Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan trong bài chiến tranh độc lập của các thuộc địa anh ở bắc mỹ (lịch sử lớp 10) nhăm nâng cao hiệu quả giờ dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG DẠY BÀI: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC
THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ (LỊCH SỬ 10 CƠ BẢN) NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY

Người thực hiện: Lê Trọng Thế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài:............................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................
3
2. NỘI DUNG .....................................................................................


4
2.1. Cơ sở lí luận……............................................................................
4
4
2.2. Thực trạng vấn đề:………………………………………………..
2.2.1. Đối với giáo viên……………………………………………….
2.2.2. Đối với học sinh………………………………………………...
2.3. Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan bài: Chiến tranh giành độc

4
5

lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ................................................
2.3.1. Những kĩ năng cơ bản khi sử dụng, khai thác đồ dùng trực

7

quan bài Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ...
2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng, khai thác đồ dùng trực

7

quan bài Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ..
8
2.3.3. Giải pháp cụ thể khi sử dụng, khai thác đồ dùng trực quan bài
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.................
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………..
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….....
3.1. Kết luận...........................................................................................

3.2.
nghị.........................................................................................

Kiến

14
15
15
15



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói
riêng đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phương
pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo.
Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và
học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến
thức và phát triển tư duy, tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người
học.
Như chúng ta đã biết đặc trưng của môn lịch sử là khơi dậy quá khứ để
nhìn nhận hiện tại và hướng tới tương lai. Do đó, việc làm cho quá khứ sống lại
chính xác, sinh động là yêu cầu cần thiết. Thế nhưng, cái khó trong học tập lịch
sử đó là: học sinh khơng thể trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu như trong
khoa học tự nhiên, không thể dựng lại hiện thực quá khứ khách quan ở trong
phịng thí nghiệm. Do vậy, để đảm bảo tính cụ thể của lịch sử đòi hỏi sự truyền
đạt sinh động của giáo viên và các phương tiện trực quan để giúp cho học sinh
có biểu tượng về quá khứ. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thơng có vai trị vơ vùng quan trọng, trên thực tế việc dạy học mới

chỉ dừng lại ở "lý thuyết sng". Ngun nhân của tình trạng này có nhiều
nhưng chủ yếu là do giáo viên chưa nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan
trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Hơn nữa, đặc
trưng của bộ môn lịch sử là không lặp lại, không thể tái tạo được lịch sử trong
phịng thí nghiệm như khi học tập nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên. Vậy làm
sao để hiểu đúng lịch sử, đảm bảo được tính khách quan của nó, đồng thời hạn
chế tình trạng hiện đại hóa lịch sử, đó là vấn đề đang được các nhà sử học quan
tâm.
Việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử đó là sự kết hợp hài hồ,
nhuần nhuyễn của nhiều phương pháp và mỗi phương pháp đều có vị trí, vai trị
nhất định. Trong đó có phương pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ
cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Bởi vì,
quan niệm về chức năng, tác dụng của kênh hình trong sách giáo khoa đã có
nhiều đổi mới. “Trước kia chúng ta thuần túy quan niệm kênh hình trong sách
giáo khoa lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên sinh động. Ngày
nay ngoài chức năng, tác dụng đó, kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn
là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận
thức lịch sử”[1]. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để
giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng, học sinh có điều
kiện chủ động, tích cực tham gia vào q trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt
nhất.
Hiện nay sách giáo khoa lịch sử nói chung và sách giáo khoa lịch sử lớp
10 nói riêng số lượng kênh hình được bổ sung nhiều hơn, nội dung phong phú
hơn, thuận lợi cho cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
4


động của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy, việc khai thác
kênh hình của học sinh còn nhiều bất cập, lúng túng, các em chưa biết khai thác
kênh hình để phục vụ cho bài học, nhiều khi giáo viên gọi học sinh phân tích

lược đồ hay tranh ảnh các em không biết làm như thế nào, trả lời điều gì? Khơng
phải một bài mà rất nhiều bài các em chỉ xem hình ảnh để bình luận ảnh đó, lược
đồ đó xấu hay đẹp, khơng liên tưởng gì đến bài học. Vấn đề này khơng phải lỗi
của người học mà một phần trách nhiệm của người dạy. Vì vậy để khai thác tối
đa hệ thống kiến thức bài học trong sách giáo khoa, thì việc hướng dẫn học sinh
phương pháp khai thác kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
mỗi giáo viên lịch sử.
Cùng với đổi mới sách giáo khoa trong nhà trường phổ thơng thì đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả
các môn học. Đối với bộ môn lịch sử, điều này càng trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết. Trong đó, để có một giờ học có hiệu quả thì đồ dùng trực quan đóng vai
trị vơ cùng quan trọng. Bởi vì, đồ dùng trực quan nếu được sử dụng tốt sẽ huy
động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được chặt chẽ hai hệ
thống tín hiệu với nhau: Tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu,
nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát
triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú.
Từ những lí do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học
môn lịch sử, đồng thời để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch
sử, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng có hiệu quả đồ dùng
trực quan trong dạy bài: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ Nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy”. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm
này tôi rất mong được sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hồn
thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: Sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy bài:
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy tôi muốn hướng tới một số mục đích sau:
- Đối với bản thân: tìm ra được ra được phương pháp dạy tối ưu cho bài
học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn lịch sử, đồng thời nâng cao được
năng lực chuyên môn.

