Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN sử dụng các video và slide hình ảnh để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả trong việc lồng ghép giáo dục ý thức chủ quyền biển dảo cho học sinh môn GDQP AN 11 tiết 8 bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trong điều kiện
nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, không gian
kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm
kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên, bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên
liệu, năng lượng, thực phẩm... Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực
kinh tế to lớn và khơng gian sinh tồn mới; đồng thời có ý nghĩa quan trọng về
an ninh, quốc phòng.
Việt Nam là quốc gia ven biển, vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1
triệu km2 thuộc vùng Biển Đơng. Biển Đơng là một vùng biển giàu tiềm năng
nên đã thu hút sự quan tâm của các nước trong khu vực, nhiều cuộc tranh chấp
đã xảy ra ở vùng biển này từ sau thế chiến thứ hai vì các lợi ích khác nhau như
ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm sốt vị trí chiến
lược nhất là vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa.
Vấn đề chủ quyền Biển Đơng ln là vấn đề thời sự nóng bỏng. Đặc biệt là khi
Trung Quốc cố áp đặt tham vọng chủ quyền của mình ở khu vực này bằng cách
đưa ra yêu sách về ‘‘Đường chín đoạn’’ của Trung Quốc trên Biển Đơng bao
gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thì vấn đề Biển
Đơng càng trở nên nóng bỏng và thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực.
Việc bảo vệ chủ quyền trên biển không những bảo vệ quyền lợi kinh tế mà
cịn có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ là trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam, trong đó quan trọng
nhất là vai trò của thế hệ trẻ tiếp nối cha anh gìn giữ đất nước. Vì thế, việc giáo
dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc phải được song hành cùng với
việc truyền thụ kiến thức cho các em ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường.
Thơng qua các tiết học, giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tình yêu Tổ quốc,


1


tình yêu dân tộc cho học sinh nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vì đây là
vấn đề mà chúng ta cần có hướng giải quyết nhằm đảm bảo chủ quyền lãnh thổ
và hịa bình ổn định khu vực.
Chương trình Giáo dục Quốc phịng – An ninh góp phần giáo dục tồn
diện cho học sinh về lịng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự
trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, nâng cao cảnh giác cách
mạng, ý thức trách nhiệm cơng dân; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào
sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân.
Thời gian qua, tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến ngày
càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đơng, trong đó có Việt
Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và vận mệnh của đất nước đều nhận được sự quan tâm của mọi người
trong đó có học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thực tế hiện nay, những hiểu biết của học sinh về vấn đề chủ quyền biển
đảo còn rất hạn chế, các em chưa nắm rõ về tình hình Biển Đơng và các tranh
chấp chủ quyền trên vùng Biển Đơng. Vì thế, việc lồng ghép giáo dục ý thức
bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh là
phù hợp và cần thiết. Tiết 8: “Bảo vệ chủ quyên lãnh thổ quốc gia” là tiết học
có ý nghĩa rất quan trọng trong trương trình Giáo Dục Quốc phịng-An Ninh lớp
11 giúp học sinh nắm được khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia và những nội
dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Từ đó xây dựng cho học sinh ý thức về bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Vì
thế tơi tiến hành nghiên cứu để tìm ra một vài phương pháp lồng ghép có hiệu
quả vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, giúp cho học sinh hiểu sâu rộng và có cái
nhìn tổng thể về vấn này. Đồng thời thơi thúc các em có ý thức học tập và rèn

