Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN THIẾT kế CHỦ đề dạy học SINH sản ở THỰC vật SINH học 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.55 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
---------- — & — ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC SINH SẢN Ở THỰC VẬT- SINH
HỌC 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH

Người thực hiện: Lê Thị Xinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THÁNG 5 NĂM 2021

1


MỤC LỤC
T
T

Mục

Trang

1


Mục lục

2

2

1. Mở đầu

3

3

1.1. Lí do chọn đề tài

3

4

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

5

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

6


1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

7

1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

4

8

2. Nội dung

5

9

2.1. Cơ sở lí luận của SKKN

5

10

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

7

11


2.3 Thiết kế chủ đề dạy học phần sinh sản ở thực vật

7

13

2.4. Tổ chức dạy học theo chủ đề

8

14

2.5. Hiệu quả của sáng kiến

21

15

3. Kết luận, kiến nghị

23

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời kì hội nhập và phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ,
giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi dân tộc. Một trong những
mục tiêu của giáo dục nước nhà là giáo dục thế hệ trẻ phát triển tồn diện. Do đó

mỗi thầy cơ phải chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học.
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và nhà nước ta đã
khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục là “Đổi
mới nội dung phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh”.
Với chương trình giáo dục 2018, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tổ chức
nhiều lớp tập huấn cho giáo viên ở các nhà trường về đổi mới PPDH theo định
hướng phát triển năng lực người học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề đinh hướng phát triển
năng lực học sinh trong dạy học có một vai trị quan trọng để giúp học sinh phát
huy tính chủ động sáng tạo, tư duy logic, kích thích hứng thú, niềm vui trong
học tập. Phương pháo dạy học theo chủ đề định hướng phát triển năng lực không
chỉ đơn thuần là việc nhắc lại, tóm tắt kiến thức của từng bài một mà là gộp các
bài có mạch kiến thức liên quan với nhau thành một chuỗi kiến thức sao cho
logic để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách khoa học, dễ hiểu nhất qua đó phát
huy khả năng tư duy, sáng tạo từ đó khơi dậy cho các em niềm say mê ham học.
Trường THPT Triệu Sơn 5 việc triển khai tập huấn dạy học theo chủ đề
đang từng bước được thực hiện tuy nhiên còn chưa đạt hiệu quả như mong
muốn. Việc thiết kế một chủ đề dạy học đơi khi cịn hạn chế. Vì vậy để góp phần
nâng cao chất lượng dạy học mơn Sinh học trong nhà trường tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Thiết kế chủ đề dạy học sinh sản ở thực vật - sinh học 11
theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế dạy học theo chủ đề dạy học sinh sản 11 theo đinh hướng phát
triển năng lực học sinh, phát huy khả năng chủ động sáng tạo của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
- Sinh học lớp 11 chương trình chuẩn.
- Lấy 2 lớp học sinh 11B5 và 11B6 trường THPT Triệu Sơn 5 để so sánh.

Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung phần sinh sản ở thực vật sinh học lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài
tôi đã nghiên cứu các tài liệu
Sách giáo khoa Sinh học 11- chương trình chuẩn.
Sách giáo viên Sinh học 11
3


Sách bài tập Sinh học 11
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 11
- Phương pháp quan sát sư phạm: Qua dự giờ quan sát những giờ dạy của
đồng nghiệp và giờ dạy của bản thân để tìm hiểu thực trạng dạy học Sinh học ở
trường phổ thông.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của các thầy cơ giáo có kinh
nghiệm, có tâm huyết với nghề về thiết kế chủ đề theo định hướng phát triển
năng lực.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy học ở 2 lớp một lớp dạy học theo
chủ đề định hướng phát triển năng lực (11B6) và một lớp đối chứng dạy học
theo phương pháp truyền thống (11B5).
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Xây dựng được chủ đề dạy học phần sinh sản vơ tính ở thực vật (Chương IV –
Sinh học lớp 11).
- Bổ sung lí luận về chủ đề dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh.
- Thiết kế được giáo án mẫu để giảng dạy theo chủ đề phần sinh sản ở thực vật
(Sinh học 11) ở trường THPT

4



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Các khái niệm
* Khái niệm chủ đề: là phương pháp giảng dạy theo hướng nội mơn và liên mơn
trong đó nhấn mạnh được đưa ra về việc lựa chọn một chủ đề cụ thể để giảng
dạy một hoặc nhiều khái niệm. Đây là một hình thức sáng tạo và thú vị cho
người học giúp họ nhận thấy mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau [6].
* Khái niệm về năng lực
- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng thái độ
và hứng thú đề hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống
đa dạng của cuộc sống [4].
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn
tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy năng
lực vừa là mục tiêu vừa là kết quả đạt được.
* Phân loại năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt
lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động
nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông như: năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thơng tin, năng lực
sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính toán.
+ Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại
hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động
như Sinh học, Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí…[4].
2.1.2. Vai trị của dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

- Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn
với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và xã hội.
- Chương trình giáo dục truyền thống được coi là chương trình giáo dục định
hướng nội dung và định hướng đầu ra. Chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức,
trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực
khác nhau.
- Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học, định hướng năng lực đầu
ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. [4]
2.1.3. Ưu điểm hạn chế của dạy học theo chủ đề định hướng phát triển năng
lực của học sinh
*Ưu điểm
- Tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, các năng lực riêng
cho học sinh.
5


- Tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh
năng lực vận dụng của học sinh.
* Hạn chế:
- Nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học
thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của kiến thức.
- Ngồi ra chất lượng giáo dục khơng chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ
thuộc vào quá trình thực hiện.
2.1.4. Yêu cầu khi thiết kế chuyên đề định hướng phát triển năng lực
- Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh
+ Đảm bảo tính khách quan: nguyên tắc khách quan được thực hiện khi dạy học
theo chủ đề đảm bảo sao cho kết quả thu thập ít chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ
quan khác. Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực
hiện các tiết học của học sinh.

