Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn văn ở trường THPT quảng xương II thông qua việc tổ chức câu lạc bộ văn học nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN VĂN Ở
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II THÔNG QUA VIỆC
TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT

Họ và tên:
Chức vụ:
SKKN thuộc lĩnh vực (môn):

Vương Huy Giáp
Giáo viên
Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2021
MỤC LỤC


MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1 1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
2
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.3.1. Giải pháp tổng quan
3
2.3.2. Việc thành lập các câu lạc bộ ở Trường THPT Quảng
4
Xương II năm học 2020-2021
2.3.3. Giải pháp thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ văn
học - nghệ thuật ở trường THPT Quảng Xương II năm học
5
2020-2021
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
2.4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
16
nghiệp
2.4.2. Hiệu quả đối với nhà trường

17
3 3. Kết luận và kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đổi mới căn bản tồn diện giáo dục, đáp ứng, u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế đã và đang là vấn đề mà cả xã hội quan tâm yêu cầu. Để đáp
ứng mục tiêu đổi mới, phù hợp với định hướng giáo dục toàn diện nhằm phát
triển năng lực cho học sinh, hiện nay các cơ sở giáo dục đã khơng ngừng tìm tịi
nâng cao các giải pháp giáo dục, một trong các giải pháp là tăng cường các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là
hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập
thể, qua đó nhận thức được những kiến thức và những kĩ năng sống cần thiết,
hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích,
đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như
khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học
trong chương trình giáo dục, thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Nội dung giáo
dục của các hoạt động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế,
hình thức của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng rất phong phú, đáp ứng
được nhu cầu hoạt động và nhận thức của học sinh, giúp các em vận dụng những
hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
Trong số những hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động câu
lạc bộ. Việc thành lập và tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ trong nhà trường

là một việc làm có ý nghĩa rất lớn như: nhằm tạo môi trường hoạt động tập thể
đa dạng phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích thiết thực với cả giáo viên và
học sinh có sở trường, năng khiếu về một lĩnh vực nào đó, mong muốn được bộc
lộ, phát triển; tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng sống và trưởng thành
về mọi mặt; tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh; tăng cường khả năng đoàn kết,
tập hợp học sinh qua các hoạt động đa dạng nhằm góp phần đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Với ý nghĩa như vậy, trong phạm vi đề tài này tôi
chọn sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy học môn Văn ở trường THPT
Quảng Xương II thông qua việc tổ chức Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nội dung của đề tài, tôi mong muốn giúp học sinh bồi đắp được kĩ
năng sống, khả năng tương tác, giao tiếp, làm việc nhóm… Qua hoạt động câu
lạc bộ học sinh còn được bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn, nhất là vẻ đẹp thẩm mĩ, vẻ đẹp
nghệ thuật… Hình thành được cho các em những tư tưởng, tình cảm lành mạnh,
trong sáng, tích cực, đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn và phát triển những giá
trị văn học cao đẹp của dân tộc qua các thời kì lịch sử. Cũng từ đề tài này, giáo
viên có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích, có thêm một phương pháp dạy học
mới. Đặc biệt tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập môn ngữ văn nhằm
mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông trong bối cảnh
ngành giáo dục đang đẩy mạnh đổi mới toàn diện, bối cảnh giao lưu, hội nhập
hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3


Qua một năm học 2020-2021 tiến hành thành lập và hoạt động của Câu lạc
bộ Văn học - nghệ thuật bản thân tơi chú ý quan sát, kiểm tra, tìm hiểu và nghiên
cứu chất lượng dạy học môn Văn của bản thân và đồng nghiệp ở trường THPT
Quảng Xương II.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử
dụng một số phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp mơ hình hóa
- Phương pháp khái qt các nhận định độc lập
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Chính vì vậy trong bộ luật giáo dục Việt Nam đã cụ thể hóa: Mục tiêu của giáo
dục phổ thơng là giúp học sinh “phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách
nhiệm công dân, chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại
học hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [1] nên việc bồi
dưỡng, giáo dục thái độ, nhân cách, đạo đức tâm hồn, đặc biệt là hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh là rất quan trọng. Một trong những bộ mơn đóng
vai trị quan trọng thực hiện nhiệm vụ này đó là văn học. Văn học có ba chức
năng chính: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ, vì
thế nó đáp ứng được ở mức độ cao trong việc hoàn thiện nhân cách học sinh.
Trên cơ sở lí luận này tơi đưa ra một giải pháp về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Văn ở trường THPT Quảng Xương II
thông qua việc tổ chức Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật để học sinh dễ “thích
nghi” hơn với học tập bộ mơn trong nhà trường phổ thông.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2020-2021 ở trường THPT Quảng Xương II, ban giám hiệu mà
trực tiếp là đồng chí Hiệu trưởng đã phát động thành lập nhiều Câu lạc bộ, trong
đó Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật cũng được đề xuất thành lập. Cùng với việc
thành lập mơ hình Câu lạc bộ là phong trào đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong toàn thể cán bộ giáo viên.
Phong trào đã thu được kết quả rất khả quan. Cả giáo viên, đặc biệt là học sinh
có điều kiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nhiều cách làm hay, nhiều sản
4


phẩm độc đáo từ đây mà “thai nghén” ra đời đem lại niềm hứng khởi, thúc đẩy
phong trào học tập trong toàn trường.
Thực tế cho thấy ở nhiều trường trung học phổ thơng nói chung cũng như
trường THPT Quảng Xương II nói riêng nhiều năm trước đây nếu khơng có mơ
hình Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật thì hoạt động dạy và học mơn Văn cũng
chỉ mang tính truyền thống. Thầy và trị ln đóng khung trong bốn bức tường
khô cứng, nhàm chán với phấn bảng, thầy giảng sng, trị đóng vai nghe, ghi
chép. Từ thực tế đó việc tổ chức Câu lạc bộ văn học - nghệ thuật ở trường THPT
Quảng Xương II đã ra đời như một giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ
văn trong nhà trường.
Năm học 2020-2021 từ mơ hình Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật được
thành lập và hoạt động, là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tổ trưởng chuyên
môn tôi cũng như các đồng nghiệp khác đã vận dụng vào cơng việc giảng dạy
của mình và thấy rất hiệu quả. Thực hiện khảo sát với 2 nhóm tương đương nhau
về số lượng học sinh, về nhiều phương diện gồm: nhóm học sinh lớp 10C6 và
nhóm học sinh lớp 10C9 (Niên khóa 2020-2023). Với nhóm 10C9 khơng áp
dụng hình thức tổ chức cho học sinh tham gia Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật
chất lượng học tập bộ môn Văn không cao bằng, học sinh không hứng thú bằng,
các phẩm chất, năng lực học sinh không phát triển bằng nhóm học sinh lớp 10C6

cho tham gia hoạt động Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp tổng quan
Theo TS Ngô Thị Thu Dung - Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu
phát triển giáo dục cộng đồng (Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội)
2.3.1.1. Câu lạc bộ- nơi phát triển kĩ năng cho học sinh.
Câu lạc bộ chính là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học
sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu dưới sự định hướng của những nhà giáo
dục, nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
Hoạt động Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh chia sẻ những kiến thức, hiểu
biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng
cho học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ
năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng tạo
dựng video học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và
giải quyết vấn đề…
Câu lạc bộ cũng là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của
mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao và hiệp hội, quyền
được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, quyền
được tự do biểu đạt, tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thơng tin.
Thơng qua các hoạt động của câu lạc bộ, nhà giáo dục có thể hiểu và quan
tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của các em.
2.3.1.2. Các bước thành lập câu lạc bộ.
5


Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng học sinh, căn cứ vào mục tiêu kế
hoạch của nhà trường xác định loại hình câu lạc bộ.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình thức

tổ chức. (Bước này có thể do giáo viên cũng có thể giao quyền tự chủ cho học
sinh xây dựng)
Bước 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc hoạt
động, thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch sinh
hoạt. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
Bước 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, cơng việc,
có kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi.
2.3.1.3. Nguyên tắc tổ chức câu lạc bộ
Khi lựa chọn các thành viên tham gia Câu lạc bộ cũng như khi tổ chức các
buổi sinh hoạt cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Tham gia trên tinh thần tự nguyện
- Tôn trọng ý kiến và nhân cách học
- Không phân biệt đối xử
sinh
- Đảm bảo sự cơng bằng
- Bình đẳng giới
- Phát huy tính sáng tạo
- Đảm bảo quyền trẻ em
2.3.2. Việc thành lập các câu lạc bộ ở Trường THPT Quảng Xương II năm
học 2020-2021
Nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục phát triển năng lực phẩm chất cho người
học, hiện nay phương pháp dạy học đã chuyển từ truyền thụ kiến thức sang dạy
kĩ năng, dạy học khơng chỉ bó hẹp trong khơng gian lớp học mà chuyển sang lớp
học không gian mở… Do vậy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường phổ thông hiện
nay rất được coi trọng. Đối với trường THPT Quảng Xương II, trong kế hoạch
nhiệm vụ năm học 2020-2021 ban giám hiệu đã rất chú trọng vào việc tăng
cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, một trong số các hình
thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà nhà trường quan tâm đó là việc
thành lập các Câu lạc bộ.

Căn cứ vào nguyên tắc, mục tiêu, các bước thành lập Câu lạc bộ, năm học
2020-2021 trường THPT Quảng Xương II đã xây dựng được 10 Câu lạc bộ sau:
- Câu lạc bộ nhảy hiện đại do học sinh Phạm Minh Châu làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ phát thanh do học sinh Nguyễn Ngọc Tố Uyên làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ hội họa do học sinh Hoàng Thị Giang làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật do học sinh Trịnh Công Anh làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện do học sinh Lê Đức Văn - Lê Thị Nga đồng
chủ nhiệm
- Câu lạc bộ múa đương đại do học sinh Nguyễn Huyền Trang làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ bóng chuyền do học sinh Lê Thế Dũng làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ bóng đá do học sinh Nguyễn Hoàng Thái làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ nhạc do học sinh Nguyễn Trà My làm chủ nhiệm
- Câu lạc bộ cầu lông do học sinh Nguyễn Lê Hoàng Anh làm chủ nhiệm
Năm học 2020 - 2021 các câu lạc bộ của nhà trường đã đi vào hoạt động
một cách ổn định và có hiệu quả, học sinh tình nguyện và rất hứng thú tham gia
6


các hoạt động trải nghiệm này, từ đó thúc đẩy được các hoạt động dạy học của
nhà trường; chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường cũng được nâng lên
đáng kể.
Trong khn khổ đề tài này tơi xin trình bày hoạt động của Câu lạc bộ
Văn học - nghệ thuật ở trường THPT Quảng Xương II, năm học 2020-2021 như
một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
2.3.3. Giải pháp thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ Văn học - nghệ
thuật ở trường THPT Quảng Xương II năm học 2020-2021
Thực hiện kế hoạch năm học 2020 – 2021, được sự nhất trí, tạo điều kiện
của chi ủy, ban giám hiệu, sự ủng hộ của ban đại diện cha mẹ học sinh và trên cơ
sở nguyện vọng của giáo viên, học sinh. Với tư cách vừa là giáo viên bộ môn
vừa là tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn tôi đã đề xuất với cấp ủy, ban giám hiệu

và được chấp thuận cho thành lập Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật đi vào hoạt
động ở trường THPT Quảng Xương II nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Ngữ văn của nhà trường. Cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng nội dung, kế hoạch, quy chế hoạt động của Câu lạc
bộ
1. Mục đích, ý nghĩa
- Tạo môi trường hoạt động tập thể đa dạng phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi
ích thiết thực với đối tượng giáo viên và học sinh có năng khiếu văn học nghệ
thuật mong muốn bộc lộ, phát triển; tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng
sống và trưởng thành về mọi mặt.
- Tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh cho học sinh.
- Tăng cường khả năng đoàn kết, tập hợp học sinh, giáo viên qua các hoạt động
đa dạng như: sáng tác và thể hiện các tác phẩm văn học, các loại hình nghệ thuật
theo sở thích như ca hát, múa, nhảy, đóng kịch, đóng phim ngắn, biên kịch, đạo
diễn, MC, vẽ tranh, thổi sáo…và các hoạt động xã hội khác nhằm góp phần đổi
mới, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.
- Thơng qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh
chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lí tưởng cách mạng, truyền thống của dân
tộc cho học sinh.
2. Đối tượng tham gia
- Thành viên: Cán bộ giáo viên trong và ngồi mơn Ngữ văn, cơng nhân viên
đang cơng tác tại trường và học sinh tồn trường có năng khiếu và yêu thích văn
học nghệ thuật.
- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ là cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh (có
tiêu chuẩn riêng) do tổ Ngữ văn tuyển chọn và quyết định.
3. Quy chế hoạt động
Phần 1
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
1. Tên gọi: Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật
2. Nguyên tắc hoạt động

Câu lạc bộ thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện (mỗi thành viên khi
tham gia phải có đơn xin tham gia Câu lạc bộ) và có sự quản lí tập trung, tuân
7


thủ pháp luật của nhà nước, nội quy của tổ Ngữ văn, của nhà trường. Hoạt động
của Câu lạc bộ chịu sự quản lí của Chi bộ, của ban giám hiệu nhà trường và do
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động.
Phần 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức Câu lạc bộ
1.1. Ban chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và các Ủy viên.
* Tiêu chuẩn ban chủ nhiệm:
- Có tâm huyết với sự phát triển của Câu lạc bộ
- Có uy tín trong Câu lạc bộ
- Có năng lực quản lí, điều hành và khả năng thẩm định, sáng tác văn học và các
loại hình nghệ thuật khác.
* Nhiệm vụ:
- Động viên, tập hợp, xây dựng, phát triển hội viên; tổ chức, triển khai thực hiện
chương trình, kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ
- Định hướng sáng tác, tiếp nhận, biên tập, đề xuất hình thức phổ biến, phát hành
tác phẩm văn học, nghệ thuật của các hội viên.
- Định kì rút kinh nghiệm các hoạt động, báo cáo tài chính sau từng nội dung
hoạt động.
- Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường, chuẩn bị các điều kiện tổ chức tốt
các hoạt động của Câu lạc bộ.
- Xem xét, đề nghị biểu dương, khen thưởng, kết nạp, xóa tên hội viên.
- Báo cáo hoạt động của Câu lạc bộ với ban giám hiệu nhà trường.
* Nhiệm kì của Ban chủ nhiệm: 01 năm kể từ ngày bổ nhiệm.
1.2. Hội viên Câu lạc bộ

