Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN tổ chức hoạt động ngoại khóa qua môn địa lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT thường xuân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.68 KB, 20 trang )

Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đứng trước xu thế phát triển của đất nước, giáo dục - đào tạo đóng vai trị
quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giáo dục trong xã hội mới, thời đại
mới phải là "đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc
và CNXH hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [2, tr.32].
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW
“Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết mang tính định hướng chiến lược cho
sự thay đổi của hệ thống giáo dục Việt Nam chuyển từ “tiếp cận nội dung” sang
“tiếp cận năng lực”. Nghĩa là hệ thống giáo dục không phải chỉ giúp người học
biết được cái gì mà quan trọng cốt lõi là hệ thống giáo dục giúp người học phát
triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức
trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải
quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Địa lí được coi là "ngành học về thế giới" đưa vào giảng dạy ở các trường
phổ thơng nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa
học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng
xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu
phát triển của đất nước. Thực tế cho thấy, bộ mơn Địa lí khác với các mơn khoa học
tự nhiên khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh
thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lí
(nhất là các khái niệm địa lí chung) khơng có gì tốt bằng việc học sinh được tự
mình trải nghiệm và rút ra khái niệm sẽ làm vấn đề được rõ nét và khắc sâu hơn.
Việc học trải nghiệm giúp tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp
kiến thức theo u cầu của chương trình.
Hoạt động ngoại khố ngồi mục đích khắc sâu và nâng cao kiến thức cịn


rèn luyện học sinh tham gia và biết tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm
giúp học sinh nâng cao tính tích cực, năng động và sáng tạo của mình trong học
tập, đây cũng là một trong những phẩm chất cần thiết của người cơng dân mới
trong q trình hội nhập và phát triển đất nước hiện nay.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tổ chức hoạt động ngoại khóa qua
mơn Địa lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường
THPT Thường Xuân 2”.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm giúp học sinh nắm
vững, khắc sâu và nâng cao kiến thức đã học được trong các giờ lên lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung các hoạt động ngoại khóa cho một số bài học có ưu thế trong mơn
Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Thường Xuân 2.
Phạm vi thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thường Xuân 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
- Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết:
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp điều tra:
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia:
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá.
2. Nội dung của đề tài.
2.1. Cơ sở lí luận

Ngoại khố là một hình thức tổ chức dạy học góp phần tích cực vào việc
nâng cao, mở rộng vốn tri thức của học sinh, rèn luyện kĩ năng địa lí, tăng cường
hứng thú học tập bộ mơn và giáo dục lịng u thiên nhiên, đất nước. Đó là một
trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo định
hướng “… phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”
Trong thực tế ở trường phổ thơng hiện nay, do có nhiều lí do khác nhau nên
ngoại khoá chưa được phát huy tác dụng như nó vốn có. Tuy vậy, ngoại khố là
một hình thức tổ chức dạy học có nhiều tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu
quả dạy học địa lí cần được phát triển, đặc biệt trong tình hình đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa được coi là một không gian giáo dục
trong nhà trường phổ thơng, trong đó có sự tích hợp nội dung học tập trong nhà
trường từ các môn học gắn với kinh nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc
sống và năng lực sở trường của học sinh trong từng lĩnh vực để thích nghi với
cuộc sống thực đang diễn ra bên trong và bên ngồi nhà trường. Đó cũng là
khơng gian để tổ chúc các hoạt động giáo dục đa dạng như giáo dục định hướng
nghề nghiệp, các hoạt động giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt, khác biệt
cho các nhóm học sinh, gắn hoạt động của nhà trường với cuộc sống, tạo sự liên
2


kết đa dạng giữa các mơn học trong những tình huống thực tiễn, xây dựng các giá
trị cuộc sống cho công dân theo định hướng các kỹ năng mềm mà trong các môn
học không thể chuyển tải được, tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng công
dân... Đặc biệt không gian của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng được tối ưu
hố qua việc dạy học bộ mơn khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học, phát
huy năng lực sáng tạo cần không gian và thời gian lớn vượt ngồi khn khổ cho

phép của từng mơn học riêng lẻ.
Hoạt động ngoại là phương thức hoạt động chỉ sự tương tác, sự tác động
của chủ thể với đối tượng xung quanh và ngược lại. Hoạt động ở đây là hoạt
động của chính bản thân chủ thể. Những hoạt động này vừa mạng tính trải
nghiệm, thử và sai, vừa là cách thức nhận thức, tác động của riêng mỗi chủ thể.
Qua hoạt động thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học.
Từ những nghiên cứu lý luận trên, tôi xác định hoạt động động ngoại khóa
là một hình thức tổ chức dạy học góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng
vốn tri thức của học sinh, rèn luyện kĩ năng địa lí, tăng cường hứng thú học tập bộ
mơn và giáo dục lịng u thiên nhiên, đất nước. Đó là một trong những con
đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo định hướng “… phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Thực trạng chung.
* Hoạt động ngoại khố địa lí ở trường phổ thơng có một vị trí rất quan trọng.
- Khối lượng tri thức nhân loại, trong đó có tri thức địa lí ngày càng tăng
nhanh chóng. Các dự báo cho thấy, vào những thập niên đầu thế kỉ XXI, khoảng 4
năm tri thức nhân loại tăng gấp đôi. Trong nhà trường không thể học hết tất cả, mà
chỉ đưa vào những kiến thức cơ bản nhất của khoa học địa lí. Và ngay trong từng
bài lên lớp, học sinh cũng chỉ học những kiến thức cơ bản, vạch ra được bản chất
của sự vật, hiện tượng địa lí. Cịn rất nhiều kiến thức học sinh cần phải nắm, phải
hiểu, phải vận dụng trong cuộc sống của mình cịn chưa được đưa vào trong
chương trình địa lí phổ thơng.. Ngoại khoá là một trong những con đường để học
sinh bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm
thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những sự vật, hiện
tượng địa lí.
- Mỗi học sinh là một chủ thể của quá trình học tập của mình, mang trong

