Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.95 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN ĐỊA LÍ

Người thực hiện: Trịnh Thị Lệ Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Địa lí

MỤC LỤC
Nội dung

Trang


1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chon đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tương, phạm vi, thời gian thực hiện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hướng nghiệp cho học sinh
thông qua hoạt động ngoại khóa mơn địa lí.
2.1.1. Giáo dục hướng nghiệp.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường
phổ thơng.


2.1.3. Hoạt động ngoại khóa.
2.2.Thực trạng của việc hướng nghiệp cho học sinh thơng qua hoạt động
ngoại khóa mơn địa lí.
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
lớp 12 thông qua hoạt động ngoại khóa mơn địa lí.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kết quả về mặt định tính.
2.4.2. Kết quả về mặt định lượng.
2.4.3. Kết luận chung về thực nghiệm.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1
1
1
2
2
3
3
3
3
4
4
6
16
16
17
17

18
18
18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Lệ Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Vĩnh Lộc

TT

1.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm đẩy mạnh

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Ngành GD cấp tỉnh

hoạt động văn nghệ thể dục thể
thao cho nữ cơng -cơng đồn
trường THPT Trần Khát Chân


2.
3.
4.
5.
...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2016-2017


1. Nguyễn An (1991), Những vấn đề cơ sở của giáo dục học, Đại học sư phạm,
TP. Hồ Chí Minh.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 33/2003/Chương trình - BGD& ĐT về việc
tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
3. Nguyễn Hải Châu, Trần Trọng Hà, Lê Trần Tuấn (2007), Những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục trung học phổ thông – Hoạt động giáo dục hướng
nghiệp, NXB Giáo dục.
4. Phạm Tất Dong (chủ biên) (2008), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp sách giáo
viên 12, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1993), Lí luận dạy học địa lí, NXB Giáo
dục.
6. Trần Trọng Hà, La Thế Thượng (2006), Giới thiệu giáo án Hướng nghiệp 10,
NXB Hà Nội.
7. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1995), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,
NXB Hà Nội.
8. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, NXB
Từ điển Bách khoa, Hà Nội
9. Trần Ngọc Khánh (2007), Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình sách giáo khoa lớp 11- Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo
dục.
10. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật giáo dục,
NXB chính trị Quốc gia.
11. Phạm Thị Sen (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 12 mơn địa lí, NXB Giáo dục.
12. Trần Nhật Tân, Ngơ Thị Thanh Bình, (2008) Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và
chọn nghề, NXB Giáo dục.
13. Lê Thông (tổng chủ biên) (2008), sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục
14. Lê Thơng (tổng chủ biên) (2008), sách giáo viên Địa lí 12, NXB Giáo dục
15. Bùi Sĩ Tụng (tổng chủ biên) (2008) Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
sách giáo viên 12, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2005), Đổi mới phương pháp dạy học địa lí
trung học cơ sở, NXB Giáo dục.
Các nguồn tin từ Internet:
17. Nguồn: http://www. huongnghiep.vn
18. Nguồn:http:// www.giaoducvn.net/diendan
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.



Câu hói dành cho Giáo viên
Câu 1. Nhà trường có tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho các em không?
Câu 2. Các thầy cô thấy việc tổ chức hướng nghiệp bằng ngoại khóa- trị chơi
địa lí như thế nào?
Câu 3. Những khó khăn mà thầy cơ thường gặp phải khi tổ chức hoạt động
ngoại khóa là gì?
Câu hỏi dành cho học sinh
Câu 1. Các em có nhu cầu hướng nghiệp không?
Câu 2. Các em thường chọn nghề trên cơ sở nào?
Câu 3. Nhà trường đã thực hiện hướng nghiệp cho các em chưa? Bằng hình thức
nào?
Câu 4. Các em có thích học mơn địa lí khơng ?
Câu 5. Các giáo viên địa lí có tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho các em
khơng? Bằng những hình thức nào?
Câu 6. Hướng nghiệp qua mơn địa lí qua hoạt động ngoại khóa- trị chơi địa lí có
tạo ra hứng thú và giúp em biết cách chọn nghề không?
Phụ lục 2.
Câu 1.Qua hoạt động ngoại khóa- trị chơi địa lí các em đã biết cách chọn nghề
khơng?
Câu 2. Em sẽ làm gì sau khi tố nghiệp trung học phổ thơng?
Câu 3. Em có biết đầy đủ thông tin về nghề trước khi chọn nghề không?
Câu 4. Em chọn nghề trên cơ sở nào?
Câu 5. Em có hồn tồn tin tưởng vào việc lựa chọn nghề nghiệp của mình
khơng?
Phụ lục 3.
Bảng 2.3. Các nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp có trong sách giáo khoa
Địa lí 12
Kiến thức Địa
Mục tiêu nội dung giáo dục hướng
Tên bài

lí có khả năng
nghiệp trong thời đại cách mạng
Địa lí
giáo dục
cơng nghệ 4.0
hướng nghiệp
Bài 20
Chuyển dịch cơ - Giáo dục cho học sinh biết:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh + Dịch vụ bưu chính - viễn thơng ra
tế.
cấu kinh tế
đời cung cấp cho xã hội và người
- Khu vực III đã tiêu dùng các dịch vụ bưu chính,
có những bước viễn thơng hiện đại, đa dạng, phong
tăng
trưởng phú đáp ứng mọi nhu cầu thơng tin
nhiều loại hình phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh


dịch vụ mới ra
đời như: Bưu
chính-viễn
thơng, tư vấn
đầu tư, chuyển
giao cơng nghệ,
… đã góp phần
khơng nhỏ vào
sự tăng trưởng
kinh tế của đất
nước.


- Phát triển nền
Bài 21
nông
nghiệp
Đặc điểm
hiện đại sản xuất
Nông nghiệp
hàng hóa góp
nước ta
phần nâng cao
Bài 22. Vấn đề
hiệu quả của
phát triển
nơng
nghiệp
nơng nghiệp
nhiệt đới.

quốc phịng.
+ Với các nhu cầu trên ngành này
sẽ tạo ra nhiều nghề như: Giao dịch
viên, nhân viên khai thác bưu
chính, kĩ thuật tổng đài, truyền dẫn
quang và viba, kĩ thuật cáp và
đường thuê bao, Kĩ thuật máy tính
và truyền số liệu…
+ Các cơng việc như: Nhận, chuyển
phát thư từ, báo chí, bưu kiện, tiền,
điện tín, thiết kế lắp đặt, vận hành,

bảo dưỡng, sửa chữa các loại tổng
đài, các thiết bị thông tin vệ tinh,
cáp mạng lưới thuê bao điện thoại,
fax, Internet, thương mại điện tử.
- Nông nghiệp hàng hóa sản xuất
theo hướng thâm canh, chun mơn
hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy
móc,…
- Nơng nghiệp gắn liền với cơng
nghiệp và dịch vụ nơng nghiệp
Điều này địi hỏi có kiến thức về:
chất lượng mơi trường, sinh thái,
cơng nghệ sinh học, quản lý dịch
bệnh, di truyền học, chọn tạo giống
cây trồng, khoa học hạt giống, dinh
dưỡng...Với những kiến thức ấy,
thuộc ngành nơng học. Ngành nơng
học có cơ hội nghề nghiệp phong
phú và cũng đầy sáng tạo, thách
thức. Nhà nông học có thể làm việc
tại: các cơng ty giống cây trồng, các
công ty chuyên khoa học đời sống,
công ty phân bón, những trang trại,
hợp tác xã nơng nghiệp, các cơ
quan quản lý nhà nước các cấp về
nông nghiệp và phát triển nơng
thơn, các cơng ty chăm sóc cây
trồng, cơng ty hóa chất nơng
nghiệp, các trường học và cao đẳng



