Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN thiết kế bài dạy chủ đề dinh dưỡng nitơ ở thực vật sinh học 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THCSTHPT quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.31 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích yêu cầu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của SKKN
3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1.1. Cơ sở lý luận
3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1. Thiết kế bài dạy trước đây tại trường THCS&THPT Quan Sơn
4
2.2.2. Dạy học Sinh học hiện nay tại trường THCS&THPT Quan Sơn
5
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài
5
2.3. Giải pháp thực hiện


5
2.3.1. Quy trình thiết kế bài dạy
5
2.3.2. Thiết kế bài dạy cụ thể, chủ đề: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
17
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả đối với học sinh
17
2.4.2. Hiệu quả đối với giáo viên
17
2.4.3. Kết quả đối chứng sau khi áp dụng đề tài
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
18
3.2.2. Đối với nhà trường, đồng nghiệp
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY
20



2
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kèm
theo thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông
(GDPT) theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Mục tiêu
chương trình GDPT xác định giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản
thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh
thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học
tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành
người công dân trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo [1].
Thay vì mục tiêu sau khi học xong học sinh sẽ biết được gì thì chương trình
GDPT 2018 đưa ra mục tiêu sau khi học xong học sinh sẽ làm được gì. Chương
trình GDPT mới định hướng hình thành, phát triển cho học sinh năm phẩm chất
là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và mười năng lực là tự
chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ngơn ngữ, tính
tốn, tin học, thể chất, thẩm mĩ, cơng nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội; ngồi ra
cịn hình thành và phát triển năng lực đặc thù cho từng môn học [1].
Cùng với sự thay đổi về mục tiêu giáo dục hướng tới sự phát triển tồn diện
của học sinh thì việc thiết kế bài dạy, sử dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy
học, phương pháp kiểm tra đánh giá, công cụ kiểm tra đánh giá cũng được điều
chỉnh để phù hợp với nội dung bài dạy hoặc một chủ đề.
Trong quá trình dạy học môn Sinh học tại trường THCS&THPT Quan Sơn,
là một giáo viên gắn bó với ngơi trường trong một khoảng thời gian dài, hiểu
được đối tượng học sinh nơi đây, bản thân tôi thấy rằng để định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh việc đầu tiên người giáo viên phải thiết kế được
bài dạy hay từ đó tổ chức được một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp tự học, tác động tích tực đến tư tưởng, tình cảm đem lại hứng thú

học tập cho học sinh. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Thiết kế bài dạy chủ đề
dinh dưỡng nitơ ở thực vật - Sinh học 11 theo hướng phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh ở trường THCS&THPT Quan Sơn”
1.2. Mục đích yêu cầu. Qua nghiên cứu đề tài này tơi:
- Có được quy trình thiết kế bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh đối với môn Sinh học.
- Lựa chọn được những phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh.


3
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực
cho từng bài dạy.
- Thiết kế bài dạy cho nhiều bài hoặc chủ đề khác nhau, từ đó tăng sự hứng
thú của học sinh đối với môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế bài dạy đối với chủ đề dinh dưỡng nitơ ở thực vật theo hướng phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THCS&THPT Quan Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát, thu thập và xử lí thơng tin.
- Phương pháp khảo sát và điều tra.
- Phương pháp thống kê qua các bài kiểm tra và phiếu đánh giá.
- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, rút kinh
nghiệm và các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Thông qua tập huấn các môđun của Bộ Giáo dục và các đợt tập huấn của
Sở Giáo dục.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Thiết kế một bài dạy trong chương trình Sinh học 11 theo hướng phát triển
phẩm chất và năng lực của học sinh. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh; hình thành năng lực chung và phẩm chất theo mục tiêu của

chương trình GDPT mới năm 2018; hình thành và phát triển năng lực sinh học
gồm nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở lí luận
- Ngày 18 tháng 12 năm 2020 Bộ Giáo dục ban hành công văn 5512/BGDGDTrH về việc thực hiện thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm
2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học
cơ sở, trung học phổ thông và trung học phổ thông nhiều cấp học về việc xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó có hướng
dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy đối với các môn học [1].
- Công văn số 3280/BGD-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học nhà trường cấp trung
học cơ sở và trung học phổ thơng [6].
- Chương trình giáo dục của mơn Sinh học có sự điều chỉnh như có nội
dung giảm tải, khuyến khích học sinh tự học, tích hợp các bài thành các chủ đề.


4
- Thiết kế bài dạy là quy trình thiết kế một bài hoặc 1 chủ đề theo hướng
đổi mới phương pháp dạy học.
- Thiết kế bài dạy thể hiện được mục tiêu giáo dục, hoạt động dạy học, các
phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá, cơng cụ đánh giá nhằm
phát huy được tính tích cực và chủ động của người học.
- Khi thiết kế bài dạy chủ đề: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (02 tiết) - Sinh
học 11; Giáo viên dựa trên các cơ sở:
+ Nội dung chương trình giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng bài 5 và
bài 6 sách Sinh học 11.
+ Mục tiêu giáo dục: yêu cầu cần đạt về kiến thức, phẩm chất, năng lực.
+ Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến bài học.

