Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tăng hứng thú học tập chủ đề tự sự dân gian việt nam môn ngữ văn lớp 10 ở trường THPT cẩm thủy 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.34 KB, 20 trang )

1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ
giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ
thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình,
sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Ngành phương pháp dạy học văn trên thế giới đã phát triển khoảng trên 100
năm. Ở Việt Nam, phương pháp dạy học văn cũng đã có chặng đường phát triển
khơng ngắn. Nếu tính từ năm 1950, khi cuốn “ Giảng văn Chinh phụ ngâm ” của
Đặng Thai Mai ra đời thì ngành phương pháp dạy học văn đã có hơn nửa thế kỉ
hình thành và phát triển. Trong quá trình vận động và phát triển, phương pháp
dạy học văn đã cho ra đời những phương pháp dạy học cụ thể và mang tính lịch
sử. Vì vậy, ngày nay khi nhìn lại quãng đường đã qua chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy có sự phân biệt giữa phương pháp dạy học văn truyền thống và
phương pháp dạy học văn hiện đại. Về cơ bản các phương pháp dạy học văn
truyền thống đều mang tính thơng tin tiếp thụ một chiều. Tức là việc dạy học
văn phần lớn phụ thuộc vào hoạt động của giáo viên còn học sinh thì thụ động
trong việc tiếp thu tri thức.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy
học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng
kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm
tin, niềm vui hứng thú trong học tập.
Trong đổi mới phương pháp dạy học, cần phải lấy người học làm trung
tâm, người thầy là người định hướng, điều khiển hoạt động học của học sinh.
Thực tế hiện nay với sự phát triển của khoa học cơng nghệ như vũ bão, xã hội
đang có những u cầu, địi hỏi rất cao và cũng rất chính đáng đối với nhà giáo.
Người thầy cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng, phương pháp như thế nào
để phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay? Đó là một câu hỏi lớn mà
người thầy ln trăn trở trong sự nghiệp của mình.


Thế giới phẳng, trị biết được những gì?
Thời đại 4.0, với sự kết nối tồn cầu, có cả một kho tàng kiến thức ngồi nhà
trường mà học trị có thể tiếp cận. Với nguồn thơng tin đa chiều, hồn tồn khác
với cách dạy học truyền thống cách đây 10-20 năm, học sinh bây giờ biết tìm
đến những bài học hay trên mạng, học online nhóm với giáo viên trên internet...
những bài giảng được mơ tả cụ thể và rất sinh động. Vì thế, vấn đề ở đây là
ngoài kiến thức, người thầy làm thế nào để tiết dạy của mình thu hút, lơi cuốn
học sinh? Thầy muốn làm chủ tình huống dạy học, thầy phải chủ động, tiếp cận
được nhiều cái mới của xã hội trong khi điều kiện của nhà trường còn hạn hẹp.
u cầu đó địi hỏi thầy phải nỗ lực nhiều hơn. Ngày nay, xã hội càng phát triển
vai trò của người thầy ngày càng được nâng lên. Giáo viên sẽ là người chỉ
đường dẫn lối đưa người học đến gần hơn với bến bờ tri thức. Để làm được điều
đó, địi hỏi ở người thầy khơng chỉ kiến thức mà cả kĩ năng sử dụng phương
1


pháp dạy học hiệu quả, lúc này thầy sẽ là người làm cầu nối, là một trong những
kênh để cung cấp tri thức cho người học.
Đặc biệt, trong giáo dục hiện nay, việc lựa chọn dạy học theo chủ đề đã
được nhiều nước trên thế giới áp dụng ở các chương trình nhà trường ở các cấp
học. Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và
hiện đại, ở đó giáo viên khơng dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà
chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào
giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với mơ hình này, học sinh có
nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ
thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ
nhiều nguồn kiến thức. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với
thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh
cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá
mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai

trò của giáo viên là người hướng dẫn, chỉ bảo học sinh làm việc.
Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp
kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều. Một cách hoa
mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng
cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. Dạy học theo chủ đề ở môn
Ngữ văn giúp các em có tư duy lơgic hơn cũng đồng thời giúp các em cảm thụ
văn chương sâu hơn. Việc học sinh học tốt môn ngữ văn sẽ giúp các em rất
nhiều trong việc hình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần đồn kết, lịng nhân ái
…Việc giúp học sinh học tốt chủ đề Tự sự dân gian Việt Nam đòi hỏi người thầy
phải có kiến thức văn hóa sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến thức trong sách,
sự am hiểu lịch sử và thực tế ở ngồi đời. Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người
thầy, người thầy cần phải kiên trì, tận tâm và sử dụng hiệu quả phương pháp, kĩ
thuật dạy học để tạo được giờ học hứng thú với tất cả đối tượng học sinh.
Vì vậy, 10 năm làm nghề giáo bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi tìm tịi những
phương pháp, kĩ thuật dạy học trong các bài giảng để phù hợp với học trị của
mình. Qua đợt tập huấn hè được thảo luận cùng với thầy, cô đồng nghiệp và đọc
tài liệu tập huấn tôi đã áp dụng ở chủ đề môn Ngữ văn khối 10. Bản thân đã lựa
chọn và sử dụng hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực tổ chức
giờ học Ngữ văn cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 hiệu quả nhất và đã
được các đồng nghiệp trong tổ đóng góp để hồn thiện. Vì vậy tơi muốn được
chia sẻ kinh nghiệm: “Sử dụng hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực nhằm tăng hứng thú học tập chủ đề: Tự sự dân gian Việt Nam- môn
ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Cẩm Thủy 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua sáng kiến này tơi muốn tìm ra phương pháp dạy môn Ngữ văn phù
hợp với học sinh nhất, để các em có thể tiếp cận với tri thức theo con đường
ngắn nhất. Đồng thời trong quá trình hình thành cái mới các em ôn lại những
kiến thức môn Ngữ văn và các môn học khác mà các em đã được học trước đó.
Trên cơ sở đó rút ngắn khoảng cách thầy và trị hơn trước: thầy khơng chỉ là
người trang bị những kiến thức cho học trò mà thầy còn là người giúp các em

