Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC SINH Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

GVHD: Th.S. GVC. LƯU THỦ NGHỊ
SVTH: NGUYỄN THỊ TRANG
MSSV: 03132027

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC SINH Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGUYỄN THỊ TRANG
Khóa luận được đề trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng Cử nhân
Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Giáo viên hướng dẫn
Th.S. GVC. LƯU THỦ NGHỊ


TP.Hồ Chí Minh
Tháng 05/2007

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cha mẹ - đấng sinh thành và dưỡng dục tôi nên người cùng các thành viên trong gia
đình là nguồn động lực trong cuộc sống.
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức quý báo và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học.
Bộ môn Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian đào tạo tại trường.
Thạc sĩ GVC. Lưu Thủ Nghị đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu trường THPT Tam Phú cùng quý thầy cô và các em học sinh đã tạo điều
kiện và tận tình giúp đỡ.
Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Hữu Huân cùng quý thầy cô và các em học sinh
đã giúp đỡ tận tình trong thời gian tìm hiểu tại đây.
Tập thể lớp DH03SP đã giúp đỡ, động viên và cổ vũ tinh thần
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2007

Nguyễn Thị Trang

ii


BẢNG TÓM TẮT
- Tư vấn tâm lý là một nhu cầu bức thiết trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt,

trong nhà trường, nhu cầu này đối với học sinh rất quan trọng. Từ đó, người nghiên
cứu chọn đề tài: “Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học
sinh ở một số trường trung học phổ thông”.
- Giáo viên hướng dẫn: Th.S. GVC. Lưu Thủ Nghị.
- Sinh viên: Nguyễn Thị Trang trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
thực hiện.
- Đề tài tiến hành trong thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 05/2007. Địa điểm
trường trung học phổ thông (THPT) Tam Phú và Nguyễn Hữu Huân.
- Phương pháp: qua phỏng vấn và thu thập ý kiến ở 55 giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) và 516 học sinh (HS).
- Kết quả thu được như sau:
™ Vai trò của GVCN được thực hiện trong nhà trường
GVCN đã thực hiện thường xuyên các vai trò: là cầu nối giữa nhà trường, giáo
viên bộ môn và HS (83,7%), thay mặt hiệu trưởng quản lý HS (83,6%).
GVCN phần lớn nắm thông tin về HS: hoàn cảnh sống (87,3%), tính cách và
hành vi đạo đức (70,9%).
GVCN sử dụng các phương pháp tìm hiểu như: hỏi ý kiến (85,4%), đàm thoại
(80,1%), nghiên cứu hồ sơ HS (78,2%) qua bạn bè HS (100%).
Nhìn chung, GVCN đã thể hiện phần nào vai trò chính yếu của mình. GVCN đã
dùng nhiều phương pháp để biết những thông tin và tìm hiểu tâm lý HS.
™ Vai trò tư vấn tâm lý của GVCN:
Theo ý kiến GVCN:
Phương pháp xác định tâm lý HS như: quan sát (94,6%), đàm thoại (89%) và tư
vấn ở hai lĩnh vực: học tập (87,3%), và hướng nghiệp (89,1%).

iii


Trong quá trình thực hiện, GVCN: luôn theo dõi chặt chẽ việc học tập (88,8%),
sẵn sàng giải đáp thắc mắc khó khăn (79,9%)

Theo ý kiến HS:
Vai trò tư vấn tâm lý (TVTL) của GVCN thể hiện nhiều ở lĩnh vực: học tập
(85%), hướng nghiệp (70%).
Có 80% ý kiến HS khẳng định GVCN theo dõi chặt chẽ việc học của các em.
Nhưng với vai trò TVTL cho HS thì còn hạn chế.
™ Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý HS
Về học tập áp lực từ nội dung chương trình học (88%), hướng nghiệp khó khăn
lựa chọn nghề (86%). Nhiều HS còn suy nghĩ đại học là con đường duy nhất đến
với thành công (65%), 72% HS cần tư vấn về giới tính – sức khỏe sinh sản.
GVCN có đề xuất bồi dưỡng thêm kiến thức TVTL (trên 80%)
- Đề nghị:
Tổ chức tập huấn và tạo điều kiện cho giáo viên ở các trường phổ thông để nâng
cao khả năng tư vấn tâm lý cho HS.
Thầy cô dành nhiều thời gian quan tâm đến HS hơn để kịp thời giúp đỡ các em.

