Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO dự án để THIẾT kế và tổ CHỨC dạy học NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học môn địa lí THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực CHO học SINH KHỐI 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.79 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
KHỐI 10 TẠI TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN lĩnh vực: Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1


1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

PHẦN 2: NỘI DUNG

2

2.1. Cơ sở lý luận

2

2.2. Thực trạng vấn đề

4

2.3. Các giải pháp thực hiện

4

2.3.1 Nguyên tắc, phương pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy


4

học theo dự án
2.3.2 Minh họa một chủ đề cụ thể áp dụng phương pháp dạy học

5

theo dự án
2.3.3 Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ trong dự án

8

,2.4. Hiệu qủa sáng kiến

13

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

13


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bối cảnh dạy học hiện nay có rất nhiều chuyển biến khác trước, cả
trong tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội: tài nguyên thiên nhiên đang trên đà khai
thác cạn kiệt, biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mơ tồn cầu với diễn biến rất
phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới gia tăng mức độ tăng trưởng dựa vào sự
đổi mới; xã hội loài người cũng thay đổi nhanh tới mức chính chúng ta khơng
thể đốn trước được trong 5–10 năm tới có bao nhiêu nghề nghiệp sẽ biến mất
và bao nhiêu nghề nghiệp mới sẽ ra đời. Nền hịa bình và cả bản sắc văn hóa

của nhiều quốc gia, dân tộc bị đe dọa bởi những chủ nghĩa cực đoan mới nổi.
Sự thay đổi cơ bản đó khiến cho thế hệ học sinh hôm nay đứng trước một
tương lai không giống với những lý thuyết mà thế hệ trước đã dự đốn. Do
đó, để thích nghi với thời đại mới thì việc cần thiết phải trang bị cho học sinh
đầy đủ phẩm chất và năng lực, các kĩ năng mới để thích ứng với bối cảnh đầy
biến động trong tương lai trở thành một vấn đề cấp thiết.
Rõ ràng, trường học chỉ là nơi tập dượt, trang bị các kĩ năng để thích
ứng với tương lai chứ khó có thể là nơi hội tụ đủ kiến thức để ứng dụng cho
tương lai. Với nhu cầu đó, chúng ta cần phải thay đổi tư duy dạy học.
Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thơng có nhiều đổi
mới, đặc biệt là việc tăng cường dạy học trên dự án – một trong những
phương pháp dạy học tích cực khơng cịn xa lạ đối với đơng đảo giáo viên
hiện nay. Năm học 2020 - 2021, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Địa lí
cho học sinh lớp 10B2 của trường THPT Thạch Thành 4 với 47 em. Khối lớp
này có 4 chủ đề, được nhóm giáo viên Địa lí trường THPT Thạch Thành 4 xây
dựng bao gồm: Chủ đề thủy quyển, chủ đề địa lí dân cư, chủ đề địa lí ngành
giao thơng vận tải và chủ đề môi trường và sự phát triển bền vững. Qua các
dự án thì kết quả đạt được ngồi sự mong đợi. Nhận thấy được tầm quan
trọng của việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh trong thời đại
mới thông qua dạy học dự án; xuất phát từ thực tiễn và qua thực tế giảng dạy
đã mang lại hiệu quả nhất định nên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Sử dụng
phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học mơn địa lí theo định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực cho học sinh khối 10 tại Trường THPT Thạch Thành 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này, tơi muốn đưa ra những phương pháp, cách
thức dạy và học môn Địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
một cách hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến
thức, kỹ năng, hình thành các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt phù
hợp khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn

luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; Phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng


thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vẫn đề thực tiễn.
Nghiên cứu đề tài này, bản thân tơi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để
thực hành giảng dạy những năm học sau này. Ngồi ra, tơi cịn có mong muốn
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng tìm ra giải pháp tối ưu nhất
trong giảng dạy mơn địa lí thơng qua “Dạy học dựa trên dự án”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về việc tổ chức các hoạt động học thông qua
phương pháp dạy học dự án nhằm hình thành các phẩm chất, năng lực cần
thiết cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các PP nghiên cứu mà tôi đã sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu
và sử dụng các tài liệu về dạy học dự án
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin: khảo sát đầu năm,
điều tra qua phiếu học tập
- PP kiểm tra, đánh giá: Tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng các câu hỏi
trắc nghiệm trong quá trình dạy và học sẽ góp phần quan trọng trong việc
định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức và kĩ năng cần thiết từ
đó phát triển các năng lực.
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học dự án nhận được quan tâm đặc biệt khi Bộ giáo dục và đào tạo
những năm gần đây đưa ra hàng loạt công văn hướng dẫn về đổi mới dạy học
được ra đời như - Công văn 5555 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt
động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua

mạng. Công văn số 4068/BGDÐT-GDTrH gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai mơ hình trường học mới từ năm
học 2016-2017.
Đặc biệt chính thức được triển khai thí điểm tại 14 trường tự nguyện
trong năm học 2016 – 2017 với Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về dạy học
STEM của Hội đồng Anh phối hợp với Microsoft và Bộ giáo dục.
Trong đó, trường THPT Thạch Thành 4 là một trong các trường đã tích
cực chủ động tiếp cận. Qua đó, Tơi nhận thấy:
* Việc cần thiết phải dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực:
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ


chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái
gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ PPDH nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn
đề.
* Ưu điểm của việc dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực:
- Nhờ ưu thế vượt trội về khả năng trang bị kiến thức và kĩ năng cần
thiết mà phương pháp dạy học qua dự án mang lại khiến học sinh có nhiều cơ
hội trải nghiệm các kĩ năng khác nhau và tự khám phá năng lực, thế mạnh,
đam mê của bản thân.
- Trong dạy học dự án các kiến thức thường được liên kết trong một
chủ đề, kiến thức đó có thể là nội mơn hoặc liên mơn. Do vậy, học sinh có cái
nhìn tổng quan, thấu đáo về hệ thống kiến thức cho một vấn đề. Với việc đề
cao hình thức học thơng qua hành tạo ra niềm hứng khởi cho học sinh khám
phá và tiếp thu nhiều kiến thức khác nhau mà không hề cảm thấy nặng nề. Sự

chủ động khai phá kiến thức còn giúp các em nhớ lâu và kiến thức dễ dàng
chuyển từ việc tiếp nhận bề mặt thành kiến thức bề sâu cho những lần áp
dụng sau đó.
- Trong các hình thức tương tác,dạy học dự án ưu tiên làm việc nhóm,
nhằm tăng cường khả năng tương tác của học sinh, giúp học sinh có nhiều ý
tưởng hơn để giải quyết các vấn đề trong một dự án so với việc chỉ làm việc
cá nhân trong suốt quá trình.
- Những học sinh theo học theo cách tiếp cận dạy học dự án đều có những
ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc
chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội
và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề
gây cảm giác nặng nề, quá tải.
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;


Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;



Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;



Phát triển khả năng sáng tạo;



Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;




Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;



Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;



Phát triển năng lực đánh giá.


2.2. Thực trạng vấn đề
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với đó là đổi mới phương pháp
dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đã thể hiện sự quyết tâm cải cách, đem
lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt
động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ
học qua hoạt động của người dạy và người học.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Để có một giờ học tốt
thì ngồi việc nắm vững những định hướng đổi mới phương pháp dạy học,
người giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng những phương pháp và hình
thức dạy học thích hợp: Thích hợp với đặc thù mơn học, phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là phù hợp với nội dung bài học và
đối tượng học sinh. Một trong những phương pháp dạy học tích cực, đem lại
hiệu quả cao là phương pháp dạy học dự án (DHDA).
Có nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp dạy học dự án (DHDA):
Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hịa Liên bang
Đức thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning - PBL) là một hình thức