- Đối với học sinh:
+ Thông qua việc sưu tầm, sử dụng và khai thác kênh hình như lược đồ,
tranh ảnh các cuộc phát kiến địa lí sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và
khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
+ Học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập, đồng thời khắc sâu và ghi nhớ
những nội dung của bài học.
5


+ Hướng các em ngày càng u thích mơn lịch sử hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Quan Sơn
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài, trong thực tế giảng dạy tôi chọn
4 lớp của trường THCS&THPT Quan Sơn, đó là:
+ Lớp 10A1 và lớp 10A3 năm học 2019 - 2020 làm lớp đối chứng.
+ Lớp 10A1 và 10A4 năm học 2020 - 2021 làm lớp thực nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp sưu tầm sử liệu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp khái quát.
- Phương pháp thực nhiệm.
- Phương pháp so sánh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đưa ra một số giải pháp khai thác có hiệu quả kênh hình - đó chính là
phương tiện trực quan ln có trong tay, ln sử dụng trong các tiết dạy bổ trợ
cho kênh chữ, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Khai thác tốt kênh hình trong SGK giúp học sinh nhanh chóng hiểu bài,
lưu giữ kiến thức bền vững hơn. Tránh được lối mòn truyền thống, tiết dạy chỉ
diễn ra dưới dạng thày đọc trò chép...


6


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc sử
dụng thiết bị dạy học là một trong những nội dung trọng tâm được Bộ GD – ĐT
hết sức quan tâm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tại Quyết định
số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của BGD & ĐT nhấn mạnh: “Thiết
bị dạy học phải được sử dụng hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung
và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục”[2].
Kênh hình có hai chức năng lớn: Vừa là phương tiện trực quan sinh động
vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ
sách giáo khoa đến màn hình Power Point khơng chỉ giúp học sinh nhận thức
được sự vật hiện tượng lịch sử một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để
các em khai thác, phát hiện ra những kiến thức lịch sử cịn ẩn dấu trong kênh
hình. Theo đó, kênh hình đập trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh
cao. Bằng chứng từ kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đặng Văn Đức cho thấy:
“học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả nghe, lẫn nhìn sẽ
nhớ được 50% kiến thức”[3].
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận
dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng, hình thành các khái niệm trên
cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự
vật. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch
sử, là phương tiện rất hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng
giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
Để phù hợp với đặc trưng môn học, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi
mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh thì việc
dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thơng muốn đạt hiệu quả cao cần phải

có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, trong đó có việc khai thác hệ
thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy, là vì kênh hình ngồi chức năng
đóng vai trò là phương tiện trực quan, minh họa cho kênh chữ nó cịn là một
nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, thơng qua kênh hình con đường
nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và
khắc sâu kiến thức.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Đối với giáo viên.
7


Việc sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nói chung và
kênh hình trong bài Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
nói riêng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy
nhiên, qua thực tế giảng dạy tơi thấy vẫn cịn giáo viên chỉ quan tâm đến kênh
chữ mà ít nhận thấy kênh hình - nguồn kiến thức quan trọng có giá trị giúp bài
học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Vậy đâu là nguyên nhân của thực
trạng đó?
Thứ nhất: nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình
nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức,
minh họa cho bài giảng.
Thứ hai: có khơng ít giáo viên hiểu chưa hết nội dung, ý nghĩa của các
kênh hình, nên chưa vận dụng chưa đúng vào trong bài giảng, vì vậy hiệu quả
bài giảng khơng cao.
Thứ ba: có giáo viên lại sưu tầm nhiều hình ảnh sinh động, có nội dung liên
quan đến kênh hình trong bài, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, chứ chưa mang
tính chất khai thác để nâng cao chất lượng dạy học.
Với thực trạng đó, trong những năm qua, nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học của bộ môn, bản thân tôi đã và đang cố gắng sưu tầm tranh ảnh tư liệu, tăng

cường ứng dụng công nghệ thơng tin trong soạn giảng và ln tích cực tìm ra
những phương pháp mới để sử dụng, khai thác tốt kênh hình trong bài Tây Âu
thời hậu kì Trung đại đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.2. Đối với học sinh.
Ở trường THCS&THPT Quan Sơn sau khi dạy xong bài: Chiến tranh giành
độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, tôi tiến hành kiểm tra kết quả và mức
độ hứng thú học tập của học sinh lớp 10A1 và 10A3 năm học 2019 - 2020.
- Cách thức tiến hành. Tôi điều tra bằng 2 mẫu phiếu:
+ Mẫu phiếu thứ nhất: điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh.
(học sinh tích dấu X vào cột mình lựa chọn)
Mức độ