+ Các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng hoạt động trong bài.
+ Các kĩ thuật dạy học tích cực.
+ Các hình thức kiểm tra đánh giá, cơng cụ đánh giá.
+ Quy trình thiết kế bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi:
- Đối với giáo viên: Thay đổi tư duy về hoạt động dạy học, có những bước
đổi mới về phương pháp dạy học; lựa chọn được những phương pháp dạy học
phù hợp với đối tượng học sinh miền núi; tổ chức các hoạt động dạy học cho
học sinh đạt hiệu quả hơn.
- Đối với học sinh: Phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh;
tăng sự hứng thú trong học tập môn Sinh học.
* Hạn chế:
Trường THCS&THPT Quan Sơn là một trường miền núi đóng trên địa bàn
thuộc diện khó khăn vùng biên giới, đa số học sinh đều ở xa trường, đường đi lại
từ nhà đến trường rất vất vả, điều kiện gia đình khó khăn dẫn đến điều kiện học
tập hạn chế, chất lượng học tập của học sinh còn thấp. Ý thức học tập chưa cao,
học sinh vẫn cịn thói quen thụ động trong học tập, không chủ động trong việc
nghiên cứu thêm tài liệu liên quan đến bài học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thiết kế một bài dạy môn Sinh học trước đây ở Trường THCS&THPT
Quan Sơn.
Thiết kế bài dạy trước đây là một giáo án gồm các nội dung: mục tiêu bài
học, thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, tiến trình dạy học và cuối cùng là


5
hoạt động củng cố. Giáo án thể hiện kiến thức của bài học, không chú trọng đến
hoạt động của học sinh cần phải làm gì để đạt được những kiến thức đó.

Phương pháp dạy học trước đây cũng là phương pháp dạy học truyển
thống, một chiều từ giáo viên đến học sinh. Giáo viên thường không chú trọng
đến các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực dẫn đến các tiết
học nhàm chán, học sinh thụ động trong việc học, không tạo được sự hứng thú
của học sinh đối với môn học.
2.2.2. Thực trạng dạy học Sinh học hiện nay ở Trường THCS&THPT Quan Sơn.
Trong những năm học gần đây, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng
được hồn thiện. Giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin bổ trợ cho tổ
chức hoạt động dạy học như việc sử dụng giáo án điện tử góp phần nâng cao
chất lượng học tập của học sinh trong đó có mơn Sinh học.
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài.
Thời điểm khảo sát vào đầu năm học 2020-2021, tiến hành khảo sát ở 2 lớp
đang giảng dạy: 11A2: 33 học sinh.
11A4: 33 học sinh.
Kết quả khảo sát ở 2 lớp như sau:
Lớp

Tổng
số HS

Yêu thích
mơn học

11A2
11A4

33
33

12

09

Khơng
u thích
mơn học
21
24

Hợp tác và
chủ động
trong tiết học
10
06

Thụ động Hình thành
trong tiết PC và NL
học
21
02
27
03

Qua kết quả khảo sát thấy rằng, có nhều học sinh khơng hứng thú với mơn
Sinh học, trong q trình học ở các tiết học các em khơng tích cực, chủ động.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Quy trình thiết kế bài dạy.
Quá trình thiết kế bài dạy là nhân tố đầu tiên có vai trị quan trọng đối với
hiệu quả giờ học và thiết kế bài học không chỉ là thiết kế về nội dung, phương
pháp giảng dạy mà bao gồm cả cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và
học sinh [5],[7]. Để có thiết kế bài dạy phù hợp với mục tiêu chương trình

GDPT mới năm 2018 và phù hợp với đối tượng học sinh, tơi mạnh dạn đưa ra
quy trình thiết kế bài dạy môn Sinh học giảng dạy học sinh tại trường
THCS&THPT Quan Sơn, gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và lựa chọn nội dung dạy học trọng tâm.
- Xác định mục tiêu bài học: Xác định rõ các năng lực và phẩm chất cần
hình thành cho học sinh trong bài học đó. Mục tiêu về năng lực và phẩm chất sẽ
quyết định các hoạt động dạy học.