của hoạt động học tập trong đó nhóm người học xác định một chủ đề làm
việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành cơng
việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm
có thể trình ra được. Còn theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore thì:
“Học theo dự án (Project work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho
học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế cuộc sống”.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu dạy học theo dự án (DHTDA) là một
phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, hướng người học đến việc
lĩnh hội tri thức và kỹ năng thơng qua các dự án có liên quan đến các vấn đề
có thực trong cuộc sống gắn liền với nội dung dạy học. Dạy học theo dự án
giúp học sinh gắn lý thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường
với xã hội; kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; phát huy tính
tự lực, tính trách nhiệm; phát huy khả năng sáng tạo; rèn năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp; rèn tính bền bỉ, kiên nhẫn; rèn năng lực cộng tác làm
việc; phát triển năng lực đánh giá....
Với nhiều ưu điểm lớn như vậy nên phương pháp dạy học theo dự án
(DHTDA) đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy các mơn học nói chung và
mơn Địa lí nói riêng ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cũng
đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên với nhiều giáo viên Địa lí,
phương pháp dạy học theo dự án vẫn còn khá mới mẻ, việc áp dụng phương
pháp này vào giảng dạy môn Địa lí đặc biệt là áp dụng phương pháp này vào
việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề Địa lí cịn nhiều hạn chế. Năm học


2020 – 2021 tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn địa lí cho học sinh khối
10 của trường THPT Thạch Thành 4, để phát huy kết quả đạt được và khắc
phục những hạn chế trong quá trình dạy và học theo định hướng phát triển
năng lực, tôi mạnh dạn quyết định thực hiện sáng kiến “Sử dụng phương
pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức dạy học nhằm nâng cao

hiệu quả dạy học môn địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất và năng
lực cho học sinh khối 10 tại Trường THPT Thạch Thành 4”
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Nguyên tắc, phương pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy
học theo dự án trong các chủ đề Địa lí 10 nói chung và trong chủ đề “môi
trường và sự phát triển bền vững” nói riêng.
- Nguyên tắc thiết kế: Việc thiết kế dạy học các chủ đề Địa lí nói
chung và chủ đề “môi trường và sự phát triển bền vững” nói riêng cần đảm
bảo các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của học sinh và do học sinh thực hiện
+ Đảm bảo chuẩn tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Đảm bảo định hướng hình thành và phát triển năng lực ở học sinh
+ Đảm bảo tính thực tiễn
+ Đảm bảo tính tích hợp, liên môn
- Phương pháp thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án trong các chủ
đề Địa lí 10 nói chung và chủ đề “mơi trường và sự phát triển bền vững”:
+ Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu của dự án.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án: câu hỏi định hướng, kế hoạch
thực hiện, kế hoạch và công cụ đánh giá.
+ Giới thiệu sản phẩm.
- Hình thức thiết kế chủ đề Địa lí 10 nói chung cũng như chủ đề
“mơi trường và sự phát triển bền vững” sử dụng phương pháp DHDA.
Dựa trên cơ sở lí thuyết DHDA, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, từ
thực tiễn giảng dạy mơn Địa lí tại trường THPT Thạch Thành 4 và những yêu
cầu chung của Bộ GDvà ĐT trong xây dựng chủ đề Địa lí, tơi đề xuất hình
thức thiết kế dạy học chủ đề Địa lí khi áp dụng DHDA với cấu trúc gồm năm
phần:
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
- Thực hiện dự án

- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm


- Đánh giá dự án
2.3.2. Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức
dạy học chủ đề “môi trường và sự phát triển bền vững” :
Khi dạy học về nguồn nước, môi trường và sự phát triển bền vững học
sinh được học về sự suy giảm nguồn nước và cách giải quyết. Thay vì học các
số liệu về trữ lượng nước suy giảm trên toàn thế giới và đề xuất biện pháp giải
quyết như thơng thường. Các em được đưa tình huống là Hồ Aral – một trong
những hồ nước ngọt lớn ở Trung Á, có hai con sơng chảy vào. Dưới thời Liên
Xơ cũ người ta đắp đập ngăn sông lấy nước tưới cho bơng và xanh hóa hoang
mạc xung quanh hồ. Do đó, dân cư kéo đến trồng bơng, ni cừu và lập nên
đơ thị. Vì vậy, nước trong hồ bị giảm sút do nguồn nước bổ sung từ hai con
sông bị thiếu hụt, trong khi nhu cầu dùng nước của đô thị, cũng như ngành
trồng bông liên tục tăng lên. Hồ Aral đứng trước thách thức giảm nguồn tiêu
thụ nước để cứu hồ hoặc tiếp tục lấy nước hồ để đảm bảo nhu cầu của sản
xuất và đời sống.
Bài toán đặt ra được kết hợp giữa hai môn Tin học và Địa lý. HS
cần giải quyết tình huống: nơng dân nên ngừng trồng bơng hay người đánh cá
ở lịng hồ Aral nên bỏ nghề. Việc tìm ra câu trả lời chính là quá trình học sinh
chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo hình thành
phẩm chất và năng lực thích ứng với đời sống.
Ngày soạn: ..../...../.......
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Thời lượng: 2 tiết - tiết 49 và tiết 50)
I. Hình thức tổ chức dạy I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
học:
1. Tư duy không gian về địa điểm và
Học sinh làm việc như đội vùng miền:

nghiên cứu về Địa lý của - Mơ tả và giải thích q trình tự nhiên
trung tâm Nasa sử dụng ảnh hình thành nên các địa điểm
vệ tinh để đo đạc sự suy giảm
diện tích của hồ Aral. Các em - Giải thích cộng đồng, văn hóa và q
phân tích các biểu đồ và bảng trình kinh tế đã hình thành nên đặc điểm
số liệu về nguyên nhân giảm địa phương như thế nào
mực nước trong hồ và những - Đánh giá xem hoạt động của con người
ảnh hưởng của nó đến sinh tác động lên tự nhiên đã ảnh hưởng đến
hoạt, sản xuất và bản thân mỗi đặc điểm địa phương như thế nào
người dân để đưa ra những
2. Tư duy về hệ thống tự nhiên:
khuyến nghị nhằm cải thiện
nguồn tài nguyên hồ cho mục - Giải thích q trình hình thành nên từng
đích sử dụng trong tương lai. bộ phận vỏ Trái Đất, phản ứng dây
chuyền
II. Chuẩn bị:


Tài liệu 1: Câu hỏi điều tra
cho các nhóm
Tài liệu 2: Hướng dẫn điền
phiếu điều tra của nhóm
Tài liệu 3: Vị trí của hồ Aral
Tài liệu 4: Mơ phỏng Diện tích
hồ Aral qua các năm

3. Mơi trường và con người
- Hoạt động của con người đã làm thay
đổi tự nhiên như thế nào
+ Đánh giá sự tác động của các biện pháp

tăng năng suất lao động của con người
trong việc thay đổi đặc điểm của môi
trường tự nhiên

Tài liệu 5: Chụp cận cảnh phần
+ Xây dựng các giải pháp có thể thực
phía đơng hồ
hiện để đối phó với sự thay đổi của môi
Tài liệu 6: Lưới kẻ ô vuông
trường tự nhiên dưới tác động của con
Tài liệu 7: Ảnh vệ tinh về hồ người.
Aral từ 2000 – 2016
II. KĨ NĂNG RÈN LUYỆN
III. Thời gian
3 tiết
- Tư duy phản biện và giải quyết vấn
đề
- Làm việc nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bắt đầu khởi động: đặt học sinh vào bối cảnh điều tra
1. Giới thiệu nhiệm vụ bằng một câu đố. Chiếu slide về lòng hồ Aral
với những con thuyền bị bỏ hoang nhưng lưu ý là khơng chú thích. Hỏi
học sinh xem các em nghĩ điều gì đang xảy ra ở đây. Tạo ra không gian
cho trao đổi mở và các ý tưởng trả lời thú vị nhưng không cung cấp câu
trả lời ngay. Có thể giới thiệu vắn tắt với học sinh rằng đây là một hồ lớn
thứ 4 thế giới nằm ở Trung Á và các em sẽ sẽ nghiên cứu về hồ này.
Phát triển tư duy qua các bước hướng dẫn trả lời câu hỏi nghiên cứu:
2. Phát tờ Phiếu điều tra và hướng dẫn cho mỗi nhóm (nhóm chỉ nên
có từ 3 – 5 học sinh)
3. Chỉ cho học sinh biết rằng câu hỏi là phần gạch chân trong mỗi tờ