Thích

Bình thường

Khơng thích

Ghi chú

Lớp
(lưu ý phiếu điều tra không ghi tên người được điều tra để đảm bảo yếu tố
khách quan).
+ Mẫu phiếu thứ hai: điều tra kết quả học tập của học sinh. Hình thức nối
cột A với cột B cho đúng: (nối đúng mỗi ý được 2,5 điểm. Thời gian làm 5 phút)
A
1773
4-7-1776

B

Chiến thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga
Sự kiện chè ở cảng Bô-xtơn
8


17-10-1777
1781

Nghĩa quân thắng trận quyết định ở I-ooc-tao
Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập

- Sau khi phát phiếu và nhận được kết quả như sau:
+ Đối với mức độ hứng thú học tập:

Lớp
Mức độ
Thích
Bình thường
Khơng thích
Tổng

Năm học 2019- 2020
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
7
17,07
6

15
36,58
15
19
46,34
21
41
100
42

%
14,28
35,71
50,0
100

Qua bảng điều tra ta thấy, số lượng học sinh thích mơn lịch sử nói chung và
bài: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là khá khiêm tốn
chỉ chiếm hơn 15%, còn lại đa số học sinh được điều cảm thấy bình thường hoặc
khơng thích. Đáng chú ý là ở cả lớp 10A1 và 10A3 học sinh khơng thích học bài
này chiếm đến 48,19%. Đó thực sự là một thách thức lớn đối với mỗi giáo viên
lịch sử.
+ Đối với kết quả học tập:
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
Tổng


Năm học 2019 - 2020
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
6
14,63
5
9
21,95
8
17
41,16
18
9
21,95
11
41
100
42

%
11,90
19,04
42,85
26,19
100


Nhìn vào kết quả tiếp thu bài học của học sinh ta nhận thấy, số lượng học
sinh khá, giỏi cịn ít, cả hai lớp chỉ đạt hơn 33%, trong khi đó học sinh yếu kém
còn chiếm số lượng lớn trên 24%. Điều này cũng phản ánh gần sát thực với
phiếu đánh giá về mức độ hứng thú học tập của học sinh. Vậy đâu là nguyên
nhân của thực trạng trên?
Trước những kết quả điều tra, tơi đã giành thời gian tìm hiểu ngun nhân
vì sao các em khơng thích học lịch sử nói chung và bài: Chiến tranh giành độc
lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nói riêng, để có những biện pháp khắc phục
giúp các em u thích mơn lịch sử hơn. Qua tìm hiểu lớp 10A1 và 10A3 tôi thu
được kết quả như sau:
9


Lớp

Sĩ số

10B1

41

10B3

42

Tổn
g

83


Năm học 2019 - 2020
Nguyên nhân
Do phương
Do kiến thức - Do học sinh
pháp giảng
trong sách
không theo
dạy khô khan,
giáo khoa
khối C chỉ tập
buồn tẻ, nặng
nặng nề,
trung học các
về trình bày,
nhiều mốc
môn khối A.
diễn thuyết.
thời gian, sự
- Do Áp lực
kiện.
từ gia đình và
xã hội.
SL
%
SL
%
SL
%
18
43,90

8
19,51
12
29,26
SL
%
SL
%
SL
%
19
45,23
12
28,57
9
21,42
37
44,57
20
24,59
21
25,30

Ý kiến khác

SL
3
SL
2
5


%
7,31
%
4,76
6,02

Qua bảng thống kê trên ta thấy có nhiều ngun nhân dẫn đến học sinh
khơng hứng thú khi học bài: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ , trong đó nguyên nhân học sinh lựa chọn nhiều nhất là do phương pháp
giảng dạy khơ khan, buồn tẻ, nặng về trình bày, diễn thuyết (chiếm 44,57%).
Trong tiết dạy giáo viên chưa thực sự khai thác tốt các kênh hình sách giáo khoa,
điều đó khiến cho tiết học trở thành buổi liệt kê những sự kiện lịch sử đã xảy ra
trong quá khứ. Vì vậy, nhiều học sinh cảm thấy “sợ” mỗi khi học bài: Chiến
tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2.3. Giải pháp sử dụng, khai thác có hiệu quả đồ dùng trực quan.
2.3.1. Những kĩ năng cơ bản khi sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác kênh
hình.
- Thứ nhất: Nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình.
- Thứ hai: Nắm được phương pháp khai thác các loại kênh hình.
+ Đối với tranh ảnh:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát
nội dung cần khai thác.
Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi
quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài.
10


Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung

cấp cho học sinh.
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung trong
bài học.
+ Đối với lược đồ:
Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội
dung, ranh giới và các kí hiệu của các cuộc phát kiến địa lí.
Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh lược đồ.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn thiện nội dung lược đồ mà học sinh cần
tìm hiểu cung cấp cho học sinh.
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ và nội dung lược đồ
của bài học. Thực hiện như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm
bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền
lâu.
- Thứ ba: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng những phát
huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh mà còn giúp học
sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức của bài.
2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Thứ nhất: Sử dụng kênh hình đúng mục đích:
Mục đích của bài học, chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành
và phát triển kỹ năng, nhân cách. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa cũng
như sưu tầm của giáo viên có một chức năng riêng, nên chúng phải được nghiên
cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học.
- Thứ hai: Kết hợp tốt việc sử dụng kênh hình với kênh chữ:
Giáo viên khơng nên q lạm dụng vào các kênh hình trong quá trình soạn
giảng. Đối với bài Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ,
kênh chữ hết sức quan trọng cho nên giáo viên cần phải kết hợp tốt việc khai
thác kênh chữ và kênh hình, làm được như vậy tiết học mới trở nên sinh động,

học sinh mới chủ động, hứng thú trong học tập.
- Thứ ba: Sử dụng kênh hình đúng đối tượng:
Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu
cầu khác nhau đối với học sinh. Giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan
sát sơ lược để các em nắm được những biểu tượng ban đầu, không nên cho học
sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó. Ngược lại, đối với lược đồ các chiến
thắng lớn sau khi hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, giáo viên
phải để học sinh đứng lên thuyết trình, có như vậy thì tiết dạy mới phong phú,
học sinh mới hứng thú chủ động học tập.
2.3.3. Lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp
11


Có nhiều loại đồ dùng trực quan để sử dụng khi giảng dạy. Tuy nhiên giáo
viên (GV) phải là người biết lựa chọn và sử dụng đúng. Theo trình tự của việc
thiết kế giáo án, GV cần thiết phải nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi soạn giáo án,
dựa vào nội dung sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải
của Bộ giáo dục và đào tạo, GV cụ thể hóa bài dạy bằng các sơ đồ, tranh ảnh,
lược đồ... Đây là một khâu rất quan trọng để GV định hình và lựa chọn phương
pháp dạy học thích hợp, từ đó có thể lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp.
Trong bài "Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ",
GV có thể sử dụng các loại đồ dùng trực quan bằng một trong hai cách sau:
hoặc là sử dụng máy chiếu để trình chiếu, hoặc là chuẩn bị sẵn các đồ dùng trực
quan đã được lựa chọn như: lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, lược đồ phát
triển kinh tế của 13 thuộc địa, sơ đồ, bảng thống kê và các loại tranh ảnh khác
(tấn công tàu chở chè của Anh, chân dung Oa-sinh-tơn, chiến thắng Xa-ra-tôga...).
2.3.4. Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính vừa sức
đối với học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đảm bảo tính tư tưởng,
thẩm mĩ. Các loại đồ dùng trực quan đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống.
2.3.5. Đồ dùng trực quan trong dạy học bài "Chiến tranh giành độc lập của

các thuộc địa Anh ở B ắc Mĩ".
Theo phân phối chương trình bài này dạy trong 1 tiết, gồm 3 phần, nội
dung kiến thức phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh. Tuy nhiên đồ dùng
trực quan sẵn có được sử dụng trong bài này không nhiều nên GV phải đầu tư
thêm các loại đồ dùng trực quan khác để đảm bảo yêu cầu tối đa của bài học.
Mục 1: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ
chiến tranh.
* GV sử dụng hai lược đồ (treo lên bảng). Hình 1:
- GV cho học sinh (HS) quan sát hai lược đồ, hướng dẫn HS theo dõi phần
chú giải, màu sắc, sự khác nhau giữa hai lược đồ.
+ Mục đích của việc sử dụng lược đồ Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
là giúp HS xác định vị trí của 13 thuộc địa được hình thành bên bờ Đại Tây
Dương với dân số 1,3 triệu người, từ đó HS sẽ có biểu tượng về một lãnh thổ
mới hình thành ở Châu Mĩ.
+ GV nêu câu hỏi nhận thức: 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ra đời như thế
nào?. Từ việc đặt câu hỏi kết hợp với lược đồ HS sẽ nhận thức được nội dung
trả lời. (GVcó thể gợi ý, dẫn dắt HS trả lời).
+ Mục đích sử dụng Lược đồ phát triển kinh tế của 13 thuộc địa (hình
2)nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm: đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa ở Bắc
Mĩ đã có một nền kinh tế TBCN tương đối phát triển nhờ điều kiện thuận lợi: tài
nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động di dân hăng say.
12


