Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN sử dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần văn học dân gian ở lớp 10a3k52, trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.32 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Socrete – triết gia người Hi Lạp cổ đại từng nói: “Giáo dục khơng phải là
rót đầy một chiếc bình mà là khơi lên một ngọn lửa”. Còn theo Galileo Galilei –
nhà triết học người Ý lại cho rằng: “Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều
gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó”. Như vậy, theo cả hai tác giả
thì giáo dục khơng phải đơn thuần là sự truyền thụ kiến thức, sự cho đi một cách
áp đặt, thụ động mà điều quan trọng là phải có phương pháp để dẫn học sinh con
đường đến với kiến thức, khơi dậy ở các em niềm đam mê môn học và sự chủ
động lĩnh hội. Đối với Việt Nam chúng ta, trong những năm gần đây, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tiến hành nhiều chủ trương, giải pháp đổi mới nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, với chương trình giáo dục phổ thơng
mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển
của các nước tiên tiến và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh càng địi
hỏi người thầy phải đổi mới, tìm tịi các phương pháp dạy học tích cực.
Mơn Ngữ văn trong trường phổ thông được coi là môn học đặc biệt vì nó
khơng chỉ dạy chữ mà cịn dạy người, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách học sinh. Trong đó, bộ phận văn học dân gian chứa đựng nhiều giá trị to
lớn về cả nội dung và nghệ thuật, lại chiếm một thời lượng khơng nhỏ trong
chương trình Ngữ văn 10 nhưng khơng gây được sự thích thú, hứng khởi nhiều
từ phía học sinh. Đối với nhiều em, văn học dân gian đã là những tác phẩm xưa
cũ, không cịn phù hợp. Vì vậy, làm mới tác phẩm văn học dân gian, làm “sống
dậy” những tác phẩm của hàng nghìn năm trước và để học sinh thích thú khi học
về văn học dân gian là trăn trở của không ít người thầy. Xưa kia, Khổng Tử cũng
đã từng nói:“Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích mà học khơng bằng
vui say mà học”. Ý thức được điều đó, khi dạy về văn học dân gian tôi đã sử
dụng nhiều phương pháp đổi mới như: Thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống,
dạy học dự án, đặt và giải quyết vấn đề…Nhưng có lẽ, phương pháp đóng vai là
hiệu quả nhất, gây được sự hứng thú nhiều nhất từ phía học sinh. Bởi lẽ, với
phương pháp này, các em không còn phải thụ động, lĩnh hội kiến thức một chiều
mà được làm việc, tự chủ trong việc lĩnh hội kiến thức. Các em được nhập vai


đóng kịch, diễn xướng, được thể hiện mình, được làm mới tác phẩm văn học dân
gian và truyền tải vào đó những thơng điệp mang tính thời sự. Với cách làm này,
những tác phẩm văn học dân gian được hiện lên sống động, gần gũi với học
sinh. Vì vậy, các em sẽ hiểu được giá trị của văn học dân gian một cách thiết
thực nhất. Hơn nữa, văn học dân gian đã từng sinh thành trong môi trường diễn
xướng dân gian, nay với phương pháp đóng vai nó lại được sống lại một lần nữa
chỉ khác là cách diễn của học sinh thời hiện đại.
Lớp 10A3K52, Trường THPT Triệu Sơn 2 là một lớp khối C. Phần lớn
các em ngoan, chăm chỉ nhưng lại chưa năng động và tự chủ trong việc tìm tịi
kiến thức. Khi mới vào lớp 10, các em học rất trầm, chủ yếu chỉ biết lắng nghe,
e dè trong việc xung phong phát biểu bài. Tôi đã quyết định thay đổi phương
pháp dạy học để các em phải “vận động tư duy”, tự chủ và sáng tạo trong học
tập. Đó là, tơi đã sử dụng phương pháp đóng vai khi dạy học về văn học dân
1


gian. Với phương pháp này, học sinh của tơi thích thú, tiết học sôi nổi, các em đã
chủ động trong việc “nhập cuộc” để lĩnh hội tác phẩm và đạt được những hiệu
quả rõ rệt. Do đó, trong khn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tơi xin trình bày một
số giải pháp trong việc “Sử dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học phần văn học dân gian ở lớp 10A3K52, trường THPT Triệu Sơn
2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm sống dậy tác phẩm văn học dân gian trong cách nhìn, cách cảm của
học sinh thời hiện đại.
- Giúp học sinh chủ động trong việc cảm nhận, lĩnh hội giá trị của văn học
dân gian một cách mới mẻ, phù hợp.
- Thay đổi thái độ học tập của học sinh, từ thụ động sang chủ động và
sáng tạo.
- Tạo khơng khí học tập sơi nổi, hứng khởi.

- Học sinh có cơ hội khai phá, phát huy năng khiếu bản thân: Viết kịch
bản, đạo diễn, diễn xuất, thiết kế trang phục, đạo cụ. Đồng thời, góp phần hình
thành một số năng lực cho học sinh: hợp tác, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng
tiếng Việt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu phương pháp đóng vai và sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học văn học dân gian.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học tích cực, được coi là phù
hợp với đặc trưng dạy học môn Ngữ văn. Xét theo khái niệm trong cuốn tài liệu
tập huấn của Bộ Giáo dục, các tác giả định nghĩa phương pháp đóng vai là:
“Làm thử và không chỉ làm thử diễn xuất mà còn làm thử vai nhà biên kịch, vai
đạo diễn”. Nói cách khác, đóng vai là “Trả tác phẩm về cho học sinh” để học
sinh đồng sáng tạo với tác giả. Học sinh được chuyển hóa những tác phẩm văn
học thành các kịch bản sân khấu, các đoạn kịch. Các em vừa là các nhà biên
kịch, vừa là diễn viên - nhân vật trong các tác phẩm, vừa thiết kế trang phục, lựa
chọn đạo cụ…Đây là cách dạy học hấp dẫn, thu hút được nhiều học sinh tham
gia. Thay vì tiếp nhận kiến thức một chiều, áp đặt của lối dạy học truyền thống
với phương pháp này các em được trải nghiệm thực tế, tự nói lên suy nghĩ của
mình từ góc nhìn của nhân vật. Học sinh được thổi một luồng gió mới vào tác
phẩm từ hàng nghìn năm trước, khiến tác phẩm không xa rời thực tế cuộc sống
2



