Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn công nghệ 10 và sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 25 trang )

1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Trong xu thế đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, dạy học theo chủ đề tích hợp
liên môn sẽ thực hiện được yêu cầu của mục tiêu dạy học là phát triển năng lực và
phẩm chất của người học. Học tập với chủ đề tích hợp liên môn sẽ là môi trường
thuận lợi để HS vận dụng và tổng hợp các kiến thức trong mối liên quan với nhau để
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Công nghệ 10 với các nội dung trồng trọt, bảo quản, chế biến và kinh doanh có
liên quan mật thiết với sinh học 10, nên rất phù hợp cho việc thực hiện xây dựng chủ
đề tích hợp liên môn với những nội dung kiến thức liên quan đến hai môn học này,
thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên.
Nhưng với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong điều kiện thực tế hạn hẹp về
không gian; về tài liệu học tập; phương tiện học tập thì cách thức tổ chức sẽ như thế
nào để tạo môi trường học tập sinh động, hấp dẫn, tạo ra được động cơ, hứng thú,
đồng thời phát triển được các năng lực học tập cho học sinh?
Chính vì lí do trên, chúng tôi đã thực hiện giải pháp: "Dạy học theo chủ đề tích
hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng
lực học sinh”.
Học tập với chủ đề tích hợp liên môn sẽ là môi trường tạo điều kiện cho HS
phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
hợp tác,…. giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực
tiễn cuộc sống.
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Tại trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT việc xây dựng các
chủ đề tích hợp/ tích hợp liên môn được chú trọng, từ năm học 2012 đến năm học
2016, chúng tôi đã tiến hành thực hiện việc xây dựng chủ đề tích hợp và chủ đề tích
hợp liên môn với môn Công nghệ 10.
Cụ thể vào năm 2012 đến năm 2014, chúng tôi đã xây dựng hai chủ đề tích
hợp: “Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” và chủ đề “Kinh doanh sản phẩm
chăn nuôi, thủy sản”.
Đến năm học 2015-2016, chúng tôi đã xây dựng phát triển thành một chủ đề


tích hợp giữa môn CÔNG NGHỆ 10 và SINH HỌC 10 đó là: “Chế biến và kinh
doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”.

Trang - 1-


Và đến năm học 2016 - 2017, chúng tôi tiếp tục thực hiện chủ đề tích hợp liên
môn giữa CÔNG NGHỆ 10 và SINH HỌC 10; 11 đó là: “Bảo quản nông sản”.
Việc thực hiện chủ đề tích hợp liên môn đã ảnh hưởng và làm thay đổi cách
thức dạy và học, hướng tới thực hiện dạy học lấy HS làm trung tâm, qua đó nhằm
làm thay đổi và phát triển các năng lực học tập của HS và cũng đã lan tỏa, ảnh hưởng
đến các giáo viên của một số bộ môn khác tại nhà trường.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với mục tiêu bồi dưỡng và phát triển các
năng lực của học sinh.
Kết quả thực nghiệm với chủ đề tích hợp liên môn sẽ có điểm trung bình của
bài khảo sát năng lực học sinh sau tác động vượt trội hơn so trước tác động.
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp
1.4.1. Dạy học tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy những nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động
dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì
chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy
liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
Dạy học tích hợp liên môn là xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của
môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
1.4.2. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn.

Chúng tôi rà soát các nội dung môn học công nghệ 10 và sinh học 10,11 có liên
quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến
thức chung để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Các nội dung chế
biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và phần kinh doanh trong chương trình môn công
nghệ 10 có mối liên hệ với nhau, đặc biệt là phần nội dung chế biến sản phẩm chăn
nuôi, thủy sản thì liên quan nhiều đến quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi
sinh vật và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật trong chương trình
sinh học 10.

Trang - 2-


Các nội dung trên đều được đưa vào chương trình của các môn học, nhưng thời
điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn là khác nhau, gây khó khăn cho học sinh
trong vận dụng kiến thức.
Chủ đề “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” sẽ khắc phục
những bất cập trên, bởi vì được xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn giữa Công
nghệ 10 và Sinh học 10 - những kiến thức cơ sở rất quan trọng giúp cho học sinh
hiểu được cơ sở khoa học của một số phương pháp chế biến sản phẩm chăn nuôi,
thủy sản, trong đó có quy trình công nghệ chế biến thịt hộp, trình công nghệ làm
ruốc cá, chế biến sữa bột. Vì vậy, cùng với việc sử dụng kiến thức vi sinh vật của
môn Sinh học 10 theo định hướng liên môn, chúng tôi đề nghị tích hợp nội dung quá
trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và nội dung các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của vi sinh vật của môn Sinh học vào nội dung chế biến các sản
phẩm chăn nuôi thủy sản của chủ đề này.
Bài 27 trong chương trình Sinh học lớp 10 (Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật) với nội dung “các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, áp suất

thẩm thấu thì ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật” là cơ sở khoa học
đề xuất một số phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi thủy sản. Bài 12 “Hô

hấp ở thực vật” trong chương trình sinh học lớp 11 với nội dung “các yếu tố
môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ CO2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp
của tế bào thực vật là cơ sở khoa học đề xuất một số phương pháp bảo quản một
số sản phẩm trồng trọt. Theo định hướng liên môn, chúng tôi đề nghị tích hợp các
nội dung đã nêu trên ở Sinh học 10, 11 với kiến thức Công nghệ 10, đây là những
kiến thức rất quan trọng giúp cho HS hiểu được cơ sở khoa học của một số phương
pháp bảo quản nông sản và đề xuất được các biện pháp để tăng hiệu quả cho

công tác bảo quản.
1.4.3. Kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong chủ đề tích hợp liên môn
Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động. Kĩ
thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Kĩ thuật dạy học tích cực được lựa chọn sử dụng trong chủ đề tích hợp liên
môn gồm:
1. Kĩ thuật tia chớp