6
- Lựa chọn nội dung dạy học trọng tâm của bài học: Giáo viên bám sát yêu
cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình giáo dục mơn Sinh học.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và mục tiêu bài
học, nhằm tích cực hóa học tập của học sinh; sắp xếp và phối hợp có hiệu quả
các kĩ thuật dạy học theo trình tự hợp lí; tạo mơi trường học tập độc lập và hợp
tác; lựa chọn công nghệ thông tin để hỗ trợ học sinh học tập.
- Trong môn Sinh học, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học (dạy học dự án, giải quyết vấn đề, thực hành, nghiên cứu khoa học), kĩ
thuật dạy học (khăn trải bàn, mảnh ghép, KWL, phòng tranh, sơ đồ tư duy…) và
hình thức dạy học phù hợp tùy thuộc vào từng bài dạy, ngồi ra cịn có các hình
thức đóng vai, diễn kịch [3].
Bước 3: Lựa chọn môi trường học tập, tư liệu, học liệu.
- Cũng như các môn học khác, các hoạt động dạy học môn Sinh học đa
phần diễn ra tại lớp học. Ngồi ra giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đối với
các bài thực hành ở phịng thí nghiệm, tham quan, thực tế…
- Các tư liệu, học liệu được giáo viên và học sinh chuẩn bị phù hợp với mục
tiêu bài học và môi trường tổ chức học tập. Những học liệu, tư liệu được sử
dụng khi dạy Sinh học rất đa dạng như mơ hình, sơ đồ, tài liệu chữ viết, tranh
ảnh, video…

Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học.
- Giáo viên cần phân tích: nội dung học tập; kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm hiện có của học sinh; xây dựng tình huống học tập. Sau đó thiết kế hoạt
động của học sinh, thiết kế hoạt động tổ chức và hướng dẫn.
- Giáo viên cần nêu rõ được bài dạy đó có bao nhiêu hoạt động chính và
cách thức triển khai các hoạt động cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên
hoạt động; mục tiêu hoạt động; cách thức tiến hành hoạt động; thời lượng để
thực hiện hoạt động; kết luận của giáo viên về kiến thức và thái độ học sinh cần
có sau hoạt động; giáo viên hướng dẫn các hoạt động tiếp nối như củng cố, mở
rộng, vận dụng kiến thức vào cuộc sống hoặc chuẩn bị cho bài mới.
- Một số hoạt động học được thiết kế trong quá trình dạy và học:
+ Hoạt động khởi động: Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể
khởi động bài học bằng cách sử dụng các trò chơi, xem video, nghe 01 bài hát,
quan sát lược đồ, tranh ảnh, nêu một tình huống có vấn đề, kể một câu chuyện
có chủ đề liên quan đến bài học…
+ Hoạt động hình thành kiến thức: Đây là phần trọng tâm của thiết kế
hoạt động học. Tên các hoạt động nhằm hình thành kiến thức cho học sinh cần


7
thể hiện được rõ mục đích, việc làm và sản phẩm của học sinh bám sát các mục
tiêu bài học.
+ Hoạt động luyện tập: Việc thiết kế các hoạt động luyện tập cho mơn
Sinh học có thể áp dụng các phương pháp, hình thức chung trong tổ chức dạy
học như trị chơi, phiếu học tập, chia sẻ theo nhóm, sơ đồ hóa nội dung bài học.
+ Hoạt động vận dụng: Giáo viên tổ chức cho học sinh liên hệ thực tế để
vận dụng kiến thức đã học thông qua các tình huống cụ thể.
Bước 5: Hoạt động đánh giá tổng kết, định hướng học tập tiếp theo. Trong
mỗi bài học, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau bao
gồm đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập thông qua việc tự đánh giá,

đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá, nhận xét. Đánh giá trong giờ học có thể
sử dụng các bài tập ngắn, phiếu đánh giá... Giáo viên sẽ chốt lại các nội dung bài
học và có những định hướng về việc chuẩn bị bài tiếp theo.
2.3.2. Thiết kế một bài dạy cụ thể.
TÊN CHỦ ĐỀ: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (SINH HỌC 11)
Thời lượng: 02 tiết
Lớp dạy: 11A2
I. Mục tiêu dạy học.
Phẩm chất,
MUC TIÊU
STT
năng lực
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Trình bày được vai trị sinh lí của nitơ: vai trị chung,
(1)
vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết.
- Nêu được các nguồn cung cấp nitơ tư nhiên cho
(2)
cây và đặc điểm của các nguồn cung cấp nitơ đó.
(3)
Nhận
thức - Nêu được các dạng nitơ cây hấp thụ được.
- Trình bày được các q trình chuyển hóa nitơ trong
(4)
sinh học
các hợp chất hữu cơ thành nitơ khống.
- Trình bày được các con đường cố định nitơ phân tử
và vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng
(5)
con đường sinh học đối với thực vật.

Tìm hiểu thế - Quan sát và mô tả được dấu hiệu cây thiếu nitơ.
(6)
giới sống
- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất
(7)
cao cho cây trồng và bảo vệ môi trường.
Vận
dụng - Sử dụng hợp lí việc bón phân đạm cho cây trồng.
(8)
kiến thức, kĩ - Đề xuất được những biện pháp chăm sóc cây phát
(9)
năng đã học
triển tốt; cải tạo đất; bảo vệ môi trường.
NĂNG LỰC CHUNG


8
Giao tiếp và
hợp tác
Tự chủ và tự
học
Ngôn ngữ

Thảo luận, phân cơng và thực hiện các nhiệm vụ
(10)
trong nhóm.
Tự nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao
(11)
cho từng cá nhân.
Báo cáo sản phẩm của nhóm; diễn xuất.