- Kinh tế nông
thôn nước ta
đang
chuyển
dịch rõ nét.
- Kinh tế nông
thôn bao gồm
nhiều
thành
phần:
+ Các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp và
thủy sản.
+ Các hợp tác
xã nông - lâm
nghiệp
và thủy sản.
+ Kinh tế hộ gia
đình
+ Kinh tế trang
trại

Bài 24 .
Vấn đề phát
triển ngành
thủy sản
và Lâm nghiệp

- Những điều

kiện thuận lợi
để phát triển
ngành thủy sản

- Sự phát triển

với công tác nghiên cứu và giảng
dạy…
- Cần cho học sinh thấy hiện nay
trên địa bàn nông thơn có nhiều xí
nghiệp vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp chế biến và gia công, các
trang trại và hệ thống dịch vụ cho
nơng nghiệp nơng thơn. Đáp ứng
nhu cầu trên, có thể chọn những
nghề: Nghề làm vườn- Nghề nuôi
cá- Nghề thú y- Chế biến nông sản,
thủy, hải sản-Trang trại, nghề chăn
nuôi gia súc, gia cầm,…
- Ngành Phát triển nông thôn. Đây
là một ngành học mới mà nhiều
trường đại học Việt Nam đang
đào tạo nhằm đáp ứng u cầu
hiện đại hóa nơng thơn và nâng
cao trình độ dân trí của người
dân nơng thơn. Chun viên
phát triển nơng thơn có vốn
kiến thức rộng kèm theo kỹ
năng vừa đủ bao quát từ sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi,

lâm nghiệp, thủy sản, đến sản
xuất tiểu thủ công nghiệp. Theo
học ngành này, bạn sẽ tiếp cận
với các phương pháp trong
công tác xây dựng nông thôn và
kinh doanh nông nghiệp, hướng
dẫn người dân nông thôn sản
xuất hiệu quả.
- Những đổi mới trong chính sách
của Nhà nước đã và đang có tác
động tích cực tới sự phát triển
ngành thủy sản: nghề cá ngày càng
được chú trọng, khai thác gắn với
bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ
quyền vùng biển, hải đảo.
- Hiện nay, nhiều loại thủy sản trở


và phân bố thành đối tượng nuôi trồng nhưng
ngành thủy sản quan trọng hơn cả là tôm. Nghề
nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật
nuôi tôm được cải tiến bán thâm
canh và thâm canh cơng nghiệp. Vì
vậy, địi hỏi phải có kiến thức và kĩ
thuật trong nuôi trồng (giới thiệu
lại ngành nông nghiệp học ở phần
- Lâm nghiệp ở bài 21).
nước ta có vai
- Giáo dục cho học sinh thấy được:
trị quan trọng

lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong
về mặt kinh tế,
cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng
sinh thái
lãnh thổ. Các hoạt động lâm nghiệp
bao gồm: trồng rừng, khoanh nuôi
và bảo vệ rừng, khai thác, chế biến
gỗ và lâm sản.
- Một số nghề như: Kĩ sư lâm sinh
thiết kế, lập kế hoạch sản xuất,
trồng và chăm sóc, ni dưỡng
rừng; Kĩ sư chế biến lâm sản; Nhà
thiết kế sản phẩm mộc và nội thất;
Nhà thiết kế cảnh quan công viên,
công sở, khu đô thị, khu công
nghiệp; Cán bộ kiểm lâm kiểm tra,
kiểm sốt việc khai thác, vận chuyển,
bn bán lâm sản và bảo vệ rừng.
Bài 26.
- Cơ cấu ngành - Giáo dục cho học sinh thấy được
nghiệp sự cần thiết của năng lượng trong
Cơ cấu ngành công công
nước ta hiện sản xuất cũng như trong sinh hoạt,
nghiệp
nay đang nổi nhu cầu cung cấp, lắp đặt, sửa chữa
lên một số từ thành thị cho đến nông thôn vùng
ngành
trọng xa hẻo lánh ngày càng cao. Đặc biệt
điểm, có thế là sự phát triển các mặt hàng đồ
mạnh lâu dài, điện ngày càng nhiều. Vì vậy các

Bài 27.
mang lại hiệu nghề thuộc ngành này cũng đa dạng
Vấn đề phát
quả cao về kinh như:
triển một số
tế- xã hội:
+ Ngành than có kĩ sư khai thác mỏ
ngành công
- Công nghiệp than lộ thiên
năng lượng; Chế + Ngành điện có nghề thợ lắp máy
nghiệp trọng
biến lương thực điện – Nghề thợ điện vận hành
điểm


thực phẩm; dệt may; hóa chất;
vật liệu xây
dựng ; cơ khí ;
điện tử…

Bài 30. Vấn đề - Mạng lưới
phát triển
giao thơng vận
tải của nước ta
ngành giao
phát triển khá
thơng vận tải
tồn diện, gồm
và thơng tin
nhiều loại hình

liên lạc.
vận tải khác
nhau:
Đường
bộ, đường sắt,
đường
sông,
đường biển, hàng
không, đường
ống.

đường dây và trạm biến áp; Nghề
điện dân dụng
+ Ngành dầu khí có; Kỹ sư và kỹ
thuật viên thực hành; Kỹ sư lọc hóa
dầu; Kỹ sư khoan, khai thác dầu
khí.
- Q trình cơng nghiệp hóa và hội
nhập quốc tế: Nhu cầu về cơ sở hạ
tầng về các cơng trình xí nghiệp,
nhà máy, nhà ở, đường giao thơng,
các cơng trình cơng cộng khác,..
ngày càng phát triển, nhu cầu xây
dựng ngày càng phát triển.
- Một số nghề trong ngành xây
dựng: Giám sát thi cơng cơng trình;
Kiểm định chất lượng xây dựng;
Thiết kế nội thất; Chuyên viên dự
án xây dựng…
Trong công nghiệp: chế biến lương

thực thực phẩm xuất khẩu cũng như
các mặt hàng công nghiệp nhẹ như
dệt may mặt…Các nghề của ngành
này phù hợp với lao động nữ. Các
ngành cơ khí, điện tử tạo ra các
cơng cụ sản xuất và sửa chữa,.. các
nghề này đa dạng phù hợp cho lao
động là nam.
- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và
nhu cầu đi lại của nhân dân ngày
càng cao. Vì vậy, ngành giao thông
vận tải ngày càng phát triển, xây
dựng, nâng cấp các hệ thống cầu
đường là nhu cấp thiết, nên ngành
này hiện nay rất phát triển. nhu cầu
đó đã tạo ra rất nhiều nghề như: cơ
khí giao thơng, xây dựng các cơng
trình giao thơng, kinh tế giao thơng,
tài xế lái xe các loại, Phi công lái
máy bay dân dụng, nhân viên phục
vụ ở các bến tàu, ga, sân bay…


Bài 31.
Vấn đề phát
triển thương
mại, du lịch

-Tình hình phát
triển và các

trung tâm du
lịch. Các trung
tâm du lịch lớn
nhất nước ta
gồm: Hà Nội,
Hồ Chí Minh,
Huế, Đà Nẵng
và 1 số trung
tâm du lịch
khác.

