Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số giải pháp chỉ đạo, quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ giờ trong trong các buổi học ở trường THCSTHPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, hiện tượng nghỉ học, bỏ học ở học sinh diễn ra
khá phổ biến, là mối quan tâm trăn trở của những người làm nghề (trồng người)
và cũng là mối quan tâm của các bậc phụ huynh.
Câu hỏi: Làm thế nào để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ
học, đặc biệt là học sinh chốn học đi chơi là vấn đề muôn thuở của nhà trường,
đồng thời khơng ít cán bộ quản lý trường học, giáo viên đã dành một thời gian
khá lớn cho công việc này.
Nguyên nhân tạo ra thực trạng trên từ nhiều phía vì tất cả đều có nguồn
gốc phức hợp. Đó có thể từ gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè. Tuy nhiên, với
chức năng là một cơ quan giáo dục chun biệt, nhà trường vẫn ln giữ vai trị
chủ đạo trong việc giúp các em yên tâm học tập mà không nghỉ học, bỏ học
cũng như vận động thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường và xem việc đến
trường để học các môn học là (mục tiêu) của chính các em.
Được thành lập vào năm 2014, đối tượng học sinh của nhà trường phần
lớn là những học sinh trong vùng tuyển của 5 xã phía Bắc của huyện có điều
kiện kinh tế khó khăn so với các xã khác trong huyện, sự quan tâm của gia đình
và xã hội cho vấn đề về học tập cũng chưa có sự đầu tư bằng các xã khác vì
nhiều lí do(hầu hết bố mẹ đi làm ăn xa, để con ở nhà với ơng bà, người thân ni
dưỡng, chăm sóc; phong trào học tập chưa cao, mặt bằng dân trí của người dân
chưa cao…) với sự thiếu quan tâm của gia đình, việc nhác học của học sinh, nên
trong những năm qua việc học sinh hay nghỉ học giữa chừng, chốn học bỏ tiết để
đi chơi đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường kể cả
về chất lượng giáo dục mũi nhọn, cũng như về chất lượng giáo dục đại trà.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý
nhằm hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ giờ trong trong các buổi học ở
trường THCS&THPT Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài này là để tìm ra các giải pháp quản
lý, chỉ đạo nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng học sinh nghỉ học trong


các buổi học ở trường THCS&THPT Như Thanh, từ đó đề xuất các giải pháp
duy trì sĩ số học sinh để phục vụ cho cơng tác chun mơn của nhà trường góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh trong các
buổi học ở trường THCS&THPT Như Thanh”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Nghiên cứu Luật Giáo dục, Căn cứ vào Điều lệ trường THCS, THPT và
trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục
của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Như Thanh;
+ Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1


+ Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học; các văn bản về
đổi mới giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29- BCHTW Khóa VIII;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát để nắm tình hình việc dạy của giáo viên trên lớp.
+ Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát điều tra để nắm tâm tư,
nguyện vọng của học sinh, cũng như ý kiến phản hồi của học sinh về việc dạy
của giáo viên trên lớp.
+ Phương pháp vận động, thuyết phục, giúp đỡ: Sau khi hiểu được tâm tư,
nguyện vọng của học sinh, có những buổi gặp gỡ riêng nhằm động viên,vận
động các em, tháo gỡ khó khăn của học sinh để từ đó các em thấy được ý nghĩa
của việc học, làm cho các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Khi nghiên cứu đề tài này nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến học
sinh bỏ học và hiểu biết thêm thực trạng về đời sống kinh tế, về sự quan tâm của

mỗi bậc phụ huynh đối với học sinh. Sự gắn bó mật thiết giữa nhà trường và gia
đình, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với đời sống kinh tế của nhân
dân cũng như phong trào giáo dục của xã nhà, nhằm tạo mọi điều kiện cho trẻ
được tiếp tục đến trường,tăng tỷ lệ về việc duy trì sĩ số của trường đạt 100%. Từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để
tạo điều kiện cho trẻ được tiếp tục đến trường, góp phần nâng cao việc duy trì sĩ
số của trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người. Là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”. Vì thế Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là: “Quốc sách hàng đầu”.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ thứ XIII của Đảng đã khẳng đinh “Tiếp
tục phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân cao, trọng tâm là hiện đại
hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong
bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu
rộng…”. Để đạt được mục tiêu đó, trong luật Giáo dục cũng đã quy định: “ Mọi
công dân không phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình. Địa
vị xã hội, hoặc hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Điều 10 luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đã quy định: “Trẻ em có quyền học
tập…”. Trong Cơng ước Quốc tế về quyền trẻ em, Điều 28, khoản e quy định
“Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ
học”. Có biện pháp khuyến khích việc học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ
bỏ học.
Để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số cho học sinh, phịng trừ mọi tệ nạn xã
hội có thể xảy ra khi có học sinh bỏ học, thì mỗi chúng ta: Gia đình - Nhà trường
- Xã hội đều phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được đến trường,