iv


ABSTRACT
- Nowadays, psychology consulting is a pressing demand in the life. Specially,
at high - school, this demand with pupils is very important. Forthat reason, I
selected subject: “Studying for head teacher’s role in psychology conselting to
pupils at high school”.
- Subject was conducted by Mc.S Luu Thu Nghi.
- Subject was reseached by Nguyen Thi Trang who is a student at the Nong Lam
university.
- The topic has been carried out from 01/2007 to 05/2007 at Tam Phu high school and Nguyen Huu Huan high - school, Thu Duc district.
- Research methodology through: Interviewing and selected opinions of 516
pupils and 55 head teachers.
- Result of the study:

™ Head teacher had many roles in schoolhouse included
They often did the taskes: link schoolhouse with subject teachers and pupils
together (83,7%), on behalf of head master to magage pupils (83,6%).
Most of teachers knew the pupil’s informations: their life’s situation (87,3%),
persionality and morals behaviour (70,9%)
They used many the methods to know their pupils such as: survey (94,6%),
conversation (89%), consideration pupil’s profile (78,2%) from pupil’s friends
(100%).
In summary, head teachers finished their essential role. They used many method
to know information and search for pupil’s psychology.
™ Psychochogy consulting’s role of head teachers
Head teacher’s opinion are:

v


The methods determined the pupil’s psychology such as: survey (94,6%),
conversation (89%) and consulted on two fiels studying (87,3%) and carrers
guidance (89,1%).
In working, the teacher was always to examin pupil’s studying (88,8%),
answering at once pupils’s questions (79,9%).
They hadn’t much time and knowledge to comlete psychology consulting’s role.
Pupil’s opinions:
Psychology consulting’s role of head teacher was showed on the field: studying
(85%), carrers guidance (70%).
The teacher examined pupils’s studying (80%). But psychology consulting’s
pupils was limited.
™ The factor effected to pupil’s psychology:
In studying, pupils were stresse from curriaclum (88%); choosing a carrer
(86%). Many pupils thought that university is only a way to success (65%), 72%

pupils need to consult about sex and reproduction health.
Head teacher required to improve their knowledge (over 80%).
- Suggestion:
To organize the short training course and set up conditions for head teacher in
high – school to improve psychology consulting’s ability.
Head teacher should to arrange much time to concern their pupils and help them
timely.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ................................................................................................................. i
Cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Abstract .................................................................................................................... v
Mục lục..................................................................................................................... vii
Danh sách các chữ viết tắt....................................................................................... x
Danh sách các bảng.................................................................................................. xi
Danh sách các biểu đồ.............................................................................................. xii
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.5 Giới hạn của đề tài ............................................................................................ 2

1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
1.7 Xác định từ ngữ ................................................................................................. 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 4
2.1 Giáo viên chủ nhiệm ........................................................................................ 4
2.1.1 Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở phổ thông ................ 4
2.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên chủ nhiệm ............................... 8
2.1.3 Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp .................................... 11
2.1.4 Phương tiện và phương pháp tìm hiểu học sinh .................................... 13
2.1.5 Những phẩm chất, năng lực sư phạm của giáo viên chủ nhiệm lớp....... 14
2.2 Tư vấn tâm lý học sinh....................................................................................... 16

vii


2.2.1 Tâm lý lứa tuổi học sinh ........................................................................ 16
2.2.1.1 Tâm lý học lứa tuổi ..................................................................... 16
2.2.1.2 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý .......................................... 16
2.2.1.3 Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ...................... 18
2.2.2 Tư vấn tâm lý (TVTL) ........................................................................... 20
2.2.2.1 Tư vấn là gì ................................................................................. 20
2.2.2.2 Tư vấn tâm lý là gì ...................................................................... 21
2.2.2.3 Một số nguyên tắc và kỹ năng tư vấn tâm lý .............................. 22
2.2.2.4 Các lĩnh vực của tư vấn tâm lý cho học sinh .............................. 26
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 34
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 34
3.3 Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 36
4.1 Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm ........................................................................ 36
4.1.1 Vai trò của GVCN ................................................................................. 36

