Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho các trường THPT trên địa bàn thị xã nghi sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.84 KB, 23 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông
tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn
tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, thông tư quy định các
trường phổ thơng có tổ tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh và bố trí cán
bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho
học sinh. Thành phần tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: đại diện lãnh
đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên
kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán
bộ, giáo viên phụ trách cơng tác Đồn, Đội, đại diện cha mẹ học
sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Việc thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường; quy
định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng
kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh là
trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường. Nhiệm vụ tư vấn tâm lý
cho học sinh phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực
lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người
giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và
các lực lượng ngồi nhà trường có liên quan trong các hoạt động
tư vấn tâm lý học sinh. Đồng thời đảm bảo quyền được tham gia,
tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông
tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung tư vấn gồm: Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hơn nhân,
gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi; tư
vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phịng, chống
bạo lực, xâm hại và xây dựng mơi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện; tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết


vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cơ, bạn bè và
các mối quan hệ xã hội khác.

1


Tư vấn tâm lý có vai trị quan trọng như vậy đối với học sinh,
thế nhưng nhìn vào thực tế, hầu hết các phòng tư vấn tâm lý ở các
nhà trường hiện nay còn thiếu thốn nhiều: phòng ốc, tài liệu khơng
có; kinh phí tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh; nhân
lực đảm nhận công việc này chủ yếu cũng chỉ là kiêm nhiệm, rất
hiếm nơi có cán bộ chuyên trách làm tư vấn tâm lý. Mặt khác chưa
có nhiều trung tâm trợ giúp tâm lý, điều kiện kinh tế của các gia
đình học sinh cịn khó khăn nên chỉ khi nào các em mang bệnh
nặng như trầm cảm, tự kỷ… thì mới chữa trị.
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư
vấn tâm lý ở các trường THPT ở thị xã Nghi Sơn nói riêng và các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung. Đây là câu
hỏi đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục cần trăn trở, suy nghĩ để
tìm giải pháp phù hợp với thực tiễn của từng nhà trường và cũng
chính là lý do để tôi chọn đề tài : Nâng cao hiệu quả công tác
tư vấn tâm lý cho các trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi
Sơn- Thanh Hóa.
1.2.

Mục đích nghiên cứu

Từ thực tiễn phụ trách các hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh nên cá nhân tôi cũng hiểu rõ những khó khăn trong cơng tác
tư vấn tâm lý học đường. Thông qua khảo sát để đánh giá thực

trạng vấn đề nghiên cứu, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý,
phát triển đội ngũ giáo viên làm tốt công tác tư vấn tâm lý qua đó
đáp ứng được chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng năm 2018.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ quản lý, đội ngũ tư vấn tâm lý, giáo viên, nhân viên, học
sinh, phụ huynh ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi SơnThanh Hóa.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
2


Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp,
phân loại tài liệu...nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên
cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát sư
phạm, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, trao đổi... để khảo sát,
đánh giá thực trạng hoạt động của tổ tư vấn tâm lý trong các
trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi Sơn.
Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý các kết quả nghiên
cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm tư vấn tâm lý học đường
- Tâm lý học đường là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng
nhằm thực hiện cơng tác phát hiện sớm, phịng ngừa và can thiệp
cho trẻ em - thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học

tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở mơi trường học đường, gia
đình và cộng đồng.
Trong thơng tư 31/2017/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2017, điều 2
có ghi rõ cơng tác tâm lý học đường gồm 2 hoạt động sau:
+ Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh
nâng cao hiểu biết về bản thân, hồn cảnh gia đình, mối quan hệ
xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong
tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà
trường.
+ Tham vấn tâm lý cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm
lý, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tư vấn đối với
học sinh khi gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hồn
cảnh gia đình, mối quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản
thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết
định trong tình huống đó.
- Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh là quá trình tác
3


động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của
hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên và học sinh, được tiến hành
ngồi giờ học chính khóa theo chương trình và kế hoạch nhằm đạt
được mục đích giáo dục học sinh một cách tồn diện.
2.1.2 Mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh
- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học
sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống
để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có
thể xảy ra; góp phần xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện và phịng, chống bạo lực học đường.
- Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí,

niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ
xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây
dựng và hoàn thiện nhân cách.
2.1.3 Nội dung tư vấn tâm lý trong nhà trường
- Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hơn nhân, gia đình, sức khỏe
sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.
- Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phịng,
chống bạo lực, xâm hại và xây dựng mơi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện.
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát
sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cơ, bạn bè và các mối quan
hệ xã hội khác.
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định
hướng nghề nghiệp (lựa chọn trường, chọn nghề).
- Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ,
can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến
các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học
sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.
4