- Du lịch ngày càng phát triển.
Nước ta đang xây dựng cơ sở vật
chất, hình thành các khu du lịch hấp
dẫn ở nhiều miền đất nước. Ngành
này cũng thu hút nhiều lao động
vào các nghề phục vụ như: Nghề
hướng dẫn viên du lịch, thư ký,
Nhân viên phục vụ các nhà hàng,
khách sạn: lễ tân, thu ngân, nấu
ăn,....


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình con
đường bước vào cuộc sống lao động thực sự. Hướng nghiệp tạo điều kiện cho
học sinh lựa chọn một trong nhiều con đường khác nhau. Trong nhà trường phổ
thông hướng nghiệp nhằm phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất nghề nghiệp
cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu nghề, trên cơ sở đó, giúp học sinh

đánh giá được bản thân để tự định hướng cho mình đi vào những lĩnh vực nghề
nghiệp thích hợp mà xã hội yêu cầu.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng có nhiệm vụ: giáo dục
thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với
một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm
hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích,
hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học
sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần. Bởi vậy, vấn đề giáo dục hướng
nghiệp hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu
giáo dục.
Cùng với nhiệm vụ đó là bối cảnh cách mạng cơng nghệ 4.0 đang phát
triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, đã và đang đi vào đời sống làm biến
đổi cả thế giới. Thậm chí một số thành phố lớn của nước ta, cách mạng công
nghệ 4.0 đã đi vào các nhà máy xí nghiệp đã tạo nên những biến động lớn lao
làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế và biến động sâu sắc đến thị trường việc làm tạo
ra những cơ hội và thách thức về nghề nghiệp mới.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, công tác giáo dục hướng nghiệp chưa phát
huy hết việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào các mơn học có liên quan ở các
trường trung học phổ thơng. Mơn Địa lí là mơn học có rất nhiều nội dung và
hoạt động để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên, đa số các trường
vẫn chưa coi trọng. Có một số ít trường quan tâm thực hiện nhưng hình thức, nội
dung nghèo nàn kém hiệu quả giáo dục. Đa số giáo viên rất lúng túng trong quá
trình thực hiện chương trình hướng nghiệp. Với những lí do trên, tơi mạnh dạn
chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
thơng qua tổ chức hoạt động ngoại khóa mơn Địa lí ” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu những biến động về nghề nghiệp, sự dịch
chuyển về cơ cấu nghành nghề trước tác động của cách mạng công nghệ 4.0,
những yếu tố căn bản làm cơ sở để định hướng nghề nghiệp để giúp cho học
sinh lớp 12 có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn, toàn diện về nghề nghiệp tương lai từ

đó đi đến những lựa chọn và quyết định của mỗi cá nhân trong việc chọn nghề
để sống được với nghề và phát triển nghề nghiệp của mình suốt đời.
- Xác định được các nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thơng qua hoạt động ngoại khóa địa lí để
thích ứng được với cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đang chi phối cả thế giới hiện
1


nay. Qua đó, nhằm giúp học sinh hiểu thêm về các ngành nghề và góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Ở đề tài này, tôi xác định đối tượng nghiên cứu là các vấn đề
- Chương trình địa lí lớp 12 những nội dung có thể lồng ghép với giáo dục
hướng nghiệp.
- Cách mạng công nghệ 4.0 và những tác động của nó đối với thị trường
lao động và việc làm.
- Hình thức hoạt động ngoại khóa- trị chơi Địa lí dành cho giáo dục
hướng nghiệp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Trong nhóm này tơi sử dụng
chủ yếu các phương pháp sau.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân loại hệ thống hóa.
+ Phương pháp lịch sử.
Tơi sử dụng các phương pháp trên theo hướng thu thập tài liệu, giáo trình,
sách báo… có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đọc, xử lí, phân tích, tổng hợp,
phân loại tài liệu đã thu thập được để viết đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp khảo sát điều tra.
Sử dụng cả hai hình thức điều tra: phỏng vấn đối tượng HS lớp 12, phụ
huynh và điều tra bằng an két: dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận sẵn

trên giấy dành cho các đối tượng học sinh lớp 12 để từ đó có cái nhìn khách
quan và tồn diện về vấn đề, tìm hiểu những hiểu biết và thái độ của các đối
tượng điều tra về vấn đề hướng nghiệp.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.
+ Phương pháp thực nghiệm.
Sử dụng phương pháp bằng cách xây dựng một số nội dung giáo dục
hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa địa lí - trị chơi địa lí. Tiến hành tổ
chức thực nghiệm trên một số lớp 12 ở trường. Sau đó kiểm tra kết quả thực
nghiệm, rút ra nhận xét.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến của việc hướng nghiệp cho học sinh
thơng qua hoạt động ngoại khóa mơn địa lí.
2.1.1. Giáo dục hướng nghiệp.
- Khái niệm hướng nghiệp.
+ Là hệ thống các biện pháp giúp cho con người lựa chọn và xác định
nghề nghiệp của bản thân trong cuộc sống tương lai trên cơ sở kết hợp nguyện
vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu xã hội.
+ Do tình hình nghề và việc làm hiện nay thường xuyên thay đổi cho nên
hoạt động hướng nghiệp khơng cịn giới hạn ở trường phổ thông mà cần thiết
mở rộng cho các tầng lớp dân cư khác nhau. Trên nhiều bình diện khác nhau.
- Khái niệm giáo dục hướng nghiệp.
+ Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được hiểu như là
một bộ phận của quá trình giáo dục. Hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường tiến hành
việc giáo dục về văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, lao động phải
đồng thời cung cấp cho học sinh nắm được.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ

thông .
- Chức năng.
+ Hướng nghiệp là công việc xác lập sự phù hợp nghề của từng con người
cụ thể trên cơ sở nghiên cứu mối tương quan giữa những phẩm chất, đặc điểm
tâm sinh lí của con người. Trong cơng tác giáo dục, chúng ta có thể hiểu hướng
nghiệp ở khía cạnh khác. Hướng nghiệp là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào
cuộc sống lao động nghề nghiệp. Trong q trình đó, phải hình thành ở các em sự
sẵn sàng tâm lí đi vào lao động sản xuất trong một nghề cụ thể. Sự sẵn sàng tâm lí
được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như: đạo đức, tri thức, tình cảm, tư
tưởng, bắt kịp các xu thế thay đổi trên thế giới đặc biệt trong giai đoạn cách mạng
công nghệ 4.0 hiện nay.
+ Chuẩn bị cho các em năng lực lao động, tiếp thu kĩ thuật sản xuất,
chuẩn bị về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, về tình cảm gắn bó với nghề....
- Nhiệm vụ.
+ Một là, hình thành ở học sinh những biểu tượng đúng đắn về những nghề
cần phát triển, phù hợp xu thế chung của nước ta nói chung, địa phương nói
riêng.
+ Hai là, hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp. Người làm hướng
nghiệp sẽ hướng sự phát triển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những
nghề có thể tồn tại, phát triển tốt và phù hợp với sở thích.
+ Ba là, giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng. Vì
vậy, trong quá trình hướng nghiệp, phải tạo điều kiện cho học sinh hình thành
được năng lực tương ứng và có hứng thú với nghề mà mình đã chọn.
+ Bốn là, giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng người
lao động thuộc các ngành nghề khác nhau và ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công
3