2


thu thập kiến thức từ nhiều kênh thông tin và cùng các em xử lý thông tin đưa ra
kết luận đúng nhất cho kiến thức cần tìm hiểu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là 126 học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thủy 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp tính tốn và xử lí số liệu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang
chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng
vào q trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá chú trọng tăng cường tính vận
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào
q trình đó các năng lực được hình thành.
Giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy. Người thầy cần có tinh thần trách nhiệm và sự quyết
tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh học tập
tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. Giáo
viên với bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng
giảng dạy hữu hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân mật. Bên cạch đó giáo
viên phải phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kỹ năng
sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời
đại để phục vụ yêu cầu dạy học. Người giáo viên phải có kiến thức đa dạng,
đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng
dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị sáng tỏ, áp dụng vào bài làm, vào bài
ôn tập, vào đường lối đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc giảng dạy.

Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống
tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ mơn nói chung và Ngữ
văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu bức
thiết. Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trước hết, "cần nhận thức đúng vị
trí, vai trị của mơn Ngữ văn ở trường phổ thơng là: hình thành và phát triển
các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao
tiếp (kiến thức Tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả
năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác
nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và
nâng cao vốn văn hoá cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và
văn học, góp phần tích cực vào việc giáo dục, hình thành và phát triển cho học
sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp".
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của
giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực,
chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học
3


sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy
được tính tích cực mà học sinh khơng cịn bị thụ động. học sinh trở thành các cá
nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy,
điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao
cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức
là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ
rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt
cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ khơng cịn bị động, bị
nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện vọng hành động thế này hay thế khác là kết quả

của sự mong muốn của chúng ta.
Đề tiến hành hoạt động dạy học ngữ văn trong nhà trường có rất nhiều
phương pháp dạy học được sử dụng như: diễn giảng, phát vấn, gợi tìm, tái tạo,
thảo luận, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề, đóng vai, dạy học theo dự án,
dạy học nhóm… Các phương pháp này cần được sử dụng một cách linh hoạt,
phù hợp với từng bài dạy cũng như từng đối tượng học sinh cụ thể thì mới có thể
đem lại hiệu quả. Đây là những phương pháp dạy học theo tơi có thể phát huy
được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể học sinh cũng như phát huy
vai trị định hướng vơ cùng quan trọng của người giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên mơn.
- Là mơn học đã được đổi mới chương trình và phương pháp dạy học, do đó
bản thân đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp mới trong quá trình dạy
học.
- Học sinh ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ giáo, đa số các em có sự vươn
lên trong học tập.
2.2.2. Khó khăn:
Trường THPT Cẩm Thủy 3 là một trường miền núi được thành lập ngày 21
tháng 08 năm 2002 theo QĐ số 2676/QDUBND. Trường đóng trên địa bàn miền
núi huyện Cẩm Thủy. Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số thuộc các xã
Cẩm Liên, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Lương, Cẩm Bình. Điều kiện kinh tế
của dân cịn thấp, trình độ dân trí khơng đều. Tỷ lệ học sinh là con em dân tộc ít
người chiếm tỉ lệ cao (khoảng 80%) chủ yếu bao gồm các dân tộc Mường, Thái,
Dao. Gần đây có thêm học sinh dân tộc Tày, Nùng, Êde Girai, khả năng tiếp thu
kiến thức còn nhiều hạn chế. Điều kiện học tập, đi lại của học sinh cịn nhiều
khó khăn, thiếu thốn.
Đối với học sinh lớp 10: Học sinh trong lớp không đồng đều, có sự chênh

lệch về nhận thức rất rõ rệt. Ngoài những yếu tố tác động bên ngoài như nhiều
gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc học của học sinh, ảnh hưởng cuộc sống
bên ngoài…dẫn đến việc nhiều em chưa có ý thức học. Ngồi ra, các em chưa
biết phương pháp học tập, rỗng kiến thức nên sinh ra chán học, không muốn đầu
tư thời gian, tâm huyết vào việc tìm tịi khám phá. Khơng chỉ vậy mà cịn có một
4


số học sinh chưa u thích mơn học. Điều đó thể hiện ở một số kết quả khảo sát
đầu năm đối với bộ môn Ngữ văn như sau:
Khảo sát 1: Khảo sát chất lượng đầu năm: Số học sinh khảo sát 126.
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4
3,17% 40 31.75% 44 34,92% 30 23,81%
8
6,35%