hiện tại, khơng đơn điệu, nhàm chán mà có sức hấp dẫn mới. Từ đó, các em sẽ
hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa, thông điệp của văn bản. Thế nhưng, đóng vai khơng
phải là sự chuyển hóa một cách tuyệt đối tác phẩm, học sinh tùy tiện sáng tạo
mà là các em có thể mang vào nhân vật những cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử
của riêng mình trên cơ sở tôn trọng ý nghĩa khách quan của tác phẩm.
Trong q trình dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học văn học dân gian
nói riêng, phương pháp đóng vai được sử dụng trong các dạng sau: Vào vai nhân
vật kể lại câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản thành một kịch bản sân
khấu, xử lí một tình huống giao tiếp giả định. Học sinh có thể chuyển tải các văn
bản dân gian thành những đoạn kịch nói, chèo, tuồng hoặc cũng có thể diễn
xướng, ca hát, múa... Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp đóng vai ở đây
không phải ở quy mô lớn như diễn đàn, sân khấu mà tại lớp học và phục vụ cho
việc lĩnh hội, tiếp nhận tác phẩm nên học sinh chủ yếu sẽ nhập vai ở dạng kịch
nói, kể lại câu chuyện hoặc hát những lời ca dao, làn điệu dân ca.
Để phương pháp đóng vai đạt hiệu quả cao, trước khi cho học sinh tiến
hành đóng vai giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh các bước tiến hành đóng
vai như sau:
Thứ nhất, giáo viên giao nhiệm vụ: chủ đề, tình huống đóng vai. Đây là
bước quan trọng nhất. Giáo viên phải đưa ra những chủ đề phải nằm trong nội
dung bài học, học sinh đã được học. Chủ đề phù hợp với lứa tuổi, trình độ học
sinh và điều kiện lớp học. Tình huống đóng vai phải cụ thể, là tình huống mở,
khơng cho trước “kịch bản” và lời thoại.
Thứ hai, quá trình chuẩn bị. Sau khi giáo viên đã phân nhóm, giao nhiệm
vụ đóng vai, các nhóm lên kế hoạch, chuẩn bị về các khâu: biên kịch, phân vai
(có vai chính, vai phụ), phân người chuẩn bị hóa trang, đạo cụ. Các nhóm tiến
hành tập luyện. Giáo viên phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị
đóng vai ít nhất 7 – 10 ngày.
Thứ ba, thực hiện đóng vai. Để tạo khơng khí thuận lợi cho các nhóm tiến
hành đóng vai, lớp phải kê lại bàn ghế cho phù hợp, tạo khoảng trống cho các

nhóm biểu diễn, có chỗ ngồi cho giáo viên và các học sinh cịn lại quan sát, theo
dõi. Khi các nhóm tiến hành đóng vai lớp học phải trật tự, tập trung. Khi đóng
vai, các vai đóng hồn tồn chủ động về thời gian và nội dung. Giáo viên không
nhắc nhở, can thiệp để làm mất tính chủ động, linh hoạt của vai diễn. Giáo viên
chỉ can thiệp dừng đóng vai khi kéo dài q thời gian quy định, khơng cịn thời
gian để thảo luận sau đóng vai.
Thứ tư, thảo luận sau đóng vai. Đây là khâu rất quan trọng, là nội dung cơ
bản của dạy học bằng phương pháp đóng vai. Bởi lẽ, việc thực hành đóng vai ở
đây là một phần của bài học chứ không phải là để tham gia hội thi. Việc thảo
luận phải được tiến hành ngay sau khi đóng vai để người học cịn lưu giữ được
các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. Giáo viên là người trực tiếp
điều khiển phần thảo luận. Phần thảo luận gồm các nội dung sau:
- Kĩ năng giao tiếp, phong cách, thái độ của người diễn
- Diễn xuất của vai diễn
3


- Nội dung: mức độ phù hợp với chủ đề, nội dung bài học.
Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên đưa ra nhận xét buổi đóng vai. Nhận
xét của giáo viên trên cơ sở phần đóng vai và thảo luận của học sinh. Nhận xét
về quá trình chuẩn bị, diễn xuất và hiệu quả của việc đóng vai. Qua đó, hướng
dẫn học sinh rút ra nội dung bài học và đúc rút kinh nghiệm để học sinh hoàn
thiện thêm. Đồng thời, giáo viên có thể khích lệ, động viên, đưa ra chiều hướng
tiến bộ, tích cực để các em có thêm động lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ
đóng vai khơng chỉ ở các tác phẩm dân gian mà cịn ở một số tác phẩm khác
trong chương trình và các giải pháp khác mà giáo viên sử dụng để nâng cao hiệu
quả dạy học.
2.2. Thực trạng dạy học phần văn học dân gian trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm
Có thể nói, trong nền văn học nước nhà thì văn học dân gian là “những