* Thành phần: Cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường
yêu thích văn học nghệ thuật và có khả năng sáng tác, biên tập, biểu diễn các
loại hình nghệ thuật.
* Nhiệm vụ: Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường; chấp hành kế
hoạch sinh hoạt, hoạt động do Câu lạc bộ đề ra.
- Đề xuất nội dung, hình thức hoạt động của Câu lạc bộ; phát hiện, động viên,
khuyến khích hạt nhân, cộng tác viên, góp phần phát triển hội viên mới.
* Quyền lợi:
- Được thơng tin đầy đủ, tham gia đóng góp ý kiến với Ban chủ nhiệm trong xây
dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Câu
lạc bộ.
- Được Ban chủ nhiệm đề nghị biểu dương, khen thưởng khi có thành tích đóng
góp tốt cho Câu lạc bộ và các hoạt động góp phần xây dựng mơi trường văn hóa,
nâng cao trình độ thẩm mĩ, cảm thụ sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
2. Nội dung hoạt động
- Ban sáng tác: Viết bài sáng tác thuộc nhiều thể loại và đề tài (theo chủ đề từng
tháng): Các tác phẩm truyện ngắn, thơ ca, tản văn, tự truyện, truyện cười, vè,
tùy bút, bút kí, vẽ tranh minh họa tác phẩm văn học… Các bài nghiên cứu phê
bình văn học, các bài văn nghị luận có giá trị.
8


- Ban phóng viên: Viết bài đưa tin về các hoạt động của nhà trường. Viết bài đưa
tin về tấm gương người tốt việc tốt trong trường và ở địa phương. Viết phóng sự
về các vấn đề xã hội đang được quan tâm.
- Ban sân khấu, văn nghệ, hội họa: Biên kịch và biểu diễn những tiết mục văn
nghệ; Làm phim ngắn nhằm mục đích giải trí mang tính giáo dục. Chuyển thể,
làm mới các tác phẩm văn học, từ đó xây dựng thành kịch bản sân khấu, xây
dựng thành các video có giá trị làm cơng cụ giáo dục. Vẽ tranh minh họa cho bài
học; làm đạo cụ; trang trí sân khấu…

- Ban biên tập và quản trị: Nhận các bài viết, sáng tác, các tin bài và video, các
chương trình văn nghệ… sau đó biên soạn đưa lên các trang thông tin của Câu
lạc bộ và của nhà trường, cho biểu diễn các chương trình văn nghệ trong các sự
kiện của nhà trường.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Tổ chức buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ: (Công bố quyết định và thống nhất kế
hoạch chung)
3.2. Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ: (1 tháng 1 lần, hoặc khi có yêu cầu).
- Tổng kết các hoạt động và đánh giá nhận xét các sản phẩm.
- Giao lưu, trao đổi, mạn đàm.
- Trình bày giới thiệu các tác phẩm, biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Phát động cuộc thi sáng tác văn học, xây dựng các chương trình văn nghệ, sân
khấu hóa theo chủ đề từng tháng như:
+ Tháng 9: MÙA THU TỚI TRƯỜNG
+ Tháng 10: NGƯỜI MẸ CỦA TƠI
+ Tháng 11: CHUYẾN ĐỊ THẦM LẶNG
+ Tháng 12: NGƯỜI LÍNH
+ Tháng 1: CHÀO XUÂN
+ Tháng 2: XUÂN HỒNG
+ Tháng 3: THÁNG THANH NIÊN
+ Tháng 4-5: CHÀO HÈ
3.3. Duy trì hoạt động thường xuyên của Câu lạc bộ:
- Câu lạc bộ có nhiều thành viên tham gia, Ban chủ nhiệm sẽ thành lập các nhóm
Câu lạc bộ, có xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng nhóm (Nhóm sáng tác văn
học, nhóm nghệ thuật hội họa…).
- Thường xun đơn đốc, kiểm tra, giám sát từng nhóm để Câu lạc bộ đi vào nề
nếp và hoạt động có hiệu quả.
- Chú trọng khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân và tập thể có thành
tích nổi bật trong hoạt động. Từ đó kích thích các cá nhân, tập thể hăng hái hoạt
động, đóng góp thiết thực cho Câu lạc bộ để thúc đẩy phong trào học tập bộ môn

ngữ văn.
- Tăng cường phối hợp với các Câu lạc bộ khác trong nhà trường như Câu lạc bộ
phát thanh, Câu lạc bộ múa đương đại…
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi buổi hoạt động.
3.4. Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động:
9


Câu lạc bộ được bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của tổ, của
nhà trường theo quy định. Các thành viên phải có trách nhiệm bảo quản và sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao.
Kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ được trích từ nguồn đóng góp của các
hội viên và từ nguồn của tổ, xin hỗ trợ của nhà trường, phụ huynh học sinh.
Phần 3
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Quy chế này được áp dụng cho tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ. Tất cả các
hội viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc.
2. Xóa tên hội viên
Hội viên bị xem xét xóa tên, báo cáo ban giám hiệu (nếu là cán bộ giáo viên,
công nhân viên) và thông báo về lớp (nếu là học sinh) khi thường xuyên vi phạm
Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ.
Giải pháp 2: Tổ chức thành lập Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật
Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật được thành lập ngay từ đầu năm học
2020-2021 với việc Công bố quyết định và thống nhất kế hoạch chung để từ đó
tiến hành hoạt động trong suốt cả năm học.
Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật
Sau đây xin giới thiệu một số hoạt động tiêu biểu của Câu lạc bộ:
a. Tổ chức trải nghiệm, sân khấu hóa một số trích đoạn tác phẩm văn học
Sân khấu hóa: Trích đoạn “CHÍ PHÈO” (Nam Cao)
Lời dẫn: Truyện ngắn Chí Phèo ngun có lên là “Cái lị gạch cũ”. Là một

trong những truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao. Đến tác phẩm này ông mới
khẳng định được tài năng của mình. Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xi Việt
Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc và mới
mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.
Cảnh 1: Chí Phèo trở thành lưu manh quỹ dữ
Chí Phèo (chửi): Mẹ cha cái sự đời. Ông chửi, cha đứa nào ở cái làng Vũ Đại
này. Tức thật, không đứa nào chửi nhau với ông à? Thế có phí rượu của ơng
khơng? Khơng biết cái đứa khốn nào đẻ ra thân ông, để ông phải khổ ra nơng
nổi này…
Cảnh 2: Chí Phèo ăn vạ (Ở trước nhà Bá Kiến)
Chí Phèo: Bá kiến nhà Bá Kiến đây rồi, mày ra đây cho ông, ra đây ông gặp
mày, nhờ phúc của mày ơng về rồi đây. Ơng sống chết với bố con nhà mày, chó
má tổ tơng nhà mày, ơng chửi hết, chúng mày chui ra đây…
Lí Cường: Á à…. Cái thằng không cha không mẹ này, mày lơi thơi cái gì đấy,
mày có muốn lơi thơi nữa khơng, ơng cho mày lơi thơi...(đấm Chí Phèo)
Chí Phèo: Ối làng nước ơi … ối bà con ơi ... Thằng Lí Cường nó đánh tơi.....
Cha con nhà Bá Kiến đâm chết tơi... ối dời ơi …
Bá Kiến (đi vào): Có việc gì mà đơng thế này? Ối giời ơi, anh Chí .... Sao nằm
vật vưỡng thế kia.....Có chuyện gì nói tơi nghe?
Chí Phèo: Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày, tao mà chết bố con mày sạt
nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
10