Khảo sát 2: Điều tra về việc hứng thú học tập bộ mơn:
+ Thích học mơn Ngữ văn:
65%
+ Khơng thích học mơn Ngữ văn: 35%
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Để tiến hành một chủ đề dạy học bản thân tơi đã xây dựng cho mình kế
hoạch và tiến tình của việc dạy học tuân theo các bước như sau:
Các
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh Phương pháp, kĩ
bước
thuật dạy học
- Sử dụng các câu hỏi - Quan sát tình huống/ Phương pháp trị
để hướng dẫn học sinh câu hỏi.
chơi.
tìm ra từ khóa chủ đề.
Kĩ thuật động
Khởi
- Đặt ra các câu hỏi - Học sinh dùng những não.
động
định hướng cho các em kiến thức đã biết để trả
theo các bước nhỏ để lời câu hỏi từ đó tìm ra
hình thành kiến thức.
chìa khóa chủ đề.
- Giáo viên hướng dẫn - HS đọc diễn cảm, đọc Phương pháp
các em nghiên cứu tài phân vai, tóm tắt được
đóng vai.
liệu để tìm ra nút thắt tác phẩm/ đoạn trích.
Phương pháp

của vấn đề.
- Học sinh chia nhóm làm
thảo luận
việc.
nhóm.
- Giáo viên giúp từng - Hình thành kiến thức Phương pháp
nhóm thu thập kiến mới.
nêu và
Hình
thức và báo cáo.
- Tìm các kiến thức mới
giải
thành
khác so với kiến thức cũ.
quyết
kiến
- Giáo viên hệ thống lại - Dùng kiến thức mới để
vấn đề.
thức
kiến thức mới mà các giải thích tình huống đặt Phương pháp
em vừa hình thành.
ra trong cuộc sống.
vấn đáp.
Kĩ thuật khăn
phủ bàn.
Kĩ thuật động
não.
Kĩ thuật mảnh
ghép.
Luyện - Hệ thống hóa kiến - Học sinh nhận nhiệm vụ Phương pháp

tập
thức.
và độc lập làm bài/ làm
vấn đáp.
- Giáo viên cho học bài tập nhóm.
Kĩ thuật “Trình
sinh làm bài tập để hệ
bày một
5


Vận
dụng

thống hóa kiến thức.
phút”.
Lưu ý: Câu hỏi đưa ra
Kĩ thuật sơ đồ
có các mức độ nhận
tư duy.
biết, thơng hiểu, vận
dụng thấp, vận dụng
cao. Bám sát vào nội
dung bài học.
- Đưa ra các tình huống - Hs áp dụng kiến thức để Kĩ thuật Sơ đồ
trong cuộc sống để học giải thích các tình huống KWL.
sinh vận dụng.
liên quan trong cuộc sống
và rút ra bài học.


Tôi đưa ra giáo án của một chủ đề dạy học cụ thể như sau:
CHỦ ĐỀ: TỰ SỰ DÂN GIAN
(8 tiết)
I. MỤC TIÊU
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 10, chủ đề "Tự
sự dân gian Việt Nam" gồm có các nội dung như sau:
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ.
- Tấm Cám.
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính).
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các trích đoạn sử thi, truyện
cổ tích, truyền thuyết.
- Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi, truyện cổ tích, truyền
thuyết.
- Phân biệt được truyền thuyết và sử thi.
- Trình bày được cách phân loại và nội dung chính của truyện cổ tích.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu tác phẩm sử thi, truyện cổ tích, truyền thuyết theo đặc
trưng thể loại.
- Biết tóm tắt văn bản tự sự; biết trình bày miệng văn bản tóm tắt trước tập
thể.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự có các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm,
nghị luận và chuyển đổi ngôi kể.
- Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc - hiểu và tạo
lập văn bản.
- Biết tóm tắt các văn bản tự sự (truyện dân gian) theo nhân vật chính.
- Biết lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:
- Niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua các di sản văn học được
học, đặc biệt là ý thức cộng đồng.
6


- Có tinh thần cảnh giác trước kẻ thù, biết đặt nghĩa chung lên tình riêng, lợi ích
dân tộc trên lợi ích cá nhân; biết đấu tranh trước cái ác, cái xấu…
- Tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái
thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
*Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực văn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10;
- Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập.
- Bảng phụ
2. Học sinh
- SGK, vở soạn, vở ghi, giấy nháp...
III. CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ
1. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt lõi có
thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong
dạy học.
Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng và vận dụng
cao

- Kể tóm tắt nội - Tác dụng của thể loại sử - Đánh giá, cảm nhận về
dung các tác phẩm thi, truyền thuyết, cổ tích thể loại.
tự sự dân gian
trong tác phẩm.
- So sánh đặc trưng của
- Kể tên, phân loại - Làm rõ hiệu quả của các các thể loại tự sự dân
truyện cổ tích, sử từ ngữ, hình ảnh và các biện gian.
thi
pháp tu từ nghệ thuật được - Đánh giá chi tiết, tình
- Liệt kê được các sử dụng trong văn bản.
tiết Sáng tạo thêm các
sự việc, chi tiết tiêu - Phân tích và nêu ý nghĩa
biểu trong tác phẩm của các chi tiết, tình tiết
tự sự dân gian.
trong vai trị thúc đẩy cốt
- Nhận biết được truyện phát triển

chi tiết cho câu chuyện
- So sánh trong hệ thống
các tác phẩm cùng thể
loại và khác thể loại.

