Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học theo dự án , tích hợp với nghị luận xã hội trong dạy học văn bản “chiếc thuyền ngoài xa” của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu

I. Lí do chọn đề tài :…………………………………………………….. Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu: …………………………………… ………….Trang 1
III. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………Trang 1
IV. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………….….Trang 2
Phần hai: Nội dung:
Chương I: Khái quát về phương pháp dạy học theo dự án…………..Trang 2
Chương II: Quy trình tổ chức dạy học văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” , tích
hợp nghị luận xã hội………………………………………………………Trang 4
Phần ba: Kết luận:……………………………………………………….Trang 20

0


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ rất nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ Văn ở Việt Nam vẫn theo
phương pháp truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến
thức sau đó viết lại những kiến thức đó trong các bài kiểm tra, bài thi. Gần đây,
theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạy học môn Ngữ Văn cũng có
một số thay đổi nhất định như chú ý đối thoại hai chiều giữa giáo viên và học sinh,
tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu…Tuy nhiên nhìn chung sự đổi
mới đó cịn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Đa phần các giờ học Văn vẫn
rất thụ động: giáo viên giảng bình theo cách hiểu của giáo viên, học sinh ghi chép
và nhớ… Đều đó khiến cho HS mất hứng thú và ngày càng khơng thích học văn.
Đặc biệt, kiến thức thu nhận từ các bài học không gắn với thực tế cuộc sống, không
phát triển năng lực, kĩ năng sống…cho học sinh, cũng khơng đáp ứng được u
cầu tích hợp, liên môn theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Sau một thời gian vận dụng phương pháp dạy học cũ, tôi và nhiều đồng


nghiệp càng nhận ra những mặt hạn chế đã nêu. Với mong muốn cải tiến phương
pháp để hiệu quả giảng dạy được tốt hơn, tơi đã tìm hiểu và nhận thấy cần phải tích
cực hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học
mơn Ngữ Văn. Theo sự tìm hiểu về các phương pháp dạy học, dựa vào đặc thù bộ
môn, tơi nhận thấy phương pháp phù hợp nhất, có khả năng khắc phục được hầu
hết các nhược điểm của phương pháp truyền thống, có tính khả thi cao chính là
phương pháp dạy học theo dự án.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học hiện đại này ,
tích hợp với nghị luận xã hội vào dạy một tác phẩm truyện ngắn trong chương trình
phổ thơng. Tên đề tài là : Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án , tích hợp
với nghị luận xã hội trong dạy học văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của sáng kiến này là dựa trên ưu điểm của phương pháp dạy học
theo dự án để áp dụng vào dạy một tác phẩm văn học. Trong đó tích hợp được
nhiều kiến thức liên môn và nghị luận xã hội. Bài học sẽ phát huy tinh thần làm
việc nhóm, sự chủ động sáng tạo và gây hứng thú cho HS, đồng thời hình thành ở
các em nhiều phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện đại.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Vì dung lượng có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, vì đặc điểm của phương
pháp dạy học theo dự án , đề tài chỉ vận dụng vào tác phẩm “ Chiếc thuyền ngồi
xa” trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học kì 2.
1


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng kết hợp các phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, làm việc nhóm, tìm kiếm
thơng tin, thu thập tài liệu, xử lí thơng tin, tổng kết…
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

1. Khái niệm:
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành,
có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện
với
tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập
kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và
kết
quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
2. Đặc điểm của DHDA
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các
nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra
3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng
sản phẩm. Có thể cụ thể hố các đặc điểm của DHDA như sau:
Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự
án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng,
việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học
tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học
cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc
môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực
hành. Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn
luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
Tính tự lực cao của người học : Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực

và tự lực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến
khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trị tư
vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm,
khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.


Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong
đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong


nhóm. DHDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa
các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác
tham gia trong dự án. Đặc điểm này cịn được gọi là học tập mang tính xã hội.
Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo
ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong
đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động
thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, cơng bố, giới thiệu.
3. Tiến trình thực hiện DHDA
Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiều
tác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: Quyết định,
lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương
pháp, người ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn.
Chúng tôi đưa ra quy trình khái quát gồm 6 bước như sau:
Bước 1:
Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án
Bước 2:
Thiết lập dự án
Bước 3:
Giao nhiệm vụ Bước
4:

Thực hiện dự án Bước 5:
Trình bày sản phẩm Bước 6:
Tổng kết, đánh giá
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
4.1 Ưu điểm
Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học
này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: Gắn lý
thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; Kích thích động
cơ, hứng thú học tập của người học; Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; Phát
triển khả năng sáng tạo; Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp:
Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; Phát triển
năng lực đánh giá.
4.2 Nhược điểm
- DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu
tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản
- DHTDA địi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA khơng thay thế cho PP thuyết
trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền
thống.
- DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm
dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và
quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư
duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng
lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp,
tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.