Bá Kiến (cười nhạt): Lí Cường biết tội mày chưa? Ai lại chọc giận anh Chí
Phèo như thế? Mau bảo người nhà đun nước rồi mời anh Chí vào... Mau lên! Cịn các ơng, các bà nữa về đi thơi... - Anh Chí... Anh về bao giờ mà khơng qua
nhà tơi chơi, thơi anh dậy đi rồi mình vào nhà uống nước... Có gì ta nói chuyện
tử tế với nhau chứ, tơi biết cái thằng Lí Cường nó hỗn với anh... Ai chứ anh với
nó có họ cả đấy...(Bá Kiến đỡ Chí Phèo)
Cảnh 3: Chí Phèo gặp Thị Nở (Thị Nở đi xách nước)

Thị Nở: Ối dời ơi, từ sáng đến giờ mới có bát cơm nguội với hai quả chuối vào
bụng, thế mà phải đi xách nước, mà cái bà cô, “già rồi” mà cứ ham tắm nhiều
thế mà có trẻ được tí nào đâu - Ra bờ sơng - Ơ... đứa nào ở dưới sơng thế
nhỉ?...Thơi đúng rồi... đúng là Nở rồi! Sao hơm nay, mình lại xinh thế nhỉ? Mơi
thì đỏ tựa mào gà, mắt đen lay láy như là hịn than... Hơ (buồn ngủ) ... Ình cái đã
(nằm dưới bụi chuối)
Chí Phèo uống rượu một mình dưới ánh trăng, hắn vừa đi vừa chửi: Anh
hùng làng này cóc thằng nào bằng ơng. Bây giờ ơng có tiền, ơng có đất,…
Thằng nào làm gì được ơng, haha…
Chí phèo thấy Thị Nở.
Chí Phèo: Cái gì mà lù lù một đống thế này? haha… Thì ra là con Nở! Chết
mày với ông haha ... Con Nở cũng xinh phết ... Ơng thơm một miếng!
Thị Nở: Ơ! Cái gì mà thích thế nhỉ? - A.... thì ra là thằng Chí Phèo. Mày làm gì
bà thế ? Bà... bà la làng lên bây giờ…
Chí Phèo: Thế mày la làng đi... Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi... ! (Thị Nở bịt
miệng Chí Phèo)
Chí Phèo: Nở ...
Thị Nở (e ngại): Rồi ... Chí ... Gớm cả ... (bước ra sau bụi chuối)
Chí Phèo (theo sau): hihi … Nở.... Nở ơi là Nở...
Cảnh 4: Tại lị gạch cũ (Chí Phèo tỉnh dậy ... Thị Nở đi vào, tay bưng bát
cháo hành đưa Chí Phèo)
Thị Nở (thổi): Chí ... Chí ăn đi... (Chí Phèo ăn cháo). Ăn từ từ thơi kẻo bỏng
mồm!
Chí phèo: Giá mà cứ thế này mãi thì thích nhỉ? - Hay mình sang đây ở với tớ
một nhà cho vui... Này, đằng ấy cịn nhớ gì đêm qua khơng?
Thị Nở: Nỡm ạ...
Chí Phèo: Nở … Nở … Nở
Cảnh 5: Thị nở về gặp bà cơ, Chí phèo đợi Thị Nở và chia Tay
Chí Phèo: Mẹ cha con Nở... Đi đâu mà giờ này chưa về? (Thị Nở đùng đùng
bước vào)

Chí Phèo: Thế mày đi đâu giờ này mới về?
Thi Nở: Ớ...tơi làm gì mà anh chửi? Thế chuyện gì mà chửi tơi?
Chí Phèo: haha
Thị Nở: A…aaa... Lại cịn cười… Anh nhạo tôi đấy hử? Trời ơi là trời! Tôi điên
lên mất thơi. Bà cơ tơi nói tơi mà lấy cái đứa như anh thì nhục cho cha ơng nhà
tơi lắm! Ngồi ba mươi tuổi, ai mà cịn đi lấy chồng; mà còn đi lấy cái thằng
11


khơng cha khơng mẹ, chẳng được cái gì ngồi ăn vạ! Từ nay tơi với anh khơng
cịn quan hệ gì nữa …
Chí Phèo (chạy theo): Nở…Nở...
Thị Nở hất tay Chí Phèo ngã.
Chí Phèo: Ối làng nước ơi …
Cảnh 6: Cái kết của Chí Phèo (tại nhà Bá Kiến)
Bá Kiến: Bà Tư đi đâu mà lâu thế khơng biết? Giá có bà ở nhà, bóp đầu cho ơng
thì sướng phải biết đấy nhỉ! Người đâu, bốn mươi tuổi rồi mà cứ phây phây, bọn
trai trẻ nó trêu đùa, cười tít cả mắt lại mới chết chứ. Kiểu này, ông phải cho đi
tù, đi tù hết!
Chí Phèo đến.
Bá Kiến: Ơng đau đầu quá mà sao chưa thấy bà Tư về nhở?
Chí Phèo: Bá Kiến! Thằng Bá Kiến đâu rồi?
Bá Kiến (thì thầm): Người cần thì chẳng thấy đâu, người khơng cần thì cứ vác
mặt đến. - Thằng Chí đấy hả? - Lè bè cũng vừa vừa thôi chứ? - Tôi không phải
là cái kho.
Bá Kiến (quăng tiền ra cho Chí Phèo): Cầm lấy mà cút đi đi cho rảnh. Rồi làm
mà ăn đi chứ, cứ báo người ta mãi à?
Chí Phèo (trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ Bá): Tao không đến đây để xin năm hào
của mày.
Bá Kiến: Thôi, anh cầm lấy hộ đi... Tơi khơng cịn hơn nữa đâu.

Chí Phèo: To mồm! Tao tới đây không phải để xin tiền cơ mà!
Bá Kiến: Giỏi…Mãi đến hôm nay tôi mới nghe thấy anh khơng cần tiền. Thế thì
anh cần gì?
Chí Phèo: Tao muốn làm người lương thiện.
Bá Kiến (cười): Ồ... tưởng gì! Tơi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nó nhờ.
Chí Phèo: Khơng, tao khơng thể là người lương thiện được nữa. Ai... ai cho tao
lương thiện? Ai có thể xố hết những vết mảnh chai trên khn mặt này? Tao
không thể làm người lương thiện được nữa. Chỉ có một cách… biết khơng!...
Chỉ cịn một cách là.. cái này! Biết khơng!...
Chí Phèo rút dao ra và đâm Bá Kiến chết rồi hắn cũng tự sát […]
Thị Nở (chạy đến): Bá...Bá Kiến! Chí... Gớm! Sao có lúc nó hiền như đất… Nói
dại, nếu mình chửa, nó chết rồi, phải làm thế nào?
(Thực hiện: Ban sân khấu, văn nghệ, hội họa - Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật)
Sân khấu hóa: Trích đoạn chèo "TẤM ĐI HỘI"
(Chuyển thể từ chuyện cổ tích Tấm Cám)
(Nhân vật: Tấm, Cám, dì ghẻ, Xoan và Điều (bạn Tấm), ôngBụt)
Xoan, Điều gọi: Tấm ơi Tấm, ra đi hội với chúng mình nào!
Tấm: Điều, Xoan đi hội đấy à?
Xoan, Điều: Thế khơng đi hội thì cịn đi đâu?
Xoan, Điều (hát điệu lới lơ): Nón giang ì nón í giang, thơn nào đàn khéo tiếng
đồn trăm nẻo nón về ai đó dải tà quai rủ, quai rủ í i trao người trao người thời
xinh đẹp nết ì na…
(Xoan Điều đưa nón trao cho Tấm, Tấm vui sướng)
12