đặc điểm, đặc trưng - Đánh giá, cảm nhận của - Liên hệ với bản thân và
của các thể loại tự bản thân về chi tiết, nhân thực tế cuộc sống.

sự dân gian.
vật truyện.
- Viết đoan/bài văn phân
- Nhắc lại những giá - Phân biệt được đặc trưng tích nội dung, vẻ đẹp
trị cơ bản của tác lời kể, nhân vật, chủ đề của nhân vật trong truyền
phẩm.
sử thi, truyền thuyết, cổ
7


- Khái niệm sự việc,
chi tiết tiêu biểu
trong văn bản tự sự.
- Nhận diện sự việc,
chi tiết trong một số
văn bản tự sự đã
học.
- Mục đích, u cầu
của việc tóm tắt văn
bản tự sự dựa theo
nhân vật chính.

tích.

thuyết, sử thi, cổ tích.

- Cách lựa chọn sự việc, chi - Phác thảo mơ hình sử
tiết tiêu biểu khi tạo lập văn thi, truyền thuyết, cổ tích
bản tự sự
- Kể lại được các tác

- Cách thức tóm tắt văn bản phẩm tự sự dân gian
tự sự dựa theo nhân vật bằng lời (theo nhân vật
chính.
chính) hoặc sơ đồ.
Lựa chọn sự việc, chi
tiết tiêu biểu để tạo lập
văn bản theo yêu cầu cụ
thể.
-

2. Biên soạn các câu hỏi / bài tập cụ thể theo các mức độ u cầu đã mơ tả.
Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích sử thi Đăm Săn
Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và
vận dụng cao

- Có mấy loại sử thi - Dấu hiệu của thể loại - Đánh giá chi tiết, tình
dân gian? Sử thi Đăm sử thi, tác dụng của tiết sáng tạo thêm các chi
Săn thuộc loại nào?
chúng trong đoạn trích
tiết cho câu chuyện.
- Liệt kê được các sự
việc, chi tiết tiêu biểu
trong trong cuộc quyết
chiến giữa Đăm Săn và
Mtao Mxây.


- Ý nghĩa của các chi
tiết, tình tiết trong đoạn
trích (Chi tiết miếng trầu
do Hơ Nhị ném ra giúp
Đăm Săn tăng thêm sức
lực và chi tiết ông Trời
hiện ra trong giấc mơ
giúp chàng đánh thắng
kẻ thù có ý nghĩa gì?)

- Nhận biết được chi
tiết, hình ảnh miêu tả
nhân vật Đăm Săn: lời
nói, ngoại hình, trang
phục, sức mạnh.
- Tìm trong đoạn trích
- Nhắc lại những giá trị những câu văn sử dụng
cơ bản của đoạn trích/ biện pháp so sánh, phóng
đại và phân tích để làm
tác phẩm.
rõ hiệu quả nghệ thuật
của chúng.
- Đặc trưng lời kể sử thi:
ngưỡng mộ, sùng kính,
tự hào; Giọng văn trang
trọng, hào hùng, tràn đầy
cảm hứng ngợi ca, lí
tưởng hoá.
8


- Ý nghĩa của việc sử
dụng hàng loạt các phép
so sánh tương đồng, tăng
cấp, phóng đại
- Viết đoạn có sử dụng
nghệ thuật so sánh,
phóng đại.
- Phác thảo mơ hình sử
thi.
- Người Ê Đê xưa gửi
gắm ước mơ của hình
tượng người anh hùng
cộng đồng. Theo anh, chị
những bộ phim anh hùng
thời hiện đại có gửi gắm
ước mơ, khát vọng nào
của con người hiện nay
khơng? Hãy nói về một
nhân vật anh hùng mà
anh, chị yêu thích.


Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và
vận dụng cao


- Truyền thuyết ghi nhận, - Ý nghĩa việc An - Hành động rút gươm
phản ánh những gì?
Dương Vương được chém con gái của An
thần linh giúp đỡ?
Dương Vương nói lên
điều gì? Em có đồng ý
- Các truyền thuyết
với hành động này
thường được diễn xướng - Bài học nghiêm khắc khơng? Vì sao?
tại đâu? Vào những dịp và muộn màng mà nhà
nào?
vua rút ra được là gì? - Chi tiết An Dương
Vương theo Rùa Vàng
- Nêu xuất xứ của văn Khi nào?
xuống thủy phủ. So sánh
bản?
- Sáng tạo những chi với hình ảnh Thánh
- Tìm các chi tiết, sự việc tiết về Rùa Vàng, Mị Gióng bay về trời, em
miêu tả quá trình xây Châu, nhà vua tự tay thấy thế nào?
thành, chế nỏ của An chém đầu con gái - Người xưa nhắn gửi bài
Dương Vương; mất nước mình,... nhân dân học gì đến thế hệ trẻ qua
muốn biểu lộ thái độ,
- Tìm những chi tiết biểu tình cảm gì với nhân nhân vật Mị Châu?
lộ sự cả tin, ngây thơ đến vật lịch sử An Dương Nêu quan điểm của em?
mức khờ khạo của Mị Vương và việc mất Mị Châu đáng thương
Châu?
nước Âu Lạc?
hay đáng giận? Vì sao?
- Cốt truyện có sự kết - Nêu trách nhiệm của
hợp giữa những yếu tố học sinh trong việc bảo

nào?
tồn và phát triển Khu di
tích lịch sử Cổ Loa?
- Em có nhận xét gì về - Sống trong xã hội thời
các hình ảnh trong câu bình như hiện nay, chúng
ta có cần phải nêu cao
chuyện?
tinh thần cảnh giác với
kẻ thù khơng?
Tấm Cám
Mức độ nhận biết
- Truyện cổ tích chia làm
mấy loại? Tấm Cám
thuộc loại truyện cổ tích
nào?