Trang - 3-


Là kĩ thuật có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào; lần lượt từng người nêu ngắn
gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình
trạng vấn đề, nhằm thu thập thông tin phản hồi, cải thiện tình trạng giao tiếp và
không khí học tập trong lớp.
2. Kĩ thuật lược đồ tư duy
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng
mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề, được
vẽ trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
3. Kĩ thuật “3 lần 3”
Là kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học

sinh.
Học sinh được yêu cầu trình bày : 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến
về một vấn đề nào đó. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến
phản hồi.
4. Kĩ thuật “ổ bi”
Là kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm. Chia học sinh thành hai nhóm ngồi
theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều
kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác.
Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở
vòng ngoài. Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, học sinh vòng trong
chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành
các nhóm đối tác mới.
5. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho HS vận dụng kiến thức giải
quyết tình huống.
Chia cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A0. Trên tờ giấy chia thành các phần, gồm 1
ô trống ở chính giữa tờ giấy và 4 phần xung quanh giống như khăn trải bàn. Các
thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh, nhóm trưởng phân công
thành viên trả lời 1 câu hỏi trong phiếu học tập. Các thành viên độc lập suy nghĩ và
viết câu trả lời vào phần giấy trước mặt. Sau đó trình bày, thảo luận, thư ký nhóm ghi
ý kiến chung của nhóm vào ô chính giữa tờ giấy.
Nếu có nội dung nào còn thắc mắc hoặc chưa hiểu, thư ký nhóm ghi vào phần
chung của nhóm để yêu cầu GV giải đáp.

Trang - 4-


1.5. Phương pháp thực hiện giải pháp
1.5.1. Xác định các kiến thức tích hợp nội môn và liên môn của chủ đề tích hợp liên
môn.

1.5.2. Xây dựng chủ đề với các nội dung và phương pháp dạy học phù hợp của chủ
đề tích hợp liên môn, chúng tôi lựa chọn các kỹ thuật dạy học phù hợp với phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
1.5.3. Tổ chức dạy thực nghiệm với “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi,
thủy sản”.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV gợi mở và nêu tên chủ đề: “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi,
thủy sản”.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “tia chớp” và kĩ thuật sơ đồ tư duy để HS xác định
các tiểu chủ đề.
Nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến xây dựng lược đồ tư duy cho
chủ đề:
 Chủ đề chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản có mấy tiểu chủ đề?
 Nội dung chính của mỗi tiểu chủ đề là gì?
 Hãy vẽ sơ đồ tư duy của mỗi cho mỗi tiểu chủ đề đã nêu ở trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó chia sẻ, trình bày.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
 HS trình bày nội dung và HS thảo luận nội dung lược đồ với từng tiểu chủ đề.
 GV nhận xét ngắn gọn: Chủ đề “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi,
thủy sản”, bao gồm 2 tiểu chủ đề:
Tiểu chủ đề 1: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
Tiểu chủ đề 2: Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
 GV giới thiệu nguồn tài liệu liên quan cần tra cứu cho học sinh.
 Dẫn dắt sang hoạt động 2.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Chia HS trong lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu nội
dung từng tiểu chủ đề cho mỗi nhóm cụ thể.


Trang - 5-


Học sinh hoạt động trải nghiệm, thể hiện các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
của bản thân trong việc nghiên cứu chủ đề chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn
nuôi, thủy sản.
Nội dung 1. Tiểu chủ đề 1: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giới thiệu và tổ chức cho học sinh nghiên cứu nội dung tiểu chủ đề
“Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” với nhiệm vụ:
 Thu thập thông tin về các phương pháp và quy trình chế biến sản phẩm chăn
nuôi, thủy sản (Bài 46 SGK Công nghệ 10).
 Thu thập thông tin về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và
nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, cụ thể đó là: quá
trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (Bài 23 - Sinh học 10) và các
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 27 - Sinh học 10).
Yêu cầu học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Thịt được chế biến bằng các phương pháp nào?
2. Trình bày quy trình công nghệ chế biến thịt hộp.
3. Tại sao phải thanh trùng trong chế biến thịt hộp?
4. Cá được chế biến bằng các phương pháp nào?
5. Vi sinh vật có vai trò như thế nào trong quá trình chế biến nước mắm từ cá?
6. Trình bày quy trình công nghệ làm ruốc cá.
7. Sữa được chế biến bằng các phương pháp nào?
8. Trình bày quy trình công nghệ chế biến sữa bột.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1

trên lược đồ tư duy của nhóm.
 Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.
 GV nhận xét, giải thích và kết luận nội dung của tiểu chủ đề 1. Khen ngợi, động
viên những HS, nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Nội dung 2. Tiểu chủ đề 2: “Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trang - 6-


