Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc ngăn ngừa nghiện game online ở lớp 12c2 trường tHPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG
VIỆC NGĂN NGỪA NGHIỆN GAME ONLINE Ở LỚP 12C2
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

Người thực hiện: Tống
Thị Tuyết
Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực chủ nhiệm


MỤC LỤC
MỤC
LỤC
1.
1.1
1.2
1.3.
1.4
2.
2.1
2.2
2.3
2.4


3.
3.1
3.2

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2- 4
4- 8
8-14
14-15

15
15-16
16-17


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.1.1 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Tạo chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong
những năm qua ngành giáo dục tích cực thực hiện đổi mới nhằm hướng đến phát
triển toàn diện con người và xây dựng một thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực, phẩm
chất để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục. Tuy nhiên, việc đề ra các giải pháp
mang tính đột phá trước những thách thức của sự phát triển xã hội còn nhiều bất
cập. Trong đó, có những tác động từ mặt trái của sự phát triển công nghệ hiện
đại làm ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục toàn diện con người.
1.1.2. Hiện nay, bên cạnh những vấn đề được dư luận quan tâm như: đạo đức
nhà giáo, bạo lực học đường, mạng xã hội,... nghiện game online cũng đặt ra
nhiều khó khăn, thử thách cho các nhà trường ở cấp học THPT. Nghiện game
online sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ giáo dục trong nhà
trường, để lại hậu quả lâu dài cho xã hội. Nhiệm vụ giáo dục HS ở các nhà
trường THPT vì thế cần có sự quan tâm và những giải pháp thiết thực để góp
phần ngăn ngừa HS nghiện game online. Để thực hiện được điều này, cần phát
huy vai trị của các tổ chức, đồn thể và lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Đặc biệt là nâng cao vai trò của GVCN là hết sức cần thiết.
1.1.3. GVCN là cầu nối giữa nhà trường và HS. Nhiệm vụ của giáo viên chủ

nhiệm là hỗ trợ, tư vấn đề xây dựng tập thể lớp vững mạnh, thực hiện các mục
tiêu giáo dục của nhà trường. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm gắn liền với nhiều
mặt của hoạt động giáo dục, tuy nhiên giáo dục đạo đức là nhiệm vụ cốt yếu.
Một tập thể lớp vững mạnh bao giờ cũng găn liền với vai trò tư vấn của GVCN.
Xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh vừa thúc đẩy phong trào học tập vừa
góp phần ngăn ngừa những tác động xấu bên ngoài ảnh hưởng đến mục tiêu giáo
dục. Trong đó có vấn đề ngăn ngừa nghiện game online ở HS lứa tuổi THPT.
Đó là những lí do để tơi lựa chọn đề tài: Nâng cao vai trò của GVCN trong việc
ngăn ngừa nghiện game online ở học sinh lớp 12c2 , trường THPT Cẩm
Thủy 2

1


1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiện game online ở HS
THPT hiện nay
1.2.2. Khảo sát thực trạng và phân tích tác hại, nguyên nhân dẫn đến HS nghiện
game online trong nhà trường THPT.
1.2.3. Đề xuất giải pháp của nhằm nâng cao vai trị của GVCN trong việc góp
phần ngăn ngừa nghiện game online ở HS THPT trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12c2 Trường THPT Cẩm Thủy 2.
1.3..2. Phạm vi đề tài: Công tác chủ nhiệm với vấn đề nghiện game online ở HS
lớp chủ nhiệm 12c2
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây: Phương pháp điều tra - phỏng vấn; Phương pháp khảo sát - phân loại;
Phương pháp so sánh - đối chiếu và Phương pháp phân tích - tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1.1. Game online
Thuật ngữ Game: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về game. Tuy nhiên,
chúng tôi hiểu theo Từ điển Wikipedia, game (gọi tắt của Video game) là: một
dạng trò chơi điện tử liên quan đến tính tương tác với một giao diện người sử
dụng để tạo ra một phản hồi hình ảnh trên một thiết bị hiển thị (video) như màn
hình ti vi, kính thực tế ảo, màn hình máy tính.
Thuật ngữ Game online (trò chơi trực tuyến) được định nghĩa: một dạng trò
chơi được chơi thơng qua mạng máy tính, điện thoại thơng minh, Ipad có kết nối
internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ
thống máy chủ (sever) của trò chơi trong thời gian thực.
Game online hết sức đa dạng về thể loại. Một số thể loại phổ biến người chơi
như: Game nhập vai đấu kiếm (Võ Lâm Truyền Kỳ, Nhất Kiếm Giang Hồ,..);
Game bắn súng (PUBG, Liên quân mobile,...); Game thể thao (FIFA - bóng đá,
Drift City -đua xe, Bigkool - đánh bài...) Game âm nhạc (Cytus, Piano Magic,
…); Game giải đố (Threes, Hitman Go, Puzzle Pirates...)…
2.1.2. Nghiện game online

2


Nghiện: Theo Từ điển tiếng Việt, nghiện là: “mắc thành thói quen, khó bỏ
được”. Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc
sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. .
Nghiện game online là “một rối loạn kiểm sốt xung lực khơng liên quan đến
chất gây nghiện” (Từ điển Wikipedia). Người chơi bị trị chơi lơi cuốn và khó bỏ
ra được, buộc phải chơi trị chơi suốt ngày, miễn có thời gian là chơi.
Triệu chứng của người nghiện game online có các biểu hiện sau:
- Dành thời gian để chơi game online quá nhiều (theo GS Jean Tweng trường
ĐH San Diego State University: trên 2 giờ mỗi ngày), thức rất khuya (có thể 2, 3