4.1.2 Nội dung GVCN cần biết về HS............................................................. 38
4.1.3 Phương pháp GVCN sử dụng để thu thập thông tin về HS.................... 39
4.1.4 Đối tượng GVCN tìm hiểu thông tin về HS ........................................... 40
4.1.5 Phương pháp GVCN sử dụng để xác định tâm lý HS ............................ 41
4.1.6 Những ý kiến đề xuất của GVCN về vấn đề tư vấn ............................... 42
4.1.6.1 Bồi dưỡng thêm kiến thức về TVTL ở các lĩnh vực ................... 42
4.1.6.2 Hình thức tổ chức tư vấn ............................................................ 43
4.2 Ý kiến của HS về vấn đề tâm lý......................................................................... 44
4.2.1 Những khó khăn ảnh hưởng tâm lý thường gặp ở HS............................ 44
4.2.1.1 Những nội dung ảnh hưởng đến học tập ..................................... 49
4.2.1.2 Những vấn đề về quan hệ gia đình .............................................. 52
4.2.1.3 Cái nhìn của HS về tình bạn – tình yêu ở lứa tuổi THPT ........... 54
4.2.1.4 Vấn đề về giới tính – sức khỏe sinh sản ...................................... 57

viii


4.2.1.5 Những vấn đề về hướng nghiệp .................................................. 59
4.2.2 Đối tượng chia sẻ vấn đề tâm lý của HS................................................. 62
4.3 Ý kiến chung của GVCN và HS về vai trò của GVCN ..................................... 65
4.3.1 Vai trò của GVCN trong TVTL.............................................................. 65
4.3.1.1 Ý kiến HS .................................................................................... 65
4.3.1.2 Ý kiến GVCN .............................................................................. 69
4.3.2 Nhận xét về quá trình thực hiện công tác tư vấn ................................... 71
4.3.2.1 Ý kiến HS .................................................................................... 71
4.3.2.2 Ý kiến giáo viên chủ nhiệm......................................................... 73
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. 76
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 76
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 77
Tài liệu tham khảo..................... .............................................................................. 81

Phụ lục........................................ ............................................................................. 83

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPV: còn phân vân
ĐY: đồng ý
GT – SKSS: giới tính – sức khỏe sinh sản
GVCN: giáo viên chủ nhiệm
HS: học sinh
HSPT: học sinh phổ thông
KĐY: không đồng ý.
KHKT: khoa học kỹ thuật
NHH: trường Nguyễn Hữu Huân
PT: phổ thông
RĐY: rất đồng ý
THCS: trung học cơ sở
THPT: trung học phổ thông
TL: tâm lý
TLLT: tâm lý lứa tuổi
TP: trường Tam Phú
TV: tư vấn
TVTL: tư vấn tâm lý

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Danh mục bảng


Trang

Bảng 4.1: Mức độ thực hiện các vai trò của GVCN trong nhà trường .................... 36
Bảng 4.2: Mức độ tìm hiểu những thông tin về HS của GVCN ............................. 38
Bảng 4.3: Những phương pháp GVCN sử dụng tìm hiểu HS.................................. 39
Bảng 4.4: Đối tượng cung cấp thông tin về HS ....................................................... 40
Bảng 4.5: Phương pháp xác định tâm lý HS của GVCN ......................................... 41
Bảng 4.6: Những nội dung đề xuất cần được bồi dưỡng của GVCN ...................... 42
Bảng 4.7: Ý kiến GVCN về hình thức tổ chức TVTL cho HS ................................ 43
Bảng 4.8: Những lĩnh vực ảnh hưởng tâm lý HS thường gặp ................................. 44
Bảng 4.9: Những nội dung ảnh hưởng đến học tập ................................................. 49
Bảng 4.10: Những nội dung liên quan đến gia đình HS ......................................... 52
Bảng 4.11: Ý kiến HS về vấn đề tình bạn – tình yêu.............................................. 54
Bảng 4.12: Ý kiến HS về giới tính – sức khỏe sinh sản........................................... 57
Bảng 4.13: Ý kiến HS về vấn đề hướng nghiệp....................................................... 59
Bảng 4.14: Đối tượng được HS chia sẻ.................................................................... 62
Bảng 4.15: Mối quan hệ bạn bè ............................................................................... 64
Bảng 4.16: Ý kiến HS về lĩnh vực được GVCN tư vấn........................................... 65
Bảng 4.17: Ý kiến GVCN về lĩnh vực họ tư vấn ..................................................... 69
Bảng 4.18: Ý kiến HS về mức độ thực hiện việc tư vấn của GVCN....................... 71
Bảng 4.19: Ý kiến GVCN về mức độ thực hiện việc tư vấn ................................... 73