2.1.3. Hoạt động ngoại khóa.
- Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng quy định bắt

buộc trong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một
số hay số đông học sinh có hứng thú, u thích bộ mơn và ham muốn tìm tịi,
sáng tạo các nội dung học tập địa lí, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Như chúng ta đã biết việc hướng nghiệp cho học sinh theo cách thông
thường bằng các buổi học hướng nghiệp với kiến thức lí thuyết thì học sinh cảm
thấy nội dung hướng nghiệp rất khơ khan, khó lĩnh hội khơng hứng thú, việc ghi
nhớ tiếp thu rất mệt mỏi, dẫn đến các em thấy nản khơng muốn tham gia. Thay
vì đó nếu chúng ta thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo hoạt động ngoại khóa
thì học sinh cảm thấy được chủ động lĩnh hội kiến thức, tích cực tự giác hứng
thú tham gia trên cơ sở đó có thể phát huy được năng khiếu, sở trường. Riêng
đối với đặc thù của môn địa lí hoạt động ngoại khóa càng có ý nghĩa quan trọng
và rất thuận lợi trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
+ Hoạt động ngoại khóa có nội dung, chủ đề quan trọng hỗ trợ cho nội
dung học chính khóa.
+ Hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa làm sâu, phong phú tồn diện tri thức
địa lí mà học sinh đã học.
- Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa qua mơn địa lí: Tổ chức câu
lạc bộ địa lí, trị chơi địa lí, đọc và kể chuyện địa lí, tổ chức các buổi liên hoan
văn nghệ địa lí, tổ chức triễn lãm, tổ chức các cuộc cắm trại, du lịch....
2.2. Thực trạng của việc hướng nghiệp cho học sinh thơng qua hoạt động
ngoại khóa mơn địa lí.
- Giáo dục hướng nghiệp hiện nay theo định hướng của đa số phu huynh ở
địa phương là cho con em đi xuất khẩu lao động hoặc đi du học trá hình để lao
động kiếm sống. Tuy nhiên, phần lớn họ khơng tìm được việc, việc làm không
ổn định, thu nhập không đủ chi trả các chi phí, hoặc kết thúc du học, trở về Việt
Nam cũng khơng tìm được việc làm.
- Thực tế giáo dục hướng nghiệp hiện nay đặc biệt hướng nghiệp trong
thời đại cách mạng công nghệ 4.0 là vấn đề hêt sức thiết thực và cấp bách,
nhưng không phải ai cũng nhận thức được, thậm chí kể cả đối với giáo viên vì
với việc hướng nghiệp đơn thuận bằng môn học hướng nghiệp làm cho giáo viên

thấy khô khan, không hứng thú trong việc dạy.
- Bản thân trong trường phổ thơng cũng như đối với mơn địa lí chưa ai
nghĩ rằng hoạt động ngoại khóa có tác dụng đối với vấn đề hướng nghiệp đặc
biệt là thông qua việc tổ chức bằng các trò chơi.
- Để bảo đảm cho việc đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh 12 trung học phổ thông thông qua các hoạt động ngoại khóa địa lí, tơi
đã tiến hành điều tra tại trường mình làm việc bằng hình thức hỏi đáp học sinh
khối 12.
Bảng: Kết quả tỉ lệ phần trăm (%) giáo viên chọn mục đích của giáo dục
hướng nghiệp.
4


Mục đích hướng nghiệp

Số GV Tỷ lệ
chọn
%

1. Hướng nghiệp là chủ yếu hướng tới việc định hướng
chọn nghề trong tương lai của thanh niên.

8

30,8
%

2. Hướng nghiệp là chủ yếu hướng tới việc định hướng chọn
nghề trong tương lai của thanh niên.


3

11,5
%

3. Làm cho cá nhân đó hiểu giá trị của nghề và tìm thấy hạnh
phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đó.

3

11,5
%

4. Hình thành hứng thú, say mê nghề và tâm nguyện cống
hiến cuộc đời cho nghề đã chọn

7

27,0
%

5. Hướng nghiệp là làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm lẽ
sống

5

19,2
%

6. Hướng nghiệp là làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm

phương tiện kiếm sống.

0

0%

- Về hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp:
Tại hầu hết các trường THPT hiện nay, học 12 bao giờ cũng được nhà trường
tạo mọi điều kiện để tốt nghiệp. Khâu tổ chức hướng nghiệp thì khơng phải
trường nào cũng làm được.
- Về hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại
khóa địa lí: Có 88,6% giáo viên cho rằng: hình thức Trị chơi địa lí phù hợp cho
việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên giáo dục hướng nghiệp qua môn
địa lí là một vấn đề cực kì hiếm. Khi đặt vấn đề nhà trường yêu cầu tổ chức
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 qua hoạt động ngoại khóa địa lí, số giáo
viên thích và rất thích hoạt động này chiếm 36,2%, số giáo viên còn ngần ngại
với hoạt động này chiếm 63,8%.
- Về đề xuất tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức nghề nghiệp cho
HS, các GV được điều tra cho rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cịn gặp
khó khăn là: kinh phí, thời gian, khó thiết kế nội dung và khó lựa chọn hình thức
phù hợp nội dung (84,6%). Vì vậy, để tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh qua tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí được tốt cần phải có các điều kiện:
Kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất và khâu tổ chức.
- Nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp. Qua kết quả điều tra
có đến 76,9% ý kiến học sinh cần có nhu cầu hướng nghiệp trước khi chọn nghề
cho tương lai. Lí do cần nhu cầu này ở các em lại khác nhau có em muốn biết
nhu cầu của nghề và nhu cầu của xã hội, có em lại muốn biết hiện nay nước ta
có những ngành nghề nào hoặc biết ngành, nghề nào đang “hot” nhất hiện nay…
Sự hiểu biết về ngành nghề trong xã hội của các em còn rất kém, thậm chí khơng
biết gì cả. Mặc dù sắp rời ghế nhà trường để bước vào ngưỡng cửa cuộc đời

