Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

QUY CHE CHI TIEU NOI BO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.19 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ</b>

<b>Năm 2011</b>



<b>I. Nguyên tắc và căn cứ xây dựng</b>
<b>1. Nguyên tắc xây dựng</b>


Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả theo
ngun tắc thực hành tiết kiệm và tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.


Quy chế nội bộ được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nhà nước. Một số nội
dung đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước ban hành nhưng để phù hợp với
tình hình nhà trường thì Thủ trưởng đơn vị được quyền quy định mức chi cao hơn hoặc
thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định.


Đối với nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm
vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ thì Thủ
trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong
phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.


Những nội dung khơng quy định trong quy chế này thì thực hiện theo quy định
hiện hành của nhà nước.


Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận dân chủ, công khai trong đơn vị. Các
quyết định cuối cùng phải thông qua tập thể sư phạm nhà trường, gửi Phòng GD & ĐT
Dầu Tiếng để báo cáo và gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát chi.



Thực hiện theo Quy chế dân chủ và quy chế cơng khai tài chính trong cơ quan.
<b>2. Căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế</b>


Căn cứ vào thông tư số 41/2010/TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học;


Căn cứ quyết định số 29/QĐ-PGD ngày 27/01/2011 của Phòng GD & ĐT huyện
Dầu Tiếng về giao dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách huyện năm 2011.


Căn cứ tình hình chi tiêu thực tế của đơn vị và thơng qua cuộc họp hội đồng với
tồn thể CB – GV – CNV thống nhất xây dựng quy chế khốn kinh phí và chi tiêu nội
bộ.


<b>II. Những quy định cụ thể</b>
<b>1. Quy định về nguồn thu</b>


Nguồn thu để khoán chi bao gồm:


Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên
<b>2. Quy định về nội dung chi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2.1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (Mục 6000; 6100</b>)


Nhà trường đảm bảo mức lương tối thiểu và chế độ phụ cấp do nhà nước quy
định cho số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng dài hạn.


Đối với chế độ phụ cấp đặc thù của ngành, thực hiện theo quy định hiện hành.
Phụ cấp tiền thừa giờ phải tính tốn khơng để trường hợp có giáo viên dạy chưa
đủ tiết mà lại có tiết thừa giờ. Số tiền thừa giờ/1 tiết được tính theo các cơng văn hướng
dẫn hiện hành.



Đối với tiền lương tăng thu nhập: Mức xây dựng không vượt quá 02 lần so với
quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. Trong đó:


+ 25 % hỗ trợ chi hoạt động, mua sắm trang thiết bị.


+ Tổng số tiền lương còn lại được quy thành 100 % và được phân bổ như sau:
+ 60%: Chia bình quân cho số Cán bộ, công chức trong đơn vị


+ 40%: Được phân bổ theo đánh giá, xếp loại cán bộ công chức hằng năm theo
căn cứ xếp loại thi đua cuối năm học và việc đánh giá mức độ hoàn thành của các thành
viên trong tổ (theo bản đánh giá, xếp loại công chức trong năm).


Tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại và hệ số quy đổi được quy định như sau:
<b>Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại</b> <b>Hệ số</b>
- <b>Loại A</b>: Căn cứ xếp loại là đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua


cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi.


<b>- Loại B</b>: Căn cứ để xếp loại là đạt danh hiệu lao động
Tiên tiến cuối năm học.


- <b>Loại C</b>: Căn cứ để xếp loại là xếp loại khá ở cuối năm
học.


1.0
0.7
0.4
<b>2.1.2. Tiền thưởng</b> (Mục 6200)



Chi thưởng theo quy định của Nhà nước cho CBCC-VC hợp đồng trong chỉ tiêu
biên chế khi được cấp có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng đối với các danh hiệu
thi đua hàng năm như danh hiệu Lao động Tiến tiến.


<b>2.1.3. Phúc lợi tập thể</b> (Mục 6250)
Chế độ phép hàng năm:


Cán bộ, giáo viên, nhân viên được nghỉ phép hè hàng năm theo quy định hiện
hành của Nhà nước. Việc nghỉ phép chủ yếu bố trí trong dịp nghỉ hè. Với những trường
hợp đặc biệt vẫn bố trí phép trong năm học nhưng giáo viên nghỉ phép trong năm học
phải tự nhờ người dạy, nhà trường khơng được bố trí giáo viên dạy thay để hưởng tăng
giờ.


Tiền trà nước cho CB,GV,CNV nhà trường chi theo thực tế số trà đã dùng trong
tháng và tối đa là 1,5kg/tháng.


<b>2.1.4. Các khoản đóng góp</b> (Mục 6300)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Chi phí nghiệp vụ, chun mơn</b>
<b>3.1. Dịch vụ cơng cộng </b>(Mục 6500)


Các thiết bị có sử dụng điện chỉ được trang bị cho các cá nhân hoặc bộ phận theo
sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị. Việc quản lý các thiết bị có sử dụng điện phải thực
hiện theo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Các cá nhân hoặc bộ phận nào thiếu trách
nhiệm trong việc quản lý, sử dụng điện sẽ bị xử phạt hành chính.


Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho từng CB-GV-CNV, tổ khối trưởng quản lý,
theo dõi việc sử dụng điện trong trường học. Bơm và sử dụng nước cho học sinh tiết
kiệm hợp lý. Theo dõi việc sử dụng quạt, đèn ở các phịng học tránh tình trạng mở quạt,
đèn khi học sinh không học và quên tắt quạt, đèn khi tan học.



<b>3.2. Vật tư văn phòng</b> (Mục 6550)


Văn phòng phẩm của bộ phận hành chính: sau khi có nhu cầu của các phịng ban,
tổ chun mơn được lãnh đạo xét duyệt, giao cho văn thư mua sắm mở sổ theo dõi, ký
nhận sử dụng văn phòng phẩm.