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Danh mục biểu đồ

Trang


Biểu đồ 4.1 Biểu hiện mức độ khó khăn về học tập ................................................ 44
Biểu đồ 4.2 Biểu hiện mức độ khó khăn về quan hệ gia đình ................................ 45
Biểu đồ 4.3 Biểu hiện mức độ khó khăn trong quan hệ thầy - trò .......................... 46
Biểu đồ 4.4 Biểu hiện mức độ khó khăn về tình bạn - tình yêu............................... 46
Biểu đồ 4.5 Biểu hiện mức độ khó khăn về GT- SKSS........................................... 47
Biểu đồ 4.6 Biểu hiện mức độ khó khăn về hướng nghiệp..................................... 48
Biểu đồ 4.7 Biểu hiện áp lực từ chương trình học .................................................. 49
Biểu đồ 4.8 Biểu hiện mức độ cảm thông giữa gia đình và HS............................... 53
Biểu đồ 4.9 Nhận định của HS về tình bạn - tình yêu............................................. 55
Biểu đồ 4.10 Biểu hiện ý kiến tồn tại tình bạn giữa nam và nữ............................... 56
Biểu đồ 4.11 Biểu đồ biểu hiện tác động của tình cảm HS ..................................... 56
Biểu đồ 4.12 Biểu hiện nhu cầu tư vấn về GT – SKSS của HS............................... 58
Biểu đồ 4.13 Biểu hiện mức độ băn khoăn của HS trong chọn nghề ...................... 60
Biểu đồ 4.14 Biểu hiện nguyện vọng thi vào đại học của HS ................................. 61
Biểu đồ 4.15 Biểu hiện mức độ trao đổi của HS và GVCN .................................... 63
Biểu đồ 4.16 Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ bạn bè của HS................................... 64
Biểu đồ 4.17 Biểu hiện mức độ được tư vấn về học tập .......................................... 66
Biểu đồ 4.18 Mức độ tư vấn của GVCN về quan hệ gia đình ................................. 66
Biểu đồ 4.19 Mức độ tư vấn của GVCN về tình bạn – tình yêu.............................. 67
Biểu đồ 4.20 Mức độ tư vấn của GVCN về GT – SKSS ......................................... 68
Biểu đồ 4.21 Mức độ tư vấn của GVCN về học tập ................................................ 69
Biểu đồ 4.22 Biểu hiện mức độ tư vấn hướng nghiệp của GVCN .......................... 70
Biểu đồ 4.23 Biểu hiện mối quan hệ GVCN và HS................................................. 72
Biểu đồ 4.24 Biểu hiện mức độ tự tin của GVCN trong TVTL .............................. 74

xii


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.3 Lý do chọn đề tài
Hiện nay khi mà đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa, thị trường giao lưu
buôn bán mở rộng, có sự đầu tư nước ngoài, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tiếp
thu nhiều tinh hoa văn hóa nhân loại đã tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát
triển. Và người dân có nhiều cơ hội nâng cao trình độ nhận thức cũng như đời sống
của họ ngày càng được sung túc thỏa mãn hơn nhu cầu vật chất và tinh thần.
Trong xã hội hiện đại, bên cạnh những mặt tích cực đó, ai cũng có thể dễ rơi vào
trạng thái stress do áp lực cuộc sống quá lớn. Đó là áp lực về cường độ lao động,
học tập, về làm ăn thua lỗ, …tạo ra nhiều mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn gia đình;
thêm vào đó là ảnh hưởng của văn hóa không lành mạnh tạo nên tiêu cực trong mỗi
cá nhân về định hướng giá trị, về phẩm chất đạo đức, về lối sống, cách ứng xử.
Không phải ai cũng có thể tự mình vượt qua được những áp lực đó. Và nhu cầu tư vấn
tâm lý trở thành một nhu cầu cần thiết và mang một ý nghĩa xã hội rất lớn. Nhu cầu tư vấn
là nhu cầu không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi. Học sinh chịu nhiều áp lực từ các yếu tố
học tập, thi cử, bạo lực gia đình, gia đình ly tán, gia đình không hạnh phúc, thiếu sự quan
tâm của cha mẹ, bị bạn bè xấu lôi kéo, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy thông qua sách báo
phim ảnh, …
Mà hậu quả của những yếu tố đó là nếp sống lệch lạc, rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm
thần biểu hiện từ chỗ học hành sa sút, bỏ nhà đi bụi đời, phạm pháp, …đến tự tử. Học sinh
trung học phổ thông là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách dễ bị tác động
của các yếu tố bên ngoài. ( />
Thế hệ trẻ là thế hệ tương lai xây dựng đất nước. Trước tình hình xã hội tác
động tâm lý như thế, nhà trường, gia đình và xã hội nói chung phải có biện pháp để
giúp đỡ, định hướng cho các em. Còn giáo viên chủ nhiệm nói riêng là người chịu
trách nhiệm quản lý lớp, gần gũi với các em học sinh thì sẽ làm gì? Đây là vấn đề
bức xúc hiện nay cũng như là vấn đề mà tôi quan tâm, nên tôi chọn đề tài “ Tìm

