Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 bằng việc giáo dục môi trường thông qua môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10 BẰNG VIỆC GIÁO
DỤC MƠI TRƯỜNG THƠNG QUA MƠN HĨA HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu……………………………………………………………………….2
1.1 Lí do chọn đề tài .............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...…….3
1.5. Những điểm mới của SKKN..........................................................................3
2. Nội dung ..........................................................................................................3
1.2. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................... 3
2.2. Thực trạng việc lồng ghép giáo dục môi trường thơng qua mơn Hóa học....5
2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài……………………………….....6
2.4. Kết quả đạt được..........................................................................................15


3. Kết luận và kiến nghị....................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................17
Tài liệu tham khảo.............................................................................................18
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng SKKN Ngành GD
huyện, tỉnh và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.............................18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trên con đường đổi mới toàn diện xây dựng một đất nước
cơng nghiệp hố, hiện đại hố với mục tiêu sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ
bản trở thành nước công nghiệp, nông nghiệp hiện đại ứng dụng khoa học tiên
tiến có chính xác có hiệu quả cao và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Cuộc sống
con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Thế
nhưng, bên cạnh sự tiến bộ đó, hiện nay ơ nhiễm mơi trường đang xảy ra trên
quy mơ tồn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trên Trái Đất. Do đó, vấn đề
bảo vệ mơi trường là vấn đề chung của nhân loại.
Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường được xem là
một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ mơi trường có hiệu quả cao. Đối
với học sinh phổ thông việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường là rất cần
thiết. Đặc biệt là với học sinh thành phố biển du lịch như thành phố Sầm Sơn –
Thanh Hóa. Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng,
gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn
hóa. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, môi trường của
thành phố đang bị ô nhiễm bởi một lượng lớn rác thải do hiện
tượng quá tải khách du lịch vào mùa cao điểm. Trên thực tế tại địa
phương tôi nhận thấy ý thức của người dân nói chung và học sinh trường THPT

Nguyễn Thị Lợi nói riêng về bảo vệ mơi trường chưa cao, chưa có ý thức giữ
gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường chung. Cần phải trang bị cho học sinh
một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả
năng cảm thụ, đánh giá về vẻ đẹp của nền tảng đạo lý mơi trường, vẻ đẹp của
biển. Qua đó cũng phát huy tính tích cực, tự giác, tạo hứng thú học tập cho các
em. Thế nhưng, hiện nay phần lớn giáo viên chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức
cơ bản chứ chưa chú ý đến việc giáo dục môi trường cho học sinh. Do vậy, vấn
đề đặt ra là phải đưa giáo dục môi trường vào việc giảng dạy ở các trường phổ
thông. Nội dung giáo dục môi trường (GDMT) ở nước ta tập trung chủ yếu vào
các mơn học có liên quan đến mơi trường như địa lí, sinh học, hóa học, kĩ thuật
nơng nghiệp. Mơn hóa học ở trường phổ thơng có nhiều điều kiện thuận lợi để
giáo dục mơi trường cho HS. Kiến thức GDMT là những kiến thức bảo vệ mơi
trường được khai thác ở chính bài học trong sách giáo khoa. Với đặc điểm của
hệ thống kiến thức GDMT như vậy, việc đưa kiến thức GDMT vào mơn học
thn lợi là hình thức lồng ghép và tích hợp.
Từ những vấn đề trên đây, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phát huy
tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 bằng việc giáo dục
mơi trường thơng qua mơn Hóa học ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài này sẽ giúp học sinh có ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền
vững của trái đất, một khả năng cảm thụ, đánh giá về vẻ đẹp của nền tảng đạo lý
môi trường và thể hiện bằng những hành động tích cực góp phần bảo vệ mơi

3


trường. Trên cơ sở đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực, hứng thú với
mơn học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp giáo dục môi trường đặc biệt là

phương pháp môđun để thiết kế 1 số mô đun GDMT khai thác từ SGK hóa học
lớp 10.
- Áp dụng các phương pháp đó giảng dạy các lớp khối 10. Bản thân tôi đã áp
dụng phương pháp này đối với học sinh lớp 10G, 10V trường THPT Nguyễn
Thị Lợi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài này bản thân tơi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu:
- Tìm hiểu một số tài liệu, sách, báo, tạp chí trên tồn quốc, tìm hiểu tài liệu trên
mạng internet.
- Phương pháp tổng hợp nêu vấn đề.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các đồng nghiệp có tâm huyết đã giảng dạy lâu năm
trong nghề dạy học.
- Tìm hiểu thực tế trên các lớp dạy, so sánh và đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê các kết quả thu được.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Đề tài này được phát triển từ đề tài “Thiết kế một số môđun giáo dục môi
trường khai thác từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 – cơ bản”. Đề tài chỉ ra thêm
nhiều phương pháp giáo dục môi trường thông qua mơn hóa học, các biện pháp
nâng cao hiệu quả việc sử dụng môđun giáo dục môi trường nhằm phát huy tính
tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh có ý thức và hành
động thiết thực bảo vệ môi trường ở trường học, địa phương, góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ mơi trường chung của nhân loại.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP MÔĐUN GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG1
2.1.1. Ý nghĩa của việc đưa giáo dục môi trường vào trường học
Giáo dục môi trường (GDMT) có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm thực
hiện chiến lược tồn cầu bảo vệ trái đất “cái nơi” của nhân loại, để đảm bảo cho
sự phát triển bền vững. Ở bất kì quốc gia nào, số lượng giáo viên và học sinh cũng

