Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người qua thực tiễn của tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 167 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY TÀI

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỨC KHOẺ CỦA CON NGƢỜI
TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận
án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Huy Tài



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi ............................................................ 13
1.3. Nhận xét, đánh giá các cơng trình khoa học và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu.................................................................................... 16
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHOẺ CỦA
CON NGƢỜI ................................................................................................. 23
2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm sức khỏe của con người ......................................................................... 23
2.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sức khỏe
của con người .................................................................................................. 48
2.3. Các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm xâm phạm
sức khoẻ của con người ................................................................................... 59
Chƣơng 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỨC KHỎE CỦA CON NGƢỜI ................................................................. 75
3.1. Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 về TNHS đối
với các tội xâm phạm sức khỏe của con người ............................................... 75
3.2. Pháp luật hình sự Viện Nam thời kỳ từ năm 1945 đến nay về TNHS
đối với các tội XPSK của con người ............................................................... 79
3.3. Các quy định của pháp luật về TNHS đối với các tội xâm phạm sức
khỏe của một số nước trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với pháp
luật hình sự Việt Nam ................................................................................... 101



Chƣơng 4: ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 1999 VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỨC KHOẺ TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH HẢI
DƢƠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................... 109
4.1. Tình hình kinh tế xã hội, trật tự an toàn xã hội tỉnh Hải Dương ........... 109
4.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các
tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........... 111
4.3. Những vướng mắc đã được khắc phục trong Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ................................................................ 137
4.4. Một số kiến nghị..................................................................................... 139
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLHS

: Bộ luật hình sự

CSHS

: Chính sách hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm


GS

: Giáo sư

GS.TSKH

: Giáo sư, tiến sĩ khoa học

LHS

: Luật hình sự

PGS.TS

: Phó giáo sư, tiến sĩ

PLHS

: Pháp luật hình sự

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TNHS


: Trách nhiệm hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XPSK

: Xâm phạm sức khỏe


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Các vụ án về tội XPSK của con người đã khởi tố điều tra, xét xử so
với tổng số án hình sự của tỉnh Hải Dương, giai đoạn (2006 - 2018) ........... 112
Bảng 4.2. Các tội xâm phạm sức khỏe con người đã xét xử sơ thẩm từ thực
tiễn tỉnh Hải Dương và cả nước giai đoạn (2006- 2018) ........................ 114
Bảng 4.3. Cơ cấu các tội phạm cụ thể trong tổng số án các tội xâm phạm
sức khỏe con người trên địa bàn cả nước và tỉnh Hải Dương, giai
đoạn (2006- 2018).................................................................................... 116
Bảng 4.4. Phân tích các hình thức phạt được áp dụng đối với các tội XPSK
của con người trên địa bàn cả nước (2006- 2018) ................................... 117
Bảng 4.5. Phân tích các hình thức phạt được áp dụng đối với các tội XPSK
của con người từ thực tiễn tỉnh Hải Dương (2006- 2018) ....................... 119
Bảng 4.6. Phân tích cơ cấu hình phạt tù có thời hạn đối với các tội xâm phạm
sức khỏe của con người từ thực tiễn tỉnh Hải Dương (2006- 2018 ) ........... 120



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là vốn quý, là giá trị cao nhất của xã hội, quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Con người có các quyền và tự do nhất định. Các quyền
và tự do đó được Nhà nước bảo hộ và bảo vệ. Điều 3 Tuyên ngôn nhân quyền
thế giới ngày 10/12/1948 đã quy định: "Mọi người đều có quyền sống, được tự
do và bảo đảm an ninh". Quyền được bảo hộ về sức khỏe là một trong những
quyền cơ bản của con người, của công dân. Điều 20 Hiến pháp 2013 Việt Nam
quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khoẻ,không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe ....”[58, tr.19]. Nhà nước ta
sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ sức khỏe của con người, trong đó
có các biện pháp pháp lý hình sự. Pháp luật hình sự là một cơng cụ sắc bén, hữu
hiệu để phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung, các tội phạm XPSK
của con người nói riêng, góp phần duy trì trật tự an tồn xã hội, bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo cho mọi người sống trong một
mơi trường xã hội an tồn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. BLHS đã quy
định về TNHS đối với các tội XPSK của con người tạo cơ sở pháp lý cho việc
phát hiện, điều tra, xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả đối với nhóm tội phạm
này trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này và
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, những bất cập trong lý luận và thực tiễn vẫn còn đặt ra để
nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về TNHS đối với các tội XPSK của con người
và qua thực tiễn tỉnh Hải Dương nói riêng.
Xét về thực tiễn, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của
đất nước, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương có nhiều thay đổi và chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, có
chiều hướng gia tăng, trong đó các tội XPSK của con người. Theo số liệu thống kê,
từ năm 2006 đến 2018, trên địa bàn tỉnh Hải Dương xảy ra882 vụ/ 1.186 phạm tội

XPSK của con người, trong đó những năm gần đây tăng và diễn biến phức tạp hơn,
gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh với cơ cấu