mình tiềm năng cá nhân về trí nhớ, lập luận, quan sát, giao tiếp… Ngoại khoá tạo ra
khả năng đa dạng của học sinh.
- Với quan điểm học tập suốt đời và xã hội học tập, bài học trên lớp khơng
cịn giữ vai trị độc quyền nữa. Ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện và cách thức
học tập mới. Nhiều cơ hội học tập mới xuất hiện ngay chính trong địi sống văn
3


hố, kinh tế - xã hội. Ngoại khố địa lí cũng chính là một trong những cơ hội đó, đã
có sẵn, tạo điều kiện rộng rãi góp phần vào việc tiến hành một xã hội học tập.
* Hoạt động ngoại khố có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học
địa lí ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của
các em, rèn luyện kĩ năng địa lí, tăng cường hứng thú học tập bộ mơn, giáo dục
lịng u thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Trước hết, nhờ vào hoạt động ngoại khoá mà các em được mở rộng, bổ
sung, cập nhật các kiến thức địa lí cần thiết; các kĩ năng địa lí của học sinh có được
trong học tập ở lớp học có điều kiện để rèn luyện và củng cố vững chắc, nhiều kiến
thức địa lí ở ngay tại môi trường địa phương được các em tìm tịi, khám phá, sưu
tầm hoặc hệ thống hố sẽ làm giàu thêm vốn tri thức, vốn sống của các em.
- Các hoạt động ngoại khố với nhiều hình thức phong phú, diễn ra ở nhiều
địa điểm khác nhau, đòi hỏi các cách thức hoạt động khác nhau sẽ rèn luyện cho
các em đức tính thích nghi, chủ động, năng động, tập dượt hoạt động và rèn luyện
kĩ năng nghiên cứu, giáo dục thế giới quan và lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước,
yêu quê hương, yêu lao động, tinh thần tập thể, tính cộng đồng, thói quen quan sát,
phán xét, suy luận… Hứng thú học tập địa lí từ đó được tăng cường.
- Ngoại khố đại lí cịn có tác dụng tập dượt học sinh với nhiều hoạt động đa
dạng, địi hỏi sự năng động, tự giác và có các kĩ năng hoạt động thực tiễn cần thiết.
Đó là những tiền đề quan trọng để rrèn luyện học sinh trở thành những con người
lao động mới đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thơng.
- Ngoại khố giúp học sinh sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách có ích, hợp lí

vào q trình học tập của mình. Đồng thời, một số hoạt động của các em cịn góp
phần tích cực vào phục vụ xã hội và xây dựng nhà trường (ví dụ như xây dựng
vườn địa lí, chiến dịch truyền thông dân số, tuần lễ môi trường…)
- Trong ngoại khố địa lí, tính độc lập và sự sáng tạo của học sinh rất được
tôn trọng. Nhờ vậy, các kĩ năng của công tác độc lập được rèn luyện, tạo cơ sở
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thơng theo
định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Với cách hiểu về HĐNK như trên, có thể thấy bất kỳ mơn học, lĩnh vực nào
cũng có thể xây dựng nội dung hoạt động. Nội dung hoạt động rất đa dạng, mang
tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học
tập, giáo dục như: đạo đức, trớ tuệ, kỹ năng sống, giá trị sống, nghệ thuật, thẩm mỹ,
thể chất, an tồn giao thụng, mơi trường... Giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề
thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học
sinh, giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng,
thuận lợi.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí 10 ở
trường THPT Thường Xuân 2
a) Thực trạng nhận định của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động ngoại
4


khóa qua mơn Địa lý 10 ở trường THPT Thường Xuân 2
Để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí 10 ở
trường THPT Thường Xuân 2 hiện nay, tôi đã tiến hành trao đổi và điều tra bằng
Anket giáo viên và học sinh ở một số trường THPT Thường Xuân 2.
+ Số lượng giáo viên: 04 giáo viên địa lí trường THPT Thường Xuân 2.
+ Số lượng học sinh: 150 học sinh khối 10;
Tôi điều tra nhận định của giáo viên về vai trị của hoạt động ngoại khóa
trong dạy học mơn Địa lý 10 và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Thực trạng nhận định của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động
ngoại khóa trong dạy học Địa lí 10 trường THPT Thường Xn2
STT

1

2

3

4
5

6

Mức độ
Rất
Bình
nhiều thường
Ít

Ý nghĩa

Cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa
học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và
về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp 100%
nơi trên Trái Đất.
Giúp học sinh biết cách giải thích các hiện
tượng, các mối quan hệ đã tạo nên những sự
thay đổi và phát triển trong môi trường tự nhiên 100%

cũng như trong nền kinh tế, xã hội.
Trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để
học sinh vận dụng các kiến thức của khoa học
địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương
pháp nghiên cứu, quan sát, điều tra, làm việc với 100%
bản đồ, với các số liệu thống kê kinh tế,…
Hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật
biện chứng.
100%
Bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch
sử, duy vật kinh tế, tư duy sinh thái,…
100%
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nuớc, thái độ
lao động nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, lịng
mong muốn góp phần làm cho đất nước, quê 100%
hương giàu đẹp.