(12)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Yêu nước
Tích cực tham gia và vận động bạn bè tham gia bảo
(13)
vệ môi trường, nâng cao ý thức sử dụng phân bón
hợp lí cho cây trồng.
Trung thực
Trung thực trong đánh giá chéo các nhóm trong lớp.
(14)
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
- Tranh hình về ảnh hưởng của nitơ đến sinh trưởng, phát triển của cây và các
q trình chuyển hóa nitơ, cố định nitơ (phụ lục)
- Phiếu đánh giá hoạt động nhóm và cá nhân.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 tờ giấy A0, 4 bút lông mực xanh và 1 bút lơng màu
đỏ.
- Máy tính để trình chiếu.
- 4 cục nam châm.
2. Học sinh chuẩn bị:
- SGK Sinh học 11; vở ghi chép.
- Tài liệu HS tự tìm hiểu được liên quan đến chủ đề sẽ học.
III. Tiến trình dạy học của chủ đề
1. Kế hoạch dạy học
Hoạt động học
Mục
Nội dung PP, KTDH Phương án
tiêu
dạy học

chủ đạo
đánh giá
trọng tâm
(10)
Nêu vấn đề. - Vấn đáp. HS đánh giá
- Chia sẻ lẫn nhau.
A- Khởi động
cặp đôi.
(5 phút)


9

B-Hoạt
động
khám
phá

C-Hoạt
động
luyện tập
đánh giá

- Hoạt động 1.
(20 phút)
Tìm hiểu về
vai trị sinh lí
của ngun tố
nitơ.


(1)
(6)
(10)
(12)

- Hoạt động 2.
(20 phút)
Tìm hiểu các
nguồn
cung
cấp nitơ tự
nhiên cho cây.

(2)
(3)
(10)
(12)

- Hoạt động 3.
(15 phút)
Tìm hiểu quá
trình chuyển
hóa nitơ trong
đất và cố định
nitơ.
- Hoạt động 4.
(20 phút)
Tìm hiểu về
phân bón với
năng suất cây

trồng và mơi
trường.

(4)
(5)
(10)
(12)
(14)

(7)
(8)
(9)
(10)
(12)
(13)
(14)

(11)

- Vai trị sinh - Dạy học
lí của nitơ.
trực quan.
- Dạy học
- Dấu hiệu hợp tác.
cây
thiếu - Dạy học
nitơ.
giải quyết
vấn đề.
- Các nguồn - Dạy học

cung
cấp hợp tác.
nitơ tự nhiên - Kĩ thuật
cho cây và khăn trải
đặc
điểm bàn.
của chúng.
- Các dạng
nitơ cây hấp
thụ được.
Q
trình - Phương
chuyển hóa pháp dạy
nitơ
trong học
trực
đất và con quan.
đường sinh - Thảo luận
học cố định nhóm.
nitơ.
- Tác dụng - Phương
của
bón pháp đóng
phân hợp lí vai, diễn
đến
năng kịch.
suất
cây - Phương
trồng và môi pháp vấn
trường.

đáp.
- Ứng dụng
trong
đời
sống
thực
tiễn.
Khái quát lại - Dạy học
nội dung đã giải quyết
học
bằng vấn đề.
bản đồ tư - Kĩ thuật

GV đánh
giá HS bằng
bảng kiểm.

GV đánh giá
HS
thông
qua bài tập
trắc nghiệm
sửa sai.

GV đánh giá
HS
thơng
qua
bảng
kiểm.


Đánh
hoạt
nhóm
cách
giá
thơng
phiếu
giá.

gia
động
bằng
đánh
chéo
qua
đánh

GV đánh giá
HS
thơng
qua phiếu
đánh
giá


10
kết quả
(5 phút)
D-Hoạt

động mở
rộng
(5 phút)

duy.

(11)

dạy học sơ theo
đồ tư duy. chí.

tiêu

Củng
cố - Dạy học HS đánh giá
kiến
thức giải quyết lẫn nhau.
HS vừa học vấn đề.

hướng - Kĩ thuật
dẫn HS tự KWLH.
tìm
hiểu
những vấn
đề mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Nội dung: Đặt tình huống ở đời sống thực tiễn.
c. Cách thức thực hiện:

GV nêu 1 tình huống: Nhà bạn A có trồng 1 cây xồi, bạn A chăm sóc cây
xồi đó, ln tưới nước và bón rất nhiều loại phân đạm cho cây, nhưng 1 thời
gian sau cây xoài bị chết. Giải thích vì sao lại như vậy?
GV u cầu HS chia sẻ ý kiến với bạn bên cạnh.
GV lấy một số ý kiến của HS
GV khơng giải thích lại và khơng chốt câu trả lời. Mà chỉ diễn giải đến nội
dung sẽ học trong chủ đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trị sinh lí của nguyên tố nitơ (20 phút)
a. Mục tiêu: (1) , (6) , (10) , (12).
b. Nội dung:
- Vai trò sinh lí của nitơ.
- Dấu hiệu cây thiếu nitơ và giải thích hiện tượng.
c. Sản phẩm học tập:
Phiếu học tập về vai trị sinh lí của ngun tố nitơ đối với sự sinh trưởng và
phát triển của thực vật.
Phiếu đánh giá: Bảng kiểm.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG
- Chia học sinh làm 4 nhóm.
- Các nhóm HS quan sát tranh hình,
- Trình chiếu tranh hình.
nghiên cứu SKG, thảo luận hồn thành
- u cầu HS hoàn thành phiếu học tập phiếu học tập số 1.
số 1 (3 phút).
- GV yêu cầu HS thảo luận, thống nhất - Các nhóm thảo luận và thống nhất nội
thơng tin sau đó trình bày trước lớp.
dung kiến thức trong phiếu học tập sau

- Tổng kết và chốt lại các nội dung mà đó trình bày trước lớp (tối đa 3 phút).


11
nhóm đã trình bày; sử dụng máy tính
để trình chiếu nội dung cần đạt của
hoạt động (5 phút).
Kết luận: Nitơ là một trong 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
trong cây và thuộc nhóm nguyên tố đại lượng nên rất cần cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây.
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Ở HOẠT ĐỘNG 1
I. Vai trò của nguyên tố nitơ:
1. Vai trò chung: Giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Vai trị cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên prôtêin, axit nuclêic, diệp lục…
3. Vai trò điều tiết: Là thành phần cấu tạo của enzim, côenzim, ATP…ảnh
hưởng đến hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng, điều tiết trạng thái ngậm
nước của prôtêin.
* Dấu hiệu cây thiếu nitơ: Cây sinh trưởng và phát triển kém, diệp lục khơng
hình thành, lá cây chuyển màu vàng nhạt. Vì thiếu nitơ sẽ làm giảm q trình
tổng hợp prơtêin, từ đó sinh trưởng của các cơ quan bị giảm; lá cây có màu vàng
nhạt do diệp lục khơng được hình thành.
e. Cơng cụ đánh giá: GV sử dụng để đánh giá khi các nhóm báo cáo.
Bảng kiểm đánh giá hoạt động học tập của HS
Đánh giá nhóm:…….
Phạm trù đánh
Nội dung kiểm

Khơng
giá
Vai trị chung

Trình bày được sự ảnh hưởng chung
của nitơ đối với cây.
Trình bày được nitơ là nguyên tố
Vai trị cấu trúc
thuộc nhóm đại lượng.
Trình bày được nitơ tham gia cấu tạo
nên các hợp chất hữu cơ.
Vai trò điều tiết
Trình bày được nitơ ảnh hưởng đến
các quá trình chuyển hóa vật chất.
Trình bày được dấu hiệu của cây khi
Dấu hiệu thiếu nitơ thiếu nitơ.
Giải thích được thiếu nitơ ảnh hưởng
đến màu sắc của lá cây.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Vai trò chung
Vai trò cấu trúc
Vai trò điều tiết
Dấu hiệu cây thiếu nitơ? Giải thích:
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây (20 phút)
a. Mục tiêu: (2) , (3) , (10) , (12).
b. Nội dung:
- Các nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây và đặc điểm của chúng.


12
- Các dạng nitơ cây hấp thụ được.
c. Sản phẩm học tập:
Sản phẩm của nhóm: Phiếu học tập trình bày về các nguồn cung cấp nitơ tự
nhiên cho cây.

Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sửa sai.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG
- Chia học sinh là 4 nhóm và sử dụng - Các nhóm thảo luận và thống nhất
kĩ thuật dạy học khăn trải bàn hướng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
dẫn học sinh tìm hiểu về các nguồn trong nhóm làm việc (3 phút)
cung cấp tự nhiên cho cây.
- Các nhóm thống nhất nội dung và cử
.
đại diện thuyết trình sản phẩm của
nhóm (3 phút).
- Tổng kết và chốt lại các nội dung mà
nhóm đã trình bày.
- Các nhóm hồn thành bài tập trắc
nghiệm sửa sai (3 phút).
Hoạt động này sẽ được GV thu lại sau
khi tiết học kết thúc.
Kết luận: Có 2 nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là nitơ trong khơng
khí và nitơ trong đất. Rễ cây chỉ có thể hấp thụ trực tiếp nitơ ở dạng nitơ khoáng
là NO-3 và NH4+.
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Ở HOẠT ĐỘNG 2
II. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây
1. Nitơ trong khơng khí: N2 chiếm khoảng 80%. Cây không hấp thụ trực tiếp
N2 mà phải nhờ vi sinh vật cố định nitơ thành NH4+ cây mới đồng hóa được.
N2
NH4+
VSV cố định nitơ


2. Nitơ trong đất: Tồn tại ở 2 dạng:
- Nitơ khoáng trong các muối khoáng (NO-3 và NH4+): rễ cây hấp thụ được.
- Nitơ hữu cơ có trong xác sinh vật: rễ cây không trực tiếp hấp thụ được mà
phải nhờ vi sinh vật đất khống hóa chuyển thành nitơ khoáng (NO-3 và NH4+).
Nitơ hữu cơ
NH4+ ; NO3-.
VSV đất khống hóa

THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về các nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây và đặc điểm của các
nguồn cung cấp đó.