1


tội phạm, tính chất tội phạm, hình thức tội phạm, quy mô tội phạm khác nhau. Nổi
lên là tội phạm cố ý gây thương tích, có tính chất cơn đồ, có sử dụng hung khí nguy
hiểm để gây thương tích cho người khác, chiếm hơn 90% tổng số các các tội XPSK
của con người. Tuy nhiên việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này
còn chậm, nhiều trường hợp xử lý cịn thiếu chính xác, đặc biệt tình hình tội phạm ẩn
(tội phạm xảy ra nhưng chưa được phát hiện và xử lý) còn nhiều; trong các tội XPSK
của con người chủ yếu phát hiện, xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích cho sức
khỏe của người khác, còn các tội phạm khác thì chưa được phát hiện, xử lý kịp thời;
vấn đề áp dụng pháp luật, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn
tỉnh Hải Dương còn chưa thống nhất, dẫn đến việc giải quyết án kéo dài

gây dư

luận khơng tốt cho xã hội, làm giảm lịng tin của quần chúng nhân dân đối với sự
công minh của pháp luật, cũng như tâm lý bất an trong nhân dân. TNHS đối với các
tội XPSK của con ngườivẫn là thực trạng nóng bỏng trong phạm vi cả nước nói
chung, ở tỉnh Hải Dương nói riêng.
Xét về mặt lý luận, mặc dù có một số cơng trình khoa học luật hình sự đề cập
đến các tội XPSK của con người dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng
khơng nhiều; mới chỉ đề cập đến các tội phạm này qua việc phân tích dấu hiệu pháp
lý, định tội danh, quyết định hình phạt hay phịng ngừa tội phạm.
Pháp luật hình sự của nước ta quy định về các tội XPSK của con người
còn những bất cập. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được sửa đổi
bổ sung nhiều chế định để phù hợp với cơng tác phịng chống tội phạm trong

tình hình mới. Tuy nhiên nhiều quy định mới của BLHS vẫn chưa được giải
thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất, hiệu quả chưa cao. Một số loại tội phạm
mới phát sinh vì chưa được dự liệu nên không thể xử lý nghiêm khắc bằng các
chế tài hình sự. Đến nay nhiều quy định về TNHS đối với các tội XPSK của con
người trong BLHS chưa mang tính tồn diện, nhiều vấn đề nảy sinh trong điều
kiện tình hình mới đã gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật. Trong
các tội XPSK của con người thì có 05 tội chỉ xử lý TNHS (khởi tố điều tra) khi
có yêu cầu khởi tố của người bị hại là khoản 1 các điều 134, 135, 136, 137, 138
và 139 BLHS 2015 có lúc cũng ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, truy tố, xét

2


xử. Các tình tiết "người già yếu ", “phạm tội…trong trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng khác”, “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng”, “phịng vệ chính đáng”,

.. vẫn chưa được hướng dẫn, giải thích

của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến có nhiều cách hiểu, đánh giá, áp dụng khác
nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề giám định thương tích sức khoẻ
để làm căn cứ xem xét TNHS đối với người phạm tội còn nhiều bất cập cũng ảnh
hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, không đúng quy định của pháp luật.
Từ những bất cập trong thực tiễn và lý luận nêu trên đã tác động tiêu cực
đến việc áp dụng TNHS đối với loại tội phạm này trong thực tiễn, làm giảm hiệu
quả đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và bảo vệ sức khỏe của con
người nói riêng, đồng thời dễ dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm và giải quyết vụ
án quá hạn luật định.
Do vậy tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm sức khoẻ của con người từ thực tiễn của tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu

làm luận án luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần làm rõ hơn những vấn đề
về TNHS đối với các tội XPSK của con người, đánh giá việc áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự về tội phạm này từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự về TNHS đối với
các tội XPSK của con người, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, xử lý loại tội phạm
này trong tình hình mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu
chính như sau:
- Phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận của TNHS (cơ sở của
TNHS, các đặc điểm của TNHS, hình thức của TNHS,..).

3


- Phân tích các quy định của pháp luật về TNHS đối với các tội XPSK của
con người trong lịch sử pháp luật Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng TNHS đối với các tội XPSK của con người từ
thực tiễn ở tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về TNHS đối với các
tội XPSK của con người.
3. Đối tƣợng và ph mvinghiêncứu của luận án
3.1. ối tư ng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chế định TNHS đối với các
tội phạm XPSK của con người trong PLHS Việt Nam.
3.2. hạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến TNHS đối với các

tội XPSK của con người dưới góc độ luật hình sự.
- Về không gian, địa bàn:tỉnh Hải Dương
- Về thời gian: từ năm 2006 đến năm 2018
4. Phƣơng pháp luận nghiên cứu của luận án
4.1.

hương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và các cặp phạm trù như: phạm trù cái
chung và cái riêng, phạm trù bản chất và hiện tượng, phạm trù nội dung và hình
thức, phạm trù nguyên nhân và kết quả, phạm trù khả năng và hiện thực và phạm
trù tất nhiên và ngẫu nhiên... được vận dụng để nghiên cứu các tội XPSK của con
người trong sự liên hệ với các nhóm tội khác trong BLHS; mối liên hệ giữa thực
tiễn tư pháp hình sự với hoạt động lập pháp hình sự khi nhà làm luật quy định về
TNHSđối vớicác tội XPSK của con người trong BLHSđể xem xét, đánh giá tình
hình phạm tội, sự thay đổi của pháp luật tác động đến tình hình tội phạm và ngược
lại; khả năng đấu tranh trên phương diện pháp luật hình sự và thực tiễn đấu tranh
chống tội phạm; từ đó đề xuất những kiến nghị về hồn thiện các quy định của
BLHS về TNHScác tội XPSK của con người và khả năng áp dụng trong thực tiễn.
Nguyên lý về sự phát triển và các quy luật như: quy luật mâu thuẫn, quy
luật phủ định, quy luật lượng - chất và được vận dụng nghiên cứu các vụ việc,