giờ sáng vẫn hứng thú và dính chặt với game online)
- Thay đổi tâm trạng (cau có, khó chịu khi bị nhắc nhở, làm phiền) và thường
xuyên bồn chồn khi không được chơi game online.
- Khơng kiểm sốt được thời gian để chơi game online trên máy tính hoặc
Smartphone, ngày càng giao thiệp ít đi với cuộc sống bên ngoài.
- Khi chơi/chiến thắng trong game online cảm thấy thú vị, kích thích hứng thú.
Không phải tất cả những ai chơi game online cũng đều là nghiện game online.
Tình trạng chơi game online chỉ có thể được xem là nghiện khi việc sử dụng
game online đạt đến một thời lượng khiến cho bản thân vượt q khả năng kiểm
sốt thời gian chơi của mình.
Trên thế giới Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận nghiện
game/game online là bệnh lý. Tại Hàn Quốc, đã thành lập một số trại cai nghiện
bắt buộc cho người nghiện game/game online. Ở Việt Nam hiện đã có nhiều
trường/trung tâm cai nghiện game online tự nguyện (ví dụ: Trường IVS được
thành lập ở Thanh Oai - Hà Nội, Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh được thành lập từ
2009) và nhiều gia đình đã phải tốn rất nhiều kinh phí để đưa con đến các trung
tâm cai nghiện
2.1.3. Lứa tuổi HS THPT
HS THPT là lứa tuổi vừa bước vào tuổi thanh niên (từ 15 – 18 tuổi). Đây là thời
kỳ chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên sang giai đoạn đầu của tuổi thanh niên với
tính chất phức tạp. Lứa tuổi đầu thanh niên là lứa tuổi khơng cịn là trẻ con
nhưng cũng chưa đủ có sự nhận thức đầy đủ để trưởng thành. HS THPT có sự
thay đổi trên nhiều mặt. Đây là lứa tuổi có bắt đầu có ý thức đề cao về cái tơi
của bản thân. HS THPT có thay đổi quan trọng về các mối quan hệ trong gia
đình và xã hội. Trong gia đình, lứa tuổi này đang nỗ lực để vượt ra ngồi sự
kiểm sốt của cha mẹ. Lứa tuổi này đề cao cái tôi cá nhân cho nên luôn muốn
khẳng định mình. Bên cạnh việc khẳng định bản thân trong thế giới thực (tình

3



bạn, tình yêu), nhiều HS THPT tìm cách khẳng định mình trong thế giới ảo.
Điều này cũng dẫn đến HS nghiện trị chơi game online và rất khó để từ bỏ.
2.1.4. Vai trò tư vấn của GVCN
Tư vấn tâm lý cho HS THPT hiện nay đã được quan tâm. Các trường THPT đều
thành lập các tổ tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn tâm lý đang có một
số hạn chế sau: chưa quan tâm tư vấn cho HS nghiện game online. Mặt khác, tổ
tư vấn tâm lý khơng có chun mơn chun trách nên hạn chế về kỹ năng, bị
động về thời gian. Vì thế, GVCN có vai trò quan trọng trong việc tư vấn tâm lý
giúp HS phòng ngừa, ngăn chặn và giúp HS cai nghiện game online. GVCN
thực hiện tư vấn sẽ ngăn ngừa được các nguy cơ nghiện game online cho HS
THPT bởi những lí do sau: GVCN là có nhiều thời gian để tiếp xúc, gần gũi,
năm bắt thông tin với HS. GVCN có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân
cách cũng như quá trình trình thành của HS. Tuy nhiên, thực tế nhiều GVCN
chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nghiện game online ở HS, nếu quan tâm cũng
chưa đề ra được những giải giải pháp hiệu quả. Điều này xuất phát từ nhận thức
cũng như hạn chế về kỹ năng tư vấn tâm lý của GVCN. Cho nên, cần có những
giải pháp để giúp GVCN nâng cao hiệu quả tư vấn giúp HS ngăn ngừa nghiện
game online.
2.2. Thực trạng của vấn đề .
2.2.1. Thực trạng nghiện game online ở HS THPT
Theo thống kê của WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 30% dân số nghiện
Internet. Riêng với giới trẻ, xu hướng là nghiện mạng xã hội và các trò chơi
game online. Ở Việt Nam, game online đã trở thành một vấn đề nhức nhối của
xã hội. Tình trạng HS THPT nghiện game online đã trở nên phổ biến từ các
trường học ở thành phố đến nông thôn, miền núi. Ở nhiều trường THPT, tình
trạng HS nghiện game online ở mức báo động và cần phải có những giải pháp
kịp thời.
- Hình ảnh học sinh chơi game online trong giờ ra chơi tại trường THPT Cẩm
Thủy 2


4


- Kết quả khảo sát sơ bộ ở một số lớp cơ bản khối 12 tại trường THPT Cẩm
Thủy 2 cho thấy, HS nam có tỉ lệ chơi và nghiện game online lớn hơn HS nữ.
HS chơi và nghiện game online có xu hướng tăng khi học càng lên cao. HS thừa
nhận nghiện game online chiếm tỉ lệ từ 8,3% năm lớp 10 và 23,5% năm lớp 12
(cả nam và nữ) . Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp tại lớp 12C2 tôi chủ nhiệm
qua những câu hỏi về biểu hiện của người nghiện game online tỉ lệ thực tế: 35%
HS lớp 12 nghiện game online (trong đó nữ chiếm: 6,3%).
Không phải tất cả HS chơi game online cũng đều nghiện game online.
Tuy nhiên, khi HS tiếp xúc với game online thì khả năng nghiện game online
ngày càng tăng. Đặc biệt, thời gian dành để chơi game online càng dẫn càng
nhiều hơn. HS khơng nhận thức được việc mình nghiện game online. Qua việc
phỏng vấn trực tiếp, HS không nghĩ rằng với mức độ chơi của mình từ 2 đến 3
giờ mỗi ngày là đã nghiện. Phần lớn các em nghĩ thời gian chơi hết sức bình
thường, các em vẫn làm chủ được chứ khơng để mình nghiện game online.
2.2.2. Tác hại của việc nghiện game online ở HS THPT
2.22.1. Với bản thân HS

5


- Ảnh hưởng đến thời gian học tập: Những HS không thường xuyên chơi game
online cũng dành từ 1 - 2 giờ mỗi ngày. Những HS nghiện game online có thể
dành 6 - 8 giờ mỗi ngày. Cá biệt, có những HS dành hơn 10 giờ để chơi game
online. Khi HS mất thời gian để chơi game online thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian
dành cho học tập. Kết quả khảo sát đầu năm học 2020-2021 toàn bộ học sinh
nam thường xuyên chơi game online và nghiện game online ở lớp 12C2 cho

thấy :
Lớp 12C2
Số học sinh

Chơi 1-2h/ngày
14/24

Chơi 6-8h/Ngày
8/24

Chơi hơn 10h /ngày
2/24

Tỉ lệ (%)