- HS quan sát hai lược đồ kết hợp với nội dung kiến thức SGK, lời giảng
của giáo viên để thấy được điểm đặc biệt: mặc dù mới hình thành ở Châu Mĩ
nhưng 13 thuộc địa đã có sức phát triển dồi dào với ngành nghề khác nhau ở hai
miền: (GV nêu câu hỏi để HS lý giải vì sao có sự khác nhau đó).
+ Miền Bắc: Các cơng trường thủ cơng hình thành và phát triển với nhiều
ngành nghề như rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý

tập trung chủ yếu ở miền Bắc, cảng Bôxtơn sầm uất...)
+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển, sản xuất hàng hóa nơng nghiệp
xuất khẩu: ngơ, bơng, mía, thuốc lá...(đất đai phì nhiêu, sử dụng rộng rãi và bóc
lột tàn bạo nơ lệ da đen)
- GV nêu câu hỏi HS thảo luận: Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa đặt
ra yêu cầu gì?
- Sau khi HS thảo luận xong GV lấy ý kiến và bổ sung, nhấn mạnh về yêu
cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, bn bán và mở
mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên những mong muốn chính đáng đó bị chính
quyền Anh ra sức kìm hãm. Giai cấp thống trị xem thuộc địa là nguồn cung cấp
nguyên liệu và thị trường cho nên họ tìm mọi cách để kinh tế thuộc địa lệ thuộc
vào chính quốc. Bởi vậy, chính phủ Anh đưa ra một loạt các biện pháp nhằm hạn
chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa.
- Để khắc sâu kiến thức nội dung này, GV tóm tắt bằng sơ sau:
Kinh tế phát triển

Cạnh tranh với chính quốc Chính s¸ch cđa chÝnh phđ Anh

- GV tiếp tục cho HS thảo luận vấn đề: Chính phủ Anh đã làm gì để kìm
hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa? Hậu quả của chính sách đó ra sao?
- Sau khi HS thảo luận, GV treo sơ đồ: Các chính sách của chính phủ Anh
đối với 13 thuộc địa.

13


Chính sách của chính phủ Anh

Cấm sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp
Cấm mở doanh nghiệp

Cấm đem máy móc và thợ lành nghề

Cấm Bắc Mĩ không đợc tự do buôn bán vớiCấm
các nứơc
khaikhác
hoang đất đai ở miền Tây

Thuc a >< chính quốc

chiến tranh

- Mục đích của việc sử dụng sơ đồ này là giúp HS nắm chắc các chính
sách của chính phủ Anh đối với thuộc đia, làm tổn hại đến quyền lợi của chủ nô,
tư sản và cả nhân dân 13 thuộc địa. Từ đó HS sẽ lý giải vì sao lại xảy ra chiến
tranh giành độc lập. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc bùng
nổ chiến tranh đòi quyền độc lập của tất cả các tầng lớp nhân dân 13 thuộc địa.
* Như vậy, từ hai lược đồ, sơ đồ sử dụng trong phần 1 sẽ có tác dụng nhất
định kích thích sự phát triển tư duy lơgíc của HS, làm cho HS chủ động lĩnh hội
kiến thức, khắc sâu kiến thức cơ bản mà mục tiêu bài học đề ra.
Mục 2: Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
Ở phần này, GV sử dụng các loại đồ dùng trực quan: tranh "Tấn công tàu
chở chè của Anh", bảng so sánh lực lượng hai bên, bảng thống kê sự kiện, chân
dung Oa-sinh-tơn, ảnh Đại hội lục địa, tranh chiến thắng Xa-ra-tô-ga, I-ooctao...
* Nguyên nhân trực tiếp:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh "Tấn cơng tàu chở chè của Anh"
(bối cảnh, số lượng người, tàu, các thùng chè…) (hình 5) và đưa ra câu hỏi nhận
thức: Những chi tiết trong ảnh nói lên điều gì?
+ GV tường thuật sự kiện chè Bôxtơn: Cuối năm1773, ba chiếc tàu chở
chè của Anh cập bến cảng Bôxtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người
dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng

chè xuống biển (343 thùng chè). Chính phủ Anh liền ra lệnh trừng phạt, phong
toả cảng Bôxtơn, nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần.
+ Từ sự kiện chè Bơxtơn, GV giúp HS xác định được đây chính là nguyên
nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh.
14


- GV lập bảng dữ liệu cho HS quan sát tương quan lực lượng giữa hai bên
khi bắt đầu cuộc chiến:
Lực lượng quân Anh

Lực lượng quân thuộc địa

9 vạn, thiện chiến, vũ khí đầy đủ

3 vạn, thiếu kinh nghiệm tác chiến,
vũ khí thiếu thốn.
-> Từ việc lập bảng so sánh trên, HS nhận thấy những khó khăn bất lợi
đối với nghĩa quân dẫn tới thương vong nhiều, thiếu thốn lương thực (ở giai
đoạn đầu).
* Diễn biến:
GV hướng dẫn học sinh tóm tắt diễn biến chiến tranh bằng việc lập bảng thống
kê sự kiện (theo mẫu):
Thời gian
9/1774
4/1775
5/1775

Sự kiện
Đại hội lục địa lần thứ nhất được tiến hành ở Philađenphia....