+ Đảm bảo sự công bằng: nguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả học tập
nhằm đảm bảo những học sinh cùng thực hiện các hoạt động học tập với cùng
một mức độ và thực hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được những kết quả ngang
nhau.
+ Đảm bảo tính tồn diện: trong q trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo
sự định hướng của giáo viên phải đảm bảo bảo kết quả học sinh đạt được về kiến
thức, kĩ năng, thái độ trên bình diện lí thuyết cũng như thực hành, ứng dụng với
các mức độ nhận thức khác nhau trong học tập của học sinh.
+ Đảm bảo tính cơng khai: đánh giá phải là một tiến trình cơng khai. Do vậy
tiêu chí các nhiệm vụ cần được công bố cho học sinh trước khi thực hiện. Các
u cầu, tiêu chí đánh giá có thể được thông báo bằng miệng, hoặc trên máy
chiếu.
+ Đảm bảo tính giáo dục: đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập và khả
năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể học từ những đánh giá
của giáo viên. Từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh
hành vi học tập về sau của mình.
+ Đảm bảo tính phát triển: xét về phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là
phát triển. Trong dạy học chuyên đề việc đánh giá kết quả học tập giúp phát
triển năng lực người học một cách bền vững.
2.1.5. Quy trình khi thiết kế chủ đề dạy học theo đinh hướng phát triển
năng lực học sinh
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Lựa chọn chủ đề trong chương trình để xác định kiến thức, kĩ năng, thái
độ và định hướng hình thành năng lực (chủ đề phải góp phần hình thành năng
lực chun biệt cụ thể nào đó của bộ mơn)
Bước 2: Xác định mạch kiến thức của chủ đề
- Xác định các bài liên quan đến chủ đề
- Xác định logic cấu trúc kiến thức của cả chủ đề
- Có thể giữ nguyên các bài như trong sách giáo khoa
- Có thể tạo thành cấu trúc mới theo ý đồ giảng dạy của giáo viên.

6


Bước 3: Xác định mục tiêu của chủ đề
- Tra cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng các bài của chủ đề
- Sắp xếp các mục tiêu trong chuẩn theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu,
vận dụng, vận dụng cao
- Chỉnh sửa, bổ sung chuẩn nếu không đủ các mức độ trên
- Làm rõ các năng lực cần hướng tới trong chủ đề
Bước 4: Xây dựng chương trình/bài tập đánh giá.
Trong mỗi nội dung của chủ đề, tương ứng với mỗi mục tiêu các mức độ
khác nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và các năng lực cần
hướng tới trong chủ đề) xây dựng các câu hỏi/bài tập để kiểm tra đánh giá sao
cho thể hiện đúng mục tiêu (chú ý đến các bài tập đánh giá theo năng lực).
Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề
- Căn cứ vào mạch kiến thức giáo viên thiết kế các hoạt động học tập tương
ứng.
- Thời lượng cho từng nội dung là do giáo viên quyết định.
- Chú ý đến tình huống xuất phát (gắn với thực tiễn, xuất hiện mâu thuẫn,
…) để tạo hứng thú cho học sinh.
- Tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.[5]
2.2. Thực trạng của việc sử dụng các chủ đề dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5.
- Qua tìm hiểu thực tế tại trường THPT Triệu Sơn 5 cho thấy hiện nay một
số học sinh rất chăm chỉ nhưng vẫn học chưa tốt, nhất là ở các mơn tự nhiên như
Tốn, Lý, Hóa, Sinh…những em này thường chỉ học bài nào biết bài đấy, học
phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các phần kiến thức với nhau,
không biết vận dụng các kiến thức trước đó vào các phần sau. Phần lớn các học
sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách ghi chép để lưu
giữ thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.

- Giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày
trong sách giáo khoa, chưa giám chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng
kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Đa số giáo
viên cịn lúng túng và lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh khơng hồn
thành được các hoạt động được giao trong giờ.
- Do đó dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong trường phổ
thông học sinh sẽ được học phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động sáng
tạo và phát triển tư duy. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của
từng học sinh khơng chỉ về trí tuệ, hệ thống kiến thức mà còn là sự vận động
kiến thức đã học qua sách vở vào cuộc sống.
2.3. Thiết kế chủ đề dạy học phần sinh sản ở thực vật.
2.3.1. Tên chủ đề: CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở THỰC VẬT
2.3.2. Xác định mạch kiến thức của chủ đề
Các bài liên quan của chủ đề
Bài 41: Sinh sản vơ tính ở thực vật
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
7


Bài 43: Thực hành nhân gióng vơ tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
I. Khái niệm về sinh sản ở thực vật
1. Khái niệm
2. Phân loại
- Sinh sản vơ tính
- Sinh sản hữu tính
II. Sinh sản vơ tính ở thực vật
+ Sinh sản bào tử
+ Sinh sản sinh dưỡng
+ Ứng dụng sinh sản vơ tính ở thực vật

III. Sinh sản hữu tính ở thực vật
+ Quá trình hình thành hạt phấn, túi phơi
+ Q trình thụ phấn, thụ tinh
+ Q trình hình thành hạt, quả
+ Q trình chín của quả
+ Ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật. [1]
2.4. Tổ chức dạy học theo chủ đề
2.4.1. Thời lượng: 3 tiết trên lớp
- Số tiết lý thuyết: 2 tiết
- Số tiết thực hành: 1 tiết
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sinh sản ở vơ tính ở thực vật (Tiết 1)
Hoạt động 2: Thực hành nhân giống vơ tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
(Tiết 2)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật (Tiết 3)
2.4.2. Mục tiêu của chủ đề.
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vơ tính, sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được sinh sản vơ tính, sinh sản hữu tính ở thực vật
- Phân biệt được các kiểu sinh sản vơ tính ở thực vật
- Mơ tả được q trình hình thành hạt phấn và túi phơi
- Trình bày được q trình thụ phấn và thụ tinh
- Giải thích được sự thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép
- Trình bày được cơ sở khoa học của nhân giống vơ tính
- Nhận xét được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở thực vật
- Lấy được các ví dụ về nhân giống thực vật ở địa phương.
2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng sau
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng nghiên cứu khoa học: quan sát, định nghĩa, phân loại

8


- Kĩ năng thực hành: làm được một quy trình nhân giống vơ tính (giâm cành,
chiết cành, ghép cành)
- Quan sát các hình ảnh, hiện tượng sinh sản ở sinh vật
- Thu thập số liệu về sinh sản vơ tính, hữu tính
3. Thái độ
- Thấy được ứng dụng của nhân giống thực vật vào thực tế cuộc sống
- Giải thích được cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống ở thực vật
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học
Các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật
Các giai đoạn trong sinh sản hữu tính của thực vật
Lập được kế hoạch học tập chủ đề
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Thu thập thông tin về ứng dụng của sinh sản ở thực vật trong đời sống
sản xuất như: từ thực tế, sách báo, SGK, mạng internet,…
+ Năng lực tư duy sáng tạo
Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập: như câu hỏi tiến
hành các biện pháp nhân giống vơ tính như thế nào? Tại sao thụ tinh ở thực vật
hạt kín là thụ tinh kép? Tạo quả khơng hạt ra sao? Kích thích sự chín của quả
như thế nào?
Các kĩ năng tư duy: So sánh được sinh sản vơ tính, sinh sản hữu tính; các
biện pháp nhân giống ở thực thực vật; sự hình thành hạt phấn và túi phơi…
+ Năng lực tự quản lí:
Quản lí bản thân: Đánh giá được thời gian, tiền và phương tiện để thực
hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về sinh sản vơ tính ở
thực vật, ứng dụng trong đời sống sản xuất.

Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: Phương pháp nhân giống vơ
tính, biến đổi sinh lí khi quả chín… để có ứng dụng trong sản xuất và đời sống
Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng
khởi trong học tập của nhóm.
+ Năng lực giao tiếp
Xác định đúng các hình thức giao tiếp: ngơn ngữ nói như học sinh lấy ví
dụ về các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật, phương pháp nhân giống vơ
tính, ngơn ngữ viết như viết các nội dung theo dạng bảng hoặc bản đồ tư duy về
quá trình hình thành hạt phấn và túi phơi.
+ Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức
trong bài
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Để sưu tầm các ví dụ, tìm hiểu ứng
dụng sinh sản thực vật trong sản xuất trên internet,..
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Có thể nghe ý kiến của bạn bè, giáo viên về
các nội dung trong chủ đề.
9


Năng lực sử dụng Tiếng Việt để nghe, trình bày, đọc viết các kiến thức trong chủ
đề.
+ Năng lực tính tốn: Có thể vận dụng tính số hạt phấn, số trứng hình thành
trong sinh sản hữu tính ở thực vật
- Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của bộ môn Sinh học)
+ Các kĩ năng khoa học
Quan sát: sơ đồ hình thành hạt phấn và túi phơi, sơ đồ q trình thụ tinh, hình
thái của một bơng hoa, …
Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật, các
giai đoạn sinh sản hữu tính
Tìm mối liên hệ: giữa các bước trong sinh sản hữu tính ở thực vật
Tính tốn: vận dụng kiến thức về hình thành hạt phấn và túi phơi, ngun phân,