luyện để sau này góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam.
2


Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tơi chọn đề tài: “Sử dụng các video và slide
hình ảnh để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả trong việc lồng ghép giáo dục
ý thức chủ quyền biển dảo cho học sinh môn GDQP - AN 11 tiết 8: Bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ quốc gia ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiết 8:” Bảo vệ chủ quyên lãnh thổ
quốc gia”, nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn Giáo dục Quốc phịng – An
ninh tại các Trường THPT trong tồn tỉnh Thanh Hóa nói chung và trường
THPT Mai Anh Tuấn nói riêng.
Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong q trình tiếp nhận tri
thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên
giới quốc gia.
Giúp học sinh hiểu được khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia và các nội
dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong xây dựng, quản lý và bảo
vệ biên giới quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là học sinh các lớp: 11A; 11B; 11G;11H; của khối lớp 11 học
môn GDQP-AN năm học 2020 - 2021 của trường THPT Mai Anh Tuấn.
Đề tài tập trung nghiên cứu những hình ảnh, những phóng sự, những
video, những bài hát về biển đảo. Khái quát về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam và các bản đồ về biển, đảo để đưa vào tiết dạy sao cho sinh
động hợp lý, phát huy tính tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong hoạt động học tập, khắc phục thói quen học tập thụ động, lối truyền thụ
kiến thức một chiều phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp và học sinh.
3


Nghiên cứu sách Lịch sử, sách Địa lý và trao đổi, thảo luận với giáo viên
giảng dạy môn Lịch sử, môn Địa lý của trường THPT Mai Anh Tuấn.
Nghiên cứu nội dung, mục tiêu bài học trong sách giáo khoa, sưu tầm
thêm tài liệu, thơng tin, video, hình ảnh, bản đồ biển, đảo để từ đó xây dựng sơ
đồ tư duy phù hợp với nội dung tiết học.
Trao đổi với học sinh để tìm hiểu đặc tính tâm sinh lý trong quá trình giảng
dạy.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Mai Anh Tuấn .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu
những hình ảnh, những kiến thức. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc
trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận bằng trực quan” [3]. Vì vậy tơi muốn
sử dụng những hình ảnh, video trong tiết 7 “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên
giới quốc gia” để học sinh dễ dàng nắm được những kiến thức cơ bản nhưng
quan trọng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng nghìn
đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa. Theo
Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 thì Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế
rộng 200 hải lí, mở rộng về phía đơng tính từ đường cơ sở.
Trong một số tài liệu quý về chủ quyền biển đảo Việt Nam còn lưu giữ cũng đã
khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển Đông nhất là chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4



Bản đồ cổ của Việt Nam( Nguồn
Internet): Tấm bản đồ này khẳng
định hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa thuộc chủ quyền của
Việt Nam.

Hiện nay, Trung Quốc đang có nhiều hành động nhằm xâm chiếm vùng
biển chủ quyền của nước ta. Bảo vệ chủ quyền Biển Đông là trách nhiệm của
toàn Đảng và toàn dân ta, cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân
ý thức về chủ quyền biển đảo nhất là các thế hệ học sinh - sinh viên. Vì thế cần
lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào trong chương trình
dạy học.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Nội dung chương trình giáo dục mơn Giáo Dục Quốc phịng-An Ninh
Chương trình giáo dục phổ thơng, nội dung kiến thức trong mơn học Giáo
dục Quốc phịng – An ninh có đề cập đến vấn đề biển, đảo chưa nhiều; chưa
đảm bảo để thực hiện được Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo
vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”.
2.2.2. Tình hình tranh chấp trên biển Đơng
Tình hình tranh chấp trên biển Đơng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày
càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đơng, trong đó có Việt
Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và vận mệnh của đất nước nhận được sự quan tâm của mọi người,
trong đó có học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
5