Mức độ thơng hiểu

Mức độ vận dụng và
vận dụng cao

- Để giải quyết mâu - Em rút ra bài học gì
thuẫn, xung đột trong qua sự tự đấu tranh của
gia đình, tác giả dân Tấm ở giai đoạn 2?
gian đã làm như thế
9


- Đặc điểm của truyện cổ nào? Điều đó có ý - Về hành động trả thù
tích thần kì?

nghĩa gì? (chi tiết bụt của Tấm, có hs cho rằng:
Với hành động ấy cô
- Liệt kê các chi tiết cho xuất hiện)
thấy mâu thuẫn, xung đột - Tấm thành hoàng hậu Tấm không hiền như
giữa Tấm và mẹ con Cám cho thấy quan niệm, chúng ta vẫn nghĩ: “Quả
qua các giai đoạn: khi ở ước mơ gì của nhân thị thơm cơ Tấm rất
hiền” Đó là hành động
nhà, khi trở thành hoàng dân ta?
giết người trả thù cũng
hậu
- Ý nghĩa của những độc ác không kém mẹ
- Hãy nhắc lại những lời nói và hành động ở con Cám. Suy nghĩ của
hình thức biến hóa của mỗi lần biến hóa của em?
Tấm trong câu chuyện. Ở Tấm.
- Tại sao nói Tấm Cám
mỗi lần biến hóa, Tấm đã
rất tiêu biểu cho đặc
nói và làm gì ?
điểm nghệ thuật của thể
loại cổ tích nhất là cổ
tích thần kỳ?
- Sưu tầm và tìm hiểu
thêm một số truyện cổ
tích thần kỳ có mơ típ
giống truyện Tấm Cám.
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và
vận dụng cao

- Khái niệm sự việc, chi - Để làm nổi bật sự - Xây dựng dàn ý cho đề
tiết tiêu biểu trong văn việc MC-TT chia tay bài Kể một kết thúc khác
bản tự sự.
nhau, tác giả dân gian cho Truyện An Dương
- Xác định các sự việc và đã sử dụng những chi Vương và Mị Châu,
chi tiết tiêu biểu trong
tiết quan trọng nào?
Trọng Thủy.
văn bản Chiến thắng
Mtao Mxây; Tấm Cám;
- Theo em vì sao
Truyện An Dương Vương những chi tiết ở trên là
và Mị Châu, Trọng Thủy chi tiết tiêu biểu?
Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính)
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và
vận dụng cao
- Mục đích, u cầu của
- Cách thức tóm tắt
- Tóm tắt truyện ADV và
việc tóm tắt văn bản tự sự văn bản tự sự dựa theo MC-TT, truyện Tấm
dựa theo nhân vật chính. nhân vật chính.
Cám Đoạn trích “Chiến
- Theo em truyện ADV và - Quy trình tóm tắt văn thắng Mtao Mxây” theo
MC-TT, truyện Tấm bản tự sự dựa theo
nhân vật chính mà em
10



Cám, đoạn trích “Chiến nhân vật chính.
lựa chọn.
thắng Mtao Mxây” có
- Trình bày văn bản tóm
những nhân vật chính
tắt trước tập thể.
nào?
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hướng dẫn chung
Mỗi nội dung được thiết kế gồm có:
Khởi động - Hình thành kiến thức - Luyện tập - Vận dụng và tìm tịi mở rộng.
Có thể mơ tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Thời
Các bước Hoạt động
Tên hoạt động
lượng dự
kiến
10 phút
Khởi động Hoạt động 1 Trị chơi ơ chữ.
Hoạt động 2
Hình
thành kiến
thức
Hoạt động 3

Luyện tập
Vận dụng

Hoạt động 4


Chiến thắng Mtao Mxây( Trích sử 150 phút
thi Đăm Săn).
Truyện An Dương Vương và Mị
Châu, Trọng Thủy.
Tấm Cám.
150 phút
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong bài văn tự sự.
Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo
nhân vật chính)
Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về Ở nhà,
chủ đề tự sự dân gian.
25 phút ở
lớp
Hs áp dụng kiến thức để giải thích Ở nhà,
các tình huống liên quan trong cuộc 25 phút ở
sống và rút ra bài học.
lớp

Tìm
tịi Hoạt động 5
mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1 (Khởi động):
a) Mục tiêu hoạt động:
Tạo tình huống chủ đề bằng trị chơi ơ chữ.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Phương pháp: Phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật: động não
- GV đặt vấn đề, sử dụng máy chiếu, đưa câu hỏi để HS tìm ra đáp án nội dung

xoay quanh chủ đề.
- HS trả lời cá nhân trước lớp.
c) Sản phẩm của hoạt động: Ý kiến cá nhân học sinh.