CHƯƠNG II: QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN “CHIẾC
THUYỀN NGỒI XA” TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO
PHƯƠNG PHÁP DHDA

1. Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án
- Tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm mang
cảm hứng thế sự đời tư, khám phá cuộc sống con người trong phương diện đời
thường. Vì vậy khá gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh.
+ Nội dung cơ bản của tác phẩm là kể về việc nhân vật Phùng chứng kiến một cảnh
tượng đen tối: cảnh người chồng vũ phu đánh vợ của mình một cách dã man.
Nhưng khi được khuyên bỏ chồng thì người đàn bà nhất định khơng chịu bỏ. Từ
nghịch lí này, Phùng đã vỡ lẽ biết bao nhiêu điều về cuộc sống, về cách nhìn con
người và cuộc đời.
Nội dung trên liên quan mật thiết đến một hiện tượng khá nhức nhối trong
thực tế xã hội Việt Nam: Nạn bạo hành gia đình. Đề tài này rất đáng được khảo
cứu vì tính thực tế và những lợi ích thiết thực từ việc khảo cứu: Điều tra để nắm bắt
thông tin, tự nhận thức và tuyên truyền về tình trạng bạo lực gia đình, cung cấp
kiến thức và kĩ năng cho bài viết nghị luận xã hội- một dạng bài quan trọng trong
chương trình Ngữ Văn THPT.
- Ngồi ra, trong chương trình Ngữ Văn THPT, học sinh đã được học các bài như:
+ Bài: Trình bày một vấn đề (Lớp 10).
+ Bài: Lập kế hoạch cá nhân (Lớp 10).
+ Bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Lớp 11).
+ Bài: Phát biểu theo chủ đề (Lớp 12).
+ Các bài: nghị luận về một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí, một vấn đề
trong tác phẩm văn học…
Những bài học trên đều sẽ được luyện tập, thực hành trong dự án dạy học
này nên có thể lồng ghép vào dự án nhằm giảm tải hoặc giúp học sinh vận dụng lí
thuyết vào hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả.
- Đặc biệt khi tham gia dự án này, học sinh còn được vận dụng các kiến thức của
mơn Tốn học, Tin học, Giáo dục Cơng Dân, Địa lí…để giải quyết dự án (Tính
tốn số liệu, vẽ biểu đồ, đọc biểu đồ, tìm hiểu luật hơn nhân và gia đình…)
2. Thiết lập dự án
2.1. Mục tiêu dự án


2.1.1. Về kiến thức:
- Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và hậu quả của nạn bạo hành gia
đình ở Việt Nam và địa phương cư trú.


- Hiểu và vận dụng cách lập kế hoạch cá nhân; phỏng vấn và trả lời phỏng vấn;
phát biểu theo chủ đề; làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, một tư
tưởng đạo lí, một tác phẩm văn học; đọc hiểu văn bản văn học.
- Cảm nhận được số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một
gia đình hàng chài được Nguyễn Minh Châu miêu tả trong tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa. Qua đó thấy được quan niệm nghệ thuật, tư tưởng và tài năng nghệ thuật
của tác giả.
2.1.2. Về kĩ năng:
Dự án sẽ giúp HS rèn luyện các kĩ năng sau: Kĩ năng thuyết trình; Kĩ năng phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn; Kĩ năng lập kế hoạch cá nhân; Kĩ năng ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào việc tìm tài liệu và vẽ biểu đồ; Kĩ năng phân tích, xử lí số liệu,
đánh giá vấn đề thơng qua số liệu; Kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học; Kĩ
năng viết bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học; Kĩ năng làm việc nhóm Kĩ
năng giao tiếp, tuyên truyền.
2.1.3. Về thái độ.
- Giáo dục học sinh ý thức tơn trọng pháp luật, ni dưỡng tình u thương, biết
trân trọng gia đình. Đặc biệt giáo dục ý thức đấu tranh bài trừ nạn bạo hành gia
đình.
- Khơi gợi hứng thú của học sinh đối với các vấn đề xã hội (vốn các em ít quan
tâm).
- Thúc đẩy sự sáng tạo của các em trong việc vận dụng kiến thức trong sách vở vào
thực tiễn cuộc sống.
2.1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, tự nghiên cứu; Năng lực
giải quyết vấn đề ; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí; Năng lực giao tiếp ;Năng

lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
2.2. Đối tượng dạy học của dự án
- Các em học sinh lớp 12 chuẩn bị đi học Đại học hoặc đi làm nên dự án này sẽ
giúp các em làm quen với cách học trên Đại học cũng như công việc sau này.
- Mặt khác, các em lớp 12 đã thực sự trưởng thành, có nhận thức sâu sắc hơn về
vấn đề hơn nhân, gia đình. Đặc biệt sẽ có nhiều em sớm thành lập gia đình sau khi
tốt nghiệp THPT.
- Các em lớp 12 cũng đã được tiếp cận nhiều kiến thức từ lớp dưới nên có thể vận
dụng tổng hợp vào việc thực hiện dự án.
2.3. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên: Sử dụng giáo án điện tử, dùng phiếu học tập, máy chiếu, máy tính,
máy ảnh, Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 10,11,12, Giáo dục công dân
10,12; Tin học 10. Tham khảo và khai thác tài liệu qua mạng Internet. Các loại
phiếu kiểm tra, đánh giá sản phẩm của học sinh.
* Học sinh: Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự
án, máy tính, máy chiếu, máy ảnh


2.4. Thời gian thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trong 3 tuần ( trong đó có 4
tiết lên lớp)
2.5. Tiến trình thực hiện dự án
Hoạt động 1: XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1. Mục tiêu của hoạt động: Nắm được mục tiêu của dự án; Thống nhất nội
dung, cách thức hoạt động của dự án; Thành lập các nhóm và phân cơng nhiệm
vụ; Nắm được các tiêu chí kiểm tra đánh giá; Phát triển năng lực hoạt động
nhóm, phát biểu ý kiến, lập kế hoạch làm việc.
2. Thời gian thực hiện: 1 tiết trên lớp (đầu tuần 1)
3. Tiến trình tổ chức hoạt động
Bước 1 : Đặt vấn

đề
*Giáo viên giới thiệu ý nghĩa, mục tiêu của dự án nhằm tạo hứng thú, tâm
thế hoạt động cho học sinh. (GV vừa giới thiệu vừa trình chiếu Powerpoint )
- Từ đặc điểm, vai trị của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, bài học
này sẽ giúp các củng cố thêm kỹ năng viết dạng bài này. Và để chúng ta có được
cái nhìn chân thực, khách quan, sâu sắc về hiện tượng cần bàn, có lẽ ta nên tìm
hiểu nó từ chính thực tế cuộc sống.
- Vai trị của gia đình: Đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của con người
và của xã hội.

- Vậy nhưng, một sự thật đáng lo ngại là nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam đã và
đang diễn ra vô cùng nhức nhối, gây ra những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân
cũng như toàn xã hội. Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng chứng
kiến, thậm chí là nạn nhân của những cảnh đau lòng này.


- Trong chương trình Ngữ Văn của chúng ta có một tác phẩm đã phản ánh một
cách cảm động, ấn tượng nỗi bất hạnh của một gia đình sống trong cảnh bạo lực.
Đó là tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu. Chúng ta hãy
xem nhà văn đã phản ánh như thế nào? Có gần với hiện thực cuộc sống khơng?


Đó chính là những lí do để chúng ta xây dựng chủ đề Bạo hành gia đình ở
Việt Nam trong dự án này.
Bước 2 : Xác định các nội dung của dự án và cách thức thực hiện dự
án.
* GV đưa ra các định hướng nội dung của dự án:
Trong dự án này, các em cần tìm hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu Luật hơn nhân gia đình
- Nội dung 2: Bàn luận về thực trạng bạo lực gia đình.



- Nội dung 3: Cách phản ánh của Nguyễn Minh Châu về nạn bạo lực gia đình


trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
* Giáo viên cùng thảo luận với học sinh để tìm ra cách thức thực hiện dự án.
*Thống nhất cách thức thực hiện dự án: Chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thực hiện trong 2 tuần (Trong đó có 2 tiết trên lớp).
+ Học sinh tự tìm hiểu về gia đình, luật hơn nhân gia đình qua sách giáo khoa mơn Giáo
+ Học sinh đi phỏng vấn để điều tra thông tin về nạn bạo hành gia đình ở địa bàn;
thống kê và phân tích số liệu đã thu thập để viết bài nghị luận về hiện tượng này.
- Giai đoạn 2: 1 tuần (Trong đó có 2 tiết trên lớp).
+ Đọc hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, so sánh với thực tế để đánh giá tác phẩm.
+ Tổng kết, đánh giá kết quả.
Bước 3: Giao nhiệm vụ, chia nhóm và lập kế hoạch nhóm.
* GV giao nhiệm vụ, chia nhóm, bầu nhóm trưởng, các nhóm họp bàn lập kế hoạch