4


hành vi phạm tội trong thực tiễn ln có sự phát triển; nhất là những sự vụ việc,
hành vi phát sinh mới, xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con
người để kịp thời kiến nghịhoàn thiện pháp luật về TNHS đối với các tội XPSK
của con người.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong qua trình nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp phân tích tài liệu, được sử dụng hệ thống hóa những vấn
đề lý luận và pháp lý về TNHS đối vớicác tội XPSK của con người theo pháp
luật hình sự Việt Nam; đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về
TNHS đối với các tội XPSK của con người (chủ yếu thực tiễn trong việc định tội
danh và quyết định hình phạt) qua nghiên cứu các bản án hình sự của Tòa án
nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương, báo cáo tổng kết của Cơ quan Cảnh sát điều
tra, của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu thống kê, được sử dụng
để điều tra, khảo sát thực tế và thống kê tình hình các tội XPSK của con người tại
tỉnh Hải Dương, nhằm làm căn cứ cho việc đề xuất hoàn thiện các quy định về
TNHS đối với các tội XPSK của con người và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định này và tại tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
+ Phương pháp tổng kết thực tiễn,sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh
giá những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn áp dụng quy định về TNHS
đối với các tội XPSK của con người tại tỉnh Hải Dương
+ Phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp này sử dụng để nghiên cứu
lý luận và thực tiễn TNHS đối vớicác tội XPSK của con người thông qua các quy
định cụ thể của pháp luật nước ngoài, đối chiếu so sánh với các quy định của Việt
Nam, để tìm ra phương án hợp lý cho việc hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
+ Phương pháp chuyên gia, sử dụng để tham khảo ý kiến của các cán bộ
thực tiễn, các chuyên gia nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến thực tiễn áp
dụng quy định về TNHS đối với các tội XPSK của con người tại tỉnh Hải Dương
thời gian qua.

5



+ Phương pháp điều tra điển hình, sử dụng để thu thập thơng tin một số
vụ án điển hình và kết quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về TNHS
đối với các tội XPSK của con người tại tỉnh Hải Dương.
Ở từng nội dung nghiên cứu luận án, vận dụng linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp quy nạp, diễn dịch,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp so sánh
luật, phương pháp lịch sử, phương pháp logic pháp lý.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý
luận và thực tiễn. Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên trong khoa học hình sự
Việt Nam nghiên cứu cụ thể về khái niệm, cơ sở của TNHS và hình phạt- hình
thức của TNHS đối với các tội XPSK của con người; thực tiễn áp dụng TNHS
đối với các tội XPSK của con người ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 13 năm
(2006 - 2018); kết quả đấu tranh của các cơ quan bảo vệ pháp luật và đưa ra các
đề xuất hoàn thiện các quy định của BLHS và những giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Luận án hệ thống hóa lịch sử phát triển của luật hình sự Việt Nam quy
định về TNHS đối với các tội XPSK của con người từ thời phong kiến đến nay,
đồng thời nghiên cứu các quy định liên quan đến TNHS đối với các tội XPSK
của con người trong BLHS Việt Nam và của một số nước trên thế giới để đưa ra
các nhận xét, đánh giá.
Thông qua những đánh giá, phân tích về thực tiễn xét xử các tội XPSK
của con người còn làm tư liệu cho các nhà làm luật nước ta nghiên cứu, tham
khảo khi thực hiện việc sửa đổi, bổ sung BLHS về các tội phạm này dưới góc độ
lập pháp hình sự.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc Luận án nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TNHS đối
với các tội XPSK của con người là rất cần thiết; góp phần bổ sung thêm vào hệ


6


thống lý luận của Luật hình sự Việt Nam về các tội XPSK của con người và nâng
cao nhận thức của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự đúng quy định, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Qua đó bảo vệ quyền
bất khả xâm phạm về sức khỏe con người, bảo vệ quyền con người.
Ngoài ra, Luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các
sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình
sự tại các cơ sở đào tạo luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án làm cơ sở để đưa ra giải pháp, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các
quy định của BLHS về TNHS đối với các tội XPSK của con người; góp phần
nâng cao hiệu quả áp dụng trong việc xét xử và đấu tranh phịng chống tội phạm
nói chung, trong đó có các tội về XPSK của con người, hạn chế oan, sai bỏ lọt
tội phạm, bảo vệ quyền con người.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các nghiên cứu của tác giả đã
cơng bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án bố
cụcgồm có 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội
xâm phạm sức khỏe của con người.
Chương 3: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình
sự đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người.
Chương 4: Áp dụng các quy định của BLHS 1999 về trách nhiệm hình sự
đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn của tỉnh Hải
Dương và một số kiến nghị.