Chiến tranh giữa thuộc địa và chính quốc bùng nổ.
Đại hội lục địa lần thứ hai được tiến hành ở Philađenphia Giooc-Giơ Oasinhtơn được cử làm tổng chỉ huy ...
4/7/1776
Tuyên ngôn độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
17/10/1777
Chiến thắng Xa-ra-tô-ga
1781
Chiến thắng I-oóc -tao
- Căn cứ vào bảng niên biểu trên (sau khi đã được treo lên bảng), GV kết
hợp với một số bức tranh trong SGK hoặc ảnh tư liệu sưu tầm được để trình bày
ngắn ngọn các sự kiện, nhân vật lịch sử:
+ Chân dung Oa-sinh-tơn với câu hỏi thu hút sự chú ý của HS: ông là ai?
Em biết gì về ơng?
+ Chân dung 5 người soạn thảo Tun ngơn độc lập năm 1776 (Hình 3)
+ Ảnh: Đại hội 13 thuộc địa thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (Hình 4)
- GV nhấn mạnh đến nhân vật ThomasJefferson (1743-1826): là người
được các cộng sự chọn viết bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập và ngày 4/7/1776,
Tuyên ngôn độc lập được Đại hội lục địa thơng qua, với những dịng chữ nổi
tiếng từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại trong bản "Tuyên ngôn độc lập"
của Việt Nam năm 1945: "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa
đã ban cho họ những quyền khơng thể chối cãi, đó là quyền được tự do và mưu
cầu hạnh phúc" .
- GV hướng dẫn HS nêu tóm tắt những mặt tích cực và hạn chế của Tun
ngơn - đây một văn kiện có tính chất tiến bộ thời bấy giờ, thể hiện tính chất dân
chủ, tự do, nêu cao nguyên tắc chủ quyền của nhân dân. Tuyên ngôn độc lập
năm 1776 là tác phẩm nổi tiếng của ThomasJefferson, ông trở thành tổng thống
thứ 3 của Hoa Kỳ.
15



- Tiếp theo GV cho HS quan sát lược đồ chỉ vị trí và trình bày khái qt
về diễn biến, kết quả của những chiến thắng lớn. Đồng thời hướng dẫn HS xem
một số tranh về hai chiến thắng lớn mang tính quyết định và nhấn mạnh ý nghĩa,
tác dụng của mỗi chiến thắng:
+ Chiến thắng Xa-ra-tô-ga (17/10/1777), tạo nên bước ngoặt của chiến
tranh (hình 6,7)
+ Chiến thắng I-ooc-tao năm 1781 là trận thắng quyết định buộc quân
Anh phải đầu hàng. Chiến tranh kết thúc (hình 8)
* Như vậy, với việc lập bảng niên biểu, sử dụng tranh ảnh có liên quan
đến các sự kiện trong phần diễn biến sẽ giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về
diễn biến của chiến tranh giành độc lập, khắc sâu kiến thức cơ bản. Cùng với sự
dẫn dắt của giáo viên, HS sẽ rút ra nguyên nhân thắng lợi của chiến tranh, tạo
một khơng khí học tập sơi nổi, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh đối
với bài học.
Mục 3: Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
a. Kết quả:
+ 9/1783, hịa ước Véc-xai được kí kết, Anh công nhận độc lập của 13
thuộc địa ở Bắc Mĩ.
+ Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, đặt nền tảng cho một
nhà nước cộng hòa non trẻ đầu tiên trên thế giới. Đây là bản hiến pháp lâu đời
nhất còn dùng được cho đến ngày nay và là hình mẫu cho nhiều bản hiến pháp
khác.
- GV sử dụng sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà nước Mĩ giới thiệu: (Hình 9)
+ Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hòa liên bang được tổ chức theo
nguyên tắc "tam quyền phân lập": Quốc hội, gồm hai viện, là Thượng viện và
Hạ viện, nắm quyền lập pháp; Tổng thống nắm quyền hành pháp; Tòa án nắm
quyền tư pháp.
+ Trình bày thêm Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước
Mĩ (năm 1789), thủ đô nước Mĩ bây giờ mang tên ơng.
b. Tính chất, ý nghĩa:

* Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng
dân tộc.
* Ý nghĩa:
+) Đối với nước Mĩ:
- Giành độc lập dân tộc.
- Thành lập một nhà nước mới
- Mở đường cho kinh tế TBCN ở Mĩ phát triển.
+) Đối với thế giới: Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống
phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ latinh cuối
thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

16


Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi chọn lớp 10A1, 10A4 năm học 20202021 làm lớp thực nghiệm. Sau các tiết dạy tơi có sử dụng phiếu điều tra về mức
độ hứng thú và kết quả học tập của học sinh:
+ Kết quả phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh:
Năm học 2020 - 2021
Lớp
10A1
10A4
Mức độ
Số lượng
%
Số lượng
%
Thích
23
56,09

22
55,00
Bình thường
12
29,26
13
32,50
Khơng thích
6
14,63
5
12,50
Tổng
41
100
40
100
+ Phiếu điều tra kết quả học tập của học sinh: Em hãy nối cột A và B sao
cho đúng? (Lưu ý: Nối đúng mỗi ý được 2,5 điểm, thời gian 5 phút)
A

B
Chiến thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga
Sự kiện chè ở cảng Bô-xtơn
Nghĩa quân thắng trận quyết định ở I-ooc-tao
Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập

Năm 1773
Ngày 4-7-1776
Ngày 17-10-1777

Năm 1781
Kết quả thu được là:
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
Tổng

Năm học 2020 - 2021
10A1
10A4
Số lượng
%
Số lượng
13
31,70
12
17
41,63
16
8
19,51
8
3
7,31
4
41
100

40

%
30,00
40,00
20,00
10,00
100

Qua các bảng thống kê ta thấy, đã có sự thay đổi lớn về hứng thú cũng như
kết quả học tập của học sinh. Trước khi áp dụng phương pháp sử dụng, khai thác
sử dụng đồ dùng trực quan trong bài: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ, số học sinh có hứng thú học tập ở lớp 10A1 và 10A3 năm
học 2019 - 2020 chỉ chiếm 15%, số khơng thích học chiếm tới 48,9%. Tuy
nhiên, khi áp dụng phương pháp sử dụng, khai thác kênh hình vào giảng dạy tại
lớp 10A1 và 10A4 số học sinh hứng thú với môn học tăng lên rõ rệt, chiếm tỉ lệ
trên 55%, số khơng thích học cũng giảm xuống cịn 13,5%. Mặt khác, trong giờ
học khi dạy bằng phương pháp mới này học sinh cũng học tích cực, chủ động
hơn, các em hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài làm cho giờ học
lịch sử trở nên sôi nổi hơn. Vì vậy kết quả học tập của học sinh ở cả 2 lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác nhau rõ rệt. Ở lớp 10A1 và 10A3 khi chưa
áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy thì số học sinh khá, giỏi chỉ chiếm
17


33%; yếu, kém chiếm tỉ lệ hơn 24%. Nhưng khi áp dụng phương pháp mới vào
trong quá trình giảng dạy ở lớp 10A1 và 10A4 năm học 2020 - 2021 số học sinh
khá, giỏi tăng lên, chiếm hơn 71%, đặc biệt số học sinh xếp loại yếu, kém giảm
mạnh chỉ cịn 8,64%.
Từ kết quả thu được tơi nhận thấy việc khai thác, sử dụng đồ dùng trực

quan trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn lịch sử. Nếu tận dụng
tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung
thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học, làm cho kết quả học tập bộ môn
không ngừng được nâng cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là
một định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch
sử nói riêng là vấn đề đang được tồn xã hội quan tâm, trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài tôi nhận thấy người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề,
phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên mơn, phải có năng lực sư phạm và
biết kết hợp khéo léo các phương pháp, phương tiện nhằm tổ chức tốt việc nhận
thức cho học sinh. Thực tiễn chứng minh rằng, học sinh gắn việc u thích mơn
lịch sử với phương pháp dạy của giáo viên.
Ngoài những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, đồ dùng trực quan
có sẵn và đồ dùng trực quan tự tạo sẽ minh họa thêm cho học sinh thấy rõ được
ý nghĩa, mục đích sâu sắc của bài học lịch sử và đặc biệt sẽ giúp học sinh nhớ
lâu những kiến thức lịch sử.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bài giảng này, nếu giáo viên tích
cực tìm tịi, sáng tạo về cách làm lược đồ, sơ đồ sự kiện lịch sử, bảng thống kê
sự kiện... thì sẽ có tác dụng tốt, có thể áp dụng trong tất cả các trường THPT. Có
làm được như vậy tôi tin chắc học sinh sẽ ham học môn Lịch sử, làm tăng hiệu
quả của giờ dạy trên lớp, từ đó chất lượng bộ mơn được nâng cao.
Với mỗi giáo viên lịch sử, việc kết hợp kĩ năng khai thác kênh hình sách
giáo khoa với ứng dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy, sẽ góp phần tích cực đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Điều đó, khơng những hồn thiện kĩ năng sư
phạm, nâng cao được trình độ chun mơn của người thầy mà cịn phát huy tính
tích cực của học sinh trong q trình học tập bộ môn.
Với kinh nghiệm giảng dạy từ thực tế là các giờ học và tính hiệu quả của nó,