hướng dẫn, các em đọc xong phần hướng dẫn thì trả lời câu hỏi đó vào
Phiếu điều tra. Chú ý giới hạn thời gian cho mỗi nhóm câu hỏi
4. Yêu cầu học sinh đọc phần bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu. Sau
đó, đặt câu hỏi để chắc chắn rằng học sinh đã hiểu đúng bối cảnh nghiên
cứu. VD: phân biệt được hồ nước ngọt và nước mặn, hiểu được hồ cũng là
một nguồn tài nguyên, con người sử dụng nguồn tài nguyên đó như thế
nào, sự thay đổi nào sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng hồ như một loại tài
nguyên hoặc con người có thể thay đổi hồ theo hướng tốt lên hoặc xấu đi
như thế nào?
5. Phân vai cho học sinh đóng vai trị là các nhà nghiên cứu địa lý của
trung tâm NASA được yêu cầu tìm hiều về sự thay đổi của hồ Aral. Nhấn
mạnh rằng các em được yêu cầu đưa ra khuyến cáo/giải pháp nhằm cải


thiện nguồn tài nguyên của hồ Aral. Do đó, các em cần làm việc cẩn thận
với tất cả các tài liệu được phát.
6. Để thời gian cho các nhóm làm việc, giáo viên đi xung quanh giúp
đỡ nếu có nhóm nào có vấn đề với tài liệu được phát
Tổng kết phần điều tra
7. Yêu cầu các đội viết kết quả thảo luận lên phiếu điều tra, đặc biệt là
câu hỏi số 15
8. Đưa ra tình huống để các em tranh luận: Ngành trồng bông đem lại
thu nhập lớn nhất cho dân cư các nước vùng hồ Aral, tuy nhiên ngành này
sử dụng rất nhiều nước từ hồ. Hồ Aral cạn thì ngành ngư nghiệp cũng
biến mất.
Có ý kiến cho rằng nên dừng phát triển ngành trồng bơng, lại có ý
kiến đằng nào hồ cũng cạn thì bỏ ngành ngư nghiệp. Giữa ngành trồng
bông và đánh cá, buộc phải dừng một trong hai ngành lại thì em chọn
dừng phát triển ngành nào?
CÁC TÀI LIỆU PHÁT CHO HỌC SINH

( mỗi nhóm được phát một bộ gồm 7 loại tài liệu có trong phụ lục)
2.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong dự án
PHẦN 1: Em sẽ đo đạc sự thay đổi diện tích của hồ Aral như thế nào?
Tưởng tượng rằng, em là thành viên của đôi địa lý của NASA nghiên cứu về
nước mặt trên Trái Đất. Đội của em đang nghiên cứu sự thay đổi diện tích
của hồ Aral trong khoảng 40 năm gần đây để sử dụng hồ Aral như một nguồn
tài nguyên cho hiện tại và tương lai. Đầu tiên hãy quan sát bằng chứng 1
(BC1) Bản đồ Trung Á – Figure 1 . Ước lượng tọa độ điểm trung tâm của hồ
trên bản đồ và ghi lại những nước quanh vùng hồ.
Trả lời câu hỏi số 1 và 2 ở phiếu điều tra
Đội của em sẽ sử dụng seri ảnh theo thời gian về hồ Aral được chụp từ năm
2000 đến 2016 vào tháng 8 hàng năm. Em sử dụng lưới đếm ô để ước lượng
diện tích của hồ Aral, trong đó mỗi ơ có chiều cao tương ứng với 1,6666 km
ngồi thực địa, diện tích 1 ơ vng = 1,6666 x 1,6666 = 2,7775 km2
Để ước lượng xem hồ Aral thay đổi diện tích như thế nào, em sẽ sử dụng
phương pháp GIS (hệ thống thông tin địa lý). GIS là cách để lữu trữ, phân tích
và thể hiện thơng tin của rất nhiều loại số loại. Hầu hết phương pháp GIS bắt
đầu bằng việc chia bề mặt Trái Đất thành những ô nhỏ (unit), giống như ô trên
lưới đếm ô.
Em sử dụng lưới đếm ô được cung cấp đặt lên ảnh vệ tinh của hồ Aral năm
2000 và 2010 để đếm ô và suy ra diện tích hồ.
Diện tích mặt hồ (km2) = số ô vuông x 2,7775 km2