2


góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học đạt kết quả tốt. Muốn học sinh trường được
đều đặn thì trách nhiệm trước hết là của gia đình. Nếu mọi bậc phụ huynh đều
nhận thức được việc học tập của con em mình là rất quan trọng, là quyền lợi của
các em, nó quyết định cho cuộc sống tương lai của đứa trẻ, thì chắc chắn rằng
việc học sinh hay nghỉ học, chốn giờ, bỏ tiết không phải là vấn đề đáng quan
ngại của nhà trường.
Đất nước ngày một phát triển, xã hội ngày một văn minh, thì mỗi người
dân cần phải có một trình độ văn hóa tối thiểu. Đặc biệt là thế hệ trẻ của đất
nước cần phải có một số vốn về tri thức khoa học. Tuy nhiên, tình trạng học sinh
bỏ học giữa chừng, bỏ tiết, chốn bố mẹ đi chơi không vào lớp vẫn đang còn diễn
ra ở hầu hết các lớp mọi lúc mọi nơi. Qua q trình cơng tác giảng dạy và quản
lý ở trường THCS&THPT Như Thanh trong những năm học vừa qua, tôi nhận
thấy rằng hầu hết trong các giờ học trên lớp đều có tình trạng học sinh nói dối bố
mẹ đi học nhưng khơng vào lớp, thậm chí có những học kí thay phụ huynh giấy
xin phép nghỉ học để đi chơi một cách hợp lý. Có nhiều học sinh bỏ học nữa
chừng do điều kiện kinh tế gặp khó khăn, địa bàn dân cư quá rộng, thưa thớt ,
học sinh đi học xa , phần nữa là do nhận thức về việc học của học sinh chưa cao.
Mỗi chúng ta : Gia đình – Nhà trường – Xã hội phải làm gì để tạo điều kiện cho
học sinh được tiếp tục đi học.
Để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số cho học sinh, phịng trừ mọi tệ nạn xã
hội có thể xảy ra khi có học sinh bỏ học,thì mỗi chúng ta: Gia đình - Nhà trường
- Xã hội đều phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để học sinh được đến trường,
góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học đạt kết quả tốt.
Muốn trẻ đến trường được đều đặn thì trách nhiệm trước hết là của gia đình và
sự quan tâm sâu sát của nhà trường.
Vì thế, chúng tơi muốn tìm ra những giải pháp phù hợp để hạn chế tới mức thấp
nhất tình trạng học sinh bỏ giờ, chốn tiết đi chơi không vào lớp, góp phần vào

việc duy trì sỉ số của trường ngày một đạt kết quả cao.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Đặc điểm địa phương:
Trường THCS&THPT Như Thanh đóng trên địa bàn thôn Bái Đa 1, xã
Phượng Nghi, đây là một xã khó khăn thuộc vùng 135, nằm cách xa trung tâm
huyện Như Thanh. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thơng, thơng tin, văn
hố, chính trị - xã hội... cịn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, không
đồng bộ, lạc hậu... so với các khu vực khác trong tỉnh. Đặc biệt, mặt bằng dân trí
cịn thấp, đại đa số làm nghề nơng, bn bán nhỏ lẻ, dân cư thưa thớt, phong
trào học tập của đại bộ phận tầng lớp nhân dân còn thấp, chưa đầu tư cho on cái
học tập, nên có rất nhiều hạn chế trong nhận thức và trong phương pháp giáo
dục cho học sinh.
- Đặc điểm nhà trường:
Trường THCS&THPT Như Thanh được thành lập theo Quyết định số
2628/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 15 tháng 8 năm
2014 trên sự sát nhập một phần của trường THPT Như Thanh và trường THCS
Phượng Nghi. Nhà trường có hai cấp học là THCS và THPT. Sau hơn 6 năm
thành lập, trường đã đi vào hoạt động ổn định và đạt được một số thành tích
3


đáng ghi nhận, bước đầu tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhà
trường trong những năm học tới.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường là 61 người, đa số tuổi
đời, tuổi nghề còn trẻ, nhiệt huyết và năng động sáng tạo trong tiếp cận các
phương pháp giáo dục mới mới, yêu nghề, yêu trò. Đây là thế hệ vàng của nhà
trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh.
Năm học này, nhà trường có 23 lớp. Trong đó, khối THCS có 08 lớp (Khối
6 có 2 lớp; Khối 7 có 2 lớp; Khối 8 có 2 lớp. Khối 9 có 2 lớp), khối THPT có 15
lớp(Khối 10 có 5 lớp, Khối 11 có 5 lớp, Khối 12 có 5 lớp).

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị
phần nào, tuy nhiên còn nhiều thiếu thốn để đáp ứng nhu cầu dạy và học được
tốt hơn.