viên ngọc sáng” (SGK Ngữ văn 10). Những tác phẩm dân gian không chỉ có giá
trị nội dung mà cịn là những mẫu mực về nghệ thuật. Đó là kho tàng về kinh
nghiệm sống, giá trị giáo dục đạo lí làm người, bồi dưỡng nhân cách cho biết
bao thế hệ người Việt Nam…Những truyện kể dân gian làm cho “từ đứa trẻ đầu
xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu” (tựa sách Lĩnh Nam chích
quái). Tuy nhiên, khi dạy về văn học dân gian nhiều giáo viên vẫn dạy theo lối
cũ, nặng thuyết giảng, trình bày, chưa làm nổi bật và đọng lại chiều sâu giá trị
của văn học dân gian. Trong tiết học chủ yếu là giáo viên giới thiệu, học sinh
lắng nghe. Giáo viên không cho các em minh họa, không tái hiện và không làm
mới tác phẩm dân gian. Ví dụ: Khi dạy về ca dao khơng cho các em hát hoặc mở
những làn điệu ca dao, dân ca; Khi dạy về truyện cổ tích khơng cho các em nhập
vai kể chuyện, đóng kịch, khơng tái hiện được môi trường xã hội xưa để học
sinh thấy được ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động gửi gắm; Khi dạy về
truyền thuyết, không tái hiện được không gian lịch sử, không cho các em đứng
từ chỗ người trong cuộc để thể hiện cái nhìn khách quan về sự kiện, nhân vật
lịch sử. Vì vậy, dạy học theo cách truyền thống này học sinh chỉ cảm thấy nặng
kiến thức, thấy những tác phẩm dân gian xa lạ, trừu tượng. Các em phải lĩnh hội
kiến thức một cách áp đặt nên ý nghĩa, giá trị sâu sắc của văn học dân gian đến
với các em một cách hời hợt, mơ hồ. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học vừa
để học sinh thích thú, tự chủ, khai phá tác phẩm dân gian, vừa làm cho tác phẩm
dân gian mang hơi thở thời đại và gần gũi hơn với học sinh là nhiệm vụ của
người thầy thời hiện đại. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học
người thầy không được quá lạm dụng, phô trương mà phải sử dụng phù hợp với
đặc trưng của văn học dân gian để học sinh cảm nhận được chiều sâu và giá trị
của những tác phẩm xưa mà cha ông để lại. Đồng thời, những phương pháp đó
phải dễ hiểu, thiết thực, kích thích được sự hứng thú, tị mị và huy động được
nhiều học sinh tham gia.
Trước khi dạy về phần văn học dân gian ở lớp 10A3K52, tôi đã tiến hành
một cuộc khảo sát bằng phiếu. Kết quả thu được như sau:
Lưu ý: Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm

bảo tính khách quan.
4


Câu 1: Em có thích học văn học dân gian hay khơng?
Bảng 1
Lớp

Sĩ số

Em có thích học văn học dân gian hay khơng?
Rất thích

10A3K52

43

Thích

Khơng thích

Số
lượng

%

Số
lượng

%


Số lượng

%

0

0

14

32,6

29

67,4

Câu 2: Em đã được học về văn học dân gian ở THCS, em cảm nhận được gì
về văn học dân gian? (Câu này tơi không kẻ bảng mà để trống cho học sinh tự
cảm nhận)
Kết quả hầu hết các em trả lời: không cảm nhận được gì rõ rệt, chỉ có ít
em nói được là những tác phẩm dân gian giáo dục lòng yêu q hương, đất
nước, u gia đình, lịng nhân hậu, vị tha…
Câu 3: Em có muốn thay đổi cách học văn học dân gian khơng?
Bảng 2
Lớp

Sĩ số

Em có muốn thay đổi cách học văn học dân gian

khơng?


10A3K52

43

Khơng

Số lượng

%

Số lượng

%

43

100

0

0

Bảng 3
Kết quả thi đầu vào lớp 10 của lớp 10A3K52
Lớp

10A3K52



số

43

Kết quả thi đầu vào lớp 10 của lớp 10A3K52
Điểm
dưới
5

%

Điểm
5-6

%

Điểm
7-8

%

Điểm
9 - 10

%

05


11,6

29

67,4

9

21

0

0

Theo tôi, có thực trạng trên là do xuất phát từ hai phía người dạy và người
học. Người dạy chưa có sự đầu tư, chưa đổi mới phương pháp, nặng truyền thụ
kiến thức. Người học chưa đam mê, tìm tịi và tự chủ trong việc lĩnh hội kiến
thức. Hoặc cũng có thể trong chương trình Ngữ văn THCS, các em học về văn
học dân gian từ lớp 6, lớp 7 cho đến đầu lớp 10 đã một thời gian dài nên kiến
thức “đọng” lại ở các em không được nhiều. Tuy nhiên, dù xuất phát từ lí do gì
thì tơi thấy sự cần thiết và tính thiết thực của việc đổi mới dạy học về văn học
dân gian. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy văn học dân gian, tơi ln tìm tòi
những cách dạy để những tác phẩm dân gian hiện lên sống động, gần gũi và học
sinh cảm nhận được những giá trị và chiều sâu tư tưởng, nghệ thuật của những
5


sáng tác tập thể. Đó là tơi cho học sinh đóng vai, nhập cuộc vào tác phẩm để tái
hiện lại tác phẩm dân gian. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào tơi cũng u
cầu học sinh làm điều đó, mà chỉ là những tác phẩm, trích đoạn tiêu biểu. Tơi sử

dụng phương pháp này chủ yếu để dạy về truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện
cười, ca dao. Ngồi ra, tơi sử dụng kết hợp với phương pháp khác như thảo luận
nhóm để đạt hiệu quả cao nhất.
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Sử dụng và đa dạng hóa phương pháp đóng vai trong dạy học
văn học dân gian
Dạng một: Đóng vai nhân vật kể chuyện
Đây là hình thức đóng vai mà học sinh sẽ vào vai một nhân vật trong tác
phẩm và kể lại câu chuyện.
Tơi sử dụng hình thức đóng vai này trong việc: Sau khi học xong tác
phẩm học sinh tóm tắt nội dung tác phẩm. Đó là cách mà tơi kiểm tra sự tiếp
nhận văn bản, kiến thức đã lĩnh hội và cảm xúc, cách nhìn nhận của học sinh đối
với các nhân vật, nội dung tác phẩm dân gian.
Với hình thức đóng vai này, tơi thường sử dụng khi dạy ở các tác phẩm tự
sự dân gian như: Truyện cổ tích “Tấm Cám”, truyền thuyết “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, sử thi “Đăm Săn”.
Cách làm này, thay vì tóm tắt câu chuyện theo cách truyền thống là kể lại
câu chuyện hoặc tóm tắt lại câu chuyện đơn điệu, cứng nhắc thì học sinh được
nhập vai vào nhân vật nói lên suy nghĩ của nhân vật theo cách cảm của mình. Vì
vậy, tác phẩm hiện lên khơng khô khan mà cảm xúc, mới mẻ, sinh động và có
hồn. Bởi lẽ học sinh khơng phải là những vị khách đứng ngoài câu chuyện mà là
những người trong cuộc để kể lại câu chuyện. Các em thổi hồn, làm mới câu
chuyện bằng những quan niệm, suy nghĩ và tình cảm của học sinh thời hiện đại.
Đồng thời, là cơ hội để học sinh thể hiện những năng khiếu như kể chuyện, diễn
xuất. Đó cũng là cơ sở để giáo viên kiểm tra sự tiếp nhận, lĩnh hội văn bản đã
được học và năng lực sáng tạo của học sinh. Trong các dạng đóng vai thì đây là
dạng đóng vai đơn giản, không tốn nhiều thời gian, huy động được tất cả học
sinh tham gia và dễ áp dụng nhất.
Hướng dẫn học sinh đóng vai dạng này, tơi u cầu các em chuẩn bị và
tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Sau khi học xong bài học ở các tác
phẩm tự sự dân gian, tôi u cầu học sinh đóng vai nhân vật chính kể lại câu
chuyện và trình bày trong tiết học sau. Ở những tác phẩm có một vai chính thì cả
lớp chuẩn bị đóng vai nhân vật đó cịn những tác phẩm có từ hai nhân vật chính
trở lên thì giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm một nhân vật. Tiết học sau đại diện
các nhóm sẽ trình bày.
Ví dụ: Truyện cổ tích“Tấm Cám”: đóng vai nhân vật Tấm kể lại truyện cổ
tích “Tấm Cám”.
Sử thi“Đăm Săn”: nhập vai Đăm Săn kể lại sử thi “Đăm Săn” hoặc kể lại
đoạn trích:“Chiến thắng Mtao Mxây”.
6