Trả lời câu hỏi số 3 và 4 ở phiếu điều tra
Tiếp theo, tính tốn phần trăm diện tích mặt nước thay đổi, sử dụng cơng thức
tốn:
%=

diện tích 2000 – diện tích năm 2016


x 100

Diện tích năm 2000
Trả lời câu hỏi số 5 ở phiếu điều tra
Như vậy ảnh vệ tinh có hữu ích khi em làm việc như một nhà Địa lý không
khi rút ra kết luận về sự thay đổi diện tích hồ Aral khơng, bằng cách nào?
Trả lời câu hỏi số 6 ở phiếu điều tra
PHẦN 2: Vì sao hồ Aral bị thu hẹp diện tích?
Chính phủ rất quan tâm đến việc giảm diện tích đã bị sa mạc hóa của hồ Aral
và muốn biết nguyên nhân chính của sự suy giảm diện tích hồ. Sử dụng bảng
1 để đánh giá nguồn cung cấp nước cho hồ.
Trả lời câu hỏi số 7
Xem xét các nguyên nhân có thể dẫn đến sự co lại của hồ Aral. Chìa khóa
chính trong nghiên cứu khoa học chính là đưa ra được các giả thuyết – để gợi
ý hướng giải thích cho những quan sát trên thực tế của em. Đội nghiên cứu
của em ít nhất hãy đưa ra hai giả thuyết giải thích cho sự co lại của hồ Aral.
Giả thuyết thứ nhất tập trung vào nguyên nhân tự nhiên, VD như hồ co lại do
sự bốc hơi gia tăng (nhưng điều gì dẫn đến tỉ lệ bốc hơi tăng?). Giả thuyết thứ
hai gán cho nguyên nhân từ con người. VD, quá trình nhập cư tăng dẫn đến
nhu cầu sử dụng nước sông và hồ tăng, làm cho nguồn cung cấp nước cho
Aral bị giảm sút.
Trả lời câu hỏi 8 và 9
Đội nghiên cứu của em nên kiểm định lại các giả thuyết của mình bằng cách
sử dụng các thơng tin trong bảng số 1 và 2
Trả lời câu hỏi 11 và 12 dựa vào bảng 1 và 2
Bảng 1: Thông tin về đặc điểm tự nhiên hồ Aral từ 1950 – 1990
Năm

Độ cao mặt

nước so với
mực nước
biển (m)

Mưa
rơi
(km3)

Bốc hơi
(km3)

Lượng nước
bổ sung hàng
năm vào hồ
(km3)

Tổng khối
lượng nước
(km3)


1950
1960
1970
1980
1990

52
53
51

45
38

9
9
8
6
5

66
66
65
55
39

63
56
43
17
4

1083
951
628
329
282

Bảng 2: Thông tin về kinh tế - xã hội ở vùng hồ Aral giai đoạn 1930 – 1990
Năm


Dân số
(triệu người)

Diện tích cần tưới
nước
(Triệu hecta)

Lượng nước được
dùng cho tưới tiêu
(km3)

1930
1940
1950
1960
1970
1980
1990

7.3
10.9
10.6
13.8
19.9
26.1
33.0

3.8
4.2
4.3

5.0
5.5
5.8
6.8

Khơng có số liệu
46.3
39.1
51.1
83.5
110.5
110.0

PHẦN 3:
Cảnh quan vùng hồ Aral bị ảnh hưởng như thế nào khi hồ thu hẹp diện
tích?
Sơng Amu Darya và sông Syr Darya đã kiệt quệ trước khi đổ vào nước được
đến hồ Aral. Dự án tưới tiêu cho vùng này đặc biết là từ những năm 1950 đã
rút hết nước của hai con sông ở phần trung lưu, khiến chúng cạn khô khi đến
Aral. Hầu hết lượng nước của hai con sông dùng cho việc tưới tiêu, đây là
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến giảm nguồn cung cấp nước cho hồ Aral,
là nguyên nhân chính gây ra việc suy giảm diện tích hồ. Em có suy nghĩ gì về
dự án tưới tiêu này và việc co lại của hồ Aral sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
người dân sống phụ thuộc vào hồ? Xem bằng chứng 2