2.1.4 Nhiệm vụ của tổ tư vấn tâm lý
Điều 5, thơng tư 32/TT-BGD&ĐT ngày 17/12/2017 có ghi rõ nội
dung thực hiện của tổ tư vấn tâm lý như sau:
- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố
trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh
hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư
vấn tâm lý cho học sinh trong các mơn học chính khóa và hoạt
động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại

khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung
cần tư vấn cho học sinh.
- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao
đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư
vấn, hỗ trợ cho học sinh.
- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phịng tư
vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử
của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện
thông tin truyền thông khác.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt
động tư vấn tâm lý cho học sinh.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Căn cứ vào Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2017
của Bộ GDĐT.
- Căn cứ hướng dẫn số 577/HD-SGD&ĐT Thanh Hóa, ngày
27/03/2018 về thực hiện thơng tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày
18/12/2017 của Bộ GDĐT.
- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong năm học;
5


Căn cứ vào thực trạng trước khảo sát, kết quả đạt được sau khi áp
dụng giải pháp của đề tài này để rút kinh nghiệm và đề ra được
giải pháp hiệu quả nhất cho công tác tư vấn tâm lý học sinh
2.3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trước khi nghiên cứu đề xuất giải pháp, tôi đã khảo sát,
nghiên cứu thực trạng về công tác tư vấn tâm lý của một số
trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi Sơn. Kết quả thu được bảng
số liệu sau:


T
T

Tên
trường
THPT

Tổng
Số
lượng
thàn
BG
h
viên H

THPT
Tĩnh Gia 1
THPT
2
Tĩnh Gia 2
THPT
3
Tĩnh Gia 3
THPT
4
Tĩnh Gia 4
THCS&THP
5
T Nghi Sơn
Điều kiện làm

1

T
T

1
2

Tên
trường

THPT
Tĩnh Gia 1
THPT

Thành phần
Đồ
n
trườ
ng

Giáo
viên
GDC
D

Nh
ân
viê
ny

tế

GV,
NV

Đại
diện
Phụ
huy
nh

Học
sinh

10

1

2

1

1

3

1

1


13

1

2

2

1

5

1

1

5

1

1

1

1

1

0


0

5

1

1

1

1

1

0

0

8

1

2

1

1

2


0

1

việc
Số cán
bộ
chun
trách

Số
lượng
đã có
chứng
chỉ
nghiệp
vụ

0
0

Phịng
riêng

Hồ sơ,
các
trang
thiết bị

Kinh

phí

1

X

X

X

1

0

X

X

Ghi
chú

6


3
4
5

Tĩnh Gia 2
THPT

Tĩnh Gia 3
THPT
Tĩnh Gia 4
THCS&THP
T Nghi Sơn

0

1

0

X

X

0

1

0

X

X

0

1


0

X

X

( Dấu X là có)
Từ bảng số liệu trên cho ta một số nhận định sau:
2.3.1 Thực trạng đội ngũ tổ tư vấn tâm lý học sinh
Theo Điều 8 thông tư 31/TT-BGD&ĐT, ngày 17/12/2017 ghi rõ:
Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: đại diện lãnh đạo
nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm
nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ,
giáo viên phụ trách cơng tác Đồn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh
và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh
phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về
chun mơn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư
vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được
hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Qua đó ta có nhận xét chung về thực trạng xây dựng đội ngũ
tổ tư vấn tâm lý ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi Sơn
như sau:
- Các trường THPT trên địa bàn thị xã đều có tổ tư vấn tâm lý
học sinh với số lượng trung bình khoảng 8 người, cơ bản đảm bảo
về cơ cấu chính trong tổ tư vấn như: Ban giám hiệu làm tổ trưởng,
các thành viên tổ tư vấn bao gồm thầy cô giáo dạy môn GDCD,
giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế. Tuy nhiên một số trường vẫn