Giáo viên giới thiệu và tổ chức cho học sinh nghiên cứu nội dung tiểu chủ đề
“Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” với nhiệm vụ:
 Tìm kiếm và thu thập thông tin bằng cách đọc sách, báo, tài liệu nghiên cứu nội
dung tiểu chủ đề 2 “Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” tại các bài học:
bài 50, 51, 52 và 56 SGK Công nghệ 10.
 Yêu cầu học sinh học sinh tìm hiểu, điều tra, phỏng vấn những vấn đề thuộc
nhiệm vụ được giao. Ghi chép lại những điều đã quan sát, điều tra, phỏng vấn
được, phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án.
 Yêu cầu học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hãy trình bày các lĩnh vực kinh doanh?
2. Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản mà các em
chọn để kinh doanh là gì? tại sao các em lại chọn lĩnh vực và mặt hàng kinh
doanh trên?
3. Người tiêu dùng có nhu cầu và sở thích về sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nào?
4. Ở địa phương em sẵn có những nguồn nguyên liệu sản phẩm chăn nuôi, thủy
sản nào để chế biến và kinh doanh?
5. Hãy lập kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình theo mặt hàng và lĩnh vực mà
các em đã chọn.
6. Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả trong việc kinh doanh của các em?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2
trên lược đồ tư duy của nhóm.
 Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.
 GV nhận xét, giải thích và kết luận nội dung của tiểu chủ đề 2. Khen ngợi, động
viên những HS, nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Sau khi đã tổ chức cho HS thực hiện hoạt động hình thành kiến thức, GV tổ
chức cho HS thực hành vận dụng kiến thức theo các bước:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao các bài tập tình huống sau cho HS:

Trang - 7-


Tình huống 1. Còn vài tháng nữa là đến tết nguyên đán, các món thịt nguội (Giò lụa,
giò thủ, Jambon,…) là món ăn mọi gia đình người Việt ưa dùng.
Nhóm hãy đề xuất và xây dựng quy trình chế biến một món thịt nguội từ sản
phẩm chăn nuôi, thủy sản.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Món thịt nguội mà nhóm đề xuất là món gì, thuộc phương pháp chế biến nào?
2. Để chế biến món mà nhóm đã đề xuất thì cần chuẩn bị các nguyên vật liệu gì?
3. Quy trình công nghệ chế biến như thế nào?
4. Sản phẩm khi chế biến xong cần phải đạt được những yêu cầu gì?
Tình huống 2. Nhà bạn Kim Anh ở trên đường Hùng Vương, có mặt bằng rộng rãi,
gần vòng xoay thị trấn Ngãi Giao và gia đình bạn ấy lại có nhiều người chưa có việc
làm nhưng họ có kinh nghiệm trong việc chế biến các món phở. Bạn ấy có ý định sẽ
mở một cửa bán hàng Phở (với các nguyên liệu là thịt heo, thịt bò, gà. Nhóm hãy

cùng Kim Anh phân tích và tìm câu trả lời cho câu hỏi: việc lựa chọn lĩnh vực và
mặt hàng kinh doanh nêu trên có phù hợp không? Tại sao?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh mà gia đình Kim Anh sẽ chọn
là gì? Vì lý do gì mà gia đình bạn Kim Anh lại có dự định lựa chọn như vây?
2. Tại thị trấn Ngãi Giao, thị trường có nhu cầu dùng món phở không? Tại sao?
3. Trong kinh doanh mặt hàng phở, gia đình Kim Anh sẽ có lợi thế gì?
4. Tại Ngãi Giao thì nguồn nguyên vật liệu để chế biến các món phở là gì? Có
đủ để cung cấp cho cửa hàng của Kim Anh không?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã lĩnh
hội ở hoạt động 1 và 2 làm các bài tập giải quyết tình huống.
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập tình huống. Các nhóm
khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.
- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành dựa vào mức độ làm đúng các bài
tập tình huống.
- GV nhận xét chung. Khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành
các nhiệm vụ học tập và bài tập thực hành.

Trang - 8-


1.5.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (lớp TN) với lớp 10A1, năm học
2016 - 2017 tại trường THPT Nguyễn Du.
a. Nghiên cứu sự thay đổi năng lực của HS lớp TN
 Sử dụng kết quả khảo sát hứng thú học tập của HS trước tác động và sau tác động
để xác định sự thay đổi năng lực của HS.

 Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc xác định sự thay đổi năng
lực học tập của HS trước và sau tác động.
Lớp

KT trước

Tác động

tác động

TN

O1

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: "Chế biến
và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản"

KT sau
tác động
O2

Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến năng lực của học sinh
+ Qua kiểm chứng T-test phụ thuộc 01  02 xác định sự thay đổi năng lực của HS
trước và sau tác động.
b. Quy trình nghiên cứu sự thay đổi năng lực của HS
 GV thực hiện khảo sát năng lực của HS trước và sau khi tiến hành chủ đề tích
hợp liên môn: "Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản"
c. Đo lường
* Năng lực của HS trước tác động
 Với kết cấu và nội dung bộ khảo sát năng lực của HS lớp TN trước tác động1,

chúng tôi hướng dẫn HS đánh dấu chọn xác định ý kiến của mình về năng lực
cho mỗi câu hỏi khảo sát ở các mức độ sau: Không bao giờ; Thỉnh thoảng;
Thường xuyên; Rất thường xuyên.
 Sau khảo sát, chúng tôi mã hóa tương ứng kết quả HS chọn với các điểm số từ 1:
Không bao giờ cho đến 4: Rất thường xuyên và có kết quả như sau:

1

Phụ lục bộ khảo sát năng lực của HS (trang 22)

Trang - 9-


Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9


Câu 10

1

4

11

13

17

4

11

7

22

18

Không bao giờ

2

12

22


12

14

7

6

11

12

8

13

Thỉnh thoảng

3

17

4

7

4

6


10

4

10

2

3

Thường xuyên

4

4

4

4

3

4

14

8

5


2

0

Rất thường xuyên

34

34

34

34

34

34

34

34

34

34

Điểm
1


TC

Ghi chú

Bảng 2: Thống kê kết quả khảo sát năng lực của HS trước tác động
 Kết quả khảo sát được cụ thể hóa qua biểu đồ:

Biểu đồ 1: Khảo sát năng lực của học sinh trước tác động
 Độ tin cậy dữ liệu bộ khảo sát năng lực của HS trước tác động được kiểm chứng
bằng độ tin cậy Spearman – Brown2.
Lớp
TN

Hệ số tương quan

Độ tin cậy

Kết luận độ tin cậy

chẵn – lẻ (rhh)

Spearman – Brown

của dữ liệu

rhh = 0,6850

rSB = 0,8131

Dữ liệu đáng tin cậy


Bảng 3: Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu bộ khảo sát năng lực của HS trước tác động
* Năng lực của HS lớp TN sau tác động

2

Phụ lục kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu khảo sát năng lực của HS trước tác động (trang 20)

Trang - 10-


 Chúng tôi sử dụng chính bộ khảo sát năng lực của HS trước tác động một lần nữa
để khảo sát năng lực của HS sau tác động3, sau đó hướng dẫn HS đánh dấu chọn
xác định ý kiến của mình về năng lực cho mỗi câu hỏi ở các mức độ sau: Không
bao giờ; Thỉnh thoảng; Thường xuyên; Rất thường xuyên.
 Sau khảo sát, chúng tôi mã hóa tương ứng kết quả HS chọn với các điểm số từ 1:

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8


Câu 9

Câu 10

1

0

1

6

5

2

0

1

3

2

7

Không bao giờ

2


6

17

12

18

14

8

14

15

22

21

Thỉnh thoảng

3

24

12

13


7

14

12

12

11

8

5

Thường xuyên

4

4

4

3

4

4

14


7

5

2

1

Rất thường xuyên

34

34

34

34

34

34

34

34

34

34


Điểm

Câu 1

Không bao giờ cho đến 4: Rất thường xuyên và có kết quả như sau:

TC

Ghi chú

Bảng 4: Thống kê kết quả khảo sát năng lực của HS sau tác động
 Kết quả khảo sát được cụ thể hóa qua biểu đồ:

Biểu đồ 2: Khảo sát năng lực của học sinh sau tác động

3

Phụ lục bộ khảo sát năng lực của HS (trang 22)

Trang - 11-


 Độ tin cậy dữ liệu bộ khảo sát năng lực của HS sau tác động được kiểm chứng
bằng độ tin cậy Spearman – Brown4.
Lớp
TN

Hệ số tương quan


Độ tin cậy Spearman

Kết luận độ tin cậy của

chẵn – lẻ (rhh)

– Brown

dữ liệu

rhh = 0,5759

rSB = 0,7309

Dữ liệu đáng tin cậy

Bảng 5: Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu bộ khảo sát năng lực của HS sau tác động
d. Phân tích dữ liệu
* Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn5 (SD)
Số

Lớp

TN

Độ lệch chuẩn (SD)

Giá trị trung bình

HS


Trước tác động

Sau tác động

Trước tác động

Sau tác động

35

21,62

25,5

5,6

4,3

Bảng 6: Xác định giá trị TB và độ lệch chuẩn năng lực của HS
 Kết quả so sánh giá trị trung bình điểm khảo sát năng lực của HS được cụ thể hóa
qua biểu đồ:

Biểu đồ 3: So sánh điểm trung bình khảo sát năng lực của HS trước và sau tác động
* Mức độ ảnh hưởng6 (ES)
Sau tác động, chúng ta xét độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:

SMD 

25.5  21.6

 0.9041
4.3

* Giá trị p của phép kiểm chứng T-test7
4

Phụ lục
Phụ lục
6
Phụ lục
7
Phụ lục
5

kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu khảo sát năng lực của HS sau tác động (trang 21)
danh sách học sinh và điểm thực nghiệm (trang 19)
danh sách học sinh và điểm thực nghiệm (trang 19)
danh sách học sinh và điểm thực nghiệm (trang 19)

Trang - 12-


Kết quả kiểm chứng T-test phụ thuộc điểm trung bình khảo sát năng lực của HS
như sau:
Kiểm tra trước

Kiểm tra sau tác

tác động


động

21,6

25,5

Lớp

Giá trị trung bình

Giá trị chênh lệch
Trung bình
4,1

Giá trị p

0,000000053

Có ý nghĩa (p0.05)

Có ý nghĩa

Bảng 7: Kiểm chứng T-test phụ thuộc điểm TB năng lực của HS lớp TN
* Hệ số tương quan8 (r)
Lớp TN