giảm phân tính tốn số hạt phấn, trứng trong sinh sản hữu tính của thực vật
Xử lí và trình bày các số liệu (vẽ sơ đồ quá trình hình thành hạt phấn và túi
phơi…): Vẽ sơ đồ tư duy về tồn chủ đề
Xác định được các biến và đối chứng: So sánh các hình thức sinh sản của thực
vật: vơ tính và hữu tính
Thực hành thí nghiệm: Tiến hành các thí nghiệm nhân giống vơ tính
+ Các kĩ năng sinh học cơ bản
Mơ tả chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ sinh
học.
2.4.3. Phương pháp
- Giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học kết hợp giữa hoạt động tự học của
học sinh với các tư liệu dạy học để lĩnh hội một số kiến thức thông qua bài tập
và phiếu học tập và phương pháp hỏi đáp tim tịi, hoạt động nhóm,
Giáo viên sử dụng kết hợp giữa dạy học bằng bảng đen và trình chiếu Powrer
Point các hình ảnh và tư liệu dạy học, mẫu thực tế thu nhập được
- Hỏi đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, nêu vấn đề.
2.4.4. Bảng mơ tả các mức độ nhận thức
Nội
dung
I. Khái
niệm
sinh
sản

II. Sinh
sản vô

Các mức độ nhận thức
Nhận biết


Thơng hiểu

-Nêu được
khái niệm
sinh sản
-Nêu được
các hình
thức sinh
sản
-Nêu được
các khái

-Phân biệt
được sinh sản
vơ tính và
sinh sản hữu
tính
-Nêu được
các đặc điểm

Vận dụng

Vận
cao

Các năng
lực
hình
dụng
thành

-Kĩ năng
phân loại,
phân nhóm
-Năng lực
giải quyết
vấn đề

- Giải thích
được một số

- Năng lực
tự học
10


tính ở
thực
vật

niệm sinh
sản vơ tính,
sinh sản bào
tử, sinh sản
sinh dưỡng.
- Lấy được
ví dụ về
mỗi hình
thức sinh
sản


II. Sinh
sản hữu
tính ở
thực
vật

-Nêu được
khái niệm
sinh sản
hữu tính ở
thực vật.
- Nêu được
khái niệm
thụ phấn,
thụ tinh
-Nêu được
sự hình
thành quả,
hạt
- Nêu được
sự biến đổi
sinh lí của
quả khi chín

của sinh sản
vơ tính ở thực
vật
-Trình bày
được cơ sở
khoa học của

các phương
pháp nhân
giống vơ tính
-Trình bày
được ưu điểm
của các
phương pháp
nhân giống vơ
tính: giâm,
chiết, ghép
cành, ni
cấy mơ tế
bào.
- Kể tên được
giống cây có
thể áp dụng
nhân giống vơ
tính ở địa
phương
- Mơ tả được
cấu tạo của
một hoa bất kì
- Mơ tả được
q trình tạo
hạt phấn, túi
phôi.
- Phân biệt
được tự thụ
phấn, giao
phấn.

- Mô tả được
thụ tính kép

- Trình bày
được cách
tiến hành
giâm, chiết,
ghép.
- Biết kĩ
thuật giâm,
chiết, ghép

- Phân tích
được ưu,
nhược điểm
của sinh sản
vơ tính, sinh
sản hữu tính
ở thực vật.
- Chỉ ra
được ý
nghĩa của
thụ tinh kép
- Tính tốn
được số hạt
phấn, số
trứng
- Giải thích
tại sao thụ


hiện tượng
thực tế:
+ Khi ghép
cành tại sao
phải cắt bỏ
hết lá ở cành
ghép và phải
buộc chặt
cành hoặc
mắt ghép vào
cành hoặc
gốc ghép.
- Phân tích
được ứng
dụng của sinh
sản vơ tính
trong đời
sống sản
xuất.
- Thực hành
giâm, chiết
ghép tại gia
đình.

- Kĩ năng
phân loại,
phân nhóm
- Năng lực
giải quyết
vấn đề

- Năng lực
hợp tác
-Năng lực
quản lí, giao
tiếp.
- Năng lực
thực hành
thí nghiệm.

- Ứng dụng
trong thực tế
làm quả chín
nhanh
- Cơ sở khoa
học của tạo
quả khơng
hạt

- Năng lực
tự học
- Kĩ năng
phân loại,
phân nhóm
- Năng lực
giải quyết
vấn đề
- Năng lực
hợp tác
-Năng lực
quản lí, giao

- Nêu được
tiếp.
chiều hướng - Năng lực
tiến hóa trong thực hành
sinh sản của
thí nghiệm.
thực vật
11


tinh ở thực
vật được gọi
là thụ tinh
kép.
2.4.5. Hệ thống câu hỏi kiểm tra/ đánh giá theo cấp độ [3]; [6]
Mức độ nhận biết
Câu 1: Trình bày khái niệm sinh sản, phân loại các hình thức sinh sản.
Câu 2: Trình bày các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sinh sản ở thực vật là quá trình tạo ra cơ thể mới.
B. Sinh sản ở thực vật là quá trình tạo ra lá mới.
C. Sinh sản ở thực vật là quá trình tạo ra rễ mới.
D. Sinh sản ở thực vật là quá trình tạo ra cành mới.
Câu 4: Ở địa phương em, phương pháp nhân giống nào sau đây thường được áp
dụng để nhân giống cây khoai tây?
A. Chiết cành.
C. Giâm cành.
B. Giâm củ.
D. Ni cấy mơ tế bào.
Câu 5: Nhóm thực vật nào sau đây có hình thức sinh sản bằng bào tử?