chiếm tỉ lệ cao. Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm
vụ GDMT [7].
2.1.2. Phương thức đưa giáo dục môi trường vào mơn hóa học
a) Xác định hệ thống kiến thức giáo dục mơi trường trong mơn hóa học
Hệ thống kiến thức GDMT qua mơn hóa học được thể hiện ở những phần sau:
- Phần đại cương: Bao gồm những tri thức và các khái niệm, các hiện tượng, các
quá trình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường.
4


- Phần nội dung ơ nhiễm mơi trường: Phân tích được bản chất hóa học của sự ơ
nhiễm khơng khí, nước, đất. Bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng
tầng ozon, khói quang hóa, mưa axit. Hiệu ứng hóa sinh của NOx, H2S, SOx...
Các kim loại nặng và một số độc tố khác, tác động của chúng tới môi trường...
Sự vận dụng các nguyên tắc, phương pháp hóa học để xử lí các loại ơ nhiễm [6].
- Một số nội dung về: Đơ thị hóa và mơi trường, một số vấn đề tồn cầu (trái đất
nóng lên, suy giảm tầng ozon, Elnino, Lanina...), suy giảm sự đa dạng sinh học,
dân số môi trường và sự phát triển bền vững, các biện pháp bảo vệ môi trường,
luật bảo vệ mơi trường, chủ trương chính sách của Đảng – nhà nước về bảo vệ
môi trường ...
Chúng ta đã biết, nội dung GDMT gắn liền với nội dung môn học. Vì thế
kiến thức GDMT là những kiến thức của mơn học kết hợp chặt chẽ với kiến thức
bảo vệ môi trường được khai thác ở chính bài học trong sách giáo khoa [6].
b) Phương pháp đưa GDMT vào mơn hóa học ở trường phổ thông
Với đặc điểm đa ngành của hệ thống kiến thức GDMT như trên, việc đưa kiến
thức GDMT vào môn học thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng
ghép [6].
*Tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với các kiến
thức bảo vệ mơi trường một cách hài hịa, thống nhất. Ví dụ khi giảng dạy về lưu
huỳnh khí H2S và các oxit của lưu huỳnh song song với việc giảng dạy về các kiến

thức về tính chất lí hóa, phương pháp điều chế giáo viên cần phải biết khai thác các
kiến thức liên quan đến môi trường như việc gây ô nhiễm môi trường khí quyển có thể
cung cấp cho học sinh một số thơng tin như: Người ta ước tính các chất hữu cơ trên
trái đất sinh ra 31 triệu tấn H2S mà sự oxi hóa tiếp theo sinh ra SO2. Các hoạt động gây
ơ nhiễm mơi trường khơng khí bởi SO2 vẫn giữ vị trí hàng đầu. Qua đó có thể nêu các
biện pháp xử lí đơn giản đối với khơng khí bị ô nhiễm chứa lưu huỳnh [8].
*Lồng ghép là việc lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc có thể đưa vào
bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung bảo vệ mơi trường. Ví dụ khi
giảng bài tính chất hóa học chung của kim loại giáo viên có thể nêu thêm phần tác hại
của một số kim loại nặng như: Pb, Cd, Hg, As... với cơ thể con người. Qua đó nêu một
số biện pháp ngừa và xử lí kịp thời khi bị nhiễm kim loại nặng.
Lồng ghép có 3 mức độ: Lồng ghép toàn phần, lồng ghép một hoặc nhiều bộ
phận, lồng ghép liên hệ mở rộng bài học. Tùy thuộc vào điều kiện, mục tiêu bài học,
cấu trúc nội dung bài học để có thể lựa hình thức lồng ghép [8].
Tuy nhiên với đặc thù của mơn hóa học việc giáo dục môi trường thuận
lợi nhất là việc vận dụng phương pháp môđun để thiết kế các môđun GDMT
khai thác từ kiến thức hóa học có trong chương trình sách giáo khoa [6].
c) Môđun giáo dục môi trường
* Thuật ngữ môđun
- Trong khái niệm giáo dục: môđun là một trong nhiều đơn vị hoặc bài độc lập
tạo thành một quá trình, là đơn vị giáo trình.
* Mơđun dạy học

5


Mơđun dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được
cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng cả mục
tiêu dạy học, nội dung bài học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh
giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hồn chỉnh [6].