Với truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:
chia lớp thành 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ đóng vai, cụ thể:
Nhóm 1: Đóng vai An Dương Vương
Nhóm 2: Đóng vai Mị Châu
Nhóm 3: Đóng vai Trọng Thủy
Bước 2: Học sinh chuẩn bị ở nhà
Bước 3: Học sinh lên thực hiện nhiệm vụ đóng vai: Học sinh kể lại câu
chuyện theo vai mà bản thân hoặc nhóm đã được phân cơng. Trong phần kể
chuyện tơi khuyến khích các em có thể phụ họa, biểu diễn để câu chuyện thêm
phong phú, sinh động.
Bước 4: Thảo luận sau đóng vai. Ở dạng này, tôi hướng dẫn học sinh thảo
luận về các mặt: cách kể chuyện (tác phong, ngôn ngữ, biểu cảm), mức độ phù
hợp của câu chuyện với văn bản, tính sáng tạo, độ hấp dẫn…
Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét, đánh giá về mức độ hiểu
biết về tác phẩm, cá tính, sự sáng tạo của học sinh. Tơi động viên, khích lệ để
các em có thêm động lực tiếp tục tìm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.
Dạng 2: Chuyển thể văn bản văn học thành kịch bản sân khấu

Đây là hình thức đóng vai tốn nhiều thời gian và cơng sức nhất. Đó là
cách mà trên cơ sở văn bản văn học dân gian, học sinh chuyển thể thành những
vở kịch, đoạn kịch (tác phẩm tự sự) hoặc diễn xướng, hát về ca dao, dân ca.
Hình thức đóng vai này học sinh được tự chủ từ khâu lên kịch bản sân
khấu, lựa chọn nhân vật, tập kịch đến hóa trang, sử dụng đạo cụ. Các em được
quyền sáng tạo về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật; có thêm các yếu tố
hóa trang, đạo cụ để câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng phải trên cơ sở tôn trọng
nội dung văn bản gốc.
Tơi sử dụng dạng đóng vai này để dạy các tác phẩm dân gian như:
Truyện cổ tích “Tấm Cám”; truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy”; sử thi “Đăm Săn”; các truyện cười: “Tam đại con gà”,
“Nhưng nó phải bằng hai mày”; Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Đối với những văn bản ngắn như các truyện cười: “Tam đại con gà”,
“Nhưng nó phải bằng hai mày”, tôi cho học sinh chuyển thể thành những vở
kịch. Với những tác phẩm dài, tôi chọn một số trích đoạn tiêu biểu và yêu cầu
học sinh sân khấu hóa trích đoạn văn bản đó. Chẳng hạn, với truyện cổ tích
“Tấm Cám” có thể chia thành một số đoạn kịch; Đoạn một: Mẹ con Cám không
cho Tấm đi xem hội, Tấm được Bụt hiện lên giúp; Đoạn hai: Tấm thử giầy và
trở thành hoàng hậu; Đoạn ba: Tấm hồi sinh trở về trừng trị mẹ con Cám… Ở
dạng này, các em cịn có thể diễn xướng một số bài ca dao trong chương trình
hoặc ngồi chương trình mà mình yêu thích khi học về ca dao. Ví dụ: Khi dạy về
ca dao than thân, u thương tình nghĩa, tơi cho các em biểu diễn đơn ca, song
ca… những bài dân ca mà các em biết hoặc các em đã chuẩn bị từ trước.
Tơi sử dụng hình thức đóng vai này trong quá trình định hướng cho học
sinh đọc hiểu văn bản. Trước khi vào đọc hiểu văn bản (văn bản ngắn) học sinh
7


sẽ diễn vở kịch hoặc khi cảm nhận về nhân vật, đoạn văn bản thì các em đóng
kịch về đoạn đó đã được chuẩn bị từ trước. Các em cũng có thể hát những làn

điệu ca dao, dân ca để tạo tâm thế khi học về ca dao. Sau khi học sinh đóng kịch,
diễn xướng…lớp sẽ thảo luận vào nội dung bài học.

Học sinh hát dân ca để tạo tâm thế khi học về ca dao

Đóng kịch “Tấm Cám”: Đoạn Tấm thử giầy và trở thành hồng hậu
Với hình thức đóng vai này, những tác phẩm dân gian sẽ được hiện lên
một cách sinh động nhất. Đó khơng cịn là những văn bản trên trang giấy mà là
những vở kịch, đoạn kịch. Tiết học được sân khấu hóa mà học sinh vừa là đạo
diễn vừa là diễn viên. Các em góp phần làm mới tác phẩm dân gian, làm cho
những tác phẩm ấy mang hơi thở và cách cảm của thời đại. Đồng thời, tiết học
sẽ trở nên sôi nổi, hào hứng. Học sinh rất thích thú. Bởi lẽ, thay vì nghe giảng,
đọc chép, lĩnh hội kiến thức một chiều, các em được đóng kịch, được sống cùng
8