A. Hoa sữa, bưởi.
C. Phượng vĩ, xà cừ.
B. Rêu, dương xỉ.
D. Nhãn, vải.
Câu 6: Quá trình thụ phấn là
A. quá trình giảm phân hình thành hạt phấn.
B. quá trình nguyên phân hình thành hạt phấn.
C. quá trình thụ tinh để hình thành hạt phấn.
D. quá trình vận chuyển hạt phấn đến núm nhụy.
Câu 7: Quá trình thụ tinh là
A. quá trình giảm phân hình thành hạt phấn.
B. quá trình nguyên phân hình thành hạt phấn.
C. quá trình hợp nhất nhân giao tử đực và nhân giao tử cái.
D. quá trình vận chuyển hạt phấn đến núm nhụy.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới rất giống nhau và
thích nghi với mơi trường sống.
B. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội
tạo ra các cá thể mới giống nhau.
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp
nhất của giao tử đơn bội đực và cái tạo hợp tử lưỡng bội phát triển thành
cá thể mới.
D. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới không qua sự hợp nhất
của giao tử đực và giao tử cái.
Mức độ thông hiểu
Câu 1: Phân biệt sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính ở thực vật?
12


Câu 2: Nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính ở thực vật?

Câu 3: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các NST trong nguyên phân và giảm
phân
B. Quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
C. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên
phân.
D. Sự nhân đôi và phân li đồng đều cuả các nhiễm sắc thể trong giảm phân
Câu 4: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể ni cấy các mẫu mơ
của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Đặc điểm
của phương pháp này là
A. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.
B. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và NST.
C. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Gen lặn và khơng di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 5: Khi nói về ni cấy mơ và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.
B. Phương pháp ni cấy mơ được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
C. Phương pháp ni cấy mơ có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một
thời gian ngắn.
D. Phương pháp nuôi cấy mơ có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Mức độ vận dụng:
Câu 1: Phân biệt sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính ở thực vật theo bảng sau:
Hình thức
Sinh sản vơ tính
Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
Ý nghĩa thực tiễn

Câu 2: Hãy cho biết:
- Quy trình ghép mắt gồm những bước nào?
- Việc lựa chọn mắt ghép và gốc ghép cần chú ý những điều kiện gì?
- Ưu điểm chính của phương pháp ghép là gì?
Câu 3: Cho ví dụ về các giống cây có thể nhân giống vơ tính được.
Câu 4: Phân biệt hạt phấn và tinh tử, túi phơi và nỗn?
Câu 5: Tại sao thụ tinh ở thực vật là thụ tinh kép? Thụ phấn có thể xảy ra đồng
thời với thụ tinh khơng?
Câu 6: Trình bày quy trình và nêu ý nghĩa của phương pháp ni cấy mô tế bào
thực vật?
Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Mỗi nhóm học sinh tiến hành ghép hồn chỉnh một cành, nộp sản phẩm
sau 4 tuần.
13


Câu 2: Trong q trình ni cấy mơ tế bào thực vật, thường gặp những khó khăn
gì?
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của sinh sản vơ tính đối với đời sống con người?
Câu 4: Trình bày nguồn gốc của hạt và quả? Sự hình thành quả, hạt có ý nghĩa
gì?
Câu 5: Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt
cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép?
Câu 6: Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ
hạt?
Câu 7: Ở ngơ (2n = 20) có 5 tế bào mẹ sinh hạt phấn giảm phân bình thường tạo
hạt phấn.
a) Số hạt phấn tạo thành?
b) Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo hạt phấn?
Câu 8: Nhà Lan có 1 cây bưởi giống quý, mẹ Lan muốn nhân nhanh giống bưởi

đó nhưng khơng biết dùng phương pháp nhân giống nào là hiệu quả nhất để
nhân được nhiều cây con trong một khoảng thời gian ngắn đồng thời vẫn giữ
được các đặc điểm quý của giống. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy tư vấn và
giải thích để cùng Lan nhân nhanh giống bưởi đó.
Câu 9: Cho biết chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật. Cho ví dụ
minh họa?
2.4.6. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên.
- Tranh, hình vẽ
- Bảng so sánh
- Phiếu học tập
- Thiết kế dự án
- Một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học của mạng Iternet.
- Máy chiếu
Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Máy ảnh, máy tính
- Các loại giống cây để thực hiện giâm, chiết, ghép.
2.4.7. Tiến trình dạy học chủ đề
A. Khởi động
Khởi động: Chia lớp thành 2 nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh sử dụng kĩ thuật động
não kể tên các hình thức sinh sản của sinh vật trong thời gian 2 phút. Nhóm nào
kể tên được nhiều các hình thức sinh sản thì nhóm đó thắng.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt đợng 1. Tìm hiểu về sinh sản ở vơ tính ở thực vật (Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
Nội dung
sinh
GV cho HS quan sát một số HS quan sát hình I.Khái niệm sinh sản

hình ảnh trên máy chiếu và ảnh trả lời.
14


cho biết ví dụ nào là sinh sản? Yêu cầu nêu được lá
bỏng và chim đẻ con
là sinh sản