2.2.3. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển Đông để
chống phá cách mạng nước ta
Lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các thế lực thù địch trong và ngồi
nước đã tiến hành xun tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước ta, làm
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
2.2.4. Tình trạng hiểu biết về vấn đề biển đảo của học sinh Mai Anh Tuấn
Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo và các vấn đề cần
quan tâm hiện nay về chủ quyền biển đảo một cách chính xác, đầy đủ
Nhận thức và thực tế như trên, với trách nhiệm là giáo viên giảng dạy bộ môn
GDQP – AN của trường THPT Mai Ant Tuấn; tôi chỉ nêu lên một số giải pháp
có hiệu quả từ kinh nghiệm sử dụng tư liệu sưu tầm để giáo dục tình yêu biển,
đảo phục vụ giảng dạy cho học sinh của trường THPT Mai Anh Tuấn năm học
2020 – 2021, thể hiện qua những giải pháp sau đây.
2.3 Nội dung chính của sáng kiến
2.3.1.Các giải pháp thực hiện
2.3.1.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy.
Để lên được kế hoạch cho tiết dạy, tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức
nội dung chính của tiết học để lựa chon các video, hình ảnh phù hợp nhằm tạo
cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập
cho học sinh.
Khi lựa chọn các video, các hình ảnh tơi chọn các video và hình ảnh
“hot”, thời sự nhất có thể học sinh mới được nghe trên tivi, tạo cho học sinh sự
hứng thú khi xem lại và phân tích về đoạn phim, hỉnh ảnh đó sẽ làm cho tiết học
của tôi sôi động, kiến thức nắm được của họ sinh sẽ cơ đọng, nhớ lâu…
Ví dụ:
- Tôi sử dụng Video “ Hải Quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Hoàng Sa,
Trường Sa” được phát trong chương trình thời sự của kênh VTV4 – Đài truyền
6



hình Việt Nam để giúp học sinh nắm bắt được tình hình an ninh quốc phịng ở
Hồng Sa và Trường Sa.
2.3.1.2. Các bước sử dụng Video, hình ảnh.
Để tạo được hứng thú, kết quả học tập tốt cho học sinh, ngồi việc tìm tịi
các đoạn phim, hình ảnh, lên kế hoạch bài dạy…thì tơi cần phải sử dụng video
và hình ảnh hợp lí để có hiệu quả tối ưu nhất, và tơi đã thực hiện như sau:
- Các video, hình ảnh mới nhất, phù hợp với đối tượng tôi đang hướng tới
đó là học sinh.
- Hình ảnh trong video phải sống động, đáp ứng yêu cầu nội dung chính
của bài học.
- Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng để khai thác video và hình
ảnh.
Ví dụ: Cho học sinh quán sát, kết hợp với khả năng thuyết trình của giáo
viên, khả năng thảo luân nhóm đưa ra nội dung chính của bài học,…
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Căn cứ vào những giải pháp trên và muốn tuyên truyền cho học sinh hiểu
biết về các vấn đề về biển đảo và lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, tơi đưa ra 2 biện pháp đối với nhóm
thực nghiệm như sau:
2.3.2.1. Tạo hứng thú thông qua các video và hình ảnh về biển đảo Việt
Nam.
Sau khi đã chọn được các Video và hình ảnh phù hợp với nội dung bài
học, kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, tơi lồng ghép các video,
hình ảnh đã chọn vào nội dung chính của tiết học như sau:
Nội dung 1: Khái quát về biển đảo Việt Nam
Tôi cho học sinh xem 1 clip đoạn ngắn 2 phút 39 giây trong phóng sự mang tên:
“Tư liệu biển đảo Việt Nam” giới thiệu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất về
biển đảo Việt Nam.


7


Sau khi xem clip này, học sinh sẽ nắm được:
- Độ dài bờ biển: 3260km.
- Diện tích biển: >1 triệu kilomet vng.
- Có hơn 3000 hịn đảo lớn nhỏ.
- Có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo nhỏ, bãi đá cùng san hơ và bãi cạn.
Diện tích vùng biển khoảng 16 000 kilomet vng. Diện tích tồn bộ
phần đất nổi khoảng 10 kilomet vuông.
- Quần đảo Trường Sa gồm trên 30 đảo nhỏ, bãi đá cùng san hô và bãi cạn.
Diện tích vùng biển khoảng 160 000 đến 180 000 kilomet vng. Diện
tích tồn bộ phần đất nổi khoảng 10 kilomet vng.
Nội dung 2: Tình hình an ninh quốc phịng ở Hồng Sa và Trường Sa.
Học sinh sẽ được xem 1 phóng sự “Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Hoàng
Sa, Trường Sa chủ quyền biển đảo tổ quốc” được phát trên kênh VTV1 Đài
truyền hình Việt Nam.