* Mơđun giáo dục mơi trường
Một mơđun GDMT ngồi mang những đặc điểm của mơđun dạy học ở
trên, nó cịn có bốn đặc trưng cơ bản [6]:
- 2Nêu lên khái niệm có sẵn trong sách giáo khoa (với tình huống cụ thể có liên
quan) [6].
- Nêu rõ mục tiêu GDMT khai thác từ khái niệm nêu trên [6].
- Nêu rõ từng việc làm của thầy và trò sao cho dễ kiểm tra và đánh giá (liên hệ
ngược) [6].
- Có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống khác nhau nhưng đều đạt
được mục tiêu GDMT [6].
* Thiết kế môđun mẫu giáo dục môi trường khai thác từ nội dung sách giáo khoa
[6]
A. Thiết kế mẫu
1. Tên việc làm: Đặt tên cho một việc cần làm rõ ràng, có thể kiểm tra và đánh
giá được.
2. Tên bài: Tên bài học trong sách giáo khoa, có cụ thể phần nào, mục nào.
3. Loại hình: Cần lựa chọn một trong hai loại hình (khai thác từ sách giáo khoa
hay hoạt động ngoại khóa).
4. Mục đích: Cần lựa chọn một hoặc nhiều hơn trong số 4 nội dung GDMT
(hình thành và phát triển kĩ năng môi trường, làm rõ giá trị môi trường đối với
con người, đưa ra quyết định môi trường, hình thành và phát triển đạo đức mơi
trường)
5. Hệ thống việc làm: Có thể trình bày theo nhiều cách: Các việc làm của giáo
viên và học sinh theo từng nội dung cụ thể hoặc theo bảng phân tích 2-4 cột thể
hiện việc làm khai thác từ nội dung sách giáo khoa. Mỗi việc làm cần được chốt
lại bằng sản phẩm cụ thể có thể kiểm tra và đánh giá.
B. Phần dành cho người đào tạo giáo viên
Phần này có thể đa dạng với nội dung phong phú nhằm giúp cho người
đào tạo giáo viên thiết kế các việc làm khai thác có hiệu quả giáo dục mơi
trường từ sách giáo khoa hiện hành.

Những điểm lưu ý chính: Nội dung kiến thức, phương pháp thực thi, bài
tập thực hành cho giáo viên, những giải pháp lựa chọn và khả năng vận dụng
trong thực tiễn [6].
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG
THƠNG QUA MƠN HĨA HỌC
*Thuận lợi:
- Nhiệm vụ của mơn hóa học là nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất có liên quan
trực tiếp đến mơi trường và các yếu tố mơi trường nên có nhiều thuận lợi cho

6


việc triển khai các nội dung GDMT. Hơn nữa đây cũng là một trong những mục
tiêu cần đạt được trong các bài học hóa học có liên quan.
- Hiện nay, chủ đề GDMT đã và đang được phổ biến rộng rãi trong nhà trường
nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn.
- Sử dụng hiệu quả đối với các bài học có hình ảnh, phim minh họa hợp lí.
- Gây được sự hứng thú ngạc nhiên với các kiến thức mới lạ,vì vậy dễ dàng lôi
kéo học sinh tham gia vào tiết học, tạo cho học sinh hào hứng làm cho tiết học
sinh động hơn.
*Khó khăn:
- Phần lớn ý thức về mơi trường sống và ý thức bảo vệ môi trường của người
dân Việt Nam cịn thấp, chỉ thấy được lợi ích trước mắt, chưa thấy được những
gì mà thế hệ sau phải gánh chịu. Trên thực tế tại địa phương tôi nhận thấy ý thức
của người dân nói chung và học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng về
bảo vệ mơi trường chưa cao, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi
trường chung. Thời gian qua, bãi rác thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang rơi
vào tình trạng quá tải. Tình trạng rác thải chồng chất, bốc mùi hôi thối đã làm ô
nhiễm môi trường xung quanh. Vấn đề xử lí rác thải ở thành phố Sầm Sơn đang
là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.

- Trong q trình giảng dạy tơi thấy rằng học sinh chưa hứng thú với mơn Hóa
học, khó tiếp thu và nhanh quên kiến thức. GDMT cũng là một biện pháp để tạo
hứng thú học tập, phát duy tính tích cực cho học sinh.
- Mặc dù giáo dục GDMT đang là nhiệm vụ cấp thiết nhưng vẫn chưa có hệ
thống bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, chưa tạo được mối quan tâm của gia
đình, cộng đồng và xã hội.
- Việc lồng ghép, tích hợp GDMT qua mơn Hóa học bằng cách thiết kế mơđun
đang cịn mới mẻ với nhiều giáo viên.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ MỘT SỐ MÔĐUN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG KHAI THÁC
TỪ SÁCH GIÁO KHOA HĨA HỌC LỚP 10 CƠ BẢN
MƠĐUN 1:
CLO – VẤN ĐỀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ
1. Tên bài học: Clo
2. Loại hình: GDMT khai thác từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 cơ bản.
3. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được độc hại của khí clo và các hợp chất của nó đối với mơi trường
sống.
- Học sinh đưa ra được biện pháp để giảm sự ô nhiễm không khí do con người
đã thải quá nhiều những chất này vào khơng khí.
4. Chuẩn bị
a) Giáo viên
- Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm:
+ Hóa chất: 2-3 g KMnO4, 5ml dung dịch HCl để điều chế khí Cl2
+ Dụng cụ: 2 bình tam giác chứa khí Cl2, 1 bình đựng nước clo.
- Chuẩn bị tờ rời:
7