1. Khái niệm: sinh sản
là quá trình tạo ra các cá
thể mới đảm bảo sự phát
triển liên tục của loài
2. Phân loại.
- Sinh sản vơ tính
- Sinh sản hữu tính
II. Các hình thức sinh
sản vơ tính ở thực vật

GV: Vậy sinh sản là gì?
Các hình thức sinh sản?
GV cho HS quan sát sinh sản
ở cây lá bỏng và cho biết đây
là hình thức sinh sản vơ tính.
Vậy thế nào là sinh sản vơ
tính?
HS: Quan sát và trả
lời khái niệm về sinh
sản hữu tính.
1.Khái niệm
Là hình thức sinh sản

GV: Nêu những hình thức
khơng có sự hợp nhất
sinh sản vơ tính ở thực vật?
của giao tử đực và giao
GV cho HS xem video về
tử cái, con cái giống
sinh sản bằng bào tử ở cây
nhau, giống cây mẹ
rêu và một số hình ảnh về
sinh sản sinh dưỡng (ở cây lá
bỏng, khoai lang, rau má) yêu
cầu HS hoạt động theo nhóm
(theo bàn) hồn thành phiếu HS đọc thơng tin 2.Các hình thức sinh
học tập số 1 trong thời gian 5 SGK thảo luận và sản vô tính ở thực vật
phút
hồn thành phiếu
GV cho các nhóm trình bày học tập
(Đáp án phiếu học tập số
và nhận xét
Cử đại diện mỗi 1)
15


GV nhận xét bổ sung và nhóm trình bày
chỉnh lí
Phiếu học tập số 1
Đặc điểm
Sinh sản bằng bào tử
Đại diện
Nguồn gốc cây con

Xen kẽ thế hệ

Sinh sản sinh dưỡng

Đáp án phiếu học tập số 1
Đặc điểm
Sinh sản bằng bào tử Sinh sản sinh dưỡng
Đại diện
Rêu, dương xỉ
Lá bỏng, khoai lang,
rau ngót,…
Nguồn
gốc Bào tử
1 bộ phận sinh dưỡng
cây con
(thân, lá, rễ) của cây
mẹ
Xen kẽ thế hệ Có
Khơng
GV u cầu HS hồn thành
bảng sau để phân biệt các
phương pháp nhân giống vơ
tính ở thực vật

3.Các phương pháp nhân
giống vơ tính ở thực vật

Phiếu học tập số 2
Phương pháp Cơ sở khoa học Cách tiến hành
Giâm

Tạo cây mới từ Cơ quan sinh
một đoạn thân, dưỡng (thân, rễ, củ)
cành, rễ, lá
vùi vào đất ẩm
Chiết
Trồng cây bằng Chọn cành chiết,
chiết cành giúp cạo lớp vỏ, bọc đất
rút ngắn thời
mùn quanh lớp vỏ
gian sinh
đã cạo, đợi ra rễ cắt
trưởng, biết
rời cành rồi đem
trước đặc tính
trồng
của giống
Ghép
Lợi dụng tính
Dùng cành hay mắt
chất tốt của một ghép của một cây
đoạn thân, cành, rồi ghép lên thân
chồi ghép lên
hay gốc của một

Đối tượng
Khoai tây, rau
muống, rau
ngót, sắn,..
Cam, bưởi,
hồng xiêm,

chanh,…

Xồi, mít, đào,
hoa hồng,…

16


Nuôi cấy mô

thân cây khác
Mọi cơ thể đều
gồm các tế bào,
đều mang đầy
đủ thơng tin di
truyền để mã
hóa cho sự hình
thành cơ thể
mới

cây khác
Các tế bào, mơ thực Hoa phong
vật, ni dưỡng
lan, nho, cây
trong điều kiện
cảnh,…
thích hợp để phát
triển thành cây con

Hoạt đợng 2: Thực hành nhân giống vơ tính ở thực vật bằng giâm, chiết,

ghép (Tiết 2)
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
Nội dung
viên
Giáo viên chia lớp thành
- Mỗi nhóm làm được thí
6 nhóm nhỏ (cử nhóm
nghiệm ghép cành và
trưởng và thư kí) giao
HS nhận nhiệm vụ, bầu ghép chồi (nộp 2 sản
nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhóm trưởng thư kí
phẩm)
Tiến hành làm các thí
Căn cứ vào gợi ý của GV - Mỗi nhóm tiến hành thí
nghiệm sau:
học sinh thảo luận và lên nghiệm 1 ở nhà quan sát
-Thí nghiệm 1: Giâm
kế hoạch thực hiện và viết báo cáo theo bảng
cành
nhiệm vụ
và nộp báo cáo vào tiết
-Thí nghiệm 2: Ghép
thực hành tiếp theo.
cành
+ Dụng cụ
-Thí nghiệm 3: Ghép
+ Cách tiến hành
chồi
+ Sản phẩm

GV hướng dẫn cách tiến + Viết báo cáo
hành từng thí nghiệm và
chuyển giao nhiệm vụ
cho HS
-u cầu mỗi nhóm làm
tốt thí nghiệm 2 và 3 tại
lớp (sử dụng dao thật
chuẩn xác tránh xảy ra
tai nạn)
- Thí nghiệm 1: HS tập
làm ở lớp sau đó giao
cho các nhóm về nhà
thực hành rồi theo dõi sự
nảy chồi và tốc độ sinh
trưởng của hom và báo
cáo theo bảng SGK trang
167.
17