chưa đảm bảo thành viên bao gồm cả đại diện BLLphụ huynh, học
sinh.
7


- Khơng có trường nào có cán bộ chun trách về công tác tư
vấn tâm lý (được đào tạo chuyên ngành tâm lý học), đa phần các
thành viên tổ tư vấn tâm lý của các trường khơng có chứng chỉ bồi
dưỡng công tác tư vấn tâm lý. Cơ bản trên 85% cán bộ, giáo viên
tham gia vào tổ tư vấn tâm lý chưa qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng
hoặc được đào tạo về chuyên ngành tâm lý.
2.3.2 Thực trạng hoạt động của tổ tư vấn tâm lý
- Tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đều có quyết
định thành lập các tổ tư vấn tâm lý ngay từ đầu năm học, các trường
có xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn tâm lý, tuy nhiên kế
hoạch còn chung chung, chưa đề cập đến nhiều đến hoạt động tư
vấn mang tính phịng ngừa.
- Một số hoạt động có tính chất đặc thù của tổ tư vấn chưa
được coi trọng. Về cơ bản các trường đều gắn hoạt động của tổ tư
vấn tâm lý với hoạt động mang tính chất của đồn thanh niên, đơi
khi cịn gắn với nhiệm vụ của ban nền nếp.
- Hầu hết hiệu quả của công tác tư vấn vẫn chưa như mong
muốn. Nguyên nhân là kỹ năng tư vấn của các thành viên còn hạn
chế, học sinh chưa thật cởi mở và gặp khó khăn trong phối hợp với
một số phụ huynh. Công tác tuyên truyền đến cán bộ giáo viên,
nhân viên, phụ huynh, học sinh trong nhà trường biết tầm quan
trọng của công tác tư vấn tâm lý học đường còn chưa được coi
trọng.
- Hồ sơ lưu các trường hợp tư vấn còn chưa nhiều, chưa cụ thể,
chưa thấy được kết quả tiếp theo sau khi tư vấn.

2.3.3 Thực trạng về các phương pháp tư vấn tâm lý
- Tư vấn chung: Thực tế khảo sát cho thấy các trường chưa
quan tâm một cách sâu sắc đến các “Phương pháp hỗ trợ phòng
ngừa và can thiệp” để giúp học sinh tăng kỹ năng sống; hỗ trợ can
8


thiệp kịp thời những nhu cầu, khó khăn, lo lắng, khủng hoảng
trước mắt của học sinh.
Nhiều hoạt động, chuyên đề của tổ tư vấn tâm lý đều phụ
thuộc vào các chương trình tổ chức hoạt động ngoại khóa của
đồn thanh niên. Các tổ tư vấn tâm lý chưa làm tốt công tác phối
hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các
trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia về tư vấn tâm lý cho học
sinh và giáo viên trong toàn trường
- Tư vấn riêng: Tư vấn trực tiếp mặt đối mặt, số lượng còn ít do
học sinh suy nghĩ “đến phòng tư vấn tâm lí là có vấn đề” hoặc sợ
bí mật riêng tư bị tiết lộ hoặc quỹ thời gian của học sinh ở trường
đã kín vì lịch học. Mỗi khi gặp sự cố tâm lý mà không biết cách
giải quyết, các em thường vào các diễn đàn trên mạng, chia sẻ với
bạn bè chứ khơng thổ lộ với gia đình hoặc thầy cô giáo.
2.3.4 Thực trạng về điều kiện hỗ trợ hoạt động tư vấn
tâm lý
Điều 9 thông tư 31/TT-BGD&ĐT, ngày 17/12/2017 ghi rõ:
Nhà trường bố trí phịng tư vấn tâm lý riêng (đối với trường
tiểu học có thể bố trí phịng hoặc góc tư vấn tùy theo quy mơ và
điều kiện nhà trường) đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận
và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ tư vấn.

Kinh phí thực hiện cơng tác tư vấn tâm lý được lấy từ: Nguồn
chi thường xuyên của nhà trường; các khoản tài trợ, hỗ trợ của các
tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của
pháp luật; Các nguồn thu hợp pháp khác.
Theo hướng dẫn 577/HD-SGD&ĐT Thanh Hóa, ngày 27/03/2018
ghi rõ:

9


Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định
mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017).
Qua thực trạng ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi Sơn ta
thấy:
- Đa số tổ tư vấn tâm lý khơng có phịng làm việc riêng, chỉ có
01 trường THPT Tĩnh Gia 1 có phịng riêng cho tổ tư vấn tâm lý đảm
bảo các yêu cầu. Còn lại các trường đang ghép chung với văn phịng
của đồn thanh niên, gây khó khăn cho học sinh với tâm lý e ngại
đến phịng tư vấn để được hỗ trợ. Chính vì thế mà hoạt động tư vấn
tâm lý của các trường chỉ cơ bản tư vấn giải đáp về những trường
hợp bạo lực học đường, nền nếp là chính. Chưa thực hiện chức năng
khác tư vấn về giới tính, gia đình, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.
- Đa phần các trường trang bị tài liệu, sách báo, tranh ảnh, băng
đĩa còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Một số các trường chưa đảm bảo yêu cầu về giảm tiết cho giáo
viên theo thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT, ngày 12/7/2017 về thực
hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý học sinh. Kinh phí nhà trường dành cho
tổ tư vấn tâm lý khơng có, khả năng vận động xã hội hóa chưa cao.
Khi học sinh có vấn đề cần can thiệp sâu (trầm cảm, tự kỷ…), tổ tư