8


Thơng qua phóng sự này các em sẽ thấy được trong hồn cảnh thời tiết khắc
nghiệt, ở từng vị trí mỗi cán bộ chiến sỹ đều ra sức rèn luyện. Lực lượng tinh
nhuệ, trang bị hiện đại, bản lĩnh chiến đấu vững vàng là những yêu cầu mà quân
chủng Hải quân đặt ra để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình
mới.
Nội dung 3: Những tấm gương chiến sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ
quyền vùng biển nước ta trong những năm qua.


9


10


Tơi sử dụng những SLIDE hình ảnh về các cuộc chiến và những chiến sĩ
đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta trong những năm
qua để các em biết trân trọng và biết ơn những người chiến sỹ đã hy sinh và cả
những chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biên cương nơi đầu song ngọn gió.
Đồng thời củng cố tình u Tổ quốc, yêu dân tộc của các em, thúc đẩy các em
vươn lên trong học tập để sau này cống hiến được nhiều hơn cho Đất nước.
2.3.2.2. Tạo hứng thú thông qua việc củng cố kiến thức bằng cuộc thi làm
phóng sự
- Tổ chức cuộc thi làm phóng sự giữa các lớp: “ Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam ”: Vì thời gian cho phép lồng ghép chủ đề này vào bài học khơng nhiều, vì
thế thơng tin đưa vào bài học cịn q ít, lại khơng có thời gian để học sinh nói
lên suy nghĩ của mình về vấn đề này. Vì thế tơi đã tổ chức cuộc thi này để giúp
các em tự tìm hiểu một cách đầy đủ hơn những thơng tin, hình ảnh về biển đảo.
- các em đã rất háo hức với cuộc thi này và kết quả ngoài mong đợi. Dưới đây là
video đạt giải nhất của lớp 11A.

11


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp
Trong quá trình sử dụng các video và slide hình ảnh đưa thơng tin về chủ quyền
biển – đảo vào các tiết học ở các lớp kết quả thu được khá khả quan. Đa số các
em đã nắm được các thông tin và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

Khi các em sưu tầm tư liệu, hình ảnh để viết bài sẽ bổ sung và làm phong phú
thêm kiến thức về biển đảo của các em, củng cố tình yêu Tổ quốc, yêu dân tộc
của các em, thúc đẩy các em vươn lên trong học tập để sau này cống hiến được
nhiều hơn cho Đất nước.
Tôi đã thực hiện kiểm tra khảo sát nhận thức của học sinh ở 4 lớp 11A, 11B,
11G và 11H bằng 2 phương pháp khác nhau qua cùng 1 câu hỏi tự luận là: Nêu
khái niệm và nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia và trách nhiệm của công dân
trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc?
12


Thời gian làm bài là 10 phút và kết quả thu được như sau:
2.4.1. Đối với đối chứng (nhóm I):
Là nhóm tơi áp dụng các phương pháp dạy học gồm có cả thuyết minh, phân
tích, hỏi đáp….sau khi thống kê và thu được kết quả cụ thể ở 2 bảng sau:
§iĨ §iĨm 9- §iĨm
m
Líp(SS)
11G

10
SL
0

(48)
11H(40)

0

§iĨm 5- §iĨm 3- §iĨm 2- §iĨm �


7-8
S %

6
SL

0

L
1

16 33. 15 31.

0

2
1

%

25
25

10

%

3
25


4
SL

%

2
13 32.

1
SL

%

5
SL

%

5

10. 28 58.

7

5
3
17. 20 50

0

5
B¶ng 2: Kết quả khảo sát của nhóm I

5

Nh vậy nhìn vào bảng 2 tôi thấy:
- Học sinh có điểm từ 9-10 là không có.
- Học sinh có điểm từ 7-8 là 22 học sinh trên 88 học sinh
đạt 25%
- Học sinh có điểm từ 5-6 là 26 học sinh trên 88 học sinh
đạt 29.5%
- Học sinh có điểm từ 1-4 là 40 học sinh trên 88 học sinh
đạt 45.5%
- Số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là: 48 học sinh đạt
54.5%
2.4.2. Đối với nhóm thực nghiệm (nhóm II):


nhóm áp dụng phơng pháp sử dụng VIDEO v SLIDE

hình nh bằng một số kinh nghiệm tôi đà trình bày ở mục 2
phần : Các giải pháp thực hiện - và thu đợc kết quả cụ thể ở
bảng 2 sau:

13


§iĨ §iĨm 9- §iĨm 7- §iĨm 5- §iĨm 3- §iĨm
m
Líp(SS)


10
SL

11A (47)
11B (41)

4
3

%

8
S

6
SL

%

8.5

L
1

36.