nhưng các em còn mơ hồ trước việc chọn nghề cho tương lai và thậm chí khơng
5


quan tâm đến nghề (71,6%). Có rất nhiều học sinh cịn khó khăn trong việc chọn
nghề. Vì vậy, số học sinh cần nhu cầu tổ chức hướng nghiệp từ phía nhà trường
(67,2%). Tuy nhiên việc này đối với nhà trường hiện nay cịn rất hạn chế. Có
trường quan tâm nhưng chưa đúng mức (74,6%). Có trường khơng quan tâm
(7,4%).
- Mơn địa lí là mơn nói nhiều về ngành, nghề nhất (70,1%), nhưng thực tế
đa số học sinh vẫn chưa có hứng thú khi học môn này, rất nhiều học sinh coi
mơn địa lí là mơn học phụ. Điều này chứng tỏ rằng: giáo viên dạy mơn học này
chưa có phương pháp thích hợp để giúp các em hứng thú hơn và giúp các em
thấy được tầm quan trọng của môn học.
- Phần lớn giáo viên địa lí khơng tổ chức hoạt động ngoại khóa (78,4%).
65,6% ý kiến muốn có hoạt động ngoại khóa địa lí để hướng nghiệp và sẽ tham
gia nhiệt tình.
Từ những thực trạng trên cho thấy thơng qua các mơn học, đặc biệt là
mơn địa lí thì việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 thông qua các hoạt
động ngoại khóa rất phù hợp và cần thiết. Giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp các
em hiểu biết sâu hơn về ngành, nghề trong xã hội trước khi chọn nghề nghiệp
cho bản thân.
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh lớp 12 thơng qua tổ chức hoạt động ngoại khóa mơn Địa lí.
* Biện pháp chung.
- Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa địa lí 12 THPT, có thể xác
định được một số nội dung giáo dục hướng nghiệp, từ đó giáo viên tích hợp vào
bài dạy: (xem bảng phụ lục 3: bảng 2.3)
- Nội dung giáo dục hướng nghiệp qua chương trình địa lí 12 có thể khái
qt lại những vấn đề cơ bản sau:

+ Định hướng phát triển các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.
+ Sự đa dạng cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+Triển vọng phát triển của một số ngành hiện nay như: phát triển nơng
nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp xây dựng, công nghiệp năng lượng…
+ Giáo viên lồng ghép, tích hợp các nội dung hướng nghiệp vào các nội
dung có liên quan tự nhiên, nhẹ nhàng, khơng gượng ép.
- Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thơng qua trị
chơi địa lí.
+ Giáo viên phải chuẩn bị và giao nhiệm vụ trước để học sinh chuẩn bị về
nội dung và đồ dùng nếu có.
+ Giáo viên phải tìm hiểu và nắm bắt về xu hướng và nhu cầu nghề
nghiệp của xã hội đang diễn ra.
+ Tổ chức trị chơi phải có nội dung cuốn hút, có sự hợp tác, các học sinh
được tham gia và thể hiện quan điểm và nhìn nhận của bản thân.
+ Lựa chọn địa điểm để tổ chức trò chơi phải phù hợp, có khơng gian
(phịng học bộ mơn) và uản lí tốt học sinh.
6


+ Phối kết hợp với Đoàn trường lồng ghép và giáo dục hướng nghiệp thơng qua
các buổi ngoại khóa
*Ví dụ cụ thể: Thiết kế minh họa trị chơi địa lí có giáo dục hướng
nghiệp.
Trị chơi 1: Thử Tài Chọn Nghề.
- Chuẩn bị.
+ Báo trước (khoảng 2, 3 ngày trước khi tổ chức trò chơi) cho hai đội
tham gia trò chơi biết nội dung của trị chơi có liên quan đến ngành nông nghiệp
và nghề làm vườn để học sinh chuẩn bị tham gia trò chơi.
+ Soạn câu hỏi thuộc kiến thức địa lí đã học ở bài 21: Đặc điểm nền nơng
nghiệp nước ta (SGK Địa lí 12).

+ Soạn câu hỏi về nghề làm vườn (vòng 2).
+ Viết sẵn các phương án trả lời của các câu hỏi ở vòng 1 và vòng 2 vào
hai tấm bảng nhỏ (60x80cm).
+ Giấy, viết, đồng hồ tính giờ, phần thưởng là kẹo bánh hoặc sách, vở…..
- Mục tiêu của trò chơi.
+ Học sinh củng cố lại kiến thức về đặc điểm và định hướng phát triển
nền nông nghiệp nước ta ở bài 21, Địa lí 12.
+ Biết được nhu cầu và điều kiện của nghề làm vườn và nghề này có thể
tồn tại trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không?
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phán đoán, suy luận.
- Người tham gia.
+ Giáo viên đóng vai trị cố vấn.
+ Học sinh tham gia trò chơi, chia làm hai đội, đội A và đội B (mỗi đội 5
người).
+ Cử một học sinh dẫn chương trình .
+ Một học sinh làm giám khảo.
- Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng 60 phút.
- Địa điểm: phòng học.
- Tiến hành:
Vòng 1: Khởi động
+ Dẫn chương trình giới thiệu khái qt trị chơi, các thành viên tham gia
đóng vai trong trị chơi và hướng dẫn luật chơi….
+ Trong 10 câu hỏi của vòng 1, dẫn chương trình đọc lần lượt: câu 1 cho
đội A, câu 2 cho đội B… cứ như vậy cho đến hết.
+ Giám khảo ghi nhận lại đáp án, để đánh giá kết quả hai đội.
+ Sau khi kết thúc vòng 1, giáo viên sẽ giải thích các câu thí sinh đã trả
lời sai.
+ Giám khảo công bố điểm số cả hai đội ghi được ở vòng 1.
Vòng 2: Thử tài chọn nghề làm vườn
+ Đội thắng cuộc ở vòng 1 cử một bạn ra thử tài

7


+ Dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, thí sinh dự thi nhìn vào bảng có ghi
sẵn các phương án trả lời để lựa chọn đáp án (có những câu khơng có phương án
lựa chọn thí sinh phải tự trả lời)
+ Giám khảo ghi nhận lại đáp án, để đánh giá kết quả.
+ Giáo viên sẽ giải thích các câu thí sinh đã trả lời sai sau khi kết thúc
vịng 2.
+ Giám khảo công bố điểm số, nếu đúng được 8/ 10 câu là đạt yêu cầu.
- Luật chơi:
+ Khi bắt đầu thi cả hai đội không được mở bất cứ tài liệu nào, khơng
được nhắc nhở thí sinh dự thi dưới mọi hình thức, nếu đội nào phạm qui bị trừ
1điểm/lần.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm/ câu.
+ Mỗi câu hỏi, thí sinh vừa suy nghĩ vừa trả lời trong vòng 30 giây.
+ Sau khi đọc xong câu hỏi dẫn chương trình hơ “hết” và bấm đồng hồ
tính giờ, hết 30 giây dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi kế tiếp cho đội kia.(vòng
1)
+ Đội nào cao điểm hơn ở vòng 1 sẽ được vào vòng 2, nếu điểm số bằng
nhau thì cả hai đội đều vào thi vòng 2.
Vòng 1: khởi động
Câu 1: (1điểm) Xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay:
Câu 2: (1 điểm) Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta hiện nay là:
Câu 3: Điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nơng nghiệp là:
Câu 4: Mục đích của việc sản xuất nông nghiệp của nước ta là:
Câu 5: Triển vọng phát triển của nền nông nghiệp nước ta trong thời đại cách
mạng công nghệ 4.0.
Câu 6: (1điểm) Nhà nước chú trọng phát triển nơng nghiệp hàng hóa điều này
mang đến lợi ích gì cho người dân?