Trước tác động - Sau tác động

Giá trị r


Tương quan

0,8194

Rất lớn

Bảng 8: Xác định hệ số tương quan khảo sát năng lực của HS
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực
và xây dựng bài tập tình huống trong hai chủ đề tích hợp liên môn giữa môn Công
nghệ 10 và môn Sinh học 10 là: “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy
sản” và chủ đề “Bảo quản nông sản”.
Tuy nghiên cứu đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng kĩ thuật dạy học
tích cực và xây dựng bài tập tình huống trong chủ đề tích hợp liên môn mang lại sự
thay đổi tích cực về năng lực cho HS, nhưng để thực sự mang lại hiệu quả thì có một
số trở ngại như sau:
 Đòi hỏi giáo viên cần hiểu rõ kiến thức các bộ môn liên quan trong cùng một nội
dung dạy học.
 Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức dạy học tích cực.
 Giáo viên có khả năng và kinh nghiệm tạo thiết kế chủ đề và các bộ câu hỏi kiểm
tra đánh giá đa dạng, phong phú về nội dung kể cả kiến thức nội môn với kiến
thức liên môn.

8

Phụ lục danh sách học sinh và điểm thực nghiệm (trang 19)

Trang - 13-



2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành giải pháp
- Ý tưởng liên quan đến thiết kế được hình thành từ năm học 2013 - 2014 cho đến
năm học 2014 - 2015, chúng tôi đã thiết kế chủ đề dạy học tích hợp với kiến thức nội
môn.
- Tiếp theo, từ năm học 2015 - 2016 cho tới năm học 2016 - 2017, chúng tôi phát
triển chủ đề trong việc kết hợp cả kiến thức nội môn và liên môn (Công nghệ 10 và
Sinh học 10,11) thành chủ đề tích hợp liên môn và đã áp dụng trong giảng dạy cho 9
lớp 10/mỗi năm học tại trường THPT Nguyễn Du.
- Trong quá trình thực hiện giải pháp, chúng tôi luôn nhận được sự đồng thuận và
ủng hộ từ BGH cũng như toàn thể hội đồng giáo dục nhà trường. Đối tượng HS để
chúng tôi thực nghiệm sư phạm có mặt bằng về năng lực học tập tương đối đồng
đều, các em đều cộng tác rất tích cực trong hoạt động học cũng như trong đánh giá
hiệu quả của giải pháp.
2.2. Nội dung giải pháp
Giải pháp được thực hiện với việc xây dựng hai chủ đề tích hợp liên môn:
 Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi thủy sản.
 Bảo quản nông sản.
Dự án được thiết kế chú trọng hoạt động học với nội dung đa dạng phù hợp
dùng cho chủ đề gồm nhiều bài học trong môn Công nghệ 10 kết học với Sinh học
10; 11 mà có nhiều kiến thức liên quan với nhau, là môi trường cho HS tương tác với
nhau trong nhiều điều kiện thực tế một cách chủ động, điều này đã mang lại hiệu quả
trong việc học của HS, các năng lực của HS sẽ được bồi dưỡng và phát triển liên tục
- đó là các năng lực như: ICT, tự học, tự nghiên cứu, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề,
sáng tạo và hợp tác.
Điểm mới
Stt

Chủ đề tích hợp


Điểm mới

liên môn

1

Chế biến và kinh

- Sự kết hợp giữa kĩ thuật tia chớp và lược đồ tư duy

doanh sản phẩm

trong hoạt động khởi động.

chăn nuôi thủy sản

- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong hoạt động vận
dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn tại địa

Trang - 14-


phương.
- Bài tập tình huống được xây dựng với những câu
chuyện gần gũi gắn liền với thực tiễn trong giới hạn
địa điểm, thời gian cụ thể.
Bảo quản nông

- Sự kết hợp giữa kĩ thuật tia chớp và lược đồ tư duy


sản

trong hoạt động khởi động.
- Sử dụng kĩ thuật ổ bi với hình thức “Hãy nói với
nhau” về nội dung của tiểu chủ đề, trong điều kiện HS
ngồi tại bàn học (2HS/bàn) với đối tác khác nhau.
- Sử dụng kĩ thuật 3 lần 3 trong đánh giá kết quả hoạt

2

động của nhóm với việc nhận xét 3 điều tốt, 3 điều
chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến về nội dung của tiểu chủ đề
trở thành 4 lần 3 (đặt thêm 3 câu hỏi phản biện)
- Bài tập tình huống được xây dựng với những câu
chuyện gần gũi gắn liền với thực tiễn trong giới hạn
địa điểm, thời gian cụ thể.
3. Hiệu quả giải pháp
3.1 Thời gian áp dụng giải pháp
Từ năm học 2015 - 2016 cho tới năm học 2016 - 2017, chúng tôi đã áp dụng
giải pháp cho 9 lớp 10/mỗi năm học tại trường THPT Nguyễn Du.
3.2 Hiệu quả đạt được
3.2.1 Thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã đưa ra được kết luận cụ thể rằng:
năng lực của HS được bồi dưỡng và phát triển liên tục khi được học tập với các chủ
đề tích hợp liên môn.
Thông qua kết quả khảo sát năng lực của HS lớp TN sau tác động có điểm
trung bình bằng 25,5 so sánh trước tác động có điểm trung bình bằng 21,6; Độ chênh
lệch giữa hai nhóm là 4,1; Điều đó có nghĩa là sau tác động, lớp TN có điểm trung
bình khảo sát năng lực của học sinh cao hơn trước tác động.
Phép kiểm chứng T-test phụ thuộc với kết quả p = 0,000000053 < 0,05, kết