7



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến TNHS đối các tội
XPSK của con người dưới các góc độ và mức độ khác nhau. cụ thể là:
* Nhóm cơng trình là sách chun khảo, sách tham khảo, giáo trình
Có nhiều rất cơng trình sách chun khảo, sách tham khảo, giáo trình của
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu liên quan đến các tội xâm phạm sức khỏe,
điển hình là các cơng trình như:
Sách chuyên khảo: "Luật hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực
tiễn" do GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội,
năm 1997. Cơng trình đã nêu ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn để xác định
tội danh đối với các tội XPSK của người khác, trong đó có việc xác định, đánh
giá lỗi của người thực hiện hành vi và mối liên quan đến hậu quả do hành vi đó
gây ra [32].
Sách chuyên khảo “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người” của PGS. TS. Trần Văn Luyện. Cơng trình đã đề cập
đến một số vấn đề cơ bản nhất của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
người trong lịch sử, phân tích dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt, cũng như
kinh nghiệm của một số nước về TNHS đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của người [46].
Sách tham khảo “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm danh dự của con người” của Đinh Văn Quế. Đây là
bộ sách tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cho những người tiến hành tố tụng. Cơng
trình đã phân tích khá đầy đủ những dấu hiệu pháp lý và các trường hợp phạm
tội cụ thể, nhất là các tình tiết định tội, định khung hình phạt để định tội danh
chính xác (có các ví dụ thực tiễn minh họa ).[53].

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) do GS.TS Võ
Khánh Vinh (chủ biên) và viết Chương III-Các tội xâm phạm tính mạng, sức

8


khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, Nxb Khoa học xã hội, năm 2014.
Đây là giáo trình chuyên khảo sau đại học đầu tiên về Luật hình sự của Học viện
Khoa học xã hội. Tác giả đã chia các tội phạm trong Chương XII Bộ luật hình
sự, chia ra bốn nhóm tội, đồng thời phân tích khái qt chung về cấu thành tội
phạm, hình phạt của nhóm tội, sau đó phân tích chun sâu về cấu thành tội
phạm, hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể [106].
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) do GS.TSKH Lê
Cảm (chủ biên), Chương V-Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001, tái bản
năm 2007[11].
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), do PGS. TS Cao
Thị Oanh (chủ biên) và viết Chương II- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2010, tái bản
năm 2012[49].
* Các cơng trình là Luận án tiến sĩ luật học
Luận án tiến sĩ luật học "Các tội xâm phạm sức khỏe của người khác theo
luật hình sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy Hữu, bảo vệ năm 2018 tại Khoa
Luật Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên chuyên ngành
Luật hình sự và tố tụng hình sự. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về các
tội XPSK của người khác theo Luật hình sự Việt Nam, đánh giá thực tiễn xét xử
trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 10 năm (2007 - 2016), trên cơ sở đó, chỉ ra
những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản, từ đó luận chứng yêu
cầu và đề xuất kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015, cũng
như những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật

này về các tội phạm này, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm và bảo vệ
quyền con người, quyền cơng dân [43].
* Các cơng trình là những luận văn thạc sĩ
Đến nay có rất ít những luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu dưới dóc độ
luật hình sự; điển hình là Luận văn thạc luật học “Các tội xâm phạm sức khỏe
của con người theo Luật Hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa” của Tào Duy Tùng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

9


Luận văn này bước đầu nghiên cứu khái quát về khái niệm, các dấu hiệu pháp lý
hình sự và hình phạt đối với các tội XPSK của con người; thực tiễn xét xử các
tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong giai
đoạn 8 năm (2006 - 2013); kết quả đấu tranh của các cơ quan bảo vệ pháp luật và
đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của BLHS và những giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói
chung.[79]
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự, có một số cơng
trình tiêu biểu như:
Các cơng trình là Luận án tiến sĩ nghiên cứu về TNHS đối với một nhóm
tội phạm trong BLHS; điển hình như:
Luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm bạo
lực gia đình theo Luật hình sự Việt Nam" của tác giả Lê Thị Hồng Thương, bảo
vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về TNHS đối với tội bạo lực gia đình theo pháp luật hình sự
Việt Nam, nội dung những quy định, những hạn chế, bấp cập về tội bạo lực gia
đình và TNHS đối với tội bạo lực gia đình; nguyên nhân và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng [66];
Luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về

chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Tính, bảo vệ năm
2016 tại Học viện Khoa học xã hội Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về
TNHS đối với các tội phạm về chức vụ, từ đó đưa ra khái niệm, cơ sở và các
hình thức của TNHS đối với các tội phạm về chức vụ. Qua phân tích, so sánh,
đối chiếu với quy định mới về TNHS đối với các tội phạm về chức vụ trong
BLHS năm 2015 và pháp luật hình sự tại một số nước trên thế giới, luận án
làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận và có thêm bài học kinh nghiệm cho việc
hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời đề xuất một số kiến nghị,
giải pháp nhằm áp dụng thống nhất, có hiệu quả TNHS đối với các tội phạm
về chức vụ. [76];
Luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về mơi
trường" của tác giả Dương Thành An, bảo vệ năm 2011 tại Học viện Khoa học

10


xã hội; phân tích q trình hình thành các quy định về TNHS đối với các tội
phạm này; phân tích một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản thuộc nội dung
đề tài như khái niệm TNHS đối với tội phạm mơi trường, cơ sở của TNHS và
chính sách hình sự đối với việc quy định TNHS đối với các tội phạm môi trường
theo PLHS Việt Nam; đồng thời nêu ra những hạn chế và bất cập trong các quy
định của BLHS nước ta về TNHS đối với các tội phạm về môi trường, chỉ ra
những nguyên nhân của chúng, nêu ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định
của BLHS về TNHS đối với loại tội này.[1]
Luận án tiến sĩ luật học " Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của tác giả Nguyễn Chí Cơng, bảo vệ năm
2016 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.Luận án làm rõ hơn nội dung,
lý luận chế định TNHS của nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
(XPTTQLKT), nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc áp dụng TNHS
của nhóm tội phạm này trong thực tiễn, đánh giá chất lượng, chỉ ra ưu điểm,