NHĨM

1
2
3

4

- Điều tra thơng
- Phân tích thự

- Điều tra thơng

- Phân tích ngu
- Điều tra thơn
11 trong trường
- Phân tích hậ

- Điều tra thơn
12 trong trường
- Phân tích gi

Bước 4 : Cơng bố tiêu chí đánh giá.
- GV cơng bố các sản phẩm được đánh giá trong dự án và tiêu chí đánh giá cụ thể.
+ Sản phẩm 1: Hoạt động phỏng vấn (Các em quay Video 1 cuộc phỏng vấn và
nộp cho GV)
+ Sản phẩm 2: Hoạt động báo cáo kết quả.
+ Sản phẩm 3: Bài viết văn nghị luận về hiện tượng bạo hành gia đình.
+ Sản phẩm 4: Bài viết nghị luận về mối quan hệ giữa hoàn cảnh với nhân cách con người
+ Sản phẩm 5: Bài viết văn về một vấn đề trong tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa
+ Ngồi ra cịn có đánh giá năng lực hoạt động nhóm của từng cá nhân.

8


- HS trao đổi, trình bày thắc mắc hoặc đề đạt ý kiến khác với giáo viên.
Bước 5 : Thiết kế phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn.
- Các nhóm thảo luận thiết kế phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn.
- Giáo viên kiểm tra, góp ý mẫu phiếu điều tra của các nhóm.
4. Sản phẩm/ kết quả.
- Hình thành các nhóm phù hợp.
- Bản kế hoạch hoạt động của các nhóm.
- Phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn.

- Các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU, THU THẬP, XỬ LÍ THƠNG TIN
Mục tiêu của hoạt động.
Tìm hiểu về Luật hơn nhân gia đình và thực trạng nạn bạo hành gia đình ở địa
phương.
Rèn kỹ năng hoạt động thực tiễn, vận dụng kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giao
tiếp… vào thực tiễn.
Biết vận dụng kiến thức Toán, Tin, Địa lí vào hoạt động thực tiễn.
Thời gian: 1 tuần ngồi giờ lên lớp (Thuộc tuần 1)
Tiến trình tổ chức hoạt động
Bước 1 : Tìm hiểu về vai trị của gia đình và Luật hơn nhân gia đình
của nước ta
- HS tìm hiểu qua mạng và sách Giáo dục Công dân lớp 10.
- Ghi chép lại những điều luật quan trọng.
Bước Đi điều tra thực trạng nạn bạo hành.
2:
- Giáo viên xin giấy giới thiệu của nhà trường, trực tiếp liên hệ, xin phép
chính quyền địa phương được điều tra.
- Hs đi điều tra theo nhóm (có thể chia thành nhóm nhỏ 2-3 em để điều tra
nhanh hơn).
- Chọn đối tượng phỏng vấn và ghi hình cuộc phỏng vấn.
- Học sinh phản hồi về những khó khăn, vướng mắc để giáo viên tư vấn, tháo
gỡ.
Bước Xử lí thơng tin, soạn báo cáo.
3:
- Các nhóm tập hợp để thống kê, trao đổi thơng tin và phân tích số liệu.
- Các nhóm soạn thảo báo cáo trên phần mềm Powerpoint (vẽ biểu đồ minh
họa).
4. Sản phẩm/ kết quả.
- Điều tra được các thơng tin cần thiết.

- Clip ghi hình cuộc phỏng vấn. (VD: Sản ph ẩm n hó m 1 ; Sản p h ẩm nhóm
3)
- Báo cáo thực trạng (Soạn Powerpoint)
9


Hoạt động 3: BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 1

10


Mục tiêu của hoạt động.
Học sinh báo cáo, trao đổi, thảo luận những thông tin đã thu thập.
Rèn kỹ năng thuyết trình, sử dụng phần mềm PowerPoint, kỹ năng viết bài văn
nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Thời gian: 1tiết trên lớp (thuộc tuần 2).
Tiến trình tổ chức hoạt động
Bước Báo cáo
1:
Đại diện các nhóm lên báo cáo.
Các cá nhân lắng nghe và ghi chép thơng tin của nhóm khác.
Bước Phản biện.
2:
- Các nhóm phản biện, đặt câu hỏi chất vấn nhóm khác.
- Giáo viên chất vấn hoặc gợi ý khi cần thiết.
Bước Đánh giá.
3:
- Các nhóm đánh giá, cho điểm nhóm khác; Đánh giá các thành viên trong
nhóm (Theo phiếu đánh giá hoạt động nhóm; Phiếu đánh giá hoạt động báo
cáo)