Tấm: Ơi, sao có 1 đồng mà mua được cả nón lẫn quai?
Xoan, Điều: Thơi, cứ vào mang trầu ra đây cái đã
Tấm vào bưng khay trầu ra
Xoan, Điều (hát): Khéo têm ì khéo í têm, khéo têm í khéo têm miếng trầu cánh

phượng ai mà không chuộng, ăn vào thơm đượm tơ tưởng í i con người, con
người thời xinh đẹp nết ì na.
Dì ghẻ: E hèm!
Xoan, Điều: Chúng cháu chào bà ạ. Bà cho phép chị Tấm đi xem hội với chúng
cháu ạ!
Cám: Này mấy người kia, đừng có rỗi cơng rỗi việc mà đến rủ người nhà tôi.
Đi hội đi hè. Kéo bè kéo lũ. Đàn đàn đúm đúm. Nón nón quai quai. Nhà tơi đây,
khơng phải mượn ai cả!
Tấm: Cám, em khơng được nói như vậy!
Dì ghẻ: Tấm! Con chỉ đua đòi theo chúng bạn. Ta có gì đội nấy cũng bằng ai.
Đến nỗi nào phải mượn nón lẫn quai. Con đến hội, xinh người hơn đẹp nón!
Cám: Nó ấy á! Có mây ngũ sắc phủ đầy người trơng cũng cứ gọi là nhem
nhuốc!
(Nhìn khay trầu): Trầu nào thế kia?
Xoan Điều: trầu đám hội đấy!
Cám: Nhưng mà ai têm?
Xoan, Điều (giằng lại): người làng têm chứ ai?
Cám: Đưa tơi xem nào! (Xơng lên giằng tráp)
Tấm: Kìa Cám, trầu chị têm cũng như em têm thôi mà!
Cám: đấy, mẹ xem!
Dì ghẻ: ấy chị con có khéo tay thì làng mới nhờ. Ngày hội mở lại có chị em
chúng bạn đến nhà, chị em chúng mày phải vui vẻ với nhau chứ. Thôi, mời 2 cô
đi trước, 3 mẹ con tôi cất bước theo sau.
Xoan, Điều: Tấm ơi, chúng mình đi trước nhé!
Tấm: Dì ơi, đêm qua con thức khuya dã gạo. Băm hết bèo, cám lợn đã nấu
xong. Nước gánh đầy 2 vại 4 cong. Nhà trên dưới trong ngồi gọn ghẽ!
Dì ghẻ: Chưa gọn ghẽ đâu cô ạ. Cô chỉ vội vàng mà đi xem hội. Nên đã đổ
nhầm thóc gạo trộn vào nhau (ra hiệu cho Cám mang thúng ra). Cơng việc nhà
thì nào có nhiều đâu. Dì nói lắm, dì mang tiếng ác.
Cám (lơi thúng thóc ra): Hứ! lại cịn vờ như khơng biết. Thế tay ai làm, tay ai

làm đây hả?
Tấm: Dì ơi hôm nay ngày vui hội mở. Kẻ ăn cầu nằm quán cũng vui. Con
quanh năm tủi cực đã nhiều rồi. Lời cay nghiệt, lời cay nghiệt hơm nay dì hãy
bớt.
Dì ghẻ: Á, con này, mày dám cãi bà! Nỏ mồm những khéo cùng hay. Thóc cho
chí gạo tay mày chứ ai cái con kia. Ấy mấy thóc cho chí gạo i ới ới a mà để tay
mày chứ ai. Cái con này, mày cãi một, mày cãi hai. Cái con này, mày cãi một,
mày cãi hai. Mày cãi bà này, bà đánh cho mày chết. Mày cãi bà này, cãi này.
(Dì ghẻ đánh Tấm, Tấm ngã ra cạnh thúng thóc.)
Dì ghẻ: Thơi, nhặt cho xong mà đi. Hội cịn mở cả ngày kia đấy.
13


Cám: Nhặt nhanh lên kẻo con nhà Điều, nhà Xoan nó đợi.
Dì ghẻ: Ơ kìa Cám, nào ta đi thơi con. Hội này ai kém ai đâu, khăn tươi áo thắm
ới a tươi màu mà tiết xuân. Hé hé hé...Ta đi đi con ơi!
Cám: Mẹ ơi mẹ chờ con với!
(Dì ghẻ và Cám kéo nhau đi.)
Tấm gượng dậy: Trời ơi, sao người ta nỡ hành hạ tôi đúng ngày hội mở.
Tấm cúi xuống thúng thóc: Cúi ì ì ì nhìn gạo ứ thóc ì mà đau. Trống chiêng í ự
vẳng lại tủi sầu xốn xang. Người sao độc ác í I i ới phũ í I i ơí ơi ì phàng. Người
sao độc í ác phũ ì phàng ới i i ì i i. Ới a nỡ đem hời nỡ đem gạo í trắng i ơi I í I
ơi mà để với thóc vàng ới I i I ì gạo trắng thóc vàng trộn lẫn ì nhau ơi i I ì i
(Tấm nhanh tay sàng thóc gạo)
Tiếng trống hội vẳng đến, Tấm ngừng sàng: Miếng trầu thơm sánh duyên tôi
đã têm hình cánh phượng, có lẽ nào lại q vơ duyên. Làm quanh năm suốt
tháng nhọc nhằn. Ngày hội mở ngồi đây nhặt thóc.
Tấm (đang sàng vụt đứng lên): hay ta cứ bỏ đây mà đi xem hội. Có lẽ nào người
têm trầu cho đám hội lại không đi. Không đi thì lấy ai ăn trầu tươi thắm.
(Nhìn xuống quần áo rách rưới): Nhưng đi làm sao được mà đi.

Tấm khóc: Cha mẹ ơi, cha mẹ ở dưới suối vàng có biết con khổ như thế này
khơng.
Bụt: Tấm ơi Tấm, chân bùn tay lấm, người đẹp nết ngoan. Ta về đây con chớ lo
gì. Hãy sửa soạn mà đi xem hội!
Tấm khóc: Bụt ơi, kẻ cay nghiệt bắt con ở nhà nhặt thóc.
Bụt: Con đến muộn cả làng trơng ngóng. Con ở nhà ai mới xứng đi. Thóc gạo
kia con chớ lo gì. Đàn chim sẻ, đàn chim sẻ sẽ bay về nhặt giúp! (Làm phép gọi
chim)
Tấm múa đón chim, nâng niu chim sẻ trong lòng tay: Chim xinh chim xinh nhẹ
nhàng đôi cánh, cám ơn chim sẻ, chim bé chim lành. Chắc chim biết rõ sự tình.
Chim giúp chị, chim giúp chị ơn này chị nhớ!
Bụt: Con hãy vào đào lọ xương Bống. Xương cá Bống nay đã thành khăn áo
thưởng cho người nuôi Bống hôm mai.
Tấm: Bụt ơi đây có cả đơi hài. Hài bé nhỏ thêu hoa màu chỉ thắm.
Bụt: Con đến hội bây giờ đã muộn. Cơ gái ngoan lấy ngựa mà đi. Chân hài vó
ngựa hôm nay. Đưa con đến hội bõ ngày chờ mong.
Tấm: Bụt thương con mồ côi khổ sở. Đội ơn này đến thác không quên. Xin ngài
về cõi hạc đường tiên, giúp con trẻ lên đường xem hội.
Tấm hát: Chim xinh I ì chim giúp Tấm I ì nhặt gạo thóc chia làm hai I nhặt gạo
í I thóc chia làm hai I. Tấm í I đi I I đi này Tấm đi I I đi đi đến hội Tấm có I ì I
đơi hài xinh I lại thêm xinh i i i í I í I I ì.
Đi nhanh i ì đi thẳng lối này thẳng lối băng đồng này thẳng lối băng đồng. Tấm I
I I đi I I I này Tấm I I I đi đến hội Tấm có ngựa I hồng có ngựa I hồng í I hồng
cùng đi I i.
Tấm và Xoan Điều: (bưng khay trầu mời mọi người)
Tấm: Hội làng dưới ánh trăng thanh. Xin mời xơi miếng trầu xanh thắm nồng.
Rộn ràng trong xóm ngoài đồng. Đẹp duyên phải phận tơ hồng trời xe!
14