11


Ô CHỮ: TỰ SỰ DÂN GIAN
Hoạt động 2: (Hình thành kiến thức):
BÀI: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
BÀI: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
a) Mục tiêu hoạt động:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với
hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng
được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xây dựng
thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp
điệu ; phép so sánh, phóng đại.
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong
truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn
mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ
thuật của dân gian.
Nội dung hoạt động:
- Ghi nhớ khái niệm, đặc điểm của các thể loại sử thi, truyền thuyết, cổ tích.
- Đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”:
Đọc VB, chuẩn bị bài theo hướng dẫn soạn bài sgk và sự phân cơng của GV (có
thể chuẩn bị trên giấy A0, ppt):
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vể thể loại sử thi (khái niệm, đặc trưng loại thể, phân

loại,..) Tìm hiểu về sử thi Đăm Săn (tóm tắt, nêu giá trị của tác phẩm).
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cuộc chiến
với Mtao Mxây.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cuộc đối
thoại với tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây.
12


+ Nhóm 4: Tìm hiểu về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong buổi tiệc ăn
mừng chiến thắng.
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap.
- Đọc hiểu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”.
+ Đọc văn bản, tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ.
+ Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến truyền thuyết (thành Cổ Loa, đền
thờ An Dương Vương, Giếng Ngọc…)
Tìm hiểu nhân vật An Dương Vương: Quá trình xây nỏ, đánh thắng Triệu Đà
và bi kịch mất nước.
Nhóm 1: Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào? Tìm chi tiết tiêu
biểu thể hiện sự mất cảnh giác đó?
Nhóm 2: Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương là gì?
Nhóm 3: Hành động rút gươm chém con gái của An Dương Vương nói lên điều
gì? Em có đồng ý với hành động này khơng? Vì sao?
Nhóm 4: Cái chết của An Dương Vương được thể hiện qua chi tiết nào? Ý nghĩa
của chi tiết đó là gì? Tại sao An Dương Vương có tội với đất nước mà nhân dân
vẫn lập đền thờ? Bài học lịch sử rút ra từ sự thất bại của An Dương Vương?
Tìm hiểu về nhân vật Mị Châu, Trọng Thủy, trả lời các câu hỏi:
Nhân vật Mị Châu
• Tìm những chi tiết biểu lộ sự cả tin, ngây thơ đến mức khờ khạo của Mị
Châu?
• Lời khấn nguyện của Mỵ Châu trước khi chết thể hiện điều gì?

• Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với Mị Châu qua những chi tiết hư
cấu tưởng tượng: máu nàng hố thành ngọc trai, xác nàng hố thành ngọc
thạch?
• Người xưa nhắn gửi bài học gì đến thế hệ trẻ qua nhân vật Mị Châu?
• Có ý kiến cho rằng:
+ Mị châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí?
+ Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ
với nước?
Nêu quan điểm của em? Mị Châu đáng thương hay đáng giận? Vì sao?
Nhân vật Trọng Thủy
+ Trọng Thủy là một tên gián điệp nguy hiểm, một người chồng nặng tình với
vợ?
+ Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp: giữa nghĩa vụ
và tình cảm, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân?
+ Trọng Thủy là một người con bất hiếu, một người chồng lừa dối, một người
con rể phản bội- kẻ thù của nhân dân Âu Lạc?
Ý kiến nào khái quát, xác đáng nhất về nhân vật này?
- Sưu tầm bài thơ, bài hát về mối tình Mị Châu, Trọng Thủy.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
13


- Phương pháp: Phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết
vấn đề.
- Kĩ thuật khăn phủ bàn.
- GV chuyển giao nhiệm vụ, HS ghi nhiệm vụ vào vở.
- Các nhóm tiến hành làm bài tập và trình bày.
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung bài học.
- Ghi vào vở các ý kiến cá nhân của nhóm, thống nhất cách trình bày kết quả
thảo luận nhóm.

- Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp
kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm
học sinh.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi
của HS.
Hoạt động 3: (Hình thành kiến thức)
BÀI: Tấm Cám
BÀI: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
BÀI: Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện
Tấm Cám, từ đó thấy được sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của
nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn
cuối cùng được hưởng hạnh phúc; sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
Nội dung hoạt động:
Truyện Tấm Cám
- Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày
những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.
Tìm hiểu thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm.
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu hồn cảnh sống, thân phận của Tấm.
Nhóm 2: Tìm hiểu những thủ đoạn của mẹ con Cám và cách ứng xử của Tấm
trước khi vào cung.
Nhóm 3: Những lần hóa thân của Tấm..
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của yếu tố thần kì trên con đường tìm đến hạnh phúc của
Tấm.

Hướng dẫn tìm cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu.
- Trong truyện ADV và MC-TT tác giả dân gian kể về chuyện gì? vì sao?
- Để làm nổi bật sự việc MC-TT chia tay nhau, tác giả dân gian đã sử dụng
những chi tiết quan trọng nào?
- Theo em vì sao cho đây là chi tiết tiêu biểu?
Nếu bỏ chi tiết này đi thì truyện vẫn có thể phát triến nhưng đi theo hướng khác.
14