- Giáo viên nhận xét hoạt động của từng nhóm và các thành viên đặc biệt.
Bước Bài tập về nhà. GV giao nhiệm vụ:
4:
* Nhiệm vụ 1: Về nhà viết bài nghị luận về nạn bạo lực gia đình (Nêu rõ hạn
nộp)
- HS làm ở nhà và nộp theo hạn. GV chấm bài viết.
Tiêu chí đánh gi á bài vi
ết :
* Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận theo chuẩn kĩ năng viết bài,
Cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, bộc lộ được chính kiến. Có cách hiểu, cách
bàn luận, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. Khơng sai sót lỗi diễn đạt, dùng từ,
đặt câu, lỗi chính tả…
* Về nội dung:
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận là nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam.
- Có kiến thức thực tế, có cái nhìn đúng đắn, tồn diện, sâu sắc.
- Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Giải thích hiện tượng → Nêu thực
trạng → Phân tích nguyên nhân, hậu quả → Đề xuất các giải pháp → Bài học
cho cá nhân.
* Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và
suy nghĩ theo định hướng sau:
Câu hỏi 1 : Trong chuyến đi thực tế, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có những
phát hiện nào? Từ mối quan hệ giữa 2 phát hiện ấy, Phùng vỡ lẽ ra điều gì?
Câu h ỏi 2 : Trước sự bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình
hàng chài, người vợ và những đứa trẻ đã ra sao? Điều này có gần gũi với
những gì


chúng ta đã điều tra được ở thực tế không? Hãy rút ra một bài học nào đó từ
vấn đề này.
Câu hỏ i Nguyên nhân khiến người đàn bà dù bị chồng đánh đập dã man vẫn

3:


nhất quyết không chịu bỏ chồng? So sánh với điều tra thực tế. Giải pháp nào là
thiết thực nhất đối với gia đình này?
Câu hỏi 4 : Bằng những cách thức nghệ thuật nào mà nguyễn Minh Châu
đã phản ánh câu chuyện về một gia đình hàng chài chân thực, gợi nhiều suy
ngẫm như vậy?
4. Sản phẩm/ kết quả.
- Sản phẩm 1: Các báo cáo của các nhóm.
- Sản phẩm 2: Bài viết văn nghị luận về nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam
(sản phẩm cá nhân).
Hoạt động 4: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU
Mục tiêu của hoạt động.
Hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Thấy được sự gắn bó giữa Văn học và cuộc sống.
Bồi đắp những tình cảm như tình yêu gia đình, khát vọng xây dựng gia đình hạnh
phúc, ý thức đấu tranh chống nạn bạo hành gia đình.
Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học.
Thời gian: 1 tiết trên lớp (Thuộc tuần 3)
Tiến trình tổ chức hoạt động.
Bước 1 : Tìm hiểu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa.
- HS giới thiệu về tác giả, tác phẩm qua phần tiểu dẫn và những kênh thông tin
khác.
- GV chốt những ý cơ bản.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

Nguyễn Minh Châu

Quê: Quỳnh Lưu - Nghệ An
“Nhà văn mở đường tinh anh và
tài năng” của văn học hiện đại
Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh (2000)
Cửa sơng (1967)

Tác phẩm

Dấu chân người lính (1972)

Chiếc thuyền ngồi xa (1987)


Ngịi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng
mạn.
Trước 1975

Tái hiện bức tranh hiện thực về con người và
cuộc sống của nhân dân trong kháng chiến chống


Phong cách
nghệ thuật

Cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức,
triết lí, nhân sinh.


Sau 1975

Nhân vật trung tâm thường là những con
người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình
nhọc nhằn kiềm tìm hạnh phúc và hồn thiện
nhân cách.
Ngơn ngữ đời thường, giàu tính chính luận,
triết luận.

2. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”
a. Xuất xứ
-“ Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào tháng
8/1983. Lúc đầu được in trong tập “Bến quê” (_NXB
tác phẩm mới-1985), sau được in riêng thành tập
“Chiếc thuyền ngoài xa” (NXB tác phẩm mới -1987).

b. Hoàn cảnh ra đời
Kháng chiến chống Mĩ kết thúc
Hịa bình lặp lại

Nhiều quan niệm đạo đức
phải được nhìn nhận lại
trong tình hình mới

Cuộc sống trở lại sau chiến tranh
Nhiều yếu tố mới nảy sinh
Văn học cũng phải đổi mới
“Chiếc thuyền ngoài xa” ra
đời trong xu hướng nghệ
thuật chung của văn học

thời kì đổi mới

c. Bố cục

Hướng nội
Khai thác sâu sắc số phận
cá nhân và thân phận con
người đời thường


Phần 1 (Từ đầu đến “Chiếc thuyền lưới vó
đã biến mất”): Hai phát hiện của người nghệ
sĩ nhiếp ảnh

Bồ cục

Phần 2 ( “Đây là lần thứ hai” đến “sóng gió
giữa phá”): Câu chuyện của người đàn bà
hàng chài ở tòa án huyện

Phần 3 (Còn lại): Tấm ảnh được chọn trong
“bộ lịch năm ấy”

Bước Đọc hiểu chi tiết văn bản.
2:
- Hs thảo luận nhóm (Theo các câu hỏi định hướng) để tìm câu trả lời thỏa đáng.
- Các cá nhân trình bày suy nghĩ của mình, cá nhân khác sẽ bổ sung hoặc phản
biện.
- Gv quan sát, gợi ý, lắng nghe, ghi nhận và định hướng nội dung.
1.Trong chuyến đi thực tế, Phùng đã có 2 phát hiện: Phát hiện về vẻ đẹp thơ



mộng của cảnh chiếc thuyền ngoài xa đang tiến vào bờ và phát hiện cảnh tượng
người đàn ông đánh vợ dã man cũng như những bất hạnh của gia đình người hàng
chài.
→ Phùng vỡ lẽ ra khoảng cách giữa người nghệ sĩ và cuộc sống khiến họ có cái
nhìn giản đơn, hời hợt về cuộc đời và con người. Vì thế đơi khi nghệ thuật cịn xa
rời cuộc sống. Người nghệ sĩ phải gắn bó hơn với cuộc sống để tác phẩm của họ
luôn phản ánh được đúng bản chất của cuộc sống.
→ Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngồi với nội dung
bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng đánh giá con người, sự vật ở
dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện
tượng.
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Phát hiện thứ nhất: “…một cảnh đắt trời cho”
“Bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”

Bức họa diệu kì của thiên nhiên, cuộc sống
“Cảnh đắt
trời cho”

“Sản phẩm” quý hiếm của hóa cơng

Tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác – “một vẻ đẹp
thực đơn giản và tồn bích”


b. Phát hiện thứ hai : Một cảnh tàn nhẫn
Gã chồng đánh đập người vợ
một cách thô bạo

Người đàn bà cam chịu, đau
khổ

Cảnh tàn nhẫn

Con thương mẹ đánh lại cha
Kinh ngạc đến thẫn thờ

Tâm trạng

Chết lặng khơng tin vào những
gì đang diễn ra trước mắt

Đằng sau vẻ tồn bích của tạo hóa khơng phải là “đạo đức”, là “chân
lí của sự toàn thiện” mà là cái xấu, cái ác, là bạo lực gia đình.

Phát hiện thứ nhất

“Cảnh đắt trời cho”



Phát hiện thứ hai

Cảnh tàn nhẫn

Nhận thức

Cuộc đời không
đơn giản, xuôi chiều

mà chứa đựng
nhiều nghịch lí

Nghệ thuật
khơng thể xa rời
cuộc sống

2. Trước sự bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình hàng chài:
+ Người vợ đã phải sống trong những đau khổ, nhẫn nhục….
+ Những đứa trẻ phải chịu những tổn thương tinh thần, đặc biệt cịn có biểu hiện
phát triển lệch lạc về hành vi, nhân cách (cậu bé Phác)
→Bài học: + Bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Hoàn cảnh sống ảnh hưởng lớn đến nhân cách con người.


Nỗi bất hạnh trong gia đình người đàn bà hàng chài
Đau đớn về thể xác

Người mẹ

Sống trong cam chịu, nhẫn
nhục
Xót xa, dằn vặt khi thấy con
Lao vào đánh lại bố

Cậu bé Phác

Căm thù Phùng vì anh biết
chuyện gia đình mình


Hậu quả nghiêm trọng từ hành vi bạo lực → Giá trị hiện thực

3. Những nguyên nhân khiến người đàn bà không chịu bỏ chồng: Quá thương con,
thấu hiểu nỗi khổ của chồng; cuộc sống nghèo khó, lênh đênh trên biển cần có
người đàn ơng để gánh vác…
→Hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn người đàn bà hàng chài
→ Không thể chỉ dùng pháp luật để can thiệp mà phải bắt dầu bằng việc xóa đói
giảm nghèo, nâng cao nhận thức của người dân.
Nguyên nhân ng ười đàn bà không chị u bỏ chồ ng
- Người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng :
“con lạy quý tòa… quý tòa bắt tội con cũng
được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ
nó”
Người chồng
là chỗ dựa
quan trọng
trong
cuộc đời
nhất là
khi
biển động