Ảnh 1: BGH cùng thầy cô chủ nhiệm lớp đón học sinh đầu khóa về dự lễ
khai giảng năm học mới

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
+/ Về phía Ban giám hiệu và giáo viên:
- Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm đến vấn đề nề nếp của học
sin, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác chuyên môn, cũng là để theo
dõi việc thực hiện nề nếp của học sinh như lắp đặt hệ thống camera trong các
phòng học, những vị trí điểm nóng của nhà trường để tiện theo dõi, lắp đặt máy
điểm danh vân tay…
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường trẻ, khỏe, năng nổ nhiệt
tình và có tâm huyết với nghề. Có chun mơn vững vàng, đây là thế hệ vàng
của nhà trường, trình độ đạt chuẩn 100%.
+/ Về phía học sinh:
Đa phần các em học sinh đều chấp hành tốt các nội quy của nhà trường,
không tham gia vào các tệ nạn xã hội, khơng bị tiêm nhiễm bởi các luồng văn
hóa xấu độc.
2.2.2. Khó khăn
4


+/ Về phía nhà trường:
Trường THCS&THPT Như Thanh đóng trên địa bàn của xã Phượng Nghi,
đây là một trong những xã có điều kinh tế khó khăn của huyện, đời sống của đại
bộ phận nhân dân ở đây còn thấp, chưa có điều kiện để chăm lo nhiều cho việc

học tập của con cái; phong trào học tập của địa phương chưa cao; nhà trường có
2 cấp học, nên đối tượng học sinh của nhà trường cũng khác, phức tạp hơn so
với các trường khác. Tâm lí, lứa tuổi của học sinh đa dạng từ lớp 6 đến lớp 12,
nên dẫn đến việc áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cũng
gặp hạn chế không nhỏ.
+/ Về phía CBGV:
Do một bộ phận CBGV sống xa trường, đặc biệt là những giáo viên làm
công tác chủ nhiệm lớp, nên việc theo dõi, giám sát việc thực hiện nề nếp của
học sinh cũng có phần hạn chế đáng kể. Trong những năm gần đây, trong kế
hoạch của Sở GD&ĐT có việc điều động, tăng cường giáo viên, nên tính ổn
định về nhân sự giáo viên của nhà trường cũng gặp một phần hạn chế.
+/ Về phía học sinh:
Bên cạnh những mặt thuận lợi như đã đề cập ở trên, về phía học sịnh cũng
bộc lộ những khó khăn nhất định đó là: Hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,
hầu hết có bố mẹ đi làm ăn xa nhà, nên học sinh chủ yếu ở nhà với ông bà. Vì
vậy, trong cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường gặp khơng ít khó khăn.
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, chiếm đa số; trình độ dân trí thấp; phần lớn dân
cư làm nghề nơng nên nhận thức của phụ huynh và học sinh về vai trò của việc
học tập cho con em của họ còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến
tỷ lệ chuyên cần, chất lượng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Với
thực trạng như vậy, nếu khơng có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến tỉ lệ chuyên cần của học sinh nhà trường và dẫn đến tình trạng học
sinh bỏ học ảnh hưởng đến sĩ số học sinh của nhà trường.

Năm học

Tổng số HS
nghỉ học/tuần

Tỉ lệ(%)


2017 - 2018
2018 - 2019
2019 - 2020

96/740
92/798
86/844

12,97%
11,5%
10,2%

Trong đó số HS nghỉ
học có phép, khơng
phép
Có phép
Khơng
phép
90
6
87
5
80
6

Kết quả thống kê số lượt học sinh nghỉ học buổi sáng bình quân/tuần của cả
trường
Năm học


Tổng số HS
nghỉ học/tuần

Tỉ lệ(%)

Trong đó số HS nghỉ
học có phép, khơng
phép
5


Có phép

Khơng
phép
2017 - 2018
135/740
18,24%
121
14
2018 - 2019
128/798
16,04%
119
9
2019 - 2020
98/844
11,61%
93
5

Kết quả thống kê số lượt học sinh nghỉ học buổi chiều bình quân/tuần của
cả trường
Số học sinh nghỉ học trong từng buổi khá cao, đặc biệt là học sinh nghỉ học
buổi chiều. Những năm học 2017 -2018; 2018-2019, quân bình mỗi buổi có
những lớp có tới 5 đến 6 lượt học sinh nghỉ học. Lý do vì việc học buổi chiều là
do phụ huynh đăng kí tự nguyện. Mặt khác, việc nề nếp dạy học buổi chiều
không đưa vào đánh giá thi đua của lớp mà chỉ nhắc nhở trước trường, giao
ban…, nên lợi dụng việc này học sinh thường hay nghỉ học với nhiều lý do khác
nhau, thậm chí có cả những học sinh nhờ người viết giấy xin nghỉ học thay, rồi
kí thay bố mẹ để nghỉ….
2.2.3. Những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo viên
để đảm bảo duy trì sĩ số học sinh trong từng buổi học.
Trước thực trạng nêu trên, sau nhiều năm chăn trở, bản thân tơi đã tìm hiểu,
tham mưu cho BGH, đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng nhà trường để thống nhất
một số giải pháp đưa vào áp dụng và thực hiện đồng bộ trong cả trường.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
Sau nhiều năm làm cơng tác Đồn phụ trách công tác nề nếp và trực tiếp
đứng lớp giảng dạy, sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý phụ trách vấn đề
nề nếp và cơ sở vật chất của nhà trường. Sau thời gian chỉ đạo giáo viên áp dung
một số biện pháp mà tôi đã đề xuất nhằm hạn chế tình trạng học sinh hay nghỉ
học trong các buổi học chính khóa cũng như học thêm, tơi thấy bước đầu đã có
hiệu quả tích cực. Sau khi tổng kết, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi
xin được đề xuất các giải pháp mà bản thân đã thực hiện như sau:
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của việc học cho phụ huynh học sinh bằng cách tổ chức
họp phụ huynh học sinh tập trung toàn trường dưới sự chủ trì của Ban
giám hiệu.
Lý do đề xuất giải pháp:
Như tôi đã đề cập trong phần thực trạng của vấn đề nghiên cứu đó là,
trường THCS&THPT Như Thanh đóng trên địa bàn của xã có điều kiện kinh tế