Khơng


0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: Tác giả xây dựng thơng qua điều tra thực tế)
Bảng số liệu cho thấy 100% giáo viên đều nhận định hoạt động ngoại khóa
trong dạy học Địa lý 10 ở trường THPT có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Thơng qua tổ
chức hoạt động ngoại khóa có thể đạt được tất cả những mục tiêu mà môn

Địa lý mong muốn trong chương trình giáo dục phổ thơng.
b. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí 10 ở
trường THPT Thường Xn 2.
Trong q trình thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nội dung môn
5


Địa lý 10 được sử dụng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Thực trạng nội dung môn Địa lý 10 trong các hoạt động ngoại khóa
Mức độ
STT

Đồng
ý

Nội dung Địa lý

Phân
vân

Khơng
đồng ý

1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
2.2

2.3
2.4
3
3.1
3.2
3.3
3.4

Kiến thức thực tiễn
Các số liệu, sự kiện địa lí.
100%
Các biểu tượng địa lí.
100%
Các mơ hình sáng tạo về địa lí
100%
Kiến thức lí thuyết
Các khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả.
100%
Các thuyết trong địa lí.
100%
Những tư tưởng, những quan điểm trong địa lí học. 100%
Những kiến thức về phương pháp học tập và nghiên 100%
cứu
địa lí
Kỹ năng
Kĩ năng bản đồ
100%
Kĩ năng làm việc với các dụng cụ nghiên cứu địa lí 100%
Kĩ năng làm việc với các tài liệu địa lí
100%

Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí
100%
(Nguồn: Tác giả xây dựng thơng qua điều tra thực tế)
Qua bảng số liệu điều tra thì 100% giáo viên được điều tra đều thống
nhất những nội dung được đưa vào trong các hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý
10. Như vậy, hoạt động ngoại khóa có khả năng truyền tải tới học sinh tất cả các
loại kiến thức và kỹ năng cần thiết của môn Địa lý ở trường THPT.
Qua số liệu điều tra tôi thấy khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong
q trình dạy học Địa lý 10, giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp và hình
thức tổ chức.
Bảng 2.3: Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong
dạy học Địa lí 10 ở trường THPT Thường Xuân 2
STT
1
2
3
4
5

Phương pháp và hình thức

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp trao đổi, đàm thoại
Phương pháp sắm vai
Phương pháp làm việc nhóm
6

Có sử
dụng

100%
100%
100%
100%
100%

Khơng
sử dụng


6
7

100%
Phương pháp dạy học dự án
100%
Tham quan, dã ngoại
(Nguồn: Tác giả xây dựng thông qua điều tra thực tế)
Bảng số liệu cho thấy 100% giáo viên đều có sử dụng các phương pháp
trong hoạt động ngoại khóa, nhưng các thầy cô cũng chia sẻ không phải hoạt
động nào cũng sử dụng được hết tất cả các phương pháp.
Bảng 2.4: Thực trạng con đường tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy
học Địa lí 10 ở trường THPT Thường Xuân 2
Thường
xuyên
90%

Mức độ
Thỉnh
thoảng

10%

20%

30%

50%

Thông qua tổ chức hoạt động lao động trải nghiệm
sáng tạo

20%

80%

0%

Thông qua sinh hoạt tập thể
Thông qua tổ chức các hoạt động xã hội

20%
20%

40%
20%

40%
60%

Con đường

Thông qua con đường dạy học trên lớp
Thơng qua tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp

Chưa thực
hiện
0%

(Nguồn: Tác giả xây dựng thông qua điều tra thực tế)
Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lý 10 ở
nhà trường vẫn chủ yếu được tổ chức thông qua dạy học trên lớp. Các con
đường thực hiện khác cũng đã được đề cập tới nhưng mức độ sử dụng không
thường xuyên.
Tôi tiến hành điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới q trình tổ chức hoạt động
ngoại khóa mơn Địa lý 10 trong nhà trường THPT và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức hoạt động ngoại
khóa trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT Thường Xn 2
STT

Ảnh
hưởng
nhiều

Yếu tố

1
2
3
4


Mức độ
Ảnh
hưởng
ít

Khơng
ảnh
hưởng

Nội dung, chương trình mơn học
100%
Cơ sở vật chất của nhà trường
100%
Năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động của 100%
giảng
viên
Sự
tham
gia của các lực lượng giáo dục
100%
Như vậy, tất cả các yếu tố tôi liệt kê để điều tra đều được 100% giáo viên
nhận định là ảnh hưởng rất nhiều tới việc thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại
khóa trong dạy học môn Địa lý 10.
- Đối với học sinh:
Qua điều tra cho thấy, đa số các em học sinh đều u thích mơn Địa lí và
7


có mong muốn được tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Nhìn vào số liệu trên cho thấy đa số HS cho rằng việc hoạt động ngoại

khóa theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là rất cần thiết và cần
thiết. HDNK theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT có
những ý nghĩa nhất định, nhận thức được ý nghĩa này là cơ sở quan trọng để
giáo viên, học sinh tiến hành các hoạt động HĐNK theo định hướng phát triển
năng lực trong nhà trường. Ngoài ra cịn giúp học sinh có thêm những kiến thức
về bộ môn, rèn luyện được các kĩ năng sống, là cơ hội để học sinh trình bày suy
nghĩ của mình trước tập thể, thể hiện những tài năng, năng khiếu.
2.2.3. Nội dung hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí 10 theo hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xn 2
Ví dụ: Những nội dung có thể tổ chức học trải nghiệm:
Địa lí lớp 10
Bài

2-3

Nội dung có thể tổ chức học tập
Ngoại khóa trong bài

Hình thức hoạt động ngoại khóa
GV có thể xây dựng

Cho HS sử dụng bản đồ du lịch tỉnh/ thành
1. Phương pháp kí hiệu;
phố để xác định hướng đi trong một tình
2. Vai trò của bản đồ trong đời sống. huống cụ thể
II. Các mùa trong năm
III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa
và vĩ độ

Các trường học, công sở, cơ quan nhà nước… đều

áp dụng giờ làm việc /học mùa đông và giờ
làm việc/học mùa hè, tại sao?