hạn chế và nguyên nhân; từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nâng cao chất
lượng áp dụng. [5].
Luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý hành chính" của tác giả Nguyễn Kim Chi, bảo vệ năm 2016 tại
Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc hơn những
vấn đề về lý luật về TNHS đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
(XPTTQLHC), phân tích cơ sở của TNHS, hình thức của TNHS, thực tiễn xét xử
và áp dụng các quy định về TNHS đối với các tội XPTTQLHC; đề xuất sửa đổi,
bổ sung quy định BLHS về TNHS đối với các tội XPTTQLHC, cũng như các
giải pháp bảo đảm áp dụng [13].
Luận án tiến sĩ luật học “Chế định trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2004 tại Trường Đại học Luật Hà
Nội. Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế định TNHS, phân tích khái
niệm, mối quan hệ giữa TNHS và miễn TNHS; cơ sở của TNHS và đưa ra một số
trường hợp đặc biệt; từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện chế định này[38].
Luận án tiến sĩ luật học“Nguyên tắc phân hoá TNHS trong luật hình sự
Việt Nam “của tác giả Cao Thị Kim Oanh, năm 2008 tại Trường Đại học luật Hà

11


Nội. Cơng trình nghiên cứu về lý luận của ngun tắc phân hóa TNHS. Vận
dụng các vấn đề lý luận trên vào việc nghiên cứu các quy định của BLHS năm
1999 để xác định những quy định phù hợp và khơng phù hợp qua đó đề xuất
phương hướng hồn thiện [50].
Luận ántiến sĩ luật học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách
nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" của tác giả Trịnh Tiến Việt, năm
2008 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu một cách
toàn diện, đồng bộ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định miễn
TNHS, phân tích cụ thể các trường hợp miễn TNHS trong luật hình sự và thực

tiễn áp dung; qua đó đề xuất phương hướng cơ bản hồn thiện và giải pháp nâng
cao hiệu quả.[95]
Cùng với đó, tiếp cận dưới góc độ bài viết đăng trên các tạp chí phân tích
TNHS ở khía cạnh chung nhất hoặc TNHS đối với một số tội phạm cụ thể, như:
"Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự" của tác giả TS Lê
Thị Sơn (Tạp chí Luật học, năm 1996 - Trường Đại học Luật Hà Nội), "Trách
nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự" (Tạp chí Luật học, năm 1997Trường Đại học Luật Hà Nội), " Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị
phạm tội và phạm tội chưa đạt" (Tạp chí Luật học, năm 2002 - Trường Đại học
Luật Hà Nội); “Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vượt q phịng vệ chính
đáng” của tác giả Phạm Mạnh Hùng (Tạp chí kiểm sát, năm 2005), “Một số khó
khăn, vướng mắc trong việc áp dụng iều 104 ộ luật hình sự” của tác giả Trần
Minh Hưởng (Tạp chí Kiểm sát, năm 2011), "các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người - so sánh giữa ộ luật hình sự năm
1999 và ộ luật hình sự năm 1985, của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hịa (Tạp chí
Luật học số 01/2001), ... Các bài viết trên được các tác giả tập trung nêu lên một
số những nội dung cơ bản nhất về lý luận TNHS và một số khó khăn, vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng về tội phạm cụ thể trong nhóm các tội XPSK của con
người, trao đổi nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện pháp luật.

12


Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về TNHS đối với
các tội XPSK của con người được tiếp cận dưới góc độ Tội phạm học. Những
cơng trình này đã tập trung và làm sáng tỏ một số vấn đề chính như: làm sáng tỏ
đặc điểm tội phạm học, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như đề ra được
các biện pháp phòng ngừa đối với một tội danh trong nhóm các tội xâm phạm
sức khỏe là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác. Một số cơng trình đã nêu ra được định nghĩa dưới góc độ Tội phạm học về
khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
hoặc các tội phạm về bạo lực (trong nhóm đó có tội phạm này),..
Phân tích các cơng trình nghiên cứu được liệt kê trên đây có thể thấy phần
lớn các cơng trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu các dấu hiệu CTTP của
các tội XPSK của con người. Chỉ có một số ít cơng trình có đề cập, nghiên cứu
cả vấn đề TNHS đối với các tội XPSK của con người nhưng chỉ dừng lại ở việc
phân tích thuần tuý các quy định của BLHS, chứ chưa đi sâu nghiên cứu một
cách toàn diện vấn đề TNHS đối với tội XPSK của con người. Đặc biệt chưa có
những nghiên cứu từ góc độ so sánh pháp luật nên chưa có một cái nhìn tổng
qt, tồn diện về TNHS đối với các tội XPSK của con người.
1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi
Trước hết, tiếp cận dưới góc độ luận án tiến sĩ luật ở nước ngoài nghiên
cứu về TNHS đối với các tội XPSK của con người theo luật hình sự ở Việt nam
là chưa có. Tuy nhiên, ít nhiều nội dung của các cơng trình đề cập trực tiếp, gián
tiếp đến các tội XPSK của con người tương tự như các tội cụ thể trong BLHS
nước ta hoặc có đề cập khi so sánh với tội giết người trong luận án tiến sĩ học:
“Trách nhiệm về tội giết người theo luật hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” của tác giả Đặng Quang Phương bảo vệ năm 1990 tại Đại học
Quốc gia Tashkent, Cộng hòa U-rơ-bê-ki-xtan. Đây là cơng trình nghiên cứu
tồn diện về TNHS đối với một tội phạm cụ thể là tội giết người theo luật hình
sự nước CHXH CN Việt Nam, nghiên cứu theo quy định của BLHS năm 1985
và đề xuất kiến nghị hoàn thiện về TNHS đối với tội phạm, trong đó có sự phân
biệt với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người [51].