Tàu cá bị bỏ hoang ở lòng hồ Aral
Trả lời câu số 13
Gia tăng dân số, đồng thời với gia tăng yêu cầu về sản phẩm nông nghiệp, hệ
quả là cảnh quan quanh hồ bị biến đổi. Trong bằng chứng 3, bức ảnh được

chụp ở phía đơng của hồ. Trong bức ảnh này, vệ tinh NASA cho thấy cảnh
quan quanh ven con sơng Syr Darya. Em đốn xem ở đay người ta tiến hành
hoạt động kinh tế nào?
Trả lời câu số 14
PHẦN 4:
Những hậu quả mà con người phải gánh chịu khi suy giảm diện tích hồ
Aral là gì?
Đánh đổi lấy sự suy giảm của hồ Aral đã đem lại những kết quả cả tích
cực và tiêu cực. Sản phẩm nơng nghiệp và diện tích được tưới tiêu gia tăng
thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng đất khô cằn này. Mặt khác, chất độc trong
đất và nước gia tăng do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Đất trở nên
mặn hơn và khơng thích hợp cho nơng nghiệp. Thêm vào đó nước mặt biến
mất làm đáy hồ lộ ra, sinh vật lòng hồ cũng biến mất theo. Các cơn bão bụi
thổi bay 75 000 tấn đất cát mỗi năm đưa muối và chất độc hại vào không khí,
gây ra nhiều bệnh tật cho người dân và gia súc.
Chính phủ quan tâm đến hậu quả gây ra cho người dân nên đã thu thập


các số liệu cho đội nghiên cứu của em phân tích gồm các số liệu về ngành
đánh cá, sức khỏe, xâm nhập mặn. Đội của em được yêu cầu đưa ra các
khuyến nghị cho các chính phủ vùng này về mỗi đề mục được yêu cầu dưới
đây. Các khuyến nghị của em cần phải dựa trên giả thuyết em đưa ra ban đầu
về lý do thu hẹp diện tích của hồ Aral.
- Mất nghề cá:
Giảm diện tích lịng hồ Aral và nước trong hồ ngày càng mặn là bối cảnh
khiến nghề cá bị xóa sổ
Bảng 3: Sản lượng đánh bắt cá ở hồ Aral, giai đoạn 1960 – 1990
Năm

1960


1965

1970

1975

1980

1985

1990

Sản lượng
cá (tấn)

43 430

31 040

17 460

2 940

0

0

0


Tàu đánh cá trên hồ Aral những năm 60
Ngày nay, khơng cịn cá để bắt trong hồ, do mép hồ đã lùi xa hàng chục cây
số từ ranh giới cũ. Nghề cá bị xóa số cũng làm đình đốn cơng nghiệp chế biến
gây ra sự thất nghiệp hàng loạt và giảm sút kinh tees của các thị trấn ven hồ
trước đây.
- Vấn đề sức khỏe
Các quốc gia quanh hồ phụ thuộc chặt chẽ vào ngành trồng bông nhưng việc
chăm sốc cây bông và tười tiêu chúng đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng về
sức khỏe. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ngấm xuống nước ngầm và phần
đáy hồ bị trơ ra đã thổi các chất độc hai vào khơng khí. Xem bảng 4
Bảng 4: Vấn đề sức khỏe và nguyên nhân hồ Aral
Bệnh/vấn đề