58,3

33,3

8,33

Từ kết quả khảo sát cho thấy, khi HS dành nhiều thời gian để chơi game online
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian học tập. HS không chỉ tranh thủ thời
gian để chơi game online trong thời gian rỗi mà còn cả trong thời gian tham gia
học tập. Những HS nghiện game online thường có xu hướng bỏ tiết, bỏ học để
chơi game online.
- Kết quả học tập sa sút: Khi HS dành nhiều thời gian cho game online sẽ dẫn
đến chểnh mảng việc học tập. Khi nghiện game online, HS khơng có thời gian
để hồn thành các nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như về nhà. Thời gian nghiện
game online, HS càng tỏ ra chán nản, mệt mỏi trong học tập. Những HS nghiện

game online thường khơng có hứng thú trong học tập, khơng có khả năng tập
trung, thậm chí là ngủ gật trong lớp học. Kết quả khảo sát tại lớp 12C2 với
những HS thường xun chơi game online như sau :
Khơng có hứng
thú học tập

Kết quả học tập
sa sút

Thường xuyên ngủ
gật trong lớp

Muốn nghỉ học

91,7

58,3

16,7

9,5

- Đối với HS lứa tuổi THPT, những HS thường xuyên chơi game online dẫn đến
giảm trí nhớ ngắn hạn, rối loạn tư duy nhận thức, thường ảo tưởng về thế giới ảo
xung quanh. Những HS nghiện game online có nguy cơ bỏ học cao. Hằng năm,
thực tế tại trường THPT Cẩm Thủy 2, có khoảng 0,5 đến 1,0% HS bỏ học mỗi
năm. Trong đó, HS bỏ học vì nghiện game online thường chiếm 2/3 số HS bỏ
học.Cụ thể lớp tơi chủ nhiệm năm học 2018-2019 có 1 học sinh bỏ học do ảnh
hưởng của chơi game dẫn tơi tình trạng khơng có hứng thú học tập nên bỏ học
- Ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe: HS nghiện game online có thể khơng ngủ

hoặc ngủ rất ít (khoảng 3 - 4 giờ/ngày), gây mệt mỏi, chán chường, mất hết sức
sống. Nghiện game online còn khiến HS mất cảm giác ngon miệng, sức khỏe
6


giảm sút (dấu hiệu nhận biết: người gầy, kém khí sắc). Những HS nghiện game
online còn dẫn đến rối loạn hoạt động tâm thần vận động (kích động, vận động
chậm, chậm chạp khi giao tiếp). Khi nghiện game online, ảnh hưởng đến sức
khỏe, HS thường lười biếng trong các hoạt động, khơng muốn tham gia lao
động, hồ nhập với đám đơng. Thậm chí, có những HS khơng chú ý đến vệ sinh
cá nhân hằng ngày. Hậu quả nặng nề về sức khỏe tinh thần thường xun có cảm
giác cơ đơn, bức bối khó chịu, nặng hơn dẫn đến trầm cảm, cảm giác vô dụng
hoặc tội lỗi ( cụ thể đầu năm học 2019-2020 lớp tơi đã có học sinh tự sát do sử
dụng điện thoại nhiều dẫn đến trầm cảm ).
2.2.2.2. Với tập thể lớp và nhà trường
Với tập thể lớp học: Hiện nay, hầu hết các tập thể lớp học trong trường
tôi , từ lớp HS đại trà hay lớp chọn HS khá giỏi đều có HS nghiện game online.
HS nghiện game online có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của tập thể lớp.
Trong một tập thể lớp, những HS nghiện game online sẽ ít tham gia các hoạt
động tập thể. Trong lớp, những HS nghiện game online thường ngồi lại với
nhau, thu mình thành các nhóm riêng biệt. HS nghiện game online khơng chịu
giao tiếp, hịa đồng với tập thể, vì thế dễ dẫn đến tình trạng xa lánh, kỳ thị, thậm
chí là cơ lập. Tập thể lớp có nhiều HS nghiện game online sẽ khó khăn trong
việc tham gia các hoạt động tập thể. Vì thế, các hoạt động phong trào thường
khó tổ chức, hoặc không hiệu quả. HS nghiện game online sẽ dẫn đến vi phạm
một số nội quy của lớp học, của trường như: bỏ tiết, bỏ học, đi học muộn, ngồi
học không nghiêm túc (thường có biểu hiện: buồn ngủ, nằm gục xuống bàn), vi
phạm trang phục (mặc không gọn gàng, không đúng quy định), sử dụng điện
thoại trong giờ học,... GV bộ môn và GVCN thường mất nhiều thời gian để
quan tâm và xử lý những vi phạm như trên. Thậm chí, một số vụ việc bạo lực

học đường cũng xuất phát từ nguyên nhân nghiện game online của HS. Từ đó
cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập nói chung của lớp và của các
HS khác.
Với các HĐGD của nhà trường: HS nghiện game online cũng có ảnh
hưởng đến kết quả các HĐGD của nhà trường. Hiện nay, ở các trường THPT,
tình trạng HS nghỉ học xuất phát chủ yếu từ những HS nghiện game online. Khi
nghiện game online kết quả học tập sa sút, khơng có hứng thú học tập vì thế
nhiều HS dẫn đến bỏ học. Những HS nghiện game online còn thường xuyên bỏ
buổi, bỏ tiết. Khi HS bỏ tiết, bỏ buổi dẫn đến việc quản lý HS trong nhà trường
gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, với những PH nhận thức hạn chế, phối hợp
với nhà trường không tốt khi HS bỏ tiết, bỏ buổi rồi bỏ nhà dẫn đến PH lên gây
gỗ “bắt đền” nhà trường. Đã xuất hiện tình trạng đơn thư, khiếu kiện các nhà