13


* Nhóm cơng trình là sách chun khảo, sách tham khảo
Sách chuyên khảo: “Criminal Law” (Luật hình sự) của các tác giả

Stephen A.Saltzbufg, John L.Diamond, Kit kinports và thomas H. Morawetz,
xuất bản bởi The Michie Company, Law Pubilieshers, 1994. Cuốn sách đề cập
đến rất nhiều vấn đề của khoa học luật hình sự Phần chung và Phần các tội phạm
BLHS như: cấu trúc và nguồn gốc luật hình sự, cơ sở của hình phạt, lỗi trong
luật hình sự, vấn đề phạm tội chưa đạt ,...[131];
Sách chuyên khảo: Criminal Law: Theory and doctrine” (Luật hình sự:
Học thuyết và lý luận) của tác giả AP Simester và GR Sulliran, xuất bản bởi GB:
Hart publishing, 2003. Cơng trình là một trong những tài liệu hiện đại hàng đầu
về luật hình sự Anh có nội dung đề cập đến nhiều nội dung như: khái niệm và
phạm vi luật hình sự, sự giải thích luật và những căn cứ; những hạn chế và nghĩa
vụ pháp lý; việc phòng vệ trong trường hợp bị cưỡng ép, sự sai phạm về chứng
cứ, lỗi, .... và phân tích một số tội phạm cụ thể [108];
Sách chuyên khảo: “Criminal Law” (Luật hình sự) của tác giả Joycelyn M.
Pollock, 2005. Cuốn sách đã nghiên cứu về vấn đề bạo lực, tập trung vào một số
tội phạm sử dụng bạo lực, đe dọa dùng bạo lực phổ biến như: tội cố ý gây thương
tích, tội gây rối trật tự cơng cộng,... đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện
pháp xã hội quản lý và nghiệp vụ để phòng ngừa tội phạm [118];
Sách chuyên khảo: “Droit pénal specsial- infractions du Code pensal”,
(Luật hình sự Phần riêng – các tội phạm trong BLHS) của tác giả Michele- Laure
Rasat, Dalloz,2014, Cộng hịa Pháp. Cơng trình đã nghiên cứu khá đầy đủ và chi
tiết về các tội phạm được quy định trong luật hình sự Cơng hịa Pháp trong đó có
các về các tội xâm phạm thân thể con người. Tác giả đã phân nhóm tội thành hai
nhóm là nhóm các tội gây ra cho nạn nhân các thiệt hại về thân thể và nhóm các
tội gây cho nạn nhân thiệt hại về tinh thần. Trong nhóm các tội gây ra về thiệt
hại về thân thể có các tội phạm như: cố ý gây xâm phạm sự toàn vẹn thân thể, tội
cố ý giết người, tội hành hạ, tra tấn người khác,... Đây chính là các nhóm tội
XPSK theo cách phân loại của luật hình sự Việt Nam [143].
Sách chuyên khảo: “Crimes Against Health and Safety” (Các tội xâm
phạm sức khỏe và an toàn) của tác giả N. Frank, hoa Kỳ nhận định: “các tội


14


XPSK và an toàn của người khác được xem là các vấn đề pháp lý trong việc quy
định những tội phạm cụ thể xâm phạm đến sức khỏe, tự do và an tồn của người
khác, cũng như địi hỏi sự kiểm soát và truy tố đối với những người phạm tội này
của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời thể hiện vai trị thích hợp của hệ thống
pháp luật trong việc bảo vệ các rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của dân
cư trong xã hội” [127];
Sách tham khảo: “La protetion pénale de laperonne humaine”(Bảo vệ
con người bằng luật hình sự) của tác giả Jean-Paul Doucet, 1994. Tác giả trình
bày những vấn đề cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người và
các biện pháp bảo vệ bằng luật hình sự của Cộng hịa Pháp [124].
Ngồi ra, một số cơng trình đề cập đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe của người khác với tư cách là các tội xâm phạm nhân thân hoặc
tội phạm về bạo lực, hoặc việc bảo vệ phụ nữ trước các tội phạm về bạo lực, cố ý
xâm phạm sức khỏe với nhiều dạng khác nhau, chẳng hạnnhư tác giả Matthew
lippman trong cuốn sách:“luật hình sự hiện đại: Khái niệm vụ án và những tranh
luận” (Contemporary Cruminal Law: Concepts, cases and controversies) đã sử
dụng cụm từ “các tội tấn công và hành hung” để ám chỉ trong đó có các tội phạm
XPSK của người khác. Tội hành hung được hiểu là gây tổn thương thân thể trái
pháp luật hoặc tiếp xúc sàm sỡ đối với người khác và tổn thương thân thể một
cách cố ý, cố tình, liều lĩnh, vơ ý hoặc tiếp xúc sàm sỡ đối với người khác; Tội
âm mưu hành hung được hiểu là ý định gây tổn thương và hành vi được thực
hiện để thực hiện hành vi hành hung; Tội đe dọa hành hung được hiểu là ý định
gây nỗi sợ hài về việc hành hung ngay lập tức và hành vi được thực hiện khiến
một người bình thường sợ hãi về việc hành hung”. [124].
Bên cạnh đó, một số cơng trình là sách chun khảo, giáo trình bằng
tiếng Nga như: sách Luật hình sự Liên bang Nga (Giáo trình dành riêng cho các
trường đại học Luật hình sự Liên bang Nga 1996, tr.50- 66; Mục 3- Các tội xâm

phạm sức khỏe; sách Luật hình sự mới của Liên bang Nga (Giáo trình Phần
riêng của Trường đại học

Tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên M.V.