13
e. Công cụ đánh giá: GV thu lại sau khi tiết học kết thúc.
Bài tập câu hỏi trắc nghiệm sửa sai
Nhóm:…….
Nội dung
Đúng Sai
Sửa sai
Nitơ trong khơng khí tồn ại ở
dạng N2.
Nitơ khơng khí chiếm lượng ít
trong khí quyển.
Cây có thể hấp thụ trực tiếp
dạng N2.
Để hấp thụ N2 phải nhờ VSV cố
định nitơ chuyển về dạng NO3cây mới hấp thụ được.
Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng:
NH4+ và NO3-.

Cây hấp thụ trực tiếp nitơ
khống.
Cây khơng hấp thụ được nitơ
hữu cơ.
Nitơ hữu cơ sẽ chuyển thành
nitơ khoáng nhờ các VSV
khoáng hóa đất và lúc đó cây sẽ
hấp thụ được.
Có 2 nguồn cung cấp nitơ tự
nhiên cho cây là nitơ trong đất
và nitơ khơng khí.
Cây chỉ hấp thụ nitơ ở dạng
NH4+ và NO3-.
Hoạt động 3. Tìm hiểu q trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ
phân tử (15 phút).
a. Mục tiêu: (4) , (5) , (10) , (12) , (14).
b. Nội dung: Q trình chuyển hóa nitơ trong đất; con đường cố định nitơ.
c. Sản phẩm học tập:
Sản phẩm của nhóm: phiếu học tập tìm hiểu về q trình chuyển hóa nitơ
trong đất và q trình cố định nitơ phân tử.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG
- Chia học sinh thành 4 nhóm.
- HS quan sát tranh hình, nghiên cứu
- Nhóm 1,2 hoàn thành nội dung 1; SKG hoàn thành phiếu học tập số 3.
nhóm 3,4 hồn thành nội dung 2 trong - Các nhóm thảo luận và thống nhất nội
phiếu học tập số 3 (3 phút)
dung kiến thức trong phiếu học tập sau

- GV cử 2 nhóm lên báo cáo.
đó trình bày trước lớp (3 phút)


14
- GV đánh giá HS qua bảng kiểm.
- HS đánh giá chéo bằng bảng kiểm.
Kết luận: Q trình chuyển hóa nitơ trong đất và con đường sinh học cố
định nitơ phân tử đều nhờ các VSV chuyển hóa thành các dạng nitơ khoáng.
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Ở HOẠT ĐỘNG 3
III. Q trình chuyển hố nitơ trong đất và cố định nitơ
1. Q trình chuyển hố nitơ trong đất.
Q trình amơn hố:
Nitơ hữu cơ
NH4+
Q trình nitrat hố:
NH4+
NO2NO32. Q trình cố định nitơ phân tử: Là quá trình liên kết N 2 với H2 hình thành
nên NH3. Có hai con đường cố định:
- Con đường vật lí, hố học.
- Con đường sinh học do nhóm vi khuẩn tự do hay cộng sinh thực hiện.
Vi khuẩn cố định nitơ có enzim đặc hiệu là nitrơgenaza có khả năng bẻ gãy 3
liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với H tạo thành NH3.
e. Công cụ đánh giá: GV thu lại sau khi tiết học kết thúc.
Bảng kiểm đánh giá hoạt động học tập của HS
Đánh giá nhóm:…….
Phạm trù đánh giá
Nội dung kiểm
Có Khơng
Q trình chuyển Liệt kê được trình tự q trình chuyển

hóa nitơ trong đất
hóa ni tơ trong đất
Trình bày được q trình chuyển hóa
nitơ hữu cơ thành nitơ khống
Q trình cố định Nêu khái niệm q trình cố định nitơ
nitơ
Trình bày quá trình cố định nitơ phân
tử
Giải thích được q trình cố định nitơ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Q trình chuyển hóa nitơ trong
Q trình cố định nitơ.
đất.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về phân bón với năng suất cây trồng và vấn đề môi
trường (20 phút).
a. Mục tiêu: (7) , (8) , (9) , (10) , (12) , (13) , (14).
b. Nội dung:
- Hoạt động theo phương pháp đóng vai, diễn kịch.
- Tác dụng của bón phân hợp lí đến năng suất cây trồng và mơi trường.
- Ứng dụng trong đời sống thực tiễn.
c. Sản phẩm học tập:
Xây dựng được kịch bản và diễn kịch.
d. Cách thức thực hiện:


15
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


NỘI DUNG
- Chia học sinh thành 2 nhóm (đã chia - Xây dựng kịch bản và diễn một vở
nhóm từ trước) xây dựng kịch bản kịch dài tối đa 8 phút.
liên quan đến hoạt động 4.
- Giới thiệu từng nhóm diễn kịch - Các nhóm đánh giá chéo.
trước lớp
- Tổng kết và đánh giá hoạt động của
từng nhóm
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Ở HOẠT ĐỘNG 4
IV. Phân bón với năng suất cây trồng và mơi trường.
1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng.
- Bón đúng loại phân.
- Đủ số lượng và tỉ lệ dinh dưỡng.
- Bón theo nhu cầu của giống, thời kỳ sinh trưởng, cũng như điều kiện đất
đai.
2. Các phương pháp bón phân.
- Bón qua rễ.
- Bón qua lá.
3. Phân bón và mơi trường.
- Phân dư thừa làm xấu đất.
- Phân thừa làm ô nhiễm môi trường.
e. Công cụ đánh giá:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
Đánh giá nhóm:………
Tên vở kịch:………
Nhận xét
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Kịch bản.

Diễn xuất (tự tin, trơi
chảy)
Thể hiện sự sáng tạo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP (5 phút).
- Mục tiêu: (11).
- Nội dung: Hệ thống hóa nội dung đã học bằng bản đồ tư duy hay sơ đồ
phân nhánh.
- Sản phẩm học tập: Sơ đồ của từng học sinh hoàn thành trong vở.
- Cách thức thực hiện:
+ HS hoạt động độc lập và hồn thành sơ đồ trong vịng 3 phút.
+ Trình chiếu sơ đồ tư duy GV đã chuẩn bị.
+ Nhận xét và đánh giá chung.


16
- Cơng cụ đánh giá: GV có thể sử dụng để đánh giá và lưu vào hồ sơ học
tập của HS.
Thiết kế bảng đánh giá theo tiêu chí
Họ và tên:…………………Lớp:……
Tiêu chí
Mức độ
Đánh dấu
Mức 1: Hệ thống hóa kiến thức cịn
chưa đầy đủ
Hệ thống hóa kiến thức Mức 2: Hệ thống hóa kiến thức bài
học tương đối đầy đủ
Mức 3: Hệ thống hóa kiến thức đầy
đủ
Mức 1: Trình bày cịn sơ sài

Mức 2: Trình bày tương đối đầy đủ
Cách thức trình bày
và rõ ràng
Mức 3: Trình bày đẹp mắt và khoa
học
D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (5 phút).
(Hoạt động này GV hướng dẫn HS và cho phép HS về nhà hoàn thành)
- Mục tiêu: (11).
- Nội dung: Mở rộng kiến thức đã học.
- Sản phẩm học tập: Sản phẩm của từng học sinh hoàn thành trong vở.
- Cách thức thực hiện: GV hướng dẫn HS sử dụng phương pháp KWLH để
mở rộng thêm những kiến thức đã học được và sản phẩm sẽ nộp lại cho GV
đánh giá hoặc cho HS đánh giá chéo.
Bảng hỏi theo kĩ thuật KWLH (HS hoàn thành cột L và H)
K
W
L
H
Em đã biết những Em muốn biết gì Em đã tìm hiểu Em cịn biết
gì về vai trị của về nitơ đối với được gì về vai trị những điều gì thú
nitơ?
cây?
của nitơ?
vị về nitơ? Dấu
hiệu của cây khi
thiếu các nguyến
tố khác?
Em đã biết những Em muốn biết Có những nguồn Tìm kiếm trên
gì về các nguồn những gì về các cung cấp nitơ nào internet
thêm

cung cấp nitơ cho nguồn cung cấp cho cây? Đặc những điều lí thú
cây?
nitơ cho cây?
điểm của các về nội dung này.
nguồn nitơ đó?
Em đã biết những Em muốn biết Sau khi học xong, Tìm kiếm trên
gì về các quá những điều gì về em đã tìm hiểu internet để tìm
trình chuyển hóa q trình chuyển được gì?
hiểu thêm những
nitơ và cố định hóa nitơ và cố
điều hay về q
nitơ?
định nitơ?
trình này.
Để cây trồng sinh Em cần biết thêm Em đã biết thêm Tìm kiếm thêm
trưởng và phát điều gì nữa về được điều gì về những biện pháp


17
triển tốt cần phải cách chăm sóc biện pháp chăm kĩ thuật tiên tiến
làm gì?
cây?
sóc cây trồng?
trên thế giới.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả đối với học sinh:
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh, khơi dậy khả năng tư duy và
nhận thức của các em đồng thời hình thành và phát triển các năng lực chung
cũng như năng lực đặc thù của bộ mơn.