quả này khẳng định chắc chắn rằng: sự chênh lệch điểm trung bìnhcủa lớp TN qua
Trang - 15-


khảo sát trước và sau tác động không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động
của giải pháp.
Xác định chênh lệch giá trị trung bình theo tiêu chí Cohen SMD = 0,9041 cho
thấy đã có mức độ ảnh huởng rất lớn với việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn.
3.2.2 Đánh giá của chuyên gia
Giải pháp được thẩm định và đánh giá tại cuộc thi: Dạy học theo chủ đề tích
hợp dành cho giáo viên trung học từ hội đồng chuyên môn cấp Tỉnh và cấp Quốc gia
ở năm học 2015 – 2016 với kết quả xếp hạng cụ thể như sau:
 Giải nhì cấp Tỉnh, tại quyết định số 160/ QĐ-SGD, ngày 21 tháng 03 năm 2016.
 Giải nhì cấp Quốc gia, tại quyết định số 1714/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm
2016.
4. KẾT LUẬN
4.1. Những kết quả đạt được của giải pháp
Việc áp dụng trong thực tế dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn từ năm học
2015 – 2016 cho đến năm học 2016 – 2017, đã mang lại kết quả rất khả thi.
Trong điều kiện dạy học mà chúng tôi nghiên cứu, HS đã rất hứng thú tham gia
hoạt động học tập một cách tích cực, tự giác đồng thời qua việc học với chủ đề tích
hợp liên môn đã góp phần giúp HS phát triển các năng lực cá nhân, phẩm chất người
học, tăng khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
4.2. Tính mới
- Các chủ đề tích hợp liên môn được xây dựng hoàn toàn mới trên cơ sở lí luận dạy
học hiện đại và chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Dự án thể hiện tính uyển chuyển, sáng tạo trong việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích
cực và xây dựng bài tập tình huống là những câu chuyện gắn liền với thực tiễn trong

bối cảnh địa điểm, thời gia cụ thể trong chủ đề tích hợp liên môn phù hợp những
điều kiện thực tế tại mỗi lớp học về không gian, thời gian, những tài liệu học tập
trong những điều kiện hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
- Là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho học sinh bồi dưỡng, phát triển các năng
lực cá nhân một cách bền vững và phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong
học tập, .

Trang - 16-


4.3. Việc áp dụng và khả năng áp dụng
Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với điều kiện thực tế dạy học khác
nhau về giới hạn không gian; tài liệu học tập; phương tiện học tập trong chủ đề tích
hợp liên môn không chỉ dùng riêng cho môn Công nghệ mà giải pháp cũng phù hợp
cho tất cả các môn học khác ở các cấp học từ cấp THCS đến cấp THPT.
4.4. Ý nghĩa của giải pháp
 Giải pháp đã được đưa vào sử dụng trong dạy và học môn Công Nghệ tại trường
THPT Nguyễn Du tỉnh BR-VT.
 Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng minh hiệu quả của giải pháp là đã thay đổi
năng lực của HS. Giải pháp góp phần cải thiện chất lượng dạy – học môn Công
nghệ, điểm trung bình môn trong các năm học có sự thay đổi rõ rệt.
 Sử dụng chủ đề tích hợp liên môn là một phương thức để nâng cao hiệu quả dạy
học, làm tăng hứng thú của HS. Tích cực hóa, giúp người học yêu thích môn học
của mình.
 Sử dụng chủ đề tích hợp liên môn tức là người GV đã thực hiện việc thiết kế hoạt
động dạy theo quan điểm dạy học mới, thể hiện tính đa dạng, phong phú và linh
hoạt trong hoạt động – học phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
 Việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã ảnh hưởng tích cực đến
nhiều GV của các tổ bộ môn khác trong trường, nhiều GV đã nghiên cứu áp
dụng và làm theo.

4.5. Đề xuất, khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy và học cho môn Công nghệ, chúng tôi có một số
khuyến nghị như sau:
 Cần có chế độ chính sách khen thưởng, động viên kịp thời với GV tích cực
nghiên cứu và xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, tích cực đổi mới phương pháp;
kĩ thuật và hình thức tổ chức trong dạy học.
 Tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực để giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt tổ chuyên môn, giữa cụm
trường, tạo ra một hiệu ứng tốt cho HS, GV.
 Trao dồi kỹ năng sư phạm, nghiên cứu các biện pháp làm tăng tính tích cực của
HS, tạo ra động cơ học tập tốt, có ý thức và trách nhiệm với công việc.

Trang - 17-


 Tăng cường học hỏi nhau qua nhiều hình thức, trao đổi, chia sẻ, tham gia hội
giảng, dự giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Công nghệ trung học phổ thông, GD.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007) Tài liệu bồi dưỡng giảng dạy thực hiện chương
trình, SGK lớp 10 môn công nghệ, GD.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Công nghệ 10 , GD.
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Sinh học 10 , GD.
5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Sinh học 11 , GD.
6. Đặng Thành Hưng (2005), Tương tác và hoạt động thầy trò trên lớp học,
ĐHQGHN.
7. Nguyễn Văn Khôi (2005, Lý luận dạy học công nghệ, ĐHSP.