Câu 7: Em hãy kể ít nhất 4 nghề thuộc lĩnh vực nơng nghiệp có thể tồn tại trong
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 (trừ nghề làm vườn, mỗi nghề được tính 0,25
điểm)?
Câu 8: Phát triển nơng nghiệp hàng hóa đã làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn
thay đổi như thế nào?
Câu 9: cho ví dụ về một số mơ hình nông- lâm- ngư nghiêp mang lại hiệu quả
kinh tế cao tại địa phương (tỉnh Thanh Hóa) mà em biết?
Câu 10: Nơng nghiệp hàng hóa ngày càng phát triển ở việc sản xuất?
Các phương án trả lời của các câu hỏi ở vịng 1.
Câu 1:
A. Đang giảm dần tỉ trọng, vì không đem lại lợi nhuận.
B. Tăng cường đầu tư nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản nhiệt
đới.
C. Cả a, b đều đúng.
D. Cả a, b đều sai.
8


Câu 2:
A. Nơng nghiệp hàng hóa.
B. Nơng nghiệp tự túc tự cấp.
C. Cả hai hình thức trên.
Câu 3:
A. Trình độ kĩ thuật và công nghiệp chế biến phát triển.
B. Điều kiện tự nhiên.
C. Nguồn lao động đông.
D. Tất cả các yếu tố
trên.
Câu 4:
A. Tạo ra nhiều hàng hóa cung cấp cho dân trong nước.

B. Xuất khẩu tạo ra nhiều lợi nhuận.
C. Cả hai ý trên.
Câu 5:
A. Chuyển dần từ nông nghiệp tự túc tự cấp sang nơng nghiệp hàng hóa.
B. Đẩy mạnh chun mơn hóa sản xuất các nơng sản xuất khẩu thu lợi nhuận.
C. Nông sản của nước ta sẽ được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.
D. Tạo thêm nhiều việc làm cho lao động phổ thông mà rôbốt không thể:
như theo dõi sự sinh trưởng, điều chỉnh sự thay đổi khi có sự khơng phù
hợp...
Câu 6:
A. Tạo ra nhiều nghề, giúp giải quyết được nguồn lao động đơng.
B. Làm cho bộ mặt nơng thơn nhanh chóng thay đổi.
C. Tất cả đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 7:
Chăn nuôi gia cầm, Nghề nuôi cá, Nghề trồng rừng, Chăn nuôi gia súc...)
Câu 8:
A. Từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
B. Từ phi nông nghiệp chuyển sang nông nghiệp.
C. Từ công nghiệp chuyển sang nông nghiệp.
Câu 9:
Kẹo lạc, chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), chiếu cói Nga Sơn, mia Kim Tân
(Thạch Thành), lợn nái làng Giáng (huyện Vĩnh Lộc)…………..
Câu 10:
A. Cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.
B. Cây công nghiệp.
C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D. Nuôi trồng thủy sản.
E. Tất cả các yếu tố trên
Lưu ý: Đáp án vòng 1 là các dòng được in nghiêng đậm trên các phương

án trả lời, khi viết trên bảng phải viết bình thường, tránh trường hợp lộ đáp án.
Vịng 2: Trả lời câu hỏi: Để biết mình có chọn được nghề làm vườn không,
bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:
Câu 1: Nghề làm vườn nằm trong mơ hình kinh tế nơng nghiệp nào? Viết tắt là
gì?
9


Câu 2: Bạn hãy kể ít nhất 3 cơng việc mà người làm vườn sẽ phải làm mà Rôbốt
không thể thay thế.
Câu 3: Lợi ích của nghề làm vườn là gì?
Câu 4: Có 3 người chọn nghề làm vườn với 3 lí do khác nhau sau, em hãy cho
biết lí do nào phù hợp nhất để chọn nghề này.
Câu 5: Bạn hãy chỉ ra yếu tố nào sau đây có thể khơng cần phải có khi chọn
nghề làm vườn.
Câu 6: Bạn hãy kể ít nhất 3 chứng bệnh mà người làm vườn không được mắc
phải.
Câu 7: Bạn hãy nghe gợi ý a,b,c và đoán xem người làm vườn phải chịu ảnh
hưởng thường xuyên của điều kiện lao động nào?
A. Điều kiện đó thuộc về tự nhiên.
B. Điều kiện đó thuộc ngành hóa chất
C. Địa điểm làm việc của họ là một khoảng không gian rất rộng.
Câu 8: Đối tượng lao động mà người làm vườn sẽ tiếp xúc là
Câu 9: Thích làm vườn cần phải giỏi mơn học nào nhất?
Câu 10: Bạn hãy cho biết một phương pháp tạo ra giống cây tốt và rút ngắn thời
gian cho thu hoạch của cây trồng.
Các phương án trả lời các câu hỏi ở vịng 2.
Câu 1: Mơ hình kinh tế Vườn –Ao – Chuồng, viết tắt VAC.
Câu 2: Theo dõi diễn biến sinh trưởng cây trồng vật nuôi, điều chỉnh môi
trường sống phù hợp, cắt tỉa sáng tạo.

Câu 3:
A. Giải quyết lương thực, thực phẩm tại chỗ.
B. Tăng thêm thu nhập.
C. Tạo việc làm cho người lao động.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4:
A. Có lịng u thiên nhiên và sức khỏe tốt.
B. Có nhu cầu tự túc lương thực tại chỗ.
C. Muốn nối nghiệp gia đình vì đã có sẵn đất đai.
Câu 5:
A. Phải có vóc dáng cao, to.
B. Có sức khỏe tốt, dẻo dai.
C. Chịu đựng được những thay đổi của của khí hậu và thời tiết.
D. Có mắt tinh tường và bàn tay khéo léo.
E. Có khả năng quan sát và óc thẫm mỹ.
Câu 6: Thấp khớp, thần kinh tọa, ngồi da,…
Câu 7:
A. Nắng, mưa, gió…..
B. Ngồi trời
C. Phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích…
Câu 8:
A. Các loại cây trồng.
B. Đất đai.
C. Các công cụ cày, cuốc, bừa…
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9 :
A. Môn văn.
B. Môn Địa.
C. Mơn Sinh.
D. Mơn hóa.

10


Câu 10: Ghép cây, chiết cành.
Lưu ý: Đáp án vòng 2 là các dòng được in nghiêng đậm trên các phương
án trả lời (có những câu khơng có phương án trả lời, yêu cầu tự trả lời). Khi viết
trên bảng phải viết bình thường, tránh trường hợp lộ đáp án.
* Sau khi cho học sinh chơi xong trò chơi 1, GV cần khắc sâu cho học
sinh:
- Nông nghiệp là ngành ra đời từ rất lâu đời nhưng dù nền kinh tế có phát
triển đến đâu thì vẫn là ngành có vai trị quan trọng và khơng thể thay thế.
- Trong những thập niên qua, tuy mức độ tăng trưởng của ngành nông
nghiệp tương đối cao nhưng vẫn không đáp ứng được vấn đề an ninh lương thực
toàn cầu. Dân số hiện nay khoảng 7,6 tỉ người song tỉ lệ dân thiếu đói 12%
khoảng 876 triệu người, dự kiến sẽ tăng lên 9,8 tỉ năm 2050 vì thế sản xuất
nơng nghiệp phải tăng 70% để đáp ứng nhu cầu vào thời điểm đó. Như vậy u
cầu cấp bách cho nền nơng nghiệp toàn cầu là phải gia tăng năng suất nhằm vừa
đảm bảo lương thực cho người thiếu đói, ngồi ra cịn sản xuất ra nhiều sản
phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao đề đáp ứng cho những người ăn ngon có
tính phịng trị bệnh tồn cầu hiện nay và sẽ gia tăng đột biến trong tương lai
(Trích bài nơng nghiệp thông minh 4.0 báo Nhân Dân).
- Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 này với sự ra đời của nền nơng
nghiệp thơng minh; rất nhiều ngành nơng nghiệp vẫn có thể tạo ra cơ hội tìm
kiếm việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra thu nhập cho người lao
động có trình độ phổ thơng và lao động qua đào tạo chuyên nghiệp để người lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ sống được với nghề mà cịn có thể
làm giàu từ nghề. Cụ thể một số nghề gợi ý như sau:
+ Kỹ sư công nghệ sinh học cao.
+ Kỹ sư ngành trồng trọt, chăn nuôi.
+ Kỹ sư lâm nghiệp, kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản.