7


trường liên quan đến HS cũng xuất phát từ nghiện game online. Tình trạng
nghiện game online trong nhà trường cịn dẫn đến những sự việc nghiêm trọng:
trộm cắp tài sản, lơi kéo người ngồi vào đánh nhau, vay nợ xã hội đen,... Có thể
nói, nghiện game online đã trở thành một vấn đề hết sức khó khăn đối với nhà
trường trong việc duy trì nề nếp và tổ chức các HĐGD.
2.2.2.3. Với gia đình và xã hội
Với sự bền vững của gia đình: HS THPT nghiện game online có tác động
trực tiếp đối với gia đình. Khi HS nghiện game online, cuộc sống sinh hoạt của
gia đình bị xáo trộn. Có nhiều gia đình, cha mẹ phải bỏ bê cơng việc để theo dõi,
kèm cặp con em. Mâu thuẫn gia đình, bạo lực gia đình hiện nay xuất hiện cũng
nhiều trường hợp bắt nguồn từ việc HS nghiện game online. Khi HS nghiện
game online thường lười lao động. Với HS THPT còn dẫn đến tụ tập, ăn chơi và
mất kiểm soát vào bản thân. Với đối tượng HS nghiện game online hiện nay cịn
là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình

để nướng vào game online. Như vậy, có thể nói những gia đình có con em
nghiện game online thường ảnh hưởng đến thu nhập, năng suất lao động giảm
sút. Tình cảm gia đình rạn nứt, thậm chí bạo lực gia đình, phạm pháp cũng xuất
phát từ nghiện game online.
Với sự phát triển xã hội: Người nghiện game thường có xu hướng sử dụng
đồng tiền một cách phóng khống, khá phung phí. Nhiều HS lừa dối cha mẹ, lấy
tiền học để mua điện thoại, hoặc la cà ở các quán Internet. Nghiện game online
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một bộ phận HS vi phạm pháp luật. Khi khơng
có tiền, HS trở nên liều lĩnh, chấp nhận trộm cắp để có tiền chơi game oline.
Gần đây càng xuất hiện nhiều những vụ kiểu như giết người, cướp của để lấy
tiền chơi game online, hoặc đánh giết nhau vì mâu thuẫn hoặc lợi ích trong
Game online. Khơng ít trường hợp như vậy, thậm chí có kẻ cịn dám giết cả cha
mẹ, họ hàng của mình để lấy tiền cống cho game online hoặc vì họ ngăn cấm
việc chơi game.
Khơng phủ nhận những giá trị bổ ích của game online trong cuộc sống
hiện nay, nhưng HS nghiện game online gây nên những hậu quả nặng nề khơng
chỉ ở hiện tại mà cịn về lâu dài, khơng chỉ với bản thân mà cịn cả xã hội. Vì
thế, nghiện game online trở thành vấn đề lớn của gia đình, của nhà trường và cần
có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để ngăn ngừa nghiện game online cho
HS THPT.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh và HS
*) Nâng cao nhận thức cho phụ huynh

8


Nhiều GVCN khi đảm nhận công việc chủ nhiệm chỉ chú tâm vào nâng cao chất
lượng dạy học, duy trì nề nếp để đảm bảo thi đua của lớp. Vai trò tư vấn vừa hạn
chế về kỹ năng vừa chưa được quan tâm đúng mức. HS lứa tuổi THPT tìm đến

game online xuất phát từ nhiều nguyên nhân song phần lớn từ mơi trường gia
đình. Vì thế, để thực hiện tốt hoạt động tư vấn nhằm ngăn ngừa nghiện game
online của HS THPT, trước hết GVCN phải nâng cao nhận thức cho phụ huynh.
Đặc biệt, với phụ huynh ở các vùng nông thôn, miền núi, việc tiếp xúc các thông
tin còn hạn chế.
Hoạt động tư vấn của GVCN cho phụ huynh cần tiến hành theo các bước sau.
Bước 1: Khảo sát nắm bắt thông tin. Để tư vấn cho phụ huynh, GVCN cần có
thơng tin một cách chính xác về thực trạng nghiện game online của HS trong
lớp. Thực tế vẫn có những phụ huynh đặt niềm tin vào con của mình nên nếu
khơng nắm được thơng tin chính xác sẽ làm mất niềm tin, thậm chí mất thiện
cảm giữa GVCN với phụ huynh.
Bước 2: Gặp gỡ phụ huynh để tìm hiểu ngun nhân. Việc gặp gỡ phụ huynh có
thể qua các buổi họp phụ huynh định kỳ (trường hợp trong lớp có những HS
nghiện game online thì cần gặp gỡ riêng). Mỗi HS sẽ có những nguyễn nhân
khác nhau dẫn đến chơi và nghiện game online. THPT Cẩm Thủy 2 là một
trường miền núi, phần lớn phụ huynh thiếu sự quan tâm với con cái. Riêng lớp
tôi nhiều em nghiện game online xuất phát từ việc cha/mẹ đi làm ăn xa (có
nhiều trường hợp ở với ơng bà, cá biệt có những HS sống ở nhà một mình)
khơng kiểm sốt được thời gian của con. Cũng có những trường hợp HS nghiện
game online vì gia đình mâu thuẫn (cha nghiện rượu, hay đánh đạp, chửi bới), vì
mẫu thuẫn với bạn bè, người yêu,... Việc nắm được tìm hiểu nguyên nhân từ
phụ huynh là hết sức cần thiết giúp cho GVCN đưa biện pháp giáo dục phù hợp.
Bước 3: Tư vấn để nâng cao nhận thức cho phụ huynh.
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tất cả phụ huynh cần phải có nhận thức
đúng đắn về game online. Nhận thức về nguy cơ, tác hại cũng như những dấu
hiệu (triệu chứng) để xác định con em mình có chơi/nghiện game online hay
khơng? Với những phụ huynh có HS thường xuyên chơi (chưa đến mức
nghiện)/nghiện game online, GVCN phải tư vấn cho phụ huynh tư tưởng, biện
pháp để cai nghiện. Việc cai nghiện game online cho HS THPT là quá trình khó
khăn, lâu dài và dễ tái nghiện. Mặt khác, với lứa tuổi THPT cần phải vừa khéo

léo để tránh những phản ứng tiêu cực, vừa phải cứng rắn để tác động đến nhận
thức HS, vừa phải kiên trì bởi vì khi nghiện game online đã tác động và để lại di
chứng trong nhận thức, trong trí não của HS. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần

9


nhận thức được, việc quan tâm, phối hợp chặt chẽ với GVCN trong việc ngăn
ngừa nghiện game online ở HS là phải thường xuyên và hết sức quan trọng.
- Thông tin lại trường hợp học sinh tự sát ở lớp vào đầu năm học lớp 11 cũng
một phần lớn là do nghiện game dẫn tới trầm cảm.
Bước 4: Đánh giá mức độ nhận thức của phụ huynh. Đây là bước khó khăn
nhưng hết sức quan trọng. Nhiều GVCN quan tâm đến việc tư vấn nhưng chưa
thực sự quan tâm việc đánh giá mức độ nhận thức của phụ huynh. Mức độ nhận
thức của phụ huynh sẽ gắn liền với hiệu quả của hoạt động tư vấn cũng như giúp
HS ngăn ngừa nghiện game online. Việc đánh giá sẽ giúp giáo viên tự điều chỉnh
phương pháp và kỹ năng tư vấn của mình để phù hợp với đối tượng phụ huynh.
Hiện nay, GVCN cần chủ động liên lạc để có thể trao đổi, tư vấn cho phụ huynh.
Bên cạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, GVCN có thể tư vấn cho phụ huynh qua
các phương tiện SMas, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook,... Với trường hợp
những HS đã nghiện game online việc sắp xếp thời gian định kỳ (hàng tháng) để
gặp gỡ cả phụ huynh và HS là hết sức cần thiết. Việc tổ chức đối thoại giữa
GVCN – Phụ huynh - HS sẽ giúp HS luôn nhận được các mức độ cảnh báo về
nghiện game online của bản thân. Hoạt động tư vấn cho phụ huynh chỉ hiệu quả
khi giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực với phụ huynh. GVCN vì thế phải có
thái độ chân thành, cởi mở. Cách tư vấn phải nhẹ nhàng, thuyết phục để tạo nên
sự tin tưởng của phụ huynh.
*) Nâng cao nhận thức cho HS
HS nghiện game online bên cạnh xuất phát từ tác động bên ngồi cịn xuất phát
từ nhận thức của HS. HS lúc đầu tìm đến game online chỉ để giải trí, để trốn

tránh một khó khăn nào đó trong cuộc sống. Thế nhưng, cũng từ đó, HS rơi vào
nghiện game online lúc nào không nhận ra. Thậm chí, phần lớn HS có đầy đủ
triệu chứng nhưng khơng thừa nhận mình nghiện game online. HS cũng cho
rằng chơi game online là chỉ để cho vui. Chính nhận thức đã là nguyên nhân dẫn
đến nghiện game online ngày càng nặng hơn. Vì thế, vai trị của GVCN là trong
các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút hoặc các hoạt động tập thể cần phải biết
lồng ghép nội dung giáo dục nâng cao nhận thức về nghiện game online. GVCN
cần cho HS hiểu được nguyên nhân, hậu quả của việc nghiện game online.
GVCN cũng đưa ra các triệu chứng để HS tự nhận thức mức độ nghiện game
online của mình.
Để nâng cao nhận thức cho HS, GVCN cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: Nắm bắt đầy đủ thông tin về việc chơi game online của HS. Ngay từ
đầu năm học, GVCN cần phải tiến hành khảo sát, nắm bắt về tình hình chơi
game online, nguyên nhân và mục đích và thời lượng, các loại game online mà

10


HS tham gia chơi. Để nắm bắt thơng tin chính xác, GVCN cần kết hợp: phát
phiếu khảo sát, sử dụng các câu hỏi thăm dò (cần khéo léo, tránh để HS biết
được mục đích của mình) và tìm hiểu gián tiếp qua phụ huynh, qua các HS khác
(nên cả với HS lớp khác vì đây là thơng tin chính xác nhất).
Bước 2: Phân tích, và xử lý thơng tin. Sau khi năm được thông tin về từng HS,
giáo viên cần có sự tổng hợp, phân tích để nắm bắt một cách chính xác nhất. Từ
đó, xác định trong lớp có bao nhiêu HS chơi game online, bao nhiêu HS có dấu
hiệu/triệu chứng nghiện game online. GVCN phải thống kê để biết được những
đối tượng HS/ HS ở vùng nào thường xun chơi game online. Việc phân tích
thơng tin cũng phải tìm nguyên nhân nào dẫn đến HS chơi, nghiện game online.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức cho HS. Yêu
cầu phải đa dạng hóa các hình thức các hoạt động giáo dục. Nâng cao nhận thức

cho HS về game online gắn liền với giáo dục cho HS thấy được giá trị, mục đích
sống của bản thân. Những nguy cơ, tác hại và cả những triệu chứng của game
online. Đưa ra những giải pháp giúp HS tránh được game online, tự cai nghiện
game online.
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh phương pháp (nếu khơng có chuyển biến tích cực,
hoặc chuyển biến chậm). GVCN vận dụng nhiều cách đánh giá. Để HS tự đánh
giá về mức độ nhận thức của mình, đánh giá qua thái độ của HS. Mặt khác,
GVCN cũng cần phát huy vai trò của Ban cán sự lớp trong việc đánh giá hiệu
quả và đề xuất những giải pháp phù hợp nhất.
+ Một số hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả nâng cao nhận thức cho HS:
-Tổ chức hoạt động phản biện về game online. Chúng tơi chia học sinh thành
các nhóm trong tiết sinh hoạt cuối tuần để thảo luận về chủ đề game online H.
Cụ thể , chia HS thành 3 nhóm: nhóm HS có quan điểm game online có tác hại
xấu; nhóm HS quan niệm game online có tác dụng tích cực; nhóm HS có quan
điểm game online vừa có tác dụng vừa có tác hại. GVCN hoặc cán sự lớp (nếu
có năng lực tổ chức) chủ trì cuộc thi phản biện. Sau đó GVCN tổng hợp, đánh
giá và trao q (có thể vật chất hoặc tinh thần).
-Thi tìm hiểu về game online. Việc thi tìm hiểu game online có hiệu quả rất lớn
về việc nâng cao nhận thức cho HS. Hoạt động thi tìm hiểu được tiến hành như
sau; Sau khi tổ chức phản biện, giáo viên sẽ tổ chức thi tìm hiểu cho cá nhân
hoặc nhóm nhỏ HS thơng qua sưu tầm hình ảnh, số liệu liên qua đến tác hại của
game online. Từ đó HS thiết kế thành video clip. Các video clip sau khi hoàn
thành được được đăng tải lên facebook để bình chọn và chiếu lên Tivi của lớp để
bỏ phiếu kín bình chọn. Từ đó GVCN, lớp trao phần thưởng cho các video clip
đạt giải.