đặc biệt khó khăn, đại bộ phận phụ huynh học sinh đi làm ăn xa, để con cái ở
nhà với ông bà nội ngoại hoặc người thân. Mặt khác, chính vì điều kiện kinh tế
gia đình khó khăn, tỉ lệ người dân tộc thiểu số đông, kết hợp với việc vẫn còn
những suy nghĩ chưa thực sự tiến bộ và chưa thấy được tầm quan trọng của việc
học tập của con cái như học để làm gì, khơng cần thiết phải học cao....nên đã có
ảnh hưởng khơng nhỏ đến suy nghĩ của đại bộ phận học sinh về vấn đề học tập.
Giải pháp thực hiện:
Trước thực trạng trên, mỗi khi bước vào đầu năm học, nhà trường đều tổ chức
6


các buổi họp phụ huynh học sinh tập trung đầu năm học dưới sự chủ trì của Ban
giám hiệu nhà trường. Cụ thể như sau:
Phần thứ nhất: Ban giám hiệu nhà trường sẽ chủ trì điều hành phiên họp,
trực tiếp là đồng chí Hiệu trưởng. Tại hội nghị này, đồng chí Hiệu trưởng nhà
trường sẽ lên triển khai tồn bộ nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề về các
chủ trương, chính sách của nhà trường; trao đổi với phụ huynh học sinh về tình
trạng học sinh hay nghỉ học, bỏ học, sự thiếu quan tâm của gia đình... đặc biệt là
vấn đề đấu mối giữa gia đình, nhà trường trong việc quản lý học sinh, thống nhất
các giải pháp thực hiện đồng bộ. Với sự hiện diện và chủ trì của Ban giám hiệu
tại Hội nghị, phụ huynh học sinh đã thấy được sự quan tâm của nhà trường về
vấn đề học tập của học sinh như thế nào. Từ đó phụ huynh học sinh cũng đã thay
đổi được nhận thức trong vấn đề học tập của con em mình.
Phần thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm chủ trì. Tại phiên họp này, giáo viên
chủ nhiệm các lớp sẽ triển khai đền phụ huynh học sinh các vấn đề riêng của lớp
mình. Thơng báo kết quả học tập rèn luyện của lớp, những việc đã làm được và
những hạn chế tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục.
Kết quả đạt được:
Sau hai năm học (NH 2018-2019; 2019-2020) thực hiện chủ trương này,
đến nay sự nhìn nhận về việc học tập của phụ huynh học sinh đã có chuyển biến

đáng kể. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh về vấn đề học tập của con cái
nhiều hơn; sự đấu mối giữa gia đình và nhà trường thường xuyên hơn. Điều này
được thể hiện qua kết quả theo dõi sĩ số của phụ huynhh học sinh qua các lần dự
họp phụ huynh.

Năm học
2014-2015
2015-2016
2016-2017
2017-2018
2018-2019
2019-2020
2020-2021

Tổng số
phụ huynh
tồn
trường
512
596
685
740
798
844
835

Số PHHS
có mặt
tham dự
377

469
566
637
703
761
762

Tỉ lệ(%)
73,6%
78,7%
82,6%
86,1%
88,1%
90,2%
91,3%

Số PHHS
vắng mặt
135
127
119
103
95
83
73

Tỉ lệ(%)
26,4%
21,3%
17,4%

13,9%
11,9%
9,8%
8,7%

Số liệu thống kê số PHHS tham dự kì họp PHHS đầu năm học

7


Ảnh 2: Toàn cảnh nội dung họp phụ huynh đầu năm học do BGH chủ trì

2.3.2. Giải pháp thứ hai: Tăng cường cơng tác thơng tin hai chiều về
tình hình học tập từng buổi của học sinh tới phụ huynh học sinh để kịp thời
nắm bắt.
Lý do đề xuất giải pháp:
Xuất phát từ sự đồng ý của hầu hết phụ huynh học sinh tại phiên họp phụ huynh
học sinh đầu năm học. Cụ thể: Sau khi Ban giám hiệu nhà trường, trực tiếp là
đồng chí Hiệu trưởng nhà trường trao đổi về vấn đề học tập của học sinh trên
lớp, đặc biệt là vấn đề chuyên cần của học sinh trong từng buổi học, phần lớn
phụ huynh đều rất bất ngờ về việc đi học của con em mình. Nhiều em ở nhà bảo
con đi học nhưng không vào lớp; hoặc bố mẹ đi làm ăn xa gọi điện về hỏi thăm
con về vấn đề học tập thì đều nhận được câu trả lời “Con đi học đầy đủ, con đi
học chun cần...”, thậm chí có những học sinh nói dối bố mẹ đi học, nhưng
thực tế hơm đó khơng có lịch học trên trường. Trước thực trạng trên, tơi đã đề
xuất giải pháp: Tăng cường công tác thông tin hai chiều về tình hình học tập
từng buổi của học sinh tới phụ huynh học sinh để kịp thời nắm bắt.
Giải pháp thực hiện:
Để kịp thời thông tin cho phụ huynh học sinh nắm bắt được vấn đề học
tập của con em mình trên trường, tơi đã đề xuất giải pháp đó là nhà trường cung