tác phẩm và sau đó là cùng nhau thảo luận. Với cách học này, học sinh rất chủ
động từ việc chuẩn bị, lên kịch bản, tập luyện, diễn xuất đến lĩnh hội kiến thức.
Các em là những người trong cuộc – nhân vật trong tác phẩm, các em hiểu sâu
sắc nội dung và thông điệp mà tác giả dân gian gửi gắm. Đồng thời, cách làm
này cũng là cơ hội để các em bộc lộ các năng khiếu như: viết kịch, diễn xuất, ca
hát, hóa trang…
Để thực hiện phương pháp đóng vai này, tơi u cầu học sinh chuẩn bị và
tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Chủ đề, nội dung đóng kịch. Đó là
chuyển thể một tác phẩm, đoạn trích cụ thể thành kịch bản sân khấu.
Bước 2: Học sinh chuẩn bị. Các nhóm thảo luận, lên kế hoạch, phân công
nhiệm vụ và tập luyện
- Viết kịch bản: ý tưởng, cốt truyện, nhân vật…
- Lựa chọn nhân vật

- Tập luyện đóng kịch
- Phân cơng hóa trang, đạo cụ cho thêm phần hấp dẫn
Bước 3: Các nhóm diễn kịch
Bước 4: Thảo luận sau đóng kịch
Vì dạng đóng vai này được sử dụng để định hướng cho học sinh tìm hiểu
văn bản nên sau khi học sinh đóng kịch, giáo viên phải định hướng cho học sinh
thảo luận các nội dung sau:
- Thảo luận về tác phong, ngôn ngữ, diễn xuất
- Thảo luận về kịch bản
- Thảo luận về nội dung, thông điệp gửi gắm của tác phẩm
Sau khi hướng dẫn học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét, chuẩn kiến
thức.
Dạng 3: Đóng vai một tình huống giả định
Đây là hình thức đóng vai địi hỏi sự sáng tạo nhiều nhất của học sinh.
Bởi lẽ, tình huống này khơng có trong văn bản, dựa trên nội dung bài học,
những thông điệp đã được lĩnh hội, các em hình dung, tưởng tượng ra những
điều phía sau văn bản hoặc là cách kết thúc khác so với tác giả dân gian.
Hình thức đóng vai này, tơi thường sử dụng ở các văn bản: Truyện cổ tích
“Tấm Cám”, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy”. Tôi sử dụng sau khi học sinh đã học xong văn bản, các em hình dung,
tưởng tượng ra những điều mới mẻ, cái nhìn khác so với tác giả dân gian.
Ví dụ: Với truyện cổ tích “Tấm Cám”: Đóng đoạn kịch giả định cách kết
thúc khác cho truyện “Tấm Cám”.
Với truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:
Đóng đoạn kịch tưởng tượng sau khi chết, Trọng Thủy và Mị Châu gặp lại nhau
ở dưới thủy cung.
9


Đóng kịch: Mị Châu - Trọng Thủy gặp nhau dưới thủy cung

Hình thức đóng vai này phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú của
học sinh. Các em sẽ là những người đồng sáng tạo với tác giả dân gian, làm cho
tác phẩm dân gian phong phú, sinh động hơn. Học sinh sẽ thổi vào đó cái nhìn
khách quan, mang tính thời sự. Các em làm cho những tác phẩm dân gian có
những cái kết hiện đại, nhân văn hơn. Hoặc các em sẽ có những cái nhìn cơng
bằng, mới mẻ hơn đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử. Ví dụ: Khi cho học
sinh đóng kịch tưởng tượng sau khi chết, Trọng Thủy và Mị Châu gặp lại nhau ở
dưới thủy cung, tôi thấy học sinh có nhiều sáng tạo mới mẻ. Có nhóm tạo ra bối
cảnh gặp nhau rất li kì, có nhóm lại rất thiết thực: Trọng Thủy ân hận xin Mị

10


Châu tha thứ, Mị Châu tha thứ với tư cách là vợ, cịn là cơng dân của nước Âu
Lạc thì kiên quyết khơng tha thứ….
Với hình thức này, giáo viên cũng sẽ nhìn thấy được rõ nhất sự sáng tạo,
cách cảm nhận có chiều sâu của học sinh thời đại ngày nay về nhân vật, nội
dung tác phẩm dân gian. Bởi lẽ, để tạo ra một cái kết khác hoặc tưởng tượng ra
những điều phía sau văn bản thì các em phải là những người thấm nhuần, hiểu rõ
nội dung văn bản và phải có sự tìm hiểu, thảo luận để tạo ra những vở kịch, đoạn
kịch có tính logic với tác phẩm và phải thể hiện được sự sáng tạo. Thế nhưng,
khi giao nhiệm vụ cho học sinh đóng kịch dạng này, tơi thấy các em rất thích thú
vì các em được thỏa mãn sự sáng tạo, thể hiện được cái tôi, những quan niệm
hiện đại của bản thân.
Thực hiện phương pháp đóng vai này, tơi hướng dẫn học sinh tiến hành
các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: chia nhóm, giao chủ đề cho học sinh
chuẩn bị. Ở dạng này, các nhóm sẽ cùng thực hiện một chủ đề để giáo viên thấy
được sự sáng tạo của mỗi nhóm
Bước 2: Các nhóm chuẩn bị

- Viết kịch bản, lựa chọn nhân vật
- Tập luyện đóng kịch
Bước 3: Các nhóm diễn kịch
Bước 4: Thảo luận
Các nhóm tiến hành thảo luận, nhận xét chéo về quá trình biểu diễn của
nhau. Riêng ở phần này, giáo viên có thể cho học sinh bình chọn nhóm nào sáng
tạo, diễn xuất tốt nhất, vở kịch hay nhất và nếu có phần trao quà thì sẽ càng hấp
dẫn.
Sau khi hướng dẫn học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét, đánh giá.
2.3.2. Các bước tiến hành đóng vai trong bài học cụ thể
Trong khn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tơi xin trình bày tiến trình cụ thể
trong việc hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp đóng vai để đạt hiệu quả
học tập cao nhất. Tơi trình bày phương pháp đóng vai ở dạng hai: Chuyển thể
văn bản văn học thành kịch bản sân khấu. Bài học tôi hướng dẫn là hai truyện
cười: “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
Bước 1: Giao nhiệm vụ bài học
Trước khi học hai truyện cười, tơi chia lớp thành hai nhóm và giao nhiệm
vụ mỗi nhóm như sau:
Nhóm 1: Đóng kịch truyện “Tam đại con gà”
Nhóm 2: Đóng kịch truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”
Tơi u cầu từng nhóm xác định chủ đề và mục tiêu học tập: Chuyển thể
hai văn bản thành hai vở kịch. Xây dựng vở kịch phải dựa trên mục tiêu bài học.
Với truyện “Tam đại con gà” phải làm rõ được mâu thuẫn trái với tự nhiên
trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ, cái dốt khơng thể che đậy, càng dấu
dốt càng lộ ra và làm trị cười cho thiên hạ. Với truyện “Nhưng nó phải bằng
11