vấn cho gia đình đưa các em đi chữa trị nhưng một số hoàn cảnh
quá khó khăn hoặc phụ huynh khơng hợp tác nên hiệu quả của công
tác tư vấn cũng không được cao.
2.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.4.1 Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, phụ
huynh về hoạt động tư vấn tâm lý
- Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa về vai trò, vị trí của tổ tư
vấn tâm lý học sinh đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh
nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình giáo dục phổ thông
2018.
- Trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua các
10


cuộc họp với ban liên lạc phụ huynh các lớp, họp phụ huynh tồn
trường, nhà trường cần làm tốt cơng tác tuyên truyền hơn nữa về ý
nghĩa và tầm quan trọng của tổ tư vấn tâm lý. Qua đó nhằm giúp
cho phụ huynh chủ động phối hợp với tổ tư vấn tâm lý giải quyết
các vấn đề liên quan đến con em mình.
- Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần thường
xuyên trao đổi các trường hợp học sinh có biểu hiện(khơng chú ý
học, hay ngủ, buồn chán, hay nghỉ học…) đến tổ tư vấn tâm lý, qua
đó tổ tư vấn chủ động xây dựng kế hoạch để gặp gỡ, trao đổi tới
các em học sinh nhằm giúp cho các em vượt qua những khó khăn
để tập trung hơn nữa vào công việc học tập.
- Tổ chức Đồn thanh niên phải làm tốt cơng tác tun truyền
về tổ tư vấn tâm lý đến học sinh, phối hợp với tổ tư vấn tâm lý tổ
chức các chương trình: Sức khỏe sinh sản vị thành niên; tư vấn
hướng nghiệp; chương trình đạo đức lối sống trong gia đình, quy
tắc ứng xử trong trường học…

2.4.2 Xây dựng đội ngũ làm cơng tác tư vấn tâm lý
Có thể nói đây là khâu then chốt nhất của hoạt động tổ tư
vấn tâm lý, bởi lẽ những thầy cô được lựa chọn làm cơng tác tư
vấn là những thầy cơ có uy tín với đồng nghiệp, phụ huynh, học
sinh; là những thầy cô đồng cảm với những hồn cảnh khó khăn
của các em, luôn lắng nghe, bao dung, thấu hiểu và chia sẻ với
các em. Những thầy cô giáo được lựa chọn phải là những thầy cơ
tuyệt đối bí mật với những tâm sự của các em và là cầu nối giữa
giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và nhà trường trong việc giúp đỡ
các em học sinh.
Về kiện toàn nhân sự cho tổ tư vấn tâm lý thì ngay từ đầu
năm học hiệu trưởng thông qua quyết định về danh sách tổ tư vấn
tâm lý đúng theo thông tư 31/TT-BGDĐT bao gồm: Đại diện lãnh
đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên
kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, giáo viên phụ trách công tác
11


Đoàn, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp,
cán bộ Đoàn.
Tiến hành tổ chức lễ ra mắt tổ tư vấn tâm lý trước toàn thể
cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và đại diện phụ huynh trong
nhà trường một cách trang trọng, nói rõ mục đích và ngun tắc
hoạt động.
Cơng bố danh sách thành viên tổ tư vấn tâm lý trên Web nhà
trường, trên Facebook nhà trường. Trong danh sách ghi rõ số điện
thoại, hộp thư điện tử của tổ hoặc của tất cả thành viên.
Xây dựng mạng lưới cộng tác viên là giáo viên chủ nhiệm,
BCH Đoàn, cán bộ lớp để nắm bắt sát tình hình; khơng thụ động
chờ học sinh tự đến nhờ tư vấn. Xây dựng các hình thức như Hịm

thư, Zalo, Messenger để học sinh có thể trực tiếp đăng ký tham
gia tư vấn.
2.4.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn tâm

- Tổ chức hội nghị gồm có Ban giám hiệu, Đồn trường, Giáo
viên chủ nhiệm, Chủ tịch Cơng Đồn, Hội trưởng hội phụ huynh,
một số giáo viên có năng lực giao tiếp, cảm hóa tốt cùng tham gia
bàn bạc, góp ý. Việc tổ chức hội nghị giúp cho các bộ phận và tổ
tư vấn tâm lý sắp xếp, thống nhất nội dung hoạt động.
- Do cơ bản các trường khơng có cán bộ chun trách tư vấn
tâm lý cho học sinh, vì vậy đa phần các nhà trường lựa chọn các
cán bộ giáo viên, nhân viên ít nhiều trong các lĩnh vực thường
xuyên tiếp xúc với các hoạt động của học sinh. Do đó để phân
công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ tư vấn tránh chồng
chéo, trùng nhau đó là một việc đòi hỏi nhà trường thự sự cần
quan tâm, cân nhắc.
Qua tổ chức tại trường THPT Tĩnh Gia 1 tôi nhận thấy nếu xắp
xếp cơng việc phân cơng như sau thì các thành viên trong tổ tư
vấn dễ phát huy vai trị của mình:
12


ST
T
1
2

Chức vụ

Tư vấn


BCH Đoàn thanh
niên
Thành viên Ban nền
nếp

Hướng nghiệp, chọn trường,
chọn nghề,
Tư vấn ngăn chặn bạo lực học
đường
Tư vấn pháp luật, những vướng
mắc về gia đình học sinh
Tư vấn sức khỏe sinh sản vị
thành niên.