- Hình thành được những phẩm chất nhân ái, yêu quê hương đất nước, nhận
thấy được vai trò của bản thân đối với các vấn đề xung quanh như ơ nhiễm mơi
trường, dịch bệnh, thiên tai…từ đó có trách nhiệm hơn đối với gia đình và xã
hội.
2.4.2. Hiệu quả đối với giáo viên:
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
- Tạo động lực để giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu, tìm tịi những hoạt
động dạy học lí thú phù hợp với xu thế đổi mới của Bộ Giáo dục, thời đại 4.0 và
sử dụng công nghệ thông tin bổ trợ cho bài dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
và chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.4.3. Kết quả đối chứng sau khi áp dụng đề tài.
Sau khi tiến hành khảo sát đầu năm ở 2 lớp 11A 2 và 11A4. Tôi đã áp dụng
thiết kế bài học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh dạy
lớp 11A2 (lớp thực nghiệm) còn lớp 11A4 là lớp đối chứng.
Thời điểm khảo sát là giữa kì 1 năm học 2020 - 2021 sau khi áp dụng đề
tài và thiết kế bài dạy ở những bài khác trong chương trình Sinh học 11.
Kết quả khảo sát ở lớp 11A 2, học sinh từ khơng u thích và khơng hứng
thú với mơn Sinh học đã u thích học; từ thói quen thụ động trong học tập thì
các em đã biết hoạt động nhóm, hợp tác, thuyết trình…hình thành phẩm chất và
năng lực cần có sau bài học. Sự thay đổi này rõ rệt hơn hẳn so với lớp 11A4.
Lớp

11A2
(Thực
nghiệm)
11A4 (Đối
chứng)

Tổng
số HS


Yêu thích
mơn học

Khơng
u thích
mơn học

Hợp tác và
chủ động
trong tiết học

33

25

08

25

08

20

33

10

23


08

25

04

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:

Thụ động Hình thành
trong tiết PC và NL
học


18
Thiết kế bài học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh đã và đang là xu hướng được các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên quan
tâm. Đối với bộ môn Sinh học, việc đưa ra quy trình thiết kế bài học cũng như
việc cung cấp các thiết kế minh họa là việc làm cần thiết để giáo áp dụng thiết
kế các bài giảng, là cơ sở quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giáo dục
đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là các mục
tiêu về phát triển năng lực học sinh. Thông qua các bài học được thiết kế theo
hướng phát triển năng lực sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, khơi dậy
khả năng tư duy và nhận thức của các em đồng thời hình thành và phát triển các
năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của bộ mơn, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường. Quy trình thiết kế bài học trên có thể được sử
dụng để thiết kế bài học không chỉ riêng môn Sinh học, mà cịn có thể được vận
dụng vào các nội dung, mơn học khác trong giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để
vận dụng thiết kế này cho các môn học, giáo viên cần lựa chọn những bài học,
những nội dung kết hợp với các hình thức và phương pháp dạy học hợp lí nhằm

định hướng và phát triển các năng lực ở học sinh, phù hợp với đối tượng học
sinh mình giảng dạy.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Cần có những đợt tập huấn về chuyên đề tổ chức hoạt động dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đối với môn Sinh học.
- Cần trang bị cho mỗi trường học có phịng thiết bị để giáo viên dạy học
các tiết thực hành đạy hiệu quả cao hơn.
3.2.2. Đối với nhà trường, đồng nghiệp:
- Nhà trường nên tổ chức các hoạt động thao giảng cho giáo viên dạy học
theo nội dung chương trình GDPT mới.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi giao lưu chuyên môn với các đơn vị
lân cận để học hỏi kinh nghiệm.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 08 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Phạm Thị Kim Oanh


19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình
tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

[2]. Nguyễn Thị Lan Phương (2014). Quy trình xây dựng chuẩn đánh giá
năng lực người học theo định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thơng
mới. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 101, tháng 2, tr 13-18.
[3]. Robert J. Marzano - Debra J. Pickering - Jane E. Pollock (2011). Các
phương pháp dạy học hiệu quả. NXB Giáo dục Việt Nam (người dịch: Nguyễn
Hồng Vân).
[4]. Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
[5]. Bộ Giáo dục (2020), công văn 5512/BGD-GDTrH ngày 18/12/2020 về
việc thực hiện thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông và trung học phổ thông nhiều cấp học về việc xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó có hướng dẫn xây
dựng kế hoạch bài dạy đối với các môn học.
[6]. Công văn số 3280/BGD-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học nhà trường cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
[7]. Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 30-35, thiết kế bài dạy
theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh của Đặng Thị Phương Hồ Thị Hương Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.


20
HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY
1. Hình ảnh sử dụng trong hoạt động 1:
Cây lúa được trồng trong các dung dịch dinh dưỡng:

2. Hình ảnh sử dụng trong hoạt động 2 và hoạt động 3:
Q trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ:



21



×