1



hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh ở một số
trường trung học phổ thông”.
1.4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nêu lên tầm quan trọng của tư vấn tâm lý cho
học sinh và vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý cho học sinh tại
trường. Từ đó, đề xuất những phương cách để nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý của
giáo viên chủ nhiệm.
1.5 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh.
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những khó khăn về tâm lý mà học sinh thường gặp.
Tìm hiểu vai trò tư vấn tâm lý cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
Đưa ra biện pháp để nâng cao vai trò tư vấn của giáo viên chủ nhiệm.
1.7 Giới hạn của đề tài
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu tiến hành khảo sát qua phiếu thăm dò
ý kiến đối với 55 giáo viên chủ nhiệm và 516 học sinh cả hai trường THPT Nguyễn
Hữu Huân và Tam Phú.
Đề tài tìm hiểu vai trò tư vấn tâm lý của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh và
những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.
1.8 Phương pháp nghiên cứu
Phiếu điều tra ý kiến 516 học sinh
Phiếu điều tra ý kiến 55 giáo viên chủ nhiệm
Phỏng vấn trực tiếp 5 học sinh
Phỏng vấn trực tiếp 4 giáo viên chủ nhiệm.
Tổng kết số liệu.
1.9 Xác định từ ngữ
Theo đại từ điển tiếng Việt (2006), Bộ Giáo dục và Đào tạo trung tâm ngôn ngữ
và văn hóa Việt Nam.
Tìm hiểu: điều tra, xem xét để hiểu rõ, để nắm được tình hình cụ thể.


2


Vai trò: chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai
Tư vấn: có nhiệm vụ góp ý kiến.
Tâm lý: là ý nghĩ, tình cảm, … làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong
của con người.
Tư vấn tâm lý là khoa học ứng dụng những tri thức tâm lý học để giải quyết
những vấn đề khó khăn xuất hiện trong cuộc sống của con người, trong quan hệ
giữa con người với con người, trong việc nhận biết bản thân … (Lê Hồng Minh,
2001)
Giáo viên chủ nhiệm: là một nhà giáo được giao trách nhiệm tổ chức, quản lý,
giáo dục một lớp học sinh. (Bùi Hiền và ctv, 2001)

3


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
2.1.1 Chức năng của người GVCN lớp ở phổ thông
2.1.1.1 GVCN là người thay thế hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện tập thể
học sinh (HS) một lớp học.
Người hiệu trưởng không thể quản lý, nắm chắc diễn biến của quá trình phát
triển nhân cách từng HS trong một trường. Đó là lẽ đương nhiên.
Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự
rèn luyện của HS thì không thể cá biệt hóa giáo dục các em, không thể có sự định
hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của HS. Vì lẽ đó, một trường học bao giờ HS
cũng được chia làm các khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình độ, đặc điểm nhận thức,

khu vực cư trú, mỗi lớp học có một giáo viên phụ trách chung – GVCN lớp.
GVCN lớp trước hết quản lý toàn diện lớp học. Quản lý toàn diện HS là nắm vững:
- Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến HS của lớp chủ
nhiệm.
- Hiểu biết những đặc điểm của từng HS (về sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ nhận
thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn
bè, …)
- Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả
năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với yêu cầu của mục tiêu giáo dục về
mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động
khác…). Có thể nói quản lý toàn diện là chức năng đầu tiên của GVCN giúp GVCN
nắm vững đối tượng để có kế hoạch tổ chức hoạt động.
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, GVCN phải có những tri
thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như

4


kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi (TLLT), xã hội,
kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp, phải có nhạy cảm sư phạm
để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS, … định hướng và
giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để
chúng tự hoàn thiện về mọi mặt.
Quản lý toàn diện phải hiểu là nắm vững đặc điểm HS của lớp, nắm vững mục
tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của HS, đồng thời
nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
Cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình
thành và phát triển nhân cách. Hai mặt trên có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau,
đôi khi việc giáo dục đạo đức có tác dụng mạnh mẽ đến chất lượng học văn hóa,
nhất là trong điều kiện hiện nay, khi từng ngày từng giờ những cám dỗ, những ảnh

hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường. (Trương Thị Hoa, 2001)
2.1.1.2 GVCN là cố vấn tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy
tiềm năng tích cực của mọi HS.
HS THPT là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên (15 - 18
tuổi). Đây là lứa tuổi tự khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm
sống, có kỹ năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể…Tuy nhiên vẫn là lứa tuổi
mong muốn lớn hơn kỹ năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ “độ chín” về mọi
mặt kinh nghiệm tri thức. Khi có thành công dễ “bốc” quá mức, ngược lại gặp
những thất bại lần đầu tiên dễ dao động lòng tự tin bị giảm sút…Xuất phát từ những
đặc điểm đó về TLLT, việc định hướng giáo dục đối với HS THPT là rất cần thiết.
Đây là chức năng rất đặc trưng của GVCN mà các giáo viên bộ môn khác không
làm chủ nhiệm lớp không thể có. Đối với HS THPT, người GVCN cần được xác
định chỉ là cố vấn cho tập thể lớp. Điều đó có nghĩa là GVCN không nên làm thay
đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCN là bồi dưỡng năng lực tự
quản cho HS của lớp.
Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với GVCN vì chức
năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự

5


giáo dục của từng HS và tập thể HS phát huy vai trò chủ thể tích cực của HS trong
giáo dục.
Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của GVCN đối với hoạt động tự
quản của tập thể HS lớp chủ nhiệm, GVCN không trực tiếp tham gia điều khiển
công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động.
Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ GVCN bằng nghệ thuật sư phạm kích
thích tư duy sáng tạo ở HS, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong
học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện
các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy, thái độ tình cảm, hành vi, hoạt động
của HS. Điều chỉnh và điều khiển là quá trình kết hợp đồng thời cùng một lúc. Điều
chỉnh và điều khiển không chỉ trong hoạt động tự quản, mà điều khiển ngay tư duy,
thói quen, tình cảm thái độ, hành vi của từng cá nhân và dư luận, hoạt động của tập
thể lớp. Vai trò điều chỉnh vừa điều khiển là yếu tố, nội dung quan trọng nhất của
chức năng cố vấn đối với GVCN.
Vai trò cố vấn đối với HS phải quán triệt được toàn diện nôi dung giáo dục, kế
hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn
luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã
hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội.
Ngoài ra, GVCN cần xác định tầm quan trọng vai trò cố vấn trong quan hệ ứng
xử XH, gia đình cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu. Mặt khác không quên tư vấn
trong định hướng nghề nghiệp, việc làm của HS, đặc biệt đối với lớp cuối cấp.
( Hà Nhật Thăng, 2003)
2.1.1.3 GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng (ban giám hiệu), các tổ chức trong
trường, các giáo viên bộ môn và tập thể HS lớp chủ nhiệm.
Nói một cách khác GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các
lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác là đại diện cho tập thể HS.

6


Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm) GVCN có
trách nhiệm truyền đạt tới HS của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục
của nhà trường tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm.
GVCN với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực
quyền lợi mọi mặt của HS của lớp. (Hà Nhật Thăng, 2003)
2.1.1.4 GVCN là người phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục của lớp chủ nhiệm.
Hiệu quả tổ chức giáo dục HS lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng

liên kết lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về mọi mặt công tác giáo
dục.
Căn cứ đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng gia đình HS…
GVCN tổ chức phối hợp lực lượng giáo dục tạo ra sự thống nhất tác dụng đặc biệt
quan trọng là sự liên kết với gia đình, cộng đồng nơi ở để tổ chức hoạt động giáo
dục, tạo ra môi trường giáo dục, tạo ra sự thống nhất tác động, phát huy tiềm năng.
Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở nhận thức mà quan trọng hơn
cả là xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất khép kín
quá trình hoạt động, không gian, thời gian tác động đến HS. Cần khai thác triệt để,
hợp lý tiềm năng sự đóng góp của phụ huynh các đoàn thể xã hội về sức người, sức
của, đặc biệt là kinh nghiệm, trí tuệ của quần chúng vào thực hiện các nội dung hoạt
động. (Trương Thị Hoa, 2001)
2.1.1.5 GVCN là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và
phong trào chung của lớp.
Chức năng này có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện,
phát triển nhân cách của mỗi HS vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là
một điều kiện để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch…hoạt động cho cả lớp và
mỗi thành viên.
Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch
hoạt động toàn diện đã đặt ra, GVCN cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ chú ý đến
một số nội dung hoạt động. Khi đánh giá từng cá nhân HS nên căn cứ vào năng lực,