Trang - 18-


PHỤ LỤC
1. Danh sách học sinh & điểm thực nghiệm lớp 10A1
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Mã học sinh
TN 01
TN 02
TN 03
TN 04
TN 05
TN 06
TN 07
TN 08
TN 09
TN 10
TN 11
TN 12
TN 13
TN 14
TN 15
TN 16
TN 17
TN 18

TN 19
TN 20
TN 21
TN 22
TN 23
TN 24
TN 25
TN 26
TN 27
TN 28
TN 29
TN 30
TN 31
TN 32
TN 33
TN 34

Họ và tên
Phan Tam Anh
Phạm Nguyễn Phương Anh
Trần Diệu Anh
Lê Quang Bảo
Lê Bảo Châu
Đinh Trần Bích Chi
Trương Quốc Cường
Phạm Thùy Dung
Phạm Thị Quỳnh Duyên
Nguyễn Thị Thùy Dương
Bùi Gia Hân
Trần Đức Hậu

Hoàng Ngọc Hiếu
Nguyễn Thanh Xuân Huy Hoàng
Trần Nguyễn Phước Hưng
Nguyễn Nhật Tú My
Hoàng Gia Nghiệp
Hồ Thị Ngọc
Đặng Kim Phát
Bùi Như Phước
Nguyễn Đạo Quý
Lê Minh Tâm
Phạm Nguyễn Phương Thảo
Nguyễn Anh Thư
Lê Hoàng Trọng Tín
Nguyễn Trần Thiện Toàn
Hồ Nguyễn Bảo Trân
Nguyễn Tuyết Trinh
Ngô Minh Tuấn
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Nguyễn Ngọc Tuấn
Nguyễn Thùy Vân
Bùi Đức Việt
Trương Thị Minh Yến

Trước TĐ
15
23
28
26
20
18

21
17
19
20
33
26
16
26
29
15
19
23
18
16
17
20
19
27
19
14
27
33
35
25
18
18
16
19

Sau TĐ

18
22
30
27
23
23
25
22
24
22
33
29
25
28
29
22
27
27
29
27
23
25
26
32
21
17
32
29
35
27

24
23
18
23

19

27

Trung vị

19,5

25

Giá trị trung bình

21,62

25,5

5,6

4,3

Mốt

Độ lệch chuẩn
Kiểm chứng T-test phụ thuộc trước và sau tác
động

Giá trị tương quan r: trước TĐ và sau TĐ
SMD

0,00000005318
0,8194269
0,9041109

Trang - 19-


T.điểm

T.điểm chẵn

T.điểm lẻ

Câu 10

Câu 9

Câu 8

Câu 7

Câu 6

Câu 5

Câu 4


Câu 3

Câu 2

Mã học sinh

Câu 1

Stt HS

2. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu khảo sát năng lực của học sinh (10A1)
2.1. Trước tác động