+ Clo là tác nhân gây hiện tượng suy giảm tầng ozon do các nguyên tử clo hoạt

động:

Một nguyên tử clo có thể phá hủy hàng nghìn ngun tử ozon trước khi nó hợp
thành hợp chất khác.
+ Clo tác dụng với nước tạo ra axit gây ra hiện tượng mưa axit [8].
- Chuẩn bị phiếu học tập
Phiếu số 1: Ống khói của một nhà máy thải ra ngồi khơng khí hỗn hợp các khí Cl 2,
HCl. Hãy cho biết các khí đó sẽ bay đi đâu? Tác dụng với những chất nào? Tác hại
của nó?
Phiếu số 2: Hãy kể tên một số nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản suất…mà em
biết có thải khí Cl2 và các hợp chất chứa clo. Nêu sự độc hại của nó?
Phiếu số 3: Nguồn sinh ra khí Cl2 và hợp chất chứa clo ở đâu? Nêu biện pháp
hạn chế?
b) Học sinh:
GV đã chia lớp thành 4 nhóm và giao việc về nhà chuẩn bị trước
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về tính độc của clo và các nguồn có thể sinh ra khí Clo
trong đời sống sinh hoạt. Chuẩn bị các mẫu giấy màu, cánh hoa hồng, con cào
cào sống.
Nhóm 3,4: Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến ứng dụng của Clo
- Các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên: tìm hiểu trong sách giáo
khoa hay trên mạng sau đó tổng hợp lại thành một bảng có thể trình chiếu trên
máy hoặc treo bài trên bảng tùy ý.
5. Hệ thống các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của clo
a. Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất vật lí của clo.
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác
với các câu hỏi vấn đáp tìm tịi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Tính chất vật lý của clo

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Tính chất vật lí
- HĐ nhóm: - GV cho HS quan sát bình
đựng khí clo, hướng dẫn nhóm HS làm thí - Khí clo màu vàng lục, mùi sốc.
8


nghiệm: Cho con cào cào sống vào bình - Khí clo nặng hơn khơng khí 2,5
tam giác chứa khí clo. Cho biết tình trạng lần
con cào cào?
- Khí Cl2 độc, khơng duy trì sự
- GV: Khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn khơng khí?
sống. Cl2 nặng hơn khơng khí từ từ
- Từ hiện tượng nêu trên, GV yêu cầu HS nêu chìm xuống gây độc hại cho mơi
ảnh hưởng của khí Cl2 đến môi trường?
trường sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Hoạt động nhóm hồn thành phiếu
học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo
cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các
nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại kiến thức.
- GV bổ sung: Một lượng nhỏ clo cũng
gây kích thích mạnh đường hơ hấp và
viêm các niêm mạc. Hít phải nhiều clo thì
bị ngạt và có thể gây tử vong.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của
clo
a. Mục tiêu: - Nêu được một số ứng dụng của clo trong đời sống.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Biết được dạng tồn tại của clo trong tự nhiên
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác
với các câu hỏi vấn đáp tìm tịi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của clo
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Ứng dụng và trạng thái tự
GV mời một học sinh đọc trạng thái tự nhiên, điều chế:
nhiên ở sgk
- HS rút ra các biện pháp xử lí khí
- GV tổ chức trị chơi tiếp sức: Chia lớp thải:
thành 2 đội, mỗi một thành viên của mỗi + Quy trình sản xuất hợp lí, an
đội sẽ lên bảng viết một biện pháp để tồn
giảm khí clo, các thành viên tiếp sức cho + Xử lí khí thải trước khi thải ra
nhau. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết ngồi khơng khí
được nhiều biện pháp nhất và đúng nhất + Đưa các nhà máy hóa chất ra
đội đó là đội thắng cuộc.
ngồi khu vực dân cư.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tham gia trò chơi, đọc thêm tờ rời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HĐ chung cả lớp:
- GV mời 1 nhóm báo cáo kết quả (mỗi
9



nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ
sung, phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Bài tập củng cố - về nhà
- Yêu cầu HS trả lời phiếu học tập số 1.
BTVN: HS trả lời phiếu học tập 2 và 3
B. Phần dành cho người đào tạo giáo viên
1. Nội dung kiến thức
GV khai thác kiến thức hóa học để cho HS vận dụng và giải thích cách
bảo vệ mơi trường.
2. Hình thức tổ chức
Tùy theo điều kiện thực tế, GV có thể sử dụng theo cách trên, cũng có thể
khai thác sau khi học xong phần tính chất vật lí hoặc vào cuối giờ.
GV cũng có thể khai thác nội dung giáo dục môi trường từ bài “Các hợp
chất của clo”.
3. Hệ thống câu hỏi
Hệ thống câu hỏi có thể sử dụng ngay trong quá trình phát triển của bài
giảng hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
MÔĐUN 2: CFC – LỖ THỦNG TẦNG OZON
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài: Oxi – ozon
2. Loại hình: GDMT trường khai thác từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 cơ bản.
3. Mục tiêu:
Từ việc khai thác nội dung hóa học: Bảo vệ tầng ozon bình lưu là bảo vệ
cuộc sống của con người để hình thành đạo đức mơi trường cho học sinh.
4. Chuẩn bị
a. Giáo viên:
- Chuẩn bị đoạn phim về cậu bé phân tử ozon tên là Ozzy.
- Chuẩn bị tranh vẽ tầng ozon3[8]