tơi xin chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Sử
dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy bài: Chiến tranh giành độc lập
18


của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (lịch sử lớp 10 cơ bản), nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh”.
Mặc dù phạm vi trình bày và nội dung nghiên cứu hẹp, cụ thể chỉ là một tiết
dạy, hệ thống đồ dùng trực quan mà tơi đưa ra có thể là chưa đầy đủ. Song bản
thân cũng đã có nhiều cố gắng và cũng mong muốn được góp thêm một số ít
kinh nghiệm giảng dạy đối với bài "Chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ" nói riêng và bộ mơn lịch sử nói chung. Rất mong nhận được
ủng hộ của các thầy cô, và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được
hoàn thiện.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả đạt được bước đầu trong sáng kiến kinh nghiệm và từ thực tiễn
dạy học hiện nay, tôi xin phép được đề xuất một vài kiến nghị sau :
- Cần có những chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên về cách khai thác và sử
dụng kênh hình.
- Trong thời gian tới khi biên soạn sách giáo khoa lịch sử nên bổ sung thêm
các loại kênh hình và có sách hướng dẫn.
- Nhà nước cần đầu tư xây dựng thêm các phịng học bộ mơn phù hợp với
đặc trưng bộ môn lịch sử.
- Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh trong quá trình
dạy học như sưu tầm tài liệu trước ở nhà theo định hướng của giáo viên.
- Các cấp quản lý phải thực sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên khuyến
khích giáo viên sử dụng loại tài liệu này; tổ chức các buổi hội thảo, tập trung
những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề để chung tay sưu
tầm, chỉnh lý và biên soạn thành hệ thống tài liệu cần thiết cho cả chương trình
và kèm theo các phương pháp sử dụng cho từng đoạn tài liệu một.


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm
2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Bá Tuấn
Lê Trọng Thế

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
[1]. Nguyễn Thị Cơi - Hướng dẫn sử dụng kênh hình - NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội - 2013.
[2]. Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của BGD & ĐT.
[3]. Đặng Văn Đức - Lí luận dạy học Địa lí - NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
[4]. Truyện cổ Ả- Rập( Contes dorient)
[5]. Magellan set out - History.com
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của BGD & ĐT
2. Đặng Văn Đức - Lí luận dạy học Địa lí - NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Phan Ngọc Liên - Lịch sử lớp 10 nâng cao - NXB Giáo dục - 2011.
4. Phan Ngọc Liên - Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục - 2006.
5. Bộ giáo dục và đào tạo - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học

phổ thông - NXB Đại Học Sư Phạm - Hà Nội - 2007.
6. Nguồn một số trang Web trên Internet.
7. “Phương pháp dạy học Lịch sử” (Tập 1), tập 2 NXB giáo dục.

20


8. Nguyễn Thị Côi - Hướng dẫn sử dụng kênh hình - NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội - 2013.
9. Dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng mơn Lịch sử. Tác giả: Trịnh Đình
Tùng (Chủ biên) - Nguyễn Mạnh Hưởng - Lê Thị Thu. Nhà xuất bản: Đại học
Sư phạm 2010.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Trọng Thế
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS&THPT Quan Sơn
TT

1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá

xếp loại

(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

(A, B,
hoặc C)

Tỉnh

C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2014-2015

“Tích hợp chủ quyền biển đảo
giảng dạy mục Sự thành lập Liên
hợp quốc trong bài Sự hình
21


thành trật tự thế giới mới
chiến tranh thế giới thứ
(1945-1949) (lịch sử lớp
nhằm gây hứng thú học tập

học sinh”.

sau
hai
12)
cho

2

Tỉnh

C

2019-2020

Sử dụng có hiệu quả kênh hình
khi dạy bài: Tây âu hậu kì trung
đại (Lịch sử 10 cơ bản)

22


MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ CƠNG TÁC NGHIÊN CỨU SKKN

Hình 1: Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Hình 2: Lược đồ phát triển kinh tế của 13 thuộc địa


Hình 3: Đại hội 13 thuộc địa Anh thơng qua bản Tun ngơn Độc lập

(4/7/1776)

Hình 4: 5 người soạn thảo tuyên ngộ độc lập 4-7-1776


Hình 5: Sự kiện chè ở cảng Boxtơn năm 1773


×