hai mày” phải làm nổi bật lên viên quan xử kiện tham lam, cách kết hợp lời nói,
hành động của viên quan này bật lên tiếng cười chua chát và tình cảnh bi hài của

người nơng dân xưa. Tình huống đóng vai phải cụ thể, phải tơn trọng giá trị nội
dung của văn bản gốc và sáng tạo thêm: lời thoại, ngơn ngữ, cử chỉ, điệu bộ để
làm tăng tính kịch cho vở kịch. Đặc biệt, tơi u cầu: Đó là hai truyện cười thì
tình huống kịch và người diễn phải làm bật lên được tiếng cười cho người xem
thì mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, không được dùng quá nhiều kĩ xảo để gây mất
thời gian tập trung vào nội dung.
Thời gian cho mỗi nhóm chuẩn bị: 7 – 10 ngày.
Bước 2: Chuẩn bị
Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng cùng làm việc với nhóm,
thảo luận và phân công nhiệm vụ đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều
làm việc, góp mình vào vở kịch. Các nhóm được phân cơng sẽ chủ động trong
các việc sau:
Phân công viết kịch bản: cử ra 2 - 3 bạn có năng khiếu viết văn, có sự
sáng tạo, tìm tịi sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ này.
Phân cơng nhân vật đóng kịch: nhân vật đảm nhiệm vai chính, vai phụ.
Phải làm rõ các nhân vật sẽ thực hiện nhiệm vụ cụ thể gì, làm nổi bật nội dung
vở kịch ra sao, ngôn ngữ, cử chỉ, lời thoại sẽ phải như thế nào.
Phân cơng nhóm bạn đảm nhiệm việc hóa trang, trang phục, đạo cụ. Phải
lựa chọn những trang phục phù hợp, có hóa trang nhưng đơn giản vì phục vụ
cho mục đích học tập trong tiết học và có thêm đạo cụ thì càng tốt.
Phân cơng một số bạn làm nhiệm vụ quan sát. Các bạn này sẽ quan sát lúc
tập luyện. Các bạn theo dõi nhân vật chính, nhân vật phụ diễn xuất và đưa ra
những đánh giá, nhận xét về diễn xuất, khả năng giải quyết tình huống…để các
nhân vật kịp thời điều chỉnh.
Các nhóm tập luyện, chuẩn bị sau các buổi học và chủ nhật. Trong quá
trình tập luyện những bạn viết kịch bản, những bạn làm nhiệm vụ quan sát,
hướng dẫn, góp ý để các diễn viên diễn xuất được tốt nhất. Đồng thời, giáo viên
dành thời gian có thể cùng các em tập luyện, góp ý để các em hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ đóng vai

Trước khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu lớp chuẩn bị,
tạo không khí thuận lợi: kê, xếp lại bàn ghế cho thích hợp, để khoảng trống ở
giữa làm sân khấu để các nhóm biểu diễn; Có bàn ghế cho giáo viên ở chỗ ngồi
thích hợp để theo dõi, quan sát diễn biến chung; Tạo khơng khí thoải mái, lớp
trật tự và tập trung.
Trước khi học sinh đóng vai, giáo viên nêu rõ mục tiêu bài học qua việc
dựng kịch bản sân khấu, yêu cầu học sinh còn lại quan sát, theo dõi để phục vụ
cho việc thảo luận. Đồng thời, các nhóm thực hiện đóng vai chủ động về thời
gian, nội dung hợp lí, đảm bảo vở kịch khơng q ngắn, khơng quá dài và phải
có thời gian cho việc thảo luận sau đóng vai. Theo phân phối chương trình, hai
truyện cười này sẽ học trong hai tiết, vì vậy giáo viên sử dụng những buổi có hai
12


tiết liên tục để dạy, vừa để các em có thời gian đóng kịch, vừa để thảo luận sau
đóng vai.
Thực hiện đóng vai: Các nhóm lần lượt thực hiện nhiệm vụ:
Nhóm 1: Đóng kịch “Tam đại con gà”
Nhóm 2: Đóng kịch “Nhưng nó phải bằng hai mày”
Những học sinh cịn lại quan sát, theo dõi. Trong q trình đóng vai nếu
nhân vật chính đưa ra những vấn đề khơng liên quan đến kiến thức, nhiệm vụ đã
được đưa ra thì vai phụ có thể hỏi lại, gợi ý khéo léo để vai chính điều chỉnh cho
phù hợp.

Nhóm 1: Đóng kịch Tam đại con gà

13


Nhóm 2: Đóng kịch Nhưng nó phải bằng hai mày

Bước 4: Thảo luận sau đóng vai
Đây là bước hết sức quan trọng, là nội dung cơ bản của dạy học bằng
phương pháp đóng vai. Giáo viên sẽ là người trực tiếp điều khiển thảo luận.
Phần thảo luận phải được thực hiện ngay sau khi đóng vai để người học cịn lưu
giữ được những nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. Q trình thảo
luận diễn ra qua hai công đoạn như sau:
Thứ nhất là thảo luận chung
Ở phần này giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về hai vở kịch ở các
phương diện:
Một là: Kĩ năng giao tiếp, phong thái, diễn xuất của diễn viên
Hai là: Vở kịch nào hay, hấp dẫn, sinh động và có sự chuẩn bị, đầu tư kĩ
lưỡng, chu đáo hơn.
Học sinh trình bày quan điểm cá nhân và đại diện nhóm trình bày.
Giáo viên nhận xét về quá trình chuẩn bị, sự sáng tạo, khả năng diễn xuất
của học sinh; khen thưởng, cho điểm đối với nhóm, cá nhân hồn thành tốt
nhiệm vụ. Đồng thời, nêu lên những mặt chưa làm được để các em rút kinh
nghiệm cho những lần tiếp theo. Ở phần này, giáo viên có thể cho học sinh bình
chọn và trao phần thưởng để tăng tính hấp dẫn của bài học và kích thích được
hứng thú, đam mê đối với môn học của học sinh.
Thứ hai là thảo luận nội dung bài học
Với vở kịch: “Tam đại con gà”. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để học
sinh thảo luận: Vở kịch đã chuyển tải được nội dung văn bản chưa? Đối tượng
cười là ai? Tình huống và nghệ thuật gây cười? Bài học rút ra?
14