Gọi HS đọc bài tập 2 sgk viết về Lão Hạc (NC) và đoạn tưởng tượng về anh con
trai Lão Hạc trở về làng.
Giới thiệu 4 sự việc trong câu chuyện của bài tập
- Yêu cầu HS chọn một sự việc rồi kể thêm một số chi tiết liên quan đến sự việc
ấy.
- Em rút ra được gì về cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu qua 2 ví dụ trên?
HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời các câu hỏi (lấy ví dụ minh họa)
- Em hiểu thế nào là nhân vật văn học?
- Thế nào là nhân vật chính?
- Kể tên nhân vật chính trong văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây”; “Tấm Cám”;
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Phương pháp: Phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết
vấn đề.
- Kĩ thuật dạy học: động não, mảnh ghép.
- GV chuyển giao nhiệm vụ, HS ghi nhiệm vụ vào vở.
- HS đọc tài liệu, thảo luận nhóm để nêu nội dung.
- Ghi vào vở các ý kiến cá nhân của nhóm, thống nhất cách trình bày kết quả
thảo luận nhóm.
- Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp
kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của
HS.
Hoạt động 4: (Luyện tập) Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về chủ đề Tự sự
dân gian.
a) Mục tiêu hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản
về chủ đề Tự sự dân gian.
Nội dung hoạt động:
Thực hành: HS thảo luận, viết và trình bày trước lớp
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời kể của Tấm.
- Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn kể lại trận đánh Mtao MXây.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật “Trình bày một phút”, kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- GV chuyển giao nhiệm vụ. HS ghi nhiệm vụ vào vở.
- Yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức. Gợi ý học sinh sử dụng sơ đồ tư
duy hoặc bảng để trình bày.
- Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
- GV hệ thống và cùng HS chốt kiến thức.
- Yêu cầu cả lớp làm bài tập Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
1, 2- trang 63, 64 SGK, bài 1, 2, 3 trang 121,122 SGK .
- Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng.
15


c) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh, nhóm học sinh.
Hoạt động 5 (Vận dụng, tìm tịi mở rộng):
a) Mục tiêu hoạt động:

Áp dụng nội dung chủ đề trong giải quyết các tình huống liên quan trong thực
tiễn.
Nội dung hoạt động:
+ Vẽ sơ đồ tư duy chủ đề.
+ Tìm đọc các bài thơ viết về nhân vật Tấm.
+ Tái hiện bằng một bức tranh vẽ tay cuộc chiến giữa 2 nhân vật hoặc cảnh ăn
mừng chiến thắng của Đăm Săn.
+ Đọc truyện "Tấm Cám" anh chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và
cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ. HS ghi nhiệm vụ vào vở.
- Yêu cầu làm việc nhóm. Gợi ý học sinh sử dụng bản đồ tư duy hoặc bảng để
trình bày.
c) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh.
V. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
Câu 1. Ngôn ngữ trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây có đặc điểm gì?
A. Trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
B. Trang trọng, hấp dẫn, lạc quan.
C. Hấp dẫn, vui tươi, lạc quan.
D. Giàu hình ảnh, cảm xúc, lạc quan.
Câu 2. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản Chiến thắng Mtao
Mxây là:
A. Miêu tả.
B. Tự sự kết hợp thuyết minh.
C. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm .
D. Miêu tả kết hợp nghị luận.
Câu 3. Tầm vóc sử thi của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thể hiện rõ nhất
trong?
A. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh hoành
tráng của lễ ăn mừng chiến thắng.

B. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và hình tượng kẻ địch.
C. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh thiên
nhiên.
D. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và các lực lượng siêu
nhiên.
Câu 4. Truyện Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy để lại bài
học gì cho mỗi chúng ta?
A. Bài học về tình yêu.
B. Bài học về xây thành.
C. Bài học về sự cảnh giác.
D. Bài học về sự chủ quan.
16


Câu 5. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, chi tiết nào
trong số các chi tiết sau không thể hiện những quan điểm và cách đánh giá của
nhân dân lao động?
A. An Dương Vương và Mị Châu sau khi chết lại được thờ cúng cùng
một nơi.
B. Chi tiết "ngọc trai - giếng nước".
C. Chi tiết Trọng Thuỷ sang ở rể Âu Lạc.
D. Mị Châu chết, nhưng xác biến thành ngọc thạch.
Câu 6. Sự phản kháng trước cái ác của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám là:
A. Quyết liệt từ đầu đến cuối.
B. Từ yếu đuối, thụ động đến mạnh mẽ, quyết liệt.
C. Hoàn toàn chủ động.
D. Chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của thần linh.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về ý nghĩa những lần hoá thân
của Tấm?
A. Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm.

B. Nói lên sự giúp đỡ của Bụt.
C. Thể hiện tính chất quyết liệt của mâu thuẫn.
D. Nói lên sự tàn ác đến kiệt cùng của mẹ con Cám.
Câu 8. Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là:
A. Phản ánh ước mơ về cuộc sống ấm no.
B. Phản ánh ước mơ công bằng xã hội.
C. Phản ánh ước mơ về sự giúp đỡ của Bụt.
D. Phản ánh ước mơ về sự hóa thân của con người.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .
Khảo sát 1: Kết quả đối chứng trước và sau khi áp dung sáng kiến:
Kết quả khảo sát đầu năm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4
3,17% 40 31.75% 44 34,92% 30 23,81%
8

6,35%
Sau khi áp dụng sáng kiến
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
8
6,35% 55 43.65% 53 42,06% 10
7,94%
0
0%
Khảo sát 2: Kiểm tra học sinh thực hành trong giao tiếp, ứng xử trong các tình
huống:
Giao tiếp, ứng xử trong
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
các tình huống

Tổng số HS: 126
55,6%
24,5%
14,3%
5,6%
Khảo sát 3: Kết quả điều tra về việc hứng thú học tập bộ mơn:
+ Thích học mơn Ngữ văn:
95%
+ Khơng thích học mơn Ngữ văn:
5%
17


