khi so với cải tiến.
- Giáo viên: Cần tiến hành các bước soạn Giáo án như sau: ( Lấy ví dụ 1 bài
soạn và dạy trước và sau đổi mới ) trong chương trình Địa lí 12 THPT
+ Với thiết kế bài dạy bình thường trước khi so với cải tiến như sau:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 12
Ngày soạn: 10 tháng 09 năm 201
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Tiết 2 - Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam : các điểm cực Bắc,
Nam, Đông, Tây của phần đất liền ; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện
tích lãnh thổ.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh
tế – xã hội và quốc phòng.
2. Kỹ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo
vệ tổ quốc
4. Định hướng năng lực cho học sinh
8


- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp
tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính tốn.
- Năng lực chun biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ....; Năng lực
tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật
quốc tế (1982)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát. Đọc và tìm hiểu các vấn đề có liên quan
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Ôn và kiểm tra bài cũ – 5'
(?) Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến
cơng cuộc đổi mới của nước ta?
(?) Tìm một số dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?
3. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

Em hãy nêu sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa khu vực Tây Nam Á
với nước ta? Vì sao có sự khác nhau đó?
GV gọi HS trả lời.
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng tới thành phần tự nhiên, phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có đặc điểm và có
ảnh hưởng như thế nào? => chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta
Hình thức: cả lớp - Phương pháp: Đàm thoại, Khai thác bản đồ, lược đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
NỘI DUNG CHÍNH
HS
(?) Quan sát bản đồ, atlat cho 1.Vị trí địa lý
biết đặc điểm vị trí nước ta?
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần
HS: Chỉ bản đồ, trả lời.
trung tâm khu vực ĐNA, phía nam lục địa Á – Âu.
GV: Chuẩn xác kiến thức.
- Hệ toạ độ địa lý:
+ Trên đất liền: Vĩ độ: 23023’B -> 8034’B
Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ
+ Trên biển: Vĩ độ 23023’B -> 6050’B;
Kinh độ 1010Đ -> 117020’Đ.
- Tiếp giáp:
+ Đất liến- Trung Quốc, Lào, Campuchia.
+ Biển: 8 quốc gia.
- Nằm ở múi giờ thứ 7.
Nội dung 2: Tìm hiều phạm vi lãnh thổ nước ta
Hình thức: Cặp bàn- Phương pháp: Đàm thoại phát vấn,
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

NỘI DUNG CHÍNH
HS
9


GV yêu cầu học sinh quan sát
bản đồ, sơ đồ phạm vi vùng
biển và trả lời câu hỏi sau:
(?) Cho biết phạm vi lãnh thổ
nước ta gồm những bộ phận
nào? Đặc điểm từng bộ phận?
- Nêu đặc điểm vùng đất
nước ta?
(Gợi ý: diện tích, tọa độ, tiếp
giáp, đường biên giới, đường
biển, đảo và quần đảo)
- Đặc điểm vùng biển nước
ta?
(Diện tích, các bộ
phận?)
- Em hãy cho biết ranh giới
đất liền trên biển, ranh giới
biển?
HS: Tìm hiểu, trả lời bổ sung.
GV: Chuẩn xác kiến thức kết
hợp chỉ sơ đồ phạm vi vùng
biển.

2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất

- Diện tích đất liền và các đảo 331.212 km2.
- Tọa độ đất liền
- Biên giới: > 4600 km, chủ yếu rừng núi hiểm
trở(Trung Quốc: >1400km; Tây giáp Lào: >
2100km, Campuchia > 1100km)
- Đường bờ biển dài 3260 km.
- Đảo: Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2
quần đảo Trường Sa (Khánh Hồ), Hồng Sa (Đà
Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2
- Tiếp giáp với 8 quốc gia.
- Bao gồm:
+ Vùng nội thuỷ.
+ Vùng lãnh hải.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải.
+ Vùng đặc quyền kinh tế.
+ Vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên
vùng đất và vùng biển

Nội dung 3: tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí
Hình thức: Nhóm - Phương pháp: thảo luận, đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV VÀ
NỘI DUNG CHÍNH
HS
* B1: GV chia
3. Ý nghĩa của vị trí địa lý
nhóm và giao
a. Ý nghĩa đối với tự nhiên

nhiệm vụ:
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
- N1, 2: Tìm
mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
hiểu ảnh hưởng - Nước ta nằm trên vành đai sinh khống châu Á - Thái Bình
10


của vị trí địa lí
đến tự nhiên.
- N3, 4: Tìm
hiểu ảnh hưởng
của vị trí địa lí
đến kinh tế.
- N5, 6: Tìm
hiểu ảnh hưởng
của vị trí địa lí
đến VH – XH,
QP.
* B2: HS tìm
hiểu thảo luận,
thống nhất trong
nhóm.
* B3: Đại diện
nhóm trình bày,
nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
* B4: GV chuẩn
xác kiến thức.