Người đàn bà
sống vì con chứ
khơng sống vì
mình

Cũng có lúc
vợ chồng
con cái

hịa thuận,
vui vẻ

-Hạt ngọc ẩn trong tâm hồn.
- Cuộc đời phức tạp, khơng thể nhìn đơn giản một chiều

4. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời
sống.
- Người kể chuyện là nhân vật Phùng → lời kể khách quan, chân thật hơn.


- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng nhân vật.

Xây dựng tình huống mang tính nhận thức

Ngôi kể : ngôi thứ nhất → Khách quan, chân thực

Đặc sắc
nghệ thuật
Ngôn ngữ kể và ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, phù hợp

Bước
4:

Bài tập về nhà

Gv giao nhiệm vụ: Viết bài văn ở nhà.
Đề 1: Vấn nạn bạo hành gia đình qua cái nhìn của nhà văn Nguyễn Minh
Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Đề 2: Từ nhân vật cậu bé Phác trong tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của
Nguyễn Minh Châu, em có suy nghĩ gì về sự tác động của hoàn cảnh sống đến
nhân cách con người?
HS làm bài tại nhà và nộp bài. GV thu và chấm bài.
4. Sản phẩm/ kết quả.
- Học sinh hiểu được những nội dung cơ bản sau: Giá trị hiện thực và nhân đạo
của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của nhà văn, thành công về nghệ thuật.
- 2 bài viết của học sinh (sản phẩm cá nhân)
Hoạt động 5: TỔNG KẾT DỰ ÁN, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
DỰ ÁN.
Mục tiêu của hoạt động.
Tổng kết những nội dung quan trọng cần nắm được thông qua dự án.
Rút kinh nghiệm cách thức hoạt động và kết quả học tập.
Thời gian: 1 tiết trên lớp (thuộc tuần 3)
Tiến trình tổ chức hoạt động.
Bước Tổng kết dự án
1:
- HS tự tổng kết những nội dung kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được qua dự án
bằng cách trả lời câu hỏi trong Phiếu tổng kết quá trình thực hiện dự án (Xem


phụ lục)
- GV nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề quan trọng như:
+ Qua dự án này, chúng ta đã nhận thức được rõ hơn về thực trạng bạo hành gia
đình nhức nhối ở Việt Nam. Mong các em biết chia sẻ, cảm thơng với những nạn
nhân và có ý thức tuyên truyền, đấu tranh đẩy lùi vấn nạn này.
+ Các em cũng đã thấy được mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống: văn học là
nơi kết tinh của hiện thực khách quan, vì vậy chúng ta hãy gần cuộc sống hơn,
hiểu cuộc sống hơn để những điều chúng ta viết có ý nghĩa hơn, giống như
những gì ta đã nhận thấy trong tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn

Minh Châu.
Bước Cơng bố kết quả các sản phẩm được đánh giá
2:
- GV công bố kết quả các sản phẩm được đánh giá.
- Hs phản hồi.
Bước Rút kinh nghiệm.
3:
- Gv rút kinh nghiệm cho HS theo từng sản phẩm.
+ Trong hoạt động nhóm: Các em đã hoạt động rất tích cực, đồn kết, biết phát
huy điểm mạnh, yếu của mỗi cá nhân. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như:
một vài em còn chưa chủ động trong cơng việc, cịn ỉ lại vào bạn, chưa mạnh dạn
đóng góp ý kiến…
+ Trong hoạt động phỏng vấn: Chuẩn bị câu hỏi cẩn thận, có khả năng khai thác
thơng tin; Thái độ tốt nên được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên một số nhóm chưa
linh hoạt dẫn dắt trả lời vào thơng tin chính hoặc bỏ sót câu hỏi quan trọng.
+ Hoạt động báo cáo: Chuẩn bị chu đáo, những phân tích, kết luận hợp lí, thuyết
trình tốt. Tuy nhiên có nhóm nội dung cịn sư sài, thuyết trình chưa có cảm xúc.
+ Các bài viết: Đảm bảo bố cục, yêu cầu nội dung; viết đã hay hơn. Còn một số
bài chưa đạt yêu cầu (Cô đã phê trong từng bài)
- Các nhóm trao đổi rút kinh nghiệm về các hoạt động.
3. Hiệu quả kinh tế và xã hội
3.1. Hiệu quả kinh tế
- Theo chính sự đánh giá của học sinh, khi áp dụng phương pháp DHDA vào
việc dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” tích hợp nghị luận xã hội , giá trị
lớn nhất của nó chính là khả năng tuyên truyền rộng rãi và sâu sắc về vấn nạn bạo
hành gia đình ở Việt Nam. Vì vậy nó có thể thay thế, bổ sung cho hoạt động tuyên
truyền chống bạo hành gia đình ở mọi nơi. Và đương nhiên, giá trị kinh tế mà nó
mang lại là rất đáng kể:
- Giá trị tương đương với những pano, áp pic, khẩu hiệu tuyên truyền:
- Giá trị tương đương với nhiều cuộc tổ chức vận động, tuyên truyền của các