8

II. Tác động của nội lực

Tham quan khảo sát thực tế hiện tượng uốn
nếp ở tại các vùng núi

9

II. Tác động của ngoại lực

Tham quan thực tế hang động

6

15
16
17

Bài

18
19

Đưa ra các tình huống liên quan tới hiện tượng
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế sông mùa cạn và mùa khô, cũng như nước nơi
độ nước sơng

đầu nguồn và thượng lưu
I. Sóng
Tham quan thực tế ở tại một vùng biển
II. Thủy triều
II. Các nhân tố hình thành đất
Tác động của con người tới quá trình hình
thành đất
Nội dung có thể tổ chức học tập
Ngoại khóa trong bài

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát
triển và phân bố của sinh vật
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo
độ cao

Hình thức hoạt động ngoại khóa GV
có thể xây dựng
Tại sao Thái Nguyên lại là vùng trồng chè lớn
nhất cả nước? Thăm quan vùng trồng chè Tân
Cương và lý giải sự phân bố của thực vật nơi đây
và các vùng khác trên cả nước.
Lớp phủ thực vật tại địa phương

8


22

Dân số thế giới và tình hình phát
triển dân số thế giới, ảnh hưởng của

tình hình gia tăng dân số đối với sự Tình huống về sức ép dân số tới phát triển kinh
phát triển kinh tế - xã hội
tế - xã hội, môi trường

Cơ cấu sinh học

Tại địa phương xuất hiện nhiều hiện tượng lựa
chọn giới tính khi sinh. Hãy là người vận động
người dân hiểu ra hậu quả của mất cân bằng giới
tình và vai trị của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu lao động. hãy
là một nhà nghiên cứu dự báo về nguồn lao động
trong tương lai.

24

Phân bố dân cư, đơ thị hóa

Khi thăm quan di tích lịch sử ATK Định Hóa,
em nhận thấy sự khác biệt về sự phân bố dân cư
từ TP Thái Nguyên lên Định Hóa, vậy theo em lí
do gì khiến cho hai nơi này khác biệt về dân cư đến
như vậy?
Đang sinh sống ở một vùng quê, em theo bố mẹ
về thành phố em hãy đưa ra so sánh về 2 mơi
trường sống đó. Em sẽ làm gì để thích nghi với
những thay đổi đó.

27-


Một số hình thức tổ chức lãnh thổ
nơng nghiệp, ngành trồng trọt, Tổ chức HS tham quan mơ hình trang trại nơi đó
ngành chăn ni
có các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

23

2829

Đặc điểm của công nghiệp, các Tổ chức HS tham quan mơ hình nhà máy Gang
ngành cơng nghiệp
Thép Thái Nguyên, KCN Sam Sung… và thấy
31được đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ
thổ cơng nghiệp
32-3 cơng nghiệp

Bài

Nội dung có thể tổ chức học tập
Ngoại khóa trong bài

Hình thức hoạt động ngoại khóa
GV có thể xây dựng

36

Tình huống thực tiễn địa phương: Nghiên cứu
các loại hình GTVT ở địa phương và vai trị của
các phương tiện GTVT này?


37

Tình huống là một hành khách cần chở khống
Đường sắt, đường ơ tơ, đường sơng sản, hành khách đi du lịch nước ngồi, một
hồ, đường biển
hành khách cần chuyển phát bưu phẩm tới các quốc
gia khác nhau trên thế giới…

Vai trò của GTVT

9


I. Khái niệm thị trường
II. Ngành thương mại

Tổ chức HS tham quan chợ, siêu thị hoặc bến
cảng để thấy được hoạt động thị trường và
thương mại

41

II. Chức năng của môi trường, vai
trị của mơi trường đối với sự phát
triển xã hội lồi người

Đóng vai là người nơng dân, nhà khai thác tài
nguyên và HS để nói lời cảm ơn tới mơi
trường. Qua những lời cảm ơn đó HS tự đúc rút

ra được chức năng của mơi trường.

42

Tổ chức ngoại khóa chủ đề Mơi Trường
I. Sử dụng hợp lí tài ngun, bảo vệ Đưa HS vào các nhân vật trong thực tế nói về cách
mơi trường là điều kiện để phát triển sử dụng môi trường tài nguyên như thế nào, để từ
đó thấy được việc cần thiết bảo vệ mơi trường

40

2.3. Một số hoạt động ngoại khố địa lí 10 ở trường THPT.
2.31. Thi địa lí
- Hình thức thi địa lí phổ biến trong hoạt động ngoại khố là “Đường lên
đỉnh Ơlympia”. Cuộc thi này gồm có 5 giai đoạn: Khởi động Vượt chướng ngại
vật  Tăng tốc  Về đích. ở mỗi giai đoạn như vậy, người dự thi phải trả lời một
số câu hỏi hoặc giải một bài tập, thực hiện một hoạt động… Trả lời đúng câu hỏi,
người thi sẽ được ghi được điểm, thang điểm từ thấp đến cao, phù hợp với từng
giai đoạn (ví dụ: phần khởi động, mỗi người thi phải trả lời 5 câu hỏi nhanh, mỗi
câu 5 điểm; phần vượt chướng ngại vật, mỗi câu 10 điểm…). Đến giai đoạn cuối
cùng, ai có số điểm cao nhất, người đó sẽ về đích và nhận được vịng nguyệt quế.
- “Đường lên đỉnh Ơlympia” là một hoạt động đòi hỏi học sinh dự thi phải
trả lời các câu hỏi và giải các bài tập liên quan đến chương trình chính khố. Các
câu hỏi và bài tập này đòi hỏi học sinh phải vừa nắm chắc kiến thức địa lí vừa phải
có óc suy luận, sáng tạo.
Các cuộc thi này có thể tổ chức thường kì hàng tháng ( có thể là đầu tháng
hoặc cuối tháng). Giáo viên địa lí là người ra đề và ở trong ban giám khảo. Việc tổ
chức thi và điều khiển chương trình do học sinh đảm nhiệm để phát huy tính tự chủ,
sáng tạo của học sinh.
Trong các buổi thi, nếu người dự thi không trả lời được câu hỏi, thì câu hỏi