11


- Nâng cao nhận thức cho phụ huynh và HS là bước đầu tiên cho việc ngăn ngừa

tình trạng nghiện game online ở HS. Tuy nhiên, đây lại là bước quan trọng và
hết sức khó khăn. Nó địi hỏi GVCN phải tìm hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo về
nghiện game online. GVCN cũng cần có phương pháp sư phạm phù hợp vì đối
tượng là cả HS và phụ huynh. Nâng cao nhận thức phải gắn liền với những tác
động tích cực, hiệu quả từ tâm lý của phụ huynh, HS. Vì thế, tạo được niềm tin
cho phụ huynh và HS là yếu tố then chốt để mang lại hiệu quả.
*) Phát huy vai trò của tập thể lớp và phối hợp tích cực với các tổ chức
đồn thể
+ Phát huy vai trị của tập thể lớp
Để ngăn ngừa tình trạng nghiện game online, phần lớn GVCN chưa quan tâm và
phát huy đúng mức vai trò của tập thể lớp. GVCN thường nghiêm khắc hoặc
đơn độc trong việc ngăn ngừa tình trạng nghiện game online ở HS, điều đó dẫn
đến hiệu quả chưa cao. HS lứa tuổi THPT có ý thức cao về bản thân, nhưng bên
cạnh đó, tình bạn có vai trị quan trọng. Vì thế, phát huy vai trị của tập thể lớp
vừa tác động vào cái tơi cá nhân vừa tác động vào đời sống tình cảm của HS.
Khi phát huy vai trò của tập thể, GVCN sẽ nắm được một cách chính xác
nguyên nhân, mức độ nghiện game online của HS. Từ đó, GVCN sẽ lựa chọn
phương pháp, hình thức phù hợp để tư vấn cho HS.
Vai trò của tập thể lớp trước hết là đưa ra những răn đe, cảnh báo đối với HS
trong việc thực hiện nội quy, nề nếp của lớp. Tập thể lớp sẽ tạo ra được mơi
trường thuận lợi, thích hợp để HS tham gia các hoạt động tập thể, giảm bớt thời
lượng chơi game online. Tập thể lớp nếu kỳ thị, xa lánh thì HS càng chìm đắm
vào thế giới của game onlne, vì thế, tập thể cần biết động viên, sẻ chia, giúp đỡ,
tương trợ để HS có sự thay đổi về game online. Để phát huy được vai trò của tập
thể lớp, GVCN cần quan tâm trong việc xây dựng đội ngũ ban cán sự, tổ trưởng
là những người khơng/rất ít chơi game online. Việc phân chia tổ cũng phải được
chú ý. Những HS chơi game online không xếp vào một tổ, trong tổ có HS
chơi/nghiện game online cần có những HS giúp GVCN giám sát, theo dõi để
nắm được thông tin kịp thời. Hàng tuần thực hiện đánh giá để khen thưởng các
tổ khơng có HS chơi game online, xử phạt với những tổ có nhiều HS chơi game.

Để khen thưởng, xử phạt hiệu quả, GVCN cho HS tự đề xuất các tiêu chí theo
dõi, đánh giá để đảm bảo tính cơng bằng, khách quan trong giáo dục. Bên cạnh
đó, GVCN cũng cần lựa chọn những HS tích cực, có sự gần gũi, thân thiện hoặc
vai trị quan trọng làm tiêm kích để tác động đến HS nghiện game online. Nhiều
HS cần có một chỗ dựa tinh thần (tình bạn, tình u) cần thiết để thốt khỏi thế

12


giới của game online. Vì thế, GVCN cần nắm bắt tâm lý, hồn cảnh để phát huy
vai trị của tập thể giúp HS ngăn ngừa tình trạng nghiện game online.
Việc phát huy vai trò của tập thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để phát huy
được vài trò của tập thể, GVCN trước hết phải xây dựng được một tập thể HS
vững mạnh, đoàn kết, gắn kết. Khi HS có sự yêu thương, sẻ chia và cùng hướng
đến sự tiến bộ sẽ biết giúp đỡ lẫn nhau. Trong đó có việc ngăn ngừa nghiện
game online trong tập thể HS.
+ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể
Bên cạnh phát huy vai trò của tập thể HS, GVCN cũng cần có sự phối hợp chặt
chẽ với các tổ chức, đồn thể trong nhà trường.
Đoàn trường: Đoàn trường là tổ chức gần gũi với HS. Đoàn trường bên cạnh tổ
chức các hoạt động cho HS cịn quản lý, nắm bắt thơng tin HS. GVCN phối hợp
chặt chẽ với Đoàn trường sẽ nắm được thơng tin của HS một cách kịp thời,
chính xác. Vì thế để giúp HS tránh khỏi tình trạng nghiện game online GVCN
phải trao đổi thông tin thường xuyên với HS. Cung cấp thơng tin đầy đủ và tình
trạng của HS cho Đồn trường. Một số GVCN vì sợ bị trừ điểm thi đua nên tìm
cách che dấu HS vi phạm, trong đó có liên quan đến game online như: chơi
game trong giờ học, bỏ tiết, trốn học,... GVCN cũng cần có sự tin tưởng đối với
những thơng tin từ Đồn trường. Những HS nghiện game online cịn liên quan
đến đối tượng HS ở lớp khác, thì Đồn trường sẽ hỗ trợ để đưa ra những giải
pháp phù hợp hơn.