- Chuẩn bị phiếu học tập
Phiếu số 1: Tầng ozon được hình thành như thế nào?
Phiếu số 2: Tác dụng của tầng ozon
Phiếu số 3: Nguyên nhân gây lỗ thủng tầng ozon
Phiếu số 4: Tác hại của lỗ thủng tầng ozon
- Chuẩn bị các tờ rời ứng với các phiếu học tập
Tờ rời 1:
Ozon ở tầng bình lưu cách ta khoảng 20 – 30km, nó được hình thành do
các tia tử ngoại chiếu vào phân tử O2 và các phân tử có chứa oxi (NO2, SO2…)
phân tích chúng thành các nguyên tử O. Các nguyên tử này lại tiếp tục hóa hợp
với các phân tử O2 hình thành phân tử O3:
O2 + O → O3 [8]
Tờ rời 2:
10


Tầng ozon là lớp vỏ che chắn các tia tử ngoại cho trái đất. Nó hấp thụ nhiệt của
mặt trời và truyền cho tầng bình lưu trao đổi với tầng đối lưu, giữ ẩm cho trái đất [8].
Tờ rời 3:
Do sự tương tác giữa ozon với các nguyên tử O, gốc OH, NOx, hợp chất của
clo, CFC. Các nguồn sinh ra các chất trên do các chất làm lạnh, chất chữa cháy, dung
mơi trong mỹ phẩm, khí thải từ nhà máy, xí nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,
núi lửa, giao thơng, cháy rừng…Đó là ngun nhân làm suy giảm tầng ozon [8].
Tờ rời 4:
Tia tử ngoại lọt xuống trái đất gây tác hại: Làm tăng nhiệt độ của trái đất
từ 0,5 – 3oC, làm cho băng tan ở 2 cực của trái đất dẫn đến mực nước tăng lên
gây nên hiện tượng thiên tai, lũ lụt, làm tăng các nguy cơ gây bệnh cho con
người, như bệnh ung thư da, các bệnh về mắt, giảm sức đề kháng của cơ thể, hạn
chế năng suất của cây trồng, phá hủy cân bằng hệ sinh thái [8].
b. Học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh về thiên tai, lũ lụt, hạn hán…, ảnh của

một số bệnh nhân bị các bệnh: ung thư ra, các bệnh về mắt…
5. Hệ thống các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
B. OZON: là một dạng hình tù của oxi.
- GV hướng dẫn HS xem bức tranh I. Tính chất:
mơ tả tầng ozon và u cầu học sinh - Khí O3 màu xanh nhạt, có mùi đặc
nghiên cứu các phiếu học tập.
trưng.
- GV nêu các câu hỏi:
O3 tan trong nước nhiều hơn oxi.
+ Tầng ozon được hình thành như thế - Có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn
nào?
oxi.
+ Tầng ozon có vai trị gì?
 Nhận biết ozon.
+ GV cho HS xem đoạn phim về II. Ozon trong tự nhiên
cậu bé phân tử ozon tên là Ozzy. Từ
3O2
2 O3
đó hỏi HS: Nguyên nhân nào gây ra - Hình thành
 Ozon hấp thụ được tia tử ngoại
hiện tượng suy giảm tầng ozon?
+ Nêu tác hại của lỗ thủng tầng - Tập trung nhiều ở lớp khí quyển cao,
ozon?
cách mặt đất 20 - 30 km.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: thảo luận trả lời câu hỏi của - HS trả lời được các phiếu học tập số 1,
GV

2, 3, 4 và đối chiếu với các tờ rời tương
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
ứng.
- Hoạt động chung bằng cách gọi - HS quan sát tranh ảnh về thiên tai, lũ
HS lên trình bày kết quả, các HS lụt, hạn hán, ảnh của một số bệnh nhân.
khác góp ý, bổ sung.
- HS thảo luận về việc triển khai hành
Bước 4: Kết luận, nhận định:
động và trách nhiệm bảo vệ tầng ozon.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Phần dành cho người đào tạo giáo viên
1. Nội dung kiến thức
Có thể thay thế các phiếu học tập bằng một số sơ đồ hoặc bài tập điểm.
11


2. Hình thức tổ chức
- Có thể thảo luận mơ tả những hiểu biết về tầng ozon trên bức tranh do nhóm tự vẽ.
- Thảo luận về tác hại của lỗ thủng tầng ozon qua một số tranh ảnh về thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, ảnh của một số bệnh nhân bị các bệnh: ung thư da, các bệnh về
mắt…
3. Hệ thống câu hỏi
- Kết hợp việc dùng tờ rời với hệ thống câu hỏi.
- Mỗi nhóm trình bày về trách nhiệm của mình để bảo vệ tầng ozon bằng các
hành động cụ thể.
MÔĐUN 3:
HIĐROSUNFUA – VẤN ĐỀ RÁC THẢI
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài học: Hiđrosunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit.
2. Loại hình: GDMT khai thác từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 cơ bản.