3

Giáo viên GDCD

4

Nhân viên y tế

5

Cán bộ văn phịng
Làm cơng tác tuyển
sinh

Hồ sơ thi, tư vấn điểm đầu vào

các năm

6

Một số giáo viên có
năng lực, uy tín với
phụ huynh, học sinh

Mối quan hệ bạn bè, tình yêu
trong
học đường.

Ghi
chú

- Tổ trưởng tổ tư vấn triển khai đến các thành viên kế hoạch
hoạt động trong

năm học của tổ tư vấn, bám sát theo chủ đề

hàng tháng để có thể tổ chức tốt các lĩnh vực tư vấn như riêng,
trên các lĩnh vực hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
2.4.4 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tư vấn
tâm lý
- Nhà trường hằng năm động viên, tạo điều kiện hỗ trợ để một
số giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường được đi tập
huấn, bồi dưỡng các lớp do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ
chức.
- Hàng năm mời các giảng viên ở các trường Đại học có
chuyên ngành tâm lý về trao đổi với các thầy cô làm công tác tư

vấn tâm lý. Nhà trường cũng mời các chuyên gia về tâm lý tham
gia các hoạt động tư vấn tâm lý theo chủ đề cho học sinh.
- Bản thân mỗi thành viên của tổ tư vấn tâm lý phải không
ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực, có tình
thương u học sinh, thân thiện, khéo léo gợi mở để học sinh “trải
lòng”. Làm sao để học sinh tin tưởng và thích đến Phịng tư vấn
13


tâm lý vào giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi để trị chuyện và được thấu
hiểu.
- Ngồi ra, tự học để nâng cao kỹ năng, trình độ hiểu biết về
xã hội, về chuyên môn, nghiệp vụ….phải diễn ra thường xuyên,
liên tục. Các kỹ năng cần thiết của một người làm công tác tư vấn
tâm lý cho học sinh là:
+ Kỹ năng lắng nghe.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi.
+ Kỹ năng phản hồi.
+ Kỹ năng thấu cảm.
+ Kỹ năng xử lý im lặng.
2.4.5

Đổi mới nội dung, hình thức tư vấn tâm lý tại

nhà trường
Để hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh được hiệu quả, ngay
từ đầu năm học tổ tư vấn xây dựng kế hoạch đến các lớp để triển
khai thu nhập thông tin về các học sinh trong lớp, phối hợp với
ban chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thơng tin về tồn
bộ học sinh trong các lớp, đặc biệt là những học sinh có hạnh kiểm

từ trung bình trở xuống, học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn,
phức tạp; học sinh có tiểu sử bệnh nền khó khăn trong học tập.
Sau đó tổ tư vấn tổng hợp trên các nhóm lĩnh vực như:
+ Nhóm học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn.
+ Nhóm học sinh có hồn cảnh gia đình phức tạp.
+ Nhóm học sinh có tiểu sử bệnh nền khó khăn trong học tập
+ Nhóm học sinh thường xun nghỉ học vơ lý do.
Sau khi tổng hợp thì xây dựng mơ hình tư vấn tâm lý theo các mức
độ sau
Mức
độ

Nội dung

1

Hoạt động tư vấn nhóm

2

Hoạt động tư vấn trực

Ghi chú
Hoạt động ngoại khóa
định kỳ
Tư vấn ở phòng tâm lý
14


tiếp

Tổ chức phối hợp với
3
chuyên gia tâm lý
Tổ chức phối hợp điều
4
trị
Mức độ 1:

Phối hợp với gia đình
Phối hợp với gia đình

Hàng tuần tổ chức các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học
sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các
tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội
dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các mơn học chính khóa và
hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hàng tháng tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động
ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề như tuyên truyền
đạo đức lối sống trong gia đình, quy tắc, văn hóa ứng xử trong
trường học. Các diễn đàn: “Nói khơng với bạo lực học đường”,
“Sức khỏe sinh sản vị thành niên”…với hình thức sân khấu hóa
nhằm thu hút học sinh tham gia qua đó giúp cho các em có kỹ
năng mềm trong cuộc sống.
Ngồi ra có thể mời chun gia tư vấn tâm lý hoặc các diễn
giả của các trường Đại học, của trung tâm tư vấn về giao lưu với
cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong nhà
trường.
Mức độ 2:
Đầu tuần tổ tư vấn tâm lý gửi danh sách đăng ký tư vấn trực
tiếp đến cho các lớp hoặc thông báo qua Zalo của các thành viên

trong tổ tư vấn để học sinh có thể đăng ký tư vấn trực tiếp với các
thầy cô.
Qua thực hiện tại trường THPT Tĩnh Gia 1 chúng tôi thực hiện
theo mẫu đăng ký trực tiếp như sau:
BẢN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TÂM LÝ: LỚP ……
Tuần…….
Lĩnh vực cần tư vấn( chỉ cần tích vào lĩnh vực
cần tư vấn)
15


ST
T

Họ và tên

Hướng
Nghiệp
( chọn
trường,
chọn
khối,
chọn
nghề)

Bị bạn
bắt nạt
hoặc
mâu
thuẩn

với
người
khác

Sức
khỏe
sinh
sản vị
thành
niên

-Gia
Mối
đình
quan
- Áp
hệ
lực học thầy
tập, thi cơ,
cử
bạn


1
2
Tuy nhiên qua q trình thực hiện chúng tơi thấy để làm tốt
mức độ 2 trong tư vấn tâm lý cho học sinh thì khâu then chốt nhất
là phải làm sao cho các em học sinh thật sự tin tưởng vào giáo
viên làm công tác tâm lý, đôi khi các em rất e ngại việc đăng ký
hình thức trực tiếp tại lớp với các lĩnh vực như sức khỏe sinh sản,

tình bạn, tình yêu, áp lực gia đình. Do đó việc phối hợp chặt chẽ
với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để nắm bắt và chủ
động tư vấn cho các em là việc làm thường niên của các thành
viên trong tổ tư vấn vì vậy để làm tốt trong mức độ 2 thì các tổ tư
vấn tâm lý cần:
+ Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên
trao đổi với cha mẹ học sinh. Không chỉ tư vấn cho học sinh mà
còn phải tư vấn cho cả cha mẹ học sinh để họ biết cách quản lý
con cái và phát hiện sớm những tâm tư, biểu hiện của học sinh thì
việc tư vấn mới thực sự hiệu quả.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt được đối
tượng học sinh cần tư vấn. Với những trường hợp học sinh có nhu
cầu tự tìm đến, thành viên tổ tư vấn tâm lý trên cơ sở hồ sơ tâm lý
đã lưu kết hợp với các phương pháp trò chuyện, trao đổi để phát
hiện những vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh, qua đó lên kế
hoạch tác động hoặc hỗ trợ.
+ Đối với những học sinh được giáo viên chủ nhiệm đưa
xuống, tổ tiếp nhận và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cung cấp
16


các thông tin quan trọng của học sinh như sức khỏe, hồn cảnh
gia đình, sở thích, các biểu hiện tâm lý gần đây …những thông tin
này được ghi chép cẩn thận vào hồ sơ tâm lý. Đối với những tình
huống quen thuộc, cán bộ tâm lý có thể thực hiện ngay các biện
pháp tác động.
Mức độ 3, Mức độ 4:
Đối với mực độ 3 và mức độ 4 thì sự phối hợp với phụ huynh
học sinh là hết sức quan trọng. Trước hết giáo viên chủ nhiệm trao
đổi tình hình sức khỏe và những biểu hiện trên lớp của học sinh

với phụ huynh qua đó nắm bắt những thơng tin bệnh nền của học
sinh và hướng điều trị của các Bác sỹ, các Chun gia tâm lý từ
phía gia đình học sinh. Sau khi có đầy đủ hướng điều trị của Bác
sỹ, Chuyên gia tâm lý thì lúc này tổ tư vấn phối hợp với gia đình
để thực hiện phác đồ điều trị cho học sinh.
Qua thực tế tại trường THPT Tĩnh Gia 1, năm học 2020-2021
tổ tư vấn tâm lý đã phối hợp tư vấn thành công cho 01 học sinh ở
lớp 11A2, em học sinh này bị trầm cảm giai đoạn đầu( Theo kết
luận của Bác sỹ bệnh viện Bạch Mai), tổ tư vấn đã cùng song hành
với gia đình học sinh thực hiện nghiêm phác đồ điều trị, đến cuối
năm học về cơ bản em đã tính cực giao lưu cùng các bạn, tham
gia đầy đủ các hoạt động kỹ năng sống do lớp và nhà trường tổ
chức.
2.4.6 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động tư vấn
tâm lý
Điều 9 trong thông tư 31/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2017 có ghi rõ:
Nhà trường bố trí phịng tư vấn tâm lý riêng đối với học sinh, đảm
bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt
động tư vấn. Do đó nhà trường cần phải đảm bảo các yêu cầu sau
cho tổ tư vấn tâm lý:
- Trang bị phịng tư vấn tâm lý có biển tên rõ ràng, bố trí ở nơi
kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho học sinh khi đến
17