Việc in ấn tài liệu, photo của các ban ngành, chun mơn có nhu cầu phải trình
lãnh đạo ký duyệt, cuối tháng chuyển lên kế tốn kiểm tra thanh tốn.


Mua sắm cơng cụ dụng cụ văn phòng: Việc mua sắm phải phù hợp với nhu cầu
sử dụng, tránh lãng phí. Các bộ phận khi có nhu cầu phải lập dự trù chuyển kế tốn xem
xét trình hiệu trưởng duyệt.


<b>3.3. Chi phí thơng tin liên lạc </b>(Mục 6600):
Điện thoại:


Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng điện thoại ở cơ quan vào việc
riêng, nếu có nhu cầu gọi thì phải được sự đồng ý của BGH và phải trả tiền cước bưu
điện trừ vào lương hàng tháng (các cuộc gọi riêng văn phòng theo dõi ghi lại để thanh
toán).


Mức tối đa thanh toán cước điện thoại khơng q 150.000 đồng / tháng.


+ Báo chí: Báo chí của trường chỉ tập trung về thư viện để phục vụ
CB-GV-CNV. Mức chi tối đa không quá 900.000 đồng/quý.


+ Internet: BGH nhà trường khuyến khích cán bộ, cơng chức sử dụng khai thác,
tìm kiếm thơng tin, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và công việc. Tuy nhiên để
tiết kiệm điện và và bảo quản tốt máy tính, cán bộ, cơng chức khơng được sử dụng


mạng internet vào việc riêng như chơi Game, xem phim, Chát…


<b>3.4. Cơng tác phí</b> (Mục 6700)


Cán bộ cơng chức, viên chức được lãnh đạo cử đi cơng tác thì được thanh tốn
chế độ cơng tác phí theo Quyết định số 51/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm
2010 của UBND tỉnh Bình Dương.


Chứng từ thanh tốn gồm:


Giấy đi đường có ký duyệt của lãnh đạo cơ quan cử đi công tác và xác nhận của
cơ quan nơi cán bộ đến công tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

* Phụ cấp cơng tác phí: 100.000 đồng/người/ngày đối với việc cán bộ công chức
đi họp, dự hội nghị, kế tốn đi làm các cơng việc với nhiều cơ quan.


Riêng đối với công việc đi nộp báo cáo với các ban ngành thì khơng được tính
phụ cấp cơng tác phí và phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan (kế tốn chỉ nhận
giấy cơng tác để làm chế độ thanh tốn phải có chữ ký của thủ trưởng ký ở phần đi,
không nhận giấy chỉ có nơi đến ký).


<b>3.5. Chi sửa chữa thường xuyên </b>(Mục 6900)


Tất cả tài sản, cơ sở vật chất trong khu vực trường, phòng học đều được bảo vệ
quản lý 24/24 giờ.


Vào đầu năm học, cuối năm tài chính và cuối năm học nhà trường phải tiến hành
kiểm tra tài sản trong trường. Khi tài sản hư hỏng các bộ phận phải có đề xuất sửa chữa
gửi kế tốn để trình lãnh đạo quyết định cho sửa chữa.



Tài sản bị mất phải lập báo cáo xác định tình hình thực tế và lập thủ tục trình
hiệu trưởng xem xét xử lý (có thể quy trách nhiệm bồi thường nếu cá nhân thiếu trách
nhiệm để tài sản mất).


Trong suốt năm học tài sản trong phòng học hư hỏng hoặc mất mát trách nhiệm
thuộc về lớp học (chỉ tính thời gian thực học, khơng tính ban đêm, ngày nghỉ…).


<b>3.6. Chi phí nghiệp vụ chun mơn</b> (Mục 7000)


Chi mua đồ dùng dạy học, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, sách, tài liệu dùng
cho công tác chuyên môn của ngành giáo dục khi mua sắm các bộ phận, tổ chuyên môn
phải lập dự trù thơng qua kế tốn trình thủ trưởng xét duyệt thực hiện.


Phấn viết, văn phòng phẩm giáo viên: Được trang bị cho từng người theo chế độ
đủ phục vụ cho công tác giảng dạy trên tinh thần tiết kiệm.


Chi Khen thưởng học sinh vào cuối học kỳ và cuối năm học 200.000 đồng/lớp.
Chi CB – GV – CNV và học sinh tham gia các hoạt động phong trào, các Hội thi
do cấp huyện tổ chức: Tiền xe, tiền ăn theo quy định.


<b>4. Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định </b>(Mục 9050, 9100)


Mua sắm phải làm đúng quy trình, đầy đủ thủ tục theo chế độ nhà nước quy định.
Khi mua sắm tài sản, tuỳ theo giá trị tài sản sẽ mua sắm mà tổ chức cuộc họp lấy ý kiến
như họp giao ban, họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm hoặc thành lập hội đồng mua
sắm, hội đồng nghiệm thu…


<b>5. Chi phí khác</b> (Mục 7750)


Chi hỗ trợ tiền tết nguyên đán: 1.000.000 đồng/người


Chi hỗ trợ 20/11: 200.000 đồng/người


<b>III. Tổ chức thực hiện:</b>


Quy chế này phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng
hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bộ phận tài chính - kế tốn chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn tồn trường thực
hiện quy chế này.


Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011. Những quy
định chi tiêu nội bộ trước đây trái với nội dung của quy chế này đều bãi bỏ.


Trong q trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, phát sinh hoặc khi có sự
thay đổi cơ chế tài chính, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước thì lãnh đạo nhà
trường và tổ chức cơng đoàn thống nhất phương án giải quyết.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×