3. Mục tiêu:
Nhằm giúp học sinh:
- Hiểu được tác hại của H2S đối với mơi trường.
- Có ý thức hành động cụ thể đối với vấn đề rác thải ở thành phố Sầm Sơn.
4. Chuẩn bị
a) Giáo viên:
- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thí nghiệm: Bình khí H2S, giấy tẩm muối chì.
- Chuẩn bị phiếu học tập:
Phiếu số 1: Tác hại của H2S đối với môi trường?
Phiếu số 2: Biện pháp để giảm thải H2S vào môi trường sống?
Phiếu học tập số 3
1. Cho biết trong tự nhiên H2S tồn tại ở đâu?
2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H 2S nhưng lại khơng
có sự tích tụ khí đó trong khơng khí?
3. Cần làm gì góp phần hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường do H2S?
b) Học sinh: Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường ở thành phố Sầm Sơn do rác thải.
5. Hệ thống các hoạt động
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của H2S
a. Mục tiêu: Biết đựơc tính chất vật lý của H2S.
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác
với các câu hỏi vấn đáp tìm tịi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Tính chất vật lý của H2S.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
I. Hiđro sunfua H2S
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách 1. Tính chất vật lí:
giáo khoa và kiến thức đã học để trả lời các đặc - Chất khí, có mùi trứng thối
điểm về tính chất vật lí của H2S.

đặc trưng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nặng hơn KK (d = 34/29 ≈
12


HS: thảo luận trả lời câu hỏi của GV
1.17)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- H2S rất độc, gây đau đầu,
- Hoạt động cả lớp: GV yêu cầu một HS trong buồn nơn, có thể gây tử
lớp bất kỳ trả lời kết quả, các hs khác góp ý, bổ vong. Chỉ 0,1% H2S có
sung.
trong khơng khí sẽ gây
Bước 4: Kết luận, nhận định:
nhiễm độc mạnh.
- GV bổ sung, làm rõ hơn tính độc của H 2S: gây - Làm thí nghiệm với H2S
nhiễm đường hô hấp, nếu tiếp xúc nhiều loại khí phải thực hiện trong dụng cụ
này sẽ làm hệ thần kinh mệt mỏi giảm khả năng kín, đảm bảo.
phản xạ, kém trí nhớ...và cịn có khả năng làm
chết người nếu tiếp xúc lượng khí lớn.
- GV dẫn ví dụ: tháng 11/1950, ở Mexico, một
nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng khí H 2S
lớn, chỉ trong vịng 30 phút chất khí đó đã cùng
với sương mù của thành phố đã làm chết 22
người và khiến 320 người bị nhiễm độc.Do đó
khi tiếp xúc với H2S từ các nguồn phác thải
trong tự nhiên các em cần có thái độ nghiêm túc,
thận trọng, có đủ các biện pháp phịng độc...
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên và điều chế H2S

Nội dung, phương thức tổ chức Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
hoạt động học tập HS
hoạt động
HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động 3. Trạng thái tự nhiên và điều chế
nhóm và trả lời các câu hỏi trong a) Trạng thái tự nhiên
phiếu số 3.
- Trong TN: H2S có trong một số nước
- HĐ cá nhân: GV cho HS nghiên suối, khí núi lửa, bốc ra từ xác chết của
cứu SGK và rút ra phương pháp người và động vật... Chất hữu cơ, rau quả
điều chế khí H2S trong phịng thí thối đặc biệt là nơi nước cạn, bờ biển,
nghiệm.
sông hồ nông cạn, núi lửa, sông, suối,
- HĐ chung cả lớp: GV mời các cống, rãnh, hầm mỏ khai thác than…
nhóm báo cáo kết quả của nhóm b) Điều chế
mình, các nhóm cịn lại bổ sung, FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
nhận xét.
- Trong công nghiệp: H2S được sinh ra do
việc sử dụng nhiên liệu chứa lưu huỳnh.
- HS suy nghĩ và đưa ra các biện pháp để
giảm lượng rác thải ở thành phố Sầm
Sơn:
+ Không để rác thải lâu, không nên vứt
rác bừa bãi. Tuyên truyền, vận động
người dân không đổ rác thải, nước thải,
phế thải ra đường, bãi biển, nơi công
cộng.
+ Vệ sinh thu gom, vận chuyển và xử lý
13