GV thu một số thí
nghiệm của các nhóm có
kết quả tốt, khá, trung
bình và chưa đạt yêu cầu
để nhận xét trước lớp và
rút kinh nghiệm
GV nhận xét buổi thực
hành và xếp loại giờ học

Vị trí của

hom trên
cây mẹ kể
từ đỉnh

Mẫu báo cáo bài thực hành.
Số chồi đã nảy
Chiều dài của
chồi (cm)
Ngày

Nhóm số….
Đánh dấu nhân
vào ơ chỉ hom có
chồi dài nhất

Hoạt đợng 3: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật (Tiết 3)
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
Nội dung
viên
GV yêu cầu HS nghiên
I. Khái niệm
cứu SGK và cho biết thế
nào là sinh sản hữu tính? HS nghiên cứu SGK trả
-Ưu điểm của sinh sản lời.
hữu tính so với sinh sản u cầu nêu được khái
vơ tính là gì?
niệm sinh sản
GV thơng báo: Hoa là cơ
quan sinh sản hữu tính

của thực vật có hoa
- Hãy quan sát mẫu vật
và mô tả cấu tạo của 1
hoa mà em biết?
GV nhận xét
GV u cầu HS phân biệt
hóa đơn tính và hoa

II. Sinh sản hữu tính ở
thực vật có hoa
HS quan sát mẫu vật về 1. Cấu tạo của hoa
một loại hoa và mô tả
cấu tạo.
Yêu cầu nêu được các bộ
phận chính của hoa

18


lưỡng tính
GV nhận xét chỉnh lí
GV chia lớp thành các
nhóm nhỏ theo bàn
GV in phiếu học tập vào
giấy A4 phát cho mỗi
nhóm u cầu hồn
thành trong thời gian 5
phút

2. Q trình hình thành

hạt phấn và túi phơi

Phiếu học tập số 3
Hãy hồn thành sơ đồ về q trình hình thành hạt phấn và túi phơi
Hoa
Hình thành hạt phấn
1(……………)

Hình thành túi phơi
6(……………)

Bao phấn

Nỗn

Tế bào mẹ trong bao phấn (2n)
2 (………….)
4 bào tử đực đơn bội (n)
3(…………..)
Hạt phấn
4(…………)

5 (………….)

Tế bào mẹ sinh noãn(2n)
7 (………….)
4 bào tử đơn bội (n)
(3 tế bào tiêu biến; 1 đại bào tử sống sót)

8(…………..)

Túi phơi
9(……) 10(……)11(……) 12(……)

Hoạt đợng của giáo
Hoạt đợng của học sinh
viên
GV gọi 2 nhóm lên trình
bày, các nhóm cịn lại HS hoạt động nhóm hồn
nhận xét bổ sung
thành phiếu học tập
Cử đại diện nhóm trình
bày
Các nhóm khác nhận xét,
GV nhận xét kết luận
bổ sung

Nợi dung

19


GV nêu câu hỏi
HS nghiên cứu SGK suy
- Thụ phấn chéo là gì? nghĩ độc lập trả lời câu
Phân biệt thụ phấn chéo hỏi
với tự thụ phấn.
- Thụ phấn có thể nhờ
những tác nhân nào?
- Khi ở trên núm nhụy,
hạt phấn nảy mầm do hút

nước và dinh dưỡng trên
núm nhụy
- GV yêu cầu HS quan
sát H42.2 và đặt câu hỏi:
Thụ tinh là gì? Mơ tả q
trình thụ tinh ở thực vật
có hoa?
Vì sao nói thụ tinh ở thực
vật hạt kín là thụ tinh
kép?
Ý nghĩa của thụ tinh
kép?
GV chỉnh lí và bổ sung
kiến thức cho học sinh
hiện tượng bất thụ trong
lai xa ở thực vật.

3. Quá trình thụ phấn và
thụ tinh
a.Thụ phấn: là quá trình
vận chuyển hạt phấn từ
nhị đến đầu nhụy
- Hình thức: tự thụ phấn
và thụ phấn chéo
- Tác nhân: gió hoặc cơn
trùng
- Sự nảy mầm của hạt
phấn: hạt phấn rơi vào
đầu nhụy gặp điều kiện
thuận lợi thì nảy mầm

+ Tế bào ống phấn theo
vòi nhụy vươn đến bầu
nhụy
+ Tế bào sinh sản nguyên
phân 1 lần tạo 2 tinh tử
(giao tử đực) theo ống
phấn đến túi phôi
b. Thụ tinh
- Thụ tinh là sự hợp nhất
nhân của giao tử đực và
giao tử cái tạo hợp tử
- Khi ống phấn qua lỗ
nỗn vào túi phơi:
+ Giao tử đực thứ nhất
(n) x tế bào trứng hợp
tử (2n)
+ Giao tử đực thứ hai (n)
x nhân lưỡng bội (2n)
nhân tam bội (3n)
4. Quá trình hình thành
hạt và quả
- Hình thành hạt: Nỗn
được thụ tinh phát triển
thành hạt.
- Hình thành quả: Quả do
bầu nhụy phát triển thành