liên hệ; khơng dùng chung phịng với các bộ phận khác. Trong
phịng ngồi bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, trang bị sách, báo mà học
sinh ưa thích, tùy vào diện tích phịng mà trang trí sao cho tạo
cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng, thư thái, tránh lộn xộn, lạnh lùng.
- Chú trọng công tác lưu trữ hồ sơ hằng năm để điều chỉnh

biện pháp tác động đối với những trường hợp tư vấn chưa thành
công, theo dõi các trường hợp đã thay đổi nhưng vẫn còn học ở
trong nhà trường để phòng ngừa tái diễn.
- Hằng năm nhà trường cân đối chi thường xun để có kinh
phí hỗ trợ cho tổ tư vấn tâm lý hoạt động. Làm tốt công tác vận
động các tập thể, cá nhân ủng hộ vật chất như trang thiết bị, sách
báo, tài liệu… phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tấm
lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật
để tổ chức các buổi chuyên đề, buổi ngoại khóa miễn phí, hướng
dẫn làm hồ sơ, thủ tục để vận động phụ huynh đưa các em trị liệu
tâm lý, xử lí kịp thời các trường hợp cần can thiệp chuyên sâu.
2.4.7 Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt
động tư vấn tâm lý
- Đầu năm tổ tư vấn xây dựng kế hoạch cho cả năm học trong
đó phân cơng cụ thể trách nhiệm và phần việc của mỗi thành
viên, hàng tuần các thành viên của tổ tư vấn báo cáo kết quả làm
việc đối với các trường hợp cần can thiệp vào sổ ghi chép. Cuối
tháng các thành viên trong tổ tư vấn họp để tổng kết, chia sẻ
những tình huống đã tư vấn trong tháng,
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả hoạt động
của tổ tư vấn tâm lý hàng tháng, hàng kỳ theo năm học.
2.5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến đã được tiến hành áp dụng tại trường THPT Tĩnh Gia
1 nơi tôi đang trực tiếp công tác và thu thập số liệu, phối hợp với
các trường THPT trên địa bàn thị xã Nghi Sơn- Thanh Hóa. Đánh
giá kết quả đạt được cụ thể qua phần trăm số lượng học sinh các
18


năm học tham gia tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn tâm lý.


Năm
học

20192020
20202021

Tư vấn
bạo lực
học
đường

Học
Học
sinh
Tư vấn
sinh tư
tư vấn
Sức khỏe
vấn
áp lực
sinh sản
chọn
gia
vị thành
trường,
đình,
niên
chọn
học

nghề
tập

Tư vấn
các nội
dung
khác

10%

20%

10%

30%

5%

15%

30%

13%

40%

10%

Qua trao đổi với các đồng chí trong BGH các nhà trường và
trực tiếp các tổ trưởng tổ tư vấn tâm lý các trường đều thống nhất

rất cao với các biện pháp mà trong sáng kiến kinh nghiệm đã đưa
ra. Đặc biệt nhóm biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư
vấn và đổi mới phương pháp tư vấn cho phù hợp với tình hình đặc
thù về cơ sở vật chất, con người ở từng đơn vị. Kết quả thực tiễn
cho thấy, sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã đề xuất với Hiệu
trưởng thực hiện các giải pháp nêu trên và đã đem lại kết quả
đáng ghi nhận như sau:
- Tổ tư vấn tâm lý đã làm tốt công tác tuyên truyền đến giáo
viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong toàn trường biết về
hoạt động của tổ tư vấn tâm lý ngay từ đầu năm học, mặt khác tổ
tư vấn tâm lý hằng năm đều xây dựng kế hoạch hoạt động rõ
ràng, thiết thực. Cơng tác phối hợp với Đồn thanh niên tổ chức
các chương trình Kỹ năng sống, các diễn đàn cho học sinh trong
nhà trường được chú trọng và thay đổi phù hợp với chương trình
giáo dục phổ thơng 2018. Qua đó đã tư vấn thành cơng cho một
số trường hợp học sinh có hồn cảnh q khó khăn tiếp tục tới
trường, các học sinh từ chỗ không kiềm chế được cảm xúc tiêu cực
19


