Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 19 trang )

VAI TRÒ
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT

NGƯỜI BÁO CÁO : NGUYỄN THỊ NHÂN
TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
NĂM HỌC 2012-2013


A.
1.

PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho HS là
một việc làm thường xuyên, liên tục trong
phạm vi nhà trường và ngoài xã hội.

2. Trong nhà trường THPT, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp được tiến hành trong mối quan hệ
biện chứng với việc tổ chức hoạt động dạy
học ở trên lớp giúp học sinh hình thành và
hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện. Để
thực hiện công việc này vai trò của GVCN là
vô cùng quan trọng


A. PHẦN MỞ ĐẦU


B. PHẦN NỘI DUNG



I. Cơ sở lí luận
1. Quá trình giáo dục về bản chất là một quá trình tổ
chức cuộc sống ( học tập, vui chơi, giải trí…)cho HS;
là quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực những yêu
cầu, chuẩn mực xã hội, hình thành hành vi và thói
quen tương ứng ở HS dưới vai trò chủ đạo của GV
2. Vai trò của GVCN là tổ chức hợp lí các điều kiện và
mọi ảnh hưởng tác động đến hoạt động của học
sinh. Tổ chức hoạt động giáo dục không phải là
phương pháp tác động riêng lẻ của GV đối với đối
tượng giáo dục mà là vận dụng kết hợp nhiều
phương pháp đồng bộ, giúp HS có được vốn sống
tốt nhất trong mọi điều kiện của xã hội


II. Thực trạng về vấn đề giáo dục và hoàn
thiện nhân cách học sinh ở trường THPT
hiện nay
1.Những thuận lợi :
- Xã hội phát triển, con cái luôn được gia
đình và xã hội quan tâm giáo dục
- Môi trường trường học là nơi HS được
học tập, được rèn luyện và giáo dục nhân
cách đạo đức tốt
- Ý thức phấn đấu của HS ngày càng tốt
hơn


2. Khó khăn

-Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại bên
cạnh những mặt tích cực còn có không ít
những mặt tiêu cực tác động đến nhân
cách học sinh.
-Do ít con nên hầu hết các em được nuông
chiều quá mức dẫn đến vô cảm, chỉ biết
nhận mà không biết cho.
- Một số ít gia đình, bố mẹ ít quan tâm đến
con cái.


III. Một số giải pháp giúp GVCN giáo dục
và hoàn thiện nhân cách HS một cách
toàn diện
1.Vai trò của GVCN
- Trước hết GVCN cần phải xác định mình chính là
người thay mặt Hiệu trưởng để quản lí toàn diện HS
trong một lớp.


III. Một số giải pháp giúp GVCN giáo dục
và hoàn thiện nhân cách HS một cách
toàn diện
1.Vai trò của GVCN
- GVCN là cầu nối giữa Hiệu trưởng, GVBM,
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và
HS
- GVCN là người cố vấn cho HS trong các hoạt
động tự quản
-


GVCN là người đại diện cho nhà trường
trong công tác phối hợp với cha mẹ HS và
các lực lượng XH để giáo dục HS


2. Điều kiện để GVCN thực hiện các giải phápbiện pháp
-Ngoài năng lực chuyên môn, GVCN phải là
người có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt
tình,sống gương mẫu, yêu trò và là tấm
gương sáng cho HS noi theo


IV. Nội dung hoạt động của GVCN
1.Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
“ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu
con người về mọi mặt” (K.D. Usinxki)


IV. Nội dung hoạt động của GVCN
2. Xây dựng tập thể lớp trở thành một tập thể
đoàn kết, thân ái và có sức mạnh
- Nâng cao chất lượng văn hóa
- Giáo dục lao động hướng nghiệp
- Tổ chức các hoạt động để giáo dục thể chất
- Tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục cho HS
lối sống đẹp.


IV. Nội dung hoạt động của GVCN

3. Thông qua GVBM để nắm
bắt tình hình học tập của HS

4. Phối hợp với Đoàn Thanh
niên để rèn luyện và giáo dục
HS về mọi mặt


IV. Nội dung hoạt động của GVCN
5. Phối hợp tổ chức với các câu lạc bộ trong nhà
trường ( CLB khiêu vũ, CLB cờ vua, CLB bóng đá,
bóng bàn, nấu ăn…) để HS có điều kiện giao lưu,
học hỏi lẫn nhau.

6. Xây dựng đội ngũ cốt cán trong tập thể HS


IV. Nội dung hoạt động của GVCN
7. Thường xuyên liên hệ với Phụ huynh để trao
đổi tình hình học tập và sinh hoạt của các em

8. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường tổ chức các buổi giao lưu, mời các
chuyên gia tâm lí nói chuyện về tâm lí tuổi
thanh niên và phương pháp giáo dục các em
( mời PHHS tham gia)


IV. Nội dung hoạt động của GVCN
9. Tổng kết các hoạt động của lớp : khen chê

đúng lúc và kịp thời để động viên các em

10. GVCN phải thường xuyên liên hệ với các lực
lượng xã hội và chính quyền địa phương nơi cư
trú của HS để tìm hiểu thêm những thông tin về
các em


V. Một số phương pháp giáo dục HS cá biệt
1. Phương pháp tác động cá biệt : tác động trực tiếp
lên đối tương giáo dục như mệnh lệnh, cảm hóa,
thuyết phục …(tùy vào từng đối tượng)
2. Phương pháp tác động song song : tác động gián
tiếp lên đối tượng giáo dục thông qua GVBM,ban cán
sự lớp hoặc phụ huynh….
3. Phương pháp “bùng nổ sư phạm”: đây là một
nghệ thuật giáo dục khi đối tượng giáo dục có vấn
đề ( đánh vào tâm lí học sinh)
4. Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh ( ở
trường hoặc ở nhà) để tìm giải pháp GD HS


* Lưu ý : Tất cả các giải pháp, biện pháp
giáo dục HS phải được tiến hành đồng bộ
và có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tránh
trường hợp “ trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược” dẫn đến việc giáo dục HS không
đạt hiệu quả.



C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Hoàn thiện và phát triển nhân cách HS một
cách toàn diện trong nhà trường THPT là vô
cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong
cuộc sống hiện đại hiện nay .Và để làm được
việc này không thể thiếu vai trò của GVCN
2. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa GVCN
với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và
ngoài xã hội để giáo dục HS.
3. Điều cốt lõi nhất vẫn là sự nhiệt tình, trách
nhiệm và tình yêu thương của GVCN đối với HS


4. Kiến nghị :
Chúng tôi luôn mong muốn các ban ngành, các cơ
quan, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và
ngoài xã hội tạo những điều kiện thuận lợi nhất
để những người GVCN như chúng tôi có thể thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình trong vai trò giáo dục
và hoàn thiện nhân cách HS nhằm hướng tới mục
tiêu chung : Tất cả vì học sinh thân yêu. Tất
cả vì nền giáo dục nước nhà và tất cả vì một
cuộc sống tốt đẹp.

Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô!



×