đó dành cho khán giả ở dưới trả lời. Sau mỗi câu hỏi, khi học sinh trả lời xong, ban
giám khảo công bố đáp án đúng để học sinh có cơ hội đối chiếu, kiểm tra kết quả
của mình, đồng thời nắm thêm các kiến thức đại lí cần thiết.
- Thi “Đường lên đỉnh Ơlympia” thường tổ chức theo từng khối lớp, các đề
thi có nội dung phù hợp với chương trình học của khối đó.
Đề thi nên có nhiều hình thức khác nhau (hỏi, đáp, trắc nghiệm; câu hỏi kết
hợp với bản đồ, tranh ảnh, bản vẽ…). Trong đề thi cho một buổi thi nên có cả câu
hỏi yêu cầu suy luận, câu hỏi yêu cầu trí nhớ và câu hỏi về kĩ năng, trong đó nên
chú trọng về câu hỏi suy luận và kĩ năng địa lí.
- Dưới đây là ví dụ về nội dung của buổi thi “Đường lên đỉnh Ôlympia”
thuộc vào hoạt động ngoại khoá của trường THPT Thường Xuân 2.
10


- Đối tượng tham gia thi: 4 học sinh đại diện cho 4 lớp của khối 10.
* Khởi động:
- Gồm 5 gói câu hỏi, mỗi gói gồm 5 câu hỏi nhanh để học sinh trả lời trong vịng 45
giây.
- Ví dụ: Gói câu hỏi số 1
+ Một người đang đứng ở cực Bắc. Họ sẽ xác định các hướng B, N, Đ, T như thế
nào? (Xung quanh đều là hướng Nam).
+ Cách nói: sao Hoả, sao Kim, sao Mộc… có chính xác khơng? Vì sao? ( Khơng
chính xác, vì ngơi sao có khả năng tự phát sáng, trong hệ Mặt Trời chỉ có một ngơi
sao lớn nhất là Mặt Trời).
+ Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta là tỉnh nào? (Nghệ An)
+ Nếu đi từ phía Tây sang phía Đơng qua kinh tuyến đổi ngày (180 o) thì chúng ta
phải tăng thêm một ngày lịch hay lùi lại một ngày lịch? (Lùi lại một ngày lịch).
+ ở nước ta có mấy tỉnh có từ “Ninh”? (5 tỉnh: Bắc Ninh, Ninh Bình, Ninh Thuận,
Quảng Ninh, Tây Ninh)
* Vượt chướng ngại vật:

- Giải ô chữ
- HS tuỳ chọn ô hàng ngang, trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm, trả lời đúng
từ hàng dọc được 20 điểm. Câu nào thí sinh không trả lời được sẽ dành cho khán
giả khi kết thúc phần chơi.
- Ví dụ:
Câu hỏi:
1. Thành phố đơng dân nhất nước ta
2. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta
3. Nước có diện tích nhỏ nhất Đơng nam á
4. Nước có diện tích nhỏ nhất thế giới
5. Nước có dân số đơng nhất Đơng nam á
6. Đất nước được mệnh danh là “quê hương của sóng thần và núi lửa”
7. Đất nước được mệnh danh là đất nước “triệu voi”
8. Đây là đất nước ở châu Phi có 3 thủ đơ
9. Tên một dịng sơng nổi tiếng của nước Nga
1 H ồ C h í M i n h
2 N g h ệ a n
3 S i n g a p o
4 V a t
i c ă n g
5 I n đ ô n e x i a
6 n h ậ t b ả n
7
l à o
8 N a m p h i
9 V o n g a
11


Đáp án ô chữ hàng dọc: Magienlan

Thông tin tham khảo:
Phécnan đơ Magienlan (1480-1521) là nhà hàng hải người Bồ Đào Nha –
Người đầu tiên tiến hành cuộc hành trình vịng quanh thế giới bằng đường biển,
chứng minh Trái Đất hình cầu. Ông cũng là người đặt tên cho đại dương lớn nhất
thế giới nằm giữa châu Mỹ và châu á là Thái Bình Dương.
* Tăng tốc:
- Gồm 4 câu hỏi về các vấn đề khác nhau, người dẫn chương trình sẽ đọc từng câu
hỏi.
- Mỗi thí sinh có một tấm bảng để ghi đáp án của mình trên đó. Thí sinh nào trả lời
đúng và nhanh nhất được điểm tối đa là 40 điểm, thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ
2 được 30 điểm….
- Thí sinh ghi xong đáp án lên bảng thì úp bảng xuống và giơ cờ báo hiệu đã có đáp
án. Sau 30 giây suy nghĩ và ghi đáp án, tất cả các thi sinh cùng giơ bảng một lúc
khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, thí sinh nào đúng và giơ cờ trước sẽ
được số điểm cao hơn.
- Ví dụ:
+ Hãy sắp xếp thứ tự các con sông theo độ dài của chúng từ dài đến ngắn:
Amadơn, Hồng Hà, Nin, Mê Kơng.
(Đáp án: Sơng Nin: 6685 km, Amadơn: 6437 km, Hồng Hà: 5464 km, Mê Kơng:
4500 km).
+ Bức tranh sau đây nói cảnh bình minh hay hồng hơn?

( Đáp án: Cảnh bình minh. Quan sát cánh buồm hướng ra phía biển, vận dụng cơ
chế gió đất - biển để giải thích).
+ Hãy tính giờ và ngày múi giờ số 14, khi biết giờ quốc tế là 5 giờ ngày 1/5.
(Đáp án: 19h - ngày 30/4)
+ Tính độ cao của ngọn núi dưới đây:

12



(Đáp án: Ngọn núi trên cao 2500m, tính tốn dựa vào qui luật thay đổi nhiệt độ
theo độ cao: cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC).
+ Viết công thức tính gia tăng dân số của một quốc gia?
(Đáp án: GTDS = Tỉ suất gia tăng tự nhiên + Tỉ suất gia tăng cơ học).
* Về đích:
- Gồm 4 loại câu hỏi: câu hỏi 10 điểm, 20 điểm, 30 điểm và 40 điểm.
- HS được lựa chọn 2 lượt, có ngôi sao hi vọng (nếu trả lời đúng, số điểm sẽ tăng
gấp đôi, nếu trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm đã chọn).
- Ví dụ:
+ Câu hỏi 10 điểm: Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao các hình thức tổ chức lãnh
thổ cơng nghiệp của Việt Nam: Khu CN, Trung tâm CN, Điểm CN, Vùng CN.
(Đáp án: Điểm CN, Khu CN, TTCN, Vùng CN)
+ Câu hỏi 20 điểm: Sông Mê Kông chảy qua bao nhiêu quốc gia? Là những quốc
gia nào?
(Đáp án: Sông Mê Kông chảy qua 5 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam)
+ Câu hỏi 30 điểm: Sự khác nhau cơ bản giữa Bắc cực và Nam cực?
(Đáp án: Bắc cực là đại dương, còn Nam cực là lục địa)
+ Câu hỏi 40 điểm: Giải thích câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu ca dao trên có đúng ở mọi nơi trên Trái Đất khơng? Vì sao?
(Đáp án: Câu ca dao trên khơng đúng ở mọi nơi trên TĐ, nhưng nơi không đúng
với câu ca dao trên là bán cầu Nam, ở cực, ở xích đạo).
2.3.2. Trị chơi địa lí
- Trị chơi địa lí trong hoạt động ngoại khố là trị chơi học tập, có tác dụng mở
rộng, nâng cao hiểu biết địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh.Tổ chức trị
chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh
thần tập thể của các em. Ngoài ra, hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học

sinh được nâng cao. Mơn địa lí trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn đối với
các em.
Trị chơi địa lí có hai khía cạnh quan trọng:
+ Nội dung trị chơi là nội dung địa lí hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng,
nâng cao kiến thức, kĩ năng địa lí đã học ở nhà trường.
+ Mang đầy đủ tích chất của một trị chơi: có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và
sự thi đua giữa các em, giữa các nhóm, tổ.
- Trị chơi địa lí tuy là hình thức hoạt động ngoại khoá sinh động, hấp dẫn, nhưng
khi tổ chức trị chơi, giáo viên địa lí (làm cố vấn) cần lưu ý:
+ Khơng lạm dụng trị chơi, dễ gây nhàm chán
+ Trị chơi phải ln được biến đổi cho phù hợp với trình độ và lứa tuổi, cũng như
hồn cảnh của học sinh.
13


+ Không chú trọng nhiều đến chuyện thắng thua, chống biểu hiện cay cú, hơn thua.
+ Khuyến khích học sinh hoạt động tập thể, đề cao tinh thần đoàn kết, cộng tác,
trao đổi học hỏi để cùng tiến bộ.
- Một số trị chơi địa lí được sử dụng trong các tiết ngoại khố địa lí của trường
THPT Thường Xn 2 .
*Trị chơi 1: Hát vui địa lí
- Chia lớp thành 2 đội chơi
- Yêu cầu: Mỗi đội hát một đoạn trong bài “Cơ gái vót chơng” đã được thay lời,
trong đó phải điền được tên một địa danh của nước ta hoặc thế giới và một loại
hàng hoá (lưu ý: tên hàng hoá phải vần với tên địa danh, tên địa danh phải đúng với
nhịp điệu bài hát)
- Một đoạn bài hát:
Như bao cô gái ở …….
Cô gái …… ngồi bán ..…..
Bán ……… từ sáng tới chiều

Như bao cô gái ở………
- Ví dụ:
Như bao cơ gái ở Hà Tây
Cơ gái Hà Tây ngồi bán sắn dây
Bán sắn dây từ sáng tới chiều
Như bao cô gái ở Hà Tây
Hoặc :
Như bao cô gái ở Pari
Cô gái Pari ngồi bán bút bi
Bán bút bi từ sáng tới chiều
Như bao cô gái ở Pari
* Lưu ý: - Từ cuối cùng trong tên địa danh khơng có dấu (Ví dụ: Hà Tây, Bắc
Giang, Hải Dương.... mới phù hợp với giai điệu của đoạn hát. Các địa danh có dấu
ở từ cuối khơng đúng với giai điệu của đoạn hát. Ví dụ: Nam Định, Hà Nội...).
- Địa danh có thể là một nước, tỉnh, thành phố, quận, huyện....
*Trị chơi 2: Thi vẽ địa lí
- Chia lớp thành 2 đội chơi
- Giáo viên đưa ra chủ đề để 2 đội vẽ
- Mỗi đội lần lượt lên bốc thăm chủ đề để vẽ, những người còn lại trong đội chơi
phải đoán được nội dung bức tranh muốn nói gì.
- Các chủ đề:
1. Chặt phá rừng bừa bãi
5. Hạn hán
2. Ơ nhiễm nguồn nước
6. Sóng thần
3. Xói mịn đất
7. Ơ nhiễm khơng khí
4. Lũ lụt
8. Thủng tầng ơzơn
- Mỗi đội vẽ 4 chủ đề

14


- Sau khi HS vẽ xong một chủ đề, GV đưa ra các câu hỏi phụ để kiểm tra mức độ
hiểu biết của HS về vấn đề đó, đồng thời có mục đích giáo dục HS bảo vệ mơi
trường.
Ví dụ:
- Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi là gì?
- Ngun nhân của ơ nhiễm nguồn nước? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn
nước?
*Trị chơi 3: Tìm hiểu kiến thức địa lí
- Chia lớp thành 4 đội
- Mỗi đội cử 2 đại diện xuất sắc nhất lên tham gia trò chơi (1 người hỏi, 1 người trả
lời, 2 người quay lưng vào nhau)
- Từng đội chơi một (1-2-3-4)
- Trả lời đúng 1 câu được 10 điểm (câu nào khó bỏ qua)
- Thời gian: 3 phút/1 đội
- Các đội lên bốc thăm chọn gói câu hỏi đánh số từ 1-4
Gói 1
Gói 2
Gói 3
Gói 4
1. Kim tự tháp
1. Huế
1. Italia
1. Braxin
2. Canađa
2. Nhật Bản
2. Hạn hán
2. Tuyết rơi