20 42.

7.3


7
1

2
39.

6
15 36.

%

4
SL

%

5

10.

5

6
12.

Điểm

2-1
SL %


5
SL

%

1

2.

41 87.

2

1
2.

3
85

6
1
6
5
Bảng 3: Kết quả khảo sát của nhóm II

34

5


Nh vậy nhìn vào bảng 2 tôi thấy:
- Học sinh có điểm từ 9 -10 là 7 học sinh trên 88 học sinh
đạt 8.0%.
- Học sinh có điểm từ 7 - 8 là 33 học sinh trên 88 học sinh
đạt 37.5%.
- Học sinh có điểm từ 5 - 6 là 35 học sinh trên 88 học sinh
đạt 39.7%.
- Học sinh có điểm từ 1-4 là 13 học sinh trên 88 học sinh
đạt 14.8%.
- Số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là: 75 học sinh ®¹t
85.2 %.
Nhìn vào kết quả trong năm học vừa rồi có thể đi đến kết luận rằng trong
q trình giảng dạy cho học sinh, nếu giáo viên chủ động lồng ghép, sưu tầm tư
liệu, tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào từng tiết dạy, với
những hình ảnh minh họa sinh động sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài
giảng sinh động hơn, học sinh sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập và kết
quả mang lại tốt hơn.
Ngoài những kết quả đó, việc sử dụng các phương pháp trong sáng kiến
để giảng dạy sẽ giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, tính tự học, chủ
động, sáng tạo và biết làm chủ kiến thức của mình, khắc phục thói quen học tập
14


thụ động.

3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
-Từ phương pháp trên để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học
sinh qua tiết 8: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia bản thân tôi rút ra một số
bài học kinh nghiệm sau:

1. Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm các tranh ảnh, video, thơ
văn liên quan đến nội dung bài học để tác động đến tư tưởng,tình cảm của học
sinh.
2. Đảm bảo những nguyên tắc của dạy-học Giáo Dục Quốc Phòng-An
Ninh.
3. phát huy tinh thần tự giác của học sinh,tránh áp đặt, cơng thức.
4. Nên tìm hiểu và sử dụng kiến thức của các môn học khác và CNTT vào
giảng dạy.
3.2. Đề xuẩt:
3.2.1. Đối với BGH trường THPT Mai Anh Tuấn:
Đối với giáo viên:
Giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, cập nhật những thông tin
mới nhất trong xã hội, đổi mới phương pháp dạy học để giảng dạy cho học sinh.
Tiếp tục nghiên cứu đề tài này để áp dụng đạt hiệu quả cao hơn khi giảng dạy
Đối với BGH:
Tạo điều kiện tối ưu nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên.
Tằng cường các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tập thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, chất lượng. Tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nhằm mục đích tun truyền giáo dục về chủ quyền và tình yêu biển
đảo cho học sinh với chủ đề “ Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”,
Đầu tư trang thiết bị dạy học như máy chiếu đa năng, tivi, băng đĩa…
3.2.2. Đối với Sở GD & ĐT Thanh Hóa:
Tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất cho trường học.
15


Nên phổ biến SKKN rộng rãi cho tất cả các đồng nghiệp biết để có thể áp
dụng các phương pháp dạy học mới cho tất cả học sinh Thanh Hóa nói chung và
cả nước nói riêng.
Trên đây là nhưng nội dung cơ bản trong SKKN của tôi, rất mong sự góp

ý của các đồng nghiệp, để tơi và các bạn có thể áp dụng, nhân rộng phương pháp
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Đào Văn Hào

16



×