đồn thể, các cấp chính quyền
- Có thể dùng kết quả điều tra của học sinh phục vụ công tác điều tra xã hội
của các ban ngành, đoàn thể nhằm giảm bớt chi phí đi điều tra.


3.2. Hiệu quả xã hội
Sau khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy tôi đã thu được một số hiệu
quả sau:
- Khơng khí lớp học: Khi GV đưa ra dự án và u cầu các nhóm thảo luận để
hồn thành mục tiêu bài học thì các em rất sơi nổi và hào hứng tranh luận, nêu ý
kiến để hoàn thiện dự án; Rất tích cực, hào hứng tham gia dự án, mạnh dạn, nhiệt
tình đi điều tra ; Thảo luận, tranh biện để rút ra kết luận của nhóm mình, đồng thời
mạnh dạn trình bày kết quả, hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của giáo viên. Đặc biệt
các em đều thấy rất hứng thú với việc mở rộng kiến thức thực tế; thấy u mơn Văn
hơn vì nó thiết thực với cuộc sống hơn… Mỗi tiết học qua đi thật nhẹ nhàng, thoải
mái nhưng vẫn hiệu quả với cả thầy và trò.
- Về kiến thức: kết quả dự án thể hiện học sinh không chỉ nắm bắt được
những nội dung kiến thức mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự phát
hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức.
- Kĩ năng sống của các em được nâng cao rõ rệt: Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ
năng giao tiếp; phương pháp xử lí tình huống, số liệu…
Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra, đánh giá của nhóm lớp thực nghiệm
(TN)
- Học theo dự án và nhóm lớp đối chứng (ĐC) - khơng học theo dự án.
Sản phẩm
Đối tượng lớp
số
1
2
3

4
5
Tổng hợp

TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

- Đặc biệt, với những kiến thức được cung cấp theo phương pháp dạy học
mới, học sinh sẽ dễ dàng áp dụng những gì từ tác phẩm văn chương vào trong thực
tiễn cuộc sống, làm thay đổi khá nhiều những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ
của các em với mong muốn làm cuộc sống này trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn.
4. Khả năng áp dụng


- Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT trên nhiều
đối tượng học sinh khác nhau và ở các khu vực khác nhau. Đặc biệt, với mục tiêu
đổi mới giáo dục, giáo dục tồn diện học sinh thì phương pháp dạy học này hoàn
toàn đáp ứng được.
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cụ thể trong mỗi bài học nói

riêng, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động
của học sinh, tích hợp liên mơn kiến thức là u cầu có tính chất tất yếu. Điều đó
địi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, vận dụng những phương pháp
dạy học hiện đại hiệu quả. Trên đây chỉ là một hướng dạy học văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mà tôi đã áp dụng. Tất nhiên ,trong
khn khổ của một bài giảng mang tính chất cá nhân, nên đề tài chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, sẽ có những vấn đề chưa hợp lí, cách thức triển
khai có thể chưa thỏa đáng. Vậy nên tơi rất mong đồng nghiệp, q thầy cơ góp ý,
xây dựng để bài giảng được hoàn thiện hơn, để việc vận dụng đổi mới phương pháp
dạy học ngày một đạt kết quả tốt hơn, đúc rút được nhiều bài học kinh ngiệm quý
báu đáp ứng được nhu cầu của nền giáo dục trong thời đại mới. Mục đích cuối cùng
của đề tài là tơi muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà những
biện pháp dạy học có tính thiết thực trong dạy học mơn ngữ văn. Một lần nữa tôi
rất mong được đồng nghiệp đánh giá, góp ý, bổ sung . Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Phạm Thị Tuyết


×