rác thải, nước thải; nạo vét cống rãnh.
+ Khi sử dụng nguyên liệu chứa lưu
huỳnh phải có kế hoạch thu khí thải.
Hoạt động 3: Dặn dị
GV u cầu HS về nhà thu dọn rác thải:
- Từng cá nhân học sinh: Thu dọn rác thải, khơi thông cống rãnh ở gia đình
mình.
- Nhóm (tổ, lớp): Thu dọn rác thải xung quanh trường lớp, nơi công cộng.
- Tuyên truyền cho mọi người khơng nên vứt rác bừa bãi, có ý thức vứt rác đúng
nơi quy định.
B. Phần dành cho người đào tạo giáo viên
1. Nội dung kiến thức
- Nội dung GDMT trong bài rất phong phú, tùy trình độ của HS, tùy từng địa
phương mà giáo viên có thể khai thác kiến thức cho phù hợp.
2. Hình thức tổ chức
- HS thảo luận và làm việc theo dãy, bàn.
- GV hướng dẫn, tổ chức làm việc và tổng kết việc làm.
3. Hệ thống câu hỏi
- Có thể kết hợp việc cho học sinh dùng tờ rời với hệ thống câu hỏi.
MÔĐUN 4:
LƯU HUỲNH ĐIOXIT - HIỆN TƯỢNG MƯA AXIT
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài học: Hiđrosunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit.
2. Loại hình: GDMT khai thác từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 cơ bản.
3. Mục tiêu:
Nhằm giúp học sinh:
- Hiểu được tác hại của SO2 đối với mơi trường.
- Có ý thức hành động cụ thể để chống hiện tượng mưa axit
- Chuẩn bị tờ rời tương ứng với phiếu học tập
Tờ rời 1:

4. Chuẩn bị
a) Giáo viên:
- Tranh vẽ hiện tượng mưa axit [8].
- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thí nghiệm: dung dịch Na2SO3, HCl, KMnO4.
- Chuẩn bị phiếu học tập:
Phiếu số 1: Tác hại của SO2 đối với mơi trường? Mưa axit là gì? Tác hại của
mưa axit?
Phiếu số 2: Nguồn sinh ra SO2? Biện pháp để giảm thải SO2 vào môi trường
sống?
b) Học sinh: Tranh ảnh về tác hại của mưa axit
5. Hệ thống các hoạt động
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của SO2
a. Mục tiêu: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của SO2
14


b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác
với các câu hỏi vấn đáp tìm tịi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của SO2
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỤ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- SO2 là chất khí khơng màu,
- GV điều chế sẵn bình khí SO2 cho HS quan sát mùi hắc
bình khí SO2, u cầu HS mơ tả trạng thái, màu - SO2 là khí độc, hít thở phải
sắc của SO2.
khơng khí có SO2 sẽ gây viêm
- GV cho con cào cào sống vào bình khí SO 2, đường hơ hấp.
u cầu HS kết luận về tính độc của SO2.

- Làm thí nghiệm với SO2 phải
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
thực hiện trong dụng cụ kín,
HS: thảo luận hồn thành nhiệm vụ
đảm bảo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trình bày câu trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV bổ sung: Mặt khác, SO2 làm giảm khả
năng đề kháng của cơ thể và làm tăng cường
độ tác hại của các chất ô nhiễm khác đối với
nạn nhân.
Hoạt động 2: Lưu huỳnh đioxit - chất gây ô nhiễm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm * Tác hại của SO2
vụ:
- Khí SO2 là một trong những nguyên nhân
- GV cho HS quan sát các tranh chính gây ra hiện tượng mưa axit.
ảnh về tác hại của mưa axit, yêu - Tác hại của mưa axit:
cầu HS hoàn thành phiếu học tập + Tàn phá các cơng trình kiến trúc băng đá và
số 1.
kim loại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Tàn phá rừng cây, biến đất đai trồng trọt
HS: thảo luận hoàn thành nhiệm thành hoang mạc.
vụ
- Khí SO2 gây ra các bệnh về đường hô hấp
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

như: suyển, ho gà và các triệu chứng khác
HS trình bày câu trả lời
như nhức đầu, đau mắt, đau họng ...
Bước 4: Kết luận, nhận định:
* Nguồn sinh SO2:
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Q trình đốt cháy các ngun liệu hố thạch
như than, dầu, khí đốt.
* Biện pháp để giảm thải SO2 vào môi
trường:
Sử dụng than sạch - than đã được phân loại
bằng trọng lực để loại FeS2.
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc ướt, lọc
khô.
15


B. Phần dành cho người đào tạo giáo viên
1. Nội dung kiến thức
- Nội dung GDMT trong bài rất phong phú, tùy trình độ của HS, tùy từng địa
phương mà giáo viên có thể khai thác kiến thức cho phù hợp.
2. Hình thức tổ chức
- HS thảo luận và làm việc theo dãy, bàn.
- GV hướng dẫn, tổ chức làm việc và tổng kết việc làm.
3. Hệ thống câu hỏi
- Có thể kết hợp việc cho học sinh dùng tờ rời với hệ thống câu hỏi.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi thiết kế một số mô đun trên tôi đã áp dụng các mơ đun đó để
giảng dạy lớp 10G, 10V rồi ra đề kiểm tra kiến thức về môi trường, tiến hành
kiểm tra vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, đồng thời tiến hành khảo sát chất

lượng môn Hóa học cho học sinh các lớp 10A, 10B, 10C, 10G, 10V. Dưới đây là
kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài:
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
(≥ 9)
(7 → < 9)
(5 → < 7)
(3 → < 5)
(0 → < 3)
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
(sĩ số)
10A (44)
0
0
10 22,7
27