Tổ tư vấn tâm lý: không phải GVCN nào cũng đủ năng lực, phương pháp để
thực hiện công tác tư vấn cho HS, phụ huynh liên quan đến nghiện game online.
Chính vì vậy, GVCN cần được tham vấn từ tổ tư vấn tâm lý trong trường học để
có biện pháp, cách thức hiệu quả. Mặt khác, có những HS việc tư vấn từ GVCN
là chưa đủ, chưa hiệu quả. GVCN cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ các thành viên
tổ tư vấn tâm lý. Cho nên, GVCN cần có sự tương tác, phối hợp với tổ tư vấn
tâm lý để có giải pháp cho HS nghiện game online.
GV bộ mơn: GV bộ mơn khơng chỉ có vai trị dạy học bộ môn được phân công.
GV bộ môn trong một lớp học cịn có trách nhiệm giáo dục HS. Ngay trong mỗi
mơn học đều có những mục tiêu liên quan đề giáo dục đạo đức, lối sống cho HS.
Mặt khác, nhiều GV có phương pháp và kỹ năng tư vấn cho đối tượng HS
nghiện game online. Trái lại, có những GV bộ môn nhận đươc sự tôn trọng, tin
tưởng lớn từ HS. Vì thế, khi GVCN có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với GV
bộ môn sẽ nâng cao được hiệu quả tư vấn HS từ bỏ game online.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là hoạt động của các đoàn thể, tổ chức trong
nhà trường. Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự chung tay của nhiều tổ chức, bộ

13


phận. Với HS nghiện game online, GVCN cần phải phát huy được sức mạnh thể
lớp cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Tuy nhiên, khi phát huy sức
mạnh tập thể, tránh những tác động tiêu cực, cực đoan, những tác động mang
tính bạo lực về thể xác, lẫn tinh thần HS. Hiệu quả của việc phát huy vai trị của
tập thể, các tổ chức đồn thể là ở trách nhiệm, ở sứ mệnh giáo dục HS.
*) Tham gia các hoạt động, đồng hành cùng HS.
HĐGD hiện nay không chỉ truyền đạt kiến thức và đưa ra những quy định bắt
buộc HS làm theo. GVCN phải là người tổ chức, định hướng để HS chiếm lĩnh
kiến thức cũng như hình thành những năng lực, phẩm chất của người học.
Nhiệm vụ giáo dục bên cạnh dạy chữ phải quan tâm việc dạy người. Trong đó,

nhiệm vụ dạy người với GVCN lại càng quan trọng. GVCN không chỉ giúp HS
nhận ra những bài học về cuộc sống mà còn giúp HS vượt qua những cám dỗ
trong cuộc sống. Giúp HS thốt khỏi tình trạng nghiện game online là một
nhiệm vụ khó khăn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục. Để giúp HS
ngăn ngừa tình trạng nghiện game online, giáo viện không chỉ cung cấp những
kiến thức, những bài học mà còn phải đồng hành với các hoạt động của HS. Khi
GVCN đồng hành cũng với các hoạt động của HS, HS sẽ có sự tin tưởng, sẵn
sàng sẽ chia những khó khăn của mình. GVCN tổ chức các hoạt động cho HS.
Khi có các hoạt động, HS sẽ có sự giao lưu, hịa nhập, giảm thời gian chơi game
online.
Trong những năm học gần đây tại trường THPT Cẩm Thủy 2 tổ chức rất nhiều
các hoạt động nhằm hạn chế tình trạng nghiện game onlie ở học sinh THPT .
Đây là giải pháp có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đối với những HS cá biệt,
những HS có nguy cơ nghiện game online và cả những HS đã nghiện game
online .Cụ thể tập thể lớp 12C2 đã đồng hành trong các hoạt động của nhà
trường và đạt kết quả cao
+Tham gia nhảy flashmod tập thể( giải 3)
+Tham gia thi vẽ tranh trên tường (giải nhì )
+Tham gia thi cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày 8/3( giải 3)
+Tham gia thi gói bánh chưng trong chương trình xn u thương
+Tham gia với sĩ số 100% trong buổi hướng nghiệp do đoàn trường tổ chức dịp
26/3/2021
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
Một số giải pháp đã được chúng tôi vận dụng vào hoạt động tư vấn cho HS
trong các năm học trước. Bước đầu, giảm nguy cơ nghiện game online cho HS
trong lớp chủ nhiệm.

14



Trong năm học 2020-2021, giải pháp này được vận dụng vào công tác chủ
nhiệm ở các lớp 12C2 tại Trường THPT Cẩm Thủy 2. Kết quả thu được:
- Lớp không có HS bỏ học vì nghiện game online .
- Lớp khơng có HS bỏ tiết, trốn học vì nghiện game online (nhà trường có 50
lượt HS)
- Khơng có HS vi phạm các nội quy khác liên quan đến game online (6 trộm
cắp, lừa dối tiền học của cha mẹ).
- Tập thể luôn đứng đầu khối cơ bản trong các đợt thi đua
- Tỉ lệ HS nam chơi game online ở lớp 12C2 được thử nghiệm đề tài (được
khảo sát cuối năm lớp 11, đầu năm lớp 12 , cuối học kỳ 1 lớp 12, ):
Lớp

Cuối năm lớp Cuối học kỳ 2 Giữa kỳ 2 năm Cả trường
11
năm lớp 12
lớp 12

12C2

Số HS Tỉ lệ % Số
HS
24/42

57,1

Tỉ lệ % Số HS

15/42 35,7

5/42


Tỉ
%

lệ Số HS

11,9

Tỉ lệ %

210/659 31,8

- Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm từ loại trung bình trở xuống của học sinh lớp
12C2 được thử nghiệm đề tài ((được khảo sát cuối năm lớp 11, đầu năm lớp 12 ,
cuối học kỳ 1 lớp 12, )

Lớp

Cuối năm lớp 11

12C2

Số HS

Tỉ lệ %

Cuối học kỳ 2 Giữa kỳ 2 năm
năm lớp 12
lớp 12
Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ %


7/42

16,6

3/42

7,14

1/42

2,3

- Tỉ lệ xếp loại học lực khá –giỏi trở lên của học sinh lớp 12C2 được thử nghiệm
đề tài ((được khảo sát cuối năm lớp 11, đầu năm lớp 12 , cuối học kỳ 1 lớp 12, )
Lớp
Cuối năm lớp Cuối học kỳ 2 Giữa kỳ 2 năm lớp 12
11
năm lớp 12
12C2
Số
Tỉ lệ % Số
Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ %
HS
HS
19/42