cấp tồn bộ danh bạ điện thoại của phụ huynh học sinh để tại lớp, dán vào sổ
đầu bài hoặc treo vào bảng phụ của mỗi lớp để giáo viên bộ môn trước khi vào
nội dung bài, lấy thông tin học sinh vắng học kể cả có lý do hoặc khơng có lý
do. Sau cuối mỗi tiết học, giáo viên bộ môn sẽ thông tin về cho phụ huynh học
sinh bằng hình thức gọi điện thoại trực tiếp, hoặc tin nhắn. Ngoài ra, Ban giám
thị nhà trường sẽ lấy danh sách học sinh vắng học từng buổi để thơng báo lên
nhóm Zalo chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời. Ngoài ra, chỉ
đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thành lập nhóm Zalo riêng của lớp để thường
xuyên cập nhận vấn đề nền nếp học sinh của lớp mình qua đó các phụ huynh có
thể nắm bắt được tình hình chung của lớp. Mặt khác, qua việc giáo viên chủ
nhiệm nhắn tình hình nền nếp, đặc biệt là vấn đề chuyên cần của học sinh lên
Zalo riêng của lớp, Hội phụ huynh học sinh của lớp cũng có thể nắm bắt được
8


tình hình thực hiện nề nếp của học sinh như thế nào và sớm tìm ra biện pháp
nhắc nhở thơng qua các phiên họp giữa đại diện phụ huynh của lớp với học sinh.
Bên cạnh đó, những học sinh vắng học hơm đó cũng sẽ có thể được gửi về cho
phụ huynh học sinh bằng hình thức tin nhắn qua hệ thống sổ liên lạc điện tử
Vnedu.
Một giải pháp rất quan trọng trong vấn đề này và được coi là một trong
những đơn vị đi đầu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điểm danh
thông minh học sinh hàng ngày đến trường, sau đó hệ thống sẽ tự động thông
báo danh sách học sinh nghỉ học về cho gia đình. Cụ thể như sau: Với vai trị là
Phó Hiệu trưởng được phân cơng nhiệm vụ cơ sở vật chất của nhà trường, tôi đã
tham mưu cho cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường, trực tiếp là đồng chí Hiệu
trưởng nhà trường đầu tự hệ thống máy điểm danh vân tay cho học sinh. Đầu
năm học 2019-2020, bằng nguồn vốn xã hội hóa giáo dục, Ban giám hiệu nhà
trường đã triệu tập phiên họp phụ huynh học sinh thống nhất ý kiến để trang bị.
Với sự tán thành của tất cả phụ huynh tham dự hội nghị, nhà trường đã trang bị

06 máy điểm danh vân tay đặt ngay tay khu vực sân trường để cho học sinh
điểm danh hàng ngày trước khi lên lớp. Hàng ngày, khi học sinh đến trường,
trước khi vào lớp học, học sinh sẽ phải điểm danh bằng vân tay đã được đăng ký
với hệ thống kết nối với phần mềm Vnedu. Sau khi học sinh điểm danh vân tay
xong, hệ thống sẽ lưu trữ dữ liệu, những học sinh nào không điểm danh có nghĩa
là học sinh đó khơng đi học(vắng học). Sau thời gian cài đặt quy định sẵn, hệ
thống sẽ tự động nhắn tin về cho gia đình biết hơm nay học sinh nào vắng
học(Hiện tại nhà trường đang cài đặt thời gian buổi sáng trước khi vào học là 06
giờ, kết thúc điểm danh là 7 giờ 30 phút; Cuối buổi sáng trước khi về là 11 giờ
45 phút),

Ảnh 3: Ban giám thị kiểm tra nề nếp các lớp từng buổi

9


Ảnh 4: Giáo viên bộ môn thống báo sỹ số học sinh vắng học lên nhóm Zalo của nhà
trường

Ảnh 5: Hình ảnh học sinh điểm danh vân tay trước khi vào lớp

Kết quả đạt được:
Với việc thường xuyên thông báo cho cho phụ huynh nắm bắt được tình
hình học tập của con em mình trên lớp(Vắng học hay khơng, có phép hay không
phép…), ý thức đi học chuyên cần của học sinh đã có sự chuyên biến đáng kể.
10


Hầu hết các em nếu chốn học đi chơi, hay nghỉ học một cách vơ lý do thì phụ
huynh sẽ nắm được hàng ngày và sớm có biện pháp nhắc nhở, dăn đe học sinh.