7


điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắc khe, định kiến, nhất là đối
với những HS gặp hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt.
Sau khi đánh giá, nhận định, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với
thái độ nghiêm túc và phù hợp năng lực. Hoạt động thực tế của nhiều nhà sư phạm
cho thấy yêu cầu của GVCN đặt ra phải được HS tự giác chấp nhận, phải có nổ

lực,vượt khó, có quyết tâm thực hiện thì mục tiêu đạt được mới cao.
Nhận định, đánh giá và yêu cầu đối với HS là hai mặt có quan hệ khăng khích
với nhau. Khi thực hiên chức năng đánh giá và đề xuất yêu cầu giáo dục cần phải
tham khảo ý kiến của các giáo viên và các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt là của
cha mẹ HS. Đối với HS có hoàn cảnh và có đặc điểm tâm lý đặc biệt, HS có những
thiếu sót…cần tham khảo ý kiến của đội ngũ tự quản lớp và những người đáng tin
cậy để có nhận định, đánh giá sát thực tế.
Mặt khác GVCN lớp là người tập hợp ý kiến nguyện vọng của từng HS của lớp
phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường, với các giáo viên bộ
môn.
Khi tiếp nhận thông tin, người GVCN lớp xử lý kịp thời ngay thông tin với tư
cách là nhà sư phạm, điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có không ít thông tin suy nghĩ mà
HS chỉ có thể tâm sự với GVCN đó là một thực tế. Ví dụ những oan ức, sự hiểu lầm
của thầy (cô) vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏ những băn khoăn,
vướng mắt trong những quan hệ như vậy? Không ai tốt hơn là GVCN. (Hà Nhật
Thăng, 2003)
2.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của người GVCN
2.1.2.1 Nắm vững mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học và chương trình dạy học,
giáo dục của trường.
Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động
của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.
Mỗi trường đều có các văn bản mà GVCN phải nắm được:
- Mục tiêu cấp học chỉ thị từng năm học – thực chất là nhiệm vụ trọng tâm.
- Chương trình giảng dạy các môn học

8


- Kế hoạch năm học của nhà trường
- Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học

như: vấn đề thu học phí, chế độ chính sách đối với con em thương binh liệt sĩ, …
(Hà Nhật Thăng, 2003)
2.1.2.2 Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường.
- Nắm đươc sự tổ chức và phân công của ban giám hiệu
- Nắm được cơ cấu tổ chức chi Bộ, Đoàn, Đội…
- Hiểu biết về đội ngũ giáo viên dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Việc quan
trọng là hiểu từng giáo viên sẽ dạy ở lớp về hoàn cảnh, trình độ năng lực, tính cách
để thiết lập mối quan hệ phối hợp trong giáo dục.
- Nắm được giáo viên phụ trách: văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, thư viện,
y tế, …
2.1.2.3 Tiếp nhận HS, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng
trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh
lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm
của gia đình đối với con em.
Ngoài ra, nắm vững tình hình HS về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và ban
giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất khi nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự
ủy quyền của hiệu trường GVCN trực tiếp kịp thời chỉ đạo giải quyết kiểm tra, đánh
giá công bằng, đánh giá khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, rèn
luyện của từng HS trong lớp
2.1.2.4 Người GVCN phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người thầy
giáo.
GVCN phải mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và
những qui định của nhà nước, nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục, biết
vận dụng sáng tạo vào thực tiễn tri thức khoa học, phát triển trí tuệ của HS, đồng
thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để họ trở thành công dân
tốt.

9



Trao dồi lòng yêu nghề, yêu thương HS, giúp đỡ các em rèn luyện ý thức, thái
độ, tình cảm trong sáng, đúng đắn, xây dựng cho các em hoài bão lý tưởng sống cao
đẹp, có bản lĩnh đề kháng với những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực đang diễn
ra xung quanh.
Có thể thấy mọi cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ biểu hiện của
GVCN đối với những hiện tượng xã hội lúc có mặt hay không có mặt HS đều có
ảnh hưởng đến nhân cách HS.
Muốn tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp GVCN phải đặt cho bản
thân nhiệm vụ làm phong phú sự hiểu biết về chính trị xã hội đáp ứng kịp thời cung
cấp và định hướng cho HS xử lý các thông tin một cách kịp thời, chính xác có hiệu
quả.
Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay nếu bàng quang trước những diễn biến phong
phú, đa dạng trên mọi mặt của cuộc sống xã hội ở địa phương trong nước và quốc tế
thì không thể làm công tác chủ nhiệm tốt được. Thật dễ hiểu vì mọi diễn biến ấy tồn
tại khách quan và tác động vào tâm hồn, nhận thức của HS, ngoài cha mẹ, không có
ai giúp các em nhận xét lựa chọn thông tin và điều chỉnh nhận thức hành vi tốt hơn
là GVCN lớp. (Trương Thị Hoa, 2001)
2.1.2.5 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không ngừng
học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức
giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở
nhà trường PT.
Người GVCN phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực
lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ quần chúng từ bỏ những cái xấu,
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, năng cao nhận thức, tình cảm, tham gia
có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh hiện đại.
Phải thừa nhận rằng với kiến thức tiếp thu được trong những năm học ở trường
ĐH chỉ là vốn liếng rất hạn chế để bước vào nghề dạy học.
Ngoài kiến thức xã hội để làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN cần nắm vững lý
luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững cách tiến hành xã hội hóa giáo dục, huy