(Thực hiện: Ban sân khấu, văn nghệ, hội họa - Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật)
Sân khấu hóa: “NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY”
(Chuyển thể từ truyện cười: “Nhưng nó phải bằng hai mày”)
Nhân Vật: Lí Trưởng: Học sinh (Mặc áo dài, khăn xếp, cầm gậy ba toong)
Cải: Học sinh (mặc quần áo nông dân- cầm quốc)
Ngô: Học sinh (mặc quần áo nông dân- cầm liềm)
Đầy tớ (Hầu): Học sinh (Quần xanh áo đỏ, thắt khăn, búi tóc hai
bên)
2 Lính lệ: Hai học sinh (Quần áo nâu, cầm gậy)
Cảnh 1: Tại vườn nhà Cải.
Cải (vác cuốc đi vào): em chào các bác ạ, gớm, ra đồng từ sáng tinh mơ cơ đấy,
vậy mà trưa nắng quá lại phải về, giờ chiều mát, em mới tranh thủ ra dẫy lại cái
vườn. Ơi giời, cứ ln chân ln tay suốt ngày mà cũng chẳng đủ đút vào mồm.
Thôi, các bác cứ ngồi chơi xơi nước em đi làm cỏ đây khơng con vợ em nó dệt
xong tấm vải mà e chưa làm xong nó lại gào lên như con mẹ dại!
Cải cắm cúi dẫy cỏ, phát hiện ra lỗ thủng hàng rào.
- Thơi chết rồi, trơng cái hàng rào kìa, nghiêng nghiêng ngả ngả, thế này
chả trách gì gà qué cứ đi đâu khơng biết (nhịm sang nhà hàng xóm nói to)
khơng khéo lại đi ln vào nồi nhà nào khơng hay ý chứ!
Cải giả tiếng gà, tung thóc ra gọi: Chích chích chích chích, bập bập bập bập cục
cục cục tác cục cục tác.
Cải đếm gà: Hoa mơ này, trống choai vàng này, cựa dài này, mái đen này, …
Qi lạ, tìm mãi mà khơng thấy con mái đen đâu nhỉ! Thôi xong, hồi trưa thấy
con Vện nhà thằng Ngơ cơng mẩu xương óng gà, con Khoang nhà mình cịn
chạy ra ngõ tranh ăn. Thằng Ngơ này, mày dám bắt gà của ông!
Cải chửi đổng sang nhà Ngô: Ối giời ơi, làng nước ôi! ở đâu ra cái giống ăn trên
ngồi trốc chuyên cướp của giật đồ, đến con gà của ơng nó cũng khơng tha. Tổ bố
cái đứa mất dạy nào trộm gà nhà ơng nhá! Ơng nói cho mà biết nhá: Nó ở nhà
ơng, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh
mỏ đỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem. (thở hồng hộc)

Ngô cầm liềm đi ra: ô hay cái ông này sao không dẫy cỏ đi, tôi vừa đi cắt lúa về
đã thấy quay hướng nhà tôi mà ông ổng ông ổng lên thế hử?
Cải (chống cuốc): Ái chà, lại còn làm tịch làm bộ à? khơng nhà mày thì nhà ai
bắt mất con gà của nhà ông hả???
Ngô (vung liềm, sừng cồ): này ơng ăn nói cho cẩn thận xem nào, ai ăn trộm gà
nhà ơng? Ơng đừng có mà vu oan giá họa, ngậm máu phun người nhá!
Cải: a cái thằng này mày còn to mồm à, ăn gà của ông còn chối à?
(Cải Ngô xông vào đánh nhau. Một hồi cả 2 đều mệt thở hồng hộc.)
15


Cải: Thằng ăn cắp kia, có giỏi thì lên cơng đường để xem mày còn chối đi đâu
nào? À cái thằng mày còn dám to mồm, đã ăn cướp còn la làng à!
Ngơ: đi thì đi, tơi mà lại phải sợ ông à!
(2 người lôi nhau đi xử kiện)
Cảnh 2: Tại nhà Lí trưởng
- Lí Trưởng (rít thuốc lào): chẹp chẹp, nhạt mồm nhạt miệng quá! Mấy nay làm
ăn khấm khá, dân tình n ổn, làng trên xóm dưới im ắng quá!
- Hầu: (đi đi lại lại vừa ngó mặt quan vừa mân mê tà áo.)
- Lí trưởng: Con kia sao mày cứ đi lại trước mặt tao thế, chóng hết cả mặt!
- Hầu: bẩm quan, quan xem: cái áo của con mặc từ năm ngoái nay sắp rách cả
rồi. Ăn mặc thế này mà úp lên Facebook thì chúng nó cười chết…
- Lí trưởng: Cười thì hở mười cái răng! Thế mày khơng biết, mấy tháng nay
khơng có vụ kiện nào à?
- Hầu: (lẩm bẩm một mình): ra vậy, ra vậy, thảo nào..!
(đúng lúc đó Cải thậm thụt ngồi cửa)
-

Lí trưởng qt: Thằng nào ở ngồi đấy thế?


-

Cải: Dạ, con là Cải đây ạ!

-

Lí trưởng: Lại có việc gì thế? (Nháy mắt, Hầu dẫn Cải vào)

(Cải vào thì thầm với Lí trưởng)
Cảnh 3: Trên cơng đường: Lí trưởng ngồi giữa, Hầu đứng sau phe phẩy quạt.
Hai lính đứng hai bên (u uề, u uề, u uề…)
-

Lí trưởng: Cho bị cáo vào

Cải và Ngô tranh nhau bước vào cãi nhau chí chóe, Lí trưởng ngồi thẳng dậy)
-

Cải Ngơ đồng thanh vái Lí trưởng: dạ..ạ...ạ chúng con chào thầy Lí ạ ạ ạ!

-

Lí Trưởng: này hai cái thằng kia, sao chúng mày cịn khơng lo việc đồng áng
ruộng vườn, lơi nhau lên đây ồn ào cái gì?

-

Cải: Dạ bẩm quan, thằng Ngô hôm qua đã ăn cắp con gà của nhà con ạ
16



-

Ngơ: Bẩm quan con khơng ăn cắp. Xin thầy lí đèn giời soi xét lại cho con với
ạ, con còn không biết con gà nhà thằng này mồm ngang mũi dọc ra làm sao,
mà thằng này nó cứ đổ vấy cho con. Dạ oan cho con quá ạ!

-

Lí trưởng: Thằng Ngô mày ăn cắp gà nhà thằng Cải, phạt 20 roi, trả lại gà
cho nó.