Lômnoxôv) Nxb. Luật gia, Matxcơva, 1996, tr. 50- 57; I.V.Baxilieva, Hoàn
thiện việc áp dụng quy phạm về việc cố ý gây thiệt hại cho sức khỏe,... Nội dung

15


các sách, giáo trình đã phân tích khái niệm TNHS và những nội dung liên quan
đến TNHS đối với các tội XPSK của con người trong BLHS Liên bang
Nga.[136, 137, 138, 139, 140 và 141].
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, những cơng trình trên đã tập trung và
làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản chung nhất của luật hình sự: Bản chất và
nguồn gốc của luật hình sự, vấn đề tội phạm và TNHS, khái niệm các tội XPSK,
song tiếp cận dưới nhiều góc độ - luật hình sự, tố tụng hình sự và Tội phạm học;
chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tội XPSK. Đồng thời làm rõ lý thuyết, chính sách
và vấn đề thực tiễn trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình (trong đó có tội cố ý
gây thương tích) với cách tiếp cận đa ngành đối với vấn đề bạo lực gia đình, ...
Như vậy, trong khoa học luật hình sự nước ngồi cũng chưa có cơng trình nào
nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về lý luận, thực tiễn và tiếp cận dưới khía
cạnh pháp lý hình sự Việt nam về TNHS đối với các tội XPSK của con người.
Dưới góc độ Tội phạm học, qua nghiên cứu những cơng trình khoa học đề
cập đến TNHS đối các tội XPSK của con người ở ngồi nước cho thấy chưa có
cơng trình nào nổi bật dưới các góc độ luận án tiến sĩ luật học, sách chuyên khảo
mà chỉ có một số cơng trình gián tiếp đề cập đến mang tính liên ngành và các
sách tham khảo, bài viết.... Tiếp cận dưới góc độ này, trong số các tội XPSK có
tội cố ý gây thương tích thường được đè cập với tư cách là một tội phạm về bạo

lực và được nghiên cứu chung và đi cùng với biện pháp phòng ngừa tội phạm.
1.3. Nhận xét, đánh giá các cơng trình khoa học và những vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét, đánh giá các cơng trình khoa học trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài luận án
Tổng quan các cơng trình khoa học nghiên cứu ở trong nước và ngoài
nước tại mục 1.1 và 1.2 cho phép nghiên cứu sinh đưa ra những nhận xét, đánh
giá như sau:
Một là, điểm nổi bật của những cơng trình khoa học nêu trên đã hình
thành hệ thống quan điểm, học thuyết về tội phạm, lí luận về CTTP và các yếu tố
CTTP; TNHS và hình phạt trong luật hình sự. Theo đó, các vấn đề chung của
luật hình sự và của riêng nhóm các tội XPSK của con người... đã được nghiên

16


cứu sinh sử dụng làm cơ sở khoa học để triển khai nghiên cứu vấn đề lí luận về
TNHS đối với các tội XPSK của con người.
Hai là, nội dung các cơng trình trong nước về cơ bản đã thống nhất trong
việc nêu khái niệm những dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt hoặc nội dung
TNHS của nhóm các tội XPSK của con người. Ngoài ra, trong hệ thống sách báo
pháp lý và hệ thống các giáo trình chuẩn tại những cơ sở đào tạo luật trong nước
đều thống nhất các tội XPSK của con người bao gồm các tội xâm phạm trực tiếp
đến sức khỏe của con người quy định tại các điều 104, 105, 106, 107, 108, 109,
110, 117 và 178 thuộc Chương XII – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người của BLHS năm 199, Sửa đổi năm 2009 (nay
là các điều từ 134 đến 140, 148, 149 thuộc Chương XIV BLHS năm 2015).
Ba là, Việc nghiên cứu một số khía cạnh khác về các tội XPSK của con
người ở trong nước cũng được tiếp cận dưới góc độ như: 1) Một số cơng trình tiếp
cận khía cạnh thực tiễn để phân tích tình tiết định khung, định tội hoặc đề cập riêng

đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; 2) Một
số cơng trình tập trung làm rõ về khía cạnh tổ chức phịng ngừa tội phạm (Tội phạm
học) và trên một địa bàn cụ thể. 3) Một số cơng trình khác lại tiếp cận dưới góc độ
chung cả nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
người khác nhưng về khía cạnh TNHS hoặc xét riêng dấu hiệu lỗi để nghiên cứu, lý
giải về để định tội danh đúng và quyết định hình phạt chính xác; 4) Một số cơng
trình tập trung phân tích tình hình tội phạm hoặc thống kê các số án về riêng rẽ tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, tính
tổng thể và sự liên kết đồng bộ dưới góc độ khoa học luật hình sự về cả nhóm tội
XPSK là chưa có. Mặc dù vậy, qua nghiên cứu cho thấy có một số cơng trình có giá
trị tham khảo về khoa học và thực tiễn.
ốn là, trong khi đó, nội dung các cơng trình khoa học ở nước ngoài chỉ
đề cập đến các tội phạm về bạo lực (trong đó có tội cố ý gây thương tích như luật
hình sự của Việt Nam), đồng thời tập trung làm rõ lý thuyết, chính sách và xây
dựng các báo cáo chuyên đề, cẩm nang về tội phạm bạo lực, cũng như các vấn đề
thực tiễn trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và vấn đề nữ
quyền. Trên cơ sở đó, khuyến nghị các giải pháp phòng, chống bạo lực hoặc đề cập