Sau khi học sinh thảo luận, trả lời sẽ làm nổi bật lên những sản phẩm sau:
Đối tượng gây cười là anh học trị đã dốt lại hay nói chữ và giấu dốt. Tình huống
gây cười: Gặp chữ “kê” trong sách tam thiên tự là “gà” nhưng thầy không biết
và tìm cách dấu dốt: Học sinh hỏi dồn, thầy trả lời “dủ dỉ là con dù dì”, sau đó

dặn học trò đọc khẽ và xin đài âm dương từ thổ cơng, được thổ cơng đồng ý,
thầy cho học trị đọc to; Bố của lũ trẻ nghe được chất vấn, thầy tìm cách chống
chế và tự lật tẩy bản chất dốt nát: “dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con
công là ông con gà”. Nghệ thuật gây cười: kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và kết thúc
bất ngờ. Bài học rút ra đến nay vẫn còn tính thời sự: sự dốt nát và thói quen giấu
dốt. Vì vậy, phải có tinh thần ham học hỏi.
Với vở kịch: “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Giáo viên đưa ra hệ thống
câu hỏi để học sinh thảo luận: Vở kịch đã chuyển tải được nội dung văn bản
chưa? Đối tượng cười là ai? Tình huống và nghệ thuật gây cười? Bài học rút ra?
Sau khi học sinh thảo luận, trả lời sẽ làm nổi bật lên những sản phẩm sau:
Đối tượng gây cười là thầy Lí và việc xử kiện của thầy Lí. Thầy là người nổi
tiếng xử kiện giỏi nhưng thực tế lại xử kiện bằng ăn đút lót và căn cứ vào tiền
đút lót để phân phải trái. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ, hành động của thầy Lí làm
bật lên tiếng cười chua chát, mỉa mai. Tiếng cười cịn bật lên từ Cải và Ngơ:
đánh nhau, đem tiền đi đút lót. Nghệ thuật gây cười: tình huống kịch tính, sự kết
hợp khéo léo giữa ngơn ngữ, cử chỉ và cách chơi chữ trong hành động và lời nói
của thầy Lí: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”. Tác phẩm là
tiếng nói phê phán bọn quan lại tham nhũng ngày xưa; là bài học cho nhân dân
lao động đừng tự biến mình thành nạn nhân của quan tham.
Với cách làm này, tôi thấy học sinh hào hứng trong quá trình chuẩn bị bài
học, quá trình lĩnh hội kiến thức. Lâu nay các em biết đến truyện cười dân gian
nhưng chỉ trên sách vở. Học về truyện cười nhưng chỉ nghe giảng và cảm nhận.
Còn với hình thức học tập này, truyện cười được hiện lên một cách sống động
nhất. Học sinh được sống với tác phẩm, là nhân vật trong tác phẩm, các em sẽ
hiểu hơn giá trị của tác phẩm ấy. Các em thấy được ý nghĩa, ngụ ý phê phán sâu
cay mà tác giả dân gian gửi gắm Vì thế mà phần đóng kịch, kể cả thảo luận sau
khi đóng kịch cũng rất sôi nổi, thiết thực. Các em rất hứng khởi, vì được làm
việc, được sáng tạo và được thể hiện mình. Qua bài học các em rút ra được
những thơng điệp cho cuộc sống hiện đại nhưng không phải là áp đặt mà là bài
học từ những người trong trong cuộc. Đây là cách dạy mở để mỗi học sinh có

thể tiếp nhận và lĩnh hội theo cách riêng của từng em, làm cho giá trị của tác
phẩm văn học dân gian trở nên phong phú hơn trong lòng giới trẻ hôm nay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tiến hành dạy học văn học dân gian bằng việc sử dụng phương
pháp đóng vai ở lớp 10A3K52, tơi thấy đạt được những hiệu quả rõ rệt. Đó là,
các em đã góp phần vào việc làm mới tác phẩm văn học dân gian. Những tác
phẩm dân gian khơng cịn như nhiều học sinh lâu nay vẫn cảm nhận là xưa cũ,
xa lạ và cũng khơng cịn là những tác phẩm trên trang giấy hoặc trong lời kể của
bà, của mẹ. Các em có cơ hội nhập cuộc với tác phẩm, làm mới và sống dậy
những tác phẩm dân gian. Các em đã thổi những làn gió mới vào những tác
15


phẩm ấy bằng những cảm xúc, suy nghĩ của tuổi trẻ hiện nay, làm những tác
phẩm dân gian như được sinh ra một lần nữa với những giá trị mang hơi thở thời
đại. Trong không gian lớp học, các em tái hiện lại những tác phẩm của hàng
nghìn năm trước, làm cho tác phẩm ấy không xa rời thực tế cuộc sống hiện tại,
khơng nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp dẫn mới. Vì vậy mà ý nghĩa giáo dục
của tác phẩm dân gian đối với học sinh sẽ thiết thực và gần gũi hơn.
Perter Kline – Giáo sư của Đại học Baylor cho rằng: “Hãy nên nhớ: Học
tập thật sự hiệu quả khi nó thực sự là sự vui thích”. Quả đúng như vậy, sử dụng
phương pháp đóng vai khi dạy học về văn học dân gian học sinh sẽ không phải
lĩnh hội kiến thức áp đặt, một chiều, lí thuyết đơn điệu mà các em được chủ
động trong việc học tập. Các em thích thú khi được phân cơng, tham gia đóng
vai. Các em rất chủ động nhập cuộc vào tác phẩm, cùng nhau nghiên cứu, lên
kịch bản, luyện tập, diễn xuất…Điều đó, giúp các em hiểu sâu sắc về giá trị của
tác phẩm và quá trình đó cịn làm cho kiến thức về tác phẩm ăn sâu vào tiềm
thức của các em. Mặt khác, các em được tự chủ trong việc tìm hiểu văn bản nên
giá trị của văn học học dân gian đến với các em phong phú, sinh động và có
nhiều giá trị mới mẻ, mang hơi thở thời đại. Các em cảm nhận sâu sắc, đầy đủ