-

Ngơ: Bẩm quan con khơng ăn cắp.

-

Lí trưởng: Mày cịn già mồm cãi hả?

-

Ngơ: Bẩm quan: Con khơng cãi. Nhưng có điều này con muốn nói với quan
(Ngô đi lên gần quan giả vờ vuốt áo quan rồi bỏ ln vào túi 10đ)

-

Lí Trưởng (hắng giọng đập bàn quát) láo, láo quá, không ra thể thống gì hết
(chỉ Cải) thằng kia, tội mày rành rành ra đấy mày cịn cãi nữa khơng? gà mày
ni, mày phải trông nom chứ, sao mày lại đổ tội cho người khác hả?! Bay

đâu, lôi thằng này ra phạt, đánh 20 roi cho ơng.

Cải vội x năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm: Xin thầy xét lại,
lẽ phải thuộc về con mà!
- Thầy lí cũng x năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết
mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày! (rồi qt to) bay đâu, lơi nó ra
đánh cho tao!
- Hai lính lơi Cải ra, Ngơ cũng chạy hùa theo
Lẩm bẩm: mày đổi cho ông trộm gà à, đổi cho ông trộm gà à. (đi vào)
(Lí trưởng đợi đi khuất lơi 2 xấp tiền đồng ra đếm rồi cười hả hê. Hầu đi lại
lườm nguýt!
(Thực hiện: Ban sân khấu, văn nghệ, hội họa - Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật)
b. Tổ chức trải nghiệm bằng một số sáng tác thơ văn
-

Quê mẹ tháng ba
Con về quê mẹ tháng ba
Chênh chao vạt nắng tiếng gà xa xăm
Nhìn trăng lại nhớ đêm rằm
Võng đưa theo nhịp ta nằm ngày xưa
Mẹ ngồi vá áo xế trưa
Mụn phai mụn bạc mũi thưa mũi dày
Trời cho mưa nắng vơi đầy
Nàng Bân rét muộn vai gầy mẹ tôi
Cúc tần, dâm bụt, mồng tơi
Đỏ tươi hoa gạo rực trời tháng ba
Hoa chanh hoa bưởi vườn nhà
Thảo thơm lịng mẹ, mẹ à! mẹ ơi!
Cơ giáo: Đỗ Thị Ba – Ban sáng tác
17



Tình núi rừng Tây Bắc
Cơ gái ơi nếu chưa vội bước chân
Ghé bản anh xem cảnh sắc say người
Đồi chè kia ngát một màu non tươi
Núi tiếp núi lá reo vui cùng lá
Gió rỉ tai nhau những miền đất lạ
Con chim rừng đang ríu rít chuyện trị
Tam giác mạch trải trắng đồi quanh co
Đầu xuân đó hoa ban mới chịu nở
Trái mơ rừng nghe buốt lạnh con tim
Tìm nơi đâu tiếng sáo vi vu hát
Hội cầu mùa thấp thống bóng xa xa
Đơi mắt biếc trơng trời ngó đất lạ
Hồng nhan ơi! Có thích q hương mình?
Bùi Quỳnh 11B7 (Nhân chuyến đi thăm Tây Bắc mùa xuân) – Ban sáng tác
TÂM SỰ TUỔI 17 - ĐÁNH THỨC KHÁT VỌNG
Tuổi 17 là tuổi của hoài bão, ước mơ, là tuổi để con người ta sống tràn trề
năng lượng và nhiệt huyết. Nhưng có một điều đặc biệt, ước mơ tuổi 17 khơng
giống ước mơ tuổi 12, và nó càng cách xa với ước mơ hồi ta mới lên 5, lên 6.
Phải rồi, càng lớn, ước mơ của chúng ta dường như càng nhỏ lại. Vì sao vậy? Vì
ta sợ đối diện với khó khăn, vì ta khơng nhận được sự ủng hộ của mọi người,
hay vì ta khơng có đủ BẢN LĨNH?
Tơi của ngày xưa và bây giờ vẫn luôn giữ một sự tự ti. Nhiều lúc nhìn
mình trong gương, khi selfie, tơi hay nghĩ thầm ước gì mũi mình cao hơn một
chút nữa, da mình trắng lên, mắt khơng phải đeo kính, chắc chắn mình sẽ tự tin
hơn. Nhưng cho đến hơm nay, khi nhìn thấy một người cao chưa đến 1m đứng
bằng nạng truyền cảm hứng cho cả nghìn người, thấy anh nhạc sĩ bị mù từ năm
lên 2 luôn nở nụ cười và cháy hết mình trên sân khấu, thì trong suy nghĩ của

chính tơi dường như đang có một dòng nước suối gột rửa những điều ngớ ngẩn
mà mình thường hay nghĩ. Đơi khi, đúng là ta phải dành một vài phút lặng để
“ngộ” thêm nhiều điều, bởi mỗi lần suy ngẫm, dường như bản thân đang trưởng
thành lên vậy.
Chỉ vài tháng nữa thôi những đứa học sinh cuối cấp như tơi sẽ phải bước
ra ngồi cuộc sống xô bồ, sẽ trông thấy “biển rộng mênh mông”, không cịn nhìn
cái “ao làng” nhỏ hẹp. Sẽ có những lúc chân đi khơng vững, bỗng lại có người
ghé vào tai nói cho ta nghe những điều dễ làm ta nhụt chí, để ta mất niềm tin và
trở thành một con người khác lúc nào không hay biết. Điều quan trọng nhất lúc
ấy, chỉ có niềm tin và sự bản lĩnh mới có thể cứu được chính bản thân mình. Câu
nói của anh Nguyễn Sơn Lâm cứ văng vẳng trong đầu tôi suốt cả buổi chiều:
“Tôi nghĩ tôi làm được, bạn thì khơng. Nhưng bạn tin hay khơng, KHƠNG
QUAN TRỌNG, tơi tin - mới là điều quan trọng”.
18


Cuộc sống này không bao giờ chán ghét chúng ta, chỉ có ta chán ghét
cuộc sống, ốn trách cuộc sống. Thật ra, ai cũng có những khát vọng. Thay vì
ngồi chờ đợi được ai đó đánh thức khát vọng ấy, hãy tự đánh thức bản thân, thay
vì mong muốn có được những điều khơng thuộc về mình, hãy cứ lao tới những
việc mình có thể làm được. Làm tốt một cơng việc, khi nhìn lại, thật sự mãn
nguyện biết chừng nào! Mà mãn nguyện chính là hạnh phúc. Trên đời này, ta cố
gắng làm mọi việc chẳng phải để có được sự hạnh phúc hay sao?!
Khi ta cịn có thể nhìn thấy người thân của mình cịn mạnh khỏe, khơng
có nghĩa họ sẽ chẳng bao giờ già đi. Thoáng chốc tuổi 18 đã tới, và khi bạn lớn
cũng là lúc tóc cha mẹ đã bạc, tay bắt đầu run, da thêm nhiều vết đồi mồi… Hãy
nhìn những người mù cả một đời khơng biết mặt mũi mình ra sao, khơng biết mẹ
cha mình trơng như thế nào, để thấy may mắn hơn vì mình được nhìn thấy cha
mẹ mỗi ngày, và cũng là để trân trọng hơn những giây phút bên gia đình đầy q
giá ấy. Bởi thời gian trơi qua là qua vĩnh viễn, không trở lại lần hai, và tuổi trẻ