+ Nghề ni cá, ni gia cầm, nghề trồng rừng….
Trị chơi 2: Trò chơi chung sức:
+ Trò chơi gồm 5 câu hỏi và những câu hỏi có đáp án đã được hỏi qua 70
người, số người đồng tình với đáp án nào thì cũng chính là số điểm của đáp án
đó.
+ Mỗi đội có 5 người để chơi, mỗi người trong đội trả lời 1 câu hỏi trong
vòng 5 giây. Lần lượt từ người thứ 1 đến người thứ 5.
+ Trong quá trình đội A trả lời thì đội B cũng bị cách li, khơng nghe,
khơng biết gì qua các câu hỏi mà đội A đang chơi và đội B cũng bắt đầu như đội
A.
+ Tổng điểm của hai đội, nếu đội nào điểm cao hơn là đội chiến thắng.
Nội dung trị chơi chung sức:
Câu 1: Mơn học mà học sinh khó học thuộc nhất?
Anh văn.
Lịch sử.
Cơng dân.
Sinh học. Văn học. Địa lí.
Câu 2: Những người yêu thích thiên nhiên thường thích mơn học nào nhất?
11


Sinh học.
Văn học.
Kĩ thuật nơng nghiệp.
Địa lí.
Câu 3: Bạn hãy kể một nghề phù hợp với bạn nam.
Điện tử.
Sửa xe honda.
Lái xe.
Thợ điện.

Cơ khí.
Kiến trúc sư.
Câu 4: Để tiến hành sản xuất nơng nghiệp người ta cần có gì?
Đất.
Cây trồng, vật ni.
Máy móc.
Vốn. Nước.
Phân bón.
Câu 5: Bạn hãy cho biết mục đích sản xuất nơng nghiệp là gì?
Cung cấp lương thực, thực phẩm.
Giải quyết việc làm.
Xuất khẩu nông sản .
Tăng thêm thu nhập.
Lưu ý: nếu câu trả lời khơng có trong đáp án coi như bạn bị điểm 0
(không).
Khám phá ô chữ:
+ Ô chữ gồm 11 hàng ngang, mỗi hàng có một kí tự chìa khóa, các kí tự
của 11 hàng tạo thành một cụm từ chìa khóa.
+ Nội dung ô chữ liên quan đến lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Đoán đúng mỗi hàng: 20 điểm.
+ Đoán đúng từ chìa khóa: 50 điểm.
Mỗi đội sẽ chọn một hàng ngang để trả lời, nếu sau lần gợi ý thứ hai
khơng trả lời được thì đội khác có quyền trả lời (+10 điểm).
+ Được quyền đốn từ chìa khóa bất kì lúc nào, đốn sai sẽ bị loại khỏi
vịng chơi.
Nội dung khám phá ô chữ: Mỗi hàng của ô chữ có hai gợi ý, gợi ý thứ
nhất: 20 điểm, gợi ý thứ hai chỉ còn 10 điểm.

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Y Ê U T H
T R
B Ã I T
C
N Ô N G N G H I Ệ

Ô chữ
I Ê N
A N G
T H
R I Ề
 Y L
P H À

N
T

U
Ư
N


H I Ê N
R Ạ I
I T I Ế T
Ơ N G T H Ự C
G H Ó A

R Ừ N G N G Ậ P M Ặ N
B Ả O V Ệ R Ừ N G
V Ư Ờ N C Â Y T R Á I
V Ư Ờ N A O C H U Ồ N G
X U Ấ T K H Ẩ U N Ơ N G S Ả N
GỢI Ý CỦA TRỊ CHƠI “ KHÁM PHÁ Ô CHỮ ”.
12


1. (13 ký tự) - Đây là một phẩm chất của những người thích đến với các nghề
thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp…
2. (9 ký tự) - Đây là một trong những hình thức chăn ni cơng nghiệp.
- Nơi nuôi rất nhiều gia súc, gia cầm, chủ yếu cung cấp hàng hóa.
3. (8 ký tự) - Người lao động trong lĩnh nông nghiệp phải chịu đựng được sự
thay đổi của điều kiện tự nhiên này.
- Đây là một hiện tượng tự nhiên nói về mưa, nắng, nóng, lạnh.
4. (8 ký tự) - Đây là một khu vực ven bờ biển, thuận lợi cho việc nuôi thủy sản
nước lợ.
- Đây là dải đất thấp ven biển bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều
xuống.
5. (11 ký tự) - Cây này chủ yếu cung cấp tinh bột.
- Cây trồng chính ở các đồng bằng lớn của nước ta.
6. (17 ký tự) - Định hướng phát triển nông nghiệp của nhà nước hiện nay.

- Đây là hướng sản xuất nông nghiệp mà người dân quan tâm nhiều đến
thị trường tiêu thụ.
7. (11 ký tự) - Vùng ven biển có thể kết hợp ni thủy sản và bảo vệ mơi trường
sinh thái.
- Nơi có nhiều lồi cây đước, sú, vẹt,…
8. (9 ký tự) - Đây là một việc làm nhằm ngăn chặn những thiên tai như lũ lụt,
hạn hán…
- Đây là nhiệm vụ của cán bộ kiểm lâm.
9. (11 ký tự) - Ở Đồng bằng sông Cửu Long một số hộ nông dân đã phát triển du
lịch sinh thái dựa vào điều kiện này.
- Điều nổi tiếng của khu vực Lái thiêu – Bình dương.
10. (12 ký tự)- Đây là mơ hình kinh tế cung cấp rau, thịt, cá, trứng, sữa cho nhu
cầu hằng ngày của nhân dân.
- Mô hình này gọi tắt là: V - A – C.
11. (15 ký tự) - Nông nghiệp nước ta ngày càng thu nhiều ngoại tệ từ dịch vụ
này.
- Đưa gạo, cà phê, cao su, hoa quả,… ra nước ngoài gọi chung là dịch vụ
này.
Từ chìa khóa: “ NGHỀ LÀM VƯỜN ”.
* Giải thích thêm về ơ chữ.
1. u thiên nhiên: Đây là một trong những phẩm chất cần có của người
theo các nghề trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Vì hoạt động trong lĩnh
vực này thường xuyên tiếp xúc với động, thực vật và các loại thời tiết khác
nhau.
2. Trang trại: Đây là xu hướng nổi bật trong ngành chăn ni đang tiến
mạnh lên sản xuất hàng hóa, với số lượng lớn, ni theo hình thức cơng nghiệp.
3. Thời tiết: Là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nơng nghiệp, có thể
đem lại thuận lợi cho cây trồng, vật ni, khi mưa thuận gió hịa. Song, sự thay
13