45,2

37/42 88,0


38/42

90,4

15


Kết quả vận dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm lớp khơng chỉ giúp ngăn
ngừa tình trạng nghiện game online ở HS mà còn nâng cao kết quả các HĐGD
khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nghiện game online đang là một vấn đề phải quan tâm của cả xã hội không phải
chỉ riêng ở các nhà trường THPT. Tuy nhiên, lứa tuổi THPT có nhiều nguy cơ
dẫn đễn nghiện game online cũng như hậu quả nặng nề do nghiện game online
gây ra. Giải pháp cuối cùng cho việc cai nghiện game online là đưa người
nghiện đến các trung tâm cai nghiện, các trại giáo dưỡng. Tuy nhiên, khi các em
đang là HS trên các nhà trường THPT việc giúp các em cai nghiện cũng như
ngăn ngừa tình trạng nghiện game online có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi
GVCN phát huy hết vai trò trách nhiệm, tình yêu thương với HS của mình sẽ
đưa ra được những giải pháp phù hợp.
Nghiện game online là một bệnh lý xã hội. GVCN phải là một một bác sĩ tâm
hồn. Vì thế, để mang lại hiệu quả thực sự trong việc ngăn ngừa cũng như giúp
HS cai nghiện game online đòi hỏi GVCN phải kết hợp nhiều giải pháp. Thậm
chí, mỗi HS có tâm sinh lý, hồn cảnh gia đình khác nhau cho nên việc vận dụng
cho mỗi đối tượng lớp HS, mỗi HS lại không thể giống nhau.
Thành công của GVCN và để lại ấn tượng sâu sắc trong kí ức tươi đẹp của tuổi
học trị. Niềm vui của nghề dạy học phải được bắt đầu từ chính sự trưởng thành
của HS. Sự trưởng thành đó khơng phải chỉ ở những kết quả dạy học đạt được

qua điểm số mà còn ở việc định hướng, giáo dục cho HS. Quả thật, bên cạnh
nhiệm vụ dạy chữ, GVCN còn phải thực hiện nhiệm vụ dạy người. Nếu để thành
cơng với việc dạy chữ, GVCN cần phải có năng lực chuyên môn nhưng để
thành công cho việc dạy người GVCN cịn phải tự hồn thiện bản thân trên
nhiều mặt.
3.2. Kiến nghị
2.1. Với các cấp, các ngành:
Ngành giáo dục cần xác định đó là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục
đạo đức, lối sống cho HS. Cần phải đưa vào nội dung giáo dục mang tính bắt
buộc, thường xuyên ở các nhà trường THPT bên cạnh các nội dung giáo dục
khác.
Các ban ngành cần có sự phối hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền, vận
động cũng như có những giải pháp ngăn ngừa nghiện game online ở lứa tuổi
THPT.

16


2.2. Với nhà trường:
Nhà trường cần tổ chức nhiều chuyên đề, nhiều hoạt động giáo dục để cảnh báo
và định hướng cho HS.
Định kỳ thực hiện các cuộc khảo sát để nắm bắt chính xác tình trạng nghiện
game online của HS.
Nhà trường cần có sự hỗ trợ tích cực, kịp thời để GVCN có thể phối hợp với PH,
với các tổ chức đoàn thể khác trong trường.
2.3. Với phụ huynh HS:
Phụ huynh cần giành thời gian phù hợp để quan tâm đến tình hình học tập, sự
phát triển của HS cũng như những biểu hiện khác thường ở con em mình.
Khi HS có dấu hiệu nghiện, phụ huynh phải chủ động và phối hợp tích cực với
GVCN để tìm ra giải pháp phù hợp.

Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng vào lớp chủ nhiệm và
đã được góp ý, chia sẻ của đồng nghiệp. Tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót trong đề tài rất mong q thầy cơ, các bạn đồng nghiệp đóng góp bổ
sung ý kiến để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Tống Thị Tuyết

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Giáo dục
kỹ năng sống ở Việt Nam, 2006.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề
nghiệp giáo viên THPT hạng II, NXB ĐHSP Hà Nội, 2016.
3. Kỳ Duyên - Ngọc Hằng - Đức Bốn, Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh niên,
2012
4. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQG Hà Nội, 2012.
5. Tham khảo:
- Nghị quyết 29 - NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Một số trang website: Wikipedia; Gamek.vn; http:/www.vinmec.com;
http:/www.suckhoedoisong.com;..

18


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA(Dành cho học sinh THPT)
Em hãy vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào đáp áp các câu hỏi sau
Câu 1: Mức độ chơi game online của bản thân?
A. Khơng chơi
B. Có chơi:
- Đơi khi
- Thường xuyên
- Nghiện
Câu 2: Thời gian bản thân em dành chơi game online mỗi ngày
A. Dưới 2 giờ đồng hồ
B. Từ 2 đến 6 giờ đồng hồ
C. Trên 6 giờ đồng hồ
Câu 3: Bản thân chơi game online vào thời gian nào?
A. Ở nhà
B. Giờ ra chơi
C. Trong giờ học
- Đôi khi:

- Thường xuyên

Câu 4: Bản thân đã từng vi phạm gì khi chơi game online?
A. Bỏ tiết học
B. Bỏ buổi học

C. Bỏ nhà đi nhiều ngày (2 ngày trở lên)
Câu 5. Theo em chơi game online có tác dụng gì?
A. Có tiền
B. Để giải trí
C. Để giết thời gian
D. Lý do khác:.....
Câu 6. Theo em chơi game online có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập?
A. Khơng ảnh hưởng
19


B. Ít ảnh hưởng

C. Ảnh hưởng nhiều

Một số hình ảnh thực hiện khi nghiên cứu đề tài

Học sinh chơi game online trong giờ ra chơi

20


Học sinh hùng biện về game online trong thiết sinh hoạt

Học sinh gói bánh chưng tặng các em nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán

21


Học sinh thi cắm hoa chào mừng ngày

8/3

Học sinh thi nhảy flashmod tập thể

22


Học sinh tham gia các hoạt động hướng nghiệp

23


×