của ta, thanh xuân của người ta thương u cũng chẳng thể có đơi lần quay lại.
Buổi sáng hơm nay, mắt tơi chốc chốc lại nhịe đi, nhìn xung quanh bạn
bè không ai chảy nước mắt, tại sao mình lại khóc? Khóc một phần là vì thương,
phần nhiều hơn là vì ngưỡng mộ, cảm phục. Sơn Lâm, Hà Chương là hai cái tên
làm thay đổi suy nghĩ của triệu người. Họ vượt ngàn dặm xa xôi đến gặp ta,
truyền động lực để ta sống có niềm tin vào chính mình, sống lạc quan hơn, mạnh
mẽ hơn. Họ khơng chỉ khác người mà hơn thế nữa, họ hơn người! Thì ra trên đời
này, khơng có gì là viển vơng, khơng có khó khăn nào là khơng có giải pháp. Kể
cả bạn biết rằng ngày mai bạn sẽ rời xa cuộc sống này, vẫn có một giải pháp
dành cho bạn, đó là dành cả một ngày cuối cùng của cuộc đời ấy để nói lời yêu
thương tới tất cả mọi người. Thậm chí, một ngày, chỉ một ngày thơi cũng có thể
biến được ước mơ thành sự thật.
(Minh Tâm 12A5 – Ban sáng tác)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
Việc thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ nói chung và Câu
lạc Văn học - nghệ thuật nói riêng đã giúp học sinh có mơi trường học tập rèn
luyện tốt nhất phù hợp với tiêu chí: trường học hạnh phúc. Bản thân tơi và các
đồng nghiệp cũng có thêm một mơi trường sư phạm mới, phương pháp giảng
dạy mới để càng yêu nghề hơn, học sinh học tập hứng thú hơn, yêu thích mơn
Văn hơn.
2.4.2. Hiệu quả đối với nhà trường
Hoạt động của Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật đã giúp học sinh từng
bước nâng cao chất lượng học tập bộ môn Văn trong nhà trường so với các năm
học trước. Đồng thời tiết kiệm được khá nhiều thời gian, tiền bạc so với việc nhà
trường tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm, hoặc tham gia các lớp dạy, học kĩ
năng sống vì tại các Câu lạc bộ, trong đó có Câu lạc bộ văn học - nghệ thuật học
sinh đã được trải nghiệm, được rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, ứng
xử, bộc lộ và phát triển tài năng, năng khiếu… Từ đó học sinh có niềm vui được
đến trường, yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp, hứng thú say mê hơn trong học

19


tập, giảm bớt các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường như bỏ học, nói tục, vơ
lễ, bạo lực học đường… Giáo viên cũng có điều kiện trao đổi, gần gũi với học
sinh, hiểu học sinh của mình hơn, từ đây mà điều chỉnh phương pháp giáo dục
sao cho có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.
Để thấy rõ hơn hiệu quả cụ thể của sáng kiến kinh nghiệm tơi đã khảo sát
02 nhóm học sinh có và khơng tham gia hoạt động Câu lạc bộ Văn học - nghệ
thuật: Nhóm 15 học sinh lớp 10C6 (Có tham gia hoạt động Câu lạc bộ) và nhóm
15 học sinh lớp 10C9 (Không tham gia hoạt động Câu lạc bộ). Kết quả có sự
khác biệt rõ rệt. Nhìn rộng ra học sinh tồn trường chất lượng học mơn Văn của
3 khối 10,11,12 năm học 2020-2021 cũng khả quan hơn hẳn so với các năm học
trước.
Kết quả khảo sát trước và sau khi thực nghiệm Câu lạc bộ (Năm học
2020-2021)
Trước khi thực nghiệm:
Nhóm/lớ
Kết quả theo chất lượng học tập
p
Rất
Rất
%
Thấp
%
Cao
%
%
10C9
thấp

cao
(15HS)
0
0%
12
80%
3
20%
0
0,0%
10C6
0
0%
6
40%
8
53,33%
1
6,67%
(15HS)
Sau khi thực nghiệm:
Nhóm/lớ
Kết quả theo chất lượng học tập
p
Rất
Rất
%
Thấp
%
Cao

%
%
10C9
thấp
cao
(15HS)
0
0%
10
66,67%
5
33,33%
0
0,0%
10C6
0
0%
1
6,67%
9
60%
5
33,33%
(15HS)
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Tìm tịi, đổi mới và có những sáng kiến trong dạy học là điều vơ cùng cần
thiết đối với mỗi cán bộ giáo viên trong các cơ sở giáo dục, nhất là trong bối
cảnh hiện nay, bối cảnh mà xã hội và giáo dục đang bước vào thời kì hội nhập.
Tuy nhiên quá trình này khơng phải dễ dàng và khơng phải có ngay kết quả khả

quan trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải trải qua quá trình nghiên cứu,
khảo sát, thử nghiệm, áp dụng…. Mặt khác để kết quả đạt được như mong muốn
cũng phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
3.2. Kiến nghị.
Đối với Sở GD & ĐT: Cần tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng thường
xuyên về cách thức tổ chức có hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà
trường.
Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện tốt nhất về chủ trương, về cơ sở vật
chất để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Câu lạc bộ.
20


Đề tài: Nâng cao chất lượng dạy học môn Văn ở trường THPT
Quảng Xương II thông qua việc tổ chức Câu lạc bộ Văn học - nghệ thuật
khó tránh khỏi hạn chế nhất định. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục chỉnh sửa bổ
sung để đề tài mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Bản thân tôi rất
mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ, nhận xét, góp ý chân thành của các cấp
quản lí, lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Quảng Xương, ngày 15 tháng 5 năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết khơng coppy của người khác.
Người viết

Vương Huy Giáp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.[1].Luật

giáo
dục
2019,
chương
II,
mục
()
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2006.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2006.
4. Một số tài liệu tham khảo khác.

2

điều

29

21


22


PHỤ LỤC:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA MÔN NGỮ VĂN VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ Ở
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II, NĂM HỌC 2020-2021

Học sinh lớp 10C6, trường THPT Quảng Xương II sân khấu hóa tác phẩm
“Tấm Cám”


23


Học sinh lớp 10C6, trường THPT Quảng Xương II vẽ tranh minh họa tác
phẩm Văn học dân gian

Học sinh lớp 10C4, trường THPT Quảng Xương II ngoại khóa “Truyện Kiều”
- Nguyễn Du
24


Học sinh lớp 11B10, trường THPT Quảng Xương II sân khấu hóa tác phẩm
“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân
Học sinh lớp 11B7, trường THPT Quảng Xương II thực hiện phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Hội – CLB Văn học - nghệ thuật với tiết mục sáo
Học sinh
sinh lớp
lớp
10C6,
thựckhấu
tế văn
tại
Học
trường
Xương
sân
hóa

tác phẩm
trúc12A6,
trong một
HộiTHPT
thi do Quảng
CĐ ngành
GD II
tổ chức
tháng
4/chương
2021
chùa Vạn
Linh,
xã Quảng
Văn,Thành
Quảng Xương, TH
“Rừng
xà nu”
- Nguyễn
Trung
25

Học thầy
Các
sinh cô
trong
giáo
CLB
CLB
hộiVăn

họahọc
tặng- nghệ
tranh thuật
vẽ chân
trong
dung
mộtthầy
tiết Nguyễn
mục tham
Văn
giaNgọc
Hội
-thiHiệu
của trưởng
CĐ ngành
(BìaGD
phải);
tháng
thầy
4/2021
Phạm Nhất Hịa- BTĐT (Bìa trái)


×