đã trở thành có cảm xúc tích cực; phối hợp với 02 gia đình có con
mắc chứng trầm cảm và 01 trường hợp mắc chứng tăng động rối
nhiễu qua đó đã giúp cho các học sinh trên nhanh chóng hịa nhập
cùng với các bạn trong nhà trường. Tư vấn phòng chống quan hệ
tình dục trước hơn nhân, tư vấn cho các trường hợp gia đình có
hồn cảnh khó khăn học sinh có ý định bỏ học, tư vấn về giải
quyết mâu thuẩn trong quan hệ bạn bè, tư vấn cách ứng xử đối
với thầy cô giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Qua đó nhiều năm với số lượng học sinh trên 1.800 học sinh với số
lớp là 44 lớp đứng thứ 2 tồn tỉnh, nhà trường khơng có học sinh vi

phạm pháp luật, khơng có học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà
trường đến mức phải xử lý kỷ luật đuổi học, kỹ năng sống của các
em ngày một nâng lên. Có ý thức trách nhiệm trong cơng việc tập
thể, ứng xử ngày một văn hóa hơn với mọi người.
- Học sinh, phụ huynh biết đến phòng tư vấn nhiều hơn, sẵn
sàng chia sẻ, phối hợp để giáo dục học sinh cũng như định hướng
đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai. Học sinh đã xác định đúng
năng lực học tập, kỹ năng của mình để chọn lựa học tiếp Đại học
hoặc đi học nghề hoặc tham gia lao động phổ thông. Qua các hoạt
động của tổ tư vấn tâm lý đã giúp các em học sinh nhìn ra lợi thế
của bản thân, giúp đỡ các em phát huy khả năng, lợi thế, rèn
luyện nhân cách.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Qua kết quả khảo nghiệm, nhóm các biện pháp mà tơi đề xuất
đều có tính cấp thiết và khả thi, một số biện pháp đưa ra có thể
xem là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo trường THPT ở địa bàn thị
xã Nghi Sơn nói riêng và các trường THPT trong toàn tỉnh nghiên
cứu và áp dụng.
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu về lý
luận hoạt động tư vấn tâm lý, đề tài đã làm sáng tỏ vị trí, vai trị,
20


nhiệm vụ của tổ tư vấn tâm lý. Sáng kiến đã góp phần vận dụng lý
luận khoa học tư vấn tâm lý vào thực tiễn, giúp Hiệu trưởng các
trường quản lý tốt đội ngũ tư vấn tâm lý. Sáng kiến cũng đưa ra
các biện pháp thực hiện tốt thông tư 31/TT-BGDĐT và hướng dẫn
577/HD-SGDĐT Thanh Hóa về cơng tác tư vấn tâm lý ở các trường
THPT.

Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý, phát triển
đội ngũ tư vấn tâm lý của các trường THPT, tôi nhận thấy các biện
pháp quản lý, phát triển đội ngũ tư vấn tâm lý của các trường
THPT đóng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn chưa thật sự có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần yêu cầu nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý ở trường THPT nhằm đáp
ứng việc đổi mới dạy học theo hướng hiện đại, hội nhập trong giai
đoạn hiện nay
3.2 Những kiến nghị, đề xuất
+ Đối với Bộ GD-ĐT
- Ngồi giảm giờ định mức cịn có cơ chế chính sách, chế độ
ưu đãi phù hợp để giáo viên có năng lực tư vấn tốt tích cực tham
gia cơng tác tư vấn tâm lý.
- Có lộ trình đào tạo để các trường THPT đều có cán bộ chun
trách về cơng tác tư vấn tâm lý.
+ Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Tổ chức mở các lớp trập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ
cơng tác để mỗi trường có ít nhất từ 01 đến 03 GV có chứng chỉ
bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn tâm lý.
- Hiện nay tại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có nhiều các
trung tâm tư vấn tâm lý có uy tín, do đó các nhà trường mong
muốn Sở giáo dục làm cầu nối hỗ trợ các nhà trường việc liên hệ
với các Trung tâm để làm tốt công tác tư vấn tâm lý trong các nhà
trường.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công tác tư vấn tâm lý học đường trường THPT Lý Tự Trọng- Hà Tĩnh

[2]. Thông tư 31/TT-BGD&ĐT ngày 17/12/2017 ; Hướng dẫn 557/HD-SGD&ĐT
Thanh Hóa, ngày 27/03/2018 về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường
phổ thông.
[3]. PGS-TS Lê Sơn, TS Lê Hồng Minh, TS Nguyễn Trọng Tuyết : Tư vấn học
đường – những vấn đề căn bản, Nxb Thanh Niên.
 
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TX Nghi Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung đề tài trên
là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện,
không sao chép nội dung của bất kỳ ai.
NGƯỜI VIẾT SKKN

22


Nguyễn Hữu Hòa

23



×