đổi thất thường của thời tiết cũng làm cho dịch bệnh phát triển. Sự thay đổi của
khí hậu và thời tiết cũng ảnh hưởng đến người lao động, vì vậy yêu cầu của nghề
trong lĩnh vực này đối với người lao động là phải có sức khỏe tốt, dẻo dai.
4. Bãi triều: dải đất thấp ven biển. Bãi triều thường là nơi có đầm lầy
hoặc rừng ngập mặn, nơi đây là nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản như nuôi
tôm…
5. Cây lương thực: Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm
quan trọng đặc biệt, nhằm bảo đảm lương thực cho trên 80 triệu dân, cung cấp
thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng xuất khẩu. Việc bảo đảm an ninh lương
thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp (phát triển các loại cây trồng
khác).
6. Nơng nghiệp hàng hóa: Đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm
nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mục đích khơng
chỉ tạo ra nhiều nơng sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận.
7. Rừng ngập mặn: Rừng mọc ở các miền ven biển nhiệt đới và cận nhiệt
đới, trên những khu đất phù sa ngập nước thủy triều, gồm có những cây ưa mặn
như: vẹt, đước, trang, bần, sú, mấm…Rừng ngập mặn có tác dụng lớn trong việc
cố định phù sa do các sông ven biển đưa ra và xúc tuến quá trình bồi đắp các
châu thổ. Vì vậy nơi đây có thể kết hợp ni trồng thủy sản và trồng rừng để bảo
vệ môi trường sinh thái (nước ta có rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng ngập mặn ven
biển thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long…).
8. Bảo vệ rừng: Ở nước ta hiện nay rừng đã bị tàn phá nặng nề, mà hậu
quả của nó khơng thể lường trước được. Vì vậy, bảo vệ rừng là việc làm cấp
bách. Bảo vệ rừng có nhiều biện pháp khác nhau như trồng lại rừng, qui hoạch
các khu rừng nguyên sinh, ngăn chặn việc chặt phá rừng bừa bãi và khai thác có
hiệu quả.
9. Vườn cây trái: Đây là mơ hình kinh tế vườn, hiện nay một số vùng ở
ta rất nổi tiếng về vườn cây ăn trái như Lái Thiêu (Bình Dương), Tiền Giang,
Cần Thơ. Vườn cây trái không những mang lại lợi nhuận từ việc xuất khẩu mà

cịn có thể phát triển thành nơi du lịch sinh thái lý tưởng đối với du khách. Đến
đây du khách vừa thưởng thức trái cây, vừa nghỉ mát.
10. Vườn - ao - chuồng: là mơ hình kinh tế (V.A.C), đa dạng, phù hợp
với các vùng sinh thái, đã cung cấp phần chủ yếu các loại rau quả và một phần
đáng kể thịt, cá, trứng, sữa cho nhu cầu hằng ngày của nhân dân.
11. Xuất khẩu nông sản: Hiện nay nước ta đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp với mục đích hướng ra xuất khẩu, các nơng sản xuất khẩu chủ yếu là các
cây nhiệt đới như lúa gạo, cà phê, tiêu, cao su, hoa quả, …Việc xuất khẩu nông
sản đã mang lại lợi nhuận lớn, là động lực thúc đẩy q trình sản xuất của nhân
dân.
* Phân tích “Nghề LÀM VƯỜN ”.
Trong sự phát triển hiện nay đặc biệt trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0, nghề làm vườn đang là 1 nghề tiếp tục được phát triển mạnh mẽ,
được nhân dân tham gia đông đảo. Hội làm vườn có mạng lưới từ trung ương
đến địa phương. Hội thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, xuất bản
14


tài liệu sách báo hướng dẫn kĩ thuật trồng cây, phổ biến kinh nghiệm làm vườn
trên cả nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của nghề làm vườn.
Sự phát triển của kinh tế vườn (KTV) tạo ra sự chuyển dịch từ cơ cấu
kinh tế, cơ cấu xã hội và làm thay đổi đời sống văn hoá- xã hội, đồng thời vừa
tạo điều kiện, vừa yêu cầu xây dựng hạ tầng kinh tế, đẩy nhanh việc áp dụng
những thành tựu khoa học vào sản xuất, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực… làm giảm bớt những khó khăn và nguy cơ cho lãnh vực nơng nghiệp, nơng
thơn nói chung.
Trị chơi 3: Ai nhanh và chính xác hơn - Tìm thơng tin nghề.
- Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, chính xác, tinh thần đồng đội.
- Số lượng: hai đội, mỗi đội 5 nam, 5 nữ.
- Thời gian chơi: 5 phút.

- Vật dụng: hai cái giỏ, bóng, hai thanh gỗ làm sàn để bóng.
- Cách chơi: tại vạch xuất phát, mỗi đội chơi xếp thành một hàng nam, nữ
xen kẽ. Tại đây để một cái giỏ. Khi nghe tiếng còi xuất phát, người thứ nhất
chạy về phía sàn bóng, chọn quả bóng có thơng tin đúng theo thứ tự 1,2,3… của
đặc điểm hoạt động nghề ghi trên bảng, sau đó cầm chạy về bỏ vào giỏ của đội
mình (giỏ đặt cách sàn bóng 5m), rồi đánh vào tay người kế tiếp để người này
tiếp tục lộ trình, cứ thế cho đến hết thời gian của trị chơi.
- Luật chơi: bóng bị rơi ra ngoài phải nhặt vào trước khi người kế sau tiếp
tục, khi nghe còi báo hết giờ, nếu bóng cịn cầm trên tay khơng được tính điểm.
Sau thời gian 5 phút đội nào nhặt bóng có thơng tin đúng nhiều hơn: thắng cuộc.
- Nội dung: Tìm các thơng tin cho nghề “Kỹ sư xây dựng các cơng trình giao
thơng”.
Đặc điểm hoạt động của nghề
Thơng tin cần tìm (ghi trên banh)
1. Công việc của kỹ sư xây dựng 1. Thiết kế, giám sát, thi cơng xây
cơng trình giao thơng
dựng cơng trình.
2. Cơng cụ lao động
2. Máy vi tính, thước đo
3. Kĩ năng
3. Tính tốn, đọc hiểu các bản vẽ
4. Kiến thức
4. các phương pháp xây dựng
…………………
……………………………………….
* Qua trò chơi thứ 3: Công nghệ 4.0 là thời kỳ lên ngôi của các ngành
dịch vụ?
Trong những năm tới những ngành nghề sử dụng lao động trực tiếp sẽ
giảm dần, thay vào đó là những ngành nghề gián tiếp, chuyên gia có trình độ tin
học và cơng nghệ cao. Những lĩnh vực sử dụng lao động giản đơn ít tư duy như

nhân viên hành chính, nhân viên văn phịng…sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân
tạo. Lao động sẽ dần chuyển qua ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đời sống
của con người. Điều này thể hiện đúng quy luật phát triển của xã hội, khi những
lao động phổ thông, đơn giản và nguyên tắc rập khuôn dần thay thế bằng cơng
nghệ, máy móc và trí tuệ nhân tạo.
15


×