3. Amazôn
3. Phú Sĩ
3. Trường Sa
3. Mặt Trời
4. Hạ Long
4. Cualalămpơ
4. Đạo Thiên Chúa 4. Phong Nha
5. Đạo Phật
5. Đạo Hồi
5. New York
5. Giacacta
6. Mưa
6. Bão
6. Mê Kông
6. Himalaya
7. Băng Cốc
7. Ba Bể
7. Trái Đất
7. Đơng Timo
8. Bản đồ
8. Kính thiên văn
8. Trường Sơn
8. Đạo Do Thái
9. Bánh đậu xanh
9. Nhãn lồng
9. Vải thiều
9. Bánh tôm
10. Đạo Phật
10. Nghệ An
10. Beclin

10. Sapa
* Lưu ý: Người hỏi không được dùng từ đồng nghĩa hoặc những từ đã có trong đáp
án. Những câu hỏi khó có thể bỏ qua, nếu cịn thời gian (chưa hết 3 phút), được
phép trả lời lại những câu hỏi chưa trả lời được.
* Trị chơi 4: Đuổi hình bắt chữ
- Chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội cử lần lượt các đại diện lên bốc thăm (mỗi đội
được phép bốc thăm 3 lần). Người lên bốc thăm phải diễn đạt đáp án bằng hình vẽ
cho đội mình hiểu (trả lời đúng được 10 điểm). Đáp án là một từ có nghĩa, ca dao,
tục ngữ hoặc thành ngữ.
1. Gió mùa
6. Cháy rừng
2. Sóng thần
7. Rét tháng ba bà già chết cóng
3. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ 8. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
4. Một cây làm chẳng nên non
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
9. Nước chảy đá mịn
5. Có cơng mài sắt có ngày nên kim
10. Ơ nhiễm nước
2.3.3. Tham quan địa lí
15


- Tham quan là một hoạt động quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng cần nghiên
cứu ở trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tham quan có thể được tiến hành
trong thiên nhiên, tại cơ sở sản xuất, triển lãm, hội chợ...
+Tham quan trong thiên nhiên: nội dung có thể là một thành phần, một bộ phận của
tự nhiên (ví dụ: các dạng địa hình bề mặt đất, các nguồn nước, thảm thực vật...)
hoặc tự nhiên tổng hợp (ví dụ: cảnh quan một vùng trước núi, một cánh đồng

rộng...).
+ Tham quan điểm quần cư: quan sát vị trí (ven sơng, ven biển, dọc trục đường
giao thông...), đặc điểm (cụm, phân tán, rải rác, phân bố đều hay không đều, mật
độ...).
+ Tham quan cơ sở sản xuất: nhà máy, nông trường, cơ sở sản xuất của hộ gia
đình...
+ Tham quan điểm du lịch: điểm du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử - văn hoá...
+ Tham quan bảo tàng: bảo tàng là nơi tập trung nhiều vật triển lãm phản ánh nhiều
mặt của đời sống thực tế (tự nhiên, dân cư, văn hoá, kinh tế)
+ Tham quan triển lãm, hội chợ kinh tế kĩ thuật: tại đây trưng bày các vật mẫu về
sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.
- Khi tổ chức đi tham quan cần lưu ý:
+ Khảo sát trước đại điểm tham quan, chọn thời gian và thời tiết thích hợp, thuận
lợi.
+Nội dung tham quan phải phục vụ thiết thực cho môn học.
+ Quy định chặt chẽ và yêu cầu mọi người phải thực hiện nghiêm túc về kỉ luật trên
đường đi, khi đi tham quan, khi ra về đảm bảo an toàn, bảo vệ mơi truờng và có kết
quả học tập tốt.
+ Việc tham quan phải được tổ chức có kế hoạch, có mục đích rõ ràng, sau khi
tham quan phải có thu hoạch cá nhân (hoặc nhóm).
- Việc tổ chức tham quan thường diễn ra theo các bước sau:
+ Chuẩn bị:
Xác định mục đích, nội dung tham quan, địa điểm, thời gian, lộ trình,
phương tiện, các cơ sở vâth chất phục vụ khác.
Các thông tin cần thiết về đối tượng tham quan
Dự kiến các phương pháp sử dụng chủ yếu trong tham quan (quan sát, phỏng
vấn, lấy mẫu vật...) kèm theo sự chuẩn bị về các dụng cụ như giấy, bút, túi đựng
hiện vật...
Dự kiến hình thức tổ chức học tập, có sự chuẩn bị trước các nhóm (nếu cần)

Chọn (phân công hoặc mời) người thuyết minh, người hướng dẫn tham quan.
+ Tiến hành tham quan
Đến địa điểm tham quan
Lắng nghe người hướng dẫn, tôn trọng nội quy, quan sát, thu thạp thông tin,
suy nghĩ, trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra hay câu hỏi của các bạn trong nhóm.
16


Cần quan tâm đến các yếu tố chủ yếu, nổi bật trong nội dung tham quan.
+ Tổng kết tham quan:
Trong nhóm trao đổi với nhau để làm rõ các vấn đề còn thắc mắc, cùng nhau
tổng kết khái quát các nội dung tham quan.
Ở nhà, mỗi người viết thu hoạch về nội dung tham quan.
Báo cáo kết quả tham quan, trưng bày hiện vật.
+ Ví dụ minh hoạ: Tham quan vịnh Hạ Long - kì quan thiên nhiên của thế
giới.
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được những giá trị tiêu biểu của một danh lam thắng cảnh, một kì
quan thiên nhiên của thế giới đã được UNESCO 2 lần công nhận, một điểm du lịch
nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
- Học sinh thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.
- Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trường xanh - sạch - đẹp.
* Địa điểm tham quan: vịnh Hạ Long.
* Thời gian: 2 ngày
* Phương tiện: Ơ tơ
* Những thông tin cần thiết:
- Vịnh Hạ Long - di sản của Việt Nam và thế giới, đã được UNESCO 2 lần công
nhận về những giá trị tiêu biểu của nó. Lần 1, cơng nhận về giá trị thẩm mĩ (năm
1994), lần 2, công nhận về giá trị địa chất địa mạo (năm 2000). Hiện nay, tỉnh
Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO cơng nhận vịnh Hạ Long là di sản thế