Nguyên nhân chính

Vấn đề về đường hơ hấp

Muối và bụi trong khơng khí


Viêm gan siêu vi
Sốt thương hàn

Nước ô nhiễm

Ung thư

Nước ô nhiễm

Rối loạn đường ruột và nhiễm Gió thổi muối và bụi, chất gây ô nhiễm

trùng
độc hại
Dị tật bẩm sinh

Nước bẩn, thổi muối và bụi

Thiên địch

Chất gây ô nhiễm độc hại
Bùng nổ lồi gặm nhấm trên đáy biển
khơ

- Độ mặn của nguồn nước tăng:
Suy giảm diện tích hồ cũng làm cho nước hồ khó sử dụng. Những năm 60
nước hồ có thể dùng được và sử dụng đủ cho cả nhu cầu của cây trồng và vật
nuôi. Tuy nhiên, hiện nay, độ mặn ở đây còn cao hơn cả ở biển.
Bảng 5: Độ mặn của hồ Aral, giai đoạn 1960 – 1995
Năm

1960

1970

1980

1990

1995

10


11

22

37

50

Độ mặn
(gam/lít nước)
- Diện tích hồ Aral:

Quan sát diện tích của hồ từ 1960 đên 2010. Bằng chứng 4
Đội nghiên cứu của em hãy rút ra kết luận từ những hiểu biết về hồ Aral và
đưa ra khuyến nghị vào báo cáo cuối cùng cho NASA vào phiếu điều tra.
Trả lời câu 15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong q trình thực hiện sáng kiến tơi thấy hiệu quả dạy và học mơn
Địa lí thơng qua dự án được nâng cao hơn hẳn. Kết quả học tập tại trường
của các học sinh học theo dự án không những không thua kém mà còn thể
hiện sự ưu thế về thành tích học tập các mơn khoa học, kết quả thi cử của
nhóm học sinh này cũng được đánh giá là tốt hơn các học sinh học theo mơ
hình truyền thống. Kết quả điểm tổng kết học kì II của các em học sinh
lớp10B2 trường THPT Thạch Thành 4 đã nói lên tất cả:


Mơn
Địa



Loại kém

Loại yếu

Loại TB

Loại khá

Loại giỏi

lượng (0 – 2,75)

(3- 4,75)

(5- 6,75)

(7 – 8,75)

(9 - 10)

Số
hs
47

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0

13

27,6

25

53,2


9

19,2

PHẦN 3. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy mơn Địa lí qua dự án, bản thân tơi và đồng
nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thay đổi cách dạy theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nhưng tôi và các đồng nghiệp
sẽ cố gắng giảng dạy bằng cái tâm và đầu tư chuyên môn thật tốt để đat được
hiệu quả cao nhất.
Theo tinh thần đổi mới giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục phổ
thơng, mơn Địa lí đang hịa mình vào tiến trình này một cách mạnh mẽ. Cùng
với các mơn Lịch Sử, Ngữ Văn – Địa lí là một mơn học cơng cụ quan trọng
có vai trị rất lớn trong việc hình thành và phát triển các năng lực cho học
sinh. Hướng đến điều chỉnh cân đối giữa dạy chữ với dạy người. Q trình
dạy học mơn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người
học sẽ có tác dụng thúc đẩy trở lại để quá trình đổi mới phương pháp dạy học
thực sự đi vào chiều sâu và triệt để, cũng như tất cả các mơn học khác, mơn
Địa lí phải góp phần giáo dục và đào tạo những người công dân tương lai, phù
hợp với u cầu xã hội.
Vì vậy, Tơi mong muốn trong thời gian tới phương pháp dạy học theo dự
án và nhiều phương pháp dạy học tích cực khác sẽ được áp dụng rộng rãi hơn
đặc biệt là ở các trường khu vực miền núi nói riêng và các khu vực khác nói
chung được trang bị đầy đủ những kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần thiết
giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo, thích nghi với thời đại mới.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
CẤP SỞ GD&ĐT CÔNG NHẬN

STT

Tên SKKN

Năm học

1

Dạy học và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong giảng
dạy Địa lí 11 - THPT

2015

2

Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội
dung “ứng phó với biến đổi khí hậu
và phịng chống thiên tai” trong

chương trình Địa lí 12 – ban cơ bản

2016

Cấp đáng
giá xếp
loại
SỞ GIÁO
DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
THANH
HÓA
SỞ GIÁO
DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
THANH
HÓA

Xếp loại

C

C


TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC




×