Đặc biệt, việc học thêm buổi chiều, sĩ số học sinh duy trì rất tốt, có chuyển biến
rõ nét từ cuối năm học 2018-2019. Theo thống kê của Ban giám thị, Đoàn thanh
niên giao ban cuối tuần, hầu hết sỹ số các buổi học, đặc biệt là học thêm buổi
chiều đều duy trì ở mức thấp nhất, có nhiều lớp trong nhiều tuần khơng có học
sinh nghỉ học, hoặc nếu có nghỉ cũng chỉ dừng lại con số một vài lượt/tuần. Đây
là thành công bước đầu trong việc đảm bảo sỹ số trong các buổi học chính khóa
cũng như cơng tác dạy thêm, học thêm.
Tính đến tuần 29(Từ 07/9/2020 đến 09/4/2021) của năm học 2020-2021, số học
sinh nghỉ học có phép, khơng phép của cả trường đã giảm đáng kể. Cụ thể như
sau:
Trong đó số HS nghỉ
học có phép, khơng
Tổng số HS
phép
Năm học
Tỉ lệ(%)
nghỉ học/tuần
Có phép
Khơng
phép
2020 - 2021
69/835
8,26%
66
03
Kết quả thống kê số lượt học sinh nghỉ học buổi sáng bình qn/tuần của
cả trường
Trong đó số HS nghỉ
học có phép, khơng
Tổng số HS

phép
Năm học
Tỉ lệ(%)
nghỉ học/tuần
Có phép
Khơng
phép
2020 - 2021
79/835
9,46%
74
05
Kết quả thống kê số lượt học sinh nghỉ học buổi chiều bình quân/tuần của
cả trường
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Tạo nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh để học
sinh cảm thấy hứng thú, vui vẻ khi đến trường đúng như câu nói: Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui.
Lý do đề xuất giải pháp:
Như chúng ta đã biết, hoạt động ngoại khóa, các hội thi, hội diễn trong
các nhà trường có vai trị rất quan trọng giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các
lĩnh vực của đời sống xã hội, tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động
tập thể. Hoạt động ngoại khóa cịn góp phần vào việc giáo dục đạo đức, phát
triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
và sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể của học sinh, giúp học sinh từng
bước phát triển tồn diện. Qua các hoạt động đó giúp các em được gần gũi nhau
hơn, hiểu biết nhau hơn, tránh xa vào các tệ nạn xã hội. Hơn nữa, những hoạt
động đó giúp các em thoải mái, nhẹ nhàng hơn sau những giờ học căng thẳng.
11



Đồng thời có thêm kiến thức hiểu biết về Đồn, Đội, Hội, về trường. Giáo dục
cho các em tình yêu quê hương, đất nước, con người và các kỹ năng sống. Đặc
biệt, qua các hoạt động ngoại khóa, các Hội thi…giúp học sinh trong trường xít
lại gần nhau hơn, từ đó giúp các em học tập hiệu quả hơn, yêu trường, yêu lớp
hơn.
Thấy được tầm quan trọng đó, trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm
học 2018-2019, 2019-2020 và năm học 2020-2021, với vai trò là Đảng ủy viên,
Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách cơng tác Đồn thanh niên, tơi đã chỉ đạo
cho Đồn trường xây dựng các kế hoạch hoạt động ngoại khóa, các hoạt động
thể dục, thể thao, các hội thi…để thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Qua các phong trào, hội thi, hội diễn, hoạt động ngoại khóa này, tơi thấy hiệu
quả mà nó mang lại là rất tích cực.
Giải pháp thực hiện:
Để các hoạt động ngoại khóa, hội thi, hội diễn, các hoạt động tập thể thực
sự đem lại hiệu quả tích cực, ngay từ đầu năm học, tơi đã chỉ đạo Đồn thanh
niên nhà trường xây dựng chương trình hoạt động của năm học cho tổ chức
mình và duyệt với Đảng ủy, Ban giám hiệu. Trên cơ sở đó, hàng tháng, hàng
tuần, Đoàn thanh niên xây dựng các kế hoạch chi tiết, cụ thể để các lớp nắm
được và có kế hoạch chuẩn bị ngay từ đầu năm học. Ngồi ra, tơi thường xun
trao đổi với với Đồn thanh niên nhà trường đôn đốc giáo viên chủ nhiệm lớp,
đội ngũ cốt cán của các chi đồn, chi đội có kế hoạch tập luyện tích cực khi có
các phong trào, hội thi, hội diễn…diễn ra. Một số các hoạt động trong năm như:
Hội diễn văn nghệ; Hội thi cắm hoa nhân ngày 20/20 và 08/3; thi thể thao; Lễ tri
ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12, Cuộc thi Rung chng vàng tìm hiểu về
hơn nhân cận huyết thống, tảo hôn…

Ảnh 6: Hội thi văn nghệ nhân kỷ niệm ngày NGVN 20/11

12



Ảnh 7: Hoạt động ngoại khóa với chủ đề: Ca ngợi về người lính cụ Hồ

Ảnh 8: Hội thi Rung chng vàng tìm hiểu về hơn nhân cận huyết thống
Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
Ban giám hiệu nhà trường cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa khác
để động viên, khích lệ những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong học
tập, rèn luyện, tu dưỡng. Các hoạt động như: Tổ chức cho giáo viên có thành
tích cao trong giảng dạy, học sinh có thành tích cao trong học tập đi thăm quan
thực tế các địa danh nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như: Thăm quê Bác Hồ; thăm
khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thanh Hóa; thăm Bảo tàng Thanh Hóa, thăm Lăng
Bác Hồ…Qua các hoạt động này, giáo viên và học sinh cảm thấy như đó là một
phần quà rất ý nghĩa để ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các thầy cô và học sinh
để từ đó để các em có thêm động lực để cố gắng hơn. Ngoài ra, với những học
sinh chưa thực sự chăm ngoan, thành tích học tập chưa tốt thì cần phải cố gằng
để được ghi nhận.
13