Dương nên có tài ngun khống sản phong phú.
- Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động,
thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
- Vị trí và hình thể (dài hẹp ngang) tạo nên sự phân hoá đa dạng
về tự nhiên giữa các vùng miền.
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b. Ý nghĩa về KT, VH, XH và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không
quốc tế quan trọng.
+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các
nước Lào, Thái Lan, Đông Bắc CamPu Chia và khu vực Tây Nam
Trung Quốc.
-->Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thực
hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu
tư nước ngồi.
- Về văn hố, xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hồ
bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
- Về an ninh, quốc phịng: vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông
Nam Á, Biển đông có hướng chiến lược trong cơng cuộc xây
dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
* Khó khăn: Bảo vệ chủ quyền và sức ép thù địch
Hoạt động 3: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, yêu cầu giải thích Câu 1. Đường biên giới
vì sao lựa chọn đáp án đó.
trên đất liền nước ta dài:
Câu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

B. 4600km.
A. 3600km. B. 4600km. C. 4360km. D. 3460km
Câu 2. Vùng biển Đông
Câu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia? giáp với bao nhiêu quốc
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10
gia?
Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :
B. 8.
A. Trên 12º vĩ tuyến.
B. Gần 15º vĩ tuyến
Câu 3. Lãnh thổ nước ta
C. Gần 17º vĩ tuyến
D. Gần 18º vĩ tuyến
trải dài :
Câu 4. Nội thuỷ là :
B. Gần 15º vĩ.
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
Câu 4. Nội thuỷ là :
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong B. Vùng nước tiếp giáp
đường cơ sở.
với đất liền phía bên trong
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
đường cơ sở.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 5. Đây là cửa khẩu
Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - nằm trên biên giới Lào Việt.
Việt.

A. Cầu Treo B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.
A. Cầu Treo (Hà Tĩnh)
11


Hoạt động 4: Vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, yêu cầu giải thích vì
sao lựa chọn đáp án đó.
Câu 1. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong Câu 1. Nước ta có
phú nhờ :
nguồn tài nguyên sinh
A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên vật phong phú nhờ :
nhiên có sự phân hố đa dạng.
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu D. Nằm ở vị trí tiếp giáp
thuộc khu vực châu Á gió mùa.
giữa lục địa và hải
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên dương trên đường di lưu
vành đai sinh khoáng của thế giới.
của các lồi sinh vật.
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên
đường di lưu của các lồi sinh vật.
Hoạt động 5: Tìm tịi, sáng tạo
Tìm một số bài hát thể hiện được đặc điểm vị trí địa lí và ảnh hưởng của vị trí địa lí
đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (Việt Nam đất nước bên bờ sóng, ,…).
4. Tổng kết, đánh giá
- Giải quyết vấn đề đã nêu bằng câu hỏi.: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh
tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là do nước ta nằm tiếp
giáp Biển Đơng và hình dạng lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc Nam và hẹp theo chiều

Đông Tây với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
- GV nhận xét tình hình, thái độ học tập của lớp.
5. Hướng dẫn học ở nhà – 30'':
- Làm các câu hỏi trong sách bài tập.
- Chuẩn bị bài 3: Thực hành : Vẽ ở nhà lưới ô vuông trên giấy A4, Atslat, đọc
trước bài ở nhà. GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo
trật tự bên ngoài : theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên
xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh
của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4cm).
Tổ trưởng kí duyệt
* Cũng là dạy và học cùng một thời gian, nhưng học sinh yếu, kém học chậm và
không hứng thú trong học tập điểm số luôn thấp kém, Vậy tôi phải soạn thiết kế
riêng để dạy đối tượng này ( Mỗi tiết học chính khóa và ngoại khóa tơi giao
nhiệm vụ cho học sinh yếu, kém từ 15 - 20 câu bài tập trắc nghiệm) để học sinh
làm vừa sức, hứng thú rồi tăng dần lên. Cụ thể áp dụng như sau:

Ví dụ:

Bài 2: Vị trí địa lí và Phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Câu hỏi bài tập trắc nghiệm Atlat Địa lý Việt Nam trang 4, 5 theo bài học
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của
nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Điện Biên.

B. Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Lào Cai
12


Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đường biên giới

nước ta với nước nào dài nhất?
A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Campuchia. D. Câu A và C đúng.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đông tiếp
giáp với bao nhiêu quốc gia?
A. Sáu.

B. Bảy. C. Tám. D. Chín.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh thành nào có
diện tích nhỏ nhất nước ta?
A. Ninh Bình.

B. Bắc Ninh.

C. Thái Bình.

D. Hà Nam

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết ranh giới tự nhiên
của hai miền Nam-Bắc của nước ta là
A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Trường Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy Ngọc Linh
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố
nào sau đây không giáp với biển Đông?
A. Hải Dương.


B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Hà Nam

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết chiều rộng của
tỉnh, thành phố nào sau đây chưa đầy 50 km?
A. Hà Tĩnh.

B. Quảng Bình. C. Quảng Trị. D. Quảng Ngãi

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao
nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển Đông?
A. 26.

B. 27. C. 28. D. 29

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết cảng nước sâu
Dung Quất thuộc tỉnh, thành phố nào?
A. Quảng Nam.

B. Quảng Ngãi. C. Quảng Trị.

D. Quảng Bình.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đơng có
diện tích gấp mấy lần diện tích đất liền?
A. Hai lần. B. Ba lần. C. Bốn lần. D. Năm lần
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết độ sâu trung bình
của nước biển Đông là (m)
A. 1100

B. 1500. C. 1700. D. 2100.


Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết thành phố trực
thuộc Trung ương nào sau đây khơng giáp biển Đơng?
A. Hải Phịng.

B. Đà Nẵng. C. TP. Hồ Chí Minh.

D. Cần Thơ.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Tây
nước ta thuộc tỉnh nào?
13


A. Sơn La. B. Điện Biên. C. Lai Châu

D. Lào Cai

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao
nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào?
A. 10. B. 11. C. 12.

D. 13.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố
nào sau đây khơng có đường biên giới chung với Lào?
A. Điện Biên. B. Sơn La
Đáp án
Câu
1 2 3

Đáp án B B D

4
B

C. Kon Tum. D. Gia Lai.
5
C

6
D

7
B

8
C

9
B

10
A

11
D

12
A


13
B

14 15
A D

Câu hỏi biểu đồ và bảng số liêu:
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 2000- 2013
Năm
2000
2005
2008
2010
2013
Số dân ( triệu người)
77,6
82,4
85,1
86,9
89,7
Tỉ lệ dân thành thị ( %)
24,1
27,1
29,0
30,0
32,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Nhận xét đúng nhất qua bảng số liệu là:
A. Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều tăng B. Số dân tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm

C. Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều giảm D. Số dân giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng
Câu 2: Cho bảng số liệu sau: Quy mô và cơ cấu lao động đang làm
việc ở nước ta năm 2005 và 2014
Năm
Tổng số (nghìn người)
Nơng-lâm-thủy sản (%)
Cơng nghiệp-Xây dựng (%)
Dịch vụ (%)

2005
42.744,9
55,1
17,6
27,3

2014
52.744,5
46,3
21,4
32,3

Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua 2 năm 2005,
2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất:

14


A. Cột chồng.
B. Miền.
Câu 3: Cho biểu đồ sau:


C. Tròn.

D. Kết hợp cột và đường.

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình
phát triển dân số thành thị, nơng thơn nuớc ta giai đoạn 1995 - 2014?
A. Dân thành thi ít hơn dân nông thôn.
B. Dân số thành thị tăng chậm hơn dân nông thôn.
C. Dân số thành thị và nông thôn đều tăng.
D. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.
Câu 4: Cho bảng số liệu
Dân số và tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2005 – 2014.
Năm Tổng số dân (triệu người) Tổng sản phẩm trong nước (nghìn tỉ đồng)
2005

83,1

914

2008

85,1

1616

2010

86,9


2157

2014

90,7
3937
( Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Tổng cục thống kê)
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi dân số, tổng thu nhập quốc dân nuớc
ta giai đoạn 2005 – 2014 ?
A. Tổng sản phẩm trong nước tăng không liên tục.
B. Tổng sản phẩm trong nước tăng nhanh hơn tổng số dân.
C. Tổng số dân tăng nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước
D. Tổng số dân có xu hướng giảm liên tục.
Câu 5: Cho biểu đồ sau:
15


Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta giai đoạn 1960-2014.
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng với tỉ suất sinh,
tỉ suất tử của nước ta, giai đoạn 1960 - 2014?
A. Tỉ suất sinh giảm liên tục qua các năm. B. Tỉ suất tử của nước ta không ổn định.
C. Tỉ suất sinh giảm chậm hơn tỉ suất tử. D. Tỉ suất tử giảm chậm hơn tỉ suất sinh.
Câu 6: Cho bảng số liệu:Dân số và dân số thành thị nước ta giai đoạn 1995-2014
(Đơn vị : triệu người.)
Năm
Tổng dân số
Dân số thành thị

1995
72,0

14,9

2000
77,6
18,7

2005
82,4
22,3

2010
86,9
26,5

2014
90,7
30,0

Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2014, biểu
đồ nào sau đây thích hợp nhất?

16


A
.
C

t
c

h

n
g
.
B
.
M
i

n
.
C
.
T
r
ò
n
.
D
.
K
ế
t
h

p
.



Đáp án:
Câu
Đáp án

1
A

2
C

3
B

4
B

5
C

6
A

Sau mỗi lần như vậy thì Giáo viên khơng qn dặn dị học sinh cả lớp về
nhà khơng được qn học bài cũ chính khố, làm đề cương chọn ra đáp án
đúng đó chính là kiến thức cơ đọng nhất mà các em cần tìm và đọc sang bài
học mới để tiết sau tiếp tục học, có như vậy điểm số các em tham gia chinh
phục các kỳ thi sẽ đảm bảo đạt kết quả cao nhất.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Kết quả nghiên cứu:

Qua q trình giảng dạy bộ mơn từ năm 1997 đến nay nhất là những năm gần
đây tơi đã chú trọng ngồi giảng dạy chính khố, tơi cịn suy nghĩ tìm tịi để
giảng dạy có hiệu quả cao thông qua bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh học,
học sinh ngày càng u mến mơn học Địa lí. Tôi đã mạnh dạn thực hiện hoạt
động“ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu, kém
ở lớp 12 trong mơn Địa lí ở trường THPT Mai Anh Tuấn”.
Với tinh thần (Học và vui, vui và học ). [3] đã đạt được kết quả nhất định
qua các kỳ thi và tổng kết cuối năm cụ thể với đối chứng sau:
Đối chứng:
* Năm học 2018 – 2019:
Tôi được phân công dạy khối 12. Lúc này đã cải cách giáo dục, bộ môn
cũng tiến hành đồng thời cải cách. Tôi cũng vận dụng theo chỉ đạo của
chuyên môn và thu được kết quả theo bảng số liệu sau:
( Đại diện 3 lớp học tôi trực tiếp giảng dạy)
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu, kém
12A 45
7%
37%
46%
10%
12N 36
3%
18%
62%
17%
12T 26
1%

15%
65%
19%
Với kết quả trên tôi nhận thấy kết quả giảng dạy chưa cao, học sinh đạt
điểm giỏi, khá còn quá thấp, HS yếu kém, trung bình cịn nhiều, nhất là nhiều
học sinh khơng hứng thú, khơng u thích và khơng thích học mơn Địa lí.
Vì vậy để dạy và học tốt bộ mơn Địa lí, học sinh u thích ham học
mơn Địa lí cần phải làm gì? Tơi tự đặt câu hỏi và tự tìm hướng giải quyết kể
cả tham khảo ở các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, nhằm thu hút học sinh ưa
thích mơn Địa lí và bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
* Năm học 2019 – 2020:
Tôi tiếp tục giảng dạy bộ môn ở lớp 12, trong đó bản thân trực tiếp dạy
3 lớp đại diện khối đó là: Lớp 12G, lớp 12H và lớp 12M. Với kiến thức sẵn
có, với sự học hỏi đúc kết kinh nghiệm qua cải tiến, ngồi phương pháp giảng
dạy, tơi cịn cải tiến cách hoạt động. Tơi nhận thấy để đạt được kết quả cao
trong công tác giảng dạy cần phải đổi mới phương pháp, cách dạy học và cách
18