Đối với các thầy cô trong tổ sau khi họp và xây dựng kế hoạch cho từng
bài và áp dụng để dạy ở một số lớp ở giờ giáo viên trong tổ đã thu được kết quả
như mong muốn, học sinh nhiệt tình tham gia hoạt động học. Mối liên hệ giữa
thầy trò gần gũi hơn qua các trao đổi thảo luận, học sinh khơng cịn né tránh các
câu hỏi của thầy cô như trước mà mạnh dạn đưa ra suy nghĩ của bản thân. Nhiều
học sinh say mê học văn. Từ đó, chất lượng mơn Ngữ văn tăng lên đáng kể. Đặc
biệt trong kì thi HSG cấp tỉnh năm học 2020-2021, có em Lê Ngọc Linh, học
sinh lớp 10A1 đạt giải KK cấp tỉnh đã đóng góp thêm vào thành tích chung của
nhà trường. Nhiều em học sinh dân tộc thiểu số đã mạnh dạn hơn trong giao
tiếp, bày tỏ quan điểm của bản thân trước các tình huống trong cuộc sống xung
quanh khi giáo viên đưa ra.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao địi hỏi người thầy phải
biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học
và với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong q trình giảng dạy
trong nhà trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong mơn học là

việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Với trách nhiệm của một người giáo viên, tôi
đã mạnh dạn áp dụng hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
vào trong dạy học chủ đề Tự sự dân gian Việt Nam đối tượng là học sinh lớp 10
trường THPT Cẩm Thủy 3. Mục đích của việc áp dụng thực nghiệm này là: Rèn
luyện tính chủ động, sáng tạo trong q trình chiếm lĩnh tri thức cho các em học
sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất.
Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng để dạy
học một bài học hoặc một chủ đề môn Ngữ văn thành công, người thầy cần chú ý
các bước sau đây:
1. Trong phần khởi động tạo tâm thế bài học, trước khi giảng giáo viên có
thể dùng phương pháp trị chơi, hay dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số
hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp
học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng
thú. Có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác
phẩm, giọng đọc của tác giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh hoạ hoặc các
tài liệu giúp học sinh hiểu sâu thêm tác phẩm.
2. Trong giảng văn, đọc sáng tạo rất quan trọng. Đọc văn hiệu giúp học
sinh có thể mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội.
Với chủ đề Tự sự dân gian, cho học sinh đọc phân vai để hóa thân vào nhân vật.
Đọc đúng, đọc diễn cảm là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn
chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái
hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, là yếu tố quan
trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương.
3. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp và sử dụng có
hiệu quả. Câu hỏi phải phân loại đối tượng học sinh. Nó sẽ giúp học sinh tích
cực, chủ động tiếp thu, làm chủ kiến thức. Thậm chí, bằng hệ thống câu hỏi có
chất lượng, người thầy có thể khơi gợi sự sáng tạo của các em, làm cho giờ dạy
trở nên hấp dẫn và có hiệu quả hơn rất nhiều.
18



4. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần
tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm,
kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép,…
5. Trong quá trình giảng dạy tác phẩm, giáo viên phải luôn bám sát đặc
trưng bộ môn và luôn vận dụng phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả giờ
dạy, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên cần có ý thức tìm hiểu,
nắm đặc thù bộ mơn, ln chú ý đến đối tượng học sinh để có phương pháp phù
hợp. Và trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần học hỏi trao đổi trong nhóm, tổ
đi đến thống nhất để tìm được phương pháp dạy hiệu quả nhất đối với tác phẩm.
Tôi tin rằng nếu các thầy cô thực hiện tốt các bước trên thì sẽ giúp được
nhiều học sinh trở nên u thích việc học và trong q trình học các em sẽ sáng
tạo. Đó chính là hoạt động giúp cho môi trường giáo dục ngày càng trở nên
thân thiện hơn, giúp cho học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo và trở thành
trung tâm trong hoạt động giáo dục.
3.2. Kiến nghị .
- Tôi rất mong Sở GD&ĐT thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về
phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn để các giáo viên được giao lưu, học tập
kinh nghiệm lẫn nhau.
- Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mơn học
để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm học tập.
Trong năm vừa qua, tôi đã áp dụng đề tài “Sử dụng hiệu quả một số
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tăng hứng thú học tập chủ đề: Tự
sự dân gian Việt Nam- môn ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Cẩm Thủy 3” trong
lớp học và đã có những thành cơng nhất định. Nhưng cũng không tránh khỏi
những mặt hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cơ
để đề tài nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn. Đồng thời, tơi có điều kiện
hồn thiện bản thân, nâng cao thêm kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn để
ngày càng giảng dạy được tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2016), Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (tập 1)
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 10(tập 1),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19


3. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng
Việt, Nxb Giáo dục.
4. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn 10, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Tài liệu tập huấn dạy học theo chủ đề.
6. Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường( ĐHSP Huế - 2002)
7. Nguyễn Hải Châu, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Ngữ
văn, NXBGD 2007.
8. Tài liệu bồi dưỡng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học qua các đợt bồi
dưỡng hè.
9. />10. />
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trương Thị Trinh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 3

TT
1.


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp tỉnh

C

Một số giải pháp nâng cao kĩ
năng ứng xử tích tích cực cho
học sinh dân tộc thiểu số lớp
10 trường THPT Quan Sơn 2
qua môn Ngữ văn.

Năm học
đánh giá xếp
loại
2018- 2019


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

LÊ TRUNG HƯNG

TRƯƠNG THỊ TRINH

20



×