giới lần 3 dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng
vịnh.
- Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ
Tây vịnh Bắc Bộ, tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo
thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.
- Vịnh Hạ Long với diện tích khoảng 1.553 km2, bao gồm 1.960 hịn đảo lớn, nhỏ,
phần lớn là đảo đá vơi. Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, khơng
giống bất kì hịn đảo nào ven biển Việt Nam và khơng đảo nào giống đảo nào, ví dụ
như hịn Đầu Người vì trơng nó giống khn mặt một ai đó, hịn Rồng, hịn Cánh
Buồm, hịn Con Cóc, hịn Trống Mái... Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào
hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ,
đảo Tuần Châu), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo
(hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ...)
- Khơng chỉ những hình thù đa dạng của những của những đảo đá màu xanh đen
trên mặt nước biếc vùng vịnh hấp dẫn du khách, mà các hang động tuyệt đẹp cũng
có sức lơi cuốn rất lớn. Trong các hang động là những nhũ đá, cột đá, rèm đá... rất
tráng lệ, tạo nên nhiều hình thù khác nhau như hình con voi, hình mâm xơi, hoa lá,
tượng đá... có sức lơi cuốn kì diệu đối với du khách
* Tổ chức tham quan với các câu hỏi định hướng:
17


- Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới bởi những giá trị nào?
- Kể tên các hòn đảo và hang động nổi tiếng của vịnh Hạ Long?
- Em hãy tả lại một thắng cảnh đẹp ở vịnh mà em thích nhất?
- Nêu cảm nghĩ của em về những thắng cảnh đó?
- Hiện nay, vịnh Hạ Long đang bị tác động rất nhiều bởi các hoạt động khai thác du
lịch trên biển và ô nhiễm môi trường do chất thải cơng nghiệp. Theo em, cần có
những biện pháp gì để giữ gìn cảnh đẹp và cảnh quan môi trường trong sạch ở vịnh
Hạ Long?

* Phương pháp thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn hướng dẫn viên du
lịch, chụp ảnh tư liệu, trao đổi nhóm... Học sinh ghi lại những điều thu hoạch được
sau buổi tham quan để về nhà viết báo cáo.
 Tóm lại:
Hoạt động ngoại khố địa lí ở trường THPT rất đa dạng với nhiều hình thức
khác nhau. Sự kết hợp hài hồ giữa các hình thức, phù hợp với trình độ, lứa tuổi
học sinh sẽ mang lại hiệu quả giáo dục và học tập cao. Thơng qua các hoạt động
ngoại khố địa lí, sẽ giúp các em thêm hiểu biết những kiến thức trong chương
trình chính khố và kiến thức thực tế. Từ đó, củng cố thêm niềm say mê, u thích
mơn học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên thực tế, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo hướng phát triển
năng lực ở trường THPT Thường Xuân 2 hiện nay còn nặng về lý thuyết, chưa
chú trọng đến hình thành những năng lực cho HS. Đa số các giáo viên còn bối rối
trong khâu thiết kế các hoạt động ngoại khóa. Có nhiều ngun nhân khách
quan và chủ quan nhưng khơng thể phủ định một trong những nguyên nhân chính
yếu nhất là GV chưa có hệ thống lý luận hướng dẫn việc thiết kế hoạt động ngoại
khóa theo hướng phát triển năng lực cho HS.
Những nghiên cứu thực nghiệm của tôi bước đầu khẳng định tính khả thi và
hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo hướng tiếp cận năng lực
kể trên.
2. Kiến nghị
BGH nhà trường
- Cần nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong
chương trình học THPT.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo hướng tiếp cận năng lực cần nhiều
thời gian và khơng gian, vì vậy, khi xây dựng chương trình mơn học, các nhà quản
lý cần tăng cường số tiết thực hành Địa lí 10 trong chương trình mơn học, giúp
GV có điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Đối với giáo viên bộ mơn Địa lí
- GV cần nhận thức sâu sắc rằng hoạt động ngoại khóa mơn Địa lí theo hướng
tiếp cận năng lực học sinh sẽ góp phần rất lớn đến chất lượng mơn học, hình
18


thành cho các em những năng lực cần thiết trong suốt q trình học ở bậc phổ
thơng. Từ đó có nhu cầu và quyết tâm vượt qua những trở ngại về tâm lý và thực
tiễn để thay đổi hoạt động tổ chức từ lý thuyết đơn thuần sang hướng tiếp cận năng
lực qua HĐNK.
- GV cần nghiên cứu kỹ chương trình và đặc điểm HS ở trường nơi mình cơng tác
để có những điều chỉnh về mục tiêu, nội dung tổ chức, tổ chức hoạt động TNST
cho phù hợp.
- Khuyến khích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; đồng thời phát
huy tốt vai trò chủ đạo của mình, ln sẵn sàng hỗ trợ HS khi cần thiết.
Đối với học sinh
- Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường
phổ thơng. Các hoạt động này khơng chỉ góp phần bổ trợ, củng cố và làm rõ hơn
những kiến thức lý thuyết các em học, mà nó cịn góp phần hình thành và phát
huy những năng lực của các em trong suốt q trình học.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, tích
cực tìm kiếm thông tin, trao đổi với bạn bè, phát huy tối đa khả năng sáng tạo
của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động.
Đối với PHHS và các tổ chức đồn thể khác
Hỗ trợ kinh phí và cùng với nhà trường liên hệ với cơ sở để tổ chức các
hoạt động ngoại khóa cho HS.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thường Xuân, ngày 12 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Đỗ Thế Dực

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội XI.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013, Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
tồn diện giáo dục và đào tạo.
3.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 BCH TW
Khoá XI.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
the định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT - Mơn Địa
lí, Tài liệu tập huấn.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, Tài liệu tập huấn
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể phổ
thơng.
7. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp (2014), Tổ chức hoạt động giáo dục
trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài
liệu tập huấn.


20



×