1

TN 01

2

1

1

2

2

3

1


1

1

1

7

8

15

2

TN 02

3

2

1

1

1

4

4


4

1

2

10

13

23

3

TN 03

3

1

2

2

3

4

4


4

4

1

16

12

28

4

TN 04

3

2

1

1

4

4

4


4

2

1

14

12

26

5

TN 05

3

2

2

2

1

3

2


2

1

2

9

11

20

6

TN 06

3

2

1

1

2

4

1


2

1

1

8

10

18

7

TN 07

3

2

1

1

1

4

4


2

2

1

11

10

21

8

TN 08

3

1

1

1

2

4

1


2

1

1

8

9

17

9

TN 09

3

3

3

2

3

1

1


1

1

1

11

8

19

10

TN 10

3

2

3

2

3

1

2


2

1

1

12

8

20

11

TN 11

4

4

4

4

3

4

3


3

2

2

16

17

33

12

TN 12

3

2

3

3

3

2

3


3

1

3

13

13

26

13

TN 13

2

2

2

1

2

2

2


1

1

1

9

7

16

14

TN 14

3

2

3

3

3

4

2


3

1

2

12

14

26

15

TN 15

4

3

3

2

2

4

4


3

2

2

15

14

29

16

TN 16

2

4

1

1

1

1

1


2

1

1

6

9

15

17

TN 17

2

3

2

2

1

4

2


1

1

1

8

11

19

18

TN 18

3

2

2

2

1

4

4


2

1

2

11

12

23

19

TN 19

2

2

2

2

1

4

1


2

1

1

7

11

18

20

TN 20

1

2

1

2

1

2

2


2

1

2

6

10

16

21

TN 21

2

2

2

2

1

2

2


1

1

2

8

9

17

22

TN 22

3

2

2

1

1

3

2


3

1

2

9

11

20

23

TN 23

3

2

2

1

1

3

2


3

1

1

9

10

19

24

TN 24

2

2

3

4

2

2

3


4

3

2

13

14

27

25

TN 25

3

2

1

1

1

2

2


4

2

1

9

10

19

26

TN 26

2

1

1

2

1

3

1


1

1

1

6

8

14

27

TN 27

2

3

3

3

2

3

2


3

3

3

12

15

27

28

TN 28

4

4

4

1

4

4

4


3

4

1

20

13

33

29

TN 29

4

4

4

4

4

3

4


3

2

3

18

17

35

30

TN 30

2

2

2

1

4

4

3


3

2

2

13

12

25

31

TN 31

2

2

2

2

1

3

1


2

1

2

7

11

18

32

TN 32

3

2

4

2

1

1

1


2

1

1

10

8

18

33

TN 33

2

2

1

3

1

3

1


1

1

1

6

10

16

34

TN 34

3

2

2

1

1

3

1


2

2

2

9

10

19

rhh

0,6850

rSB

0,8131

Trang - 20-


T.điểm

T.điểm chẵn

T.điểm lẻ


Câu 10

Câu 9

Câu 8

Câu 7

Câu 6

Câu 5

Câu 4

Câu 3

Câu 2

Mã học sinh

Câu 1

Stt HS

2. 2. Sau tác động

1

TN 01


3

1

1

2

2

3

2

1

2

1

10

8

18

2

TN 02


3

2

1

1

1

4

3

4

1

2

9

13

22

3

TN 03


3

2

2

2

3

4

4

4

4

2

16

14

30

4

TN 04


3

2

2

1

4

4

4

4

2

1

15

12

27

5

TN 05


3

3

2

2

2

3

2

2

2

2

11

12

23

6

TN 06


3

3

1

2

2

4

2

2

2

2

10

13

23

7

TN 07


3

2

2

2

2

4

4

2

2

2

13

12

25

8

TN 08


3

2

2

1

2

4

2

2

2

2

11

11

22

9

TN 09


3

3

3

3

3

2

2

1

2

2

13

11

24

10

TN 10


3

2

3

2

3

2

2

2

2

1

13

9

22

11

TN 11


4

4

4

4

3

4

3

3

2

2

16

17

33

12

TN 12


3

2

3

4

3

2

3

3

3

3

15

14

29

13

TN 13


3

2

3

2

3

3

3

2

2

2

14

11

25

14

TN 14


3

3

3

3

3

3

3

3

2

2

14

14

28

15

TN 15


4

3

3

2

2

4

4

3

2

2

15

14

29

16

TN 16


2

4

2

2

2

2

2

2

2

2

10

12

22

17

TN 17


3

3

3

3

2

4

3

2

2

2

13

14

27

18

TN 18


3

3

2

2

3

4

4

2

2

2

14

13

27

19

TN 19


3

3

3

3

2

4

3

2

3

3

14

15

29

20

TN 20


3

3

3

3

3

2

3

2

3

2

15

12

27

21

TN 21


2

2

3

2

2

3

2

2

3

2

12

11

23

22

TN 22


3

3

2

2

2

3

2

3

3

2

12

13

25

23

TN 23


3

2

3

2

3

3

2

3

2

3

13

13

26

24

TN 24


3

3

3

4

2

4

3

4

3

3

14

18

32

25

TN 25


3

2

1

1

2

2

2

4

2

2

10

11

21

26

TN 26


2

2

1

2

1

3

2

1

2

1

8

9

17

27

TN 27


4

3

3

3

3

3

3

3

3

4

16

16

32

28

TN 28


2

4

2

2

3

4

4

3

4

1

15

14

29

29

TN 29


4

4

4

4

4

3

4

3

2

3

18

17

35

30

TN 30


3

2

2

2

4

4

3

3

2

2

14

13

27

31

TN 31


2

2

2

2

4

3

3

2

2

2

13

11

24

32

TN 32


3

2

4

2

3

2

2

2

2

1

14

9

23

33

TN 33


2

2

1

3

2

3

1

2

1

1

7

11

18

34

TN 34


3

2

2

1

3

2

2

3

3

2

13

10

23

rhh

0,5759


rSB

0,7309

Trang - 21-


1

Tôi chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập

2

Tôi tìm kiếm, chọn lọc, ghi chép được thông tin cần thiết

3

Tôi đặt được những câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Nội dung câu khảo sát

Không

Stt

Thỉnh thoảng


3. Bộ khảo sát năng lực của học sinh (Trước và sau tác động)

tượng, phát hiện được yếu tố mới trong tình huống quen thuộc
4

Tôi so sánh, bình luận được giải pháp đã đề xuất

5

Tôi chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở vấn đề
cần giải quyết

6

Tôi khái quát được kiến thức mới khi giải quyết vấn đề

7

Tôi tiếp nhận sự mong muốn được cộng tác từ người khác

8

Tôi phân công được công việc phù hợp cho các thành viên
trong nhóm

9

Tôi diễn đạt được ý tưởng một cách tự tin


10 Tôi trình được bày chính xác nội dung chủ đề của bài học
8.1. File ảnh.
 Báo cáo kết quả nghiên cứu tiểu chủ đề chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản.

Trang - 22-


 Báo cáo kết quả nghiên cứu tiểu chủ đề kinh doanh sản phẩm chăn nuôi thủy
sản.

 Kết quả hoạt động nhóm - lược đồ tiểu chủ đề chế biến sản phẩm chăn nuôi
thủy sản.

 Kết quả hoạt động nhóm xây dựng lược đồ tiểu chủ đề kinh doanh sản phẩm
chăn nuôi thủy sản.

Trang - 23-


 Học sinh thảo luận thực hiện bài tập vận dụng

 Kết quả bài tập bài tập vận dụng

 Kết quả thực hành cho tiểu chủ đề chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản

Trang - 24-


 Kết quả hoạt động nhóm của học sinh - Lược đồ tiểu chủ đề bảo quản sản
phẩm trồng trọt


 Lược đồ tiểu chủ đề bảo quản sản phẩm chăn nuôi, thủy sản

Trang - 25-


×