61,4
7
15,9
0
0
10B (42)
0
0
12 28,6
22
52,4
8
19,0
0
0
10C (41)
0
0
18 43,9
17
41,5
6
14,5
0
0
10G (42)
9
21,4 28 66,7
5
11,9

0
0,0
0
0
10V (42)
10 23,8 30 71,4
2
4,8
0
0,0
0
0
Qua kết quả khảo sát tôi thấy số lượng học sinh khá giỏi lớp 10G, 10V
cao hơn hẳn và đặc biệt khơng cịn học sinh yếu kém. Do có phương pháp mới
nên thúc đẩy được học sinh lớp 10G, 10V tích cực hơn, hứng thú hơn trong học
tập và có ý thức bảo vệ mơi trường hơn.
Hơn nữa nhiều học sinh cịn có những việc làm tích cực và thiết thực để
bảo vệ môi trường. Các em đã có ý thức hơn về giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi
cư trú, tham gia dọn rác làm sạch bãi biển. Tích cực tham gia các đợt ra quân
“Ngày Chủ nhật Xanh” với khẩu hiệu “Không xả rác bừa bãi là góp phần bảo
vệ rừng xanh quê hương”. Tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác
thải, nước thải, phế thải ra đường, bãi biển, nơi công cộng được đẩy mạnh.
Vệ sinh thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nước thải; nạo vét cống rãnh;
tổng vệ sinh khu vực bãi biển, các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, các khu
dân cư. Chương trình thay thế túi nilon bằng túi thân thiện với môi trường ...
Các em đã góp phần khơng nhỏ vào cơng tác bảo vệ môi trường tại thành phố
Sầm Sơn.

16



MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THU GOM RÁC THẢI, TUN
TRUYỀN TRONG TRƯỜNG HỌC, ĐỊA PHƯƠNG
VÌ MƠI TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP

17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Bằng phương pháp và kinh nghiệm qua q trình dạy học, tơi nhận
thấy việc phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng việc
giáo dục môi trường thông qua mơn Hóa học là rất cần thiết cho giáo viên.
Đề tài này cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức liên quan đến môi
trường, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Từ đó có ý thức, trách nhiệm
sâu sắc với sự phát triển bền vững của trái đất, có khả năng cảm thụ, đánh giá về
vẻ đẹp của nền tảng đạo lý mơi trường và có những việc làm thiết thực để bảo vệ
môi trường.
Đề tài được áp dụng trong q trình giảng dạy mơn hóa học lớp 10. Qua
sự thành công bước đầu của việc áp dụng đề tài này thiết nghĩ chúng ta cần thiết
phải có những đổi mới trong cách dạy và học. Qua đó tạo động lực để tơi tiếp
tục xây dựng các mơđun giáo dục mơi trường thơng qua mơn hóa học 11và 12.
Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi về việc giới thiệu sáng kiếm kinh
nghiệm tôi đã thực hiện. Hi vọng với phần kiến thức và kinh nghiệm nhỏ bé tơi
có thể góp một phần nào đó nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường
phổ thơng. Rất mong được sự góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn đồng
nghiệp để có những kinh nghiệm quý báu hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm bản thân tơi có
một số kiến nghị như sau:

* Đối với trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Nhà tường cần chỉ đạo các giáo viên bộ môn quan tâm hơn đến việc giáo
dục môi trường cho học sinh thông qua các mơn học có liên quan.
Nhà trường cần trang bị đầy đủ thiết bị dạy học ứng dụng công nghệ
thơng tin ở các phịng học để tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính
tích cực cho học sinh.
Tổ nhóm chun mơn tăng cường đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn
theo hướng xây dựng bài học nhằm phát huy năng lực của học sinh.
* Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phịng thí nghiệm cho các trường
THPT, để học sinh có thể làm bài tập thực hành, vì đây là loại bài tập rèn năng
lực tư duy và phong cách làm việc khoa học có hiệu quả nhất.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 3 tháng 5 năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

18


Nguyễn Thị Chinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa hoá học lớp 10 cơ bản.
[2]. Sách giáo viên hóa học 10.
[3]. Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn.
[4]. Tài liệu chủ đề tự chọn chương trình chuẩn.
[5]. Tạp chí hố học và ứng dụng.

[6]. Hóa học – GDMT (Đại học sư phạm Hà Nội – 2005).
[7]. Hóa học cơng nghệ và mơi trường - Trần Thị Bính.
[8]. Tranh ảnh, tài liệu về mơi trường, giáo dục môi trường trên mạng internet.
[9]. Con người và môi trường – GS.TS. Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng
– NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Giáo trình con người và mơi trường – NXB giáo dục Việt Nam.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Chinh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Lợi.

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Thiết kế một số môđun giáo
dục môi trường khai thác từ
sách giáo khoa hóa học lớp
10 cơ bản.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Sở GD và ĐT
Thanh Hóa


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2011-2012

19


20



×