đánh giá thăm dị tơn trọng ý kiến, sở trường và sở đoản, nguyện vọng của
học sinh, nhất là học sinh yếu, kém như đã trình bày ở phần 2.3. Tôi đã thử
nghiệm dạy ở 3 lớp 12G, 12H và 12M có kết quả cao hơn so với cách làm cũ
là:
Qua kiểm tra và học tập tổng kết năm học 2019 – 2020 như sau:
Lớp
12G
12H
12M

Sĩ số

45
45
45

Giỏi
30%
31%
29%

Khá
50%
45%
35%

Trung bình
20%
24%
24,5%

Yếu, kém
0%
1%
1,5%

Qua kết quả trên tơi nhận thấy nếu chỉ có học sinh khá, trung bình khơng
thơi thì kết quả sẽ khơng cao, học sinh sẽ học uể oải. Cịn nếu có cách đánh
giá khách quan về năng lực học sinh để phân loại và thăm dị sở thích, sở
đoản đối với học sinh thì hoạt động này đưa vào lồng ghép trước và sau giờ
học chính khố thì kết quả sẽ cao hơn, có chất lượng hơn đối với giáo viên, để
từ đó giáo viên có một tâm thế biết cách tháo gỡ đối với cách dạy và học đối

với các thế hệ học sinh thân u của mình, đó cũng là liềm hạnh phúc vô bờ
bến của những người đứng trên bục giảng nói chung và người dạy bộ mơn
Địa lí nói riêng.
Tôi luôn chú trọng trong thực hiện mạnh dạn đưa hoạt động: Một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh yếu, kém ở lớp 12. Cách đánh
giá năng lực học sinh vào trong mơn Địa lí ở trong trường THPT lồng ghép
vào chương trình học, nhưng vẫn đảm bảo thời gian, giờ giấc cho chương
trình học, tiết học chính khố. Với những cố gắng hướng học sinh học theo
kinh nghiệm của bản thân. Cuối năm học, nhiều học sinh đã đạt kết quả cao
trong tổng kết năm học tại trường và có nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp
tỉnh, đạt điểm cao trong kỳ thi Tốt nghiệp THPTQG hầu hết từ 5 điểm đến
9,75 điểm và góp phần đỗ cao Đẳng, Đại học nhiều:
Tiêu biểu là các em:
1. Em : Phạm Thị Xuân: Giải Nhì Tỉnh - Lớp 12M
2. Em : Trần Văn Ba: Giải KK cấp Tỉnh - Lớp 11H
3. Em: Nguyễn Thị Nga : Thi TNTHPT - Đạt 9,5 điểm - Lớp 12G
4. Em Nguyễn Thị Thùy Linh: Thi TNTHPT - Đạt 9,25 điểm - Lớp
12H
5. Em Mai Thi Bích: Thi TNTHPT - Đạt 9,0 điểm - Lớp 12M
6. Em : Phạm Thị Xuân: 9,25 điểm – Lớp 12M
7. Em: Nguyễn Đạt Phát: 9,75 điểm – Lớp 12M và là học sinh đỗ ĐH
đạt điểm Khối C 29,0 điểm cao nhất khối C toàn tỉnh
3. Kết luận, kiến nghị:
Vấn đề dạy và học là vấn đề cơ bản để đạt kết qủa trong giảng dạy, tổ chức
học tập tốt, phân loại được học sinh theo năng lực cũng như biết cách để dạy
19


và hướng dẫn, động viên học sinh nói chung, học sinh yếu, kém nói riêng
ngày càng u thích, đam mê học tập mơn Địa lí và đảm bảo cho các em có

kết quả cao trong học tập và trong thi cử.
Qua thực tế tôi đã cố gắng trong việc chuẩn bị các hoạt động đánh giá học
sinh về năng lực, hướng dẫn học sinh cách ôn tập với từng đối tượng học sinh.
Nên tơi đã mạnh dạn trình bày trước các đồng nghiệp.
Tuy nhiên trong nội dung trình bày, sự sắp xếp cách trình bày có nhiều
thiếu sót, có những ý chưa nổi bật hoặc cịn khó hiểu.
Vậy tơi rất mong sự góp ý - phê bình của đồng nghiệp và các bậc cha - anh
-chị, em, trong ngành và trong đồng mơn Địa lí.
Tơi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi, nếu không phải tôi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Nga Sơn, ngày 16 tháng 05 năm 2021
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Hàn Thanh Hạnh

20



×