17


trong tương quan với tội giết người, tội chống người thi hành công vụ với một số
giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện khác nhau.
Năm là, các cơng trình nêu trên đã sử dụng các phương nghiên cứu như:
1) Một số cơng trình (Tập trung chủ yếu ở một số sách chuyên khảo, sách
tham khảo một số bài viết trên các tạp chí, ...) Sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến các tội XPSK của con
người dưới góc độ khoa học, luật hình sự và góc độ tội phạm học; lý giải sự cần
thiết, tính đúng đắn và hợp lí của việc hình sự hóa các hành vi XPSK của con
người và quy định hình phạt đối với các tội phạm này trong luật hình sự; đồng thời

làm rõ những hạn chế của các quy định pháp luật về các tội phạm này. Việc sử dụng
phương pháp này chỉ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lí luận mà chưa gắn với các
nghiên cứu thực tiễn.
2) Có cơng trình áp dụng phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn để phân tích đánh giá những vi phạm, sai lầm trong hoạt động tố tụng
khi giải quyết một hoặc một số tội thuộc nhóm tội này hoặc phân tích dấu hiệu
pháp lý hình sự, hình phạt và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước về quy định
TNHS đối với các tội phạm này và đề xuất, khuyến nghị các giải pháp phòng
ngừa mà chưa gắn chặt với hệ thống lí luận, khía cạnh pháp lý hình sự Việt Nam
về TNHS đối với các tội XPSK của con người. Cũng có nghiên cứu đã sử dụng
lồng ghép phương pháp phân tích và tổng hợp với nghiên cứu thực tiễn nhưng
đối với một hặc một số tội cụ thể hoặc cả nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe và gắn với một phạm vi, một địa bàn cụ thể .
3) Một số cơng trình sử dụng phương pháp so sánh luật học để làm sáng tỏ
các quy định có liên quan đến các tội XPSK của con người trong BLHS một số
nước; tìm hiểu mức độ vận dụng các Cơng ước, pháp luật quốc tế có liên quan
đến các tội XPSK của con người của luật hình sự Việt Nam; đồng thời cũng chỉ
ra sự tương đồng và khác biệt của luật hình sự nước ta với luật một số quốc gia.
Tuy nhiên, các quy định về TNHS đối với các tội XPSK của con người trong
pháp luật một số nước không phù hợp để Việt nam có thể học tập, áp dụng. Do
đó, cần có sự kết hợp với nghiên cứu thực tiễn để chọn lọc, vận dụng phù hợp
với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta..

18


4) Một số cơng trình sử dụng phương pháp chun gia, lấy ý kiến của các
chuyên gia là các nhà nghiên cứu có chun mơn sâu và những người làm cơng tác
thực tiễn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tội phạm này để xem xét, nhận định, đánh giá
các vấn đề liên quan để đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp giúp tiết kiệm về thời

gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu; tuy nhiên kết quả của phương pháp
này chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm, kinh nghiệm của chun gia vì vậy sẽ khơng bảo
đảm được tính khách quan nếu khơng được sự phối hợp với các phương pháp khác.
Một số cơng trình có sử dụng lồng ghép một số phương pháp như thống
kê, khảo sát, ... nhưng chưa có cơng trình nào sử dụng tổng hợp, hệ thống các
phương pháp nghiện cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp
nghiên cứu khác để có thể tiếp cận tồn diện, khách quan, đầy đủ các vấn đề về lí
luận, thực tiễn và dưới khía cạnh pháp lý hình sự Việt Nam về TNHS đối với các
tội XPSK của con người.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Như vậy các cơng trình đã nêu ở trong và ngồi nước hình thành hệ thống
lý thuyết về tội phạm, cấu thành tội phạm, TNHS và hình phạt. Kết quả nghiên
cứu đó được triển khai làm cơ sở cho việc nghiên cứu về những dấu hiệu pháp lý
hình sự và hình phạt đối với các nhóm tội phạm cụ thể. Mặc dù chưa có cơng
trình nào nghiên cứu tổng thể và có hệ thống về TNHS các tội XPSK của con
người trong luật hình sự Việt nam, nhưng các cơng trình nghiên cứu đã nêu trên
thực sự là cơ sở lí luận, thực tiễn và lập pháp để nghiên cứu sinh tham khảo,
triển khai thực hiện đề tài luận án tiến sĩ. Do đó, để thực hiện đề tài “Trách
nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn
của tỉnh Hải Dương” làm luận án tiến sĩ luật học, nghiên cứu sinh đặt ra các
nhiệm vụ phải tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất, trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu lí thuyết về tội
phạm, cấu thành tội phạm, và các yếu tố cấu thành tội phạm, TNHS và hình
phạt... nghiên cứu sinh làm rõ hơn những vấn đề lý luận về TNHS đối với các
tội XPSK của con người như: khái niệm và đặc điểm, nội dung, hình thức của
TNHS đối với các tội XPSK của con người.

19



×