Ảnh 9: Đội tuyển HSG của nhà trường thăm quê Bác Hồ

Ảnh 10: Đội tuyển HSG thăm khu tưởng niệm Bác Hồ tại TP Thanh Hoá

Bên cạnh các hoạt động vui chơi giải trí, các hội thi, hội diễn văn nghệ, thi
thể thao…, Ban giám hiệu nhà trường đã được sự quan tâm của lãnh đạo huyện
Như Thanh mời diễn giả về để nói chuyện, trao đổi với các em học sinh trong
toàn trường với chủ đề “Sống ước mơ và khát vọng”. Thơng qua buổi nói
chuyện này, các em học sinh của nhà trường đã có sự thay đổi đáng kể về suy
nghĩ, hành động của mình, biết trân trọng cuộc sống hơn, biết yêu quý bạn bè
14



hơn, người thân hơn. Từ đó các em sẽ có những hành động tích cực cho việc học
tập của mình.

Ảnh 11: Buổi nói chuyện của diễn giả Đào Ngọc Cường với HS của nhà trường về
chủ đề “Sống ước mơ và khát vọng”

Ảnh 12: Học sinh của nhà trường rất xúc động khi nghe buổi nói chuyện của
diễn giả Đào Ngọc Cường

Cùng với các hoạt động trên, trong công tác phối hợp giữa Gia đình – Nhà
trường và Xã hội, để trang bị cho học sinh của nhà trường có những kiến thức
hiểu biết cơ bản về pháp luật, nhà trường đã mời lực lượng công an huyện về tại
nhà trường để trao đổi, nói chuyện với các em trong cơng tác phịng ngừa tội
phạm, vi phạm pháp luật….
15


Ảnh 13: Công an huyện Như Thanh phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh của
nhà trường

Kết quả đạt được
Với việc tổ chức các hoạt phong phú, đa dạng cho học sinh tham gia, các
em được thể hiện mình đã giúp cho các em thay đổi nhận thức, ý thức trách
nhiệm của mình trước vấn đề học tập, trước nhà trường, gia đình và xã hội và từ
đó đã giúp các em thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè hơn. Sự chuyên cần của
các em được tốt hơn để rồi nếu các em nghỉ học một buổi phải cảm thấy hối tiếc.
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Chỉ đạo làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm
lớp.

Lý do đề xuất giải pháp:
Như chúng ta đã biết, giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trị rất quan trọng
trong việc giúp học sinh thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường, giúp
các em hình thành tốt tư cách của người học sinh, làm tròn nhiệm vụ của người
học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu),
giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh
lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai
phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại
diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà
sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp
chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng
học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục,
cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo
dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư
phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ
trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập
thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp
ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với
các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Thấy được vai trị
quan trọng đó của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, trong những năm học vừa
16


qua, với vai trò là người tham mưu trực tiếp cho Hiệu trưởng, tơi đã có những
giải pháp sau đây để phát huy được vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giải pháp thực hiện:
+/ Một là: Hằng năm vào đầu năm học, tôi đã tham mưu cho đồng chí
Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn các giáo viên thực sự có uy tín, gương mẫu, có
tinh thần trách nhiệm, có phương pháp giáo dục tốt để làm cơng tác giáo viên
chủ nhiệm lớp. Đặc biệt, với những lớp có nhiều học sinh nam, nhiều học sinh

chưa thực sự ngoan, cần phải lựa chọn những giáo viên thực sự nghiệm khắc, có
trách nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục những học sinh chưa
ngoan, những học sinh cá biệt...để từ đó phong trào học tập, thi đua của lớp mới
thực sự tốt. Trên thực tế cho thấy, ở lớp nào đó trong một nhà trường mà giáo
viên chủ nhiệm của lớp đó chưa thực sự làm trịn hết trách nhiệm của mình, cịn
chưa thực sự cương quyết, gương mẫu, chưa tận tâm quan tâm đến lớp thì phong
trào học tập, cũng như việc thực hiện nền nếp của lớp đó bao giờ cũng sẽ là một
vấn đề rất đáng quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường. Chính vì vậy trong
những năm học vừa qua, việc lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp luôn
được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Sau khi lựa chọn được đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng chí Hiệu trưởng nhà trường ra các quyết định
phân công giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
Hai là: Tơi đã tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng nhà trường xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá xếp loại tập thể lớp, đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm
hằng năm. Nếu kết quả đánh giá xếp loại được công nhận là giáo viên chủ nhiệm
giỏi của năm học, thì giáo viên đó sẽ được khen thưởng theo quy chế chi tiêu nội
bộ của nhà trường. Ngoài ra, giáo viên đó sẽ được cơng điểm ưu tiên vào bộ tiêu
chí đánh giá xếp loại viên chức cuối năm. Đây là một phần thưởng ghi nhận sự
cố gắng, nỗ lực và tận tâm của Ban giám hiệu nhà trường với những giáo viên
chủ nhiệm đó. Với cách làm này, trong những năm học vừa qua, đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm của nhà trường đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trị trách
nhiệm của mình và hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Kết quả đạt được:
Với việc lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm,
quan tâm tới các phong trào của lớp, có nhiều giải pháp để giáo dục học sinh,
đặc biệt là học sinh cá biệt, trong các năm học vừa qua tỉ lệ học sinh nghỉ học,
chốn tiết trong các buổi học đã giảm đáng kể. Từ đó đã đưa phong trào học tập,
cũng như thực hiện nề nếp của nhà trường ngày càng tốt lên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua 03 năm thực hiện các giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm hạn chế tình