10


động mọi tiềm năng của xã hội để giáo dục HS, nắm vững phương pháp giáo dục cá
nhân và giáo dục tập thể. Đặt cá nhân trong tập thể, dùng tập thể HS để giáo dục cá
nhân.
2.1.2.6 GVCN phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi
trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động thực hiện các mục tiêu,
nội dung giáo dục HS.
Cùng với giáo viên bộ môn, GVCN phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức
cho HS có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội của cộng đồng địa phương
hoạt động xã hội. Thông qua đó mà phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội,
góp phần vào sự nghiệp đổi mới xây dựng quê hương đất nước theo mục tiêu của
Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng. (Hà Nhật Thăng, 2003)
2.1.3 Nội dung công tác của GVCN lớp
2.1.3.1 Tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm
HS tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục đồng thời cũng là chủ thể giáo dục.
Để giáo dục HS tốt, giáo viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ, cụ thể,
từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp. Vì vậy, GVCN phải hiểu từng
HS một cách đầy đủ, chính xác về:
- Hoàn cảnh sống của từng HS: Mỗi HS được sinh ra và lớn lên trong một hoàn
cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, phẩm chất đạo
đức của bố mẹ, điều kiện sinh hoạt, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè.
Tất cả những yếu tố đó điều ảnh hưởng đến HS. Bởi vậy, việc hiểu rõ hoàn cảnh
sống của HS giúp GVCN biết được nguyên nhân và những yếu tố tích cực hay tiêu
cực, thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến HS. Đồng thời biết được phương
pháp giáo dục của gia đình để có thể trao đổi tham mưu, tư vấn với gia đình có
phương pháp giáo dục phù hợp.
- Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng HS: hiểu rõ thể lực, sức khỏe,
vóc dáng để có sự tác động tạo điều kiện tốt cho HS hòa nhập, các em cùng nhau

phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm đoàn kết thân ái của tập thể lớp.

11


- Những đặc điểm về tâm lý của mỗi HS: đó là khả năng nhận thức tư duy ở mỗi
em (thông minh, nhanh nhẹn hoặc bình thường hay chậm chạp), trong học tập, lao
động vui chơi giao tiếp và tình cảm của mỗi HS. Nắm vững đặc điểm tâm lý giúp
GVCN lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có hiệu quả tốt.
- Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng HS:
Cuộc sống nội tâm của HS THPT dễ có những biến đổi do các quá trình tâm lý chưa
ổn định và do sự tác động của xã hội, của hoàn cảnh sống. Do vậy, GVCN phải
thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi để giúp HS định hướng đúng điều chỉnh kịp
thời
2.1.3.2 Xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm
Có kế hoạch hoạt động của tập thể HS thực hiện nhiệm vụ chung của trường với
những tập thể lớp khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của
cộng đồng nhà trường
- GVCN tổ chức bộ máy tự quản, đội ngũ cán bộ tự quản
- Quy định chức năng, nhiệm vụ của từng loại cán bộ tự quản
- GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản
2.1.3.4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện
Khác với giáo viên bộ môn, GVCN phải tổ chức quản lý, giáo dục HS trong tiết
sinh hoạt lớp hàng tuần, trong các buổi lao động hàng tháng và tham gia hoạt động
chung của toàn trường
- Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho HS
- Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức trí tuệ
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí
2.1.3.5 Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo

dục HS
™ Kết hợp các lực lượng trong trường:
- Kết hợp và giúp đỡ các tổ chức Đoàn, Đội
- Kết hợp với các giáo viên dạy các môn học

12


×