những giá trị của văn học dân gian và những bài học quý giá mà ông cha ta đã
để lại. Điều đó được thể hiện qua kết quả kiểm tra giữa học kì 1 (Kiểm tra tập
trung toàn trường, câu nghị luận văn học 5,0 điểm về văn học dân gian) sau khi
đã thực hiện giải pháp thu được như sau :
Đề bài : Cảm nhận về nhân vật Tấm trong quá trình đấu tranh giành
lại hạnh phúc trong truyện cổ tích “Tấm Cám”? Từ đó, rút ra bài học cho
bản thân.
Bảng 4
Lớp

10A3K52


số

43

Kết quả kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2020 - 2021
Điểm
dưới
5

%

Điểm
5-6

%

Điểm

7-8

%

Điểm
9 - 10

%

0

0

18

41,9

25

58,1

0

0

Bảng 5
Lớp

Sĩ số


Các em có muốn tiếp tục học tập bằng hình thức đóng vai
ở các tác phẩm khác nữa hay khơng?


10A3K52

43

Khơng

Số lượng

%

Số lượng

%

43

100

0

0

So sánh kết quả đầu vào ở bảng 3 với kết quả ở bảng 4, dù chỉ trong một
thời gian ngắn nhưng đã có sự chuyển biến. Số lượng học sinh bị điểm yếu
khơng cịn nữa; số lượng học sinh điểm trung bình (5 – 6 điểm) từ 29 em còn 18
em. Đặc biệt, số lượng học sinh đạt điểm 7 - 8 tăng mạnh, từ 9 em tăng lên 25

16


em. Tuy nhiên, sự chuyển biến của học sinh cần phải có nhiều thời gian hơn và
phải là sự kết hợp của nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học nhưng với những kết
quả này cũng là động lực để tôi ln nỗ lực thay đổi, đa dạng hóa các phương
pháp dạy học để đem đến những kết quả học tập cao nhất cho học sinh. Đó là,
tơi tiếp tục sử dụng phương pháp đóng vai khi dạy học một số tác phẩm khác
trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng như: Dựng lại một vài trích
đoạn trong “Truyện Kiều”, “Chí Phèo”, “Số đỏ”, “Vợ nhặt”…và sử dụng kết
hợp với nhiều phương pháp như: Thảo luận nhóm, dạy học dự án, đặt và giải
quyết vấn đề…
Đổi mới phương pháp dạy học bằng đóng vai góp phần khơng nhỏ vào
việc làm mới tiết học văn học dân gian nói riêng và học tập Ngữ văn nói chung.
Trong q trình học tập các em thấy hào hứng, thích thú, sẵn sàng tham gia
nhiệm vụ, góp phần vào sự thành cơng của tiết học. Tiết học sôi nổi, vui vẻ, chủ
động và hiện đại. Các em học tập sôi nổi không chỉ ở phần đóng kịch mà ngay
cả phần thảo luận. Đặc biệt, với cách làm này tôi đã thay đổi rõ rệt thái độ học
tập của học sinh lớp tôi từ thụ động, nhút nhát, ỷ lại đến tự chủ, mạnh mẽ, hứng
khởi. Các em chủ động trong việc tham gia nhiệm vụ, chuẩn bị, đóng vai và cịn
biết trình bày quan điểm, ý kiến trong phần thảo luận. Theo tôi, đây là một thành
quả rất lớn và là tiền đề để các em thay đổi, cố gắng trong những năm học tiếp
theo.
Đồng thời, sử dụng phương pháp học tập này còn góp phần tạo nên sự
đồn kết trong lớp. Các em được tham gia thảo luận nhóm, lên kế hoạch đóng
vai, cùng đóng vai, siết chặt hơn nữa nữa mối quan hệ giữa trò với trò. Mặt
khác, giáo viên là người quan sát, hướng dẫn, cùng làm việc với các em ở bên
ngồi khơng gian lớp học, đằng sau giờ dạy cũng góp phần làm tăng thêm sự
gần gũi giữa cơ và trị. Trong q trình làm việc cùng nhau đối với các em còn là
những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.

Sử dụng phương pháp học tập này là cơ hội để phát hiện và bộc lộ năng
khiếu ở học sinh. Các em thể hiện được các năng khiếu như: viết kịch, diễn xuất,
ca hát, hóa trang...Đó cũng là cơ sở để các em chọn ngành nghề sau này. Nhất là
đối với học sinh khối C, các em có thể chọn những ngành nghề liên quan đến
viết kịch, báo chí, diễn xuất...Các em có cơ hội để phát triển kĩ năng giao tiếp,
ứng xử linh hoạt trong các tình huống và làm phong phú thêm ngôn ngữ tiếng
Việt cho bản thân.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những giải pháp mà tôi đã áp dụng khi giảng dạy phần văn học dân
gian ở lớp 10A3K52, trường THPT Triệu Sơn 2, tôi thấy đã mang lại những hiệu
quả rõ rệt. Hầu hết học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy
được sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Học sinh hiểu được giá trị tác
phẩm văn học khơng phải một cách máy móc mà thiết thực, gần gũi nhất.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và áp dụng đề tài vào việc dạy học văn học dân gian nói riêng và mơn
17


văn nói chung để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh và làm
cho mỗi giờ học Ngữ văn thêm phần ý nghĩa.
3.2. Kiến nghị
Với giáo viên: không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng chuyên môn
nghiệp vụ, đổi mới các phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, tiến bộ nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
Với Đoàn trường và Nhà trường: tổ chức các sân chơi văn học cho học
sinh như: Đêm thơ, sân khấu hóa tác phẩm văn học... để các em có dịp thể hiện
tài năng và làm cho văn học gần gũi hơn đối với học sinh.

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Bình

18



×