trạng học sinh nghỉ học, bỏ giờ trong trong các buổi học, kết quả đạt được là: Tỉ
lệ học sinh nghỉ học, bỏ giờ trong các buổi học đã giảm đáng kể. Phong trào thi
đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp của học sinh trong
trường ngày càng được nâng lên qua từng năm học. Điều này đã có ảnh hưởng
tích cực đến kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường. Kết quả chất lượng
giáo dục đài trà, cũng như chất lượng giáo dục học sinh mũi nhọn của nhà
trường năm sau cao hơn năm trước và đã khẳng định được vị trí của mình đối
với các trường trong tồn huyện cũng như trong ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
17


Trong đó số HS nghỉ
học có phép, khơng
Tổng số HS
phép
Năm học
Tỉ lệ(%)
nghỉ học/tuần
Có phép
Khơng
phép
2020 - 2021
69/835
8,26%
66
03
Kết quả thống kê số lượt học sinh nghỉ học buổi sáng bình quân/tuần của
cả trường

Năm học


Tổng số HS
nghỉ học/tuần

Tỉ lệ(%)

2020 - 2021

79/835

9,46%

Trong đó số HS nghỉ
học có phép, khơng
phép
Có phép
Khơng
phép
74
05

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Như chúng ta đã biết, nề nếp là một mặt quan trọng của nhân cách, là gốc
của con người Việt Nam. Tục ngữ có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, việc rèn nề
nếp và giáo dục nhân cách cho học sinh trong nhà trường hiện nay là một trong
những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược vơ cùng quan trọng của nghành giáo dục
nói chung và của trường THCS&THPT Như Thanh nói riêng. Vì thế, việc giáo
dục đạo đức cho học sinh là vô cùng cần thiết. Với sáng kiến kinh nghiệm “Một
số giải pháp chỉ đạo, quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ

giờ trong trong các buổi học ở trường THCS&THPT Như Thanh” của tơi đã
đóng góp một phần trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Từ đó
đã có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giáo dục của nhà trường trong những
năm học qua và giúp nhà trường ln phát triển khơng ngừng đáp ứng với lịng
mong mỏi của cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Như Thanh.
3.2. Kiến nghị
+/ Với Ban giám hiệu nhà trường: Tiếp tục phát huy những kết quả đạt
được trong những năm học vừa qua, Ban giám hiệu nhà trường cần làm tốt hơn
nữa cơng tác phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là công tác chuyên cần của học sinh để từ đó
là nhân tố quan trong nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
+/ Với Phòng GD&ĐT huyện Như Thanh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa: Tham
mưu tốt với các cấp có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để nhà
trường làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục sớm đưa nhà trường đạt
chuẩn mức độ 1 vào năm 2025 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ nhà trường
khóa II. Mặt khác, với cơ sở vật chất của nhà trường được khang trang, sạch sẽ,
18


đầy đủ sẽ là động lực để thu hút học sinh đến trường góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đúng với câu nói: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Như Thanh, ngày 10 tháng 05 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN


Nguyễn Văn Phúc

Tài liệu tham khảo
1/ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT về ban hành
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.
2/ Luật giáo dục 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
3/ Nghị quyết ĐH Đảng bộ nhà trường.
4/ Chỉ tiêu năm học giao cho nhà trường của Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Phịng
GD&ĐT Như Thanh.
19


5/ Kế hoạch nhiệm vụ năm học.
6/ Các bài viết tham luận, các sáng kiến kinh nghiệm đăng tải trên các diễn đàn
Giáo dục Online.

Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn văn Phúc
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó Hiệu trưởng trường THCS&THPT Như Thanh
20


TT

Tên đề tài SKKN


1.

Cải tiến cách dạy tiết
Speaking nhằm phát triển kỹ
năng nói Tiếng anh cho học
sinh lớp 11 trường THPT
Như Thanh
Apply some solutions in
teaching English vocabularies
at Nhu Thanh
Secondary&High School.

2.

3.

Some simple signs to help
pupils of grade 12 at Nhu
Thanh
Secondary&High
School in doing National
exam with subject of English.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2011-2012

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

B

2014-2015

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2016-2017


21



×