20



C. Hoạt động luyện tập và mở rộng.
Giúp HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được để giải
quyết những câu hỏi liên quan đến thực tiễn.
Nội dung: GV giao bài tập luyện tập cho học sinh ở phần hệ thống câu hỏi (mục
2.4.5) đặc biệt những câu hỏi có liên quan đến thực tiễn
Câu 1: Ở địa phương em, phương pháp nhân giống nào sau đây thường được áp
dụng để nhân giống cây khoai tây?
C. Chiết cành.
C. Giâm cành.
D. Giâm củ.
D. Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 2: Nhóm thực vật nào sau đây có hình thức sinh sản bằng bào tử?
C. Hoa sữa, bưởi.
C. Phượng vĩ, xà cừ.
D. Rêu, dương xỉ.
D. Nhãn, vải.
Câu 3: Phân biệt sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính ở thực vật theo bảng sau:
Hình thức
Sinh sản vơ tính
Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
Ý nghĩa thực tiễn
Câu 4: Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt
cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép?
Câu 5: Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ
hạt?
Câu 6: Ở ngơ (2n = 20) có 5 tế bào mẹ sinh hạt phấn giảm phân bình thường tạo
hạt phấn.

a) Số hạt phấn tạo thành?
b) Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo hạt phấn?
Câu 7: Nhà Lan có 1 cây bưởi giống quý, mẹ Lan muốn nhân nhanh giống bưởi
đó nhưng khơng biết dùng phương pháp nhân giống nào là hiệu quả nhất để
nhân được nhiều cây con trong một khoảng thời gian ngắn đồng thời vẫn giữ
được các đặc điểm quý của giống. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy tư vấn và
giải thích để cùng Lan nhân nhanh giống bưởi đó.
Câu 8: Cho biết chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật. Cho ví dụ
minh họa?
2.5. Hiệu quả của sáng kiến
Phương pháp khảo sát thực nghiệm
Để xác định tính hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành sử dụng phiếu điều
tra lấy ý kiến thăm dò đối với học sinh. Phiếu thăm dò được phát cho 2 lớp một
lớp được dạy theo chủ đề (11B6) – lớp thí nghiệm và lớp (11B5) – lớp đối
chứng dạy học theo phương pháp truyền thống.
21


PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN HỌC SINH ĐỐI VỚI MƠN SINH HỌC
TT
Đánh giá của học sinh
Rất thích
1 Mức độ yêu thích của em khi học mơn
Thích
Sinh học
2

Mức độ hứng thú của em đối với tiết học

3


Khả năng giải quyết các bài tập vận dụng
thực tế sau khi học về sinh sản ở thực vật

Khơng thích
Rất hứng thú
Hứng thú
Khơng hứng thú
Rất tốt
Tốt
Khơng tốt

Kết quả khảo sát
TT
1
2
3

Nội dung
khảo sát
Mức độ u
thích
Mức độ
hứng thú
Khả năng
vận dụng

Lớp thí nghiệm (11B6)
Rất thích
54,6%

Rất hứng
thú
29,3%
Rất tốt
53,3%

Thích
27,8%

Lớp đối chứng (11B5)

Khơng thích Rất thích
17,6%
14,2%
Khơng hứng Rất hứng
Hứng thú
thú
thú
42,6%
28,1%
9,5%
Tốt
Khơng tốt Rất tốt
22,4%
24,3%
7,9%

Thích
25,3%


Khơng thích
60,5%
Khơng hứng
Hứng thú
thú
17,4%
73,1%
Tốt
Khơng tốt
13,4%
78,7%

So sánh kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thí nghiệm cho thấy
+ Tỉ lệ học sinh u thích mơn Sinh học là 82,4%
+ Tỉ lệ học sinh có hứng thú đối với mơn Sinh học là 71,9%
+ Tỉ lệ học sinh vận dụng giải quyết được các vấn đề thực tiễn là 75,7%

22


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học theo chủ đề giúp học sinh có cơ hội làm việc nhóm để giải quyết
những vấn đề có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau, rèn luyện
những kĩ năng sống. Từ đó có thể giúp học sinh hình thành ý thức cơng cộng,
khả năng giao tiếp, phát huy tính tích cực chủ động, tính hợp tác trong giải quyết
vấn đề.
Để việc áp dụng dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực học sinh một
cách có hiệu quả giáo viên cần chú trọng giáo dục định hướng năng lực học sinh
nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra giúp các em gắn học tập với tiếp cận cuộc sống

hằng ngày.
3.2. Kiến nghị
SKKN đã được triển khai có hiệu quả tại Trường THPT Triệu Sơn 5. Mong
rằng, SKKN tiếp tục được áp dụng với nhiều trường, nhiều lớp, nhiều đối tượng
học sinh hơn nữa. Do hạn chế về thời gian và trình độ nên nội dung cịn nhiều
thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các đồng
nghiệp để nội dung đề tài được hồn thiện hơn và có thể áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy trong nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn.

23


Tài liệu tham khảo.
[1] Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản
[2] Chuẩn kiến thức kĩ năng Sinh học lớp 11
[3] Bài tập sinh học 11
[4] Tài liệu tập huấn môn sinh học của Bộ GD&ĐT
[5] Nguồn Internet.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Lê Thị Xinh

24




×